Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

giáo án LTVC lớp 4 chuẩn câu cảm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.06 KB, 10 trang )

Giáo viên: Dương Thị Ánh Ngọc
Đơn vị: Trường Tiểu học Tân Sơn
Ngày soạn: 21/3/2018
Ngày dạy: 12/4/2018
GIÁO ÁN THAM DỰ HỘI THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC: 2017- 2018
Môn (Phân môn): Luyện từ và câu
Tên bài: CÂU CẢM
I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức
- Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu cảm.
2. Kĩ năng
- Biết chuyển câu kể đã cho thành câu cảm, bước đầu đặt được câu cảm
theo tình huống cho trước, nêu được cảm xúc được bộc lộ qua câu cảm.
3. Thái độ
- Học sinh vận dụng tốt vào viết câu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, máy tính, máy chiếu, bảng phụ, búp bê, phiếu học tập.
2. Học sinh
- Sách giáo khoa, vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

A. Ổn định lớp và khởi động
- GV: Cô xin trân trọng giới thiệu với các em, giờ học của chúng ta ngày
hôm nay rất vinh dự được đón các thầy giáo, cơ giáo trong ban giám khảo của
phòng giáo dục huyện Kim Bảng về dự, cơ trị mình cùng nồng nhiệt chào đón.
- GV: Cơ mời bạn Nhi lên cho cả lớp hát một bài nào.
- HS: Hát bài “Em yêu trường em”theo sự điều hành của bạn Nhi.


- GV: Cả lớp mình hát hay q! Cơ tun dương cả lớp mình nào.
B. Dạy bài mới
1. Kiểm tra bài cũ
1


- GV: Ở những tiết trước, các con đã được học về câu khiến. Bạn nào xung
phong đặt 1 câu khiến cho cả lớp mình cùng nghe.
- HS: 2 em đặt.
+ Lan học bài đi!
+ Bạn lấy cho mình quyển sách giáo khoa toán nào!
- HS khác nhận xét, GV nhận xét
- GV: Vậy câu khiến dùng để làm gì? Khi viết, cuối câu khiến có dấu gì?
- HS nêu.
- HS khác nhận xét, GV nhận xét tuyên dương.
2. Giới thiệu bài:
- GV: Ở trong chương trình Tiếng Việt lớp 4, các con đã học các loại câu
như: câu kể, câu khiến, câu hỏi. Và trong tiết học ngày hôm nay, chúng ta sẽ
được học thêm một loại câu nữa. Đó là câu gì? Cơ mời cả lớp hướng lên bảng?
(GV đưa con búp bê)
- HS cả lớp nói thầm:
+ Ôi! Con búp bê dễ thương thế!
+ Con búp bê đáng u q!
- GV: A! Cơ vừa nghe thấy bạn…nói gì thế nhỉ? Con có thể nói lại cho cả
lớp mình cùng nghe được khơng?
- HS: 2 em nói.
- GV: Các câu mà các con vừa thốt lên khi nhìn thấy con búp bê trên tay cơ
đó chính là câu cảm đấy các con ạ. Vậy câu cảm là gì? Nó có tác dụng gì? Nó
được sử dụng như thế nào? Để giúp các con trả lời tốt các câu hỏi trên thì cơ trị
mình sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài: “Câu cảm”

- GV: Cô mời cả lớp mở sách giáo khoa trang 120. (GV ghi bảng, HS cả
lớp ghi tên bài vào vở). Cô mời bàn bạn...nối tiếp nhắc lại tên bài học giúp cô.
- HS mở sách giáo khoa và nhắc lại tên bài học.
*Mục tiêu bài học:
- GV: Các em ạ, thông qua tiết luyện từ và câu ngày hôm nay cô sẽ giúp
các em: Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu cảm. Biết chuyển câu kể đã cho
thành câu cảm, bước đầu đặt được câu cảm theo tình huống cho trước, nêu được
cảm xúc được bộc lộ qua câu cảm. Từ đó, giúp các em có thể vận dụng tốt vào
viết câu.
- GV: Cả lớp nghe rõ mục tiêu bài học chưa?
2


- HS: Rồi ạ!
3. Các hoạt động chủ yếu:
3.1. Nhận xét:
Bài 1, 2, 3:
- GV: Chúng ta cùng nhau đi vào phần I. Nhận xét (giáo viên ghi bảng)
- GV: Cô mời 3 bạn đứng lên nối tiếp đọc nội dung của các bài 1, 2, 3.
- HS : Đọc
- GV: Cô đã thể hiện nội dung bài 1, bài 2 và bài 3 lên màn hình. Cơ mời 1
bạn đọc to.
- HS: Đọc
- GV: Bài 1, 2, 3 yêu cầu chúng ta làm gì?
- HS: Phát biểu.
- GV: Để giải quyết nhiệm vụ này cô sẽ tổ chức cho cả lớp mình thảo luận
theo nhóm đơi trong khoảng thời gian là 3 phút. 3 phút bắt đầu.
- HS: Thảo luận, GV đi quan sát, giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- GV: Thời gian thảo luận đã hết. Cơ mời các em ổn định vị trí nào. Qua
quan sát cơ thấy các nhóm thảo luận rất sơi nổi, cơ tuyên dương cả lớp mình.

Bây giờ, cả lớp mình cùng nhau trả lời các câu hỏi của phần nhận xét nhé!
Bài 1:
- GV: Trước hết là bài tập 1(GV ghi bảng)
- GV: Một bạn đọc to cho cô câu thứ nhất?
- HS: Đọc
- GV: Bây giờ bạn nào cho cô biết: Câu thứ nhất dùng để làm gì?
- HS: Câu 1:
+ Dùng để thể hiện cảm xúc ngạc nhiên trước vẻ đẹp của bộ lông mèo.
+ Dùng để thể hiện cảm xúc vui mừng trước vẻ đẹp của bộ lông mèo.
+ Dùng để thể hiện cảm xúc ngạc nhiên, vui mừng trước vẻ đẹp của bộ
lông mèo.
- HS nhận xét, GV nhận xét, chốt đáp án trên màn hình và gọi HS đọc lại.
- GV: Thế còn câu: “A! Con mèo này khơn thật” dùng để làm gì?
- HS: Dùng để thể hiện cảm xúc thán phục sự khôn ngoan của con mèo.
(2-3 học sinh phát biểu)
- HS nhận xét.
- GV nhận xét, chốt lại đáp án trên màn hình và gọi HS đọc lại.
Bài 2:
3


- GV: Các em cho cô biết cuối các câu trên có dấu gì?
- HS: 2 em phát biểu: Cuối các câu trên có dùng dấu chấm than.
- HS nhận xét, GV nhận xét, chốt. ( HS đọc lại trên màn hình )
Bài 3:
a, Câu cảm dùng để làm gì?
- GV: Qua bài tập 1 và bài tập 2, theo em câu cảm dùng để làm gì?
- HS: Câu cảm dùng để bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên, vui mừng, thán phục.
của người nói.
- 1 HS nhận xét và nhắc lại.

- GV: Đúng rồi đấy các em ạ, câu cảm là câu dùng để bộc lộ cảm xúc: vui
mừng, ngạc nhiên, thán phục,…( vừa nói vừa chỉ vào ví dụ của câu 1) của người
nói.
- GV: Vậy ngồi những cảm xúc ngạc nhiên, vui mừng, thán phục các em
còn biết những cảm xúc nào nữa của người nói?
- 1 HS: Đau xót, tức giận.
- GV: À! Vậy con hãy đặt câu bộc lộ sự đau xót hoặc tức giận nào.
- HS : Con thương bà quá!
- Bạn … giỏi quá! Cả lớp mình thưởng cho bạn một tràng pháo tay nào.
- GV: Các con ạ, câu cảm là câu dùng để bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên, vui
mừng, thán phục. Ngồi ra, câu cảm cịn bộc lộ cảm xúc đau xót, giận giữ của
người nói.( GV trình chiếu, Gọi HS nhắc lại)
b, Trong câu cảm, thường có những từ ngữ nào?

- Bây giờ, các em hãy suy nghĩ và đặt 1 câu cảm.
- HS phát biểu (3-5 HS nêu câu cảm mà mình đặt)
- HS nêu câu mà mình đặt như:
+ A! Bơng hoa đẹp q!
+ Ơi chao! Bạn có cái dây buộc tóc đẹp thế!
+ Cậu giỏi thế nhỉ!
- GV nhận xét tuyên dương HS hiểu bài nhanh.
- GV: Qua các ví dụ trên bạn nào cho cơ biết: Trong câu cảm, thường có
những từ ngữ nào?
- HS: Trong câu cảm, thường có các từ ngữ: ơi, chao, chà, trời; quá, lắm,
thật. (2-3 HS phát biểu)
- HS khác nhận xét.
- Qua 3 bài tập các em có nhận xét gì về câu cảm.

4



- HS nêu: Câu cảm là câu dùng để bộc lộ cảm xúc: vui mừng, thán phục,
đau xót, ngạc nhiên của người nói. Trong câu cảm thường có các từ ngữ: ôi ,
chao, chà, trời, quá, lắm, thật,...
+ HS khác nhận xét bổ xung: Cuối câu cảm có dấu chấm than.
- GV nhận xét và rút ra kết luận:
Kết luận: Đúng rồi các con ạ. Câu cảm( câu cảm thán ) là câu dùng để bộc
lộ cảm xúc: vui mừng, thán phục, đau xót, ngạc nhiên của người nói. Trong câu
cảm thường có các từ ngữ: ơi , chao, chà, trời, quá, lắm, thật,... Các con chú ý
khi viết, cuối câu cảm thường có dấu chấm than. Đây cũng chính là nội dung của
phần ghi nhớ trong sách giáo khoa trang 121.( GV ghi bảng II. Ghi nhớ ( SGK –
Trang 121 )
3.2. Ghi nhớ
- 1 HS đọc trong SGK, cả lớp đọc thầm SGK.
- Nội dung phần ghi nhớ đã được cơ phóng to lên màn hình (GV trình
chiếu), yêu cầu 2 HS đọc trên màn hình.
3.3. Luyện tập
- GV: Vừa rồi cô đã giúp các em hiểu về câu cảm. Bây giờ, để giúp các em vận
dụng tốt các kiến thức đã học thì cơ trị mình sẽ cùng nhau chuyển sang phần
luyện tập.
Bài 1:
- GV: Cô mời một bạn đọc bài 1.
- HS: 1 em đọc.
- GV: Cô đã thể hiện nội dung bài tập 1 lên màn hình. Một bạn đọc lại giúp
cơ nào.
- HS: Đọc
- GV: Vậy bài tập 1 yêu cầu chúng ta làm gì?
- HS: Nêu yêu cầu, GV in đậm lên màn hình.
- GV: Ở bài 1 cơ sẽ tổ chức cho cả lớp mình làm việc theo nhóm đơi với
phiếu học tập. Cơ mời nhóm bạn Nhi làm trên phiếu học tập lớn. Thời gian làm

việc của các em là 3 phút. Cô mời các em bắt đầu làm việc.
- HS: Thảo luận nhóm đơi, GV đi quan sát, giúp đỡ các nhóm gặp khó
khăn. GV lấy một số bài để nhận xét trực tiếp vào bài làm của học sinh.
- GV: Hết thời gian thảo luận cô mời các em ổn định vị trí. Cơ mời bạn ...
lên cho các bạn chia sẻ bài trước lớp.

5


- Lớp phó học tập: Qua theo dõi các bạn làm việc, tơi thấy các bạn trao đổi
bài rất tích cực, tơi khen cả lớp mình nào. Bây giờ, tơi mời các bạn chia sẻ kết
quả của nhóm mình. Tơi mời nhóm bạn Nhi mang bài lên bảng.(đọc hết cả 4 ý)
- Yêu cầu nhóm bạn Nhi đọc, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ HS các nhóm khác ( Chú ý đặt cho hay, chữa luôn cả 4 ý)
a. Ôi, con mèo này bắt chuột giỏi quá!
Chà, con mèo này bắt chuột giỏi thật!
b. Ôi! Trời rét quá!
Chà, trời rét thật!
Ôi chao, trời rét quá!
c. Bạn Ngân chăm chỉ thật!
Bạn Ngân chăm chỉ quá!
d. Chà, bạn Giang học giỏi ghê!
Bạn Giang học giỏi thật!
Ôi! bạn Giang học giỏi quá!
- HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Lớp phó học tập: Em mời cô đánh giá phần chia sẻ bài của chúng em.
- GV: Qua lắng nghe các em chia sẻ, cơ hồn tồn nhất trí với ý kiến của cả
lớp. Vừa rồi cơ chấm bài của 3 nhóm, cơ thấy các bạn làm bài tương đối tốt. Tuy
nhiên có nhóm của bạn…là khi chuyển câu các em cịn thiếu dấu chấm than ở ý
b. Hai em chú ý lần sau nhé.

- GV chốt: Qua bài tập 1, các em đã biết cách chuyển câu kể thành câu
cảm rồi đấy. Cơ tun dương cả lớp mình nào.
- HS: Vỗ tay.
- GV: Nhưng các em cần lưu ý là khi chuyển câu kể sang câu cảm chúng ta
phải thêm các từ bộc lộ cảm xúc. Khi viết, cuối câu cảm có dấu chấm than. Cả
lớp mình đã nhớ chưa?
- HS: Rồi ạ !
Bài 2:
- GV chuyển: Cuộc sống xung quanh ta có vơ vàn các tình huống bất ngờ .
Vậy để giúp các em biết cách đặt câu cảm cho những tình huống như thế thì cơ
trị mình cùng nhau chuyển sang bài tập 2.
- GV: Cô mời 1 bạn đọc to bài 2 trên màn hình.
- HS: 1 em đọc trên màn hình
- GV: Bài tập 2 yêu cầu chúng ta làm gì?
6


- HS: 1 em nêu.
- GV: Sau đây, cô mời các em làm việc cá nhân nội dung bài 2 vào phiếu
học tập.
- GV: Thời gian làm việc cho các em là 2 phút. 2 phút bắt đầu.
- HS: Làm bài cá nhân. ( khoảng 1 lúc GV gọi 1 học sinh lên bảng làm)
- GV: Cô mời bạn… lên cho các bạn chia sẻ bài trước lớp.
- Lớp phó học tập: Tôi mời các bạn chia sẻ bài trước lớp.
- HS: Phát biểu theo sự điều hành của bạn lớp phó học tập.
- Lớp phó học tập: Mời học sinh làm bài trên bảng trình bày. HS khác nhận
xét. Sau đó mới gọi tiếp tục các bạn khác trình bày.( chữa luôn cả 2 ý a và b )
a,
+ Chà, cậu ấy giỏi thật!
+ Trời, cậu thật là giỏi!

+ Bạn giỏi quá!
+ Bạn siêu quá!
+ Bạn thật là tuyệt.
b,
+ Ôi! Bạn nhớ ngày sinh nhật của mình à, mình vui quá!
+ Trời ơi! Lâu quá mình mới gặp bạn!
+ Trời, bạn làm mình cảm động quá!
+ Tuyệt quá, cảm ơn bạn!
- Lớp phó học tập: Tuyên dương các bạn. Em mời cô đánh giá phần chia sẻ
bài của chúng em.
- GV: Ở bài tập 2, cùng một cảm xúc mà các con có thể bày tỏ bằng nhiều
cách nói khác nhau. Vì vậy khi nói chúng ta cần phải bày tỏ như thế nào để
người nghe cảm thấy lời nói của chúng ta là chân thành nhất.
Bài 3:
GV: Các em ạ, qua bài tập 2 các em đã biết cách đặt câu cảm để bày tỏ
cảm xúc. Vậy khi nghe mỗi câu cảm thì chúng ta sẽ hiểu cảm xúc của người nói
như thế nào, cơ trị chúng ta sẽ chuyển sang bài tập 3 nhé.
-

GV: Cô mời một bạn đọc nội dung bài tập 3.

-

HS: 1 em đọc.(HS đọc bình thường, chưa biểu lộ cảm xúc tốt)

-

GV: Cơ mời một bạn khác đọc lại.

7



-

HS: Đọc

-

GV: Vậy bài tập 3 yêu cầu gì?

-

HS: 1 em nêu yêu cầu bài tập.

GV chú ý nhé: Muốn biết câu cảm bộc lộ cảm xúc gì trước hết các em
phải đọc đúng giọng của câu đó, đặt mình vào tình huống ấy và có thể đặt câu
đó trong những tình huống cụ thể. Các em đã nghe rõ chưa?
-

HS: Rồi ạ!

GV: Để giúp các em làm tốt bài tập 3 cơ sẽ tổ chức cho cả lớp mình
làm việc theo nhóm 4 trong khoảng thời gian là 3 phút. Cơ mời các em về vị trí.
Thời gian cho các em là 3 phút, 3 phút bắt đầu.
-

HS: Thảo luận dưới sự điều hành của nhóm trưởng.

+ Cá nhân.
+ Nhóm đơi.

+ Chia sẻ trong nhóm.
- GV: Đi quan sát, hướng dẫn các nhóm gặp khó khăn.
- GV: Hết thời gian thảo luận, mời các nhóm về vị trí, tun dương các em
thảo luận sơi nổi.
- GV: Mời lớp phó học tập cho lớp chia sẻ trước lớp.
- Lớp phó học tập chia sẻ bài trước lớp.
- Gọi các nhóm nêu kết quả thảo luận của nhóm mình.
a. Bộc lộ cảm xúc vui mừng.
Tình huống 1: Bạn Nam bị ốm nên phải nghỉ học mấy hôm. Hôm nay bỗng
nhiên bạn Thảo nhìn thấy bạn Nam đi học bèn kêu lên: Ôi, bạn Nam đến kìa!
Tình huống 2: Cả lớp tổ chức đi thăm mẹ bạn Huệ bị ốm. Duy nhất chỉ có
bạn Nam là mãi chưa thấy đến. Bỗng một bạn nhìn thấy từ xa bạn Nam đang tới
bèn kêu lên: Ơi, bạn Nam đến kìa!
b. Bộc lộ cảm xúc thán phục.

8


Tình huống 1: Cơ giáo ra cho cả lớp một câu đố rất khó, chỉ mỗi mình bạn
Nam giải được. Bạn Huệ thán phục thốt lên: Ồ, bạn Nam thông minh q!
Tình huống 2: Cơ giáo ra cho cả lớp bài tốn khó. Chỉ duy nhất một mình
bạn Nam làm bài đúng. Bạn Hương ngồi bên cạnh thốt lên: Ồ, bạn Nam thơng
minh q!
c. Bộc lộ cảm xúc ghê sợ.
Tình huống 1: Em đang xem trích đoạn một bộ phim kinh dị của Mĩ trên
tivi, thấy một con quái vật, em thốt lên: Trời, thật là kinh khủng!
Tình huống 2: Bạn An bị thủy đậu nên đã bôi thuốc màu xanh kín mặt. Bạn
Trang nhìn thấy bèn kêu lên: Trời, thật là kinh khủng!
HS nhận xét câu trả lời của nhóm bạn.
- Lớp phó học tập: Tuyên dương các bạn. Em mời cô đánh giá phần chia sẻ

bài của chúng em.
GV chốt: Qua bài tập 3, cô thấy các em đã nêu được cảm xúc bộc lộ
qua
câu cảm. Nhưng trong tình huống c của nhóm bạn… đưa ra dẫn đến câu cảm:
Trời, thật là kinh khủng! Cám em phải lưu ý: Khi bộc lộ cảm xúc các em nên
dùng những từ ngữ tránh làm phật lòng hay tổn thương đến người nghe. Các em
đã nhớ chưa?
- HS: Rồi ạ!
4. Củng cố, dặn dị.
-

GV: Hơm nay cả lớp mình được học bài gì?

-

HS: Câu cảm.

-

GV: Câu cảm dùng để làm gì? Khi viết, cuối câu cảm thường có dấu

gì?
HS phát biểu: Câu cảm là câu dùng để bộc lộ cảm xúc: vui mừng đau
xót, thán phục, đau xót, ngạc nhiên của người nói. Khi viết, cuối câu cảm
thường có dấu chấm than.
-

GV: Trong câu cảm thường có các từ ngữ nào?

9



-

HS: Trong câu cảm thường có các từ ngữ: ơi , chao, chà, trời, quá, lắm,


GV nhận xét tiết học: Cô thấy các em nắm bài rất tốt. Cô tuyên dương
cả lớp mình. Qua tiết học ngày hơm nay, các em thảo luận bài rất sôi nổi, hiểu
bài nhanh. Cô hi vọng rằng các em sẽ tiếp tục phát huy tinh thần này trong
những giờ học tiếp theo nhé! Về nhà các em xem lại bài và chuẩn bị bài tiếp
theo.
GV: Tiết học của chúng ta đến đây là hết rồi! Xin trân trọng cảm ơn
các thầy cô giáo về dự, cô cảm ơn các em.

10



×