Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

SKKN Vận dụng Di truyền quần thể để giải quyết một số câu hỏi, bài tập phần Di truyền học (85)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.76 KB, 41 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THPT …

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
VẬN DỤNG DI TRUYỀN QUẦN THỂ
ĐỂ GIẢI QUYẾT MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP
PHẦN DI TRUYỀN HỌC

Tác giả: …
Trình độ chun mơn:Cử nhân sư phạm Sinh học
Chức vụ:Giáo viên, Thư ký hội đồng.
Nơi cơng tác:….

THƠNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: “Vận …,
dụng
Di truyền
quần 05
thể năm
để giải2018
quyết một số câu hỏi, bài tập
ngày
20 tháng
phần Di truyền học”


2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:Ơn tập mơn Sinh họccho học sinh lớp 12.
3. Thời gian áp dụng sáng kiến:
Từ ngày 06 tháng 09 năm 2016 đến ngày 20 tháng 05 năm 2018
4. Tác giả:
Họ và tên: …


Năm sinh: 11/2/1984.
Nơi thường trú: …
Trình độ chun mơn: Cử nhân sư phạm Sinh học.
Chức vụ công tác: Giáo viên, Thư ký hội đồng.
Nơi làm việc: …
Điện thoại: ….
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%
5. Đồng tác giả (nếu có): khơng.
Họ và tên: ..........................................................
Năm sinh: ..........................................................
Nơi thường trú: ...................................................
Trình độ chuyên môn:..................................................
Chức vụ công tác: ...............................................
Nơi làm việc:..........................................................
Điện thoại: ........................................................
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: …….%
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường THPT Trực Ninh.
Địa chỉ: Thị trấn Cát Thành, Huyện Trực Ninh, Tỉnh Nam Định.
Điện thoại: 02283883099.


I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến
Đề thi Tuyển sinh Đại học, Cao đẳng môn Sinh học một số năm gần đây(nay là đề
thi Trung học Phổ thông Quốc gia)có cấu trúc gồm các câu hỏi được xếp vào các mức độ
nhận thức: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Do đặc thù môn học và
ddeef thi cần có sự phân hóa để xét tuyển vào Đại học, Cao đẳng nên trong đề thi một số
năm gần đây, nhiều bài tập phần Di truyền học thì học sinh phải hiểu rõ bản chất và phải
tiến hành một số bước lập luận, tính tốn mới đưa ra được kết quả.Do đó học sinh vừa
đưa ra được đáp án đúng, vừa phải làm nhanh là điều không dễ dàng gì. Tơi nhận thấy

trong các đề thi có khoảng50% - 60% số câu hỏi là các câu hỏi, bài tập thuộc phần Di
truyền học ở cả 4 cấp độ nhận thức.Những học sinh Trung bình nếu hiểu rõ bản chất thì
sẽ giải quyết được những câu hỏi, bài tập phần cơ bản (nhận biết, thông hiểu); đối với
những học sinh Khá,Giỏi sẽ vừa phải làm nhanh những câu cơ bản vừa phải dành thời
gian để làmnhững câu hỏi, bài tập vận dụng thì mới hồn thành bài thi của mình một cách
tốt nhất. Vì vậy, tơi đã chọn sáng kiến kinh nghiệm của mình là: “Vận dụng Di truyền
quần thể để giải quyết một số câu hỏi, bài tập phần Di truyền học”.
Với mong muốn có thể giúp các em học sinh có được phương pháp ơn tập tốt nhất,
làm tốt các câu hỏi trắc nghiệm phần Di truyền học từ cơ bản đến nâng cao nhằm đạt kết
quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi,nhất là trong kì thi Trung học Phổ thơng Quốc gia.
Đồng thời cũng muốn chia sẽ với đồng nghiệp để có thể hỗ trợ cho học sinh ôn tập. Và
cũng rất mong được sự góp ý thêm để đề tài của tơi được hoàn chỉnh hơn.
II. Một số thực trạng
Qua thực tiễn giảng dạy của bản thân và qua học tập, tham khảo ý kiến của một số
đồng nghiệp tôi nhận thấy:
- Số tiết để học sinh rèn luyện kĩ năng làm các dạng bài tập di truyền trong phân
phối chương trình chính khố là rất ít: sách giáo khoa sinh học 12 - ban cơ bản chỉ có 1
tiết/học kì (Bài 15: Bài tập chương I và chương II) nên sẽkhó khăn về thời gian dành cho
việc rèn luyện các phương pháp giải bài tập di truyền.
- Bài tập di truyền phảisử dụng các bước tính tốn, lập luậnđể giải trong các đề thi
một số năm gần đây chiếm khoảng 30% số câu hỏi trong đề. Đặc biệt từ năm 2015, đề thi
Trung học Phổ thông Quốc gia xuất hiện nhiều câu hỏi có nhiều lựa chọn. Học sinh sẽ
mất nhiều thời gian thì mới hồn thành được.
- Muốn làm được và làm tốt bài tập phần Di truyền, phải có sự hiểu biết sâu sắc về
bản chất sinh học và ứng dụng linh hoạt một số cơng cụ tốn học để giải quyết.Những
năm trước đâychỉ những học sinh ôn thi học sinh giỏi hoặc thi Đại học, Cao đẳng khối B
mới làm những bài tập này, phần lớn học sinh rất ngại làm và bỏ qua. Tuy nhiên, từ năm
2016 tới nay, bài thi Khoa học tự nhiên là bắt buộc đối với các thí sinh dự thi thì việc dạy
và hướng dẫn học sinh ôn tập môn Sinh học cũng có những chuyển biến. Những học sinh
khơng dùng mơn Sinh để xét tuyển Đại học thì chỉ cần đảm bảo làm được những câu hỏi

nhận biết, thơng hiểu. Cịn đối với những học sinh xét tuyển Đại học có mơn Sinh học thì

3


ngồi các câu hỏi nhận biết, thơng hiểu các em còn phải làm tốt những câu hỏi vận dụng,
vận dụng cao thì mới đạt điểm cao để xét tuyển.
- Thực tiễn trong giảng dạy sinh học lớp 12, bồi dưỡng học sinh giỏi sinh học 12,
các kì ơn thi tốt nghiệp THPT, ôn thi đại học - cao đẳng trong những năm gần đây, tôi
thấy đa số học sinh không có phương pháp giải bài tập di truyền một cách cơ bản, các
bước giải thiếu mạch lạchoặc các em viết liệt kê từng trường hợp nên mất rất nhiều thời
gian. Vì thế điểm thi thường khơng cao.
Do đó, nếu biết vận dụng di truyền quần thể một cách hợp líđể giải các bài tập di
truyền trong chương trình dạy chính khóa và dạy ơn tập sinh học 12 là hết sức cần thiết
cho cả giáo viên và học sinh.
III.Các giải pháp thực hiện
A.Một số nội dung kiến thức cơ bản
Để giáo viên có thể hướng dẫn học sinh ơn tập hiệu quả; giúp học sinh hình thành
được các kỹ năng giải đúng, giải nhanh các câu hỏi, bài tập di truyền; có có thể vận dụng
Di truyền quần thểvào một số bài tập di truyền thì họcsinh cầnnắm vững các kiến thức:
- Nội dung của thuyết NST, đặc biệt là nội dung và cơ sở tế bào học quy luật phân
li, nội dung và cơ sở tế bào học quy luật phân li độc lập.
- Qui tắc xác định tỉ lệ các loại giao tử trong trường hợp phân li; phân li độc lập;
liên kết gen và hoán vị gen.
- Một số cơng cụ tốn học như: cơng thức cộng xác suất, công thức nhân xác suất,
công thức nhị thức Niu-tơn và công thức tổ hợp.
- Các đặc trưng di truyền của quần thể; cấu trúc di truyền quần thể tự phối và quần
thể giao phối và đặc biệt là nội dung và ý nghĩa của định luật Hacđi - Vanbec.
1. Nội dung, cơ sở tế bào học của quy luật phân li
a. Nội dung quy luật

Mỗi tính trạng do 1 cặp alen quy định,một có nguồn gốc từ bố - một có nguồn gốc
từ mẹ. Các alen tồn tại trong tế bào một cách riêng rẽ, khơng hồ trộn vào nhau. Khi hình
thành giao tử, các thành viên của 1 cặp alen phân li đồng đều về các giao tử, nên 50% số
giao tử chứa alen này còn 50% giao tử chứa alen kia.
b. Cơ sở tế bào học
- Trong tế bào sinh dưỡng (2n), các NST luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng và
chứa các cặp alen tương ứng.
- Khi giảm phân tạo giao tử, mỗi NST trong từng cặp NST tương đồng phân li đồng
đều về các giao tử nên các thành viên của một cặp alen cũng phân li đồng đều về các giao tử.
2. Nội dung, cơ sở tế bào họcquy luật phân li độc lập
a. Nội dung quy luật
Các cặp nhân tố di truyền (cặp alen) quy định các tính trạng khác nhau phân li độc
lập trong qúa trìnhhình thành giao tử.
b. Cơ sở tế bào học
- Các cặp alen quy định các tính trạng nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.

4


- Sự phân li độc lập của các cặp NSTtương đồng trong quá trình giảm phân và sự tổ
hợp ngẫu nhiên của các giao tử trong quá trình thụ tinh.
3. Định nghĩa xác suất
- Giả sử A là biến cố liên quan đến một phép thử với không gian mẫu Ω chỉ có một
số hữu hạn kết quả đồng khả năng xuất hiện.
n( A )
n( Ω)

n( A )
n( Ω)


Ta gọi tỉ số
là xác suất của biến cố A, kí hiệu là P(A) → P(A) =
- Xác suất của một sự kiện là tỉ số giữa khả năng thuận lợi để sự kiện đó xảy ra trên
tổng số khả năng có thể.
4. Công thức cộng xác suất
Khi hai sự kiện không thể xảy ra đồng thời (hai sự kiện xung khắc), nghĩa là sự
xuất hiện của sự kiện này loại trừ sự xuất hiện của sự kiện kia thì qui tắc cộng sẽ được
dùng để tính xác suất của cả hai sự kiện: P (A Ս B) = P (A) + P (B)
Hệ quả: 1 = P(Ω) = P(A) + P(A) → P(A) = 1 - P(A)
5. Công thức nhân xác suất
- Nếu sự xảy ra của một biến cố không ảnh hưởng đến xác suất xảy ra của một biến
cố khác thì ta nói hai biến cố đó độc lập.
- Khi hai sự kiệnđộc lập nhau thì quy tắc nhân sẽ được dùng để tính xác suất của cả
hai sự kiện: P (A.B) = P (A) . P (B)
6. Công thức nhị thức Niu-tơn

( a + b ) n = C0n a n + C1n a n−1b + ...C kn a n−k b k + ... + Cnn−1abn−1 + Cnn b n
7. Cơng thức tổ hợp
Giả sử tập A có n phân tử (n ≥ 1). Mỗi tập con gồm k phần tử của A được gọi là một
C kn =

n!
k!(n − k)!

tổ hợp chập k của n phân tử đã cho:
;với (0 ≤ k ≤ n)
8. Các đặc trưng di truyền của quần thể
8.1. Khái niệm
Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong
một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định. Quần thể có khả năng sinh

sản,tạo thành những thế hệ mới.
8.2. Đặc trưng di truyền của quần thể
Mỗi quần thể có một vốn gen đặc trưng. Vốn gen là tập hợp tất cả các alen có trong
quần thể ở một thời điểm xác định.
Các đặc điểm của vốn gen thể hiện qua tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể.
+Tần số alen của một gen nào đó được tính bằng tỉ lệ giữa số lượng alen đó trên
tổng số alen của các loại alen khác nhau trong quần thể hay bằng tỉ lệ phần trăm số giao
tử mang alen đó trong quần thể ở 1 thời điểm xác định.

5


Hay tần số alen chính là tỉ lệ giao tử mang alen đó trong các bài tập di truyền.
+Tần số của một loại kiểu gen nào đó trong quần thể được tính bằngtỉ lệ giữa số cá
thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể có trong quần thể.
Hay tần số một loại kiểu gen chính là tỉ lệ kiểu gen đó trong các bài tập di truyền.
9. Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối (tự thụ phấn ở thực vật và quần thể
giao phối gần - cận huyết ở động vật)
9.1. Quần thể tự thụ phấn
Khái niệm: Tự thụ phấn là sự thụ phấn xảy ra giữa hạt phấn và nhụy trên một hoa
hoặc giữa các hoa trên cùng một cây.
Cấu trúc di truyền của quần thể qua các thế hệ tự thụ phấn:
- Tần số alen không đổi.
- Tần số kiểu gen thay đổi theo hướng tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm
dần tần số kiểu gen dị hợp tử.
Trên thực tế, quần thể thường bao gồm các dòng thuần về các kiểu gen khác nhau.
9.2. Quần thể giao phối gần (giao phốicận huyết)
Khái niệm: Giao phối gần (cạn huyết) là hiện tượng các cá thể có cùng huyết thống
giao phối với nhau.
Cấu trúc di truyền của quần thể qua các thế hệ thay đổi theo hướng tăng tần số kiểu

gen đồng hợp tử và giảm tần số kiểu gen dị hợp tử.
10. Cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối.
10.1. Một số đặc trưng di truyền
- Các cá thể có thể lựa chọn và giao phối với nhau hồn toàn ngẫu nhiên.
- Tạo ra một lượng biến dị di truyền rất lớn (nhiều biến dị tổ hợp).
- Duy trì được sự đa dạng di truyền của quần thể.
10.2. Định luật Hacđi - Vanbec
Trong một quần thể lớn, ngẫu phối, nếu khơng có các yếu tố làm thay đổi tần số
alen thì thành phần kiểu gen của quần thể sẽ duy trì khơng đổi từ thế hệ này sang thế hệ
khác theo đẳng thức: p2(AA) +2pq(Aa) + q2(aa) = 1.
Điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi - Vanbec
(1) Quần thể phải có kích thước lớn.
(2) Các cá thể trong quần thể phải giao phối với nhau một cách ngẫu nhiên.
(3) Các cá thể có kiểu gen khác nhau phải có sức sống và khả năng sinh sản như
nhau.
(4) Đột biến khơng xảy ra hay có xảy ra thì tần số đột biến thuận phải bằng tần số
đột biến nghịch.
(5) Quần thể phải được cách li với quần thể khác (khơng có sự di - nhập gen giữa
các quần thể).
Ý nghĩa: Khi quần thể ở trạng thái cân bằng thì từ tần số các cá thể có kiểu hình lặn,
chúng ta tính được tần số alen lặn, alen trội cũng như tần số của các loại kiểu gen của
quần thể và ngược lại.

6


B.Một số dạng bài tập di truyền quần thể
1. Xác định tần số alen của quần thể.
1.1. Xác định tần số alen khi quần thể chưa đạt trạng thái cân bằng di truyền.
Trường hợp 1:Tần số alen bằng tỉ lệ giao tử mang alen đó trong quần thể.

Ví dụ 1: Một quần thể thực vật có 1000 cây. Trong có có 500 cây AA, 300 cây Aa,
200 cây aa. Xác định tần số alen A và a của quần thể.
Hướng dẫn:
+ Tồn bộ quần thể có 1000 cây sẽ chứa 1000 x 2 = 2000 alen khác nhau.
+ Các cây hoa đỏ có kiểu gen AA chứa 2 alen A; các cây hoa đỏ có kiểu gen Aa
chứa 1 alen A và 1 alen a do đó tổng số alen A trong quần thể là 500 x 2 + 300 = 1300.
500 × 2 + 300
= 0,65.
2000

Tần số alen A là: p(A) =
→ tần số alen a là: q(a)=1 - 0,65 = 0,35.
Trường hợp 2:Nếu quần thể có trúc di truyền là: dAA + hAa + raa = 1.
d+

Thì tần số alen A là:p(A) =
r+

h
2

.

h
2

→ tần số alen a là: q(a) =
= 1 - p(A).
Ví dụ 2: Ở một quần thể có cấu trúc di truyền là 0,5AA + 0,3Aa + 0,2aa =1. Xác
định tần số các alencủa quần thể?

Hướng dẫn:
Tần số alen A là: p(A) = 0,5 + 0,3/2 = 0,65.
→ tần số alen a là: q(a) = 1 - 0,65 = 0,35.
1.2. Xác định tần số alen khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền
1.2.1. Gen trên nhiễm sắc thể (NST) thường
a. Một gen có 2 alen với tần số tương ứng p(A) và q(a).
Lưu ý: tần số alen lặn bằng căn bậc hai tần số kiểu hình lặn.
Ví dụ 1: Mộtquầnthểcóthànhphầnkiểugenlà0,36AA:0,48Aa:0,16aa.Tầnsốalenacủa
quần thểnày là bao nhiêu?
A. 0,3.
B. 0,4.
C.0,6.
D. 0,5.
Đáp án: B.
0,16

Hướng dẫn: tần số a là p(a) =
= 0,4.
Ví dụ 2: Ở một lồi động vật gen A quy định lơng đen là trội hồn tồn so với a quy
định lông trắng. Quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền và có tỉ lệ lơng đen là
64%. Tính tần số alen A và a trong quần thể.

7


Hướng dẫn:
Nếu khơng phân biệt được trội, lặn thì học sinh sẽ dễ bị mất điểm vì lấy căn bậc 2
của 64% lơng đen để tính ra tần số A là 0,8.
Từ tỉ lệ kiểu hình lơng đen ta tính được tỉ lệ lông trắng là: 1 – 0,64 = 0,36.
0,36


→ Tần số alen a là: q(a) =
= 0,6 → p(A) = 1 – 0,6 = 0,4.
b. Một gen có nhiều alen với tần số tương ứng p(A), q(a’), r(a)... Thì cấu trúc di
truyền của quần thể khi cân bằng là:[p(A) + q(a’) + r(a) +... ]2 = 1.
Ví dụ 1: Hệ nhóm máu ABO ở người do một gen có 3 alen I A, IB, IO qui định. Trong
quần thể người đang ở trạng thái cân bằng di truyền, người ta thống kê được những người
nhóm máu O chiếm 4%, những người nhóm máu B chiếm 21%. Xác định tần số các alen
IA, IB, IO trong quần thể.
Hướng dẫn:
Giả sử ba alen IA, IB, IO với tần số tương ứng là p, q, r.
Quần thể cân bằng di truyền nên cấu trúc di truyền là [p(IA) + q(IB) + r(IO)]2 = 1.
→ Tần số nhóm máu A là: p2(IAIA) + 2pr(IAIO)
→ Tần số nhóm máu B là: q2(IBIB) + 2qr(IBIO)
→ Tần số nhóm máu AB là: 2pq(IAIB)
→ Tần số nhóm máu O là: r2 (IOIO)
Theo bài ra, ta có:
r2 (IOIO) = 0,04 => r(IO) = 0,2 (1)
q2(IBIB) + 2qr(IBIO) =0,21 (2)
Từ (1), (2) suy ra q(IB) = 0,3, p(IA) = 0,5, r(IO) = 0,2.
Ví dụ 2: Màu sắc vỏ ốc sên do một gen có 3 alen kiểm sốt: a 1: nâu, a2: hồng, a3:
vàng. Alen qui định màu nâu trội hoàn toàn so với 2 alen kia, alen qui định màu hồng trội
hoàn toàn so với alen qui định màu vàng. Điều tra một quần thể ốc sên người ta thu được
các số liệu sau: Màu nâu có 360 con; màu hồng có 550 con; màu vàng có 90 con. Xác
định tần số các alen a1, a2, a3? Biết quần thể cân bằng di truyền.
A. 0,4; 0,4; 0,2.
B. 0,2 ; 0,5; 0,3.
C. 0,3; 0,5; 0,2.
D. 0,2; 0,3; 0,5.
Hướng dẫn:

Theo thứ tự trội lặn hoàn toàn a1>a2> a3 với tần số tương ứng là p,q,r.
→ Cấu trúc di truyền của quần thể khi cân bằng là:
p2(a1a1) + 2pq(a1a2) + 2pr(a1a3) + q2(a2a2) + 2qr(a2a3) +r2(a3a3) = 1.
Tần số kiểu hình nâu: p2(a1a1) + 2pq(a1a2) + 2pr(a1a3).
Tần số kiểu hình hồng: q2(a2a2) + 2qr(a2a3).
Tần số kiểu hình vàng: r2(a3a3).
Theo bài ra ta có:
r2(a3a3) = 0,09 → r(a3) = 0,3.

8


q2(a2a2) + 2qr(a2a3) =0,55 → q(a3) = 0,5 → p(a1) = 0,2.
Ví dụ 3: Ở một lồi động vật lưỡng bội, tính trạng màu sắc lơng do một gen nằm
trên nhiễm sắc thểthường có 3 alen quy định. Alen quy định lơng đen trội hồn tồn so
với alen quy định lông xám và alenquy định lông trắng; alen quy định lơng xám trội hồn
tồn so với alen quy định lơng trắng. Một quần thểđang ở trạng thái cân bằng di truyền có
kiểu hình gồm: 75% con lơng đen; 24% con lơng xám; 1% conlơng trắng. Theo lí thuyết,
phát biểu nào sau đây đúng?
A. Nếu chỉ cho các con lông xám của quần thể ngẫu phối thì đời con có kiểu hình
phân li theo tỉ lệ: 35 con lơng xám : 1 con lông trắng.
B. Nếu chỉ cho các con lông đen của quần thể ngẫu phối thì đời con có kiểu hình
lơng xám thuần chủng chiếm 16%.
C. Tổng số con lông đen dị hợp tử và con lông trắng của quần thể chiếm 48%.
D. Số con lơng đen có kiểu gen đồng hợp tử trong tổng số con lông đen của quần
thể chiếm 25%.
(Trích đề thi THPT Quốc gia năm 2015)
Hướng dẫn:
Quy ước gen: A1 (đen) > A2 (xám) > A2 (trắng) với tần số lần lượt là p; q; r.
Quần thể cân bằng di truyền: (p+ q+ r)2=1

p2 + q2 + r2 + 2pq + 2pr + 2qr = 1
Kiểu hình
Lơng đen
Lơng xám
Lơng trắng
Kiểu gen
A1A1;A1A2; A1A3
A2A2; A2A3
A3 A3
2
2
Tần số kiểu gen
p + 2pq+ 2pr
q + 2qr
r2
Theo bài ra ta có:
r2= 0,01 → r= 0,1.
q2+ 2qr = 0,24 → q= 0,4; → p = 0,5
→ Cấu trúc di truyền quần thể là:
0,25A1A1 : 0,16 A2A2 : 0,01A3A3 : 0,4 A1A2 : 0,1 A1A3 : 0,08 A2A3.
Xét các phương án:
A. Nếu chỉ cho các con lông xám của quần thể ngẫu phối thì đời con có kiểu hình phân li
theo tỉ lệ: 35 con lông xám : 1 con lông trắng.
Đúng. Vì: Lơng xám = (0,16 A2A2 : 0,08 A2A3) = (2/3 A2A2 : 1/3 A2A3) → A3 = 1/6
→ Sau ngẫu phối A3A3 = 1/36 → tỉ lệ kiểu hình 35 xám : 1 trắng.
B. Nếu chỉ cho các con lơng đen của quần thể ngẫu phốithì đời con có kiểu hình lơng
xám thuần chủng chiếm 16%.
Sai. Vì: Lơng đen = (0,25A1A1 : 0,4 A1A2 : 0,1 A1A3)
= (5/15 A1A1 : 8/15 A1A2 : 2/15 A1A3) → A3 = 1/15; A2 = 4/15; A1 = 10/15.
→ Sau khi ngẫu phối: lông xám thuần chủng A2A2 = (4/15)2 = 16/225.

C. Tổng số con lông đen dị hợp tử và con lông trắng củaquần thể chiếm 48%.

9


Sai. Vì: Tổng số con lơng đen dị hợp tử và con lông trắng của quần
thể là 0,4 A1A2 + 0,1 A1A3+ 0,01A3A3= 0,51.
D. Số con lơng đen có kiểu gen đồng hợp tử trong tổng sốcon lông đen của quần thể
chiếm 25%.
Sai. Vì: Lơng đen = (0,25A1A1 : 0,4 A1A2 : 0,1 A1A3)
= (5/15 A1A1 : 8/15 A1A2 : 2/15 A1A3).
→ Số con lơng đen có kiểu gen đồng hợp tử trong tổng số conlông đen của quần thể là
5/15 = 1/3.
1.2.2. Gen trên NST giới tínhX khơng có alen tương ứng trên NST Y.
Nếu quần thể cân bằng, thì tần số alen lặn liên kết với NST X (qX a) tính bằng (số cá
thể đực mắc bệnh / tổng số cá thể đực của quần thể).
q(Xa) = q(XaY) => p(XA) = 1- q(Xa)
*Cấu trúc của quần thể khi cân bằng :
Giới cái XX:
p2(XAXA) + 2pq(XAXa) + q2(XaXa) = 1
Giới đực XY:
p(XAY) + q(XaY) = 1
*Chú ý: Nếu xét cả quần thể có số cá thể mắc bệnh (cả đực và cái) là x%. Ta có:
a
q(X Y) + q2(XaXa) = 2.x. Từ đó ta xác định được q(Xa)
Ví dụ 1: Trong quần thể người tỉ lệ nam mắc bệnh mù màu là 1%. Khả năng nữ giới
mắc bệnh mù màu là
A. 0,01%
B. 0,05%
C.0,04%

D. 1%
Hướng dẫn:
Ta có q(Xa) = q(XaY) = 0,01.
Vậy tỉ lệ nữ mù màu là q2(aa) = 0,012 = 0,01%.
Ví dụ 2: Trong quần thể người điều tra thấy 12% bị mù màu. Xác định tỉ lệ nam, nữ
mù màu?
A. 12% nam mù màu, 4% nữ mù màu.
B. 20% nam mù màu, 4% nữ mù màu.
C. 2% nam mù màu, 4% nữ mù màu.
D. 20% nam mù màu, 2% nữ mù màu.
Hướng dẫn:
Ta có q(XaY) + q2(XaXa) = 2.0,12 → q(a) = 0,2.
Tỉ lệ nam mù màu là q(XaY) =20%, tỉ lệ nữ mù màu là q2(XaXa) = 0,22 = 4%.
1.3. Xác định tần số alen trong trường hợp có tác động của chọn lọc tự nhiên.
Trường hợp có gen gây chết (hoặc khơng có khả năng sinh sản) phải xác định lại
cấu trúc di truyền của quần thể sau khi có chọn lọc.
1.3.1. Ở quần thể tự thụ phấn.
Ví dụ 1: Một quần thể tự thụ phấn có kiểu gen ở thế hệ P: 0,45AA: 0,30Aa: 0,25aa.
Biết rằng cây có kiểu gen aa khơng có khả năng sinh sản. Tính theo lí thuyết,tần số alen a
ở thế hệ F1 là
A. 0,2
B. 0,6
C. 0,8
D. 0,4
Hướng dẫn:
Cấu trúc di truyền của quần thể sau khi có chọn lọc là:

10



AA = 0,45 / (0,45+0,3) = 0,6
Aa = 1- 0,6 = 0,4.
Khi tự thụ phấn thì cấu trúc di truyền của quần thể ở F1 là 0,7AA : 0,2Aa : 0,1aa.
→ tần số alen a ở F1 là 0,2.
Ví dụ 2: Một quần thể tự thụ phấn có kiểu gen ở thế hệ P: 0,6AA: 0,4Aa. Dưới tác
động của chọn lọc tự nhiên, những cá thể có kiểu hình lặn bị đào thải hồn tồn ngay sau
khi sinh ra. Tính theo lí thuyết, tần số alen a ở thế hệ F1 là
A. 1/9
B. 1/5
C. 2/9
D. 1/8
Hướng dẫn:
Khi tự thụ phấn thì cấu trúc di truyền của quần thể ở F1 là 0,7AA : 0,2Aa : 0,1aa.
Cấu trúc di truyền của quần thể ở F1sau khi có chọn lọc là:
AA = 0,7 / (0,7+0,2) = 7/9
Aa = 1- 7/9 = 2/9.
→ tần số alen a ở F1 là 1/9.
1.3.2. Ở quần thể giao phối.
Ví dụ 1: Ở một quần thể động vật ngẫu phối, xét một gen nằm trên nhiễm sắc thể
thường gồm 2 alen, alen A trội hoàn toàn so với alen a. Dưới tác động của chọn lọc tự
nhiên, những cá thể có kiểu hình lặn bị đào thải hoàn toàn ngay sau khi sinh ra. Thế hệ
xuất phát (P) của quần thể này có cấu trúc di truyền là 0,6AA : 0,4Aa. Cho rằng khơng có
tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, thế hệ F 3 của quần thể này có tần
số alen a là
A. 1/5.
B. 1/9.
C. 1/8.
D. 1/7.
(Trích đề thi THPT Quốc gia năm 2015)
Hướng dẫn:

Khi ngầu phối thì cấu trúc di truyền của quần thể ở F1 là 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa.
→ Cấu trúc di truyền của quần thể ở F1 sau khi có chọn lọc là:
0,64
0,32
AA :
Aa
0,64 + 0,32
0,64 + 0,32

2
1
AA : Aa
3
3

hay
Tương tự ở F2 và F3 sau khi có chọn lọc.
→ tần số alen a ở F3 là 1/8.
Tổng quát: Giả sử quần thể ban đầu có tần số alen a là q o, khi kiểu gen đồng hợp
qn =

q0
1+ n × q0

tử lặn (aa) bị chết thì tần số alen a sau n thế hệ ngầu phối là
Ví dụ 2: Một quần thể động vật ngẫu phối có kiểu gen ở thế hệ P: 0,45AA: 0,30Aa:
0,25aa. Biết rằng các cá thể có kiểu gen aa khơng có khả năng sinh sản. Tính theo lí
thuyết,tần số alen a ở thế hệ F3 là
A. 1/4
B. 1/5

C. 1/9
D. 1/8
Hướng dẫn:

11


+ Cấu trúc di truyền của quần thể ở P sau khi có chọn lọc là:
0,45
0,3
AA :
Aa
0,45 + 0,3
0,45 + 0,3

hay 0,6AA : 0,4Aa
→ tần số các alen ở P sau khi có chọn lọc là A = 0,8; a = 0,2.
Khi P ngẫu phối thì cấu trúc di truyền của quần thể ở F 1 là 0,64AA : 0,32Aa :
0,04aa.
→ tần số các alen a ở F1 là A = 0,8; a = 0,2 (là tần số alen ở P sau khi có chọn lọc)
+ Cấu trúc di truyền của quần thể ở F1sau khi có chọn lọc là:
0,64
0,32
2
1
AA :
Aa
AA : Aa
0,64 + 0,32
0,64 + 0,32

3
3
hay
→ tần số các alen ở F1 sau khi có chọn lọc là A = 2/3; a = 1/3.
Khi F1 ngẫu phối thì cấu trúc di truyền của quần thể ở F2 là 4/9AA : 4/9Aa : 1/9aa.
→ tần số các alen a ở F2 là A = 2/3; a = 1/3 (là tần số alen ở F1 sau khi có chọn lọc)
+ Cấu trúc di truyền của quần thể ở F2sau khi có chọn lọc là: 1/2AA : 1/2Aa.
→ tần số các alen ở F2 sau khi có chọn lọc là A = 3/4; a = 1/4.
Khi F2 ngẫu phối thì cấu trúc di truyền của quần thể ở F 3 là 9/16AA : 6/16Aa :
1/16aa.
→ tần số các alen a ở F2 là A = 3/4; a = 1/4 (là tần số alen ở F2 sau khi có chọn lọc)
Tổng quát: Giả sử quần thể ban đầu có tần số alen a là q o, khi kiểu gen đồng hợp
tử lặn (aa) khơng có khả năng sinh sản thì tần số alen a sau n thế hệ ngầu phối
qn =



q0
1 + ( n - 1) × q 0

1.4. Xác định tần số alen trong trường hợp xảy ra đột biến gen.
Ví dụ:Quần thể ban đầu của một lồi thực vật có 301 cây hoa đỏ, 402 cây hoa hồng,
304 cây hoa trắng. Hãy xác định tỷ lệ kiểu gen và tỷ lệ kiểu hình của quần thể sau một
thế hệ giao phấn ngẫu nhiên. Biết rằng trong quá trình phát sinh giao tử, ở quần thể ban
đầu xảy ra đột biến giao tử mang alen A thành giao tử mang alen a với tần số đột biến là
20%. Biết rằng quần thể không chịu tác động của chọn lọc, các kiểu gen có sức sống như
nhau và alen A quy định hoa đỏ trội khơng hồn tồn so với alen a quy định hoa trắng.
Hướng dẫn:
Thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu: 301 cây hoa đỏ : 402 cây hoa hồng :
304 cây hoa trắng = 0,3 AA : 0,4 Aa : 0,3 aa.

Tỷ lệ giao tử mang alen A: 0,3 + 0,4 : 2 = 0,5
Tỷ lệ giao tử mang alen a: 0,3 + 0,4 : 2 = 0,5
Tỷ lệ giao tử mang alen A sau khi bị đột biến: 0,5 - (0,5 x 20%) = 0,4.
Tỷ lệ giao tử mang alen a sau khi bị đột biến: 0,5 + (0,5 x 20%) = 0,6.

12


→ Tỷ lệ kiểu gen của quần thể sau giao phấn ngẫu nhiên là: 0,16AA : 0,48Aa :
0,36aa.
Tỷ lệ kiểu hình: 16% cây hoa đỏ : 48% cây hoa hồng : 36% cây hoa trắng
1.5. Xác định tần số alen trong trường hợp xảy ra di - nhập gen.
Ví dụ 1: Quần thể động vật (I) gồm 160 cá thể có tần số alen A là 0,9. Một quần thể
(II) cùng lồi sống ở một khu rừng bên cạnh có tần số alen A là 0,5. Do thời tiết thay đổi,
40 cá thể từ quần thể (II) di cư sang quần thể (I). Tần số alen A của quần thể (I) sau sự di
cư này là bao nhiêu?
Hướng dẫn :
Tổng số cá thể mang alen A ở quần thể (I) là 160 x 0,9 = 144.
Số cá thể mang alen A của 40 cá thể di cư từ quần thể (II) là: 40 x 0,5 = 20.
→ Số cá thể mang alen A của quần thể sau khi có sự di nhập gen là: 144 + 20 = 164.
Tổng số cá thể trong quần thể sau khi có sự di nhập gen là: 200.
→ Tần số alen A của quần thể sau khi có sự di nhập gen là: 164 : 200 = 0,82
Ví dụ 2:Cho 2 quần thể (I) và (II) cùng lồi, kích thước của quần thể (I) gấp đơi
quần thể (II). Quần thể (I) có tần số alen A = 0,3, quần thể (II) có có tần số alen A = 0,4.
Nếu có 10% cá thể của quần thể (I) di cư qua quần thể (II) và 20% cá thể của quần thể
(II) di cư qua quần thể (I) thì tần số alen A của hai quần thể (I) và quần thể (II) sau khi có
sự di nhập gen lần lượt là
A.0,35 và 0,4.
B. 0,31 và 0,38.
C. 0,35 và 0,35.

D.0,4 và 0,3.
Hướng dẫn :
+ Quần thể ban đầu:
Gọi kích thước của quần thể (I) là 2a, tần số A là pI = 0,3
→ kích thước của quần thể (II) là a, tần số A là pII = 0,4
+ Sau khi có sự di - nhập gen:
- Kích thước của quần thể (I) là: 0,9 x 2a + 0,2 x a = 2a.
Tổng số cá thể mang alen A của quần thể (I) là:0,3 x 0,9 x 2a+0,4 x 0,2 x a = 0,62a.
→ Tần số alen A của quần thể (I) sau khi có sự di nhập gen là: 0,62a : 2a = 0,31.
- Kích thước của quần thể (II) là: 0,1 x 2a+0,8 x a =a.
Tổng số cá thể mang alen A của quần thể (II) là: 0,3 x 0,1 x 2a+0,4 x 0,8 x a =
0,38a.
→ Tần số alen A của quần thể (II) sau khi có sự di nhập gen là: 0,38a : a = 0,38.
2. Xác định cấu trúc di truyền của quần thể.
2.1. Quần thể tự thụ phấn.
Quần thể tự thụ phấn ban đầu có cấu trúc di truyền: dAA + hAa + raa = 1. Sau n
thế hệ tự thụ phấn liên tiếp, thì cấu trúc di truyền của quần thể gồm:

13


d + h(1 -

AA =


Aa =

1
1


n
2
2

1
2n

r + h(1 -

1
1

n
2
2

aa =
Ví dụ 1: Ở ngô, gen A qui định hạt đỏ trội hoàn toàn so với alen a qui định hạt
trắng. Thế hệ xuất phát (P): 100%Aa. Xác định tỉ lệ phân li kiểu hình ở thế hệ F 3 khi tự
thụ phấn?
A. 62,5% hạt đỏ: 37,5% hạt trắng.
B. 50% hạt đỏ : 50% hạt trắng.
C. 56,25% hạt đỏ : 43,75% hạt trắng.
D. 75% hạt đỏ : 25% hạt trắng.
Ví dụ 2: Môt quần thể thực vật tự thụ phấn ở thế hệ xuất phát (P): 0,01AA: 0,64Aa:
0,35aa. Xác định thành phần kiểu gen của quần thể ở F4?
A. 65%AA: 4% Aa: 31% aa.
B. 1%AA: 64%Aa: 35%aa.
C. 31%AA: 4%Aa: 65%aa.

D. 46,875%AA: 6,25%Aa: 46,875%aa.
Ví dụ 3: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hoa tím trội hồn tồn so với alen a quy
định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể gồm tồn cây hoa tím, trong đó tỉ
lệ cây hoa tím có kiểu gen dị hợp tử là Y (0 ≤ Y ≤ 1). Quần thể tự thụ phấn liên tiếp qua
các thế hệ. Biết rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí
thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ F3của quần thể là:
15Y
15Y
(1 )
32
32
A.
cây hoa tím :
cây hoa trắng.
Y
Y
(1 - )
4
4
B.
cây hoa tím : cây hoa trắng.
3Y
3Y
(1 )
8
8
C.
cây hoa tím :
cây hoa trắng.
7Y

7Y
(1 )
16
16
D.
cây hoa tím :
cây hoa trắng.
(Trích đề thi THPT Quốc gia năm 2015)
Ví dụ 4: Từ một quần thể thực vật ban đầu (P), sau 3 thế hệ tự thụ phấn thì thành
phần kiểu gen của quần thể là 0,525AA : 0,050Aa : 0,425aa. Cho rằng quần thể không
chịu tác động của các nhân tố tiến hố khác, tính theo lí thuyết, thành phần kiểu gen của
(P) là
A. 0,250AA : 0,400Aa : 0,350aa.

B. 0,350AA : 0,400Aa : 0,250aa.

14


C. 0,400AA : 0,400Aa : 0,200aa.

D. 0,375AA : 0,400Aa : 0,225aa.
(Trích đề thi tuyển sinh Đại học năm 2011)

Hướng dẫn:
Gọi cấu trúc di truyền của quần thể ở P là dAA + hAa + raa = 1.
→ h = 0,4.
Ta có tần số alen a ở thế hệ P là r + h/2 = r + 0,2.
Khi tự thụ phấn đến F3 tần số alen không đổi nên: r + 0,2 = 0,425 + 0,05/2
→ r = 0,25 → cấu trúc di truyền P: 0,350AA : 0,400Aa : 0,250aa.

Ví dụ 5: Ở một loài thực vật, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a
quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể thuộc lồi này có tỉ lệ kiểu
hình 9 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. Sau 3 thế hệ tự thụ phấn, ở F 3 cây có kiểu gen dị hợp
chiếm tỉ lệ 7,5%. Theo lí thuyết, cấu trúc di truyền của quần thể này ở thế hệ P là
A. 0,6AA + 0,3Aa + 0,1aa = 1.

B. 0,3AA + 0,6Aa + 0,1aa = 1.

C. 0,1AA + 0,6Aa + 0,3aa = 1.

D. 0,7AA + 0,2Aa + 0,1aa = 1.
(Trích đề thi tuyển sinh Đại học năm 2013)

Hướng dẫn:
Gọi cấu trúc di truyền của quần thể ở P là dAA + hAa + raa = 1.
→ r = 1/10 = 0,1; d + h = 9/10 = 0,9.


Khi tự thụ phấn đến F3 ta có tỉ lệ dị hợp là

1
= 0,075
23

→ h = 0,6.

→ d = 0,3 → cấu trúc di truyền P: 0,3AA : 0,6Aa : 0,1aa.
2.2. Quần thể ngẫu phối.
Ví dụ 1: Ở một lồi thực vật, gen A quy định hạt trịn là trội hồn tồn so
với alen a quy định hạt dài.Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di

truyền gồm 6000 cây, trong đó có 960 cây hạt dài. Tỉ lệ kiểu gen của

quần thể này là
A. 0,6AA: 0,2Aa:0,2aa
C. 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa
B. 0,81AA: 0,18Aa: 0,01aa
D. 0,64AA: 0,32Aa: 0,04aa.
Hướng dẫn :
Tỉ lệ kiểu hình hạt dài là 960/6000 = 0,16.
0,16

→ tần số a là p(a) =
= 0,4 → tần số A là 1 - 0,4 = 0,6.
Quần thể cân bằng di truyền nên thỏa mãn đẳng thức của định luật Hacđi - Vanbec.
(0,6)2AA + 2x0,6x0,4Aa + (0,4)2aa = 1.

15


Ví dụ 2: Ở người gen đột biến lặn (m: qui định mù màu) trên NST X khơng có alen
tương ứng trên Y. Alen M không gây mù màu. Trong một quần thể người ở trạng thái cân
bằng di truyền có tần số người bị mù màu là 2,625%. Cấu trúc di truyền của quần thể là
A. nam: 0,95XMY; 0,05XmY; nữ: 0,9025XMXM: 0,095XMXm: 0,0025XmXm.
B. nam: 0,05XMY; 0,95XmY; nữ: 0,9025XMXM: 0,095XMXm: 0,0025XmXm.
C. nam: 0,95XMY; 0,05XmY; nữ: 0,095XMXM: 0,95XMXm: 0,025XmXm.
D. nam: 0,95XMY; 0,05XmY; nữ: 0,925XMXM: 0,095XMXm: 0,25XmXm.
Hướng dẫn:
Ta có q(XmY) + q2(XmXm) = 2 x 0,02625→ q(m) = 0,05.
Tỉ lệ nam mù màu là q(XmY) =0,05, tỉ lệ nữ mù màu là q2(XmXm) = 0,052 = 0,0025.
2.3. Trường hợp xét 2 locut phân li độc lập.

Ví dụ 1:Ở một lồi thực vật lưỡng bội, xét hai cặp gen Aa và Bb nằm trên hai cặp
nhiễm sắc thểthường khác nhau. Nếu một quần thể của loài này đang ở trạng thái cân
bằng di truyền về cả hai cặpgen trên, trong đó tần số của alen A là 0,2; tần số của alen B
là 0,4 thì tỉ lệ kiểu gen AABb là
A. 1,92%.
B. 0,96%.
C. 3,25%.
D. 0,04%.
(Trích đề thi tuyển sinh Cao đẳng năm 2011)
Hướng dẫn: tần số kiểu gen AABb = (0,2)2 x (2 x 0,4 x 0,6) = 0,192.
Ví dụ 2: Trong một quần thể giao phối ngẫu nhiên, xét một gen có 2 alen A và a có
tần số tương ứng là 0,8 và 0,2; một gen khác nhóm liên kết với nó có 2 alen B và b có tần
số tương ứng là 0,7 và 0,3. Trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội
hồn tồn. Tỉ lệ cá thể mang 2 tính trạng trội trong quần thể sẽ là
A. 75%
B. 81,25%
C. 51,17%
D. 87,36%
Hướng dẫn:
Tần số kiểu hình A-B- = (A-) x (B-) = (1-aa) x (1-bb) = 0,96 x 0,91 = 0,8736

3. Xác định trạng thái cân bằng di truyền của quần thể.
3.1. Nhận biết quần thể đã cân bằng di truyền.
+Tần số alen 2 giới phải bằng nhau. Nếu tần số alen 2 giới không bằng nhau thì
quần thể chưa đạt trạng thái cân bằng di truyền.
+Cấu trúc di truyền thoả mãn công thức định luật Hacđi - Vanbec:
p2 (AA) + 2pq (Aa) = q2 (aa) = 1
+Hoặc tỉ lệ kiểu gen dị hợp và kiểu gen đồng hợp thoả mãn:
Hay p2.q2=(2pq/2)2
Ví dụ 1: Ở đậu Hà lan, alen A qui định hạt vàng trội hoàn toàn so với alen a qui

định hạt xanh. Hãy xét xem, quần thể nào dưới đây đạt trạng thái cân bằng di truyền. Giải
thích.
Quần thể (1): 100% hạt xanh.

16


Quần thể (2): 100% hạt vàng.
Quần thể (3): 100%AA.
Quần thể (4): 0,49AA : 0,42Aa: 0,09aa
Quần thể (5): 100%Aa.
Hướng dẫn:
- Các quần thể (1); (3); (4) đạt trạng thái cân bằng di truyền.
- Quần thể (2): có thể xảy ra 3 khả năng:
Trường hợp 1: 100% hạt vàng chỉ gồm 100%AA.
Trường hợp 2: 100% hạt vàng chỉ gồm 100%Aa.
Trường hợp 3: 100% hạt vàng gồm xAA + yAa = 100%.
Trong 3 trường hợp trên, trường hợp 1 cân bằng di truyền; trường hợp 2 và 3 khơng
cân bằng di truyền vì khi ngẫu phối thì thành phần kiểu gen sẽ thay đổi do xuất hiện thêm
kiểu gen đồng hợp lặn aa.
- Tương tự: quần thể (5) khơng cân bằng.
Ví dụ 2: Ở một loài thực vật giao phấn, xét một gen có 2 alen, alen A quy định hoa màu
đỏ trội khơnghồn tồn so với alen a quy định hoa màu trắng, thể dị hợp về cặp gen này có
hoa màu hồng. Quần thểnào sau đây của loài trên đang ở trạng thái cân bằng di truyền?
A. Quần thể gồm các cây có hoa màu đỏ và các cây có hoa màu hồng.
B. Quần thể gồm tất cả các cây đều có hoa màu đỏ.
C. Quần thể gồm tất cả các cây đều có hoa màu hồng.
D. Quần thể gồm các cây có hoa màu đỏ và các cây có hoa màu trắng.
(Trích đề thi Tuyển sinh Đại học năm 2010)
3.2. Nếu quần thể chưa cân bằng di truyền thì sau bao nhiêu thế hệ ngẫu phối

quần thể sẽ cân bằng di truyền?
-Trường hợp 1: Nếu tần số alen 2 giới bằng nhau nhưng quần thể chưa cân bằng di
truyền, thì chỉ cần sau 1 thế hệ ngẫu phối quần thể sẽ đạt trạng thái cân bằng di truyền.
-Trường hợp 2: Nếu tần số alen 2 giới khác nhau:
+Nếu gen trên NST thường thì sau 2 thế hệ ngẫu phối quần thể cân bằng di truyền.
+Nếu gen trên X thì sau 5-7 thế hệ ngẫu phối quần thể cân bằng di truyền (ít gặp).
Ví dụ 1: Một quần thể động vật ngẫu phối ở thế hệ P: 0,4AA : 0,4Aa : 0,2aa. Xác
định thành phần kiểu gen của quần thể ở F1?
Hướng dẫn: Khi ngẫu phối quần thể cân bằng di truyền
→ thành phần kiểu gen là: (0,6)2AA : (2 x 0,6 x 0,4)Aa : (0,4)2aa.
Ví dụ 2: Một quần thể động vật, ở thế hệ xuất phát (P) có thành
phần kiểu gen ở giới cái là 0,1AA : 0,2Aa : 0,7aa; ở giới đực là 0,36AA :
0,48Aa : 0,16aa. Biết rằng quần thể không chịu tác động của các nhân
tố tiến hóa. Sau một thế hệ ngẫu phối thì thế hệ F 1
A. có kiểu gen đồng hợp tử lặn chiếm tỉ lệ 28%.
B. có kiểu gen dị hợp tử chiếm tỉ lệ 56%.
C. đạt trạng thái cân bằng di truyền.

17


D. có kiểu gen đồng hợp tử trội chiếm tỉ lệ 16%.
(Trính đề thi Tuyển sinh Đại học năm 2014)
Hướng dẫn:
Trường hợp này, gen nằm trên NST thường và tần số alen khác
nhau ở 2 giới do đó
- ở F2 mới cân bằng di truyền → C sại.
- kiểu gen đồng hợp tử lặn ở F1 = 0,8a(♀) x 0,4a(♂) = 0,32 → A sai.
- kiểu gen đồng hợp tử trội ở F 1 = 0,2A(♀) x 0,6A(♂) = 0,12 → D
sai.

- kiểu gen dị hợp tử ở F 1 = 0,2A(♀) x 0,4a(♂) + 0,8a(♀) x 0,6A(♂) =
0,56 → B đúng.
4. Xác định số loại kiểu gen tối đa trong quần thể.
Gọi r là số alen của một locut (gen)
- Nếu gen nằm trên NST thường thì số loại kiểu gen tối đa là

r × (r + 1)
2
C

Trong đó: số loại kiểu gen đồng hợp là r; số loại kiểu gen dị hợp là
- Nếu gen nằm trên vùng khơng tương đồng của NST giới tính X

2
r

(1)
.

r × (r + 1)
2

+ Giới XX có tối đa:
+ Giới XY có tối đa: r.

r × (r + 1)
2

→ số loại kiểu gen tối đa trong trường hợp này là
+r

- Nếu gen nằm trên vùng tương đồng của NST giới tính X và Y

(2)

r × (r + 1)
2

+ Giới XX có tối đa:
+ Giới XY có tối đa: r x r

r × (r + 1)
2

→ số loại kiểu gen tối đa trong trường hợp này là
+ r2
(3)
Một số qui tắc khi áp dụng:
- Tính số loại kiểu gen tối đa cho từng cặp NST tương đồng.
- Nếu trên 1 cặp NST tương đồng có nhiều locut thì qui về 1 locut có số alen được
tính bằng tích số các alen của các locut trên đó.
- Nếu gen trên NST giới tính thì phải tính riêng cho từng giới sau đó cộng lại
(trường hợp (2) và (3)).
Ví dụ 1: Ở một quần thể ngẫu phối, xét hai gen: gen thứ nhất có 3 alen, nằm trên
đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X; gen thứ hai có 5 alen, nằm trên

18


nhiễm sắc thể thường. Trong trường hợp không xảy ra đột biến, số loại kiểu gen tối đa về
cả hai gen trên có thể được tạo ra trong quần thể này là

A. 45.
B. 90.
C. 15.
D. 135.
(Trích đề thi Tuyển sinh đại học năm 2010)
Hướng dẫn:
Xét từng cặp NST:
Cặp NST giới tính, trên vùng khơng tương đồng của X có 3 alen

→ có tối đa

3 × (3 + 1)
+3=9
2

loại kiểu gen.
5 × (5 + 1)
= 15
2

Cặp NST thường có 5 alen → có tối đa
loại kiểu gen
→ số loại kiểu gen tối đa về cả hai gen là 9 x 15 = 135 loại kiểu gen.
Ví dụ 2: Trong quần thể của một lồi thú, xét hai lơcut: lơcut một có 3 alen là A 1, A2
và A3; lơcut hai có 2 alen là B và b. Cả hai lôcut đều nằm trên đoạn không tương đồng
của nhiễm sắc thể giới tính X và các alen của hai lơcut này liên kết khơng hồn tồn. Biết
rằng khơng xảy ra đột biến, số kiểu gen tối đa về hai lôcut trên trong quần thể này là
A. 18.
B. 36.
C. 30.

D. 27.
(Trích đề thi Tuyển sinh đại học năm 2011)
Hướng dẫn:
Vì cả 2 locut đều nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X
→ số alen trên X được tính bằng 3 x 2 = 6 alen.
6 × (6 + 1)
+ 6 = 27
2
Vậy số loại kiểu gen tối đa về 2 locut này là
loại.
Ví dụ 3:Trong quần thể của một lồi động vật lưỡng bội, xét một lơcut có ba alen
nằm trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y. Biết rằng không xảy ra đột
biến, theo lí thuyết, số loại kiểu gen tối đa về lơcut trên trong quần thể là
A. 15.
B. 6.
C. 9.
D. 12.
(Trích đề thi Tuyển sinh đại học năm 2012)
Hướng dẫn:
Vì 3 locut nằm trên vùng tương đồng của NST giới tính X và Y
3 × (3 + 1)
+ 32 = 15
2
→ số loại kiểu gen tối đa về locut này là
loại.
Ví dụ 4: Ở một lồi động vật, xét hai lơcut gen trên vùng tương đồng của nhiễm sắc
thể giới tính X và Y, lơcut I có 2 alen, lơcut II có 3 alen. Trên nhiễm sắc thể thường, xét
lơcut III có 4 alen. Q trình ngẫu phối có thể tạo ra trong quần thể của loài này tối đa
bao nhiêu loại kiểu gen về ba lôcut trên?
A. 570.

B. 180.
C. 270.
D. 210.

19


(Trích đề thi Tuyển sinh đại học năm 2013)
Hướng dẫn:
Vì locut I và II đều nằm trên vùng tương đồng của NST giới tính X và Y
→ số alen trên X và Y được tính bằng 3 x 2 = 6 alen.
→ số loại kiểu gen tối đa về locut I và II trên cặp NST giới tính là
6 × (6 + 1)
+ 6 2 = 57
2
4 × (4 + 1)
= 10
2

Locut III trên cặp NST thường có 4 alen thì có tối đa
Vậy số loại kiểu gen tối đa về 3 locut này là: 57 x 10 = 570 loại.
Ví dụ 5:Trong một quần thể ngẫu phối xét ba gen: gen thứ nhất và gen thứ hai nằm
trên hai cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau, gen thứ ba nằm trên vùng tương đồng của
nhiễm sắc thể X và Y. Biết rằng gen thứ nhất có 3 alen, gen thứ hai có 3 alen, gen thứ ba
có 4 alen. Số loại kiểu gen tối đa trong quần thể là
A. 360.
B. 1134.
C. 936.
D. 504.
Hướng dẫn:

3 × (3 + 1)
=6
2
Gen thứ nhất trên NST thường có 3 alen thì có tối đa
3 × (3 + 1)
=6
2
Gen thứ hai trên NST thường có 3 alen thì có tối đa
Gen thứ ba nằm trên vùng tương đồng của NST giới tính X và Y có 4 alen
4 × (4 + 1)
+ 42 = 26
2
→ có tối đa
Vậy số loại kiểu gen tối đa về 3 gen này là: 6 x 6 x 26 = 936 loại kiểu gen.
C. Vận dụng di truyền quần thể để giải quyết một số câu hỏi, bài tập di truyền
1. Bài tập di truyền học người
Bài tập 1: Ở người, một gen trên nhiễm sắc thể thường có hai alen: alen A quy định
huận tay phải trội hoàn toàn so với alen a quy định thuận tay trái. Một quần thể người
đang ở trạng thái cân bằng di truyền có 64% số người thuận tay phải. Một người phụ nữ
thuận tay trái kết hôn với một người đàn ông thuận tay phải thuộc quần thể này. Xác suất
để người con đầu lòng của cặp vợ chồng này thuận tay phải là
A. 37,5%.
B. 50%.
C. 43,75%.
D. 62,5%.
(Trích đề thi Tuyển sinh đại học năm 2012)
Hướng dẫn:
Quần thể cân bằng di truyền có 64%A- → có 36%aa

20



0,36 = 0,6
Tần số alen a =
→ A = 0,4.
Quần thể có thành phân kiểu gen: 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa.
→ Người đàn ông thuận tay phải thuộc quần thể trên có tần số các kiểu gen là
0,16
0,48
AA :
Aa
0,16 + 0,48
0,16 + 0,48
hay 1/4AA : 3/4Aa → tần số a = 3/8; A = 5/8.
Người phụ nữ thuận tay trái có kiểu gen aa → tần số a = 1.
→ Xác suất để người con đầu lòng thuận tay phải là: 5/8A x 1a = 5/8 = 62,5%.
Bài tập 2: Ở người, xét một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường có hai alen: alen A
khơng gây bệnh trội hồn toàn so với alen a gây bệnh. Một người phụ nữ bình thường
nhưng có em trai bị bệnh kết hơn với một người đàn ơng bình thường nhưng có em gái bị
bệnh. Xác suất để con đầu lòng của cặp vợ chồng này không bị bệnh là bao nhiêu? Biết
rằng những người khác trong cả hai gia đình trên đều khơng bị bệnh.
A. 1/2.
B. 8/9.
C. 5/9.
D. 3/4.
(Trích đề thi Tuyển sinh đại học năm 2012)
Hướng dẫn:
Xét gia đình người phụ nữ:
+ Em trai bị bệnh (aa) → bố mẹ của người phụ nữ đều dị hợp (Aa)
+ Theo lí thuyết: P: Aa x Aa → F1: 1/4AA : 2/4Aa : 1/4aa

→ Người phụ nữ bình thường: 1/3AA : 2/3Aa → tần số alen a = 1/3; A = 2/3.
Tương tự, bên gia đình người đàn ơng có em gái bị bệnh nên người đàn ơng bình
thường: 1/3AA : 2/3Aa → tần số alen a = 1/3; A = 2/3.
Khả năng sinh con đầu lòng bị bệnh là: aa = 1/3 x 1/3 = 1/9
→ con đầu lòng của cặp vợ chồng này không bị bệnh là 1 - 1/9 = 8/9.
Bài tập 3:Ở người, bệnh Q do một alen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy
định, alen trội tươngứng quy định khơng bị bệnh. Một người phụ nữ có em trai bị bệnh Q
lấy một người chồng có ơng nộivà bà ngoại đều bị bệnh Q. Biết rằng không phát sinh đột
biến mới và trong cả hai gia đình trên khơngcịn ai khác bị bệnh này. Xác suất sinh con
đầu lịng khơng bị bệnh Q của cặp vợ chồng này là
A. 1/3.
B. 1/9.
C. 3/4.
D. 8/9.
(Trích đề thi Tuyển sinh đại học năm 2014)
Hướng dẫn:
Qui ước: alen a - gây bệnh; alen A - bình thường.
Xét gia đình người phụ nữ:
+ Em trai bị bệnh (aa) → bố mẹ của người phụ nữ đều dị hợp (Aa)
+ Theo lí thuyết: P: Aa x Aa → F1: 1/4AA : 2/4Aa : 1/4aa
→ Người phụ nữ bình thường: 1/3AA : 2/3Aa → tần số alen a = 1/3; A = 2/3.

21


Xét gia đình người đàn ơng:
+ Ơng nội bị bệnh → bố của người đàn ông là Aa.
+ Bà ngoại bị bệnh → mẹ của người đàn ông là Aa.
→ người đàn ơng bình thường: 1/3AA : 2/3Aa → tần số alen a = 1/3; A = 2/3.
Khả năng sinh con đầu lòng bị bệnh là: aa = 1/3 x 1/3 = 1/9

→ con đầu lòng của cặp vợ chồng này không bị bệnh là 1 - 1/9 = 8/9.
Bài tập 4: Cho sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai
alen của một gen quy định, alen trội là trội hoàn tồn.

Biết rằng khơng xảy ra đột biến và bố của người đàn ông ở thế hệ thứ III không
mang alen gây bệnh. Xác suất người con đầu lòng của cặp vợ chồng ở thế hệ thứ III bị
bệnh là
A. 1/18.
B. 1/32.
C. 1/4.
D. 1/9.
(Trích đề thi Tuyển sinh đại học năm 2012)
Hướng dẫn:
Người (7) và (8) bình thường, sinh ra người (12) là con gái, bị bệnh
→ bệnh do gen lặn trên NST thường qui định
Qui ước: alen a - gây bệnh; alen A - bình thường.
(12) = aa → (7) và (8) đều dị hợp (Aa)
Theo lí thuyết: P: Aa x Aa → F1: 1/4AA : 2/4Aa : 1/4aa
→ (11) = 1/3AA : 2/3Aa → tần số alen a = 1/3; A = 2/3.
(3) = aa → (1) và (2) đều dị hợp (Aa)
→ (5) = 1/3AA : 2/3Aa → tần số alen a = 1/3; A = 2/3.
(6) không mang alen bệnh có kiểu gen AA → tần số alen A = 1.
(5) x (6) = 2/3AA : 1/3Aa → (10) = 2/3AA : 1/3Aa → tần số alen a = 1/6; A = 5/6.
Xác suất sinh con đầu lòng bị bệnh của cặp vợ chồng (10) và (11) là:
aa = 1/3 x 1/6 = 1/18
Bài tập 5: Sơ đồ phả hệ sau đây mô tả một bệnh di truyền ở người do một trong hai
alen của một gen quy định.

22



Biết rằng không phát sinh đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Xác suất
sinh con đầu lòng bị bệnh này của cặp vợ chồng III13 - III14 là
A. 1/6.
B. 1/4.
C. 1/8.
D. 1/9.
(Trích đề thi Tuyển sinh cao đẳng năm 2012)
Hướng dẫn:
Người (1) và (2) bình thường, sinh ra người (7) là con gái, bị bệnh
→ bệnh do gen lặn trên NST thường qui định
Qui ước: alen a - gây bệnh; alen A - bình thường.
(7) = aa → (13) dị hợp Aa → tần số alen a = A = 1/2.
(16) = aa → (10) và (11) đều dị hợp (Aa)
Theo lí thuyết: P: Aa x Aa → F1: 1/4AA : 2/4Aa : 1/4aa
→ (14) = 1/3AA : 2/3Aa → tần số alen a = 1/3; A = 2/3.
Xác suất sinh con đầu lòng bị bệnh của cặp vợ chồng (13) và (14) là:
aa = 1/2 x 1/3 = 1/6.
Bài tập 6: Ở người, gen quy định dạng tóc nằm trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen,
alen A quy định tóc quăn trội hồn tồn so với alen a quy định tóc thẳng; Bệnh mù màu
đỏ - xanh lục do alen lặn b nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính
X quy định, alen trội B quy định mắt nhìn màu bình thường. Cho sơ đồ phả hệ sau:

Biết rằng không phát sinh các đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Cặp vợ
chồng III10 – III11 trong phả hệ này sinh con, xác suất đứa con đầu lịng khơng mang
alen lặn về hai gen trên là
A. 4/9.
B. 1/8.
C. 1/3.
D. 1/6.

(Trích đề thi Tuyển sinh đại học năm 2013)
Hướng dẫn: Xét riêng từng tính trạng
+ Xét bệnh mù màu:

23


(10) = XBY → tần số alen XB = Y = 1/2.
(12) = XbY → (7) = XBXb.
Theo lí thuyết: (7) x (8) = XBXb x XBY → F1: 1/4XBXB: 1/4XBXb: 1/4XBY:1/4XbY
→ (11) = 1/2XBXB: 1/2XBXb → tần số alen Xb = 1/4; XB = 3/4.
→ xác suất sinh con không mang alen bệnh mù màu là: XBXB + XBY = 3/4.
+ Xét bệnh dạng tóc:
(9) = aa → (5) và (6) đều dị hợp (Aa)
Theo lí thuyết: P: Aa x Aa → F1: 1/4AA : 2/4Aa : 1/4aa
→ (10) = 1/3AA : 2/3Aa → tần số alen a = 1/3; A = 2/3.
Tương tự: (11) = 1/3AA : 2/3Aa → tần số alen a = 1/3; A = 2/3.
→ xác suất sinh con khơng mang alen lặn dạng tóc là: AA = 4/9.
Vậy xác suất đứa con đầu lòng không mang alen lặn về hai gen là 3/4 x 4/9 = 1/3.
Bài tập 7: Sơ đồ phả hệ sau mô tả sự di truyền của một bệnh ở người:

Biết rằng bệnh này do một trong hai alen của một gen quy định và không phát sinh
đột biến mới ở tất cả những người trong phả hệ. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu
phát biểu đúng?
(1) Có 23 người trong phả hệ này xác định được chính xác kiểu gen.
(2) Có ít nhất 16 người trong phả hệ này có kiểu gen đồng hợp tử.
(3) Tất cả những người bị bệnh trong phả hệ này đều có kiểu gen đồng hợp tử.
(4) Những người không bị bệnh trong phả hệ này đều không mang alen gây bệnh.
A. 1.
B. 4.

C. 2.
D. 3.
(Trích đề thi THPT Quốc gia năm 2015)
Hướng dẫn:
Người (11) và (12) bị bênh, sinh ra người (18) là con gái, bình thường
→ bệnh do gen trội trên NST thường qui định
Qui ước: alen A - gây bệnh; alen a - bình thường.
(18) = aa → (11) và (12) đều dị hợp (Aa)
(2); (4); (5); (6); (9); (10); (13); (14); (15); (16); (17); (23); (24); (25); (26) đều là
aa.
(2) và (6) đều là aa → (1); (7) và (8) đều dị hợp (Aa)
Tương tự: (3) và (22) đều dị hợp (Aa)
Những người (19); (20); (21) có thể có kiểu gen AA hoặc Aa.

24


Xét các phát biểu:
(1) Có 23 người trong phả hệ này xác định được chính xác kiểu gen → Đúng.
(2) Có ít nhất 16 người trong phả hệ này có kiểu gen đồng hợp tử → Đúng (tối đa là
19 người).
(3) Tất cả những người bị bệnh trong phả hệ này đều có kiểu gen đồng hợp tử →
Sai.
(4) Những người không bị bệnh trong phả hệ này đều không mang alen gây bệnh →
Đúng (vì đều có kiểu gen đồng hợp lặn)
Bài tập 8: Ở một quần thể người, bệnh M do một trong hai alen của một gen quy
định. Một cặp vợ chồng: Hùng bị bệnh M còn Hương không bị bệnh M, sinh được con
gái là Hoa không bị bệnh M. Hoa kết hôn với Hà, Hà không bị bệnh M và đến từ một
quần thể khác đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen gây bệnh M là 1/10,
sinh được con gái là Hiền không bị bệnh M. Một cặp vợ chồng khác là Thành và Thủy

đều không bị bệnh M, sinh được con gái là Thương bị bệnh M và con trai là Thắng không
bị bệnh M. Thắng và Hiền kết hơn với nhau, sinh con gái đầu lịng là Huyền không bị
bệnh M. Biết rằng không xảy ra đột biến mới ở tất cả những người trong các gia đình.
Dựa vào các thông tin trên, hãy cho biết, trong các dự đốn sau, có bao nhiêu dựđốn
đúng?
(1) Xác suất để Huyền mang alen gây bệnh M là 53/115.
(2) Xác suất sinh con thứ hai là trai không bị bệnh M của Thắng và Hiền là 115/252.
(3) Có thể biết chính xác kiểu gen của 5 người trong các gia đình trên.
(4) Xác suất để Hà mang alen gây bệnh M là 5/11.
A. 1.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
(Trích đề thi THPT Quốc gia năm 2015)
Hướng dẫn: Ta có thể lập phả hệ để tiện theo dõi, tính tốn chính xác.

Thành và Thủy không bị bệnh sinh ra Thương là con gái, bị bệnh
→ bệnh do gen lặn nằm trên NST thường qui định.
Qui ước: alen a - gây bệnh; alen A - bình thường.
+ Thương = aa → Thành và Thủy đều dị hợp (Aa)
Theo lí thuyết: P: Aa x Aa → F1: 1/4AA : 2/4Aa : 1/4aa
→ Thắng = 1/3AA : 2/3Aa → tần số alen a = 1/3; A = 2/3.

25


×