Tải bản đầy đủ (.docx) (107 trang)

tieát tieát ngaøy daïy 200 ñòa lí daân cö baøi 1 coäng ñoàng caùc daân toäc vieät nam 1 muïc tieâu baøi hoïc sau baøi hoïc hoïc sinh caàn a kieán thöùc bieát ñöôïc nöôùc ta coù 54 daân toäc da

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.67 KB, 107 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Tiết: ………..


Ngày dạy: ………/……../ 200….


<b>ĐỊA LÍ DÂN CÖ</b>



<b>Bài 1</b> <b>CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM</b>
<b>1/ Mục tiêu bài học</b>


Sau bài học, học sinh cần


<b> a/ Kiến thức:</b>


-Biết được nước ta có 54 dân tộc, dân tộc Kinh có số dân đông nhất. Các dân tộc
của nước ta luôn đồn kết bên nhau trong q trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
-Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta.


<b>b/ Kỹ naêng</b>


-Xác định được trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của một số dân tộc.


<b> c/ Thái độ</b>


Có tinh thần tơn trọng, đồn kết các dân tộc.


<b>2/ Chuẩn bị</b>


a/ Giáo viên


-Bản đồ dân cư Việt Nam, tranh ảnh về các dân tộc Viêt Nam.
b/ Học sinh



-SGK – Tập bản đồ địa lí.


<b>3/ Phương pháp dạy học</b>


-Phương pháp giải quyết vấn đề.
-Phương pháp trực quan.


<b>4/ Tiến trình tiết dạy</b>
<b>4.1/ Ổn định- Tổ chức</b>


*Giáo viên: Kiểm tra sỉ số HS.
*Học sinh: Baùo caùo.


<b>4.2/ Kiển tra bài cũ</b>
<b>4.3/ Giảng bài mới</b>


<b>Hoạt động của GV và HS</b> <b>Nội dung bài học</b>


GV: Việt Nam là quốc gia nhiều dân tộc, với
truyền thống yêu nước đoàn kết, các dân tộc đã
sát cánh bên nhau trong suốt quá trình xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc.


<b>Hoạt động 1:</b>


GV: Bằng sự hiểu biết và những kiến thức đã
học, em hãy cho biết nước ta có bao nhiêu dân
tộc?



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

HS: Nước ta có 54 dân tộc


GV: Những nét văn hóa riêng của mỗi dân tộc ở
nước ta được thể hiện như thế nào?


HS: Về ngôn ngữ, trang phục, quần cư, phong
tục, tập quán ….


GV: Sử dụng tranh ảnh đại gia đình các dân tộc
Việt Nam và lần lượt giới thiệu trước lớp


GV: sử dụng H1.1, biểu đồ cơ cấu dân tộc ở nước
ta năm 1999


-Dựa vào biểu đồ hãy cho biết dân tộc nào có số
dân đơng nhất? Tỉ lệ?


HS: Dân tộc Kinh có số dân đông nhất, chiếm
86,2%.


GV: Hãy cho biết vai trò của dân tộc Kinh đối
với nền kinh tế nước ta?


HS: Dân tộc Kinh có kinh nghiệm trong thâm
canh lúa nước, nghề thủ cơng có trình độ tinh
xảo, là lực lượng lao động chính trong các ngành
kinh tế.


GV: Các dân tộc ít người có trình độ phát triển
kinh tế như thế nào?



HS: Mỗi dân tộc có kinh nghiệm riêng trong một
số lĩnh vực như: trồng cây công nghiệp, cây ăn
quả, chăn nuôi, nghề thủ công….


GV: Hãy kể tên một số sản phẩm thủ công tiêu
biểu của các dân tộc ít người mà em biết?


HS: Dệt thổ cẩm, đan lát ….


<b>Hoạt động 2:</b>


GV: sử dụng bản đồ dân cư Việt Nam.


-Dựa vào bản đồ và vốn hiểu biết, hãy cho biết
dân tộc Kinh (Việt) phân bố chủ yếu ở đâu?


HS: Daân tộc Kinh phân bố khắp nơi trên lãnh thổ
Việt Nam.


-Việt Nam có 54 dân tộc cùng
chung sống


-Mỗi dân tộc có những nét văn
hóa riêng thể hiện ở ngôn ngữ,
trang phục, quần cư, phong tục,
tập quán.


-Dân tộc Việt (Kinh) có số dân
đơng nhất, chiếm 86,2% số dân


cả nước.


<b>II/ Phân bố các dân tộc</b>
<b> 1/ Dân tộc Vieät (Kinh)</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

GV: Yêu cầu học sinh tìm chỉ trên bản đồ địa
bàn phân bố của người Kinh.


GV: Dựa vào bản đồ hãy cho biết các dân tộc ít
người phân bố chủ yếu ở đâu?


HS: Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở
miền núi, trung du


GV: Dựa vào bản đồ hãy cho biết: Trung du và
miền núi Bắc Bộ có bao nhiêu dân tộc sinh sống,
kể tên một số dân tộc tiêu biểu?


HS: Trung du và miền núi Bắc Bộ có trên 30 dân
tộc sinh sống


-Vùng thấp có người Tày, Nùng, Thái, Mường
-Từ 700 – 1000 mét có người Dao


-Trên núi cao có người Mơng


GV: Dựa vào bản đồ hãy cho biết khu vực
Trường Sơn – Tây Nguyên có bao nhiêu dân tộc
sinh sống, kể tên một số dân tộc?



HS: Khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên có trên
20 dân tộc sinh sống


-Người Ê đê ở Đăk lắk.


-Người Gia rai ở Kon Tum, Gia Lai.
-Người Cơ ho ở Lâm Đồng.


GV: Hãy cho các tỉnh cực Nam Trung Bộ và
Nam Bộ có các dân tộc ít người nào sinh sống?
HS: Các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ có
các dân tộc: Chăm, Khơ me, sống xen kẻ với
người Việt. Người Hoa sống chủ yếu ở đô thị.


cả nước, sống tập trung hơn ở
các vùng đồng bằng, trung du và
vùng duyên hải.


<b>2/ Các dân tộc ít người</b>


-Các dân tộc ít người phân bố
chủ yếu ở miền núi và trung du.


-Trung du và miền núi Bắc Bộ
có trên 30 dân tộc cư trú ñan
xen.


-Khu vực Trường Sơn – Tây
Nguyên có trên 20 dân tộc, cư


trú thành từng vùng rõ rệt.


-Các tỉnh cực Nam Trung Bộ và
Nam Bộ có các dân tộc Chăm,
Khơ me cư trú xen kẽ với người
Việt. Người Hoa tập trung chủ
yếu ở các đơ thi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

-Việt Nam có bao nhiêu dân tộc sinh sống trên cùng một lãnh thổ?
a/ 52 dân tộc b/ 53 dân tộc


c/ 54 dân tộc d/ 55 dân tộc
(Caâu c)


-Người Việt (Kinh) chiếm bao nhiêu % dân số cả nước?


a/ 85% b/ 86% 86,2% d/ 87%


(Caâu c)


-Em hãy cho biết em thuộc dân tộc nào? Dân tộc em đứng thứ mấy trong cộng đồng
các cdân tộc Việt Nam? Địa bàn cư trú chủ yếu của dân tộc em?


(Việt, đứng thứ nhất trong các dân tộc, địa bàn cư trú, trung du, đồng bằng, duyên
hải)


<b>4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà</b>


Về nhà kết hợp SGK các em học lại bài, làm bài tập trong tập bản đồ địa lí. Sau đó
xem và chuẩn bị trước bài số 2 “Dân số và gia tăng dân số” ở bài này các em lưu ý


một số trọng tâm sau


-Về gia tăng dân số các em dựa vào H2.1 SGK nhận xét tình hình tăng dân số của
nước ta qua từng giai đoạn? Vì sao tỉ lệ tăng tự nhiên giảm nhưng dân số nước ta vẫn
tăng?


-Dân số tăng nhanh gây ra những hậu qua gì? Dựa vào bảng 2.2 nhận xét tỉ lệ hai
nhóm dân số nam, nữ thời kì 1979, 1999, cơ cấu dân số theo nhóm tuổi thời kì 1979,
1999.


<b>5/ Rút kinh nghiệm</b>
<b>*Nội dung:</b>


-Ưu điểm: ………..
………
……….
………
-Khuyết điểm: ……….
……….
*<b>Phương pháp:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Tiết: ………..


Ngày dạy: ………/……../ 200….


<b>Bài 2 DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ</b>
<b>1/ Mục tiêu bài học</b>


Sau bài học, học sinh cần



<b> a/ Kiến thức</b>


-Biết số dân của nước ta năm (2002).


-Hiểu và trình bày được tình hình gia tăng dân số, nguyên nhân và hậu quả.
-Biết sự thay đổi cơ cấu dân số và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số của nước ta.


<b>b/ Kỹ năng</b>


-Có kỹ năng phân tích bảng thống kê, biểu đồ biến đổi dân số.


<b> c/ Thái độ</b>


-Có ý thức sự cần thiết phải có gia đình hợp lí.


<b>2/ Chuẩn bị</b>


a/ Giáo vieân:


-Biểu đồ biến đổi dân số phóng to.


-Một số tranh ảnh về hậu quả của dân số tăng nhanh.
b/ Học sinh:


-SGK – Tập bản đồ


<b>3/ Phương pháp day học</b>


-Phương pháp thảo luận nhóm.
-Trực quan, phân tích.



<b>4/ Tiến trình tiết dạy</b>
<b>4.1/ Ổn định- Tổ chức</b>


*Giáo viên: Kiểm tra sỉ số HS
*Học sinh: Báo cáo


<b>4.2/ Kiểm tra bài cũ</b>


-Các dân tộc ít người ở nước ta chiếm tỉ lệ bao nhiêu? (3 điểm)


a/ 12% 13% c/ 13,5% d/ 13,8%


(caâu c)


-Những nét văn hóa riêng của các dân tộc thể hiện ở những mặt nào? (7 điểm)
(Thể hiện ở ngôn ngữ, trang phục, quần cư, phong tục, tập quán).


<b>4.3/ Giảng bài mới</b>


<b>Hoạt động của GV và HS</b> <b>Nội dung bài học</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Nhờ thực hiện tốt kế họach hóa gia đình nên tỉ lệ
gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm, cơ cấu dân
số đang có sự thay đổi.


<b>Hoạt động 1:</b>


GV: Dựa vào sự hiểu biết, hãy cho biết năm
2002 dân số nước ta là bao nhiêu? Đứng thứ mấy


trên thế giới.


HS: Năm 2002 số dân nước ta là 79,7 triệu
người, đứng thứ 14 trên thế giới.


<b>Hoạt động 2:</b>


GV: Sử dụng biểu đồ biến đổi dân số nước ta
-Quan sát biểu đồ, hãy nêu nhận xét sự thay đổi
dân số của nước ta?


HS: Dân số nước ta tăng nhanh qua từng giai
đoạn. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số có xu
hướng giảm.


GV: Vì sao gia tăng tự nhiên của dân số giảm
nhưng số dân vẫn tăng nhanh?


HS: Vì nước ta là nước có dân số đơng.


GV: Dân số đơng và tăng nhanh đã gây ra những
hậu quả gì? Nêu những lợi ích của sự giảm tỉ lệ
gia tăng tự nhiên của dân số ở nước ta?


GV chia lớp thành 6 nhóm để thảo luận.


-Nhóm 1,2,3 thảo luận những hậu quả do dân số
tăng nhanh gây ra.


-Nhóm 4,5,6 thảo luận những lợi ích của sự giản


sinh.


(Thời gian thảo luận 4 phút)


Sau 4 phút thảo luận giáo viên yêu cầu các
nhóm lần lượt trình bày.


Cuối cùng giáo viên nhận xét, đánh giá và bổ
sung hoàn chỉnh các y.ù


-Dân số tăng nhanh gây ra những hậu quả:
+Đất trồng và lương thực tính theo đầu người
giảm.


<b>I/ Số dân</b>


Năm 2002, số dân nước ta là
79,7 triệu người, đứng thứ 14
trên thế giới


<b>II/ Gia tăng dân số</b>


-Từ cuối những năm 50 của thế


kỉ XX, nước ta bắt đầu có hiện
tượng “bùng nổ dân số”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

+Chậm nâng cao đời sống nhân dân.
+Trật tự xã hội thiếu ổn định.



+Môi trường bị ô nhiễm.
-Lợi ích của sự giảm sinh:


+Nâng cao đời sống cho nhân dân.


+Tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển.
+Bảo đảm sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em.
+Nâng cao chất lượng môi trường.


+Trật tự xã hội được ổn định.


<b>GV: Như vậy chúng ta thấy dân số tăng nhanh</b>
<b>làm gia tăng tốc độ khai thác và sử dụng tài</b>
<b>nguyên, dẫn đến ô nhiễm môi trường.</b>


GV: Yêu cầu học sinh quan sát bảng 2.1, tỉ lệ gia
tăng tự nhiên của dân số ở các vùng năm 1999.
-Dựa vào bảng 2.1, hãy xác định các vùng có tỉ
lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao nhất, thấp
nhất?


HS: Vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số
cao nhất là: Tây Bắc (2,19%), Vùng có tỉ lệ gia
tăng tự nhiên của dân số thấp nhất là: Đồng bằng
sông Hồng (1,11%).


-Hãy cho biết vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên
cao hơn trung bình cả nước.


HS: Tây Bắc (2,19%), Tây Nguyên (2,11%), Bắc


Trung Bộ (1,46%), vùng nông thôn (1,52%)


<b>Hoạt động 3:</b>


GV: Yêu cầu học sinh quan sát bảng 2.2, cơ cấu
dân số theo giới tính và nhóm tuổi ở Việt Nam
(%).


-Dựa vào bảng 2.2 SGK, hãy nhận xét tỉ lệ hai
nhóm dân số nam, nữ thời kì 1979 – 1999?


HS:Tỉ lệ nữ luôn cao hơn tỉ lệ nam từ 1979- 1999
-Dựa vào bảng 2.2 SGK, hãy nhận xét cơ cấu
dân số theo nhóm tuổi của nước ta thời kì 1979 –
1999?


HS: Nhóm từ 0 – 14 tuổi tỉ lệ nam cao hơn tỉ lệ
nữ.


Nhóm từ 15 – trên 60 tuổi tỉ lệ nữ cao hơn tỉ


-Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân
số cịn có sự khác nhau giữa các
vùng trong cả nước.


<b>III/ Cơ cấu dân số</b>


-Do tỉ lệ gia tăng tự nhiên của
dân số cao trong một thời gian
dài, nên nước ta có cơ cấu dân số


tre.û


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

lệ nam.


GV: Hướng dẫn học sinh cách tính tỉ số giới tính
(số nam so với 100 nữ)


Soá nam


Tỉ số giới tính = x 100
Số nữ


giáo dục, giải quyết việc làm.
-Ở nước ta tỉ số giới tính đang
thay đổi, cuộc sống hịa bình
đang kéo tỉ số giới tính tiến tới
cân bằng.


<b>4.4/ Củng cố – luyện tập</b>


-Năm 2002 nước ta có số dân là?


a/ 76 triệu người b/ 77 triệu người
c/ 78,9 triệu người d/ 79,7 triệu người
(Câu d)


-Cho biết lợi ích của sự giảm sinh ở nước ta?


(Nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em, nâng cao
chất lượng môi trường …….)



<b>4.5/ Hương dẫn học sinh tự học ở nhà</b>


Về nhà kết hợp sách giáo khoa các em học lại bài, làm bài tập số 3 trang 10 SGK
và bài tập trong tập bản đồ địa lí. Sau đó xem và chuẩn bị trước bài 3 “Phân bố dân
cư và các loại hình quần cư”, ở bài này các em lưu ý các phần trọng tâm sau:


-Vì sao dân cư nước ta tập trung đơng đúc ở đồng bằng, duyên hải và thưa thớt ở
miền núi, cao nguyên.


-Nhận xét sự phân bố các đô thị ở nước ta.


-Nhận xét tỉ lệ số dân thành thị và tỉ lệ số dân nông thôn ở nước ta qua các thời kì.


<b>5/ Rút kinh nghiệm</b>
<b>*Nội dung:</b>


-Ưu điểm: ………..
………
……….
-Khuyết điểm: ……….
……….
*<b>Phương pháp:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Tiết: ………..


Ngày dạy: ………/……../ 200….


<b>Bài 3 PHÂN BỐ DÂN CƯ </b>
<b>VAØ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ</b>



1/<b> Mục tiêu bài học</b>


<b> </b>Sau bài học, học sinh cần
a/ <b>Kiến thức</b>


-Hiểu và trình bày được đặc điểm mật độ dân số và phân bố dân cư ở nước ta


-Biết được đặc điểm của các loại hình quần cư nơng thơn, quần cư thành thị và đơ
thị hóa ở nước ta.


<b>b/ Kỹ năng</b>


-Biết phân tích tình lược đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam và phân tích các
bảng số liệu về dân cư.


<b>c/ Thái độ</b>


Ý thức được sự cần thiết phải phát triển đô thị trên cơ sở phát triển công nghiệp
bảo vệ mơi trường đang sống, chấp hành các chính sách của nhà nước về phân bố
dân cư.


<b>2/ Chuẩn bị</b>


a/ Giáo viên:


-Lược đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam 1999.
-Tranh ảnh về một số hình thức quần cư.


b/ Học sinh:



-SGK – Tập bản đồ địa lí.


<b>3/ Phương pháp dạy học</b>


-Phương pháp trực quan, so sánh bảng số liệu.
-Giải thích, chứng minh liên hệ thực tế.


<b>4/ Tiến trình tiết dạy</b>
<b>4.1/ Ổn định – Tổ chức</b>


*Giáo viên: Kiểm tra sỉ số học sinh.
*Học sinh: Báo cáo.


<b>4.2/ Kiểm tra bài cũ</b>


-Nước ta có hiện tượng “bùng nổ dân số” ở giai đoạn nào? (3 điểm)
a/ Cuối thập kỉ 50 thế kỉ XX b/ Cuối thập kỉ 60 thế kỉ XX
c/ Cuối thập kỉ 70 thế kỉ XX d/ Cuối thập kỉ 80 thế kỉ XX
(Câu a)


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

(Đất trồng và lương thực tính theo đầu người giảm, chậm nâng cao đời sống nhân
dân, bảo vệ môi trường, trật tự xã hội thiếu ổn định)


<b>4.3/ Giảng bài mới</b>


<b>Hoạt động của GV và HS</b> <b>Nội dung bài học</b>


Dân số nước ta vào loại đông trên thế giới đa số
tập trung ở đồng bằng và đô thị, ở từng nơi người


dân lựa chọn loại hình quần cư phù hợp để sinh
sống tạo nên sự đa dạng về hình thức quần cư ở
nước ta.


<b>Hoạt động 1</b>


GV: Bằng vốn hiểu biết và những kiến thức
trong SGK, hãy nhận so sánh mật độ dân số ở
nước ta qua các thời kì từ 1989 – 2003?


HS: Năm 1989 là 195 người / Km2


Năm 2003 là 246 người / Km2


Mật độ dân số nước ta cao gấp 5 lần mật độ
dân số thế giới ( 47 người / Km2<sub>).</sub>


GV: Sử dụng lược đồ phân bố dân cư và đô thị
Việt Nam năm 1999.


-Quan sát lược đồ hãy cho biết dân cư tập trung
đông đúc ở những vùng nào, thưa thớt ở những
vùng nào? Vì sao?


HS: Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven
biển và đô thị. Thưa thớt ở miền núi cao nguyên
Vì: Đồng bằng, ven biển, đơ thị có cơ sở hạ
tầng tốt, điều kiện đi lại thuận lợi hơn so với
miền núi, cao nguyên.



GV: Dựa vào lược đồ, hãy cho biết một số thành
phố lớn và các đồng bằng ở nước ta có mật độ
dân số cao?


HS: -Đồng bằng Sơng Hồng 1192 người / Km2


-Thành phố Hồ Chí Minh 2664 người / Km2


-Hà Nội 2830 người / Km2


GV: Với mật độ dân số cao, hãy cho biết sự phân
bố dân cư ở nông thôn và thành thị ở nước ta diễn
biến như thế nào?


HS: -Nông thôn khoảng 74% dân cư sinh sống.


<b>I/ Mật độ dân số và phân bố</b>
<b>dân cư</b>


-Cùng với sự tăng dân số, mật
độ dân số nước ta ngày một tăng,
năm 2003 mật độ dân số là 246
người / Km2


-Dân cư tập trung đông đúc ở
đồng bằng, ven biển và các đô
thị. Miền núi dân cư thưa thớt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

-Thành thị là 26% (2003)



<b>Hoạt động 2</b>


GV: Sử dụng một số tranh ảnh giới thiệu một số
điểm dân cư cư trú của cộng đồng các dân tộc ở
nước ta.


-Qua tranh ảnh hãy kể tên một số tên gọi khác
nhau của một số dân tộc ở nước ta?


HS: -Làng. Aáp (người Kinh)


-Bản (người Tày, Thái, Mường)


-Buôn, Plây (các dân tộc ở Trường Sơn –
Tây Nguyên).


-Phum, sóc (người Khơ me).


GV: Hãy nêu những thay đổi của quần cư nông
thôn mà em biết?


HS: Hình thành các tổ dân cư tự quản, ấp văn
hóa, đường, điện, trường, trạm an khang sạch đẹp
GV: Sử dụng tranh ảnh giới thiệu một số kiểu
mẫu các nhà cao tầng, khu chung cư, biệt thự
-Qua tranh ảnh, hãy nhận xét sự phân bố dân cư
ở đơ thị nước ta? Giải thích?


HS: Phố xá nhà cửa san sát chen chút trong một
không gian diện tích hẹp.



Các đô thị ở nước ta tập trung chủ yếu ở các
đồng bằng, vì các đồng bằng có đủ điều kiện để
phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng tốt, dân cư đơng,
có nguồn lao động dồi dào.


<b>Hoạt động 3</b>


GV: Sử dụng bảng 3.1, dân số thành thị và tỉ lệ
dân thành thị nước ta thời kì 1985 – 2003


-Dựa vào bảng 3.1, hãy nhận xét về số dân
thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta?


HS: Số dân thành thị tăng nhanh qua các thời kì
từ năm 1985 – 2003.


GV: Sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị đã phản ánh
q trình đơ thị hóa ở nước ta diễn ra như thế


sống ở nông thôn (74%) thành thị
(26%) (2003).


<b>II/ Các loại hình quần cư</b>
<b> 1/ Quần cư nơng thôn</b>


-Ở nông thôn người dân sống
tập trung thành các điểm dân cư
với qui mô dân số khác nhau.
-Hoạt động kinh tế chủ yếu là


nông nghiệp.


<b>2/ Quần cư thành thị</b>


-Các đơ thị nhất là các đơ thị
lớn của nước ta có mật độ dân số
rất cao.


-Các thành phố là những trung
tâm kinh tế, chính trị, văn hóa,
khoa học kỹ thuật lớn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

nào?


HS: Q trình đơ thị hóa ở nước ta diễn ra nhanh
với qui mơ rộng lớn.


GV: Hãy lấy ví dụ minh họa về việc mở rộng qui
mô các thành phố ở nước ta?


HS: Thành phố Hồ Chí Minh đang mở rộng về
phía bắc, tây bắc, tây nam.


Thành phố Hà Nội đang mở rộng từ chỉ trên
900 Km2<sub> lên hơn 3000 Km</sub>2


-Quá trình đơ thị hóa ở nước ta
đang diễn ra với tốc độ ngày
càng cao, tuy nhiên trình độ đơ
thị hóa cịn thấp.



<b>4.4/ Củng cố – Luyện tập</b>


-Năm 2003 mật độ dân số của nước ta là?


a/ 240 người / Km2 <sub>b/ 245 người / Km</sub>2


c/ 246 người / Km2 <sub>d/ 247 người / Km</sub>2


(Caâu c)


-Dựa vào lược đồ, hãy cho biết dân cư nước ta tập trung đông đúc chủ yếu ở những
vùng nào? Thưa thớt ở những vùng nào?


(Dân cư tập trung đông đúc chủ yếu ở các đồng bằng, ven biển và các đô thị, thưa
thớt ở miền núi, cao nguyên)


<b>4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà</b>


Về nhà kết hợp SGK các em học lại bài, qua thực tế tìm hiểu xem nơi em đang
sinh sống thuộc loại quần cư gì? Sau đó làm bài tập trong tập bản đồ địa lí. Xem và
chuẩn bị bài 4 “Lao động và việc làm, chất lượng cuộc sống” ở bài này các em lưu ý
các nội dung trọng tâm sau:


-Về nguồn lao động: qua lược đồ 4.1 SGK nhận xét cơ cấu lực lượng lao động giữa
thành thị và nơng thơn, giải thích. Nhận xét chất lượng của lực lượng lao động ở
nước ta, giải pháp nâng cao chất lượng lao động ở nước ta.


-Về chất lượng cuộc sống: qua thực tế cuộc sống, hãy tìm ra những thành tựu trong
quá trình nâng cao chất lượng cuộc sống trong cộng đồng và gia đình em.



<b>5/ Rút kinh nghiệm</b>
<b>*Nội dung:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13></div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

Tiết: ………..


Ngày dạy: ………/……../ 200….


<b>Bài 4 LAO ĐỘNG VAØ VIỆC LAØM.</b>
<b> CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG</b>
<b>1/ Mục tiêu bài học</b>


Sau baøi học, học sinh cần


<b>a/ Kiến thức</b>


-Hiểu và trình bài được đặc điểm của nguồn lao động và việc sử dụng lao động ở
nước ta.


-Biết sơ lược về chất lượng cuộc sống và việc nâng cao chất lượng cuộc sống của
nhân dân ta.


<b>b/ Kyõ naêng</b>


Biết nhận xét các biểu đồ.


<b>c/ Thái độ</b>


-Hướng các em có đuợc định hướng trong việc lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân
trong tương lai.



<b>2/ Chuẩn bị</b>


a/ Giáo viên:


-Biểu đồ cơ cấu lực lượng lao động phân theo thành thị nông thôn và theo đào tạo
năm 2003.


-Biểu đồ cơ cấu sử dụng lao động theo ngành năm 1999 và 2003 (%).
b/ Học sinh:


-SGK – Tập bản đồ


<b>3/ Phương pháp dạy học</b>


-Phương pháp trực quan so sánh.
-Phương pháp thảo luận nhóm.


<b>4/ Tiến trình tiết dạy</b>
<b>4.1/ Ổn định – Tổ chức</b>


*Giáo viên: Kiểm tra sỉ số học sinh.
*Học sinh: Báo cáo.


<b>4.2/ Kiểm tra bài cũ</b>


- Năm 2003 mật độ dân số của nước ta là? (3 điểm)
a/ 240 người / Km2 <sub>b/ 245 người / Km</sub>2


c/ 246 người / Km2 <sub>d/ 247 người / Km</sub>2



(Caâu c)


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

( +Làng. Aáp (người Kinh)


+Bản (người Tày, Thái, Mường)


+Buôn, Plây (các dân tộc ở Trường Sơn – Tây Nguyên)
+Phum, sóc (người Khơ me))


<b>4.3/ Giảng bài mới</b>


<b>Hoạt động của GV và HS</b> <b>Nội dung bài học</b>


Nước ta có lực lượng lao động dồi dào, trong thời
gian qua nước ta đã có nhiều cố gắng giải quyết
việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống người
dân.


<b>Hoạt động 1</b>


GV: Yêu cầu học sinh đọc to phần kênh chữ ở
mục 1 trong SGK, sau đó sử dụng biểu đồ H4.1,
Biểu đồ cơ cấu lực lượng lao động phân theo
thành thị, nông thôn và theo đào tạo, năm 2003
(%). Tiếp theo giáo viên chia lớp thành 4 nhóm
thảo luận


-Nhóm 1,2, thảo luận: nhận xét cơ cấu lực
lượng lao động giữa thành thị và nơng thơn? Giải


thích?


-Nhóm 3,4, thảo luận: Nhận xét chất lượng của
lực lượng lao động ở nước ta? Để nâng cao chất
lượng lực lượng lao động cần có giải pháp gì?
(Thời gian thảo luận 4 phút)


Sau 4 phút thảo luận giáo viên yêu cầu các
nhóm lần lượt trình bày, giáo viên u cầu các
nhóm nhận xét bổ sung, sau đó giáo viên nhận
xét, hồn chỉnh.


-Nguyễn nhân cơ cấu lực lượng lao động ở nơng
thơn chiếm tỉ lệ cao gì từ trước đến nay nền kinh
tế nước ta chủ yếu dựa vào nông nghiệp là chính,
nên phần lớn dân số nước ta sinh sống ở nông
thôn.


-Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của
lực lượng lao động ở nước ta là: mở rộng nhiều
loại hình đào tạo nghề, dạy nghề, hướng nghiệp …


<b>I/ Nguồn lao động và sử dụng</b>
<b>lao động</b>


<b> 1/ Nguồn lao động</b>


-Nguồn lao động của nước ta
dồi dào và tăng nhanh, bình quân
mỗi năm tăng thêm 1 triệu lao


động.


-Lực lượng lao động nông thôn
chiếm 75,8%, thành thị chiếm
24,2% (2003).


-Lao động qua đào tạo chiếm
21,2%, không qua đào tạo chiếm
78,8% (2003).


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

GV: Sử dụng biểu đồ H4.2, biểu đồ cơ cấu sử
dụng lao động theo ngành năm 1999 và 2003 (%)
-Qua biểu đồ, nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi
cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta?


HS: -Nông – lâm – ngư nghiệp giảm từ 71,5%
(1989) xuống 59,6% (2003).


-Công nghiệp – xây dựng tăng từ 11,2%
(1989) lên 16,4% (2003).


-Dịch vụ tăng từ 17,3% (1989) lên 24%
(2003).


<b>Hoạt động 2</b>


GV: Yêu cầu học sinh đọc to phần kênh chữ ở
mục II trong SGK.


-Để giải quyết vấn đề việc làm, theo em cần có


những giải pháp nào?


HS: -Phân bố lại lao động ở các vùng hợp lí
-Đa dạng hoá hoạt động kinh tế ở nông thôn
-Phát triển công nghiệp, dịch vụ ở các đô thị.
-Đào tạo dạy nghề, hướng nghiệp và giới
thiệu việc làm.


<b>Hoạt động 3</b>


GV: Bằng những thực tế trong cuộc sống và của
gia đình, em hãy cho biết những tính hiệu quan
trọng thể hiện chất lượng cuộc sống của nhân dân
ta được cải thiện và nâng cao trong thời gian qua?
HS: -Thu nhập tăng.


-Tuổi thọ tăng, nam tuổi thọ trung bình là
67,4 tuổi và nữ là 74 tuổi (1999).


-Tỉ lệ người lớn biết chữ chiếm 90,3%
(1999). Trẻ em suy dinh dưỡng giảm, nhiều dịch
bệnh bị đẩy lùi.


<b>Giáo viên: Với những thành tựu đạt được như</b>
<b>trên, tuy nhiên xét ở gốc độ về kinh tế thì chất</b>
<b>lượng cuộc sống của nhân dân ta chưa cao, do</b>
<b>mơi trường cịn nhiều hạn chế nhất là sự ô</b>
<b>nhiễm trong thời gian gần đây do sự phát triển</b>
<b>kinh tế nhanh nhằm đáp ứng yêu cầu cuộc</b>
<b>sống.</b>



Cùng với quá trình đổi mới nền
kinh tế – xã hội, số lao động có
việc làm ngày càng tăng từ 30,1
triệu người (1991) lên 41,3 triệu
người (2003).


<b>II/ Vấn đề việc làm</b>


Nguồn lào động dồi dào trong
điều kiện kinh tế chưa phát triển
tạo nên sức ép rất lớn đối với
vấn đề giải quyết việc làm ở
nước ta hiện nay.


<b>III/ Chất lượng cuộc sống</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

<b>4.4/ Củng cố – Luyện tập</b>


-Năm 2003 tỉ lệ lao động không qua đào tạo ở nước ta là?


a/ 77% b/ 78% c/ 78.5% d/ 78,8%


( Caâu d)


-Cho biết những thành tựu trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân ta
trong thời gian qua?


(Thu nhập tăng, tuổi thọ tăng, tỉ lệ người lớn biết chữ tăng, trẻ em suy dinh dưỡng
giảm, nhiều bệnh dịch bị đẩy lùi)



<b>4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà</b>


Về nhà kết hợp sách giáo khoa các em học lại bài, làm bài tập số 3 trang 17
(SGK) và các bài tập trong tập bản đồ địa lí.


Xem và chuẩn bị bài 5 “Thực hành: phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989
và năm 1999”, ở bài thực hành này các em lưu ý:


-Dựa vào hai tháp dân số trong sách giáo khoa, kết hợp những yêu cầu của câu
thực hành số 1 so sánh hai tháp dân số theo yêu cầu.


-Từ bài số 1 và những hiểu biết so sánh sự thay đổi cơ cấu dân số ở nước ta.
-Dựa vào những kiến thức đã học giải quyết những yêu cầu của bài số 3.


<b>5/ Rút kinh nghiệm</b>
<b>*Nội dung:</b>


-Ưu điểm: ………..
………
……….
………
………
-Khuyết điểm: ……….
……….
*<b>Phương pháp:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

Tiết: ………..


Ngày dạy: ………/……../ 200….



<b>Bài 5 </b>

<b>THỰC HÀNH</b>



<b>PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH THÁP </b>
<b>DÂN SỐ NĂM 1989 VÀ NĂM 1999</b>
<b>1/ Mục tiêu bài học</b>


Sau bài học, học sinh cần


<b> a/ Kiến thức</b>


-Biết phân tích, so sánh tháp dân số.


-Tìm được sự thay đổi và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta.


<b> b/ Kyõ naêng</b>


-Xác lập được mối quan hệ giữa gia tăng dân số với cơ cấu dân số theo độ tuổi,
giữa dân số và sự phát triển kinh tế – xã hội.


<b>c/ Thái độ</b>


-Có trách nhiệm với cộng đồng về quy mơ gia đình hợp lý.


<b>2/ Chuẩn bị</b>


a/ Giáo viên


-Tháp dân số Việt Nam năm 1989 và 1999.



-Tư liệu, tranh ảnh về vấn đề kế hoạch hố gia đình ở Việt Nam những năm cuối
thế kỉ XX.


b/ Hoïc sinh


-SGK – Tập bản đồ.


<b>3/ Phương pháp dạy học</b>


-Trực quan, so sánh.


-Phương pháp thảo luận nhóm.


<b>4/ Tiến trình tiết dạy</b>
<b>4.1/ Ổn định – Tổ chức</b>


*Giáo viên: Kiểm tra sỉ số học sinh.
*Học sinh: Baùo caùo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

<b>Hoạt động của GV và HS</b> <b>Nội dung bài học</b>
<b>Hoạt động 1</b>


GV: Yêu cầu học sinh đọc to những yêu cầu của
bài tập số 1 và sử dụng tháp dân số Việt Nam
năm 1989 và 1999.


Sau đó chia lớp thành 6 nhóm thảo luận (thời
gian 4 phút)


-Nhóm 1,2 thảo luận: So sánh hình dạng hai


tháp dân số 1989 và 1999.


-Nhóm 3,4 thảo luận: phân tích, so sánh cơ cấu
dân số theo độ tuổi.


-Nhóm 5,6 thảo luận: Phân tích, so sánh tỉ lệ
dân phụ thuộc ở hai tháp 1989 và 1999.


Sau 4 phút thảo luận giáo viên u cầu các
nhóm lần lượt trình bày, cuối cùng giáo viên nhận
xét, tóm tắt bổ sung và hồn chỉnh.


<b>Hoạt động 2</b>


GV: Yêu cầu học sinh nhận xét về sự thay đổi
của cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta thông
qua kết quả của bài tập 1.


Sau khi gọi 1 đến 2 em nêu ý kiến, giáo viên
chuẩn kiến thức.


<b>Hoạt động 3</b>


GV: Chia lớp thành 4 nhóm để thảo luận (thời
gian 5 phút).


-Nhóm 1,2 thảo luận: Nêu những thuận lợi và
khó khăn cho sự phát triển kinh tế – xã hội của
cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta.



<b>1/ Bàøi tập số 1</b>


<b> </b>-Hình dạng hai tháp: Đều có
đáy rộng, đỉnh nhọn, sườn dốc
nhưng đáy tháp ở nhóm từ 0 – 14
tuổi của tháp tuổi năm 1999 thu
hẹp hơn so với tháp tuổi năm
1989.


-Cơ cấu dân số theo độ tuổi:
Tuổi dưới và trong độ tuổi lao
động đều cao song độ tuổi dưới
tuổi lao động của năm 1999 nhỏ
hơn 1989. Độ tuổi lao động và
ngoài lao động năm 1999 cao
hơn năm 1989.


-Tỉ lệ dân số phụ thuộc: Ở hai
tháp tuổi đều cao, song năm
1999 nhỏ hơn năm 1989.


<b>2/ Bài tập số 2</b>


-Sự thay đổi cơ cấu dân số theo
độ tuổi ở nước ta có sự thay đổi,
tỉ lệ trẻ em giảm, tỉ lệ người
trong độ tuổi lao động và ngoài
độ tuổi lao động tăng.


-Nguyên nhân: Do thực hiện tốt


kế hoạch hố gia đình và nâng
cao chất lượng cuộc sống.


<b>3/ Bài tập số 3</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

-Nhóm 3,4 thảo luận: Tìm những biện pháp để
từng bước khắc phục khó khăn.


Sau 5 phút thảo luận, giáo viên u cầu các
nhóm lần lượt trình bày, cuối cùng giáo viên nhận
xét, chuẩn kiến thức


+Khó khăn: Thiếu việc làm,
chất lượng cuộc sống chậm cải
thiện.


-Những biện pháp khắc phục:
Giảm tỉ lệ sinh bằng cách thực
hiện tốt chính sách kế hoạch
hoá gia đình, nâng cao chất
lượng cuộc sống người dân.


<b>4.4/ Củng cố – Luyện tập</b>


-Chọn ý đúng trong câu sau


Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta đang có sự thay đổi theo hướng giảm tỉ lệ:
a/ Trẻ em, tăng tỉ lệ người trong và ngoài tuổi lao động.


b/ Người trong độ tuổi lao động, tăng tỉ lệ trẻ em và người ngoài tuổi lao động.


c/ Người ngoài tuổi lao động, tăng tỉ lệ trẻ em và người trong độ tuổi lao động.
(Câu a)


-Các câu sau đúng hay sai? Tại sao?


a/ Tháp dân số năm 1999 của nước ta thuộc loại dân số già.


b/ Giảm tỉ lệ sinh là nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội
ở nước ta.


<b>4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà</b>


Về nhà vận dụng những kiến thức đã học các em thực hiện lại vào tập bản đồ, sau
đó xem và chuẩn bị bài 6 “ Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam” ở bài này các em
cần lưu ý các nội dung trọng tâm sau:


-Những diễn biến của nền kinh tế nước ta trước thời kì đổi mới, nhất là giai đoạn
nền kinh tế nước ta rơi vào khủng hoảng.


-Trong thời kì đổi mới, nền kinh tế nước ta chuyển dịch như thế nào?
-Tìm những thành tựu của nền kinh tế nước ta trong thời kì đổi mới.


<b>5/ Rút kinh nghiệm</b>
<b> *Nội dung:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21></div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

Tiết: ………..


Ngày dạy: ………/……../ 200….


<b>ĐỊA LÍ KINH TẾ VIỆT NAM</b>




<b>Bài 6 SỰ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM</b>
<b>1/ Mục tiêu bài học</b>


Sau bài học, học sinh cần.
<b>a/ Kiến thức</b>


-Có những hiểu biết về quá trình phát triển kinh tế nước ta trong thập kỉ gần đây.
-Hiểu được xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, những thành tựu và thách thức
trong q trình phát triển.


<b> b/ Kó năng</b>


-Có kĩ năng phân tích biểu đồ về q trình diễn biến của hiện tượng địa lí (ở đây là
sự diễn biến về tỉ trọng của ngành kinh tế trong cơ cấu GDP).


-Rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ.


-Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ cơ cấu (biểu đồ tròn) và nhận xét biểu đồ.
<b>c/ Thái độ</b>


-Ra sức học tập để mai sau góp phần xây dựng q hương giàu đẹp.


<b>2/ Chuẩn bị</b>


a/ Giáo viên:


-Lược đồ các vùng kinh tế và vùng kinh tế trong điểm
-Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu GDP từ năm 1991 – 2002
b/ Học sinh:



-SGK – Tập bản đồ địa lí


<b>3/ Phương pháp dạy học</b>


-Phương pháp diễn giảng.


-Phương pháp trực quan, so sánh.


<b>4/ Tiến trình tiết dạy</b>
<b>4.1/ Ổn định - Tổ chức</b>


*Giáo viên: Kiểm tra sỉ số học sinh.
*Học sinh: Báo cáo


<b>4.2/ Kiểm tra bài cũ</b>
<b>4.3/ Giảng bài mới</b>


<b>Hoạt động của GV và HS</b> <b>Nội dung bài học</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.


<b>Hoạt động 1:</b>


GV: Yêu cầu học sinh đọc nội dung kênh chữ
mục I (SGK).


-Qua kiến thức trong sách giáo khoa, hãy cho
biết những diễn biến của nền kinh tế nước ta
trước ngày giải phóng Miền Nam 30/4/1975?


HS: Nền kinh tế kém phát triển.


-Cho biết những diễn biến tình hình kinh tế nước
ta từ sau ngày giải phóng đến khi đổi mới kinh
tế?


HS: Nền kinh tế bị khủng hoảng kéo dài.


<b>Hoạt động 2:</b>


GV: Bằng vốn hiểu biết, hãy cho biết nước ta bắt
đầu thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế vào
năm nào?


HS: Năm 1986 (sau Đại hội Đảng toàn quốc lần
VI).


GV: Sử dụng biểu đồ chuyển dịch cơ cấu GDP từ
năm 1991 – 2002.


-Dựa vào biểu đồ, hãy phân tích xu hướng
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Xu hướng này
thể hiện rõ ở những khu vực nào?


HS: Giảm tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp, tăng
tỉ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ.


GV: Haõy phân tích, thế nào là chuyển dịch cơ
cấu lãnh thổ?



HS: Hình thành các vùng chuyên canh nông
nghiệp, các lãnh thổ tập trung công nghiệp, dịch
vụ.


GV: Thế nào là chuyển dịch thành phần kinh teá?


<b>I/ Nền kinh tế nước ta trước</b>
<b>thời kì đổi mới</b>


-Nền kinh tế nước ta trước thời
kì đổi mới lạc hậu, kém phát
triển.


-Cuối thập kỉ 80 thế kỉ XX do
gắp nhiều khó khăn nền kinh tế
nước ta rơi vào khủng hoảng kéo
dài.


<b>II/ Nền kinh tế nước ta trong</b>
<b>thời kì đổi mới</b>


-Công cuộc đổi mới được triển
khai từ năm 1986 đã đưa nước ta
ra khỏi tình trạng khủng hoảng.


<b>1/ Sự chuyển dịch cơ cấu kinh</b>
<b>tế</b>


-Chuyển dịch cơ cấu ngành:
giảm tỉ trọng nông – lâm – ngư


nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp
xây dựng và dịch vụ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

HS: Chuyển từ khu vực nhà nước và tập thể sang
nền kinh tế nhiều thành phần.


GV: Keå tên các thành phần kinh tế sau khi
chuyển dịch?


HS: +Kinh tế nhà nước.
+Kinh tế tập the.å
+Kinh tế tư nhân.
+Kinh tế cá the.


+Kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi.


GV: Sử dụng lược đồ vùng kinh tế và kinh tế
trọng điểm.


-Dựa vào lược đồ, hãy xác định các vùng kinh tế
ở nước ta, phạm vi lãnh thổ các vùng kinh tế
trong điểm? Kể tên các vùng kinh tế giáp biển,
vùng kinh tế không giáp biển?


HS: -Nước ta có bảy vùng kinh tế:


+Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.
+Vùng đồng bằng sông Hồng.


+Vùng Bắc trung bộ.



+Vùng duyên hải Nam trung bo.ä
+Vùng Tây Nguyên.


+Vùng Đông nam bộ.


+Vùng đồng bằng sông Cửu Long.
-Nước ta có ba vùng kinh tế trọng điểm:
+Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ.
+Vùng kinh tế trọng điểm Miền trung.
+Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
-Các vùng kinh tế giáp biển:


+Vùng trung du và miền núi Bắc Bo.ä
+Vùng đồng bằng sông Hồng.


+Vuøng Bắc trung bộ.


+Vùng duyên hải Nam trung bộ.
+Vùng Đông nam bo.ä


+Vùng đồng bằng sông Cửu Long.
-Vùng Tây Nguyên không giáp biển.


GV: Bằng những kiến thức đã học và vốn hiểu


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

biết thực tế trong cuộc sống, hãy cho biết những
thành tựu đạt được của nền kinh tế nước ta sau
khi đổi mới?



HS: Kinh tế tăng trưởng vững chắc, cơ cấu kinh
tế chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hóa, sản
xuất hàng hóa hướng ra xuất khẩu, nước ta đang
hội nhập vào nền kinh tế thế giới.


GV: Bên cạnh những thành tựu đạt được, hãy
cho biết những thách thức khó khăn của nền kinh
tế nước ta hiện nay?


HS: Ở miền núi còn nhiều xã nghèo, tài nguyên
bị khai thác quá mức, mơi trường bị ơ nhiễm, các
chương trình phúc lợi xã hội chưa đáp ứng, những
biến động của thị trường.


<b>Giáo viên: Để nâng cao chất lượng cuộc sống </b>
<b>người dân buộc nền kinh tế phải tăng tốc dẫn </b>
<b>đến khai thác quá mức nguồn tài nguyên, </b>
<b>khoáng sản, hậu quả nguồn tài nguyên bị cạn </b>
<b>kiết, môi trường biến đổi ảnh hưởng đến cuộc </b>
<b>sống nhân dân.</b>


<b>2/ Những thành tựu và thách</b>
<b>thức</b>


<b>a/ Thành tựu</b>


-Kinh tế tăng trưởng tương đối
vững chắc.


-Cơ cấu kinh tế chuyển hướng


theo hướng công nghiệp hóa.
-Sản xuất hàng hóa hướng ra
xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư
nước ngoài.


-Nước ta đang trong quá trình
hội nhập vào nền kinh tế khu
vực và toàn cầu.


<b> b/ Thách thức </b>


-Ở miền núi còn xã nghèo.
-Tài nguyên bị khai thác quá
mức, môi trường bị ô nhiễm.
-Vấn đề việc làm, văn hóa,
giáo dục, y tế, xóa đói giảm
nghèo chưa đáp ứng.


-Những biến động của thị
trường thế giới và khu vực.


<b>4.4/ Củng cố – Luyện tập</b>


-Nền kinh tế nước ta bị rơi vào khủng hoảng vào thời gian nào?
a/ Nửa cuối thế kỉ XX b/ Cuối thập kỉ 80 thế kỉ XX
c/ Đầu thập kỉ 80 thế kỉ XX d/ Đầu thập kỉ 90 thế kỉ XX
(câu b)


-Nước ta đổi mới nền kinh tế vào năm nào?



a/ 1986 b/ 1987 c/ 1988 d/ 1989 (caâu a)


-Nêu những thành tựu của nền kinh tế nước ta sau thời kì đổi mới?


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

<b>4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà</b>


Về nhà kết hợp những kiến thức trong sách giáo khoa các em học kại bài, làm bài
tập số 2 trang 23 (SGK) và trong tập bản đồ. Sau đó xem và chuẩn bị bài mới bài 7
“Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp”, ở bài này các
em lưu ý các nội dung quan trọng sau:


-Về các nhân tố tự nhiên: Dựa vào sách giáo khoa các em tìm hiểu xem có
những nhân tố nào, chúng có mối liên hệ với nhau ra sao?


-Về các nhân tố xã hội: gồm những nhân tố nào? Nhân tố nào đóng vai trị quan
trọng nhất trong sự phát triển nền nơng nghiệp?


<b>5/ Rút kinh nghiệm</b>
<b> *Nội dung:</b>


-Ưu điểm: ………..
………
……….
………
………
-Khuyết điểm: ……….
……….
*<b>Phương pháp:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

Tiết: ………..



Ngày dạy: ………/……../ 200….


<b>Bài 7 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN </b>
<b>SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NƠNG NGHIỆP</b>
<b>1/ Mục tiêu bài học</b>


Sau bài học, học sinh cần
<b>a/ Kiến thức</b>


-Nắm được vai trò của các nhân tố tự nhiên và kinh tế xã hội đối với sự phát triển
và phân bố nông nghiệp ở nước ta.


-Thấy được những nhân tố này đã ảnh hưởng đến sự hình thành nền nơng nghiệp
nước ta là nền nông nghiệp nhiệt đới đang phát triển theo hướng thâm canh và
chun mơn hóa.


<b>b/ Kó năng</b>


-Có kĩ năng đánh giá giá trị kinh tế tài nguyên thiên nhiên.


-Biết sơ đồ hóa các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp.
-Liên hệ được với thực tiễn địa phương.


<b> c/ Thái độ</b>


-Có ý thức trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ tài ngun thiên nhiên.


<b>2/ Chuẩn bị</b>



a/ Giáo viên:


-Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
-Atlat địa lí Việt Nam.


b/ Hoïc sinh:


-SGK – Tập bản đồ địa lí.


<b>3/ Phương pháp dạy học</b>


-Phương pháp nêu vấn đề.


-Phương pháp đàm thoại gợi mở.


<b>4/ Tiến trình tiết dạy</b>
<b>4.1/ Ổn định – Tổ chức</b>


*Giáo viên: Kiểm tra sỉ số học sinh.
*Học sinh: Báo cáo.


<b>4.2/ Kiểm tra bài cũ</b>


-Cơng cuộc đổi mới nền kinh tế nước ta vào năm nào? (3 điểm)


a/ 1986 b/ 1987 c/ 1988 d/ 1989


(caâu a)


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

(Kinh tế tăng trưởng tương đối vững chắc. Cơ cấu kinh tế chuyển hướng theo


hướng cơng nghiệp hóa. Sản xuất hàng hóa hướng ra xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư
nước ngoài. Nước ta đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn
cầu)


<b>4.3/ Giảng bài mới</b>


<b>Hoạt động của GV và HS</b> <b>Nội dung bài học</b>


Nền nông ngghiệp nước ta là nền nông nghiệp
nhiệt đới, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của điều kiện
tự nhiên. Các điều kiện kinh tế – xã hội ngày
càng được cải thiện, đặc biệt là sự hổ trợ mở rộng
thị trường trong nước và xuất khẩu.


<b>Hoạt động 1:</b>


GV: Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát
triển và phân bố nông nghiệp là những nhân tố
nào?


HS: -Tài nguyên đất.
-Tài nguyên khí hậu.
-Tài nguyên nước.
-Tài nguyên sinh vật.


GV: Bằng vốn kiến thức đã học, hãy cho biết
nước ta có mấy nhóm đất chính? Kể tên?


HS: Nước ta có hai nhóm đất chính: đất phù sa
và đất feralít.



GV: Sử dụng bản đồ tự nhiên Việt Nam và yêu
cầu học sinh thực hiện trả lời theo sơ đồ sau.
Nơi phân bố
-Đất phù sa


Cây trồng


Nơi phân bố
-Đất feralít


Cây trồng
HS: -Đất phù sa


+Phân bố ở đồng bằng sông Hồng, sông
Cửu Long, duyên hải Miền Trung.


+Cây trồng: Lúa, hoa màu, cây công


<b>I/ Các nhân tố tự nhiên</b>


<b>1/ Tài nguyên đất</b>


-Đất là tài nguyên quí giá, là
tư liệu sản xuất không thể thay
thế được của ngành nông nghiệp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

nghiệp ngắn ngày.
-Đất feralít



+Phân bố ở trung du và miền núi.


+Cây trồng thích hợp cây cơng nghiệp lâu
năm.


GV: Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 8, hãy trình
bày đặc điểm chính của khí hậu nước ta?


HS: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ cao
quanh năm, lượng mưa phong phú, độ ẩm lớn.


GV: Hãy kể tên một số loại rau quả đặc trưng
theo mùa hoặc tiêu biểu theo địa phương?


HS: -Bắc Bộ: có vải thiều, mận, hồng, đào…
-Nam Bộ: sầu riêng, xoài, măng cụt, bưởi …
GV: Kể tên những khó khăn do khí hậu nước ta
mang lại?


HS: Bão, lũ lụt, hạn hán, gió phơn, sâu bệnh
phát triển.


GV: u cầu học sinh đọc to phần kênh chữ mục
3 trong SGK.


-Tại sao thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong
thâm canh nông nghiệp ở nước ta?


HS: Chống úng lụt trong mùa mưa, đảm bảo
nguồn nước tưới mùa khơ, mở rộng diện tích canh


tác tăng vụ.


GV: Hãy kể tên một số loại cây trồng vật nuôi
mà em biết?


HS: -Cây trồng: lúa, ngô, khoai, mía, đậu, cà
phê, cao su, tiêu, điều…


-Vật nuôi: Trâu, bò, lơn, gà, vòt …


<b>Giáo viên: Như vậy các em đã biết tài ngun</b>
<b>đất, nước, khí hậu, sinh vật đóng vai trị vơ</b>
<b>cùng quan trọng đối với cuôc sống con người,</b>
<b>nhất là đối với nước ta một nước từ trước đến</b>
<b>nay chủ yếu sống dựa vào nơng nghiệp. Vì vậy</b>


<b>2/ Tài nguyên khí hậu</b>


-Khí hậu nước ta mang tính chất
nhiệt đới ẩm gió mùa, nguồn
nhiệt, ẩm phong phú làm cho cây
cối xanh tươi quanh năm.


-Khí hậu nước ta phân hóa rõ
rệt theo chiều Bắc – Nam, theo
mùa và theo độ cao.


<b>3/ Tài nguyên nước</b>


-Nước ta có mạng lưới sơng


ngịi, ao hồ dày đặc có giá trị về
thủy lợi


<b>4/ Tài nguyên sinh vật</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

<b>chúng ta cần phải sử dụng các nguồn tài</b>
<b>nguyên trên một cách khoa học nhằm hạn chế</b>
<b>đến mức thấp nhất những thiệt hại có thể xảy</b>
<b>ra nhằm đảm bảo cho mơi trường sống chúng</b>
<b>ta trong sạch hơn, nền kinh tế chúng ta phát</b>
<b>triển hơn.</b>


<b>Hoạt động 2:</b>


GV: Qua kiến thức đã học, hãy nhắc lại dân số ở
nước ta hiện nay phân bố như thế nào?


HS: Năm 2003 có 74% dân số sống ở nông thôn,
60% lao động trong nông nghiệp.


GV: Sử dụng sơ đồ hệ thốngcơ sở vật chất kỹ
thuật trong nông nghiệp.


-Ngồi các cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có
trong sơ đồ, em hãy kể tên một số cơ sở vật chất
kỹ thuật trong nông nghiệp để minh họa rõ hơn?
HS: Các cơ sở chế tạo máy nông nghiệp vv


GV: Em hãy nêu rõ những chính sách cụ thể
trong phát triển nông nghiệp ở nước ta?



HS: Kinh tế hộ gia đình, trang trại, nơng nghiệp
hướng ra xuất khẩu.


GV: Theo em ngồi các chính sách trên, em có
thể đưa ra những ý tưởng nhằm nâng cao vai trị
của nền nơng nghiệp đối với nền kinh tế?


HS: -Phát huy thế mạnh của người lao động.
-Hoàn thiện cơ sở vật chất.


-Tạo nhiều mô hình sản xuất nơng nghiệp
thích hợp với từng địa phương.


-Mở rộng thị trường, ổn định đầu ra cho sản
phẩm.


GV: Qua thực tế cuộc sống, em hãy cho biết
những diễn biến của thị trường trong và ngoài
nước?


HS: -Trong nước: Sức mua cịn hạn chế, cịn khó
khăn trong chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp


<b>II/ Các nhân tố kinh tế – xã hội</b>
<b> 1/ Dân cư và lao động nông</b>
<b>thôn</b>


Năm 2003 có 74% dân số sống
ở nơng thơn, 60% lao động trong


nông nghiệp.


<b>2/ Cơ sở vật chất kỹ thuật</b>


Các cơ sở vật chất kỹ thuật
phục vụ trồng trọt, chăn nuôi
ngày càng được hồn thiện.


<b>3/ Chính sách phát triển nông</b>
<b>nghiệp</b>


-Phát triển kinh tế hộ gia đình,
trang trại, nơng nghiệp hướng ra
xuất khẩu.


<b> 4/ Thị trường trong và ngoài</b>
<b>nước</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

-Ngoài nước: Sự biến động của thị trường. chế, cịn khó khăn trong chuyển
đổi cơ cấu nông nghiệp.


-Ngoài nước: Sự biến động
của thị trường.




<b>4.4/ Củng cố – Luyện tập</b>


-Nhóm đất feralít có diện tích lớn nhất nước ta là?



a/ 15 trieäu ha b/ 16 trieäu ha c/ 17 trieäu ha d/ 18 trieäu ha
(caâu b)


-Năm 2003 ở nước ta có bao nhiêu % dân cư sinh sống ở nông thôn tham gia lao
động trong nông nghiệp?


a/ 40% b/ 50% c/ 60% d/ 70%


(câu c)


-Cho biết những chính sách cụ thể trong phát triển nền nông nghiệp nước ta hiện
nay?


(Phát triển kinh tế hộ gia đình, trang trại, nơng nghiệp hướng ra xuất khẩu)


<b>4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà </b>


Về nhà kết hợp sách giáo khoa các em học lại bài, làm bài tập trong tập bản đồ
địa lí, xem và chuẩn bị trườc bài 8 “Sự phát triển và phân bố nông nghiệp”, ở bài
này các em lưu ý các nội dung quan trọng sau.


-Về ngành trồng trọt: Các em lưu ý các bảng số liệu thể hiện giá trị của các
ngành trồng trọt ở nước ta, tìm hiểu sự phân bố của các loại cây công nghiệp lâu
năm và hàng năm ở nước ta.


-Về ngành chăn nuôi: Lưu ý số lượng đàn gia súc, gia cầm, các dịch bệnh thường
xảy ra ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi nước ta hiện nay.


<b>5/ Rút kinh nghiệm</b>
<b> *Nội dung:</b>



-Ưu điểm: ………..
………
……….
………
………
-Khuyết điểm: ……….
……….
*<b>Phương pháp:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32></div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

Tiết: ………..


Ngày dạy: ………/……../ 200….


<b>Bài 8 SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NƠNG NGHIỆP</b>
<b>1/ Mục tiêu bài học</b>


Sau bài học, học sinh cần


<b>a/ Kiến thức</b>


-Nắm được đặc điểm phát triển và phân bố một số cây trồng, vật nuôi chủ yếu và
một số xu hướng trong phát triển sản xuất nông nghiệp hiện nay.


-Nắm vững sự phân bố sản xuất nơng nghiệp với việc hình thành các vùng sản
xuất tập trung các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu.


<b>b/ Kó năng</b>


-Có kó năng phân tích bảng số liệu.



-Rèn luyện kĩ năng phân tích sơ đồ ma trận về phân bố các cây công nghiệp chủ
yếu theo vùng.


<b> c/ Thái độ</b>


-Có ý thức u thiên nhiên, u lao động.


<b>2/ Chuẩn bị</b>


a/ Giáo viên


-Lược đồ nơng nghiệp Việt Nam.
-Lước đồ kinh tế chung Việt Nam.
b/ Học sinh


-SGK – Tập bản đồ địa lí


<b>3/ Phương pháp dạy học</b>


-Phương pháp trực quan, so sánh bảng số liệu.
-Phương pháp đàm thoại, giải quyết vấn đề.


<b>4/ Tiến trình tiết dạy</b>
<b>4.1/ Ổn định – Tổ chức</b>


*Giáo viên: Kiểm tra sỉ số học sinh.
*Học sinh: Báo cáo.


<b>4.2/ Kiểm tra bài cũ</b>



-Hiện nay diện tích đất nơng nghiệp ở nước ta hơn? (3 điểm)


a/ 7 trieäu ha b/ 8 trieäu ha c/ 8,5 trieäu ha d/ 9 triệu ha
(câu d)


-Cho biết những chính sách cụ thể trong phát triển nền nông nghiệp nước ta?
(7 điểm)


((Phát triển kinh tế hộ gia đình, trang trại, nơng nghiệp hướng ra xuất khẩu)


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

<b>Hoạt động của GV và HS</b> <b>Nội dung bài học</b>


Nơng nghiệp nước ta có những bước phát triển
vững chắc, trở thành ngành sản xuất hàng hóa
lớn. Năng xuất và sản lượng cây lương thức liên
tục tăng. Nhiều cùng chuyên canh cây công
nghiệp được mở rộng, chăn nuôi cũng phát triển
đáng kể.


<b>Hoạt động 1:</b>


GV: Sử dụng bảng 8.1, cơ cấu giá trị sản xuất
ngành trồng trọt (%).


-Dựa vào bảng 8.1, hãy nhận xét sự thay đổi tỉ
trọng cây lượng thực và cây công nghiệp trong cơ
cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt. Sự thay đổi
đó nói lên điều gì?



HS: -Tỉ trọng cây lương thực, ăn quả, rau đậu
giảm.


-Tỉ trọng cây công nghiệp tăng.


Sự giảm tỉ trọng đó cho thấy nước ta đang thốt
khỏi tình trạng độc canh cây lúa. Tăng tỉ trọng
cây công nghiệp cho thấy nước ta đang phát triển
mạnh nền nơng nghiệp hàng hóa làm nguyên liệu
cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.


GV: Sử dụng bảng 8.2, một số chỉ tiêu sản xuất
lúa.


-Dựa vào bảng 8.2, hãy trình bày các thành tựu
chủ yếu trong sản xuất lúa thời kì 1980 – 2002?
HS: -Về diện tích: từ năm 1980 – 2002 tăng 1904
ha.


-Về năng suất lúa: từ năm 1980 – 2002 tăng
25,1 tạ/ha, tăng gấp 2 lần.


-Về sản lượng lúa: từ năm 1980 – 2002 tăng
22,8 triệu tấn, tăng gấp 3 lần.


-Về sản lượng lúa bình quần đầu người: từ
năm 1980 – 2002 tăng 215 kg/người/năm, tăng
gấp 2 lần.


GV: Sử dụng lược đồ nông nghiệp Việt Nam.


-Tìm chỉ trên lược đồ các vùng trồng lúa chủ
yếu ở nước ta?


<b>I/ Ngành trồng trọt</b>


<b>1/ Cây lương thực</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

HS: -Đồng bằng sông Hồng.
-Đồng bằng sông Cửu Long.
-Duyên hải miền Trung.


GV: Sử dụng bảng 8.3, các cây công nghiệp chủ
yếu và các vùng phân bố chính.


-Dựa vào bảng 8.3, hãy nêu sự phân bố các cây
công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu
năm chủ yếu ở nước ta?


HS: -Cây công nghiệp hàng năm: được trồng hầu
hết ở các vùng, nhưng tập trung chủ yếu ở các
vùng đồng bằng.


-Các cây công nghiệp lâu năm: được trồng
nhiều nhất ở vùng Tây Nguyên và vùng Đông
Nam Bộ.


<b>Giáo viên: Với việc thay đổi cơ cấu cây trồng,</b>
<b>từ việc phá thế độc canh cây lúa, mở rộng diện</b>
<b>tích trồng cây cơng nghiệp, một mặt chúng ta</b>
<b>tăng nguồn thu nhập từ nông nghiệp, một mặt</b>


<b>chúng ta góp phần phủ xanh đất trống đồi trọt</b>
<b>đó cũng là một biện pháp bảo vệ môi trường</b>
<b>một cách có hiệu quả, làm cho môi trường</b>
<b>chúng ta trong lành hơn, tốt đẹp hơn.</b>


GV: Hãy kể tên một số cây ăn quả đặc trưng của
Nam bộ? Tại sao Nam bộ lại trồng nhiều cây ăn
quả có giá trị?


HS: -Các loại cây ăn quả đặc trưng như: Sầu
riêng, măng cụt, xoài, vú sửa, bưởi vv.


-Vì Nam bộ có khí hậu cận xích đạo ẩm,
mưa nhiều, đất đai màu mở.


<b>Hoạt động 2:</b>


GV: Sử dụng lược đồ nông nghiệp Việt Nam.
-Dựa vào lược đồ, hãy cho biết trâu, bị được
ni nhiều nhất ở vùng nào trên lãnh thổ nước ta?
HS: Trâu, bò được nuôi nhiều nhất ở vùng trung
du và miền núi Bắc Bộ, Duyên hải Nam Trung
Bộ.


GV: Quan sát lược đồ, tìm xác định các vùng


<b> 2</b>/ <b>Cây công nghiệp</b>


-Việc đẩy mạnh trồng cây cơng
nghiệp đã tạo ra ácc sản phẩm


có giá trị xuất khẩu, cung cấp
nguyên liệu cho ngành công
nghiệp chế biến


-Nước ta có nhiều điều kiện
thuận lợi để phát triển cây công
nghiệp, nhất là cây công nghiệp
lâu năm.


<b> 3/ Cây ăn quả</b>


Do khí hậu phân hóa và tài
nguyên đất đa dạng, nước ta có
nhiều loại quả ngon, được thị
trường ưa chuộng.


<b>II/ Ngành chăn nuôi</b>
<b> 1/ Chăn nuôi trâu, bò</b>


Năm 2002, đàn bị có trên 4
triệu con, đàn trâu khoảng 3
triệu con. Trâu ni lấy sức kéo,
bị ni lấy thịt, sửa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

nuôi lợn chủ yếu ở nước ta?


HS: Đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long.
-Vì sao lợn được ni nhiều nhất ở các vùng
này?



HS: Vì có nguồn thức ăn dồi dào, thị trường đông
dân cư.


-Trong thời gian qua, chăn ni lơn ở nước ta
gặp khó khăn gì?


HS: Bệnh lở mồm long móng, bệnh dịch tai
xanh.


GV: Hãy cho biết trong thời gian qua, chăn nuôi
gia cầm ở nước ta gặp phải khó khăn gì?


HS: Dịch bệnh H5N1 thường xuyên xảy ra.


Năm 1990 cả nước có trên 12
triệu con, năm 2002 tăng 23 triệu
con.


<b>3/ Chăn nuôi gia cầm</b>


Năm 2003 có hơn 230 triệu
con, chăn ni gia cầm phát triển
nhanh ở đồng bằng.


<b>4.4/ Củng cố – Luyện tập</b>


-Giá trị sản xuất cây lượng thực trong ngành trồng trọt năm 2002 chiếm tỉ trọng là?


a/ 60,8% b/ 70% c/ 75% d/ 80%



(caâu a)


-Tìm chỉ trên lược đồ các vùng trồng nhiều cây công nghiệp lâu năm nhất nước ta?
(Tây Ngun và vùng Đơng Nam Bộ)


-Tìm chỉ trên lược đồ các vùng chăn ni trâu, bị, lợn gia cầm ở nước ta?
(học sinh tìm chỉ trêbn lược đồ)


<b>4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học tập ở nhà</b>


Về nhà kết hợp sách giáo khoa, các bảng số liệu, các em học lại bài, làm bài tập
trong tập bản đồ địa lí. Sau đó xem và chuẩn bị bài 9 “Sự phát triển và phân bố lâm
nghiệp, thủy sản”, ở bài này các em lưu ý các phần trọng tâm sau:


-Về tài nguyên rừng: Xác định diện tích và tỉ lệ che phủ của rừng ở nước ta, phân
tích ý nghĩa của từng loại rừng trong thiên nhiên.


-Tìm những nguyên nhân làm cho diện tích rừng nước ta bị thu hẹp, biện pháp
khắc phục.


-Về nguồn lợi thủy sản: Tìm xem vùng biển nước ta có những ngư trường đánh bắt
quan trọng nào? Những tiềm năng để ni trồng thủy sản? Những khó khăn trong
q trình khai thác thủy sản?


<b>5/ Rút kinh nghiệm</b>
<b> *Nội dung:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

………
………
-Khuyết điểm: ……….


……….
*<b>Phương pháp:</b>


-Ưu điểm: ………..
………
……….
………
………..
-Khuyết điểm: ……….
……….


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

Tiết: ………..


Ngày dạy: ………/……../ 200….


<b>Bài 9 SỰ PHÁT TRIỂN VAØ PHÂN BỐ </b>
<b> LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN</b>
<b>1/ Mục tiêu bài học</b>


Sau bài học, học sinh cần


<b> a/ Kiến thức</b>


-Nắm được các loại rừng ở nước ta, vai trò của ngành lâm nghiệp trong việc phát
triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường.


-Biết được các khu vực phân bố chủ yếu của ngành lâm nghiệp.


-Thấy được nước ta có nguồn lợi khá lớn về thuỷ sản, cả thủy sản nước ngọt, nước
lợ, nước mặn. Những xu hướng mới trong phát triển và phân bố ngành thủy sản.



<b> b/ Kó năng</b>


Có kĩ năng làm việc với lược đồ, bản đồ.


<b> c/ Thái độ </b>


-Có ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ mơi trường nước.


<b>2/ Chuẩn bị</b>


a/ Giáo viên


-Lược đồ lâm nghiệp, thủy sản Việt Nam.
-Lược đồ kinh tế chung Việt Nam.


b/ Hoïc sinh


-SGK – Tập bản đồ địa lí


<b>3/ Phương pháp dạy học</b>


-Phương pháp trực quan.


-Phương pháp giải quyết vấn đề.


<b>4/ Tiến trình tiết dạy</b>
<b>4.1/ Ổn định – Tổ chức</b>


*Giáo viên: Kiểm tra sỉ số học sinh.


*Học sinh: Báo cáo.


<b>4.2/ Kiểm tra bài cũ</b>


-Các loại cây trồng sau đây, loại cây nào thuộc cây công nghiệp lâu năm?
(3 điểm)


a/ Mía- mì –đậu phộng, tiêu b/ Mía- mì –đậu phộng, điều
c/ Cao su- chè – tiêu – điều d/ Cao su- chè – cà phê – mía
(câu c)


-Cho biết giá trị của các loại cây công nghiệp lâu năm? (7 điểm)


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

<b>4.3/ Giảng bài mới</b>


<b>Hoạt động của GV và HS</b> <b>Nội dung bài học</b>


Nước ta có ¾ diện tích là đồi núi và đường bờ
biển dài 3260 km, đó là điều kiện thuận lợi để
phát triển lâm nghiệp, thủy sản. Lâm nghiệp và
thủy sản đã có đóng góp to lớn cho nền kinh tế
đất nước.


<b>Hoạt động 1:</b>


GV: Sử dụng lược đồ lâm nghiệp, thủy sản Việt
Nam, kết hợp kênh chữ mục 1 (phần I) và thực tế
để trả lới câu hỏi.


-Năm 2000 diện tích đất lâm nghiệp có rừng


nước ta có diện tích là bao nhiêu? Tỉ lệ che phủ
rừng? Tỉ lệ này cao hay thấp, vì sao?


HS: -Diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 11,6
triệu ha (2000)


-Tỉ lệ che phủ đạt 35%


-Tỉ lệ này còn thấp so với diện tích đất tự
nhiên tồn quốc, vì theo qui định độ che phủ rừng
so với diện tích đất tự nhiên toàn quốc phải đạt
45%.


GV: Sử dụng bảng 9.1, diện tích rừng nước ta,
năm 2000 (nghìn ha)


-Dựa vào bảng 9.1, hãy cho biết nước ta có
những loại rừng nào? Cơ cấu các loại rừng?


HS: Nước ta có ba loại rừng


-Rừng sản xuất chiếm diện tích 4733 nghìn
ha.


-Rừng phòng hộ chiếm diện tích 5397,5
nghìn ha.


-Rừng đặc dụng chiếm diện tích 1442,5
nghìn ha.



GV: Nêu vai trò của từng loại rừng đối với việc
phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường
ở nước ta?


HS: -Rừng sản xuất: cung cấp gỗ cho công
nghiệp chế biến và xuất khẩu, tăng thu nhập.


<b>I/ Lâm nghiệp</b>
<b> 1/ Tài nguyên rừng</b>


-Năm 2000 tổng diện tích đất
lâm nghiệp có rừng gần 11,6
triệu ha, độ che phủ chung toàn
quốc là 35%.


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

-Rừng phòng hộ: phòng chống thiên tai,
-Rừng đặc dụng: là các khu dự trữ thiên
nhiên (các loại động thực vật quí hiếm)


<b>Giáo viên: Như chúng ta đã biết rừng có vai</b>
<b>trị rất quan trọng đối với cuộc sống của con</b>
<b>người, trong thời gian qua dù có nhiều cố gắng</b>
<b>trong việc trồng, bảo vệ rừng nhằm tăng tỉ lệ</b>
<b>che phủ của rừng theo qui định, nhưng rừng ở</b>
<b>nước ta vẫn bị thu hẹp diện tích. Do đó nhiệm</b>
<b>vụ hàng đầu hiện nay, chúng ta cần đẩy mạnh</b>
<b>trồng và bảo vệ rừng, trồng và bảo vệ rừng là</b>
<b>bảo vệ sự sống của chúng ta.</b>


GV: Sử dụng lược đồ lâm nghiệp Việt Nam.



-Dựa vào lược đồ, hãy cho biết khai thác lâm sản
tập trung chủ yếu ở đâu, hàng năm nước ta khai
thác bao nhiêu triệu m3<sub> gỗ?</sub>


HS: Khai thác gỗ tập trung chủ yếu ở miền núi
và trung du, hàng năm nước ta khai thác khoảng
2,5 triệu m3<sub> gỗ.</sub>


GV: Cho biết những phương hướng trong chiến
lược phát triển ngành lâm nghiệp ở nước ta?


HS: Phấn đấu đến năm 2010 trồng mới 5 triệu ha
rừng, đưa tỉ lệ che phủ lên 45%.


GV: Việc đầu tư trồng rừng đem lại lợi ích gì?
Tại sao chúng ta vừa khai thác vừa bảo vệ rừng?
HS: -Lợi ích của việc trồng rừng là bảo vệ được
mơi trường tự nhiên.


-Vừa khai thác vừa bảo vệ rừng là để tăng
thu nhập, cân bằng được hệ sinh thái.


<b>Hoạt động 2:</b>


GV: Sử dụng lược đồ lâm nghiệp, thủy sản Việt
Nam.


-Dựa vào lược đồ và vốn hiểu biết, hãy cho biết
nước ta có những tiềm năng gì để phát triển


ngành khai thác, ni trồng thủy sản?


HS: Có vùng biển rộng trên 1 triệu km2<sub>, bờ biển</sub>


dài có nhiều đầm phá, vũng vịnh, có hệ thống


<b>2/ Sự phát triển và phân bố</b>
<b>lâm nghiệp</b>


-Hàng năm khai thác 2,5 triệu
m3<sub> gỗ ở khu vực rừng sản xuất.</sub>


-Khai thác gỗ phải gắn liền với
trồng mới bảo vệ rừng.


-Phấn đấu đến năm 2010 trồng
mới 5 triệu ha rừng, đưa tỉ lệ che
phủ rừng là 45%.


<b>II/ Ngành thủy sản</b>
<b> 1/ Nguồn lợi thủy sản</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

sơng ngịi, ao hồ dày đặc, vùng biển có nhiều ngư
trường cá trọng điểm.


GV: Yêu cầu học sinh tìm xác định trên lược đồ
các ngư trường cá quan trọng ở vùng biển nước
ta?


HS: Cà Mau – Kiên Giang, Ninh thuận – Bình


Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, Hải Phịng – Quảng
Ninh, Hồng Sa – Trường Sa.


GV: Hãy cho biết những khó khăn do thiên gây
ra cho nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản?
HS: Bão, áp thấp nhiệt đới, nguồn thủy sản có
dấu hiệu bị cạn kiệt….


<b>Giáo viên: Nước ta có nhiều điều kiện thuận</b>
<b>lợi để phát triển ngành thủy sản, tuy nhiên</b>
<b>cùng với tốc độ phát triển của nền kinh tế, môi</b>
<b>trường của nước ta nhất là môi trường nước bị</b>
<b>ô nhiễm nghiêm trọng, nhất là sự suy thoái</b>
<b>nhiều vùng ven biển làm cho nguồn lợi thủy</b>
<b>sản giảm mạnh, vì vậy chúng ta cần kết hợp</b>
<b>khai thác nguồn thuỷ sản hợp lý vừa phải có</b>
<b>biện pháp bảo vệ mơi trường.</b>


GV: Sử dụng bảng 9.2, sản lượng thuỷ sản (nghìn
tấn)


-Dựa vào bảng 9.2, hãy so sánh số liệu trong
bảng, rút ra nhận xét về sự phát triển của ngành
thủy sản?


HS: Cả hai ngành khai thác và nuôi trồng đều
tăng sản lượng qua từng giai đoạn. Tuy nhiên
ngành khai thác phát triển hơn, chứng tỏ ngành
nuôi trồng thuỷ sản chưa phát triển tương xứng
với tiềm năng đã có.



GV: Cho biết vai trị của ngành thủy sản đối với
nền kinh tế nước ta hiện nay?


HS: Năm 1999 xuất khẩu đạt 971 triệu USD,
năm 2002 là 2014 triệu USD, đứng thứ ba trong
các sản phẩm xuất khẩu ở nước ta.


thuận lợi để khai thác và nuôi
trồng thủy sản.


-Bốn ngư trường trọng điểm là:
Cà Mau – Kiên Giang, Ninh
thuận – Bình Thuận – Bà Rịa –
Vũng Tàu, Hải Phịng – Quảng
Ninh, Hồng Sa – Trường Sa.


<b>2/ Sự phát triển và phân bố</b>
<b>ngành thủy sản </b>


-Hoạt động khai thác và nuôi
trồng thuỷ sản đang được đẩy
mạnh.


-Khai thác sản lượng tăng khá
nhanh


-Nuoâi trồng thủy sản gần đây
phát triển nhanh, đặc biệt là nuôi
tôm, cá.



</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

<b>4.4/ Củng cố – Luyện tập</b>


-Năm 2000, tỉ lệ che phủ rừng ở nước ta là?


a/ 30% b/ 35% c/ 40% d/ 42%


(caâu b)


-Nêu ý nghĩa của từng loại rừng ở nước ta?


( Rừng sản xuất: cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu, tăng thu
nhập.


Rừng phòng hộ: phòng chống thiên tai,


Rừng đặc dụng: là các khu dự trữ thiên nhiên (các loại động thực vật quí hiếm)
-Tìm xác định trên lược đồ các ngư trường trọng điểm ở nước ta?


(học sinh tìm chỉ trên lược đồ)


<b>4.5/ Hướng dẫn học sinh học tập ở nhà</b>


Về nhà kết hợp sách giáo khoa các em học lại bài, làm bài tập trong tập bản đồ
địa lí. Sau đó xem và chuẩn bị trước bài 10 “Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về
sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây, sự tăng trưởng đàn gia
súc, gia cầm” ở bài này có hai bài thức hành và chỉ chọn một trong hai bài đó để
thức hành, ta chọn thực hành bài tập 1. Các em dựa vào bảng 10.1 để đổi các số liệu
từ đơn vị nghìn ha sang tỉ lệ% và thực hành vẻ theo yêu cầu câu 1a.



Các em chuẩn bị compa, thước kẻ, máy tính, sáp màu vv.


<b>5/ Rút kinh nghiệm</b>
<b> *Nội dung:</b>


-Ưu điểm: ………..
………
……….
………
………
-Khuyết điểm: ……….
……….
*<b>Phương pháp:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

Tiết: ………..


Ngày dạy: ………/……../ 200….


<b>Bài 10 </b>

<b>THỰC HÀNH</b>



<b>VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU</b>
<b>DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG PHÂN THEO CÁC LOẠI CÂY</b>
<b>1/ Mục tiêu bài học</b>


Sau baøi học, học sinh cần


<b> a/ Kiến thức</b>


-Xử lí bảng số liệu theo các yêu cầu riêng khi vẽ biểu đồ: chuyển số liệu tuyệt đối
sang số liệu tương đối (tính tỉ lệ %), tính tốc độ tăng trưởng, lấy gốc bằng 100%.



<b>b/ Kó năng</b>


-Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ cơ cấu (hình trịn).


-Biết đọc biểu đồ, nhận xét và xác lập mối liên hệ địa lí.


-Củng cố và bổ sung phần lí thuyết về ngành trồng trọt và chăn nuôi.


<b>c/ Thái độ</b>


-Có ý thức trong việc trồng và chăm sóc các cây trồng vật nuôi, bảo tồn nguồn
cung cấp thức ăn cho con người.


<b>2/ Chuẩn bị</b>


a/ Giáo viên


-Compa, thước kẻ, thước đo độ, phấn màu.
b/ Học sinh


-Compa, thước kẻ, máy tính, bút chi, sáp màu.


<b>3/ Phương pháp dạy học</b>


-Phân nhóm thực hành, thảo luận.


<b>4/ Tiến trình tiết dạy</b>
<b>4.1/ Ổn định</b>



*Giáo viên: Kiểm tra sỉ số học sinh.
*Học sinh: Báo cáo.


<b>4.2/ Kiểm tra bài cũ</b>


-Năm 2000, tỉ lệ che phủ rừng ở nước ta là? (3 điểm)


a/ 30% b/ 35% c/ 40% d/ 42%


(caâu b)


-Nêu ý nghĩa của ba loại rừng ở nước ta? (7 điểm)


( Rừng sản xuất: cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu, tăng thu
nhập.


Rừng phòng hộ: phòng chống thiên tai,


Rừng đặc dụng: là các khu dự trữ thiên nhiên (các loại động thực vật quí hiếm)


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

<b>Hoạt động của GV và HS</b> <b>Nội dung bài học</b>
<b>Hoạt động 1</b>


Giáo viên hướng dẫn học sinh chọn bài tập số 1
để thực hành, sau đó hướng dẫn học sinh xử lí số
liệu trong bảng 10.1, diện tích gieo trồng phân
theo nhóm cây (nghìn ha), chuyển từ số liệu tuyệt
đối sang số liệu tương đối (tỉ lệ %).


Giáo viên dạy học sinh cách vẽ:



-Vẽ biểu đồ theo quy tắc; bắt đầu từ tia 12 giờ, đi
theo chiều thuận chiều kim đồng hồ.


-Các hình quạt ứng với tỉ trọng từng thành phần,
ghi trị số %, vẽ đến đâu làm kí hiệu đến đó và
lập bảng chú giải.


Giáo viên lưu ý học sinh: 1% ứng với 3,60<sub> (tính từ</sub>


gốc ở tâm).


Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm để tính.
-Nhóm 1,2 tính % cơ cấu diện tích gieo trồng.
-Nhóm 3,4 tính gốc ở tâm.


(thới gian tính tốn là 3 phút)


Giáo viên cần lưu ý học sinh tính năm 1990 trước,
năm 2002 sau. Cơ cấu % cộng lại phải bằng
100%. Hoặc gốc ở tâm phải bằng 3600


Loại
cây


Cơ cấu diện tích
(%)


Gốc ở tâm (độ)



1990 2002 1990 2002


Tổng


số 100 100 360 360


Lương


thực 71,6 64,8 258 233


Công


nghiệp 13,3 18,3 48 66


Cây


khác 15,1 16,9 54, 61


<b>a/ vẽ biểu đồ</b>


<b> </b>
<b> </b>15,1
13,3 71,6




<b> Naêm 1990</b>
<b> </b>16,9


64,8


18,3


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

<b>Hoạt động 2</b>


Sau khi các em đã vẽ xong biểu đồ, giáo viên
hướng dẫn học sinh dựa vào bảng 10.1 và biểu đồ
đã vẽ nhận xét về sự thay đổi qui mơ diện tích và
tỉ trọng diện tích gieo trồng của các nhóm cây.


<b> </b>Cây lương thực


Cây công nghiệp


<b> </b>Các loại cây khác


Biểu đồ: Cơ cấu diện tích gieo
trồng theo các loại cây


(1990-2002)


<b>b/ nhận xét</b>


-Cây lương thực:


+Diện tích gieo trồng từ năm
1990 – 2002 tăng 1845,7 nghìn
ha.


+Tỉ trọng thì lại giảm từ 71,6%


(1990) xuống 64,8% (2002)


-Cây công nghiệp:


+Diện tích gieo trồng từ năm
1990 – 2002 tăng 1138 nghìn ha.
+Tỉ trọng tăng từ 13,3% (1990)
xuống 18,3% (2002)


-Các loại cây khác:


+Diện tích gieo trồng từ năm
1990 – 2002 tăng 807,7 nghìn ha.
+Tỉ trọng tăng từ 15,1% (1990)
xuống 16,9% (2002)


<b>4.4/ Củng cố – Luyện tập</b>


Giáo viên nhắc lại các bước để tiến hành khi vẽ biểu đồ hình trịn và đề nghị học
sinh thực hành lại trên tập bản đồ địa lí.


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

Về nhà các em tập thực hành lại bài tập số 1, tiến hành thực hiện bài tập số 2, sau
đó xem và chuẩn bị trước bài mới bài 11 “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển
và phân bố công nghiệp”, ở bài này các em lưu ý các nội dung trọng tâm sau:


-Về nhân tố tự nhiên: các em phân tích sơ đồ hình 11.1 trong sách giáo khoa để
làm rõ mối quan hệ giữa tài nguyên khoáng sản đối với các ngành công nghiệp
trọng điểm.


-Về nhân tố xã hội: các em lưu ý phân tích những chính sách của Đảng và nhà


nước trong phát triển ngành cơng nghiệp hóa ở nước ta.


<b>5/ Rút kinh nghiệm</b>
<b> *Nội dung:</b>


-Ưu điểm: ………..
………
……….
………
………
-Khuyết điểm: ……….
……….
*<b>Phương pháp:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

Tiết: ………..


Ngày dạy: ………/……../ 200….


<b>Bài 11 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ</b>
<b>PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CƠNG NGHIỆP</b>
<b>1/ Mục tiêu bài học</b>


Sau bài học, học sinh cần


<b> a/ Kiến thức</b>


-Nắm được vài trò của các nhân tố tự nhiên và kinh tế – xã hội đối với sự phát
triển và phân bố công nghiệp ở nước ta.


-Hiểu việc lựa chọn cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ công nghiệp phù hợp phải


xuất phát từ việc đánh giá đúng tác động của các nhân tố này.


<b>b/ Kó năng</b>


-Có kĩ năng đánh giá ý nghĩa kinh tế của các tài nguyên thiên nhiên.


-Sơ đồ hóa các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.


-Biết vận dụng những kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng địa lí kinh
tế.


<b> c/ Thái độ</b>


-Có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ khống sản, bảo vệ mơi trường.


<b>2/ Chuẩn bị</b>


a/ Giáo viên


-Bản đồ khống sản Việt Nam.


-Sơ đồ vai trò của các nguồn tài nguyên đối với sự phát triển một số ngành công
nghiệp trọng điểm.


b/ Hoïc sinh


-SGK – Tập bản đồ địa lí, mộ số mẫu khống sản (nếu có)


<b>3/ Phương pháp dạy học</b>



-Phương pháp trực quan.


-Phương pháp đàm thoại gợi mở.


<b>4/ Tiến trình tiết dạy</b>
<b>4.1/ Ổn định – Tổ chức</b>


*Giáo viên: Kiểm tra sỉ số học sinh.
*Học sinh: Báo caùo


<b>4.2/ Kiểm tra bài cũ</b>
<b>4.3/ Giảng bài mới</b>


<b>Hoạt động của GV và HS</b> <b>Nội dung bài học</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

tố kinh tế – xã hội. Tuy nhiên các nhân tố tự
nhiên vẫn đóng vai trị quan trọng trong các
ngành công nghiệp khai thác.


<b>Hoạt động 1</b>


GV: Sử dụng sơ đồ hình 11.1, sơ đồ về vai trị
của các nguồn tài nguyên đối với sự phát triển
một số ngành công nghiệp trong điểm ở nước ta.
-Qua sơ đồ, hãy cho biết mối quan hệ giữa
nguồn tài nguyên khoáng sản đối với một số
ngành cơng nghiệp trọng điểm?


GV: u cầu học sinh hồn thành sơ đồ phiếu
học tập



N. lieäu: than Công nghiệp ….
Dầu khí ………..
moät


số K.loại: đồng,chì Cộng nghiệp………
loại kẽm, crôm …. ………
KS


Chuû Phi KL: apatit Cộng nghiệp ……
Yeáu pirit, photpho


VLXD (sét, đá Cộng nghiệp …..
Vôi……..)


Thủy năng của sông Cộng nghiệp …..
suối


Tài nguyên đất, nước, Công
Khí hậu, sinh vật nghiệp …


Sau khi học sinh hoàn thành phiếu học tập, giáo
viên gọi một học sinh nhắc lại tài nguyên thiên
nhiên bao gồm những tài ngun gì?


GV: Sử dụng lược đồ khống sản Việt Nam
-Dựa vào lược đồ nhận xét sự phân bố các tài
nguyên khoáng sản ở nước ta?


HS: -Các loại khoáng sản, năng lượng (than,



<b>I/ Các nhân tố tự nhiên</b>


-Nước ta có nguồn tài nguyên
thiên nhiên phong phú, đa dạng,
tạo điều kiện để phát triển nhiều
ngành công nghiệp


-Một số tài nguyên có trữ lượng
lớn, là cơ sở để phát triển các
ngành công nghiệp trọng điểm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

thủy điện, nhiệt điện) tập trung chủ yếu ở Trung
du và miền núi Bắc Bộ.


-Daàu khí: Đông Nam Bộ.


<b>Giáo viên: Như chúng ta đã biết nước ta có </b>
<b>nguồn tài ngun khống sản vơ cùng phong </b>
<b>phú là cơ sở để phát triển một ngành cơng </b>
<b>nghiệp tiến tiến, tuy nhiên trong q trình khai</b>
<b>thác và sử dụng chúng ta cần chú ý đến việc </b>
<b>khai tác sao cho hợp lí, vừa đảm bảo sử dụng </b>
<b>lâu dài nguồn tài nguyên, vừa đảm bảo việc </b>
<b>bảo vệ môi trường, không làm phá vỡ cảnh </b>
<b>quan thiên nhiên, hệ sinh thái.</b>


<b>Hoạt động 2</b>


GV: Yêu cầu học sinh to kênh chữ phần 1



-Qua thực tế và vốn hiểu biết, hãy cho biết trình
độ của nguồn lao động nước ta trong hoạt động
công nghiệp?


HS: Nước ta có nguồn lao động dồi dào, tiếp thu
nhanh những tiến bộ khoa học kĩ thuật, tuy nhiên
trình độ chun mơn cịn thấp.


GV: Qua thực tế của ngành công nghiệp nước ta,
hãy cho biết trình độ cơng nghệ của ngành cơng
nghiệp nước ta như thế nào?


HS: Trình độ cơng nghệ thấp, cơ sở vật chất kĩ
thuật chưa đồng bộ.


GV: Việc cải thiện hệ thống giao thơng có ý
nghĩa như thế nào đối với sự phát triển công
nghiệp?


HS: Tạo điều kiện vận chuyển nguyên liệu, sản
phẩm, lưu thơng hàng hố nhanh, đảm bảo cho
sản xuất và xuất khẩu.


GV: Hãy cho biết những chính sách cơ bản của
Đảng và nhà nước trong quá trình phát triển


<b>II/ Các nhân tố kinh tế – xã hội</b>
<b> 1/ Dân cư và lao động</b>



-Nguồn lao động dồi dào, có
khả năng tiếp thu khoa học kĩ
thuật, tạo điều kiện phát triển
các ngành công nghiệp.


<b>2/ Cơ sở vật chất kĩ thuật</b>
<b>trong công nghiệp và cơ sở hạ</b>
<b>tầng</b>


-Trình độ cơng nghệ của ngành
cơng nghiệp nước ta còn thấp
-Cơ sở hạ tầng: giao thơng, bưu
chính viễn thơng, điện, nước
đang từng bước được cải thiện.


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

ngành công nghiệp ở nước ta?


HS: Phát triển kinh tế nhiều thành phần, khuyến
khích đầu tư ngoài nước và trong nước, đổi mới
cơ chế quản lí kinh tế, đổi mới chính sách kinh tế
đối ngoại.


GV: Thị trường có ý nghĩa như thế nào đối với sự
phát triển công nghiệp?


HS: Giúp các ngành công nghiệp tăng tốc độ sản
xuất, mở rộng sản xuất, tái đầu tư, thu hút được
sự đầu tư ngoài nước và trong nước.





Phát triển kinh tế nhiều thành
phần, khuyến khích đầu tư ngoài
nước và trong nước, đổi mới cơ
chế quản lí kinh tế, đổi mới
chính sách kinh tế đối ngoại.


<b> 4/ Thị trường</b>


-Trong nước: đang bị cạnh
tranh quyết liệt bởi hàng ngoại
nhập


-Ngoài nước: hạn chế mẫu mã
chất lượng, bị sức ép của thị
trường.


<b>4.4/ Củng cố – Luyện tập</b>


-Nhiên liệu, than, dầu khí là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp nào?
a/ Năng lương, hóa chất b/ Hóa chất, thực phẩm


c/ Luyện kim màu, kim đen d/ Vật liệu xây dựng, năng lượng
(câu a)


-Nêu những chính sách phát triển ngành cơng nghiệp ở nước ta hiện nay?


(Phát triển kinh tế nhiều thành phần, khuyến khích đầu tư ngồi nước và trong
nước, đổi mới cơ chế quản lí kinh tế, đổi mới chính sách kinh tế đối ngoại)



-Tìm chỉ trên lược đồ các vùng tập trung nguồn tài nguyên than và dầu khí?
(học sinh tìm chỉ trên lược đồ)


<b>4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà</b>


Về nhà kết hợp sách giáo khoa các em học lại bài, làm bài tập số 1 trang 41/SGK
và các bài tập trong tập bản đồ địa lí.


Xem và chuẩn bị bài mới bài 12 “Sự phát triển và phân bố công nghiệp”, ở bài
này các em lưu ý các nội dung trọng tâm sau:


-Về cơ cấu ngành công nghiệp: các em dựa vào biểu đồ 12.1 SGK sắp xế thứ tự
các ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta theo tỉ trọng từ lớn đến nhỏ.


-Về các ngành công nghiệp trọng điểm: các em lưu ý đến sự phát triển từng
ngành, sự phân bố và các giá trị mà từng ngành này tạo ra.


<b>5/ Rút kinh nghiệm</b>
<b> *Nội dung:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

………
……….
………
………
-Khuyết điểm: ……….
……….
*<b>Phương pháp:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

Tiết: ………..



Ngày dạy: ………/……../ 200….


<b>Bài 12 SỰ PHÁT TRIỂN VAØ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP</b>
<b>1/ Mục tiêu bài học</b>


Sau bài học, học sinh cần


<b> a/ Kiến thức</b>


-Nắm được tên một số ngành công nghiệp chủ yếu (công nghiệp trọng điểm) ở
nước ta và một số trung tâm cơng nghiệp chính.


-Nắm đước hai trung tâm tập trung công nghiệp lớn nhất nước ta là Đồng bằng
sông Hồng và vùng phụ cận phía Bắc, Đơng Nam Bộ ở phía Nam.


-Thấy được hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta là thành phố Hồ Chí Minh
và Hà Nội, các ngành công nghiệp chủ yếu ở hai trung tâm này.


<b> b/ Kó năng</b>


Đọc và phân tích biểu đồ cơ cấu nghành cơng nghiệp, lược đồ các nhà máy điện,
mỏ than, dầu khí.


<b> c/ Thái độ</b>


-Xác định được động cơ học tập đúng đắn để mai sau chọn được nghề nghiệp chính
đáng phục vụ đất nước.


-Có ý thức trong việc bảo vệ mội trường.



<b>2/ Chuẩn bị</b>


a/ Giáo viên


-Lược đồ công nghiệp Việt Nam.


-Lược đồ các nhà máy điện, mỏ than, dầu khí Việt Nam.
b/ Học sinh


-SGK – Tập bản đồ địa lí.


<b>3/ Phương pháp dạy học</b>


-Phương pháp trực quan.


-Phương pháp thảo luận, nêu vấn đề.


<b>4/ Tiến trình tiết dạy</b>
<b>4.1/ Ổn định – Tổ chức</b>


*Giáo viên: Kiểm tra sỉ số học sinh
*Học sinh: Báo cáo


<b>4.2/ Kiểm tra bài cũ</b>


-Nguồn tài nguyên khoáng sản năng lượng được phân bố chủ yếu ở vùng nào trên
lãnh thổ nước ta? (3 điểm)


a/ Đồng bằng sông Hồng b/ Bắc trung bộ



</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

-Nêu những chính sách phát triển ngành cơng nghiệp ở nước ta hiện nay? (7 điểm)
(Phát triển kinh tế nhiều thành phần, khuyến khích đầu tư ngoài nước và trong
nước, đổi mới cơ chế quản lí kinh tế, đổi mới chính sách kinh tế đối ngoại)


<b>4.3/ Giảng bài mới</b>


<b>Hoạt động của GV và HS</b> <b>Nội dung bài học</b>


Công nghiệp nước ta đang phát triển nhanh, với
cơ cấu ngành đa dạng trong đó có những ngành
công nghiệp trọng điểm. Công nghiệp phân bố
tập trung ở một số vùng nhất là Đông nam bộ và
Đồng bằng sông Hồng.


<b>Hoạt động 1:</b>


GV: Yêu cầu học sinh đọc to phần kênh chữ
trong sách giáo khoa từ hệ thống ……….kinh tế.
-Thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm?
HS: Là ngành chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu sản
xuất cơng nghiệp, có thế mạnh lâu dài mang lại
hiệu quả kinh tế cao và tác động tới các ngành
kinh tế khác.


GV: Sử dụng biểu đồ hình 12.1, biểu đồ tỉ trọng
các ngành cơng nghiệp trọng điểm trong cơ cấu
giá trị sản xuất công nghiệp năm 2002 (%).


-Dựa vào biểu đồ hãy sắp xếp thứ tự các ngành
công nghiệp trọng điểm của nước ta theo tỉ trọng


từ lớn đến nhỏ?


HS: -Chế biến lương thực thực phẩm 24,4%.
-Các ngành công nghiệp khác 19,7%.
-Cơ khí, điện tử 12,3%.


-Khai thác nhiên liệu 10,3%.
-Vật liệu xây dựng 9,9%.
-Hóa chất 9,5%.


-Deät may 7,9%.
-Điện 6%.


<b>Hoạt động 2:</b>


GV: Sử dụng lược đồ công nghiệp khai thác
nhiên liệu và công nghiệp điện.


-Dựa vào lược đồ, hãy xác định các mỏ than,
dầu khí đang được khai thác ở nước ta?


<b>I/ Cơ cấu ngành công nghiệp</b>


-Nước ta có đủ các ngành cơng
nghiệp thuộc các lĩnh vực. Một
số ngành công nghiệp trong
điểm đã được hình thành chiếm
tỉ trọng cao trong giá trị sản
lượng cơng nghiệp.



<b>II/ Các ngành công nghiệp</b>
<b>trọng điểm</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

HS: -Các mỏ than: Cẩm Phả, Hòn Gai, Đông
Triều.


-Các mỏ dầu: Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch
Hổ, Rồng, Đại Hùng.


GV: Tìm chỉ trên lược đồ các nhà máy nhiệt
điện, thủy điện ở nước ta?


HS: -Các nhà máy nhiệt điện: Phả Lại, ng Bí,
Ninh Bình (Bắc Bộ), Thủ Đức, Phú Mỹ, Bà Rịa,
Trà Nóc (Nam Bộ).


-Các nhà máy thủy điện: Thác Bà, Hòa
Bình, Yali, Đrây hơ linh, Đa Nhim, Trị An, Thác
Mơ.


GV: Hãy cho biết các ngành công nghiệp khác
bao gồm những ngành công nghiệp nào?


HS: Cơ khí, điện tử, hóa chất, vật liệu xây dựng.
GV: Sử dụng lược đồ các trung tâm công nghiệp
tiêu biểu Việt Nam năm 2002.


-Dựa vào lược đồ xác định địa điểm phân bố
của các ngành cơng nghiệp kể trên?



HS: -Cơ khí điện tử: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội,
Đà Nẵng, Thái Nguyên, Hải Phòng, Vinh, Biên
Hòa, Cần Thơ.


-Hóa chất: TP Hồ Chí Minh, Biên Hồ, Hà
Nội, Hải Phịng,


Việt Trì,
Phú Thọ.


-Vật liệu xây dựng: Đồng bằng sông Hồng,
Bắc trung bộ.


GV: Hãy kể tên các sản phẩm trong từng ngành
công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm?


-Khai thác than phân bố chủ
yếu ở Quảng Ninh.


-Các mỏ dầu khai thác chủ yếu
ở vùng thềm lục địa phía nam.


<b>2/ Công nghiệp điện</b>


-Công nghiệp điện bao gồm
thùy điện và nhiệt điện.


-Hiện nay mỗi năm đã sản
xúât 40 tỉ KWh, sản lượng ngày
càng tăng đáp ứng nhu cầu của


nền kinh tế.


<b>3/ Một số ngành công nghiệp</b>
<b>khác</b>


Bao gồm cơ khí, điện tử, hóa
chất, sản xuất vật liệu xây dựng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

HS: -Sản phẩm trồng trọt: xay xát, đường, rượu
bia, nước ngọt, chè, thuốc lá, dầu ăn.


-Sản phẩm chăn nuôi: thịt, trứng, sửa, đông
lạnh, đồ hộp.


-Sản phẩm thủy sản: nước mắm, sấy khơ,
đơng lạnh


GV: Tìm xác định trên lược đồ vị trí các địa điểm
phân bố cơng nghiệp chế biến lương thực, thực
phẩm?


HS: Phân bố tập trung ở Đồng bằng sông Hồng,
sông Cửu Long, Đông nam bộ.


GV: Tìm xác định trên lược đồ các trung tâm dệt
may lớn nhất nước ta hiện nay?


HS: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nam
Định.



GV: Tại sao các thành phố trên là những trung
tâm dệt may lớn nhất nước ta?


HS: Có nguồn lào động dồi dào, thị trường tiêu
thụ rộng lớn.


<b>GV: Như các em đã biết, ở nước ta trong thời</b>
<b>gian qua do phát triển cơng nghiệp một cách</b>
<b>nhanh chóng, thiếu sự kiểm soát của các ngành</b>
<b>chức đã dẫn đến nhiều cơ sở sản xuất không</b>
<b>tuân thủ luật bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm</b>
<b>môi trường một cách nghiêm trọng bằng việc</b>
<b>thả nước tải cơng nghiệp khơng qua sử lý, khai</b>
<b>thác khống sản một cách bừa bãi, gây hậu</b>
<b>quả xấu làm phá vỡ cảnh quan thiên nhiên, gây</b>
<b>ô nhiễm nguồn nước ở các sông suối, vùng ven</b>
<b>biển, hủy hoại môi trường.</b>


<b>Hoạt động 3:</b>


GV: Sử dụng lược đồ các trung tâm công nghiệp
tiêu biểu Việt Nam năm 2002.


-Dựa vào lược đồ, hãy xác định hai trung tâm
khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất nước ta?
Kể tên một số trung tâm tiêu biểu cho hai khu
vực trên?


HS: -Hai khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất



-Chiếm tỉ trọng lớn trong cơ
cấu giá trị sản xuất công nghiệp.
-Các ngành chính gồm: chế
biến sản phẩm trồng trọt, chăn
ni, thủy sản.


<b> 5/ Công nghiệp dệt may</b>


-Là ngành sản xuất tiêu dùng
quan trọng của nước ta.


-Các trung tâm dệt may lớn
nhất nước ta là TP Hồ Chí Minh,
Hà Nội, Đà Nẵng, Nam Định.


<b>III/ Các trung tâm công nghiệp</b>
<b>lớn</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

nước ta là: Đồng bằng sông Hồng và Đông nam
bộ.


-Các trung tâm tiêu biểu: Hà Nội, Hải
Phòng, Hải Dương, TP Hồ Chí Minh, Biên Hòa,
Bình Dương, Long An.


nghiệp lớn nhất nước ta là: Đồng
bằng sơng Hồng và Đông nam
bộ.


-Hai trung tâm cơng nghiệp lớn


nhất nước ta là Hà Nội, TP Hồ
Chí Minh.


<b>4.4/ Củng cố – Luyện tập</b>


-Năm 2002, ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất nước ta là?
a/ Điện b/ Hóa chất


c/ Chế biến lương thực, thực phẩm d/ Sản xuất vật liệu xây dựng
(câu c)


-Tìm xác định trên lược đồ các khu vực tập trung công nghiệp, các trung tâm công
nghiệp lớn nhất nước ta?


(Hai khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất nước ta là: Đồng bằng sông Hồng và
Đông nam bộ. Hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta là Hà Nội, TP Hồ Chí
Minh).


<b>4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học tập ở nhà</b>


Về nhà kết hợp sách giáo khoa các em học lại bài, làm các bài tập trong tập bản
đồ địa lí


Xem và chuẩn bị bài mới bài 13 “Vai trò, đặc điểm phát triển và phân bố của dịch
vụ”, ở bài này các em lưu ý các nội dung trọng tâm sau


-Về cơ cấu ngành dịch vụ: qua lược đồ 13.1 SGK các em xác định cơ cấu của các
ngành dịch vụ ở nước ta, tỉ trọng của từng ngành cụ thể.


-Về đặc điểm phân bố: các em xác định tỉ trọng của ngành trong cơ cấu GDP năm


2002. tìm hiểu đặc điểm phát triển của ngành trong giai đoạn hiện nay.


<b>5/ Rút kinh nghiệm</b>
<b> *Nội dung:</b>


-Ưu điểm: ………..
………
……….
………
………
-Khuyết điểm: ……….
……….
*<b>Phương pháp:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

………
……….
………
………..
-Khuyết điểm: ……….
……….


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

Tiết: ………..


Ngày dạy: ………/……../ 200….


<b>Bài 13 VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN</b>
<b>VÀ PHÂN BỐ CỦA DỊCH VỤ</b>


<b>1/ Mục tiêu bài học</b>



Sau bài học, học sinh cần


<b> a/ Kiến thức</b>


-Nắm được ngành dịch vụ ở nước ta có cơ cấu rất phức tạp và ngày càng đa dạng.
-Thấy được ngành dịch vụ có ý nghĩa ngày càng tăng trong việc đảm bảo sự phát
triển của các ngành kinh tế khác trong hoạt động của đời sống xã hội và tạo việc
làm cho nhân dân, đóng góp vào thu nhập quốc dân.


-Hiểu được sự phân bố của các ngành dịch vụ nước ta phụ thuộc vào sự phân bố
dân cư và của các ngành kinh tế khác.


<b> b/ Kó năng</b>


-Có kĩ năng làm việc với sơ đồ.


-Có kĩ năng vận dụng kiến thức để giải thích sự phân bố ngành dịch vụ.


<b>c/ Thái độ</b>


-Tin tưởng tuyệt đối vào sự phát triển của nền kinh tế nước ta dưới sự lãnh đạo của
Đảng và nhà nước.


<b>2/ Chuẩn bị</b>


a/ Giáo viên


-Biểu đồ cơ cấu GDP của ngành dịch vụ năm 2002.
-Một số tranh ảnh về hoạt động dịch vụ ở nước ta.
b/ Học sinh



-SGK – Tập bản đồ địa lí.


<b>3/ Phương pháp dạy học</b>


-Phương pháp trực quan.
-Phương pháp nêu vấn đề.


<b>4/ Tiến trình tiết dạy</b>
<b>4.1/ Ổn định – Tổ chức</b>


*Giáo viên: Kiển tra sỉ số học sinh.
*Học sinh: Báo cáo


<b>4.2/ Kiển tra bài cũ</b>


- -Năm 2002, ngành cơng nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất nước ta là? (3 điểm)
a/ Điện b/ Hóa chất


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

-Kể tên các sản phẩm của từngngành chính trong ngành chế biến lương thực, thực
phẩm? (7 điểm)


(-Sản phẩm trồng trọt: xay xát, đường, rượu bia, nước ngọt, chè, thuốc lá, dầu
ăn.


-Sản phẩm chăn nuôi: thịt, trứng, sửa, đông lạnh, đồ hộp.
-Sản phẩm thủy sản: nước mắm, sấy khô, đông lạnh)


<b>4.3/ Giảng bài mới</b>



<b>Hoạt động của GV và HS</b> <b>Nội dung bài học</b>


Dịch vụ là một trong ba khu vực kinh tế lớn, gồm
các ngành dịch vụ sản xuất, tiêu dùng, công công.
Các nàgnh dịch vụ thu hút ngày càng nhiều lao
động, tạo việc làm, đem lại nguồn thu nhập lớn
cho nền kinh tế.


<b>Hoạt động 1</b>


GV: Sử dụng hình 13.1, biểu đồ cơ cấu GDP của
các ngành dịch vụ năm 2002 (%).


-Dựa vào biểu đồ, hãy cho biết cơ cấu của
ngành dịch vụ ở nước ta?


HS: -Dịch vụ tiêu dùng


+Thương nghiệp, sửa chữa.
+Khách sạn, nhà hàng.
+Cá nhân, công cộng.
-Dịch vụ sản xuất
+Giao thông vận tải.
+Bưu chính viễn thơng.
+Tài chính tín dụng.
+Kinh doanh tài sản.
-Dịch vụ công cộng


+Khoa học cơng nghệ, giáo dục, y tế, văn
hố, thể dục thể thao.



+Quản lí nhà nước, đồn thể, bảo hiểm bắt
buộc.


GV: Cho ví dụ chứng minh rằng nền kinh tế càng
phát triển thì hoạt động dịch vụ ngày càng trở
nên đa dạng?


HS: Hiện nay có nhiều loại dịch vụ phát triển
rộng khắp trên mọi miền đất nước như: Dịch vụ


<b>I/ Cô cấu và vai trò của dịch vụ</b>
<b>trong nền kinh tế</b>


<b> 1/ Cơ cấu ngành dịch vụ</b>


-Dịch vụ là bao gồm một tập
hợp các hoạt động kinh tế nhằm
đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh
hoạt của con người được chia
thành dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ
sản xuất, dịch vụ công cộng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

điện thoại, Internet, giao thông vận tải, bảo hiểm,
du lịch, dịch vụ phục vụ nông nghiệp vv.


GV: Dựa vào kiến thức đã học và vốn hiểu biết,
hãy cho biết vai trò của dịch vụ trong sản xuất và
đời sống?



HS: Cung cấp nguyên liệu, vật tư cho sản xuất,
tạo mối liên hệ giữa các ngành sản xuất, giữa các
vùng trong nước, giữa nước ta với nước ngồi.
GV: Phân tích vai trị của ngành bưu chính, viễn
thơng trong sản xuất và đời sống?


HS: -Trong sản xuất: phục vụ kịp thời những
thông tin kinh tế giữa các nhà kinh doanh, các cơ
sơ sản xuất.


-Trong đời sống: đảm bảo việc liên lạc, thư
từ bưu phẩm vv.


<b>Hoạt động 2</b>


GV: Sử dụng hình 13.1, biểu đồ cơ cấu GDP của
các ngành dịch vụ năm 2002 (%).


-Dựa vào biểu đồ hình 13.1, tính tỉ trọng của các
nhóm dịch vụ sản xuất, dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ
cơng cộng? Nêu nhận xét?


HS: -Tỉ trong dịch vụ tiêu dùng chiếm 51%.
-Tỉ trọng dịch vụ sản xuất chiếm 26,8%.
-Tỉ trọng dịch vụ công cộng chiếm 22,2%.
Vậy dịch vụ tiêu dùng chiếm tỉ trọng cao nhất
trong cơ cấu GDP của ngành.


GV: Hãy cho biết hiện nay ngành dịch vụ nào ở
nước ta được các công ti nước ngồi chú ý đầu tư?


HS: Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, du
lịch, giáo dục đại học.


GV: yêu cầu học sinh nghiên cứu kênh chữ mục
2.II, kết hợp với bản đồ kinh tế Việt Nam trả lời
câu hỏi:


-Trình bày tình hình phân bố của ngành dịch vụ?
HS: Ngành dịch vụ phân bố không đều, tập trung
chủ yếu ở các thành phố lớn thị xã, các vùng
đồng bằng, miền núi dịch vụ còn nghèo nàn.


<b>2/ Vai trò của dịch vụ trong</b>
<b>sản xuất và đời sống</b>


Cung cấp nguyên liệu, vật tư
cho sản xuất, tạo mối liên hệ
giữa các ngành sản xuất, giữa
các vùng trong nước, giữa nước
ta với nước ngoài.


<b>II/ Đặc điểm phát triển và</b>
<b>phân bố các ngành dịch vụ ở</b>
<b>nước ta</b>


<b> 1/ Đặc điểm phát triển</b>


-Khu vực dịch vụ chiếm 25%
lao động nhưng lại chiếm 38,5%
trong cơ cấu GDP (2002).



-Trong điều kiện mở cửa nền
kinh tế, các hoạt động dịch vụ đã
phát triển khá nhanh và ngày
càng có nhiều cơ hội để vươn lên
ngang tầm khu vực và quốc tế.


<b>2/ Đặc điểm phân bố</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

-Tại sao các hoạt động dịch vụ ở nước ta phân
bố khơng đều?


HS: Vì các đối tượng đòi hỏi dịch vụ trước hết là
dân cư phân bố không đều.


GV: Nêu dẫn chứng thể hiện: Hà Nội và TP Hồ
Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất, đa
dạng nhất. Vì hai thành phố này là những trung
tâm dịch vụ lớn nhất cả nước.


-Vùng núi dân cư thưa thớt
hoạt động dịch vụ còn nghèo
nàn.


-Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là
hai trung tâm dịch vụ lớn nhất,
đa dạng nhất nước ta.


<b>4.4/ Củng cố – Luyện tập</b>



-Ngành khoa học công nghệ, giáo dục, y tế, văn hố, thể thao thuộc nhóm dịch vụ
nào?


a/ Dịch vụ tiêu dùng b/ Dịch vụ sản xuất c/ Dịch vụ công cộng
(câu c)


-Nêu vai trị của ngành dịch vụ trong sản xuất và đời sống?


(Cung cấp nguyên liệu, vật tư cho sản xuất, tạo mối liên hệ giữa các ngành sản
xuất, giữa các vùng trong nước, giữa nước ta với nước ngoài).


<b>4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà</b>


Về nhà kết hợp sách giáo khoa các em học lại bài, làm các bài tập trong tập bản
đồ địa lí


Xem và chuẩn bị bài mới bài 14 “Giao thơng vận tải và bưu chính viễn thơng”, ở
bài này các em lưu ý các nội dung trọng tâm sau


-Về ngành giao thông vận tải: qua sơ đồ và bảng 14.1 SGK tìm hiểu xem nước ta
có những loại hình giao thơng vận tải nào? Khối lượng vận chuỵển của từng loại
hình?


-Về bưu chính viễn thơng: nêu vai trị của ngành này đối với sản xuất và đời sống,
sự phát triển của ngành trong thời gian qua.




<b>5/ Ruùt kinh nghiệm</b>
<b> *Nội dung:</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

-Ưu điểm: ………..
………
……….
………
………..
-Khuyết điểm: ……….
……….


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

Tiết: ………..


Ngày dạy: ………/……../ 200….


<b>Bài 14 GIAO THÔNG VẬN TẢI</b>
<b>VÀ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG</b>
<b>1/ Mục tiêu bài học</b>


Sau bài học, học sinh cần


<b> a/ Kiến thức</b>


-Nắm được đặc điểm phân bố các mạng lưới và đầu mối giao thơng vận tải chính
của nước ta, cũng như những bước tiến mới trong hoạt động giao thông vận tải.


-Nắm được các thành tựu to lớn của ngành bưu chính viễn thơng và các tác động
của những bước tiến này đến đời sống kinh tế, xã hội của đất nước.


<b> b/ Kó năng</b>


-Biết đọc và phân tích lược đồ giao thơng vận tải của nước ta.



-Biết phân tích mối quan hệ giữa phân bố mạng lưới giao thông vận tải với sự phân
bố các ngành kinh tế khác.


<b> c/ Thái độ</b>


-Có ý thức tốt trong việc thực hiện bảo vệ đường xá, sân bay, bến cảng.


-Có ý thức tốt trong việc chấp hành luật an tồn giao thơng. Bảo vệ mơi trường.


<b>2/ Chuẩn bị</b>


a/ Giáo viên


-Lược đồ mạng lưới giao thông vận tải.


-Một số tranh ảnh về các cơng trình đầu mối giao thơng vận tải mới hiện đại ở
nước ta.


b/ Học sinh


-SGK – Tập bản đồ địa lí.


<b>3/ Phương pháp dạy học</b>


-Phương pháp trực quan.


-Phương pháp thảo luận nhóm.


<b>4/ Tiến trình tiết dạy</b>


<b>4.1/ Ổn định – Tổ chức</b>


*Giáo viên: Kiểm tra sỉ số học sinh.
*Học sinh: Báo cáo.


<b>4.2/ Kiểm tra bài cũ</b>


-Năm 2002 giá trị dịch vụ trong cơ cấu GDP là? (3 điểm)


a/ 38% b/ 38,5% c/ 39% d/ 40%


(caâu b)


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

(Cung cấp nguyên liệu, vật tư cho sản xuất, tạo mối liên hệ giữa các ngành sản
xuất, giữa các vùng trong nước, giữa nước ta với nước ngoài).


<b>4.3/ Giảng bài mới</b>


<b>Hoạt động của GV và HS</b> <b>Nội dung bài học</b>


Giao thơng vận tải và bưu chính viễn thơng đang
phát triển rất nhanh, các loại hình dịch vụ ngày
càng đa dạng và hoạt động có hiệu quả.


<b>Hoạt động 1</b>


GV: Dựa vào vốn hiểu biết, hãy cho biết giao
thông vận tải có ý nghĩa như thế nào trong đời
sống và sản xuất?



HS: Vận chuyển nguyên vật liệu từ nơi khai thác
đến nơi sản xuất, vận chuyển sản phẩm từ nơi sản
xuất đến nơi tiêu thụ. Phục vụ việc đi lại của
nhân dân.


GV: Sử dụng sơ đồ cơ cấu ngành giao thông vận
tải.


-Qua sơ đồ hãy cho biết nước ta có những loại
hình giao thơng vận tải nào?


HS: Đường bộ, đường sắt, đường sông, đường
biển, hàng không và đường ống.


GV: sử dụng bảng 14.1, cơ cấu khối lượng hành
hóa vận chuyển theo các loại hình vận tải (%),
sau đó chia lớp thành 6 nhóm thảo luận


-Nhóm 1,2,3 thảo luận: loại hình giao thơng vận
tải nào có vai trò quan trọng nhất trong vận
chuyển hàng hóa? Tại sao?


-Nhóm 4,5,6 thảo luận: loại hình nào có tỉ trọng
tăng nhanh nhất? Tại sao?


(thời gian thảo luận 3 phút)


Sau 3 phút thảo luận, giáo viên u cầu các
nhóm trình bày, cuối cùng giáo viên hồn chỉnh.
-Loại hình vận tải quan trọng nhất là đường bộ,


vì ngành này chiếm tỉ trọng lớn nhất trong vận
chuyển, đây là phương tiện đảm đương chủ yếu
về nhu cầu vận tải trong nước (hàng hóa lẫn hành


<b>I/ Giao thông vận tải</b>
<b> 1/ Ý nghóa</b>


-Giao thơng vận tải có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng đối với mọi
ngành kinh tế.


-Thực hiện các mối liên hệ
kinh tế trong và ngồi nước.


<b>2/ Giao thơng vận tải ở nước ta</b>
<b>đã phát triển đầy đủ các loại</b>
<b>hình</b>


-Giao thông vận tải bao gồm:
Đường bộ, đường sắt, đường
sông, đường biển, hàng khơng và
đường ống.


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

khách).


-Loại hình vận tải có tỉ trọng tăng nhanh nhất là
đường biển và hàng khơng. Vì đáp ứng nhu cầu
vận chuyển hàng hóa và hành khách trong nền
kinh tế thị trường, do ưu điểm riêng của hai loại
hình này là vận chuyển nhiều, đi nhanh.



GV: Sử dụng lược đồ giao thơng vận tải ở nước
ta.


-Tìm xác định trên lược đồ các quốc lộ tiêu biểu
ở nước ta?


HS: Quốc lộ 1A, số 5, số 18, 51, 22, 14, đường
mịn Hồ Chí Minh.


GV: Xác định trên lược đồ các tuyến đường bộ
xuất phát từ Hà Nội và TP Hồ Chí Minh?


HS: -Các tuyến đường bộ xuất phát từ Hà Nội:
quốc lộ 1A, số 5, số 3, số 6, đường Hồ Chí Minh
-Các tuyến đường bộ xuất phát từ TP Hồ Chí
Minh: quốc lộ 1A, số 22


GV: Dực vào lược đồ, hãy kể tên các tuyến
đường sắt chính?


HS: -Tuyến Bắc – Nam.
-Hà Nội – Lào Cai.
-Hà Nội – Lạng Sơn.
-Hà Nội – Hải Phòng.


GV: Tìm chỉ trên lược đồ ba cảng biển lớn?
HS: Cảng Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn.


GV: Tìm xác định trên lược đồ các sân bay quốc


tế và các sân bay nội địa ở nước ta?


HS: -Các sân bay quốc tế: Nội Bài (Hà Nội), Đà
Nẵng, Tân Sơn Nhất (TP Hồ Chí Minh)


-Các sân bay địa phương: Phú Quốc, Côn
Đảo, Cần Thơ, Đà Lạt, Kon Tum, Gia Lai, Huế,
Vinh, Điện Biên.


-Đường bộ, hiện nay cả nước
có 205 nghìn km đường bộ, trong
đó hơn 15 nghìn km đường quốc
lộ.




-Đường sắt tổng chiều dài là
2632 km.


-Đường sông: lưu vực vận tài
sông Cửu Long 4500 km, sông
Hồng 2500 km.


-Đường biển: có ba cảng biển
lớn là Hải Phịng, Đà Nẵng, Sài
Gịn.


-Đường hàng khơng: mạng nội
địa có 24 đường bay đến 19 sân
bay địa phương



Ba đầu mối chính là Nội Bài
(Hà Nội), Đà Nẵng, Tân Sơn
Nhất (TP Hồ Chí Minh)


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

<b>Giáo viên: Với đầy đủ các loại hình giao thơng</b>
<b>vận tải đang cùng lúc hoạt động trên lãnh thổ</b>
<b>nước ta, hàng ngày khói bụi của các phương</b>
<b>tiện này đã thải vào bầu khí quyển một lượng</b>
<b>lớn các chất độc hại, làm cho bầu khí quyển,</b>
<b>mơi trường khơng khí ở nước ta ngày càng bị ơ</b>
<b>nhiễm nặng, vì vậy chúng ta cần có thái độ</b>
<b>nhận thức đúng đắn trong việc sử dụng các loại</b>
<b>hình giao thơng vận tải nhằm hạn chế tối đa</b>
<b>lượng khí thải độc hại được thải vào môi</b>
<b>trường, làm cho môi trường nước ta ngày càng</b>
<b>trong sạch hơn.</b>


<b>Hoạt động 2</b>


GV: Bằng kiến thực đã học và vốn hiểu biết, hãy
kể tên những dịch vụ của ngành bưu chính viễn
thông ở nước ta?


HS: Điện thoại, điện báo, truyền dẫn số liệu,
Internet, phát hành báo chí, chuyển bưu phẩm,
bưu kiện.


GV: Sử dụng biểu đồ mật độ điện thoại cố định
(số máy / 100 dân).



-Dựa vào biểu đồ, hãy cho biết sự phát triển của
việc sử dụng điện thoại ở nước ta qua các thời kì?
HS: Tăng nhanh qua các thời kì, từ 0,2 máy / 100
dân năm 1991 lên 7,1 máy / 100 dân năm 2002.


phát triển gắn với sự phát triển
ngành dầu khí.


<b>II/ Bưu chính viễn thông</b>


-Việc phát triển bưu chính viễn
thơng có ý nghĩa chiến lược, góp
phần đưa Việt Nam hội nhập nền
kinh tế thế giới, trở thành nước
công nghiệp.


-Bưu chính có nhiều bước phát
triển mạnh mẽ, mật độ điện
thoại tăng nhanh. Năng lực mạng
viễn thông quốc tế liên tỉnh được
nâng lên vượt bậc, nước ta hòa
mạng Internet vào cuối năm
1997.


<b>4.4/ Củng cố – Luyện tập</b>


-Loại hình giao thơng vận tải nào có vài trò quan trọng nhất trong cơ cấu vận
chuyển?



a/ Đường biển b/ Hàng không c/ Đường Bộ d/ Đường sắt
(câu c)


-Tìm chỉ trên lược đồ các sân bảy, cảng biển quốc tế ở nước ta?
(học sinh tìm chỉ trên lược đồ)


-Cho biết ý nghĩa của ngành giao thông vận tải ở nước ta?


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

<b>4.5/ Hướng dẫn học sinh tư học ở nhà</b>


Về nhà kết hợp sách giáo khoa các em học lại bài, làm các bài tập trong tập bản
đồ địa lí


Xem và chuẩn bị bài mới bài 15 “Thương mại và du lịch”, ở bài này các em lưu ý
các nội dung trọng tâm sau


-Về thương mại các em lưu ý vai trị của ngành nội thương và ngoại thương, tìm
các trung tâm thương mại lớn trên cả nước. Các trung tâm thương mại lớn tập trung ở
đầu? Dựa vào lược đồ hình 15.6, thống kê các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của nước
ta, các thị trường lớn của nước ta?


-Về du lịch, các em tìm hiểu xem nước ta có những tiềm năng gì để phát triển
ngành du lịch, thống kê các địa điểm du lịc nổi tiếng của nước ta được UNESCO
công nhận là di sản thế giới?


<b>5/ Rút kinh nghiệm</b>
<b> *Nội dung:</b>


-Ưu điểm: ………..
………


……….
………
………
-Khuyết điểm: ……….
……….
*<b>Phương pháp:</b>


-Ưu điểm: ………..
………
……….
………
………..
-Khuyết điểm: ……….
……….


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

Tiết: ………..


Ngày dạy: ………/……../ 200….


<b>Bài 15 THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH</b>
<b>1/ Mục tiêu bài học</b>


Sau bài học, học sinh cần


<b> a/ Kiến thức</b>


-Nắm được các đặc điểm phát triển và phân bố ngành thương mại và du lịch nước
ta.


-Chứng minh và giải thích được tại sao Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là các trung


tâm thương mai, du lịch lớn nhất cả nước.


-Nắm được nước ta có tiềm năng du lịch khá phong phú và ngành du lịch đang trở
thành ngành kinh tế quan trọng.


<b> b/ Kó năng</b>


-Biết đọc và phân tích các biểu đồ.
-Biết phân tích các bảng số liệu.


<b> c/ Thái độ</b>


-Giáo dục tinh thần yêu quê hương đất nước, cảnh quan thiên nhiên.
-Có ý thức trong việc bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên.


<b>2/ Chuẩn bị</b>


a/ Giáo viên


-Biểu đồ tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2002.
-Biểu đồ cơ cấu giá trị xuất khẩu năm 2002.


-Lược đồ du lịch Việt Nam.
b/ Học sinh


-SGK – Tập bản đồ địa lí, sưu tầm một số tranh ảnh về các chợ trên tồn quốc.


<b>3/ Phương pháp dạy học</b>


-Phương pháp trực quan.


-Phương pháp thảo luận.


<b>4/ Tiến trình tiết dạy</b>
<b>4.1/ Ổn định tổ chức</b>


*Giáo viên: Kiểm tra sỉ số học sinh.
*Học sinh: Báo cáo


<b>4.2/ Kiểm tra bài cũ</b>


-Loại hình giao thơng vận tải nào có vài trị quan trọng nhất trong cơ cấu vận
chuyển? (3 điểm)


a/ Đường biển b/ Hàng không c/ Đường Bộ d/ Đường sắt
(câu c)


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

(Việc phát triển bưu chính viễn thơng có ý nghĩa chiến lược, góp phần đưa Việt
Nam hội nhập nền kinh tế thế giới, trở thành nước công nghiệp).


<b>4.3/ Giảng bài mới</b>


<b>Hoạt động của GV và HS</b> <b>Nội dung bài học</b>


Trong điều kiện kinh tế càng phát triển và mở
cửa, các hoạt động thương mại và du lịch có tác
dụng thức đẩy sản xuất cải thiện đời sống và
nâng cao quan hệ hợp tác kinh tế với các nước
trong khu vực và trên thế giới.


<b>Hoạt động 1</b>



GV: Yêu cầu học sinh đọc phần kênh chữ trong
mục 1.I, sau đó sử dụng biểu đồ 15.1, biểu đồ
tổng mức bán lẻ hàng hóa và doamh thu dịch vụ
tiêu dùng phân theo vùng năm 2002.


-Quan sát biểu đồ, hãy cho biết hoạt động nội
thương tập trung nhiều nhất ở những vùng nào
nước ta? Tại sao?


GV chia lớp thành 6 nhóm để thảo luận chung
câu hỏi trên (thời gian 3 phút)


Sau 3 phút qui định GV yêu cầu các nhóm trình
bày, sau đó giáo viên nhận xét, đánh giá, hoàn
chỉnh kiến thức.


+Nội thương: tập trung nhiều nhất ở Đông Nam
Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sơng
Hồng.


+Vì các vùng này có dân số đông, kinh tế phát
triển nên sức mua tăng lên.


GV: Hãy cho biết những trung tâm thương mại
dịch vụ lớn ở nước ta?


HS: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.


GV: Kể tên một số chợ quan trọng ở TP Hồ Chí


Minh mà em biết?


HS: Chợ Bến Thành, An Đơng, Bình Tây (chợ
Lớn)


GV: Hãy cho biết vai trò của ngành ngoại thương
đối với sự phát triển của tế?


HS: Giải quyết đầu ra cho sản phẩm, đổi mới


<b>I/ Thương mại</b>
<b> 1/ Nội thương</b>


-Hoạt động nội thương đã thay
đổi căn bản, cả nước là một thị
trường thống nhất hàng hóa dồi
dào, đa dạng lưu thông tự do.
-Thành phần kinh tế tư nhân đã
giúp cho nội thương phát triển
mạnh mẽ


-Hà Nội, TP Hồ Chí Minh là
hai trung tâm thương mại dịch vụ
lớn và đa dạng nhất nước ta.


<b>2/ Ngoại thương</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

công nghệ, mở rộng sản xuất.


GV: sử dụng biểu đồ cơ cấu giá trị xuất khẩu


năm 2002.


-Dựa vào lược đồ, hãy kể tên các mặt hàng
xuất khẩu chủ lực của nước ta?


HS: -Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp
40,6%.


-Cơng nghiệp nặng và khống sản 31,8%.
-Hàng nông lâm, thủy sản 27,6%


GV: Cho biết những mặt hàng nhập khẩu chủ
yếu cảu nước ta?


HS: Máy móc, thiết bị, nguyên nhiên liệu.


GV: Cho biết những thị trường lớn của nước ta
hiện nay?


HS: Châu Á – Thái Bình Dương, ASEAN.


<b>Hoạt động 2</b>


GV: Cho biết vai trò của ngành du lịch đối với sự
phát triển của nền kinh tế?


HS: Đem lại nguồn thu nhập lớn, mở rộng giao
lưu với các nước, cải thiện đời sống nhân dân.
GV: Hãy cho biết nước ta có những tiềm năng du
lịch nào? Kể tên?



HS: -Du lịch tự nhiên.
-Du lịch nhân văn.
-Du lịch di sản.


GV: Kể tên những địa điểm du lịch ở nước ta
được UNESCO cơng nhận là di sản thiên nhiên
thế giới?


HS: Vịnh Hạ Long (1994), Phong Nha Kẻ Bàng,
Cố đô Huế, di tích Mỹ Sơn, Phố cổ Hội An.


GV u cầu học sinh tìm chỉ các địa danh trên
trên bản đồ.


<b>Giáo viên: Trong giai đoạn hiện nay, cùng với</b>
<b>sự phát triển chung của nền kinh tế nước ta,</b>
<b>ngành du lịch đang đứng trước một sức ép vô</b>


ngoại quan trọng nhất nước ta, có
tác dụng giải quyết đầu ra cho
sản phẩm, đổi mới công nghệ,
mở rộng sản xuất.


-Nước ta đang nhập khẩu nhiều
máy móc, thiết bị, nguyên nhiên
liệu.


-Hiện nay nước ta buôn bán
nhiều nhất với thị trường Châu


Á-Thái Bình Dương và các nước
ASEAN.


<b>II/ Du lòch</b>


-Du lịch ngày càng khẳng định
vị thế trong cơ cấu kinh tế, đem
lại nguồn thu nhập lớn, mở rộng
giao lưu giữa nước ta với nước
ngoài, cải thiện đời sống nhân
dân.


-Nước ta giàu tiềm năng du lịch
tự nhiên, du lịch nhân văn, nhiều
địa điểm được công nhận là di
sản thế giới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

<b>cùng to lớn, nhiều khu du lịch nổi tiếng đang</b>
<b>đứng trước nguy cơ bị ô nhiễm nghiệm trọng,</b>
<b>sự ô nhiễm này tỉ lệ thuận với sự phát triển</b>
<b>của các ngành kinh tế khác nhất là ngành công</b>
<b>nghiệp và lượng khách đến tham quan các khu</b>
<b>du lịch ngày càng động, do đó chúng ta cần</b>
<b>phải có ý thức chấp hành tốt việc bảo vệ mơi</b>
<b>trường khi đến tham quan các khu vui chơi giải</b>
<b>trí.</b>


<b>4.4/ Củng cố – Luyện tập</b>


-Hoạt động nội thương tập trung nhiều nhất ở những vùng nào nước ta?


a/ Đồng bằng sông Cửu Long b/ Tây Nguyên


c/ Đông Nam Bộ d/ Đồng bằng sông Hồng
(câu c)


-Cho biết đặc điểm của ngành ngoại thương ở nước ta?


(Là hoạt động kinh tế đối ngoại quan trọng nhất nước ta, có tác dụng giải quyết
đầu ra cho sản phẩm, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất. Nước ta đang nhập khẩu
nhiều máy móc, thiết bị, nguyên nhiên liệu. Hiện nay nước ta buôn bán nhiều nhất
với thị trường Châu Á-Thái Bình Dương và các nước ASEAN).


<b>4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà</b>


Về nhà kết hợp sách giáo khoa các em học lại bài, làm các bài tập trong tập bản
đồ địa lí


Xem và chuẩn bị bài mới bài 16 “Thực hành: Vẽ biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu
kinh tế”, đây là một bài thực hành vẽ biểu đồ miền là một dạng biểu đồ mới, các em
cần lưu ý


-Trục tung có trị số là 100%.


-Trục hồnh là các năm, khi vẽ đến đâu các em tô màu đến đó.


-Các em nên dựa vào bài thực hành trong tập bản đồ địa lí và bảng 16.1 SGK để
tập thực hành trước bằng bút chì.


-Các em chuẩn bị viết chì, thược kẻ, sáp màu.



<b>5/ Rút kinh nghiệm</b>
<b> *Nội dung:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

-Khuyết điểm: ……….
……….
*<b>Phương pháp:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

Tiết: ………..


Ngày dạy: ………/……../ 200….


<b>Bài 16 </b>

<b>THỰC HAØNH</b>



<b>VẼ BIỂU ĐỒ VỀ SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ</b>
<b>1/ Mục tiêu bài học</b>


Sau bài học, học sinh cần


<b> a/ Kiến thức</b>


Biết được sự thay đổi trong cơ cấu nền kinh tế nước ta.


<b>b/ Kó năng</b>


-Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế, biểu đồ miền.
-Rèn luyện kĩ năng nhận xét biểu đồ.


-Củng cố kiến thức đã học ở bài 6 về cơ cấu kinh tế theo ngành ở nước ta.


<b> c/ Thái độ</b>



Tin tưởng tuyệt đối vào sự phát triển của nền kinh tế nước ta dưới sự lãnh đạo của
Đảng và nhà nước.


<b>2/ chuẩn bị</b>


a/ Giáo viên


-Thước kẻ, phấn màu.
b/ Học sinh


-Thước kẻ, bút chì, sáp màu, tập bản đồ.


<b>3/ Phương pháp dạy học</b>


-Giải thích, minh họa thực hành


<b>4/ Tiến trình tiết dạy</b>
<b>4.1/ Ổn định tổ chức</b>


*Giáo viên: Kiểm tra sỉ số học sinh.
*Học sinh: Báo cáo


<b>4.2/ Kiểm tra bài cũ</b>


-Hoạt động nội thương tập trung nhiều nhất ở những vùng nào nước ta? (3 điểm)
a/ Đồng bằng sông Cửu Long b/ Tây Nguyên


c/ Đông Nam Bộ d/ Đồng bằng sông Hồng
(câu c)



-Cho biết vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển nền kinh tế? (7 điểm)
(Du lịch ngày càng khẳng định vị thế trong cơ cấu kinh tế, đem lại nguồn thu
nhập lớn, mở rộng giao lưu giữa nước ta với nước ngoài, cải thiện đời sống nhân
dân)


<b>4.3/ Giảng bài mới</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

GV: Sử dụng bảng số liệu về
cơ cấu GDP của nước ta thời kì
1991 – 2002.


Sau đó giớ thiệu sơ lược lí do
vì sao phải vẽ biểu đồ miền.
-Khơng vẽ biểu đồ miền khi
chuổi số liệu không phải theo
các năm, vì trục hoành của
biểu đồ miền biểu diễn năm.
-Thường vẽ biểu đồ miền khi
chuỗi số liệu là nhiều năm,
trường hợp ít năm (2 hoặc 3
năm) thì vẽ biểu đồ hình trịn.
-Biểu đồ miền là biến thể của
biểu đồ cột chồng, khi ta tưởng
tượng các cột chồng có bề rộng
chỉ bằng sợi chỉ và ta nối các
đoạn cột chồng với nhau.


-Cách vẽ biểu đồ: biểu đồ
miền là hình chữ nhật khi số


liệu cho trước là %.


-Trục tung có trị số là %.
-Trục hoành là các năm,
khoảng cách giữa các điểm thể
hiện các thời điểm (năm) dài
hay ngắn tương ứng với
khoảng cách năm.


-Vẽ lần lượt từng tiêu chí,
cách xác định như vẽ biểu đồ
cột chồng.


-Vẽ đến đâu kẻ vạch, tơ màu
đến đó.


-Vẽ bảng chú giải riêng.


GV: u cầu học sinh nhận
xét về sự chuyển dịch cơ cấu


<b>a/ Vẽ biểu đồ</b>


%
100
90
80
70
60



50 _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _
40 _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _
30 + _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _
20 + + + + +


10 + + + + + + + + + + + + + + + + + +
0 . . . . .
1991 1993 1995 1997 1999 01 02


+ +


+ + Nông – lâm – thủy sản
_ _


_ _ Công nghiệp – xây dựng


Dịch vụ


Biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP thới kì
1991-2002 (%)


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

GDP thời kì 1991-2002


-Sự giảm tỉ trọng của nông,
lâm, ngư nghiệp từ 40,5%
xuống còn 23% nói lên điều
gì?


HS: chuyển dịch từ nền kinh
tế nông nghiệp sang công


nghiệp, phá thế độc canh.
GV: Tỉ trọng khu vực kinh tế
nào tăng nhanh? Thực tế này
phản ánh điều gì?


HS: Nước ta đang thực hiện
cơng nghiệp hóa nền kinh tế.


-Tỉ trọng nông, lâm, ngư nghiệp giảm chứng tỏ
nước ta đang chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nền kinh
tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp.


-Tỉ trọng khu vực công nghiệp tăng nhanh chứng
tỏ nước ta đang thực hiện quá trình cơng nghiệp
hóa.


<b>4.4/ Củng cố – Luyện tập</b>


Giáo viên nhắc lại một số điểm cần lưu ý khi vẽ biểu đồ miền, yêu cầu học sinh
thực hiện lại trong tập bản đồ.


<b>4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà</b>


Về nhà các em dựa vào bảng số liệu trong sách giáo khoa để thực hiện lại bài thực
hành, sau đó xem lại tồn bộ các bài đã học từ bài 1 đến bài 15, ở từng bài các em
cầnn lưu ý các lược đồ, bảng số liệu, các biểu đồ để phân tích, nhận xét các nội dung
trọng tâm theo câu hỏi trong sách giáo khoa. Tiết sau các em ôn tập chuẩn bị kiểm
tra 1 tiết.


<b>5/ Rút kinh nghiệm</b>


<b> *Nội dung:</b>


-Ưu điểm: ………..
………
……….
………
………
-Khuyết điểm: ……….
……….
*<b>Phương pháp:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76></div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

Tiết: ………..


Ngày dạy: ………/……../ 200….


<b>ÔN TẬP</b>



<b>1/ Mục tiêu bài học</b>


Sau bài học, học sinh cần


<b>a/ Kiến thức</b>


-Hiểu và trình bày được:


+Tình hình gia tăng dân số, ý nghĩa của việc giảm tỉ lệ tăng tự nhiên dân số nước
ta.


+Thực trạng vấn đề phân bố dân cư, dân tộc, sử dụng lao động. Những giải pháp
cơ bản.



+Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố ngành nông nghiệp, công
nghiệp của nước ta.


+Trình bày được sự phát triển và phân bố các ngành lâm nghiệp, thủy sản, dịch
vụ, giao thông vận tải, thương mại, du lịch và bưu chính viễn thơng ở nước ta.


<b>b/ Kó năng</b>


-Có kĩ năng vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế, phân tích các bảng số liệu.
-Biết hệ thống hóa kiến thức, củng cố các kiến thức và kĩ năng đã học.
c/ Thái độ


Có ý thức và động cơ học tập tốt, nhằm chuẩn bị kiến thức để kiểm tra 1 tiết.


<b>2/ Chuẩn bị</b>


a/ Giáo viên


-Các bản đồ: dân cư, tự nhiên, kinh tế Việt Nam.
-Atlat địa lí Việt Nam.


b/ Hoïc sinh


-SGK – Tập bản đồ địa lí.


<b>3/ Phương pháp dạy học</b>


-Phương pháp trực quan.
-Phương pháp đặt vấn đề.


-Phương pháp tích hợp.


<b>4/ Tiến trình tiết dạy</b>
<b>4.1/ Ổn định tổ chức</b>


*Giáo viên: kiểm tra sỉ số học sinh.
*Học sinh: báo cáo.


<b>4.2/ Kiểm tra bài cũ</b>
<b>4.3/ Giảng bài mới</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

<b>Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam</b>


GV: Sử dụng biểu đồ cơ cấu dân tộc nước
ta năm 1999.


-Bằng kiến thức đã học, hãy cho biết nước
ta có bao nhiêu dân tộc? Dân tộc nào
chiếm số dân đơng nhất?


<b>Bài 2: Dân số và gia tăng dân số</b>


GV: u cầu học sinh quan sát bảng 2.1
SGK, tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số các
vùng năm 1999.


-Dựa vào bảng 2.1, hãy xác định các vùng
có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao
nhất, thấp nhất, các vùng lãnh thổ có tỉ lệ
gia tăng tự nhiên của dân số cao hơn trung


bình cả nước?


<b>Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình</b>
<b>quần cư</b>


GV: Sử dụng lược đồ phân bố dân cư và đô
thị Việt Nam 1999.


-Dựa vào lược đồ, hãy cho biếtdân cư
nước ta tập trung đông đức ở những vùng
nào? Thưa thớt ở những vùng nào? Vì sao?


<b>Bài 4: Lao động và việc làm chất lượng</b>
<b>cuộc sống</b>


GV: Sử dụng biểu đồ cơ cấu lực lượng lao
động phân theo thành thị và nông thơn theo


-Việt Nam có 54 dân tộc.


-Dân tộc Kinh (Việt) có số dân đông
nhất chiếm 86,2% tổng số dân.


-Vùng có tỉ lệ gia tăng dân số cao nhất
là: khu vực Tây bắc của Trung du miền
núi Bắc Bộ (2,19%)


-Vùng có tỉ lệ gia tăng dân số thấp
nhất là: Đồng bằng sông Hồng (1,11%)
-Các vùng, lãnh thổ có tỉ lệ gia tăng tự


nhiên cao hơn trung bình cả nước là:
Trung du và miền núi Bắc Bộ (2,19%),
Tây Nguyên (2,11%), Bắc Trung Bộ
(1,47%), Duyên hải Nam Trung Bộ
(1,46%), khu vực nông thôn (1,52%).


-Dân cư tập trung đông đúc ở những
đồng bằng, đô thị và ven biển, thưa
thớt ở miền núi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

đào tạo năm 2003.


-Dựa vào biểu đồ, hãy nhận xét cơ cấu lao
động giữa thành thị và nông thôn? Giải
thích nguyên nhân?


-Nhận xét chất lượng lao động ở nước ta,
để nâng cao chất lượng lao động cần có
những giải pháp gì?


-Cho biết chất lượng cuộc sống của nhân
dân ta trong thời gian qua?


<b>Bài 6: Sự phát triển nền kinh tế Việt</b>
<b>Nam</b>


-Nước ta thực hiện công cuộc đổi mới nền
kinh tế từ năm nào?


-Sự chuyển dịch nền kinh tế nước ta được


thể hiện như thế nào?


GV: Sử sụng lược đồ các vùng kinh tế và
vùng kinh tế trọng điểm.


-Dựa vào lược đồ, hãy cho biết nước ta có
mấy vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng
điểm?


-Lao động nông thôn chiếm 75,8%,
thành thị 24,2%


-Nguyên nhân: nền kinh tế nước ta từ
trước đến nay chủ yếu dựa vào nông
nghiệp là chính, nên địi hỏi nhiều lao
động.


-Chất lượng lao động của nước ta thấp
qua đào tạo chỉ chiếm 21,2%, không
qua đào tạo chiếm 78,8%.


-Giải pháp: cần mở rộng nhiều loại
hình đào tạo nghề, dạy nghề, hướng
nghiệp.


-Đời sống được cải thiện đáng kể về
thu nhập, giáo dục, y tế, nhà ở, phúc
lợi xã hội,…


-Nước ta thực hiện đổi mới nền kinh tế


từ năm 1986.


-Sự chuyển dịch nền kinh tế nước ta
được thể hiện ở ba mặt chủ yếu:
chuyển dịch cơ cấu ngành, chuyển dịch
cơ cấu lãnh thổ, chuyển dịch cơ cấu
thành phần kinh tế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

<b>Bài 7: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự</b>
<b>phát triển và phân bố nông nghiệp</b>


-Cho biết những nhân tố tự nhiên ảnh
hưởng đến sự phát triển và phân bố nơng
nghiệp?


-Nêu những chính sách phát triển nông
nghiệp của nước ta hiện nay?


<b>Bài 8: Sự phát triển và phân bố nông</b>
<b>nghiệp</b>


GV: Yêu cầu học sinh quan sát bảng 8.1
SGK, cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng
trọt (%).


-Quan sát bảng 8.1, nhận xét sự thay đổi tỉ
trọng cây lương thực và cây công nghiệp
trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng
trọt, sự thay đổi này nói lên điều gì?



<b>Bài 9: Sự phát triển và phân bố lâm</b>
<b>nghiệp, thủy sản</b>


-Qua kiến thức đã học, hãy kể tên các loại
rừng ở nước ta, nêu vai trò của từng loại
rừng?


<b>Bài 11: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự</b>
<b>phát triển và phân bố công nghiệp</b>


-Nước ta có ba vùng kinh tế trọng
điểm: Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ.


-Tài nguyên đất, khí hậu, sinh vật.


-Kinh tế hộ gia đình, trang trại, nơng
nghiệp hướng ra xuất khẩu.


-Cây lương thực giảm từ 67,1% (1990)
xuống 60,8% (2002).


-Cây công nghiệp tăng từ 13,5%
(1990) lên 22,7% (2002).


-Sự thay đổi này cho biết nước ta đã
phá thế độc canh cây lúa, mở rộng
diện tích trồng cây công nghiệp.


-Rừng sản xuất: cung cấp gỗ, tăng thu
nhập.



</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

-Kể tên các loại tài nguyên thiên nhiên
ảnh hưởng đến sự phát triển của các ngành
công nghiệp trọng điểm ở nước ta?


-Nêu những cchính sách phát triển nền
công nghiệp ở nước ta?


<b>Bài 12: Sự phát triển và phân bố công</b>
<b>nghiệp</b>


GV: Sử dụng biểu đồ 12.1, biểu đồ tỉ trọng
của các ngành công nghiệp trọng điểm
trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp
2002.


-Qua biểu đồ, hãy sắp xếp thứ tự các
ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta
theo thứ tự tỉ trọng lớn đến nhỏ?


<b>Bài 13: Vai trò, đặc điểm phát triển và</b>
<b>phân bố của dịch vụ</b>


GV: Sử dụng biểu đồ 13.1, biểu đồ cơ cấu
GDP của các ngành dịch vụ, năm 2002 (%).
-Qua biểu đồ, cho biết cơ cấu của ngành
dịch vụ nước ta? Ngành nào chiếm tỉ trọng


-Khống sản:



+Nhiên liệu: than, dầu khí.


+Kim loại: sắt, mangan, crơm, thiếc,
chì, kẽm,…


+Phi kim loại: apatit, pirit, photphorit.
+Vật liệu xây dựng: sét, đá vôi,…
-Thủy năng sông suối.


-Tài nguyên đất, nước, khí hậu, rừng,
sinh vật biển.


-Phát triển kinh tế nhiều thành phần,
khuyến khích đầu tư trong và ngồi
nước, đổi mới cơ chế quản lí, kinh tế
đối ngoại.


-Chế biến lương thực thực phẩm
24,4%.


-Các ngành công nghiệp khác 19,7%.
-Cơ khí, điện tử 12,3%.


-Khai thác nhiên liệu 10,3%.
-Vật liệu xây dựng 9,9%.
-Hóa chất 9,5%.


-Điện 6,0%.


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

cao nhất?



-Hãy cho biết ngành dịch vụ nước ta phân
bố như thế nào? Tập trung chủ yếu ở đâu?
Các trung tâm dịch vụ lớn nhất nước ta
hiện nay?


<b>Bài 14: Giao thông vận tải và bưu chính</b>
<b>viễn thông</b>


-Nước ta có những loại hình giao thơng
vận tải nào? Loại hình giao thơng nào đóng
vai trị quan trọng nhất?


-Nêu ý nghóa của ngành bưu chính viễn
thông?


<b>Bài 15: Thương mại và du lòch</b>


-Cho biết vai trò của ngành ngoại thương
trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội ở
nước ta?


-Nêu vai trò của ngành du lịc trong phát
triển kinh tế và đời sống nhân dân?


-Dịch vụ tiêu dùng chiếm tỉ trọng cao
nhất.


-Ngành dịch vụ nước ta phân bố rất
không đồng đều.



-Tập trung chủ yếu ở các thành phố
lớn, đô thị và các đồng bằng.


-Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là hai
trung tâm dịch vụ lớn nhất nước ta.


-Các loại hình giao thơng vận tải ở
nước ta: đường bộ, đường sắt, đường
sông, đường biển, hàng không và
đường ống


-Giao thông đường bộ đóng vai trị
quan trọng nhất.


-bưu chính viễn thơng có ý nghĩa: góp
phần đưa Việt Nam trở thành nước
cơng nghiệp, nhanh chóng hội nhập với
nền kinh tế thế giới.


-Là hoạt động kinh tế đối ngoại quan
trọng nhất nước ta, có tác dụng giải
quyết đầu ra cho sản phẩm, đổi mới
công nghệ, mở rộng sản xuất.


-Đem lai nguồn thu nhập lớn, mở rộng
giao lưu, cải thiện đời sống nhân dân.


<b>4.4/ Cuûng cố – Luyện tập</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

Về nhà căn cứy vào các phần trọng tâm đã ôn hôm nay, kết hợp sách giáo khoa
các em học lại bài, hoàn thành các bài tập trong tập bản đồ, tiết sau các em sẽ kiểm
tra 1 tiết.


<b>5/ Ruùt kinh nghiệm</b>
<b> *Nội dung:</b>


-Ưu điểm: ………..
………
……….
………
………
-Khuyết điểm: ……….
……….
*<b>Phương pháp:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

Tiết: ………..


Ngày dạy: ………/……../ 200….


<b>KIỂM TRA VIẾT 1 TIẾT</b>



<b>1/ Mục tiêu kiểm tra</b>
<b> a/ Kiến thức</b>


-Đánh giá lại những kiến thức mà học sinh đã tiếp thu qua từng bài học, qua đóbiết
được mức độ tiếp thu kiến thức của từng học sinh để xây dựng, lựa chọn phương
pháp giảng dạy phù hợp.


<b>b/ Kó năng</b>



Đánh giá kĩ năng vẽ biểu đồ, phân tích biểu đồ, bảng số liệu của từng học sinh.


<b> c/ Thái độ</b>


Có thái độ đúng đắn trong q trình học tập, trung thực trong q trình kiểm tra.


<b>2/ Chuẩn bị</b>


a/ Giáo viên


-Đề kiểm tra và đáp án.
b/ Học sinh


-Chuẩn bị tốt nội dung các bài kiểm tra, dụng cụ học tập.


<b>3/ Phương pháp kiểm tra</b>


Tự luận (45 phút)


<b>4/ Tiến trình tiết dạy</b>
<b>4.1/ Ổn định tổ chức</b>


*Giáo viên: Kiểm tra sỉ số học sinh.
*Học sinh: Báo cáo.


<b>4.2/ Kiểm tra bài cũ</b>
<b>4.3/ Kiểm tra</b>


<b>Hoạt động của GV và HS</b> <b>Nội dung bài học</b>



<b>Đề</b>


<b>TRẮC NGHIỆM ( 4 điểm)</b>


Hãy khoanh tròn câu em cho là đúng nhất
(mỗi câu đúng đạt 0,5 điểm)


Câu 1: Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam
chiếm tỉ lệ là:


a/ 30% b/ 13,8% c/ 50% d/ 15%


Câu 2: Nước ta đứng thứ mấy về dân số trên
thế giới?


a/ 12 b/ 13 c/ 14 d/ 15


Câu 3: Mật độ dân số nước ta vào năm 2003


<b>TRẮC NGHIỆM (4 điểm)</b>


Câu 1: b


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

laø:


a/ 246 người/km2<sub> b/ 195 người/km</sub>2


b/ 400 người/km2<sub> d/ 323 người/km</sub>2



Câu 4: Năm 2003, tỉ lệ người lao động qua
đào tạo ở nước ta là:


a/ 3,5% b/ 17,1% c/ 21,2% d/ 52,1%
Câu 5: Công cuộc đổi mới của nước ta bắt
đầu từ lúc nào?


a/ 1985 b/ 1987 c/ 1988 d/ 1986
Câu 6: Vùng kinh tế nào của Việt Nam không
giáp biển?


a/ Vùng kinh tế Tay Nguyên
b/ Vùng Đông Nam Bộ


c/ Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
d/ Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ


Câu 7: Năm 2002, ngành công nghiệp trọng
điểm nào có tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá
trị sản xuất công nghiệp?


a/ Điện


b/ Ngành chế biến lương thực thực phẩm
c/ Hóa chất


d/ Vật liệu xây dựng


Câu 8: Hai khu vực tập trung công nghiệp lớn
nhất nước là:



a/ Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng
b/ Đông Nam Bộ và Tây Nguyên


c/ Tây Nguyên và Đồng bằng sông Hồng
d/ Bắc Trung bộ và Tây Nguyên


<b>TỰ LUẬN (6 điểm)</b>


1/ Hãy cho biết những thành tựu và thách
thức của nền kinh tế nước ta sau thời kì đổi
mới đến nay? (4 đ)


Câu 3: a


Câu 4: c


Caâu 5: d


Caâu 6: a


Caâu 7: b


Caâu a


<b>TỰ LUẬN (6 điểm</b>)


1/ Những thành tựu và thách thực
của nền kinh tế nước ta:



-Thành tựu


+Kinh tế tăng trưởng tương đối
vững chắc. (0,5 đ)


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

2/ Vẽ biểu đồ hình trịn dựa vào bảng số liệu
dưới đây:


Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế,
năm 2002


Các thành phần kinh tế Tỉ lệ %
-Kinh tế nhà nước


-Kinh tế tập thể
-Kinh tế tư nhân
-Kinh tế cá thể


-Kinh tế có vốn đầu tư nước
ngồi


38,4
8,0
8,3
31,6
13,7
Nhận xét cơ cấu thành phần kinh teá.


+Nước ta đang trong quá trình hội
nhập nền kinh tế khu vực và tồn


cầu. (0,5 đ)


-Thách thức


+Ở nhềiu tỉnh, huyện nhất là ở
miền núi vẫn còn xã nghèo. (0,5 đ)
+Tài nguyên bị khai thác quá
mức. Môi trường bị ô nhiễm. (0,5 đ)
+Vấn đề việc làm, văn hóa, giáo
dục, ý tế, xóa đói giảm nghèo vẫn
chưa đáp ứng. (0,5 đ)


+Aûnh hưởng do biến động thị
trường (0,5 đ)


2/ Vẽ biểu đồ (1,5 đ)


13,7 38,8


31,6


8,3 8,0


-Nhận xét: Trong các thành phần
kinh tế thì thành phần kinh tế nhà
nước chiếm tỉ lệ cao nhất, sau đó là
thành phần kinh tế cá thể. (0,5 đ)


<b>4.4/ Củng cố – Luyện tập</b>



Giáo viên thu bài, học sinh nộp bài


<b>4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà</b>


Về nhà các em hoàn chỉnh lại các bài tập trong tập bản đồ, sau đó xem và chuẩn bị
bài 17 “Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ” ở bài này dựa vào lược đồ hình 17.1
(SGK) các em tìm các nội dung trọng tâm sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

-So sánh thế mạnh kinh tế giữa tiểu vùng đông bắc và tây bắc.


-Về dân cư xã hội: tìm xem vùng có bao nhiêu dân tộc sinh sống? Đời sống của
các dân tộc trong vùng phát triển như thế nào?


<b>5/ Rút kinh nghiệm</b>
<b> *Nội dung:</b>


-Ưu điểm: ………..
………
……….
………
………
-Khuyết điểm: ……….
……….
*<b>Phương pháp:</b>


-Ưu điểm: ………..
………
……….
………
………..


-Khuyết điểm: ……….
……….


Tiết: ………..


</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

<b>SỰ PHÂN HĨA LÃNH THỔ</b>



<b>Bài 17 VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ</b>
<b>1/ Mục tiêu bài học</b>


Sau bài học, học sinh cần


<b> a/ Kiến thức</b>


-Hiểu được ý nghĩa vị trí địa lí, một số thế mạnh và khó khăn của điều kiện tự
nhiên và tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm dân cư, xã hội của vùng.


-Hiểu sâu hơn sự khác biệt giữa hai tiểu vùng Tây Bắc và Đơng Bắc, đánh giá
trình độ phát triển giữa hai tiểu vùng này và tầm quan trọng của các giải pháp bảo
vệ môi trường và phát triển kinh tế, xã hội.


<b> b/ Kó năng</b>


-Xác định được ranh giới của vùng, vị trí một số tài nguyên thiên nhiên quan trọng
trên lược đồ.


-Phân tích và giải thích được một số chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội.


<b> c/ Thái độ</b>



-Có ý thức tốt trong việc bảo vệ tài nguyên môi trường, cảnh quan tươi đẹp của
q hương đất nước.


<b>2/ Chuẩn bị</b>


a/ Giáo viên


-Lược đồ tự nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
b/ Học sinh


-SGK – Tập bản đồ địa lí.


<b>3/ Phương pháp dạy học</b>


-Phương pháp trực quan.


-Phương pháp thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề.


<b>4/ Tiến trình tiết dạy</b>
<b>4.1/ Ổn định – Tổ chức</b>


*Giáo viên: Kiểm tra sỉ số học sinh.
*Học sinh: Báo cáo.


<b>4.2/ Kiểm tra bài cũ</b>
<b>4.3/ Giảng bài mới</b>


<b>Hoạt động của GV và HS</b> <b>Nội dung bài học</b>


Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng lãnh thổ


rộng lớn ở phía bắc đất nước, với nhiều thế mạnh
về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên
thiên nhiên để phát triển kinh tế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

GV: Sử dụng lược đồ tự nhiên vùng Trung du và
miền núi Bắc Bộ.


-Dựa vào lược đồ xác định vị trí của vùng (ranh
giới, các tỉnh thành, tiếp giáp)?


HS: -Vị trí địa lí


+Phía bắc giáp Trung Quốc.


+Phía nam giáp Đồng bằng sơng Hồng.
+Phía tây giáp Thượng Lào.


+Phía đông giáp Vịnh Bắc Bộ.
-Bao gồm 15 tỉnh thành phố.


GV: Hãy nêu ý nghĩa về vị trí địa lí của vùng?
Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm để thảo luận
(thới gian thảo luận 4 phút)


Sau 4 phút thảo luận giáo viên yêu cầu các
nhóm lần lượt trình bày, cuối cùng giáo viên nhận
xét, hồn chỉnh kiến thức.


+Vùng có cấu trúc địa chất phức tạp, địa
hình bị chia cắt



+Tài nguyên khoáng sản phong phú, thủy
sản dồi dào.


+Khí hậu có mùa đông lạnh.
+Tài nguyên sinh vật đa dạng.


+Có điều kiện giao lưu kinh tế văn hoá với
các nước láng giềng, với đồng bằng sông Hồng.


<b>Hoạt động 2</b>


GV: Sử dụng lược đồ tự nhiên vùng Trung du và
miền núi Bắc Bộ.


-Dựa vào lược đồ và kênh chữ trong sách giáo
khoa, cho biết vùng có mấy tiểu vùng?


HS: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ gồm hai
tiểu vùng: Đông Bắc và Tây Bắc.


-Nêu sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và thế
mạnh của hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc?
HS: -Đông Bắc:


+Điều kiện tự nhiên: Núi trung bình và núi
thấp, các dãy núi hình cánh cung, khí hậu nhiệt
đới ẩm có mùa đơng lạnh


+Thế mạnh kinh tế: khai thác khống sản,



<b>thổ</b>


-Diện tích 100.965 km2<sub>, chiếm</sub>


30,7% diện tích cả nước.


-Dân số: 11,5 triệu người
(2002).


-Vùng lãnh thổ rộng lớn.


-Giao lưu thuận tiện với các
tỉnh phía Nam Trung Quốc,
thượng Lào, vùng Đồng bằng
sơng Hồng và Bắc Trung Bộ.
-Có vùng biển giàu tiềm năng
du lịch và hải sản.


<b>II/ Điều kiện tự nhiên và tài</b>
<b>nguyên thiên nhiên</b>


-Trung du và miền núi Bắc Bộ
đặc trưng bằng địa hình núi cao
và bị chia cắt sâu ở phía tây bắc,
cịn đông bắc phần lớn là núi
trung bình.


- Đông Bắc:



</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

phát triển nhiệt điện, trồng rừng, cây công
nghiệp, chăn nuôi gia súc, đánh bắt thủy sản, du
lịch.


-Tây Bắc:


+Núi cao, địa hình hiểm trở, khí hậu nhiệt
đới ẩm có mùa đơng ít lạnh hơn.


+Phát triển thủy điện, trồng rừng, cây công
nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn.


GV: Khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ có
đặc điểm như thế nào? Có khả năng phát triển
ngành gì?


HS: Đặc điểm chung của vùng là chịu sự chi phối
sâu sắc của độ cao địa hình, có khả năng phát
triển ngành điện, trồng rừng, cây công nghiệp,
chăn nuôi gia súc, khai thác thủy sản, du lịch.
GV: Xác định trên lược đồ các mỏ than, sắt,
apatit, các sơng có tiềm năng thủy điện lớn: sông
Đà, sông Lô, sông Gâm, sơng Chảy?


HS: Tìm chỉ trên lược đồ.


GV: Nêu những khó khăn về tự nhiên đối với
sản xuất và đời sống?


HS: Địa hình bị chia cắt mạnh, thời tiết diễn biến


thất thường, rừng bị chặt phá thường bị xói mịn,
sạt lở đất, lũ qt.


<b>Giáo viên: Là một vùng có nhiều khống sản</b>
<b>và tiềm năng rất lớn về thủy năng, vì vậy trong</b>
<b>quá trình khai thác khống sản và xây dựng</b>
<b>các cơng trình thủy điện chúng ta phải có kế</b>
<b>hoạch khai thác hợp lí, nếu khai thác tùy tiền,</b>
<b>thiếu khoa học sẽ làm phá vở cảnh quan tự</b>
<b>nhiện làm suy thoái hệ sinh thái ảnh hưởng</b>
<b>nghiêm trọng đến môi trường sống của con</b>
<b>người cũng như của các loài động thực vật</b>
<b>trong vùng.</b>


<b>Hoạt động 3</b>


GV: Dựa vào kiến thức trong sách giáo khoa,
hãy cho biết Trung du và miền núi Bắc Bộ có
những dân tộc nào sinh sống?


+Thế mạnh kinh tế: khai thác
khoáng sản, phát triển nhiệt
điện, trồng rừng, cây công
nghiệp, chăn nuôi gia súc, đánh
bắt thủy sản, du lịch.


-Tây Bắc:


+Núi cao, địa hình hiểm trở,
khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa


đơng ít lạnh hơn.


+Phát triển thủy điện, trồng
rừng, cây công nghiệp lâu năm,
chăn nuôi gia súc lớn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

HS: Dân tộc Thái, Mường, Dao, Mông,… ở Tây
Bắc; Tày, Nùng, Dao, Mông,… ở Đông Bắc.
Người Kinh cư trú hầu hết các địa phương.


GV: Nêu những thuận lợi về dân cư, dân tộc của
vùng?


HS: Đồng bào các dân tộc có nhiều kinh nghiệm
canh tác trên đất dốc, kết hợp sản xuất nông –
lâm, chăn nuôi gia súc lớn, trồng cây công
nghiệp, cây dược liệu, rau quả ôn đới.


GV: Sử dụng bảng 17.2, một số chỉ tiêu phát
triển dân cư, xã hội ở Trung du và miền núi Bắc
Bộ (Đông Bắc, Tây Bắc) năm 1999


-Dựa vào bảng số liệu 17.2, hãy nhận xét sự
chênh lệch về dân cư, xã hội của hai tiểu vùng
Đông Bắc và Tây Bắc?


HS: Các chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội của
rtiểu vùng Đông Bắc đều cào hơn so với tiểu
vùng Tây Bắc.



-Là địa bàn cư trú xen kẽ của
nhiều dân tộc ít người: Dân tộc
Thái, Mường, Dao, Mông,… ở
Tây Bắc; Tày, Nùng, Dao,
Mông,… ở Đông Bắc. Người Kinh
cư trú hầu hết các địa phương.


-Đời sống cịn nhiều khó khăn
nhưng đang được cải thiện.


<b>4.4/ Củng cố – Luyện tập</b>


-Trung du và miền núi Bắc Bộ có diện tích là?


a/ 100.000 km2 <sub>b/ 100.965 km</sub>2 <sub>c/ 120.000 km</sub>2 <sub>c/ 150.000 km</sub>2


(caâu b)


-Nêu đặc điểm tự nhiên và thế mạnh phát triển kinh tế giữa hai tiểu vùng Đông
Bắc và Tây Bắc?


(*Đông Bắc:


+Điều kiện tự nhiên: Núi trung bình và núi thấp, các dãy núi hình cánh cung,
khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh


+Thế mạnh kinh tế: khai thác khoáng sản, phát triển nhiệt điện, trồng rừng,
cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, đánh bắt thủy sản, du lịch.


*Tây Bắc:



+Núi cao, địa hình hiểm trở, khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đơng ít lạnh hơn.
+Phát triển thủy điện, trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc
lớn).


<b>4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92>

-Về tình hình phát triển ngành công nghiệp của vùng: Dựa vào lược đồ 18.1 các
em tìm xem vùng phát triển những ngành cơng nghiệp nào? Ngành nào chiếm thế
mạnh?


-Về nông nghiệp: các em tìm xem vùng trồng những loại cây trồng gì? Loại cây
trồng nào đóng vai trị chủ đạo?


-Về dịch vụ: các em tìm xem vùng phát triển mạnh những ngành dịch vụ nào?
Ngành dịch vụ nào đem lại lợi nhuận cao cho vùng?


<b>5/ Ruùt kinh nghiệm</b>
<b> *Nội dung:</b>


-Ưu điểm: ………..
………
……….
………
………
-Khuyết điểm: ……….
……….
*<b>Phương pháp:</b>


-Ưu điểm: ………..


………
……….
………
………..
-Khuyết điểm: ……….
……….


Tiết: ………..


</div>
<span class='text_page_counter'>(93)</span><div class='page_container' data-page=93>

<b>Bài 18 VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ</b>
<b> (Tiếp theo)</b>
<b>1/ Mục tiêu bài học</b>


Sau bài học, học sinh cần


<b> a/ Kiến thức</b>


-Hiểu được cơ bản tình hình phát triển kinh tế ở Trung du và miền núi Bắc Bộ,
theo tình tự: cơng nghiệp, nơng nghiệp và dịch vụ, nắm được một số trung tâm kinh
tế lớn của vùng.


<b>b/ Kó năng</b>


-Biết đọc và phân tích bản đồ, lược đồ kinh tế.


-Xác lập được mối liên hệ giữa điều kiện tự nhiên và phát triển kinh tế.


<b>c/ Thái độ</b>


Thúc đẩy các em có động cơ học tập tốt, để mai sau góp phần trong cơng cuộc xây


dựng đất nước.


<b>2/ Chuẩn bị</b>


a/ Giáo viên


-Lược đồ kinh tế vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
b/ Học sinh


-SGK – Tập bản đồ địa lí.


<b>3/ Phương pháp dạy học</b>


-Phương pháp trực quan.


-Phương pháp thảo luận nhóm.


<b>4/ Tiến trình tiết dạy</b>
<b>4.1/ Ổn định – Tổ chức</b>


*Giáo viên: Kiển tra sỉ số học sinh.
*Học sinh: Báo cáo.


<b>4.2/ Kiểm tra bài cũ</b>


-Trung du và miền núi Bắc Bộ có diện tích là? (3 điểm)


a/ 100.000 km2 <sub>b/ 100.965 km</sub>2 <sub>c/ 120.000 km</sub>2 <sub>c/ 150.000 km</sub>2


(caâu b)



-Nêu đặc điểm tự nhiên và thế mạnh phát triển kinh tế giữa hai tiểu vùng Đông
Bắc và Tây Bắc? (7 điểm)


(*Đông Bắc:


+Điều kiện tự nhiên: Núi trung bình và núi thấp, các dãy núi hình cánh cung,
khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đơng lạnh


+Thế mạnh kinh tế: khai thác khoáng sản, phát triển nhiệt điện, trồng rừng,
cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, đánh bắt thủy sản, du lịch.


</div>
<span class='text_page_counter'>(94)</span><div class='page_container' data-page=94>

+Núi cao, địa hình hiểm trở, khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đơng ít lạnh hơn.
+Phát triển thủy điện, trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc
lớn).


<b>4.3/ Giảng bài mới</b>


<b>Hoạt động của GV và HS</b> <b>Nội dung bài học</b>


Trung du và miền núi bắc Bộ là địa bàn phát
triển nhiều ngành công nghiệp quan trọng như:
khai thác khống sản và thủy điện, cơ cấu sản
xuất nơng nghiệp đa dạng.


Các thành phố công nghiệp đang phát huy vai trò
trung tâm kinh tế của vùng.


<b>Hoạt động 1</b>



GV: Sử dụng lược đồ kinh tế vùng Trung du và
miền núi Bắc Bộ.


-Dựa vào lược đồ, hãy cho biết Trung du và
miền núi Bắc Bộ có những ngành công nghiệp
nào? Ngành nào là thế mạnh của vùng?


HS: -Các ngành công nghiệp: năng lượng, luyện
kim, cơ khí, hóa chất, vật liệu xây dựng, chế biến
lâm sản, điện, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến
lương thực thực phẩm.


-Các ngành công nghiệp khai khoáng và
thủy điện là thế mạnh của vùng.


GV: Xác định trên lược đồ các nhà máy nhiệt
điện, thủy điện, các trung tâm công nghiệp luyện
kim, cơ khí, hóa chất?


HS: -Nhà máy nhiệt điện Uông Bí.


-Nhà máy thủy điện hịa Bình, Thác Bà.
-Luyện kim, cơ khí ở Thái Nguyên.
-Hóa chất ở Bắc Giang.


GV: Nêu ý nghóa của nhà máy thủy điện Hòa
Bình?


HS: -Xây dựng vào ngày 6/11/1979.
-Hoàn thành tháng 12/1994.



-Công suất 1920 MW, hàng năm sản xúât
8160 triệu KWh.


<b>Giáo viên: Việc phát triển mạnh các ngành</b>


<b>IV/ Tình hình phát triển kinh</b>
<b>tế</b>


<b> 1/ Công nghiệp</b>


-Nhờ có nguồn thủy năng và
nguồn than phong phú mà ngành
công nghiệp năng lượng có điều
kiện phát triển mạnh bao gồm cả
thủy điện và nhiệt điện.


</div>
<span class='text_page_counter'>(95)</span><div class='page_container' data-page=95>

<b>công nghiệp trong vùng nhằm phát triển kinh</b>
<b>tế nâng cao đời sống nhân dân là một chủ</b>
<b>trương lớn của Đảng và Nhà nước trong giai</b>
<b>đoạn cơng nghiệp hóa, tuy nhiên trong quá</b>
<b>trình phát triển do thiếu qui hoạch hoặc một số</b>
<b>nhà máy không tuân thủ nghiêm luật bảo vệ</b>
<b>môi trường đã thải ra mơi trường các chất độc</b>
<b>hại chưa qua xử lí làm cho sơng ngịi bị ơ nhiễm</b>
<b>ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động sản xuất</b>
<b>của nhân dân. (tiêu biểu trong vùng là công ti</b>
<b>MiWoon ở Phú Thọ).</b>


<b>Hoạt động 2</b>



GV: Sử dụng lược đồ kinh tế vùng Trung du và
miền núi Bắc Bộ.


-Dựa vào lược đồ, hãy xác định các cánh đồng
trồng lúa, các nơi trồng ngơ trong vùng?


HS: Tìm xác định trên lược đồ.


GV: Hãy kể tên các sản phẩm cận nhiệt và ôn
đới có giá trị trong vùng?


HS: Chè, hồi, vải thều, mận, mơ, lê, đào,…


GV: Dựa vào lược đồ, xác định địa bàn phân bố
cây công nghiệp lâu năm: chè, hồi?


HS: -Chè được trồng nhiều ở Đông Bắc.


-Hồi: Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Bắc
Cạn, Lạng Sơn.


GV: Nhờ những điều kiện gì mà cây chè chiếm tỉ
trọng lớn về diện tích và sản lượng so với cả
nước?


Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm để thảo luận
(thời gian 3 phút).


Sau 3 phút thảo luận giáo viên yêu cầu các


nhóm lần lượt trình bày, cuối cùng giáo viên nhận
xét, hồn chỉnh.


-Đất, khí hậu, cận nhiệt đới, có thị trường
rộng lớn, là đồ uống truyền thống của nhân dân
ta và thế giới.


GV: Giảng giải về tình hình phát triển ngành
chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản trong vùng.


<b>2/ Nông nghiệp</b>


-Lúa, ngô là các cây lượng
thực chính. Lúa chủ yếu được
trồng ở một số cánh đồng, ngô
được trồng nhiều ở các nương
rẫy.


-Nhờ có điều kiện sinh thái
phong phú, nên sản xuất nơng
nghiệp có tính đa dạng về cơ cấu
sản phẩm.


-Nghề rừng phát triển theo
hướng nông lâm kết hợp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(96)</span><div class='page_container' data-page=96>

<b>Hoạt động 3</b>


GV: Sử dụng lược đồ kinh tế vùng Trung du và
miền núi Bắc Bộ.



-Dựa vào lược đồ, hãy xác định các tuyến đường
sắt, đường ô tô xuất phát từ Hà Nội đến các thành
phố, thị xã của các tỉnh biên giới Việt – Trung,
Việt – Lào?


HS: -Đường sắt: Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội –
Lạng Sơn sang Trung Quốc.


-Đường ô tô: Quốc lộ 1A, số 18, 3, 2, 70 sang
Trung Quốc, đường số 6 sang Lào.


GV: Dựa vào lược đồ, xác định các cửa khẩu
quan trọng trên biên giới Việt – Trung, Việt –
Lào?


HS: -Các cửa khẩu: Móng Cái, Hữu Nghị, Lào
Cai sang Trung Quốc.


-Cửa khẩu Tây Trang sang Lào.


<b>Hoạt động 4</b>


GV: Xác định trên lược đồ các trung tâm kinh tế,
các ngành công nghiệp đặc trưng của mỗi vùng?
HS: -Thái Nguyên: cơ khí, luyện kim.


-Luyện kim: sản xuất hàng tiêu dùng.
-Hạ Long: du lịch.



-Việt Trì: hóa chất.


Lơn cũng phát triển.


<b>3/ Dịch vụ</b>


-Giữa Trung du và miền núi
Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng
đã hình thành mối giao lưu
thương mai lâu đời.


-Các tỉnh biên giới của vùng có
mối quan hệ trao đổi hành hóa
truyền thống với các tỉnh phía
nam Trung Quốc và Thượng
Lào.


-Hoạt động du lịch trở thành
thế mạnh của vùng.


<b>V/ Các trung tâm kinh tế</b>


Các thành phố Thái Nguyên,
Việt Trì, Hạ Long, Lạng Sơn là
các trung tâm kinh tế quan trọng
của vùng.


<b>4.4/ Củng cố – luyện tập</b>


-Tại sao ngành công nghiệp năng lượng phát triển mạnh ở Trung du và miền núi


Bắc Bộ?


a/ Nguồn thủy năng và than phong phú.
b/ Nguồn than và sức mạnh của gió.
c/ Năng lượng dầu khí, thủy triều.
d/ Nhiều dầu mỏ, than đá.


(caâu a)


</div>
<span class='text_page_counter'>(97)</span><div class='page_container' data-page=97>

-Xác định trên lược đồ các tuyến đường sắt và đường bộ xuất phát từ Hà Nội đến
biên giới Việt – Trung, Việt – Lào?


(Đường sắt: Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Lạng Sơn sang Trung Quốc.


Đường ô tô: Quốc lộ 1A, số 18, 3, 2, 70 sang Trung Quốc, đường số 6 sang Lào)


<b>4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà</b>


Về nhà kết hợp sách giáo khoa các em học lại bài, làm bài tập số 3 trang 69 SGK.
Xem và chuẩn bị bài 19 “Thực hành: Đọc, phân tích và đánh giá ảnh hưởng của tài
ngun khống sản đối với phát triển công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ”,
với bài thực hành này các em căn cứ vào những kiến thức đã học ở bài 17, 18 để trả
lới các bài tập, nhất là ở bài tập số 2.


<b>5/ Rút kinh nghiệm</b>
<b> *Nội dung:</b>


-Ưu điểm: ………..
………
……….


………
………
-Khuyết điểm: ……….
……….
*<b>Phương pháp:</b>


-Ưu điểm: ………..
………
……….
………
………..
-Khuyết điểm: ……….
……….


Tiết: ………..


</div>
<span class='text_page_counter'>(98)</span><div class='page_container' data-page=98>

<b>Bài 19 </b>

<b>THỰC HÀNH</b>



<b>ĐỌC BẢN ĐỒ, PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA TÀI</b>
<b>NGUN THIÊN NHIÊN KHỐNG SẢN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN </b>


<b>CƠNG NGHIỆP Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ</b>
<b>1/ Mục tiêu bài học</b>


Sau bài học, học sinh caàn


<b> a/ Kiến thức</b>


-Củng cố, phát triển kĩ năng đọc bản đồ.



-Phân tích và đánh giá được tiềm năng và ảnh hưởng của tài ngun khống sản
đối với phát triển cơng nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.


<b> b/ Kó năng</b>


-Biết vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra của các ngành công
nghiệp khai thác, chế biến và sử dụng tài nguyên khoáng sản.


<b> c/ Thái độ</b>


-Nâng cao ý thức bào vệ tài ngun, bảo vệ mơi trường.


<b>2/ Chuẩn bị</b>


a/ Giáo viên


-Lược đồ tự nhiên và kinh tế vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
-Thước kẻ


b/ Hoïc sinh


-SGK – Tập bản đồ, thước kẻ, bút chì, bút màu.


<b>3/ Phương pháp dạy học </b>


-Phương pháp trực quan.


-Phương pháp thảo luận nhóm.


<b>4/ Tiến trình tiết dạy</b>


<b>4.1/ Ổn định – Tổ chức</b>


*Giáo viên: Kiểm tra sỉ số học sinh.
*Học sinh: Báo cáo.


<b>4.2/ Kiểm tra bài cũ</b>


-Tại sao ngành công nghiệp năng lượng phát triển mạnh ở Trung du và miền núi
Bắc Bộ? (3 điểm)


a/ Nguồn thủy năng và than phong phú.
b/ Nguồn than và sức mạnh của gió.
c/ Năng lượng dầu khí, thủy triều.
d/ Nhiều dầu mỏ, than đá.


(caâu a)


</div>
<span class='text_page_counter'>(99)</span><div class='page_container' data-page=99>

(Đường sắt: Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Lạng Sơn sang Trung Quốc.


Đường ô tô: Quốc lộ 1A, số 18, 3, 2, 70 sang Trung Quốc, đường số 6 sang Lào)


<b>4.3/ Giảng bài mới</b>


<b>Hoạt động của GV và HS</b> <b>Nội dung bài học</b>


<b>Hoạt động 1</b>
<b>Bài tập 1</b>


GV: Sử dụng lược đồ tự nhiên vùng Trung du
và miền núi Bắc Bộ.



-Dựa vào lược đồ, xác định vị trí các mỏ: than,
sắt, mangan, thiếc, bô xít, apatít, đồng, chì,
kẽm?


<b>Hoạt động 2</b>
<b>Bài tập 2</b>


Phân tích ảnh hưởng của tài ngun khống sản
tới phát triển cơng nghiệp ở Trung du và miền
núi Bắc Bộ.


GV chia lớp thành 6 nhóm thảo luận
-Nhóm 1,2,3, thảo luận câu 2.a


+những ngành cơng nghiệp khai thác có điều
kiện phát triển mạnh? Vì sao?


-Nhóm 4,5,6, thảo luận câu 2.b


+Chứng minh ngành luyện kim đen ở Thái
Nguyên chủ yếu sử dụng nguyên liệu khoáng
sản tại chỗ?


(thời gian thảo luận 4 phút)


Sau 4 phút thảo luận, giáo viên yêu cầu các
nhóm lần lượt trình bày, cuối cùng gíao viên
nhận xét, hồn chỉnh.



<b>Bài tập 1</b>


-Mỏ than: Quảng Ninh, Thái
Nguyên.


-Mỏ sắt: Lào Cai, Yên Bái, Hà
Giang, Thái Nguyên.


-Mỏ mangan: Cao Bằng.


-Mỏ thiếc: Tuyên Quang, Cao
Bằng.


-Mỏ bô xít: Cao Bằng,Lạng Sơn
-Mỏ Apatít: Lào Cai


-Mỏ đồng: Lào Cai, Sơn La.
-Mỏ chì, kẽm: Tun Quang, Bắc
Cạn.


<b>Bài tập 2</b>


a/ Những ngành cơng nghiệp khai
thác có điều kiện phát triển mạnh
là: than, sắt, apatít, chì, kẽm,
đồng.


Vì: các loại khống sản này có
trữ lượng lớn. Điều kiện khai thác
thuận lợi. Nhu cầu phát triển kinh


tế trong nước và xuất khẩu.


b/ Ngành luyện kim đen ở Thái
Nguyên sử dụng nguyên liệu tại
chỗ:


</div>
<span class='text_page_counter'>(100)</span><div class='page_container' data-page=100>

GV: Sử dụng lược đồ kinh tế vùng Trung du và
miền núi Bắc Bộ


-Dựa vào lược đồ, hãy xác định vị trí
+Vùng mỏ than Quang Ninh.


+Nhà máy nhiệt điện ng Bí.
+Cảng xuất khẩu than Cửa Ơng.


-Dựa vào lược đồ và sự hiểu biết, hãy vẽ sơ đồ
thể hiện mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm tham theo mục đích:


+Làm nguyên liệu cho các nhà máy nhiệt
điện.


+Phục vụ nhu cầu tiêu thụ than trong nước.
+Xuất khẩu.


-Các mỏ phân bố gần nhau, gần
các trung tâm công nghiệp.


c/ Học sinh tìm xác định trên lược
đồ



d/ Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ
giữa khai thác và tiêu thụ than









<b>4.4/ Củng cố – Luyện tập</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(101)</span><div class='page_container' data-page=101>

<b>4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà</b>


Về nhà kết hợp sách giáo khoa các em tiếp tục thực hiện lại bài thực hành.


Xem và chuẩn bị trước bài 20 “Vùng đồng bằng sông Hồng”, ở bài này các em
lưu ý các nội dung trọng tâm sau:


-Về vị trí địa lí: kết hợp lược đồ trong sách giáo khoa các em xác định vị trí giới
hạn của vùng, so sánh qui mô giữa vùng với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
-Về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: Dựa vào lược đồ tự nhiên của
vùng nêu ý nghĩa của đồng bằng đối với sự phát triển nông nghiệp và đời sống dân
cư trong vùng.


-Về dân cư, xã hội: dựa vào biểu đồ 20.2 trong sách giáo khoa, so sánh mật độ
dân cư của vùng với các vùng khác trong nước.


<b>5/ Ruùt kinh nghiệm</b>


<b> *Nội dung:</b>


-Ưu điểm: ……….
………
……….
………
………
-Khuyết điểm: ………
……….
*<b>Phương pháp:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(102)</span><div class='page_container' data-page=102>

Tiết: ………..


Ngày dạy: ………/……../ 200….


<b>Bài 20 VÙNG ĐỒNG BẰNG SƠNG HỒNG</b>
<b>1/ Mục tiêu bài học</b>


Sau bài học, học sinh caàn


<b> a/ Kiến thức</b>


-Nắm vững vị trí giới hạn của vùng trên bản đồ.


-Hiểu rõ: vùng có diện tích nhỏ nhưng giao lưu thuận tiện với các vùng trong nước;
đất đai, khí hậu là những tài nguyên quan trọng.


-Vùng có dân cư đông đúc nhất, nền nông nghiệp thâm canh cao và cơ sở hạ tầng
phát triển.



-Phân tích ưu, nhược điểm của dân số đơng, hướng giải quyết.


<b> b/ Kó năng</b>


-Đọc và phân tích bản đồ, lược đồ tự nhiên Đồng bằng sông Hồng, các biểu bảng
trong bài.


<b>c/ Thái độ</b>


-Có ý thức bảo vệ môi trường nhất là nguồn nước.
-Có ý thức trong việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình.


<b>2/ Chuẩn bị</b>


a/ Giáo viên


-Lược đồ tự nhiên vùng Đồng bằng sông Hồng
b/ Học sinh


-SGK – Tập bản đồ địa lí, máy tính.


<b>3/ Phương pháp dạy học</b>


-Phương pháp trực quan. Phương pháp thảo luận nhóm.


<b>4/ Tiến trình tiết dạy</b>
<b>4.1/ Ổn định – Tổ chức</b>


*Giáo viên: Kiểm tra sỉ số học sinh.
*Học sinh: Báo cáo.



<b>4.2/ Kiểm tra bài cũ</b>
<b>4.3/ Giảng bài mới</b>


<b>Hoạt động của GV và HS</b> <b>Nội dung bài học</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(103)</span><div class='page_container' data-page=103>

vaø taøi nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng.


<b>Hoạt động 1</b>


GV: Sử dung lược đồ tự nhiên vùng Đồng bằng
sông Hồng.


-Dựa vào lược đồ, hãy xác định giới hạn của
vùng?


HS: -Phía Bắc và Tây giáp Trung du và miền núi
Bắc Bộ.


-Phía Nam giáp Bắc Trung Bộ.
-Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ.


-Xác định vị trí các đảo: Bách Long Vĩ, Cát Bà?
HS: Tìm chỉ trên lược đồ (đảo Bạch Long Vĩ
thuộc TP Hải Phòng, Cát Bà thuộc tỉnh Quảng
Ninh).


<b>Hoạt động 2</b>


GV: Sử dung lược đồ tự nhiên vùng Đồng bằng


sơng Hồng.


Sau đó chia lớp thành 6 nhóm thảo luận
-Nhóm 1,2 thảo luận:


+Nêu ý nghĩa của sông Hồng đối với sự phát
triển nơng nghiệp và đời sống dân cư?


-Nhóm 3,4, thảo luận:


+Tên các loại đất và sự phân bố. Loại đất nào
có tỉ lệ lớn nhất? Ý nghĩa của tài nguyên đất?
-Nhóm 5,6, thảo luận:


+Tìm hiểu tài nguyên khí hậu, tài nguyên
khoáng sản và tài nguyên biển?


(thời gian thảo luận 5 phút)


Sau 5 phút thảo luận, giáo viên yêu cầu các
nhóm lần lượt trình bày.


Cuối cùng giáo viên nhận xét, đánh giá và hồn
chỉnh kiến thức.


-Ý nghóa của sông Hồng:
+Bồi đắp phù sa.


+Mở rộng diện tích đất đai.



+Cung cấp nước cho nông nghiệp và sinh hoạt.
+Là đường giao thông quan trọng.


+Nuôi trồng, khai thác thủy sản nước ngọt.


<b>I/ Vị trí địa lí và giới hạn lãnh</b>
<b>thổ</b>


-Diện tích: 14.806 km2<sub>.</sub>


-Dân số: 17,5 triệu người
(2002)


-Bao gồm 11 tỉnh và thành phố
-Vùng Đồng bằng sông Hồng
bao gồm đồng bằng châu thổ
màu mỡ, dải đất rìa trung du với
một số tài nguyên khoáng sản,
tài nguyên du lịch và vịnh Bắc
Bộ giàu tiềm năng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(104)</span><div class='page_container' data-page=104>

-Các loại đất và sự phân bố:


+Đất feralít: phân bố ở rìa trung du phía bắc và
tây.


+Đất lầy thụt: phân bố chủ yếu ở phía tây nam.
+Đất phù sa: phân bố rộng khắp châu thổ.


+Đất mặn, đất phèn: phân bố ven biển phía


đơng.


+Đất xám trên phù sa cổ: phân bố ở tây bắc.
+Loại đất có diện tích lớn nhất là đất phù sa.
+Ý nghĩa của đất: sản xuất lương thực (nhất là
lúa), trồng cây hoa màu, chăn ni,…


-Các tài nguyên:


+Tài ngun khí hậu: nhiệt đới gió mùa ẩm, có
mùa đơng lạnh, thích hợp cho nhiều loại cây
trồng kể cả các loại cây ôn đới và cận nhiệt.
+Tài nguyên khoáng sản: mỏ đá, sét cao lanh,
than nâu, khí tự nhiên.


+Tài ngun biển: có vùng biển trong Vịnh Bắc
Bộ rộng lớn có nhiều tiềm năng thủy sản.


<b>Giáo viên: Như vậy qua phân tích các nguồn</b>
<b>tài ngun của Đồng bằng sơng Hồng, chúng ta</b>
<b>thấy nguồn tài nguyên quan trọng nhất ở đây</b>
<b>là đất, đặc biệt là loại đất phù sa của Đồng</b>
<b>bằng sơng Hồng, vì vậy trong quá trình sử</b>
<b>dụng đất chúng ta cần phải có những biện</b>
<b>pháp tích cực đồng bộ nhằm đảm bảo cho</b>
<b>nguồn tài ngun q giá này khơng bị ơ nhiễm</b>
<b>như: Tránh khơng sử dụng những nguồn nước</b>
<b>chưa qua xử lí của các khu công nghiệp vào</b>
<b>đồng ruộng, hạn chế sử dụng thuốc và phân</b>
<b>hóa học, bảo vệ các đê điều khơng cho nước</b>


<b>mặn xâm nhập vào đồng ruộng vv, có như vậy</b>
<b>chúng ta mới khai thác bền vững nguồn tài</b>
<b>nguyên quan trọng này.</b>


<b>Hoạt động 3</b>


GV: Sử dụng biểu đồ 20.2, biểu đồ mật độ dân
số của Đồng bằng sông Hồng, Trung du miền núi
Bắc Bộ, Tây Nguyên, cả nước năm 2002.


-Tài nguyên quý giá nhất của
vùng là đất phù sa sông Hồng,
thuận lợi cho việc thâm canh
tăng vụ trong sản xuất nông
nghiệp.


-Thời tiết có mùa đơng lạnh rất
phù hợp với một số cây trồng ưa
lạnh.


-Tài nguyên khoáng sản có giá
trị đáng kể là các mỏ đá, sét cao
lanh, than nâu, khí tự nhiên.
-Tài nguyên biển và du lịch
khá phong phú.


</div>
<span class='text_page_counter'>(105)</span><div class='page_container' data-page=105>

-Dựa vào biểu đồ, hãy cho biết vùng Đồng bằng
sơng Hồng có mật độ dân số cao gấp mấy lần
mức trung bình cả nước, Trung du miền núi Bắc
Bộ, Tây Nguyên?



HS: Mật độ dân số Đồng bằng sơng Hồng cao
gấp 4,9 lần mức trung bình cả nước, 10,3 lần
vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, 14,6 lần vùng
Tây Nguyên.


GV: Mật độ dân số vùng Đồng bằng sơng Hồng
có thuậu lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh
tế, xã hội?


HS: -Thuận lợi: nguồn lao động dồi dào, thị
trường tiêu thụ lớn.


-Khó khăn: bình qn đất nơng nghiệp đầu
người thấp, tỉ lệ thất nghiệp cao, vấn đề y tế,
giáo dục đòi hỏi phải đầu tư lớn, môi trường bị ô
nhiễm.


GV: Yêu cầu học sinh quan sát bảng 20.1 (SGK),
một số chỉ tiêu phát triển dân số, xã hội vùng
Đồng bằng sông Hồng năm 1999.


-Quan sát bảng 20.1, nhận xét tình hình dân cư,
xã hội của vùng so với cả nước?


HS: nhìn chung các tiêu chi phát triển dân cư, xã
hội của vùng đều cao hơn so với cả nước.


GV: Dựa vào kiến thức trong sách giáo khoa, cho
biết cơ sở hạ tầng nơng thơn của vùng có đặc


điểm gì?


HS: Hệ thống đê điều có hơn 3000km, với các
nền văn hóa sơng Hồng.


GV: Trình bày một số nét về hệ thống đô thị của
vùng?


HS: Các đơ thị hình thành lâu đời, kinh thành
Thăng Long hình thành từ năm 1010, TP Hải
Phòng là cửa ngõ quan trọng của vùng.


<b>Giáo viên: Là một vùng có mật độ dân cư cao</b>
<b>nhất nước, vì vậy trong thực tế cuộc sống ít</b>
<b>nhiều dân số đông cũng tác động xấu đến môi</b>
<b>trường rất nhiều, điều này thể hiện qua việc</b>


-Đồng bằng sông Hồng là vùng
dân cư đông đúc nhất cả nước.
-Mật độ dân số trung bình 1179
người/km2<sub> (2002)</sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(106)</span><div class='page_container' data-page=106>

<b>nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư thải vào</b>
<b>mơi trường chưa qua xử lí làm ô nhiễm môi</b>
<b>trường nước, dễ gây hiện tượng lây lan các</b>
<b>dịch bệnh khi có dịch bệnh xảy ra. Biện pháp</b>
<b>tích cực hiện nay là giảm tỉ lệ gia tăng dân số,</b>
<b>cải thiện môi trường sống của người dân, tuyên</b>
<b>truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường,</b>
<b>thường xuyên vệ sinh mơi trường của người</b>


<b>dân.</b>


<b>4.4/ Củng cố – Luyện tập</b>


-Đồng bằng sơng Hồng có diện tích là?


a/ 13.000 km2 <sub>b/ 14.000km</sub>2 <sub>c/ 14.500 km</sub>2 <sub>d/ 14.806 km</sub>2


(caâu d)


-Kê tên các loại tài nguyên thiên nhiên của Đồng bằng sông Hồng?


( +Tài nguyên đất: quan trọng nhất là đất phù sa của Đồng bằng sông Hồng.


+Tài nguyên khí hậu: nhiệt đới giáo mùa ẩm, có mùa đơng lạnh, thích hợp cho
nhiều loại cây trồng kể cả các loại cây ôn đới và cận nhiệt.


+Tài nguyên khoáng sản: mỏ đá, sét cao lanh, than nâu, khí tự nhiên.


+Tài nguyên biển: có vùng biển trong Vịnh Bắc Bộ rộng lớn có nhiều tiềm năng
thủy sản).


<b>4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà</b>


Về nhà kết hợp sách giáo khoa các em học lại bài, làm bài tập số 3 trang 75
(SGK) và các bài tập trong tập bản đồ địa lí, sau đó xem và chuẩn bị bài 21 “Vùng
Đồng bằng sông Hồng” tiếp theo, ở bài này các em lưu ý các nội dung trọng tâm sau
-Về tình hình phát triển ngành công nghiệp: Dựa vào biểu đồ 21.1 các em nhận
xét sự chuyến biến về tỉ trọng khu vức công nghiệp – xây dựng ở Đồng bằng sơng
Hồng. Tìm xem cơ cấu cơng nghiệp của vùng có những ngành nào, các ngành công


nghiệp trong điểm của vùng.


-Về tình hình sản xuất nơng nghiệp: So sánh năng xuất lúa của vùng so với các
vùng khác trong nước nhất là với đồng bằng sông Cửu Long.


-Về dịch vụ: tìm xem vùng phát triển mạnh những ngành dịch vụ nào?
-Xác định qui mơ của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.


<b>5/ Rút kinh nghiệm</b>
<b> *Nội dung:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(107)</span><div class='page_container' data-page=107>

………
………
-Khuyết điểm: ………
……….
*<b>Phương pháp:</b>


</div>

<!--links-->

×