Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Bài soạn dap an lich su dang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.14 KB, 8 trang )

ĐÁP ÁN MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Câu 1: 4đ
Trình bày nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam -
T2/1930?
Trả lời:
* Hội nghị thành lập Đảng đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt
và Chương trình tóm tắt do NAQ soạn thảo. Các văn kiện đó hợp thành Cương lĩnh
chính trị đầu tiên của Đảng ta - Cương lĩnh Hồ Chí Minh.
* Nội dung của Cương lĩnh chính trị
+ Phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam: "làm tư sản dân quyền
cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản".
+ Nhiệm vụ của cách mạng.
- Về chính trị: đánh đổ chủ nghĩa ĐQ Pháp và bọn PK, làm cho nước Nam hoàn
toàn ĐL, dựng ra chính phủ công nông binh và tổ chức quân đội công nông. (1đ)
- Về kinh tế: Tịch thu toàn bộ sản nghiệp lớn của bọn ĐQ giao cho chính phủ
công nông binh; tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc làm của công và chia cho dân cày
nghèo, mở mang công nghiệp và nông nghiệp, miễn thuế cho dân cày nghèo, thi hành
luật ngày làm 8h.
- Về văn hoá: dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền, phổ thông giáo
dục theo hướng công nông hoá. (1đ)
+ Lực lượng cách mạng:
Đảng chủ trương tập hợp đại bộ phận giai cấp công nhân, nông dân và phải dựa
vào hạng dân cày nghèo, lãnh đạo nông dân làm cách mạng ruộng đất, lôi kéo TTS, trí
thức, trung nông...đi vào phe vô sản giai cấp; đối phú nông, trung tiểu địa chủ và TBVN
mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít hơn mới làm cho họ đứng trung lập.
Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng (Đảng Lập hiến) thì phải đánh đổ. (1đ)
+ Lãnh đạo cách mạng.
Là giai cấp công nhân thông qua ĐCS. Đảng là đội tiên phong của giai cấp VS,
Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình và làm cho giai cấp mình lãnh
đạo được quần chúng.
+ Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới.


* Kết luận.
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là một Cương lĩnh GPDT đúng đắn, sáng
tạo theo con đường cách mạng HCM, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, đáp ứng
yêu cầu khách quan của lịch sử, nhuần nhuyễn quan điểm giai cấp và thấm đượm tinh
thần dân tộc vì ĐLTD. Tiến hành cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất
để đi tới XHCS là tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh này. (1đ)
Câu 2: 4đ
Ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
Trả lời:
+ ĐCS ra đời năm 1930 là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh DT và đấu tranh giai
cấp ở Việt Nam trong thời đại mới, là sản phẩm của sự kết hợp CN Mác-Lênin với
phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Cuộc đấu tranh giành bá quyền
lãnh đạo cách mạng kết thúc mà thắng lợi nắm trọn trong tay giai cấp công nhân Việt
Nam. ĐCSVN được lịch sử trao cho sứ mệnh nắm quyền lãnh đạo duy nhất đối với cách
mạng Việt Nam. (1đ)
+ Sự ra đời của Đảng với hệ thống chặt chẽ và Cương lĩnh cách mạng đúng đắn
đã chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối lãnh đạo cách mạng kéo dài mấy chục
năm đầu thế kỷ XX.
+ Đảng ra đời làm cho cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của
cách mạng thế giới. Từ đây giai cấp Công nhân và nhân dân lao động Việt Nam tham
gia một cách tự giác vào sự nghiệp đấu tranh cách mạng của nhân dân thế giới. (1đ)
+ Sự ra đời của Đảng là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho
những bước phát triển nhảy vọt trong tiến trình lịch sử tiến hoá của dân tộc Việt Nam,
được mở đầu bằng thắng lợi của CMT8-1945 và sự ra đời của nước VNDCCH.
+ NAQ-HCM, người Việt Nam yêu nước đầu tiên đã tìm được con đường giải
phóng dân tộc, phù hợp với nhu cầu phát triển của dân tộc Việt Nam và xu thế của thời
đại. Người đã tiếp thu và phát triển học thuyết của CN Mác-Lênin về cách mạng thuộc
địa, xây dựng hệ thống lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc và tổ chức truyền bá lý
luận đó vào Việt Nam, ra sức chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, tổ chức, sáng lập ĐCSVN,
vạch ra Cương lĩnh chính trị đúng đắn nhằm dẫn đường cho dân tộc ta tiến lên trong

cuộc đấu tranh vì ĐLTD. (1.5đ)
+ Ngay từ ngày mới thành lập "Đảng ta liền giương cao ngọn cờ cách mạng, đoàn
kết và lãnh đạo toàn dân ta tiến lên đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp.
Màu cờ đỏ chói của Đảng chói lọi như mặt trời mới mọc, xé tan màu đen tối, soi đường,
dẫn lối cho dân tộc ta vững bước tiến lên con đường thắng lợi trong cuộc cách mạng
phản đế, phản phong". (0.5đ)
Câu 3: 5đ
Nội dung Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương tại HNBCHTW
lần thứ 1 - T10/1930?
Trả lời:
+ Từ ngày 14 đến 31 tháng 10 năm 1930, BCHTWĐ họp HN lần thứ nhất tại
Hương Cảng (TQ) do Trần Phú chủ trì, HN đã quyết định đổi tên Đảng CSVN thành
Đảng CSĐD, thông qua Nghị quyết “Về tình hình hiện tại ở ĐD và nhiệm vụ cần kíp của
Đảng”, Điều lệ Đảng; thảo luận bản Luận cương chánh trị của Đảng CSĐD, bầu
BCHTW mới của Đảng do Trần Phú làm Tổng bí thư. (0.5đ)
+ Nội dung Luận cương chánh trị.
- Về mâu thuẫn:
Mâu thuẫn giai cấp diễn ra gay gắt ở VN, Lào, Campuchia là “một bên thì thợ thuyền,
dân cày và các phần tử lao khổ; một bên thì địa chủ, phong kiến, tư bản và ĐQCN”.
- Về phương hướng chiến lược của cách mạng:
Luận cương nêu rõ tính chất của cách mạng ĐD lúc đầu là cuộc “CMTSDQ”,”có tính
chất thổ địa và phản đế”,“CMTSDQ là thời kỳ dự bị để làm XHCM”. Sau khi CMTSDQ
thắng lợi sẽ tiếp tục “phát triển, bỏ qua thời kỳ tư bổn, mà tranh đấu thẳng lên con
đường XHCN”. (1đ)
- Về nhiệm vụ của cách mạng:
“Phải tranh đấu để đánh đổ các di tích phong kiến, đánh đổ các cách bóc lột theo lối tiền
tư bổn và để thực hành thổ địa cách mạng cho triệt để” và “đánh đổ ĐQCN Pháp, làm
cho ĐD hoàn toàn ĐL”
Hai nhiệm vụ chiến lược đó có quan hệ khăng khít với nhau: “có đánh đổ ĐQCN
mới phá được cái giai cấp địa chủ và làm cách mạng thổ địa được thắng lợi; mà có phá

tan được chế độ phong kiến thì mới đánh đổ được ĐQCN”. Luận cương nhấn mạnh:
“Vấn đề thổ địa là cái cốt của CMTSDQ” là cơ sở để Đảng giành quyền lãnh đạo dân
cày. (1đ)
- Về lực lượng cách mạng:
Giai cấp vô sản và nông dân là hai động lực chính của CMTSDQ, trong đó g/c VS là
động lực chính và mạnh là g/c lãnh đạo cách mạng, nông dân có số lượng đông đảo nhất,
là một động lực mạnh của cách mạng. Các giai cấp và tầng lớp khác như TS Thương
nghiệp thì đứng về phe ĐQ, TS Công nghiệp đứng về phe quốc gia cải lương và khi
cách mạng phát triển thì sẽ theo ĐQ. Trong g/c TTS thì bộ phận thủ CN có thái độ do
dự; TTS thương gia không tán thành cách mạng; TTS trí thức có xu hướng quốc gia cải
lương chủ nghĩa và chỉ có thể hăng hái tham gia chống đế quốc thời kỳ đầu. Chỉ có các
phần tử lao khổ ở đô thị như những người bán hàng rong, thợ thủ công nhỏ, trí thức thất
nghiệp mới đi theo cách mạng. (1đ)
- Về lãnh đạo cách mạng:
Phải có một ĐCS với đường lối chính trị đúng đắn, có kỷ luật tập trung, mật thiết liên
lạc với quần chúng. Đảng là đội tiên phong của g/c VS, lấy CNMác-Lênin làm gốc mà
đại biểu quyền lợi chính và lâu dài; chung cho cả g/c VS ở ĐD ra tranh đấu để đạt được
mục đích cuối cùng của g/c VS là CSCN.
- Về phương pháp cách mạng:
Luận cương khẳng định để đạt được mục tiêu cơ bản của cuộc cách mạng là đánh đổ
ĐQ và PK, giành chính quyền về tay Công Nông thì phải ra sức chuẩn bị cho quần
chúng về con đường “võ trang bạo động”. Vì vậy lúc thường phải tuỳ theo tình hình mà
đặt khẩu hiệu “phần ít”. Đến lúc có tình thế cách mạng “Đảng phải lập tức lãnh đạo
quần chúng để đánh đổ chánh phủ của địch nhân và giành lấy chính quyền cho Công-
Nông”. Võ trang bạo động để giành chính quyền là một nghệ thuật, phải theo khuôn
phép nhà binh. (1đ)
- Quan hệ với cách mạng thế giới:
CMĐD là một bộ phận của CMVSTG, vì thế g/c VS ở ĐD phải đoàn kết, gắn bó với
g/c VS thế giới, trước hết là g/c VS Pháp và phải liên hệ mật thiết với phong trào cách
mạng ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa. (0.5đ)

Câu 5: 5đ
Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa và kinh nghiệm lịch sử của Cách mạng Tháng
8/1945?
Trả lời:
a. Nguyên nhân.
* Khách quan.
CMT8 nổ ra trong hoàn cảnh khách quan rất thuận lợi: kẻ thù trực tiếp của nhân
dân ta là PX Nhật bị LX và Đồng minh đánh bại, quân đội Nhật ở ĐD mất hết tinh thần
chiến đấu, chính phủ Trần Trọng Kim rệu rã. (0.5đ)
* Chủ quan.
- CMT8 là kết quả đỉnh cao của 15 năm đấu tranh của toàn dân ta dưới sự lãnh
đạo của Đảng, mà trực tiếp là phong trào GPDT 1939-1945. Trong quá trình đó, Đảng
đã xây dựng được một lực lượng chính trị hùng hậu, từng bước xây dựng lực vũ trang
nhân dân, được nhân dân nuôi dưỡng và đùm bọc, có chỗ đứng chân ngày càng vững
chắc trong căn cứ địa cách mạng, giữ vai trò nòng cốt, xung kích, hỗ trợ cho quần chúng
nổ dậy Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
- ĐCSĐD là người tổ chức và lãnh đạo cuộc CMT8, Đảng có đường lối lãnh đạo
đúng đắn, dày dạn kinh đấu tranh, bắt rễ sâu trong quần chúng, đoàn kết thống nhất,
quyết tâm lãnh đạo quần chúng khởi nghĩa giành chính quyền. Sự lãnh đạo của Đảng là
điều kiện quyết định thắng lợi của CMT8. (1đ)
b. Ý nghĩa.
* Đối với quốc tế.
- Cách mạng Tháng 8 thắng lợi đã chọc thủng một khâu quan trọng trong hệ thống
thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, mở đầu thời kỳ suy sụp và tan rã không gì cứu vãn nổi
của chủ nghĩa thực dân cũ, góp phần cống hiến lớn lao vào sự nghiệp giải trừ chủ nghĩa
thực dân và giải phóng dân tộc trên thế giới.
- Thắng lợi của Cách mạng Tháng 8 đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân
tộc trên thế giới.(0.5đ)
* Đối với dân tộc.
- CMT8 là một cuộc cách mạng GPDT điển hình do ĐCS lãnh đạo, lần đầu

tiên giành thắng lợi ở một nước thuộc địa.
- CMT8 thành công, nhân dân ta đã đập tan xiềng xích nô lệ của CNĐQ gần một
thế kỷ trên đất nước ta, chấm dứt sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế ngót nghìn
năm lập nên nước VNDCCH, Nhà nước do nhân dân lao động làm chủ. Nhân dân ta từ
thân phận nô lệ trở thành người dân ĐL, tự do, người làm chủ vận mệnh của mình. Nước
ta từ một nước thuộc địa trở thành một nước ĐL và TD. ĐCSVN từ chỗ phải hoạt động
bí mật, không hợp pháp trở thành một đảng cầm quyền, hoạt động công khai và đây là
lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các DT thuộc địa và nửa thuộc địa một đảng
mới15 năm tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc.
(1đ)
- Thắng lợi của CMT8 đánh dấu bước phát triển nhảy vọt trong lịch sử tiến hoá
của DTVN, mở ra kỷ nguyên mới của lịch sử DT, kỷ nguyên ĐLTD.
- CMT8 thắng lợi là thắng lợi của tư tưởng ĐLTD của HCM và đường lối GPDT
đúng đắn, sáng tạo của Đảng. Nó chứng tỏ rằng: ở thời đại chúng ta, một cuộc
CMGPDT do giai cấp Công nhân lãnh đạo hoàn toàn có khả năng thắng lợi ở một nước
thuộc địa. Cuộc cách mạng đó có quan hệ mật thiết với CMVS ở chính quốc nhưng
không lệ thuộc vào CMVS ở chính quốc, trái lại, nó có thể giành thắng lợi trước khi giai
cấp VS chính quốc lên nắm chính quyền. (1đ)
c. Những bài học kinh nghiệm lịch sử.
- Giương cao ngọn cờ ĐLDT, kết hợp đúng đắn hai nhiệm vụ chống ĐQ và PK.
- Toàn dân nổi dậy trên nền tảng khối liên minh Công - Nông.
- Lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù.
- Kiên quyết dùng bạo lực cách mạng và biết sử dụng bạo lực cách mạng một cách
thích hợp để đập tan bộ máy nhà nước cũ, lập ra bộ máy Nhà nước của nhân dân.
- Nắm vững nghệ thuật khởi nghĩa, nghệ thuật chọn đúng thời cơ.
- Xây dựng một Đảng Mác-Lênin đủ sức lãnh đạo Tổng khởi nghĩa giành chính
quyền. (1đ)
Câu 6: 5đ
Phân tích nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của
Đảng?

Trả lời:
+ Ngay những ngày đầu cuộc kháng chiến, BTVTWĐ ra bản Chỉ thị Toàn dân
kháng chiến đã nêu rõ: mục đích của cuộc kháng chiến là ''đánh phản động thực dân
Pháp xâm lược; giành thống nhất và độc lập'', các chính sách của cuộc kháng chiến là
đoàn kết toàn dân, xây dựng thực lực về mọi mặt, đoàn kết quốc tế.
+ Từ tháng 3/1947, qua thực tiễn những ngày đầu kháng chiến, đường lối kháng
chiến của Đảng đã được làm sáng tỏ trong tác phẩm "Kháng chiến nhất định thắng lợi",
cụ thể: (1đ)
- Mục tiêu của cuộc kháng chiến: Đánh bọn thực dân phản động Pháp xâm lược
nhằm giành độc lập và thống nhất
- Tính chất của cuộc kháng chiến: Hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc, mở
rộng và củng cố chế độ dân chủ Cộng hoà phát triển trên nền tảng dân chủ mới. Cho nên
cuộc kháng chiến của ta mang tính chất dân tộc giải phóng và dân chủ mới.
- Về mối quan hệ giữa nhiệm vụ dân tộc và dân chủ: Chỉ hoàn thành nhiệm vụ giải
phóng đất nước, củng cố và mở rộng chế độ dân chủ Cộng hoà. Nó không tịch thu ruộng
đất của địa chủ phong kiến chia cho dân cày, chỉ tịch thu ruộng đất và các hạng tài sản
khác của Việt gian phản quốc. (1đ)
- Cuộc kháng chiến của chúng ta là cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn
diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính.
@. Chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc là nội dung cơ bản của đường lối
quân sự của Đảng. Đoàn kết toàn dân, thực hiện quân, dân, chính nhất trí động viên nhân
lực, vật lực, tài lực của cả nước cho chiến đấu và để chiến thắng.
@. Chiến tranh toàn diện là đánh địch trên tất cả các mặt: quân sự, chính trị, kinh
tế, văn hoá, trong đó quân sự là mặt trận hàng đầu.
@. Xuất phát từ tương quan lực lượng giữa ta và địch, phương châm chiến lược
của ta là đánh lâu dài. Đó là một quá trình vừa đánh vừa xây dựng và phát triển lực
lượng của ta, từng bước làm thay đổi so sánh lực lượng có lợi cho ta. Về đại thể, cuộc
kháng chiến sẽ phát triển qua 3 giai đoạn: phòng ngự, cầm cư û và tổng phản công, ba
giai đoạn đó có quan hệ chặt chẽ , kế tiếp và đan xen với nhau trong kháng chiến.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×