Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nẹp khóa: Một lựa chọn điều trị gãy liên mấu chuyển xương đùi loại A2 theo phân loại AO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (445.41 KB, 8 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021

Nghiên cứu Y học

NẸP KHOÁ: MỘT LỰA CHỌN ĐIỀU TRỊ
GÃY LIÊN MẤU CHUYỂN XƯƠNG ĐÙI LOẠI A2 THEO PHÂN LOẠI AO
Đỗ Phước Hùng1, Dương Thanh Bình2

TĨM TẮT
Đặt vấn đề: Gãy liên mấu chuyển xương đùi loại A2 theo phân loại AO hiện
chưa có quan điểm thống nhất trong điều trị.
Mục tiêu: Đánh giá kết quả sử dụng nẹp khóa cho loại gãy A2 (AO) kèm phục hồi trụ sau.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi tiền cứu mô tả hàng loạt ca, 26 trường hợp gãy liên
mấu chuyển xương đùi loại A2 vào viện tại khoa Chấn thương chỉnh hình bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh từ
03/2019 đến tháng 04/2020.
Kết quả: Tuổi trung bình 70,6 ± 16,0 (32 - 90), nữ 65,4%, A2.3 46,3%; A2.2 30,8% và A2.1 23,1%. 2/26
trường hợp tử vong sau mổ do bệnh lý nội khoa được loại trừ. Tỉ lệ lành xương 24/24, góc cổ thân giảm trung
bình 3,8 ± 7,30 (p=0,1303 >0,05), 1/24 huỷ vỏ cổ chỏm. 20/24 bệnh nhân (83,4%) có điểm Harris - Hip ở mức
“Tốt” hoặc “Rất tốt”, Điểm hệ số chất lượng cuộc sống trung bình là 0,89 ± 0,11 (0,65 - 1,00).
Kết luận: Kết hợp xương nẹp khóa kèm phục hồi trụ sau trong cho gãy liên mấu chuyển xương đùi loại A2
an toàn, biến chứng thấp, tỉ lệ liền xương cao, phục hồi chức năng nhanh.
Từ khóa: gãy đầu trên xương đùi, nẹp khóa

ABSTRACT
LOCKING PLATE AN ALTERNATIVE FOR TREATENT
OF AO TYPE A2 PROXIMAL FEMORAL FRACTURE
Do Phuoc Hung, Duong Thanh Binh
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 25 - No 1 - 2021: 72 - 79
Background: There is currently no consensus on treatment of AO type A2 proximal femoral fracture.
Determining the implant should be used is still controversial.
Objectives: To determine the effectiveness of using locking plate with fixed lesser trochanter for the


treatment of this type of fracture. Using locking plate with fixed lesser trochanter would possibly be an alternative
for treatment of the fracture
Method and materials: 26 cases were involved in the study at the Department of Orthopedic in Tra Vinh
General Hospital from 03/2019 to 04/2020. Locking plate with three screws for proximal head of femur was used.
The lesser trochanter was fixed with screw or wire.
Results: Our sample had the average age of 70.6 ± 16.0 (32-90), with female accounting for 65.4%. In our
sample, type A2.3, A2.2 and A2.1 fractures accounted for 46.3%; 30.8% and 23.1%, respectively 2/26
postoperative deaths due to comorbidity were excluded. Bone healing rate was 24/24, neck and body angle
decreased on average 3.8 ± 7.30 (p = 0.1303 >0.05). The cut-out was found in one case. 20/24 patients (83.4%)
had a Harris-Hip score of “Good” or “Very good”, mean of the quality of life score was 0.89 ± 0.11 (0.65 – 1.00).
Conclusion: Combination of locking plate and fixation of lesser trochanter for AO type A2 proximal femoral
fracture resulted in good bone healing, fast functional recovery and low rate of complications.
2Bệnh viện Đa khoa Trà Vinh
Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Dương Thanh Bình
ĐT: 0918339797
Email:
1

72

Chuyên Đề Ngoại Khoa


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021

Key words: proximal femoral fracture, locking plate


ĐẶT VẤN ĐỀ
Gãy liên mấu chuyển xương đùi là loại gãy
ngoài khớp gặp ở mọi lứa tuổi, thường nhất là ở
những bệnh nhân lớn tuổi sau một chấn thương
nhẹ do tai nạn sinh hoạt và đa số có lỗng xương
hoặc bệnh lý nội khoa đi kèm. Hiện có nhiều
phương pháp điều trị, mỗi phương pháp đều có
những ưu, khuyết điểm.
Gãy liên mấu chuyển xương đùi loại A2 theo
phân loại AO là kiểu gãy phức tạp, đường gãy
lan đến trụ sau trong, nơi xuất phát bè xương
chịu lực nén ép chính (gọi là cung Adam) có khả
năng chịu tải trọng cao gấp 2 - 3 lần trọng tải cơ
thể. Đây là kiểu gãy không vững. Gần đây các
nghiên cứu ứng dụng nẹp khóa trong điều trị
gãy liên mấu chuyển xương đùi cho thấy kết quả
đáng khích lệ. Tuy nhiên một số các tác giả cho
rằng nẹp vít khóa khơng thích hợp để điều trị
gãy liên mấu chuyển xương đùi loại A2 vì gặp tỉ
lệ gập góc cổ thân thứ phát dẫn đến thất bại
trong điều trị do không phục hồi trụ sau
trong(1,2). Vậy điều trị gãy liên mấu chuyển
xương đùi cho loại mất vững trụ sau trong (A2)
với dụng cụ nẹp vít khóa + phục hồi cột sau
trong có thật sự mang lại hiệu quả điều trị cho
người bệnh?
Mục tiêu
Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị gãy liên
mấu chuyển xương đùi loại A-2 theo phân loại
AO bằng nẹp ốc vít khóa.


ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả các bệnh nhân (BN) gãy liên mấu
chuyển xương đùi loại A2 theo phân loại AO
nhập viện tại khoa Chấn thương chỉnh hình
bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh từ 03/2019 đến
tháng 04/2020.

Tiêu chuẩn chọn bệnh
Gãy kín, mới (<3 tuần).
Bệnh nhân trên 18 tuổi, đồng ý phẫu thuật
tham gia nghiên cứu.

Chun Đề Ngoại Khoa

Khơng có bệnh lý nội khoa chống chỉ định
phẫu thuật.

Tiêu chuẩn loại trừ
Có nhiễm trùng da vùng dự định mổ.
Gãy xương bệnh lý.
Gãy xương vị trí khác ở chi dưới cùng bên
hoặc khác bên.
Liệt vận động cùng bên, hoặc đối bên.
Gãy xương có biến chứng; sốc chấn thương,
tắc mạch máu do mở, tổn thương thần kinh,
mạch máu.
Tử vong được xác nhận do các nguyên nhân
khác không liên quan đến phẫu thuật trước thời

điểm 4 tháng sau mổ.
Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu tiền cứu mô tả hàng loạt ca.
Tiêu chuẩn đánh giá
Phục hồi giải phẫu
Đo và so sánh góc cổ thân trên phim X
quang sau phẫu thuật, sau mổ 1 tháng, 3 tháng
và thời điểm liền xương.
Phục hồi chức năng
Đánh giá theo thang điểm Harris Hip
Score(3): Xấu: HHS <70 điểm, Trung bình: HHS
70-79 điểm, Tốt: HHS 80-89 điểm, Rất tốt: 90-100
điểm.
Đánh giá chất lượng cuộc sống của người
bệnh theo thang điểm đo lường chất lượng cuộc
sống, sử dụng bộ câu hỏi EQ-5D-5L - phiên bản
tiếng Việt(4); Tốt: Hệ số CLCS = 1, Khá: 0,8 < Hệ
số CLCS <1, Trung bình: 0,7< Hệ số CLCS ≤0,8,
Kém: Hệ số CLCS ≤0,7

Biến chứng
Ghi nhận các biến chứng sớm tại chổ, biến
chứng sớm toàn thân và các biến chứng muộn
Kỹ thuật kết xương
Mở nắn. Sử dụng nẹp khố có từ 7-13 lỗ. Có
3 lỗ vít gắn vào đoạn gãy gần : vít 1 tạo góc vít-

73



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021
nẹp 950 , vít 2 1200, vít 3 1350. Các vít cịn lại là vít
của thân xương (Hình 1).
Phục hồi trụ sau trong
Trước khi nắn chỉnh ổ gãy xác định vị trí của
mãnh gãy trụ sau trong dưới màng tăng
sáng.dùng móc xương kéo, nắm giử và sau đó

Xquang trước mổ

Nghiên cứu Y học
luồn chỉ thép qua mãnh gãy này. Nắn chỉnh và
kết xương ổ gãy chính thức. Sau đó xoay ngồi
bàn chân, dùng móc xương hoặc banh
Hoffmann nâng áp mãnh gãy vào vị trí giải
phẫu và xoắn chỉ thép để cố định.

Hình chiếu C-arm trong lúc mổ

Xquang ngay sau mổ

Xquang sau mổ 4 tháng

Hình 1: Gãy A2 theo phân loại AO, trước, trong và sau mổ
Săn sóc sau mổ

KẾT QUẢ


Vận động sớm tại giường. Chỉ được phép
chống chân gãy từ tuần thứ 4 trở đi tuỳ từng
trường hợp cụ thể. Bỏ dụng cụ trợ giúp đi sau 46 tháng.

Tuổi và giới
Bảng 1: Phân bổ bệnh nhân nghiên cứu theo nhóm
tuổi, giới tính (n=26)

Y đức
Nghiên cứu được thơng qua bởi Hội đồng
đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Đại học Y
Dược TP. Hồ Chí Minh số: 707/HĐĐĐ ngày
03/12/2019.

74

Giới tính Nam (n=9)
Tuổi
n
%
<60 tuổi
5
55,5
≥ 60tuổi
4
44,5
Tổng
9
34,6
60,8 ± 21,5

± SD
(32 - 89)

Nữ (n=17)
n
%
1
5,9%
16
94,1
17
65,4
75,8 ± 9,5
(54 - 90)

Cộng (n=26)
n
%
6
23,1
20
76,9
26
100,0
70,6 ± 16,0
- 90)

Chuyên Đề Ngoại Khoa



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021

Nghiên cứu Y học
(min - max)

Bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tơi
có tuổi trung bình là 70,6 ± 16,0 tuổi (32 - 90 tuổi).
Độ tuổi từ 60 trở lên chiếm 76,9%. Nữ giới chiếm
65,4% (Bảng 1).
Loại gãy theo phân loại AO
Số bệnh nhân gãy xương loại A2 phân bố
khơng đều ở các nhóm, trong đó loại A 2.3 chiếm
tỷ lệ cao nhất là 46,3%; loại A 2.2 chiếm 30,8% và
loại A 2.1 chiếm tỷ lệ thấp nhất là 23,1%.
Bệnh nội khoa kèm theo
Đa số bệnh nhân có bệnh nội khoa mãn tính
đi kèm với tỷ lệ 23/26 bệnh nhân (88,5%). Chủ
yếu là nhóm bệnh tim mạch, 14/26 bệnh nhân
(53,8%) có các bệnh nội khoa khác (lao phổi, tai
biến mạch máu não, suy thận mạn) kèm theo.
Theo tiêu chuẩn ASA, có 3 bệnh nhân ASA I, 18
bệnh nhân ASA II, 5 bệnh nhân ASA III (Bảng 2).

nhận thấy giảm trung bình 0,8 ± 0,50 (p=0,076
>0,05). Thời điểm sau mổ 3 tháng góc cổ thân
giảm 3,0 ± 6,80 so với góc cổ thân sau mổ
(p=0,102 >0,05), thời điểm liền xương góc cổ thân
giảm trung bình 3,8 ± 7,30 so với với thời điểm
sau mổ (p=0,1303 >0,05).
Kết quả phục hồi chức năng

Thời gian nằm viện sau mổ của BN chúng tơi
trung bình 6,1 ± 1,7 ngày (4 - 12 ngày).
Tập ngồi và rời giường bệnh tại viện: 92,3%
có thời gian ngồi thụ động từ 1 - 3 ngày sau mổ,
thời gian trung bình của ngồi thụ động là 2,8 ±
0,7 ngày (1 - 4 ngày). Về ngồi chủ động, 92,3%
cần 4 - 7 ngày sau mổ, trung bình là 5,2 ± 1,2
ngày (2 - 7 ngày). 77,0% bệnh nhân rời gường
trong khoảng thời gian từ 4 - 7 ngày sau mổ,
trung bình 2,8 ± 0,7 ngày (2 - 8 ngày) (Bảng 3).
Bảng 3: Tự ngồi, rời giường bệnh và đi tì chân bệnh
1 tháng
(n=17)

Bảng 2: Bệnh nội khoa kèm theo
Bệnh lý nội khoa

Số trường hợp (n) Tỷ lệ (%)

Không có bệnh nội khoa

3

11,5

Cao huyết áp

16

61,5


Suy tim

6

23,1

Đái tháo đường

5

19,2

Thiếu máu cơ tim

11

42,3

Rối loạn lipid máu

4

15,4

Bệnh khác

14

53,8


Thời gian theo dõi
Theo dỏi trung bình 8,5 ±2,1 tháng, (5-13
tháng). Có 2 trường hợp thuộc tiêu chuẩn loại
trừ do bệnh nhân tử vong tại nhà sau khi ra viện
2 tháng và 4 tháng do nguyên nhân nội khoa.
Kết quả phục hồi giải phẫu

Tỷ lệ liền xương và phục hồi trụ sau trong
24/24 bệnh nhân (100%) đạt liền xương ổ gãy
và liền xương trụ sau trong; trong đó 20/24 bệnh
nhân (83,3%) liền xương trụ sau trong đúng vị trí
giải phẫu và 4/24 bệnh nhân (16,7%) liền xương
trụ sau trong khơng đúng vị trí giải phẫu.
Phục hồi góc cổ thân xương đùi
Chúng tơi tiến hành đối chiếu gốc cổ thân
chân bệnh so với chân lành ở thời điểm sau mổ

Chun Đề Ngoại Khoa

Tự ngồi


Khơng


Rời giường
bệnh
Khơng


3 tháng
(n=16)

Liền xương
(n=24)

17 (100,0%) 16 (100,0%) 24 (100,0%)
0 (0,0%)

0 (0,0%)

0 (0,0%)

17 (100,0%) 16 (100,0%) 24 (100,0%)
0 (0,0%)

0 (0,0%)

0 (0,0%)

Có 11 (64,7%) 16 (100,0%) 24 (100,0%)
Đi tì
chân bệnh Khơng 6 (35,3%)
0 (0,0%)
0 (0,0%)
Tổng

17 (100,0%) 12 (100,0%) 24 (100,0%)

Thời gian tập luyện của bệnh nhân sau khi ra

viện rất quan trọng, sự tự giác của bản thân
người bệnh và sự giúp đỡ của người thân có giá
trị quyết định đến kết quả phục hồi chức năng
của bệnh nhân. Tuy nhiên, có 3 bệnh nhân e ngại
tập luyện nên cần có sự giúp đỡ của người nhà
và nhân viên y tế.
Kết quả phục hồi chức năng theo thang điểm
Harris – Hip
Bảng 4: Phân loại điểm Harris - Hip ở thời điểm kết
thúc nghiên cứu (n=24)
Phân loại điểm Harris - Hip
Rất tốt (90 - 100 điểm)
Tốt (80 - 90 điểm)
Trung bình (70 - 79 điểm)
Xấu (<70 điểm)
Tổng

Số trường
hợp (n)
10
10
3
1
24

Tỷ lệ (%)
41,7
41,7
12,5
4,1

100,0

75


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021
Phân loại điểm Harris - Hip
± SD (min - max)

Số trường
hợp (n)

Tỷ lệ (%)

86,6 ± 9,1 (61 - 100)

Ở thời điểm kết thúc nghiên cứu, 20/24 bệnh
nhân (83,4%) có điểm Harris - Hip ở mức “Tốt”
hoặc “Rất tốt”, có 3/24 bệnh nhân (16,6%) ở mức
trung bình, và 1/24 bệnh nhân (4,1%) ở mức
“Xấu”. Điểm Harris - Hip trung bình là 86,6 ± 9,1
điểm (61 - 100 điểm) (Bảng 4).
Chất lượng cuộc sống
Điểm hệ số chất lượng cuộc sống trung bình
là 0,89 ± 0,11 (0,65 - 1,00 điểm). Đa số bệnh nhân
có chất lượng cuộc sống tốt 8/24 (33,3%), khá
11/24 (46,8%), trung bình 4/24 (16,7%), xấu 1/24
(4,2%) (Bảng 5).
Bảng 5: Điểm số chất lượng cuộc sống (n=24)


Đi lại
Tự chăm
sóc
Sinh hoạt
thường lệ
Đau/ Khó
chịu
Lo lắng/ U
sầu

Khơng khó khăn
Hơi khó khăn
Khá khó khăn
Khơng khó khăn
Hơi khó khăn
Khơng khó khăn
Hơi khó khăn
Khá khó khăn
Khơng đau
Hơi đau
Khơng lo lắng
Hơi lo lắng

Số trường
hợp (n)
10
10
4
18
6

19
4
1
15
9
19
5

Tỷ lệ (%)
41,7
41,7
16,6
75,0
25,0
79,2
16,7
4,1
62,5
37,5
79,2
20,8

Biến chứng
Biến chứng sớm tại chỗ: 1/26 bệnh nhân
(3,8%) ghi nhận biến chứng nhiễm trùng vết mổ
(nhiễm trùng nông). Trường hợp này xử trí ổn
với chăm sóc vết mổ và kháng sinh điều trị.
Không ghi nhận trường hợp chảy máu vết mổ
Biến chứng sớm tồn thân: Khơng ghi nhận
các biến chứng tồn thân đe dọa tính mạng

người bệnh, có 13/26 bệnh nhân (50,0%) ghi
nhận mất máu sau mổ qua ống dẫn lưu, kiểm tra
huyết đồ. Các bệnh nhân này được bù máu kịp
thời đều ra viện. Lượng máu truyền phổ biến là
250 ml. Trung bình số máu cần truyền 154 ± 143
ml/bệnh nhân.
Biến chứng liên quan đến dụng cụ kết hợp
xương; Có 2/24 bệnh nhân (8,3%) bị tụt vít ở vị

76

Nghiên cứu Y học
trí vít số 2, khơng ghi nhận trường hợp nào gãy
dụng cụ.
Biến chứng muộn liên quan đến q trình
phục hồi: Có 1/24 bệnh nhân (4,2%) bị hủy vỏ cổ
- chỏm xương đùi (Cut - out) dẫn đến gập gốc cổ
thân 35o ở bệnh nhân nữ 90 tuổi.

BÀN LUẬN
Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Mẫu của chúng tôi tương đồng với một số
tác giả khác về tuổi và giới. Nghiên cứu của
Uzun M có 27 bệnh nhân gãy khơng vững liên
mấu chuyển xương đùi loại A2 (AO) với độ tuổi
trung bình là 71 (62 - 111 tuổi), tỷ lệ nữ là
65,7%(5). Setiobudi T ghi nhận tuổi trung bình
của 78 bệnh nhân gãy không vững liên mấu
chuyển xương đùi là 76,4 ±11,7 tuổi, nữ giới
chiếm 62,8%(6), Gadegone MW nghiên cứu trên

82 bệnh nhân gãy liên mấu chuyển xương đùi
phân loại A2, A3 (AO) có tuổi trung bình là 66
tuổi (58 - 81 tuổi) có tỷ lệ nữ là 51,2%(7).
Bệnh nội khoa kèm trên bệnh nhân gãy liên
mấu chuyển xương đùi được ghi nhận trên các
nghiên cứu trước chủ yếu là các bệnh đái tháo
đường, tăng huyết áp, tim mạch và một số bệnh
khác (xơ gan, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, lao
phổi tiến triển, rối loạn tâm thần tuổi già)(8,9). Kết
quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đồng
với kết quả nghiên của các tác giả khác.
Phục hồi giải phẫu
Một số tác giả khi sử dụng nẹp khóa cho gãy
LMC loại A2 khơng phục hồi trụ sau trong có tỷ
lệ liền xương thấp như Zhong B (2014) 10/14
trường hợp liền xương(2); Collinge CA (2016) chỉ
có 65/111 (58,6%) liền xương(1).
Có thể nói khi đã phục hồi trụ sau trong
chúng tơi đã phục hồi tương đối hoàn chỉnh về
mặt giải phẫu vùng mấu chuyển xương đùi,
giúp xương liền lại như loại gãy vững.
Thời điểm sau mổ 3 tháng góc cổ thân giảm
3,0 ± 6,80 so với góc cổ thân sau mổ
(p=0,102>0,05), thời điểm liền xương góc cổ thân
giảm trung bình 3,8 ± 7,30 so với thời điểm sau
mổ (p=0,1303>0,05). Kết quả này cho thấy kết

Chuyên Đề Ngoại Khoa



Nghiên cứu Y học
quả phẫu thuật sử dụng nẹp khóa của chúng tơi
có khả năng duy trì ổn định góc cổ thân cho đến
khi liền xương.
Kết quả của chúng tôi phù hợp với một số
tác giả khác; Kovalaka E góc cổ thân giảm trung
bình là 3,1° ± 2,16° đối với nhóm gãy liên mấu
chuyển (LMC) loại A2(10), Hossain MM phục hồi
góc cổ thân 133,58o, khơng có sự khác biệt với
góc cổ thân bên lành(11).
Tuy nhiên một số tác giả khác khi sử dụng
nẹp khóa cho loại gãy LMC thì khơng duy trì
được góc cổ thân; Zhong B (2014) 5/14 (35,7%)
bệnh nhân gãy loại A2 gập góc cổ thân(2),
Collinge CA (2016) có 18/111 (16,2%) gập góc cổ
thân thứ phát(1).
Sự khác biệt này do đa số các tác giả sử dụng
nẹp khóa cho loại gãy A2 là loại gãy không
vững, chỉ quan tâm phục hồi trụ ngoài và sự
phân tán lực qua các vít cổ chỏm mà khơng khơi
phục trụ sau trong nơi có cung Adam chịu lực tì
nén, dẫn đến khuyết về mặt hình thái giải phẫu,
về sinh cơ học vùng mấu chuyển nên dẫn đến
gập góc cổ thân thứ phát(1). Trong nghiên cứu
của chúng tôi tất cả các trường hợp đều phục hồi
trụ sau trong, qua đó phục hồi cấu trúc giải
phẫu, phục hồi sinh cơ học vùng mấu chuyển
kết hợp hướng dẫn bệnh nhân chống tì đè chân
đau theo từng giai đoạn của bệnh nên góc cổ
thân được duy trì. Kovalaka E, Hossain MM

cũng có cùng kết quả như chúng tôi(10,11). Chúng
tôi cho rằng cung cấp dụng cụ kết hợp xương có
cấu trúc ổn định vế mặt cơ sinh học cũng chỉ là
yếu tố cần thiết nhưng chưa đủ để duy trì góc cổ
thân mà cịn cần phải phục hồi toàn vẹn cấu trúc
giải phẫu. Ngoài ra chất lượng xương của người
bệnh cũng là một yếu tố quan trọng cần lưu ý.
Vai trò của phục hồi trụ sau trong (mấu
chuyển bé)
Kovakalav E (2017) cho rằng việc phục hồi
mấu chuyển lớn và mấu chuyển bé trong gãy
không vững xương đùi phải được tiến hành
đồng thời nhằm giúp tăng cường liên kết xương
và duy trì sự ổn định của xương đùi, giảm tỷ lệ
thất bại(10). Tỷ lệ biến chứng muộn trong nghiên

Chuyên Đề Ngoại Khoa

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021
cứu của chúng tôi thấp hơn so với các nghiên
cứu trước. Có thể lý giải vấn đề này là do chúng
tôi chú trọng đến việc phục hồi cả trụ sau trong
khi phẫu thuật kết hợp xương. Việc phục hồi
bằng chỉ thép kết hợp với vít bổ sung (khi có
mảnh gãy lớn) thực hiện đơn giản nhưng rất
hữu ích đảm bảo giảm đáng kể trong sụp đổ quá
mức và sau đó giảm chênh lệch chiều dài chi. Nó
tạo ra một cấu trúc ổn định về mặt sinh học và
trên hết mang lại sự vượt trội về phục hồi chức
năng, tránh biến chứng muộn.

Chúng tôi khi thực hiện kết hợp xương nẹp
khóa kèm phục hồi trụ sau trong cho loại gãy
liên mấu chuyển xương đùi loại A2 theo phân
loại AO ghi nhận tỉ lệ lành xương 100%, tỉ lệ gập
góc cổ thân thứ phát khơng có ý nghĩa thống kê,
không gặp biến chứng, thất bại do dụng cụ,
không ghi nhận các biến chứng do nằm lâu. Qua
đó chúng tơi nhận thấy rằng việc phục hồi trụ
sau trong đóng vai trị quan trọng trong ổn định
ổ gãy, giúp bệnh liền xương, khắc phục các biến
chứng do dụng cụ, gập góc cổ thân thứ phát,
nhanh chóng phục hồi chức năng, cải thiện chất
lượng cuộc sống sau gãy liên mấu chuyển mất
vững loại A2 của phân loại AO.
Phục hồi chức năng
Với kết quả phục hồi chức năng thu được
cho thấy sử dụng nẹp khóa đã ổn định ổ gãy,
giúp giảm đau và cho phép người bệnh vận
động sớm tại giường, tập rời giường bệnh, giúp
phòng tránh được các biến chứng do nằm lâu.
Kết quả này phù hợp với của Asif N (2016)
ghi nhận phân bố điểm Harris Hip trên bệnh
nhân gãy khơng vững kết hợp xương bằng nẹp
vít khóa sau 12 tháng điều trị: 88% có điểm “Rất
tốt” hoặc “Tốt”, 4% ở mức “Trung bình” và 8% ở
mức “Xấu”(12).
Chất lượng cuộc sống
Gjertsen JE (2016)(13) nghiên cứu về chất
lượng cuộc sống của bệnh nhân được điều trị
gãy liên mấu chuyển xương đùi tại Na Uy, sử

dụng bộ công cụ EQ-5D. Kết quả sau 12 tháng
Về đi lại: Khơng gặp khó khăn khi đi lại là

77


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021
31,0%; Có khó khăn khi đi bộ là 65,8% và không
thể đi bộ là 3,2%.
Về tự chăm sóc: 59,3% khơng khó khăn gì
khi tự tắm rửa hay khi tự mặc quần áo, 31,4%
hơi khó khăn, 9,3% khơng thể tự tắm rửa, mặc
quần áo.
Về sinh hoạt thường lệ: 33,1% khơng khó
khăn; 43,7% hơi khó khăn, 9,3% khơng thể thực
hiện các sinh hoạt thường lệ.
Về đau/ khó chịu: 34,2% khơng đau hay
khơng khó chịu; 58,7% hơi đau hay hơi khó chịu,
7,0% cực kỳ đau/cực kỳ khó chịu.
Về lo lắng/ u sầu: 63,4% không lo lắng hay
không u sầu; 33,0% hơi lo lắng hay hơi u sầu và
3,5% rất lo lắng/rất u sầu.
Griffin XL (2015)(14) nghiên cứu về chất lượng
cuộc sống của bệnh nhân gãy liên mấu chuyển
xương đùi tại Vương quốc Anh. Điểm số (EQ5D) ở thời điểm 12 tháng là 0,55 điểm. Chất
lượng của cuộc sống không cải thiện đáng kể
trong quá trình phục hồi sau gãy xương hơng ở
bệnh nhân trên 80 tuổi tuổi (p=0,928).
Như vậy, có thể thấy, điểm số chất lượng
cuộc sống của bệnh nhân chúng tôi là tốt hơn

so với nghiên cứu của các tác giả ở trên. Câu
hỏi đặt ra là dường như có sự mâu thuẩn khi
kỹ thuật điều trị của các tác giả trên tốt hơn do
được thực hiện ở các nước có nền y học phát
triển hơn của chúng tơi, nên bệnh nhân của họ
được chăm sóc tốt hơn từ lúc nhập viện cho
đến xuất viện nhưng tại sao điểm số chất
lượng cuộc sống lại thấp hơn? Có thể lý giải
điều này là do sự khác biệt lớn về đặc điểm
nhân khẩu học, điều kiện kinh tế, xã hội. Bệnh
nhân cao tuổi của chúng tôi hầu hết đều sinh
sống với người thân (con, cháu), đa số sinh
sống ở nông thôn, gần gũi với láng giềng nên
họ luôn nhận được sự chăm sóc, động viên, hỗ
trợ về tinh thần của người thân, cộng đồng. Họ
cũng cảm thấy an tâm, ít lo lắng hơn.
Biến chứng
Chúng tôi không ghi nhận viêm tắc tĩnh
mạch sâu; huyết khối động mạch, tĩnh mạch và

78

Nghiên cứu Y học
sự bùng phát của các bệnh lý nội khoa đi kèm
ngay sau mổ. 100% bệnh nhân của chúng tơi an
tồn ra viện. Có thể nói kết hợp xương bằng nẹp
khóa là phẫu thuật tương đối an toàn, biến
chứng thấp nếu được chuẩn bị đầy đủ trước mổ,
kể cả có bệnh lý nội khoa đi kèm.
Khơng có bệnh nhân bị viêm xương, không

liền xương, hoại tử chỏm xương đùi hoặc gãy lại.
Setiobudi T 3/78 bệnh nhân (3,8%) bị phá hủy vỏ
cổ chỏm xương đùi (cut out)(6). Asif N ghi nhận
tỷ lệ nhiễm trùng sâu sau mổ là 1/27 trường hợp
(3,7%), 3/27 trường hợp (11,1%) bị vỡ vít cổ
chổm dẫn đến sụp góc cổ thân xương đùi, xảy ra
ở những bệnh nhân khơng tn thủ hướng dẫn
trong q trình phục hồi chức năng và xương
đùi sớm chịu tải nặng trước 8 tuần(12).

KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu chúng tôi rút ra một số kết
luận như sau:
Kết quả phục hồi giải phẫu
Kết hợp xương nẹp khóa kèm với phục hồi
trụ sau trong giúp bệnh đạt tỉ lệ liền xương cao;
100% bệnh nhân liền xương, góc cổ thân thời
điểm liền xương thay đổi khơng có ý nghĩa
thống kê. Phục hồi trụ sau trong là yếu tố giúp
ổn định góc cổ thân
Kết quả phục hồi chức năng
100% bệnh nhân phục hồi các chức năng như
tự ngồi, rời giường bệnh, đi tì chân đau ở các
thời điểm 3 tháng sau mổ, liền xương. Thang
điển Harris - Hip chúng tơi có 20/24 bệnh nhân
(83,4%) ở mức “Tốt” hoặc “Rất tốt”, có 3/24 bệnh
nhân (16,6%) ở mức trung bình, và 1/24 bệnh
nhân (4,1%) ở mức “Xấu”. Chất lượng cuộc sống
của người bệnh sau mổ đạt; tốt, khá 19/24
(79,1%), trung bình 4/24 (16,7%), xấu 1/24 (4,2%).

Đa số bệnh nhân đều tự đi lại, tự chăm sóc, thực
hiện các hoạt động sinh hoạt, ít đau, ít cảm thấy
lo lắng/u sầu.
Tỷ lệ tai biến, biến chứng của phương pháp
điều trị
Phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp khóa là
phẫu thuật tương đối an tồn, biến chứng thấp:

Chuyên Đề Ngoại Khoa


Nghiên cứu Y học
13/26 (50%) trường hợp cần bổ sung máu trong sau mổ, trung bình 154 ± 143 ml/trường hợp.
Biến chứng sớm 3,8% nhiễm trùng vết mổ nông.
Biến chứng muộn: 8,3% bị tụt vít, 4,2% bị hủy vỏ
cổ - chỏm xương đùi, 4,2% bị gập gốc cổ thân 350
do hủy cổ chỏm xương đùi. Khơng có trường
hợp bị viêm xương, khơng liền xương, hoại tử
hoặc gãy lại. Khơng có bệnh nhân tử vong do
phẫu thuật.

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021

7.

8.

9.

10.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

5.

6.

Collinge CA, Hymes R, Archdeacon M, Streubel P, et al (2016).
Unstable Proximal Femur Fractures Treated With Proximal
Femoral Locking Plates: A Retrospective, Multicenter Study of
111 Cases. J Orthop Trauma, 30(9):489-495.
Zhong B, Zhang Y, Zhang C, et al (2014). A comparison of
proximal femoral locking compression plates with dynamic hip
screws in extracapsular femoral fractures. Orthop Traumatol Surg
Res, 100(6):663-668.
Harris WH (1969). Traumatic arthritis of the hip after dislocation
and acetabular fractures: treatment by mold arthroplasty. An
end-result study using a new method of result evaluation. J Bone
Joint Surg Am, 51:737–755.
Vu Quynh Mai, Sun S, Minh HV, Luo N, Giang KB, Lindholm
L, Sahlen KG (2020). An EQ-5D-5L Value Set for Vietnam.
Quality of Life Research, 29(7):1923-1933.
Uzun M, Erturer E, and Ozturk I, et al (2009). Long-term

radiographic complications following treatment of unstable
intertrochanteric femoral fractures with the proximal femoral
nail and effects on functional results. Acta Orthop Traumatol Turc,
43(6):457-463.
Setiobudi T, Ng YH, Lim CT, Liang S, et al (2011). Clinical
outcome following treatment of stable and unstable

Chuyên Đề Ngoại Khoa

11.

12.

13.

14.

intertrochanteric fractures with dynamic hip screw. Ann Acad
Med Singapore, 40(11):482-487.
Gadegone MW, Shivashankar B, and Lokhande V, et al (2017).
Augmentation of proximal femoral nail in unstable trochanteric
fractures. SICOT J, 3:12.
Nguyễn Huy Thành (2018). Đánh giá kết quả điều trị gãy liên
mấu chuyển xương đùi bằng kết hợp xương nẹp khóa tại Bệnh
viện Hữu Nghị Việt Đức. Luận văn Chuyên khoa II, Trường Đại
học Y Hà Nội.
Lê Quang Trí (2015). Điều trị gãy liên mấu chuyển xương đùi
người già bằng khung cố định ngoài. Luận án Tiến sĩ Y học, Đại
học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
Kovalaka E, Ermutlub C, and Ataya T, et al (2017). Management

of unstable pertrochanteric fractures with proximal femoral
locking compression plates and affect of neck-shaft angle on
functional outcomes. Journal of Clinical Orthopaedics and Trauma,
8(3):209-214.
Hossain MM, Alam QS, Quashem FH, Noman MTI (2014).
Evaluation of the Outcome of Proximal Femoral Locking
Compression Plate. J Dhaka Med Coll, 23(2):179-185.
Asif N, Ahmad S, and Qureshi OA, et al (2016). Unstable
Intertrochanteric Fracture Fixation – Is Proximal Femoral
Locked Compression Plate Better Than Dynamic Hip Screw,
Journal of Clinical and Diagnostic Research, 10(1):RC09-RC13.
Gjertsen JE, Baste V, Fevang JM, Furnes O, Engesæter LB (2016).
Quality of life following hip fractures: results from the
Norwegian hip fracture register. BMC Musculoskelet Disord,
17:265
Griffin XL, Parsons N, Achten J, Fernandez M, Costa ML (2015).
Recovery of health-related quality of life in a United Kingdom
hip fracture population. Bone Joint J, 97:372-82.

Ngày nhận bài báo:

30/11/2020

Ngày nhận phản biện nhận xét bài báo:

13/01/2021

Ngày bài báo được đăng:

10/03/2021


79



×