Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nghiên cứu các kích thước cột sống thắt lưng của người Việt Nam trưởng thành bằng chụp cắt lớp vi tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (408.49 KB, 8 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021

Nghiên cứu Y học

NGHIÊN CỨU CÁC KÍCH THƯỚC CỘT SỐNG THẮT LƯNG
CỦA NGƯỜI VIỆT NAM TRƯỞNG THÀNH
BẰNG CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH
Trần Cơng Hn1, Đặng Nguyễn Trung An1, Trần Minh Hoàng1, Huỳnh Phượng Hải1,
Võ Thị Thúy Hằng1, Lâm Thanh Ngọc1

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Cột sống thắt lưng là một vùng giải phẫu phức tạp đóng vai trị quan trọng trong chức năng
vận động và nâng đỡ cơ thể. Việc nắm rõ kích thước cột sống thắt lưng khơng chỉ quan trọng trong chẩn đốn
bệnh lý cột sống mà cịn giúp tạo ra các implant phẫu thuật có kích thước phù hợp.
Mục tiêu: Xác định kích thước cột sống thắt lưng của các bệnh nhân tuổi từ 18 đến 35 đến khám tại bệnh
viện Đ<ại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
Đối tượng và phương pháp: Kích thước các cấu trúc cột sống thắt lưng được đo trên hình ảnh cắt lớp vi
tính bụng chậu của 265 bệnh nhân tuổi từ 18 đến 35 và khơng có bệnh lý cột sống. Các phép kiểm T được dùng
để so sánh sự khác biệt các kích thước ở nam và nữ.
Kết quả: Hầu hết các kích thước cột sống thắt lưng của nam lớn hơn nữ (p >0,001) ngoại trừ chiều cao bờ
trước thân sống L2 và L3 (p >0,05). Đường kính ngang và đường kính trước sau mặt trên thân sống tăng từ L1
đến L5. Đường kính ngang mặt dưới thân sống tăng từ L1 đến L4 và không đổi từ L4 đến L5. Đường kính trước
sau mặt dưới thân sống tăng từ L1 đến L4 rồi giảm ở nam và không đổi ở nữ. Chiều cao bờ trước khoảng đĩa đệm
tăng từ L1/L2 đến L5/S1. Chiều cao bờ sau khoảng đĩa đệm tăng từ L1/L2 đến L4/L5 và giảm từ L4/L5 đến
L5/S1.
Kết luận: Kích thước các cấu trúc cột sống thắt lưng thay đổi theo giới tính và các tầng đốt sống-đĩa đệm.
Chiều hướng giảm kích thước thân sống từ L4 đến L5 có thể là một nguyên nhân làm cho các bệnh lý thối hóa
cột sống thường xảy ra ở các tầng đốt sống-đĩa đệm bên dưới.
Từ khóa: đĩa đệm nhân tạo, thay đĩa đệm

ABSTRACT


A STUDY OF LUMBAR VERTEBRAE DIMENSIONS
IN ADULT VIETNAMESE USING COMPUTED TOMOGRAPHY
Tran Cong Huan, Dang Nguyen Trung An, Tran Minh Hoang, Huynh Phuong Hai,
Vo Thi Thuy Hang, Lam Thanh Ngoc
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 25 - No 1 - 2021: 53-60
Background: The lumbar spine is a complex area that plays a major role in body support and movements.
Knowledge of lumbar morphometry is vital not only for the diagnosis of spinal diseases but also for the
development of implantable spinal devices.
Objective: We seek to determine normal values for various lumbar vertebrae dimensions of individuals
presenting at University Medical Center with ages from 18 to 35.
Methods: The morphometric dimensions of lumbar vertebrae were measured on abdominal and pelvic CT
scans of 265 adults without spinal pathology, age from 18 to 35 years old. The independent T tests were
Bộ mơn Chẩn đốn Hình ảnh, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS. Trần Cơng Hn
ĐT: 0355781463
Email:

1

Chun Đề Chẩn Đốn Hình Ảnh - Sinh Học Phân Tử

53


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021

Nghiên cứu Y học

conducted to compare the difference in various morphometric characteristics between sexes.
Results: All vertebrae dimensions are significantly greater in male than female (p <0.001) except anterior

vertebral body height at L2 and L3 levels (p >0.05). Upper vertebral body width and upper vertebral body depth
increased from L1 to L5. Lower vertebral body width increased from L1 to L4 and remained the same from L4 to
L5. Lower vertebral body depth increased from L1 to L4, followed by a decrease in men and the same in women
from L4 to L5. Anterior intervertebral disc space height increased from L1/L2 to L5/S1. Posterior intervertebral
disc space height increased from L1/L2 to L4/L5 then it decreased.
Conclusions: Lumbar vertebrae dimensions vary between sexes, vertebral and intervertebral disc levels. The
decrease of vertebral body dimensions from L4 to L5 may be a reason why degenerative spine diseases is most
common at these levels.
Keywords: disc prostheses, total disc replacement

ĐẶT VẤN ĐỀ
Cột sống thắt lưng đóng vai trị quan trọng
đối với chức năng vận động và nâng đỡ cơ thể.
Vùng giải phẫu này cũng là vùng có nhiều bệnh
lý trong đó thối hóa cột sống và thốt vị đĩa
đệm là hai bệnh lý thường gặp nhất trên thực
hành lâm sàng. Các bệnh lý trên gây đau thắt
lưng và tê yếu chân với các mức độ khác nhau
làm giảm chất lượng cuộc sống.
Hiện nay, phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo
được nhiều bác sĩ ngoại khoa sử dụng để điều trị
các trường hợp thoát vị đĩa đệm bởi khả năng
bảo tồn chức năng vận động của cột sống(1). Tuy
nhiên hiệu quả của các phẫu thuật này còn chưa
cao và một trong những nguyên nhân là do
thiếu số liệu về các kích thước bình thường của
cột sống. Số liệu sinh trắc của cột sống thay đổi
theo giới tính và chủng tộc do đó cần phải có
những nghiên cứu về các chỉ số này ở người Việt
Nam(2,3,4).

Mục tiêu nghiên cứu là xác định các kích
thước của thân sống, đĩa đệm và cuống sống cột
sống thắt lưng ở người Việt Nam trưởng thành.

ĐỐITƯỢNG- PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU
Đối tượng nghiên cứu
Các bệnh nhân tuổi từ 18 đến 35 được chụp
cắt lớp vi tính bụng chậu bằng máy 128 dãy đầu
dò tại bệnh viện Đại học Y Dược Thành Phố Hồ
Chí Minh từ tháng 1/2019 đến tháng 2/2020.

Tiêu chuẩn chọn
Bệnh nhân từ 18 đến 35 tuổi đến khám tại

54

bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
khơng mắc bệnh về cột sống thắt lưng đồng ý
tham gia nghiên cứu sau khi được nghiên cứu
viên cung cấp thơng tin về nghiên cứu.

Tiêu chí loại trừ
Bệnh nhân có các bất thường bẩm sinh cột
sống hoặc bệnh lý cột sống như viêm, u thối
hóa, có chấn thương cột sống hoặc đã được phẫu
thuật cột sống. Bệnh nhân có hình ảnh cùng hóa
L5 hoặc thắt lưng hóa S1.
Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu

Cắt ngang mô tả, hồi cứu.
Cỡ mẫu
Chúng tôi thu thập được 265 bệnh nhân thỏa
tiêu chuẩn chọn mẫu trong đó có tỷ lệ nam là
49,4% và nữ là 50,6. Tuổi trung bình của đối
tượng nghiên cứu là 26,9±4,9.
Cách đo các kích thước trong nghiên cứu(2,5)
Hệ thống PACS bệnh viện Đại học Y Dược
Thành Phố Hồ Chí Minh được sử dụng để đo
đạc các kích thước trong nghiên cứu.
Hình ảnh cắt lớp vi tính bụng chậu của bệnh
nhân được hiển thị trên cửa sổ xương. Sử dụng
kĩ thuật tái tạo MPR với độ dày 1 mm và khoảng
cách 0,8 mm để thu được ba mặt phẳng ngang,
đứng dọc và đứng ngang. Xoay chỉnh mặt
phẳng để thu được các lát cắt mong muốn.
Đường kính ngang mặt trên và mặt dưới thân
sống (ĐKNMT, ĐKNMD) được đo trên mặt
phẳng ngang với lát cắt song song và đi qua mặt

Chuyên Đề Chẩn Đốn Hình Ảnh - Sinh Học Phân Tử


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021

Nghiên cứu Y học
trên hoặc mặt dưới thân sống. Đường kính trước
sau mặt trên và mặt dưới thân sống (ĐKTSMT,
ĐKTSMD), chiều cao bờ trước và bờ sau thân
sống (CCBTTS, CCBSTS), chiều cao bờ trước và

bờ sau khoảng đĩa đệm (CCBTKĐĐ, CCBSKĐĐ)
được đo trên mặt phẳng đứng dọc với lát cắt qua
giữa thân sống. Đường kính ngang cuống sống
(ĐKNCP, ĐKNCT) được đo trên mặt phẳng
ngang với lát cắt qua giữa chiều cao cuống sống.
Chiều cao cuống sống (CCCP, CCCT) được đo
trên mặt phẳng đứng dọc với lát cắt qua giữa bề
ngang cuống sống. Các đường kính ngang của
thân sống được tính là khoảng cách lớn nhất

giữa bờ phải và bờ trái thân sống. Đường kính
ngang cuống sống được tính là khoảng cách nhỏ
nhất giữa bờ trong và bờ ngồi cuống sống.
Chiều cao cuống sống được tính là khoảng cách
nhỏ nhất giữa bờ trên và bờ dưới cuống sống.

Phân tích số liệu
Các kích thước trong nghiên cứu được trình
bày dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn (mm).
Sự khác biệt kích thước các cấu trúc giữa nam và
nữ, giữa các vị trí tương ứng trên cùng một tầng
và trên hai tầng liên tiếp được kiểm định bằng
phép kiểm T.

Hình 1: Hình minh họa cách đo các kích thước của thân sống và đĩa đệm

Hình 2: Hình minh họa cách đo các kích thước cuống sống

Chun Đề Chẩn Đốn Hình Ảnh - Sinh Học Phân Tử


55


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021
Y đức
Nghiên cứu này được thông qua bởi Hội
đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học Đại
học Y Dược TP. HCM, số 727/HĐĐĐ-ĐHYD,
ngày 6/12/2019.

KẾT QUẢ
Trong nghiên cứu của chúng tơi, hầu hết
các kích thước của nam lớn hơn nữ có ý nghĩa
thống kê (p <0,001) trừ chiều cao bờ trước thân
sống tại L2 và L3 không có sự khác biệt giữa
hai giới (p >0,05).
ĐK ngang mặt trên và mặt dưới thân sống
Trên cùng một đốt sống, đường kính (ĐK)
ngang mặt trên nhỏ hơn đường kính ngang mặt
dưới từ L1 đến L4 (p <0,001) và lớn hơn đường
kính ngang mặt dưới tại L5 (p <0,001).
Trên cùng một khớp liên thân sống, mặt
dưới thân sống bên trên có đường kính ngang
lớn hơn mặt trên thân sống bên dưới từ L1/L2
đến L3/L4 (p <0,05) và nhỏ hơn mặt trên thân
sống bên dưới tại L4/L5 (p <0,001).
Đường kính ngang mặt trên thân sống tăng
từ L1 đến L5 với giá trị của nam thay đổi từ
41,20 mm đến 50,37 mm và giá trị của nữ thay
đổi từ 36,74 mm đến 46,11 mm. Đường kính

ngang mặt dưới thân sống tăng từ L1 đến L4
(p <0,001) và không đổi từ L4 đến L5 (p >0,05).
Kích thước này thay đổi từ 43,77 mm đến 49,76
mm đối với nam và từ 39,54 mm đến 45,72 mm
đối với nữ.
Bảng 1: Các đường kính ngang của thân sống
Đốt
sống
L1
L2
L3
L4
L5

ĐKNMT (mm)
Nam
Nữ
(N=131)
(N=134)
41,20 ± 2,33 36,74 ± 1,99
42,91 ± 2,63 38,47 ± 2,24
45,39 ± 2,75 40,84 ± 2,50
47,71 ± 3,04 43,19 ± 2,49
50,37 ± 3,44 46,11 ± 3,21

ĐKNMD (mm)
Nam
Nữ
(N=131)
(N=134)

43,77 ± 2,64 39,54 ± 2,14
45,66 ± 2,87 41,22 ± 2,31
47,97 ± 2,88 43,68 ± 2,41
49,76 ± 3,22 45,61 ± 2,72
49,71 ± 2,97 45,72 ± 2,64

Đường kính trước sau mặt trên và mặt dưới
thân sống
Trên cùng một đốt sống, đường kính trước
sau mặt trên nhỏ hơn mặt dưới tại L1, L2 và L4

56

Nghiên cứu Y học
(p <0,05). Tại L3, hai kích thước khác nhau
khơng có ý nghĩa thống kê (p >0,05) và tại L5,
mặt trên có ĐK trước sau lớn hơn mặt dưới.
Trên cùng một khớp liên thân sống, mặt
dưới thân sống bên trên có đường kính trước
sau nhỏ hơn mặt trên thân sống bên dưới tại tất
cả các tầng (p <0,05).
Đường kính trước sau mặt trên thân sống
tăng từ L1 đến L5. Tuy nhiên ở nam sự khác
biệt giữa L3 và L4 khơng có ý nghĩa thống kê
(p >0,05). Kích thước này thay đổi từ 29,19 mm
đến 33,30 mm đối với nam và từ 26,33 mm đến
30,47 mm đối với nữ.
Đường kính trước sau mặt dưới thân sống
tăng từ L1 đến L4 (p <0,001). Từ L4 đến L5,
kích thước này giảm đối với nam (p <0,001) và

khơng có sự thay đổi đối với nữ (p >0,05). Giá
trị của nam thay đổi từ 30,29 mm đến 33,10
mm trong khi giá trị của nữ thay đổi từ 27,35
mm đến 30,26 mm.
Bảng 2: Các đường kính trước sau của thân sống
Đốt
sống
L1
L2
L3
L4
L5

ĐKTSMT (mm)
Nam
Nữ
(N=131)
(N=134)
29,19 ± 1,97 26,33 ± 1,63
31,08 ± 2,22 28,07 ± 1,86
32,52 ± 2,38 29,66 ± 1,96
32,62 ± 2,15 30,03 ± 1,96
33,30 ± 2,09 30,47 ± 1,86

ĐKTSMD (mm)
Nam
Nữ
(N=131)
(N=134)
30,29 ± 2,13 27,35 ± 1,74

31,97 ± 2,32 29,26 ± 1,90
32,47 ± 2,31 29,77 ± 1,93
33,10 ± 2,18 30,26 ± 1,92
32,62 ± 2,12 30,18 ± 1,92

Chiều cao bờ trước và bờ sau thân sống
Trên cùng một đốt sống, bờ trước thân
sống thấp hơn bờ sau thân sống (p <0,001) từ
L1 đến L3. Tại L4, bờ trước thân sống cao hơn
bờ sau thân sống ở nữ (p <0,001) trong khi hai
kích thước này khác biệt khơng có ý nghĩa ở
nam (p >0,05). Tại L5, bờ trước thân sống cao
hơn bờ sau thân sống (p <0,001).
Chiều cao bờ trước thân sống tăng từ L1
đến L3 (p <0,05). Từ L3 đến L5, kích thước này
khơng thay đổi ở nam (p >0,05) và giảm dần ở
nữ (p <0,05). Giá trị của nam thay đổi từ 23,60
mm đến 25,37 mm. Giá trị của nữ thay đổi từ
23,18 mm đến 25,04 mm.
Chiều cao bờ sau thân sống tăng từ L1 đến

Chuyên Đề Chẩn Đoán Hình Ảnh - Sinh Học Phân Tử


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021

Nghiên cứu Y học
L2 và giảm từ L2 đến L5 (p <0,05). Giá trị của
nam thay đổi từ 23,69 mm đến 27,59 mm. Giá trị
của nữ thay đổi từ 22,57 mm đến 26,63 mm.

Bảng 3: Chiều cao bờ trước và bờ sau thân sống
CCBTTS (mm)
Đốt
sống
L1
L2
L3
L4
L5

CCBSTS (mm)

Nam

Nữ

Nam

Nữ

(N=131)
23,60 ± 1,49
24,83 ± 1,74
25,27 ± 1,65
25,21 ± 1,74
25,37 ± 1,90

(N=134)
23,18 ± 1,48
24,78 ± 1,40

25,04 ± 1,76
24,75 ± 1,77
24,54 ± 1,76

(N=131)
27,34 ± 1,67
27,59 ± 1,76
26,92 ± 1,68
25,28 ± 1,60
23,69 ± 1,61

(N=134)
26,05 ± 1,56
26,63 ± 1,57
25,96 ± 1,72
23,98 ± 1,58
22,57 ± 1,50

Chiều cao bờ trước và bờ sau khoảng đĩa đệm
Trên cùng một khoảng đĩa đệm, bờ trước
khoảng đĩa đệm cao hơn bờ sau tại tất cả các
tầng (p ≤0,001). Chiều cao bờ trước khoảng đĩa
đệm tăng dần từ L1/L2 đến L5/S1 (p <0,001). Giá
Bảng 5: Đường kính ngang và chiều cao cuống sống
Đốt sống
Nam
ĐKN
N=131
CP
Nữ

(mm)
N=134
Nam
ĐKN
N=131
CT
Nữ
(mm)
N=134
Nam
CC
N=131
CP
Nữ
(mm)
N=134
Nam
CC
N=131
CT
Nữ
(mm)
N=134

trị của nam thay đổi từ 8,17 - 15,04 mm. Giá trị
của nữ thay đổi từ 6,87 - 13,29 mm. Chiều cao bờ
sau khoảng đĩa đệm tăng từ L1/L2 đến L4/L5 rồi
giảm từ L4/L5 đến L5/S1 (p <0,001). Kích thước
này của nam thay đổi từ 5,36 - 8,69 mm. Kích
thước này của nữ thay đổi từ 4,99 - 7,91 mm

(Bảng 4).
Bảng 4: Chiều cao bờ trước và bờ sau khoảng đĩa đệm
Đĩa
đệm
L1/L2
L2/L3
L3/L4
L4/L5
L5/S1

CCBTKĐĐ (mm)
Nam
(N=131)
8,17 ± 1,01
9,89 ± 1,23
11,79 ± 1,47
13,85 ± 1,61
15,04 ± 2,04

CCBSKĐĐ (mm)

Nữ
(N=134)
6,87 ± 0,97
8,48 ± 1,20
10,52 ± 1,50
12,71 ± 1,56
13,29 ± 2,08

Nam

(N=131)
5,36 ± 0,94
6,58 ± 1,13
7,92 ± 1,37
8,69 ± 1,49
7,31 ± 1,27

Nữ
(N=134)
4,99 ± 0,84
6,09 ± 1,01
7,08 ± 1,22
7,91 ± 1,28
6,69 ± 1,16

L1

L2

L3

L4

L5

8,12 ± 1,24

8,78 ± 1,29

10,60 ± 1,47


12.73 ± 1,49

17,10 ± 1,73

6,90 ± 1,09

6,90 ± 1,09

6,90 ± 1,09

6,90 ± 1,09

6,90 ± 1,09

8,36 ± 1,35

8,36 ± 1,35

8,36 ± 1,35

8,36 ± 1,35

8,36 ± 1,35

6,97 ± 1,03

6,97 ± 1,03

6,97 ± 1,03


6,97 ± 1,03

6,97 ± 1,03

16,14 ± 1,23

16,14 ± 1,23

16,14 ± 1,23

16,14 ± 1,23

16,14 ± 1,23

15,00 ± 1,18

15,00 ± 1,18

15,00 ± 1,18

15,00 ± 1,18

15,00 ± 1,18

16,23 ± 1,13

16,23 ± 1,13

16,23 ± 1,13


16,23 ± 1,13

16,23 ± 1,13

14,84 ± 1,17

14,84 ± 1,17

14,84 ± 1,17

14,84 ± 1,17

14,84 ± 1,17

Đường kính ngang cuống sống bên phải và
bên trái
Đường kính ngang cuống sống phải và
cuống sống trái khác nhau có ý nghĩa (P<0,05) tại
hầu hết các đốt sống trừ L2 của nam và L1 của
nữ (p >0,05). Đường kính ngang cuống sống hai
bên tăng dần từ L1 đến L5 (p <0,001). Giá trị của
nam thay đổi từ 8,12 mm đến 17,79 mm. Giá trị
của nữ thay đổi từ 6,90 mm đến 16,20 mm.
Chiều cao cuống sống bên phải và bên trái
Chiều cao cuống sống phải và cuống sống
trái khác nhau có ý nghĩa thống kê tại L1 của nữ

và L4 (p <0,05). Chiều cao cuống sống hai bên
giảm dần từ L1 đến L5 tuy nhiên sự khác biệt

giữa hai tầng L2 và L3 khơng có ý nghĩa thống
kê (p >0,05). Giá trị của nam thay đổi từ 14,26
mm đến 16,23 mm. Giá trị của nữ thay đổi từ
13,16 mm đến 15,00 mm. Chiều cao cuống sống
lớn hơn đường kính ngang cuống sống tại các
tầng từ L1 đến L4 và nhỏ hơn tại L5 (p <0,001).

BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu của chúng tơi, hầu hết các
kích thước của nam lớn hơn nữ ngoại trừ chiều
cao bờ trước thân sống L2 và L3. Điều này có thể

Chuyên Đề Chẩn Đốn Hình Ảnh - Sinh Học Phân Tử

57


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021
dễ dàng lý giải bởi nam giới thường có thể trạng
lớn hơn và mang vác trọng tải nặng hơn nữ giới.
Kết quả tương tự với chúng tôi cũng được ghi
nhận trong nghiên cứu của tác giả Alam M ở
người Pakistan, tác giả Bach K ở người Hoa Kì
và tác giả Kishimoto M ở người Nhật Bản(2,6,7).
Một số tác giả không ghi nhận sự khác biệt giữa
hai giới như nghiên cứu của tác giả Mavrych V
và tác giả Vega E ở người Thổ Nhĩ Kỳ(8,9).
Nguyên nhân có lẽ là do các đặc điểm di truyền
và trọng tải tác động lên cột sống ít có sự khác
biệt giữa hai giới bởi hoạt động kinh tế chính của

các dân số này là công nghiệp và dịch vụ. Kết
quả trên cũng có thể do cỡ mẫu của một số tác
giả là chưa đủ lớn như nghiên cứu của tác giả
Gocmen MN chỉ có 25 trường hợp(10).
Các đường kính của hai mặt thân sống và
chiều cao hai bờ khoảng đĩa đệm là các kích
thước quan trọng thường phải đánh giá trong
các phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo. Nghiên
cứu của chúng tôi ghi nhận các giá trị từ 36,74
mm đến 50,37 mm đối với đường kính ngang
hai mặt thân sống trong khi đường kính trước
sau hai mặt này thay đổi từ 26,33 mm đến 30,47
mm. Kích thước hai mặt có chiều hướng tăng
dần từ trên xuống dưới ngoại trừ đường kính
trước sau mặt dưới thân sống giảm nhẹ từ L4
đến L5 ở nam giới. Khi nghiên cứu 302 trường
hợp người Ấn Độ, tác giả Yadav U mơ tả những
kích thước tương ứng của nam nhỏ hơn trong
khi của nữ tương đương với chúng tôi tại tất cả
các tầng đốt sống(4). Chiều hướng thay đổi từ L1
đến L5 cũng khá tương tự với chúng tôi. Tuy
nhiên, tác giả không ghi nhận sự giảm kích
thước giữa hai đốt sống L4 và L5. Trong nghiên
cứu với 212 trường hợp người Ukraine, tác giả
Mavrych V lại mơ tả sự giảm kích thước từ L4
đến L5 đối với cả đường kính ngang và đường
kính trước sau thân sống ở cả hai giới(8). Chiều
hướng giảm kích thước này cũng được mô tả
trong nghiên cứu của tác giả Kishimoto M và tác
giả Londhe B(7,11). Như vậy, các đường kính hai

mặt thân sống trong nghiên cứu của chúng tơi có
giá trị khác biệt với các nghiên cứu trên người

58

Nghiên cứu Y học
nước ngoài nhưng chiều hướng thay đổi từ trên
xuống dưới là khá tương tự nhau. Sự khác biệt
về đường kính thân sống có thể lý giải là do sự
tăng trưởng của các cấu trúc xương cột sống
chịu ảnh hưởng bởi trọng tải. Trọng tải này phụ
thuộc vào khối lượng cơ thể, hoạt động lao động
và tập luyện thể chất nên có sự khác nhau giữa
các dân số. Chiều hướng thay đổi đường kính
thân sống từ trên xuống dưới tương tự giữa các
dân số nghiên cứu có thể giải thích do áp lực tác
động lên đốt sống có chiều hướng tăng dần từ
L1 đến L5.
Khi so sánh các đường kính của hai mặt thân
sống, chúng tôi thấy rằng mặt trên có kích thước
nhỏ hơn mặt dưới tại L1 – L4 và lớn hơn tại L5.
Tác giả Yadav U mô tả quy luật gần giống với
chúng tơi trừ đường kính trước sau L3 ở nam và
L4 ở nữ có giá trị khác biệt khơng có ý nghĩa
giữa hai mặt(4). Nghiên cứu của tác giả
Kishimoto M lại ghi nhận đường kính ngang
mặt trên nhỏ hơn mặt dưới tại tất cả các đốt sống
trong khi đường kính trước sau mặt trên lớn hơn
mặt dưới tại L2 – L3 của nam và L5 của nữ(7).
Như vậy, chiều hướng khác biệt giữa các đường

kính của hai mặt ở cùng một thân sống có sự
khác nhau giữa các nghiên cứu. Điều này có lẽ
do sự khác nhau về đặc điểm di truyền và độ
tuổi khảo sát của các dân số. Chiều hướng giảm
đường kính thân sống tại hai đốt sống thắt lưng
bên dưới là một yếu tố bất lợi với khả năng nâng
đỡ trọng lượng. Đây có thể là một ngun nhân
khiến bệnh lý thối hóa cột sống và thoát vị đĩa
đệm thắt lưng xảy ra chủ yếu ở các đốt sống và
đĩa đệm bên dưới. Tác giả Kishimoto M lý giải
nguyên nhân là do sự thu hẹp không gian giải
phẫu bởi các cấu trúc vùng chậu(7). Tuy nhiên,
dựa vào sự so sánh giữa các nghiên cứu trên, có
thể thấy lý giải của tác giả là khơng phù hợp.
Theo chúng tơi, yếu tố này có lẽ chủ yếu được
quyết định bởi đặc điểm di truyền.
Trên cùng một khớp liên thân sống, mặt
dưới thân sống bên trên có đường kính ngang
lớn hơn tại L1/L2 – L3/L4 và nhỏ hơn tại L4/L5
trong khi đường kính trước sau nhỏ hơn so với

Chun Đề Chẩn Đốn Hình Ảnh - Sinh Học Phân Tử


Nghiên cứu Y học
mặt trên thân sống bên dưới tại tất cả các vị trí
này. Trong nghiên cứu của tác giả Londhe B với
47 trường hợp người Ấn Độ, mặt dưới thân sống
bên trên có đường kính ngang lớn hơn nhưng
đường kính trước sau lại nhỏ hơn tại tất cả các

khớp liên thân sống(11). Tác giả Kishimoto M mô
tả chiều hướng tương tự với đường kính ngang
thân sống ở người Nhật Bản(7). Tuy nhiên, đường
kính trước sau của mặt dưới thân sống bên trên
lại nhỏ hơn tại L1/L2 – L2/L3 vả lớn hơn tại
L3/L4 – L4/L5 so với mặt trên thân sống bên
dưới. Như vậy, hai mặt thân sống của cùng một
khớp liên thân sống có kích thước khác nhau
trong hầu hết nghiên cứu. Nguyên nhân và ảnh
hưởng của sự khác biệt này cho đến nay vẫn
chưa được tác giả nào làm sáng tỏ.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, chiều cao
bờ trước khoảng đĩa đệm có giá trị từ 6,87 mm
đến 15,04 mm và có chiều hướng tăng dần từ
L1/L2 đến L5/S1. Chiều cao bờ sau khoảng đĩa
đệm có giá trị từ 4,99 mm đến 8,69 mm và tăng
dần từ trên xuống dưới nhưng có chiều hướng
giảm kích thước từ L4/L5 đến L5/S1. Tác giả
Abuyazed B và tác giả Bach K ghi nhận các giá
trị nhỏ hơn chúng tôi tại tất cả các khoảng đĩa
đệm(5,6). Tuy nhiên, độ tuổi khảo sát trong nghiên
cứu của hai tác giả khá lớn. Tuổi trung bình của
nam và nữ trong nghiên cứu của tác giả
Abuyazed B là 45,8 còn trong nghiên cứu của tác
giả Bach K là 45 và 48. Do đó, sự khác biệt này có
thể do cơ chế thích nghi của đĩa đệm với hoạt
động lao động ở người Việt Nam và cũng có thể
do các trường hợp trong nghiên cứu của hai tác
giả đã có thối hóa đĩa đệm. Chiều hướng thay
đổi chiều cao hai bờ khoảng đĩa đệm trong

nghiên cứu của chúng tôi cũng được ghi nhận
trong nghiên cứu của tác giả Hong ở 178 người
Hàn Quốc và tác giả Mansur D ở 106 trường hợp
người Nepal(3,12). Một nghiên cứu của tác giả
Mirab S trên 14 trường hợp người Iran chỉ mô tả
chiều hướng này ở nữ trong khi nam giới lại có
chiều hướng giảm chiều cao hai bờ khoảng đĩa
đệm từ L4/L5 đến L5/S1(13). Như vậy, chiều
hướng thay đổi chiều cao khoảng đĩa đệm từ

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021
trên xuống dưới là khá tương tự nhau giữa các
nghiên cứu. Sự thay đổi này là một trong những
cơ chế tạo nên đường cong sinh lý của cột sống
thắt lưng.
Khi so sánh chiều cao bờ trước và bờ sau
khoảng đĩa đệm, chúng tôi thu được kết quả là
bờ trước cao hơn bờ sau tại tất cả các khoảng đĩa
đệm. Chiều hướng khác biệt này cũng được mô
tả trong nghiên cứu của tác giả Mansur D ở
người Nepal(12). Một nghiên cứu khác khảo sát
chiều cao khoảng đĩa đệm tại các tầng L3/L4 đến
L5/S1 của tác giả Onishi F trên 300 trường hợp
với nhiều chủng tộc khác nhau cũng thu được
kết quả tương tự(14). Kết quả này còn được ghi
nhận trong nghiên cứu của tác giả Hong và tác
giả Mirab S trên người Hàn Quốc và người
Iran(3,13). Như vậy, chiều hướng khác biệt giữa
chiều cao bờ trước và bờ sau khoảng đĩa đệm là
giống nhau giữa các nghiên cứu. Điều này cho

thấy cơ chế tạo nên đường cong cột sống là
tương tự nhau giữa các dân số.
Nhận biết sự thay đổi chiều cao khoảng đĩa
đệm có thể giúp chẩn đốn một số trường hợp
thối hóa và thốt vị đĩa đệm. Dựa vào kết quả
thu được, chúng tôi rút ra được một số dấu hiệu
bất thường sau: bờ trước khoảng đĩa đệm thấp
hơn bờ sau, bờ trước khoảng đĩa đệm bên dưới
thấp hơn bờ trước khoảng đĩa dệm bên trên và
bờ sau khoảng đĩa đệm bên dưới thấp hơn bờ
sau khoảng đĩa đệm bên trên (L1/L2 – L4/L5).

KẾT LUẬN
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy hầu hết
các kích thước cột sống thắt lưng của nam lớn
hơn nữ (p <0,001) ngoại trừ chiều cao thân sống
L2 và L3 (p >0,05). Đa số các kích thước tương
ứng trên cùng một tầng và trên hai tầng đốt
sống-đĩa đệm liên tiếp khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p <0,05).
Chiều hướng giảm đường kính thân sống từ
L4 đến L5 có thể là một ngun nhân khiến thối
hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm thường xảy ra ở
các tầng đốt sống-đĩa đệm bên dưới.

Chun Đề Chẩn Đốn Hình Ảnh - Sinh Học Phân Tử

59



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021
8.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

5.

6.

7.

60

Nghiên cứu Y học

Aleem I, Patel R, Nassr A (2018). Lumbar disk herniations. In:
Truumees E, Prather H. Orthopaedic knowledge update: Spine
5, pp.505-518. American Academy of Orthopaedic Surgeons,
Rosemont.
Alam M, Waqas M, Shallwani H, Javed G (2014). Lumbar
Morphometry: A Study of Lumbar Vertebrae from a Pakistani
Population Using Computed Tomography Scans. Asian Spine J,
8(4):421-426.

Hong C, Park J, Jung K, Kim W (2010). Measurement of the
Normal Lumbar Intervertebral Disc Space Using Magnetic
Resonance Imaging. Asian Spine Journal, 4(1):1-6.
Yadav U, Singh V, Bhargava N, Srivastav A, et al (2020).
Lumbar Canal Diameter Evaluation by CT Morphometry Study of Indian Population. International Journal of Spine Surgery,
14(2):175-181.
Abuzayed B, Tutunculer B, Kucukyuruk B, Tuzgen S (2010).
Anatomic basis of anterior and posterior instrumentation of the
spine: Morphometric study. Surgical and Radiologic Anatomy,
32(1):75-85.
Bach K, Ford J, Foley R, Januszewski J, et al (2019).
Morphometric Analysis of Lumbar Intervertebral Disc Height:
An Imaging Study. World Neurosurgery, 124:e106-e128.
Kishimoto M, Akeda K, Sudo A, Espinoza OA, et al (2016). In
Vivo Measurement of Vertebral Endplate Surface Area Along
the Whole-Spine. Journal of Orthopaedic Research, 34(8):1418-1430.

9.

10.

11.

12.

13.

14.

Mavrych V, Bolgova O, Ganguly P, Kashchenko S, et al (2014).

Age - Related Changes of Lumbar Vertebral Body
Morphometry. Austin Journal of Anatomy, 1(3):1014-1022.
Vega E, Oma R, Castro O, López S (2009). Morphometry of
pedicle and vertebral body in a Mexican population by CT and
Fluroscopy. International Journal of Morphology, 27(4):1299-1303.
Gocmen MN, Karabekir H, Ertekin T, Edizer M, et al (2010).
Evaluation of Lumbar Vertebral Body and Disc: A Stereological
Morphometric Study. International Journal of Morphology,
28(3):841-847.
Londhe B, Garud R (2020). Morphometric assessment of adult
human lumbar vertebrae. Indian Journal of Clinical Anatomy and
Physiology, 7:77-80.
Mansur D, Shrestha P, Maskey S, Sharma K, et al (2020).
Morphometric Study of Lumbar Intervertebral Spaces by Using
MRI. Journal of Lumbini Medical College, 8(1):10-16.
Mirab S, Barbarestani M, Tabatabaei S, Shahsavari S, et al (2017).
Measuring Dimensions of Lumbar Intervertebral Discs in
Normal Subjects. Anatomical Sciences Journal, 14(1):3-8.
Onishi F, Neto M, Cavalheiro S, Centeno R (2019).
Morphometric analysis of 900 lumbar intervertebral discs:
Anterior and posterior height analysis and their ratio.
Interdisciplinary Neurosurgery, 18:100-523.

Ngày nhận bài báo:

30/11/2020

Ngày nhận phản biện nhận xét bài báo:

20/02/2021


Ngày bài báo được đăng:

10/03/2021

Chuyên Đề Chẩn Đốn Hình Ảnh - Sinh Học Phân Tử



×