Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Giá trị của thang điểm qSOFA trong tiên lượng tử vong ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết nhập khoa Cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.12 KB, 6 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021

Nghiên cứu Y học

GIÁ TRỊ CỦA THANG ĐIỂM qSOFA
TRONG TIÊN LƯỢNG TỬ VONG Ở BỆNH NHÂN NHIỄM KHUẨN
HUYẾT NHẬP KHOA CẤP CỨU, BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
Nguyễn Phước Nhân1, Tơn Thanh Trà2, Phạm Thị Ngọc Thảo3

TĨM TẮT
Đặt vấn đề: Nhiễm khuẩn huyết là bệnh lý thường gặp tại các khoa Cấp cứu. Thang điểm qSOFA được sử
dụng rộng rãi trên lâm sàng để tầm soát nhiễm khuẩn huyết tại các khoa lâm sàng khơng phải Hồi sức tích cực.
Tuy nhiên giá trị của thang điểm qSOFA trong tiên lượng tử vong bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết là vấn đề chưa
được nhiều nghiên cứu.
Mục tiêu: Nhằm xác định giá trị của thang điểm qSOFA tại thời điểm nhập khoa Cấp cứu trong tiên lượng
tử vong trong bệnh viện ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu thực hiện trên bệnh nhân vào khoa
Cấp cứu được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết theo tiêu chuẩn SEPSIS 3 3 từ ngày 01/12/2019 đến ngày
30/06/2020. Thang điểm qSOFA được ghi nhận tại thời điểm vào khoa Cấp cứu. Bệnh nhân được dõi đến khi
xuất viện hoặc 30 ngày sau khi nhập viện.
Kết quả: Có 300 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu, tuổi trung vị là 61 (51-70) tuổi. Tỷ lệ nam giới chiếm
51,3%. Tỷ lệ tử vong tại khoa Cấp cứu là 15,6% và tử vong trong bệnh viện 58%. Thang điểm qSOFA tại điểm
cắt = 3 có giá trị tiên lượng tử vong tại khoa Cấp cứu tốt với độ nhạy 93,6%, độ đặc hiêu 57,0%, diện tích dưới
đường cong AUC = 0,75. Tuy nhiên, qSOFA chỉ có giá trị trung bình khá trong tiên lượng tử vong trong bệnh
viện với độ nhạy 63,7%, độ đặc hiệu 66,7% và diện tích dưới đường cong AUC=0,66 (p <0,05)
Kết luận: Điểm qSOFA tại thời điểm vào khoa Cấp cứu có giá trị tiên lượng tốt tử vong tại khoa Cấp cứu
và có giá trị trung bình khá trong tiên lượng tử vong trong bệnh viện ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết nhập khoa
Cấp cứu.
Từ khóa: nhiễm khuẩn huyết, khoa cấp cứu

ABSTRACT


qSOFA AS MORTALITY PREDICTOR FOR SEPSIS PATIENTS TO EMERGENCY DEPARTMENT,
CHO RAY HOSPITAL: A PROSPECTIVE COHORT STUDY
Nguyen Phuoc Nhan, Ton Thanh Tra, Pham Thi Ngoc Thao
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 25 - No 1 - 2021: 63 - 68
Background: Sepsis is a common condition in Emergency departments and Intensive Care Units. The
qSOFA score is commonly used to screening sepsis outsides Intensive Care Units. However, the role of qSOFA
score for hospital mortality prediction was not well studied, especially in Vietnam.
Objective: Was to determine the qSOFA score in mortality prediction for sepsis patients to Emergency department.
Methods: A prospective cohort study was done at Emergency department, Cho Ray hospital from to
01/12/2019 to 31/6/2020.
Khoa Hồi sức Tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Long An
Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy
3Bộ môn Hồi sức - Cấp cứu - Chống độc, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh
Tác giả liện lạc: TS.BS. Tôn Thanh Trà
ĐT: 0903673451
Email:
1
2

Chuyên Đề Hồi Sức Cấp Cứu – Nhiễm

63


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021

Results: There were 300 patients enrolled. The median age was 61 (51-70) years, the male rate was 54.7%.
The mortality rate at Emergency department was 15.6%. The hospital mortality was 58.0%. The qSOFA = 3 was

a predictor for mortality at Emergency department with the sensitivity 93.6%, specificity 57% and AUC was
0.75. The sensitivity was 63.7%, specificity was 66.7%, AUC was 0.66 for in- hospital mortality (p <0.05)
Conclusion: The qSOFA score at admission was a good predictor for mortality in Emergency department
but fairly good for in hospital mortality prediction for sepsis patients to Emergency department. A better score
should be found for in-hospital mortality prediction in these patients.
Key words: sepsis, emergency department

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm khuẩn huyết là bệnh lý thường gặp
tại các khoa Cấp cứu, Hồi sức. Chẩn đoán và
điều trị sớm nhiễm khuẩn huyết là yếu tố then
chốt giúp giảm tỷ lệ tử vong(1). Thang điểm
qSOFA được xác định nhờ 3 dấu hiệu đơn giản
trên lâm sàng là: Tri giác, nhịp thở và huyết áp
tâm thu đã được sử dụng rộng rãi trên lâm sàng
để tầm sốt nhiễm khuẩn huyết tại các khoa lâm
sàng khơng phải Hồi sức tích cực (HSTC)(2). Tuy
nhiên, giá trị của thang điểm qSOFA như thế
nào trong tiên lượng tử vong ở bệnh nhân nhiễm
khuẩn huyết vẫn chưa được nhiều nghiên cứu,
đặc biệt là tại Việt Nam.
Mục tiêu
Xác định giá trị của thang điểm qSOFA trong
tiên lượng tử vong ở bệnh nhân nhiễm khuẩn
huyết nhập khoa Cấp cứu, bệnh viện Chợ Rẫy.

ĐỐITƯỢNG- PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân nhập khoa Cấp cứu, bệnh viện
Chợ Rẫy thỏa mãn tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm

khuẩn huyết theo SEPSIS 3 từ 01/12/2019 đến
30/6/2020.

Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân có ngưng tim trước khi nhập
khoa Cấp cứu, phụ nữ có thai, bệnh nhân khơng
có đủ xét nghiệm để chẩn đốn, theo dõi hoặc
bệnh nhân hay than nhân khơng đồng ý tham
gia nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu
Đoàn hệ tiến cứu.

64

Phương pháp lấy mẫu
Thuận tiện.
Định nghĩa biến số
Bệnh nhân nghi ngờ nhiễm khuẩn huyết khi:
(1) được sử dụng kháng sinh tại khoa cấp cứu
hoặc từ tuyến chuyển viện, (2) được cấy máu
trong thời gian nằm cấp cứu, hoặc (3) có biểu
hiện lâm sàng hoặc cận lâm sàng nghi ngờ
nhiễm khuẩn được mô tả theo định nghĩa của
hội nghị đồng thuận lần thứ 2. Đánh giá tình
trạng nhiễm khuẩn được thực hiện bởi bác sĩ
điều trị tại cấp cứu.
Điểm SOFA được đánh giá trong 24 giờ
nhập cấp cứu khi có đủ các xét nghiệm cần thiết.

Sốc nhiễm khuẩn: NKH cần phải dùng thuốc
vận mạch để duy trì huyết áp động mạch trung
bình ≥65 mmHg và nồng độ lactat máu >2
mmol/l (>18 mg/dl) sau khi đã bồi hoàn đủ dịch.
Biến kết cục: là biến nhập khoa Hồi sức, sốc
nhiễm khuẩn và biến cố tử vong.
Thống kê
Dùng phân tích hồi quy đa biến để xác định
các yếu tố liên quan, xác định độ nhạy, độ đặc
hiệu và diện tích dưới đường cong AUC của
thang điểm qSOFA trong tiên lượng tử vong ở
bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết.
Kết cục đầu ra
Sống còn hay tử vong tại khoa Cấp cứu,
trong bệnh viện hoặc 30 ngày sau nhập viện.
Y đức
Nghiên cứu này được thông qua bởi Hội
đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học Đại
học Y Dược TP. HCM, số 577/HĐĐĐ-ĐHYD,
ngày 31/10/2019.

Chuyên Đề Hồi Sức Cấp Cứu – Nhiễm


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021

Nghiên cứu Y học
Biến số
Điểm SIRS
Tỷ lệ sốc nhiễm khuẩn

Tỷ lệ tử vong tại khoa Cấp cứu
Tỷ lệ tử vong trong bệnh viện

KẾT QUẢ
Có 300 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu,
tuổi trung vị là 61 (51-70) tuổi, tỷ lệ nam là
51,3%. Tỷ lệ bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn là
53,7%.
Bảng 1: Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu (N=300)
Biến số
Tuổi (năm)
Tuổi >60
Giới tính: Nam
Tiêu điểm nhiễm khuẩn:
Ổ bụng
Da mơ mềm
Hơ hấp
Tiết niệu
Thần kinh
Vị trí khác
Thời gian điều trị tại khoa Cấp cứu (giờ)
Thời gian điều trị tại khoa Hồi sức (ngày)
Thời gian nằm viện (ngày)
Tỷ lệ bệnh nhân thở máy tại khoa Cấp cứu
Điểm qSOFA
Điểm SOFA

Kết quả
61 (51-70)
164 (54,7%)

154 (51,3%)
154 (51,3%)
52 (17,3%)
49 (16,3%)
39 (13,3%)
2 (0,7%)
4 (1,3)
4 (3-5)
3 (2- 6)
5 (2-11)
234 (78%)
3 (2-3)
11 (9 -13)

Kết quả
3 (2 - 3)
161 (53,7%)
47 (15,6%)
174 (58%)

Nhóm bệnh nhân nghiên cứu có tuổi trung
vị cao, tỷ lệ nam/nữ tương đương nhau. Tỷ lệ
sốc nhiễm khuẩn cao (53,7%). Tiêu điểm nhiễm
khuẩn từ ổ bụng chiếm đa số (51,3%). Bệnh nhân
có điểm qSOFA, SOFA cao và tỷ lệ tử vong tại
khoa Cấp cứu là 15,6%, tử vong trong bệnh viện
là 58% (Bảng 1).
Điểm Glasgow khi nhập viện, huyết áp tâm
thu, tần số thở, có sốc tại thời điểm vào khoa
Cấp cứu, điểm qSOFA cao, điểm SOFA cao có

liên quan đến tử vong trong bệnh viện ở bệnh
nhân nhiễm khuẩn huyết. Ngoài ra, thời gian
nằm khoa Cấp cứu dài, bệnh nhân phải nhập
khoa Hồi sức tích cực có liên quan đến tử vong
trong bệnh viện (p <0,05) (Bảng 2).

Bảng 2: Các yếu tố lâm sàng liên quan tử vong ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết
Thông số
Tuổi
Giới nam
Thời gian điều trị tại khoa Cấp cứu (giờ)
Nhập khoa Hồi sức
Thời gian điều trị tại khoa Hồi sức (ngày)
Điểm Glasgow
Tần số tim (lần/phút)
Huyết áp động mạch trung bình (mmHg)
0
Nhiệt độ ( C)
Tần số thở (lần/phút)
Thở máy tại khoa Cấp cứu
Sốc nhiễm khuẩn
Điểm qSOFA
Điểm SOFA
Điểm SIRS

Tử vong (n=174)
62 (51-71)
95 (54,6%)
4 (3-5,75)
127 (73%)

1 (0-5)
12 (9-14)
110 (100-120)
70,0 (70-73,3)
37 (37-38)
26 (24-28)
169 (97%)
121 (69,5%)
3 (2-3)
11 (10-14)
3 (2-3)

Sống (n=126)
60 (47,5-72,5)
59 (46,8%)
4 (3-5)
120 (95,2%)
3 (2-5)
14 (11-15)
100 (100-120)
73,3 (70-76,7)
37,5 (37-38)
24 (24-26)
65 (51,6%)
40 (31,7%)
2 (2-3)
9 (8-12)
3 (2-3)

P

0,12
0,23
0,1
<0,001
<0,001
<0,001
0,71
0,007
0,08
<0,001
<0,001
<0,001
<0,001
<0,001
0,15

Bảng 3: Tỷ lệ tử vong theo điểm qSOFA
Điểm qSOFA
qSOFA=1
qSOFA=2
qSOFA=3

Tử vong tại khoa Cấp cứu
Sống
Tử vong
Trị số P
15 (93,6)
1 (6,2)
<0,001
129 (98,5)

2 (1,5)
109 (71,2)
44 (28,8)

Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm
qSOFA tại thời điểm nhập viện giữa hai nhóm
bệnh nhân sống và tử vong ở cả hai thời điểm tại

Chuyên Đề Hồi Sức Cấp Cứu – Nhiễm

Tử vong trong bệnh viện
Sống
Tử vong
Trị số P
11 (68,8)
5 (31,2)
<0,001
73 (55,7)
58 (44,3)
42 (27,5)
111 (72,5)

khoa Cấp cứu và tử vong trong bệnh viện. Ngoài
ra, 16 bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết có điểm
qSOFA=1 khi nhập viện sau đó 01 bệnh nhân tử

65


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021


Nghiên cứu Y học
vong tại khoa Cấp cứu, 5 bệnh nhân tử vong
trong bệnh viện (Bảng 3).

(p <0,05). Trong khi đó, chỉ có qSOFA tri giác
(Điểm Glasgow <13 điểm) có giá trị tiên lượng tử
vong tại khoa Cấp cứu cũng như tử vong trong
bệnh viện. Điểm qSOFA huyết áp chỉ có giá trị
tiên lượng tử vong trong bệnh viện (Bảng 4).

Điểm qSOFA có giá trị tiên lượng tử vong.
Theo đó, cứ mỗi điểm qSOFA tăng lên làm tăng
nguy cơ tử vong tại khoa Cấp cứu lên 12,7 lần và
nguy cơ tử vong trong bệnh viện tăng 2,9 lần
Bảng 4: Giá trị thang điểm qSOFA và qSOFA từng biến số trong tiên lượng tử vong

qSOFA
qSOFA tri giác
qSOFA nhịp thở
qSOFA huyết áp

Tử vong tại khoa Cấp cứu
OR (CI 95%)
P
12,68 (4,47 - 36,01)
<0,001
34,26 (4,65 - 252,34)
<0,001
(Inf)

0,985
3,35 (1 - 11,24)
O,051

Tử vong trong bệnh viện
OR (CI 95%)
P
2,93 (1,93-4,45)
<0,001
2,62 (1,61- 4,25)
<0,001
4,22 (0,43 -1,04)
0,215
2,41 (1,29 - 4,48)
0,006

Bảng 5: Diện tích dưới đường cong (AUC) của thang điểm qSOFA trong tiên lượng tử vong ở bệnh nhân nhiễm
khuẩn huyết
Biến số

AUC (CI 95%)

qSOFA

0,75 (0,7 – 0,8)

qSOFA

0,66 (0,6 – 0,71)


Ngưỡng
Độ nhạy
Độ chuyên Giá trị tiên đoán dương Giá trị tiên đoán âm
Tiên lượng tử vong tại khoa Cấp cứu
=3
93,6%
57%
28,7%
98%
97,8%
6%
16,2%
93,7%
2
Tiên lượng tử vong trong bệnh viện
=3
63,7%
66,7%
72,5%
57,1%
97%
8,7%
59,5%
68,7%
2

Tại điểm cắt qSOFA=3, thang điểm qSOFA
có giá trị tiên lượng tử vong tại khoa Cấp cứu tốt
với độ nhạy 93,6%, độ đặc hiêu 57,0%, diện tích
dưới đường cong AUC=0,75. Tuy nhiên, qSOFA

chỉ có giá trị trung bình khá trong tiên lượng tử
vong trong bệnh viện với độ nhạy 63,7%, độ đặc
hiệu 66,7% và diện tích dưới đường cong
AUC=0,66 (Bảng 5).

qSOFA có giá trị tiên lượng tử vong tại khoa Cấp
cứu tốt (AUC=0,75). Điểm cắt qSOFA=3, cho độ
nhạy và độ đặc hiệu lần lượt là 93,6% và 57%.
Trong khi đó, giá trị tiên lượng tử vong trong
bệnh viện của thang điểm qSOFA ở mức độ
trung bình khá. Với qSOFA=3, độ nhạy, độ đặc
hiệu là 63,7% và 66,7% với AUC=66%.

BÀN LUẬN

Được sử dụng rộng rãi trên lâm sàng để tầm
soát bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tại các khoa
lâm sàng không phải ICU. Tuy nhiên, giá trị tiên
lượng tử vong của thang điểm qSOFA vẫn chưa
được nhiều nghiên cứu. Năm 2017, Freund Y
nghiên cứu trên 1.088 bệnh nhân nghi ngờ
nhiễm khuẩn huyết tại 30 khoa Cấp cứu nhằm
xác định giá trị của qSOFA trong tiên lượng tử
vong trong bệnh viện. Kết quả nghiên cứu cho
thấy thang điểm qSOFA có giá trị tốt hơn SIRS
trong tiên đoán tử vong trong bệnh viện với
AUC là 0,8 (CI 95% 0,74 – 0,85) so với AUC 0,65
(CI 95% 0,59 – 0,7) của SIRS. Tỷ số nguy cơ tử
vong trong bệnh viện của qSOFA là HR 6,2 (CI
95% 3,8 – 10,3) so với tiêu chuẩn nhiễm khuẩn


Mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi nhằm xác
định giá trị của thang điểm qSOFA trong tiên
lượng tử vong ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết.
Chúng tơi tiến hành nghiên cứu đồn hệ tiến
cứu trên 300 bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm
khuẩn huyết theo tiêu chuẩn Sepsis 3 nhập khoa
Cấp cứu, bệnh viện Chợ Rẫy. Kết quả nghiên
cứu cho thấy tuổi trung vị của bệnh nhân là 61
tuổi, tỷ lệ nam giới là 51,3%, tiêu điểm nhiễm
khuẩn ổ bụng chiếm 52,0%, tiếp theo là da, mô
mềm (17,8%) và đường niệu (16,6%). Điểm
SOFA trung vị là 9 điểm. Tỷ lệ tử vong tại khoa
Cấp cứu là 15,6%, tử vong trong bệnh viện là
58%. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy điểm

66

Thang điểm qSOFA

Chuyên Đề Hồi Sức Cấp Cứu – Nhiễm


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021
huyết nặng là 3,5 (CI 95% 2,2 – 5,5). Tác giả kết
luận qSOFA có giá trị tiên lượng tốt hơn SIRS và
ủng hộ kết luận từ hội nghị đồng thuận 3. Tuy
nhiên, nghiên cứu chỉ ghi nhận giá trị qSOFA
cao nhất tại khoa Cấp cứu nên không thể đánh
giá tác động của sự biến đổi qSOFA trong phát

hiện bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết(3).
Tương tự, kết quả nghiên cứu của Rincón RJ
năm 2019 trên 336 bệnh nhân trên 80 tuổi được
chẩn đoán vãng khuẩn huyết (Bacterimia) cho
thấy thang điểm qSOFA có giá trị tiên lượng tử
vong trong bệnh viện tốt với OR=4,7 (95% CI:
2,3–9,4; p <0,001)(4). Tuy nhiên, kết quả khác nhau
tùy theo vị trí nhiễm khuẩn. Vì vậy, tác giả
khuyến cáo cần có sự điều chỉnh qSOFA cho
phù hợp với vị trí nhiễm khuẩn. Tương tự kết
quả nghiên cứu của Akinosoglou K năm 2020 tại
Hy Lạp trên 614 bệnh nhân cho thấy điểm
qSOFA có giá trị tiên lượng tử vong theo vị trí
nhiễm khuẩn(5). Trong nghiên cứu của chúng tơi,
điểm qSOFA có giá trị tiên lượng tử vong tại
khoa Cấp cứu tốt (OR=12,68: 4,47-36,01,
AUC=0,75) nhưng tiên lượng tử vong trong bệnh
viện ở mức trung bình khá (OR=2,93: 1,93-4,45,
AUC=0,66) và tiêu điểm nhiễm khuẩn phổ biến
trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi là nhiễm
khuẩn ổ bụng chiếm 52%. Ngược lại, nghiên cứu
của Machado FR năm 2020 trên 5.460 bệnh nhân
tại 74 bệnh viện ở Brasil cho thấy thang điểm
qSOFA có giá trị thấp trong tiên lượng tử vong
trong bệnh viện ở bệnh nhân nhiễm khuẩn. Kết
hợp thang điểm qSOFA và lactat máu cho độ
nhạy cao hơn(6). Trong nghiên cứu của chúng tơi,
qSOFA tri giác có giá trị tiên lượng tử vong tại
khoa Cấp cứu lẫn tử vong trong bệnh viện với
mức độ khác nhau. Trong khi đó, qSOFA nhịp

thở khơng có giá trị tiên lượng tử vong cịn
qSOFA huyết áp chỉ có giá trị tiên lượng tử vong
trong bệnh viện (Bảng 4). Kết quả nghiên cứu
gộp của Tan LT năm 2018 trên 36 nghiên cứu
cho thấy thang điểm qSOFA có giá trị tiên lượng
tử vong trong bệnh viện với độ nhạy thấp (48%)
và độ đặc hiệu trung bình (86%) đồng thời cho
thấy kết quả nghiên cứu có khác biệt giữa các

Chuyên Đề Hồi Sức Cấp Cứu – Nhiễm

Nghiên cứu Y học
vùng địa lý(7).
Để tìm một cơng cụ đơn giãn tại thời điểm
vào khoa Cấp cứu có thể tiên lượng tử vong
trong bệnh viện ở bệnh nhân nhiễm khuẩn
huyết, năm 2020 Kim YS nghiên cứu trên 1.446
bệnh nhân >65 tuổi được chẩn đoán nhiễm
khuẩn tại thời điểm nhận khoa Cấp cứu. Tác
giả kết hợp điểm qSOFA và độ rộng phân bố
hồng cầu (Red cell distribution width) cho kết
quả tiên lượng mức độ tốt (AUC=71%: 6,86–
73,4%)(8). Vì vậy, có thể kết hợp điểm qSOFA,
sự biến thiên của qSOFA theo thời gian hoặc
kết hợp với các biến số đơn giãn khác để xây
dựng một cơng cụ tiên lượng có giá trị tốt hơn
thang điểm qSOFA tại thời điểm nhập khoa
Cấp cứu. Trong nghiên cứu của chúng tơi kết
quả qSOFA có giá trị tốt trong tiên lượng tử
vong tại khoa Cấp cứu. tuy nhiên, chúng tôi

không kết hợp qSOFA với các biến số khác để
tiên lượng tử vong trong bệnh viện.
Điều đáng lưu ý trong kết quả nghiên cứu
này là 16 bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết có điểm
qSOFA=1 khi nhập khoa Cấp cứu (chiếm 5,3%),
sau đó 01 bệnh nhân tử vong tại khoa Cấp cứu,
05 bệnh nhân tử vong trong bệnh viện (Bảng 3).
Vì vậy trong thực hành lâm sàng, nếu dùng
thang điểm qSOFA ≥2 để tầm soát bệnh nhân
nhiễm khuẩn huyết, chúng ta vẫn có nguy cơ bỏ
sót bệnh nhân nặng có nguy cơ tử vong.
Ý nghĩa của nghiên cứu trong thực hành
Thang điểm qSOFA gồm ba yếu tố lâm sàng
nên dễ áp dụng trên lâm sàng, có thể đánh giá
nhiều lần để theo dõi diễn tiến. Tuy nhiên, do
giới hạn trong khả năng tiên lượng tử vong nên
chỉ có thể sử dụng thang điểm qSOFA để góp
phần vào tiên lượng bệnh nhân được chẩn đoán
nhiễm khuẩn huyết cùng với các phương tiện
khác. Ngoài ra, theo dõi sự thay đổi của thang
điểm qSOFA theo thời gian cũng có thể góp
phần đánh giá đáp ứng điều trị và tiên lượng tử
vong cho nhóm bệnh nhân này.
Hạn chế của nghiên cứu
Đề tài của chúng tôi được thực hiện tại khoa

67


Nghiên cứu Y học

Cấp cứu, bệnh viện Chợ Rẫy nơi thường xuyên
tiếp nhận các bệnh nhân nặng đã được điều trị
tại các tuyến y tế chuyển đến. Vì vậy, mẫu
nghiên cứu của chúng tơi khó có thể đại diện cho
dân số chung. Bên cạnh đó, nhóm bệnh nhân
nhiễm khuẩn huyết được điều trị tại các khoa
lâm sàng khác nhau chứ khơng phải tất cả được
nhập khoa Hồi sức tích cực. Vì vậy, tổ chức tiếp
nhận, điều trị, thuốc vật tư, con người và trang
thiết bị tại các khoa không như tại Cấp cứu dẫn
đến hạn chế trong việc ứng dụng kết quả nghiên
cứu sau này. Ngoài ra, trong nghiên cứu này
chúng tơi khơng đánh giá tình trạng đề kháng
kháng sinh của vi khuẩn cũng như tỷ lệ tuân thủ
các khuyến cáo điều trị nhiễm khuẩn huyết cũng
như phác đồ điều trị của bệnh viện. Vì vậy
khơng đánh giá tồn diện kết cục điều trị bệnh
nhân. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này góp
thêm cơng cụ trong tiên lượng bệnh nhân nhiễm
khuẩn huyết điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy cũng
như các cơ sở y tế có điều kiện tương tự. Để khắc
phục những hạn chế này, cần thực hiện nghiên
cứu với cỡ mẫu lớn hơn tại các cơ sở y tế khác
nhau nhằm làm rõ giá trị của thang điểm qSOFA
trong tiên lượng tử vong ở bệnh nhân nhiễm
khuẩn huyết.

KẾT LUẬN
Thang điểm qSOFA có giá trị tốt trong tiên
lượng tử vong tại khoa Cấp cứu và trung bình

khá trong tiên lượng tử vong trong bệnh viện.
Cần tìm kiếm những cơng cụ tốt hơn và đơn
giãn giúp tiên lượng tốt hơn cho bệnh nhân
nhiễm khuẩn huyết được chẩn đoán tại thời
điểm nhập khoa Cấp cứu.

68

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

5.

6.

7.

8.

Gaini S, Relster MM, Pedersen C, Jonhensen SL (2019).
Prediction of 28 day mortality with Sequential organ failure
assessment (SOFA), qSOFA and systemic inflammatory respone
syndrome (SIRS) - A retrospective of medical patients with

acute infectious disease. International Journal of Infectious Diseases,
78:1-7.
Chang H, Yeh CC, Chen AY, Hsu CC, Chen HJ, Chen LW, et al
(2019), Quick-SOFA score to predict mortality among geriatric
patients with influenza in the emergency department. Medicine,
98(23): e15966.
Freund Y, Lemachatti N, Krastinova E, VanLaer M, Claessens
EY, Avondo A, et al (2017). Prognostic Accuracy of Sepsis-3
Criteria for In-Hospital Mortality Among Patients With
Suspected Infection Presenting to the Emergency Department.
JAMA, 317(3):301-308.
Rincón RJ, Gil FA, Merino E, Boix M, Rodríguez CJ, Valero B, et
al (2019). The quick Sepsis-related organ failure Assessment
(qSofA) is a good predictor of in-hospital mortality in very
elderly patients with bloodstream infections: A retrospective
observational study. Scientific Report, 9(1):15075.
Akinosoglou K, Lastic LA, Niarou V, Ziazias D, Davoulos C,
Kolosaka M, et al (2020) Could the Quick Sequential Organ
Failure Assessment Predictive Accuracy Be Affected by Site of
Infection? American Journal of Respiratory and Critical Care
Medicine, 202(1):153-154.
Machado FR, Cavalcanti AB, Monteiro MB, Sousa LJ, Bossa A,
Bafi TA, et al (2020). Predictive Accuracy of the Quick Sepsisrelated Organ Failure Assessment Score in Brazil. A Prospective
Multicenter Study. Am J Respir Crit Care Med, 201(7):789-798.
Tan LT, Tang JY, Ching JL, Abdullah N, Neoh MH (2018).
Comparison of Prognostic Accuracy of the quick Sepsis-Related
Organ Failure Assessment between Short- & Long-term
Mortality in Patients Presenting Outside of the Intensive Care
Unit – A Systematic Review & Meta-analysis. Scientific Reports;
8(1):16698.

Kim YS, Woo HS, Lee WJ, Kim HD, Seol HS, Lee JY, et al (2020).
The qSOFA score combined with the initial red cell distribution
width as a useful predictor of 30 day mortality among older
adults with infection in an emergency department. Aging
Clinical and Experimental Research, doi: 10.1007/s40520-020-017382.

Ngày nhận bài báo:

28/11/2020

Ngày nhận phản biện nhận xét bài báo:

20/02/2021

Ngày bài báo được đăng:

10/03/2021

Chuyên Đề Hồi Sức Cấp Cứu – Nhiễm



×