Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

vai trò của phát triển kinh tế biển trong phát triển công nghiệp thể hiện rõ nhất là phát triển giao thông vận tải dầu khí điện lực và khai thác khoảng sản vai trò của phát triển kinh tế biển trong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.13 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Vai trò của phát triển kinh tế biển trong phát triển công nghiệp thể hiện rõ nhất là phát triển giao thơng vận tảI, </b>
<b>dầu khí, điện lực và khai thác khoảng sản. </b>


<b>Phát triển giao thông nối liền với nhiều quốc gia nhất và có chi phí vận tải thấp nhất nhưng lại có thể đáp ứng </b>
<b>khối lượng vận tải lớn nhất. </b>


Vì vậy, chính vận tải biển phát triển đã thúc đẩy thương mại các quốc gia, ngày càng trở lên có hiệu quả. Phát triển vận
tải biển thúc đẩy quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá, là động lực thúc đẩy phát triển cơng nghiệp.


Trong sản xuất cơng nghiệp, chi phí cho vận tải nguyên vật liệu, hàng hoá chiếm tỷ trọng lớn, nhất là khi phải vận
chuyển xa từ quốc gia này đến quốc gia khác, thậm chí từ châu lục này tới châu lục khác. Vận tải bằng đường biển hầu
như không phải làm đường mà chỉ xây dựng cảng và mua sắm phương tiện vận tải.


Như đã nêu ở trên, với hơn 3.200 km bờ biển, Việt Nam có một tiềm năng về cảng biển hết sức to lớn. Hệ thống cảng
biển bao gồm trên 80 cảng biển lớn nhỏ, trong đó có một số cảng đã và đang được nâng cấp và mở rộng như Hải Phòng,
Cái Lân, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Sài Gịn, Cần Thơ. Khối lượng hàng hố thơng qua cảng biển Việt Nam tăng
nhanh chóng. Tốc độ tăng trưởng bình quân là 17%/năm. Các cảng lớn như Hải Phòng, Sài Gòn đạt một mức kỷ lục.
Nhưng, nhìn chung các cảng biển vẫn đang ở trong tình trạng kém hiệu quả, thiếu sức cạnh tranh bởi các lý do: quy mô
cảng nhỏ bé, thiết bị xếp dỡ lạc hậu, thiếu cảng nước sâu, cảng tàu container, những cảng tổng hợp quan trọng đều nằm
sâu trong đất liền như Hải Phòng (30 km), Sài Gòn (90km) luồng lạch hẹp lại bị sa bồi lớn không cho phép các tàu lớn ra
vào cảng, mặt bằng chật hẹp, thiếu hệ thống đường bộ, đường sắt nối vào mạng lưới giao thông quốc gia.


Xu thế vận tải hiện nay là sử dụng tàu có trọng tải lớn, áp dụng các công nghệ vận tải tiên tiến, đặc biệt là vận tải đa
phương thức. Do vậy, việc xây dựng các cảng nước sâu với trang thiết bị hiện đại, công nghệ quản lý điều hành tiên tiến
là yêu cầu bức xúc.


Nhận rõ vai trò quan trọng của hệ thống cảng biển đối với phát triển kinh tế nói chung và phát triển cơng nghệ nói riêng
nên trong 10 năm qua Nhà nước đã tập trung vốn đầu tư cho một số cảng trọng điểm như:


- Cảng Hải Phịng hồn thành giai đoạn I với công suất 6,2 triệu tấn/năm, cho tàu 10.000 DWT ra vào và dự kiến sẽ hoàn
thành giai đoạn II trong kế hoạch 2000 - 2010 với công suất 8 - 8,5 triệu tấn/năm, cho tàu 10.000 tấn ra vào.



- Cảng Cái Lân: Công suất 1,8 - 2,8 triệu tấn/năm, cho tàu đến 40.000 tấn ra vào giai đoạn I (năm 2003) và 16-17 triệu
tấn/năm cho tàu 50.000 tấn ra vào giai đoạn II (đến năm 2010 - 2020).


- Cảng Sài Gịn: Cơng suất 8,5 - 9,5 triệu tấn/ năm cho tàu 25.000 - 35.000 tấn ra vào (giai đoạn II đến năm 2010) và một
số cảng khác sẽ được đầu tư cải tạo, mở rộng cơ sở vật chất như cảng Cửa Lò, Quy Nhơn, Nha Trang.


Như vậy, trong thời gian qua chủ yếu mới chỉ tập trung cho các cảng thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía
Nam, một số cảng chuyên dùng như bến thứ nhất của cảng tàu Dung Quất (Liên doanh Việt Xô); Cảng Nghi Sơn (xi
măng); cảng Cát Lát (xi măng và container) và một số cảng ở khu cơng nghiệp Gị Dầu, Hiệp Phước…


Có thể nói, chính nhờ có hệ thống giao thơng biển mà các trung tâm công nghiệp lớn của đất nước đã hình thành và phát
triển như khu vực kinh tế trọng điểm Nam Bộ, Bắc Bộ gắn liền với cụm cảng Sài Gịn và Hải Phịng. Chính nhờ có cảng
biển nên đã tạo ra lợi thế cạnh tranh hoặc xuất khẩu nông lâm thuỷ sản chế biến.


Để đáp ứng nhu cầu vận tải biển ngày một tăng cho phát triển kinh tế xã hội đặc biệt là phát triển công nghiệp trong bối
cảnh hội nhập, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm
2010 với 114 cảng (chưa kể các cảng tiềm năng). Tất cả các cảng đều gắn liền với các trung tâm công nghiệp, là đầu mối
giao lưu với thế giới trong xuất, nhập khẩu của đất nước.


Trong những năm sắp tới, nền kinh tế phát triển mạnh theo hướng hội nhập quốc tế và khu vực, giao lưu hàng hố quốc
tế và trong nước tăng nhanh, địi hỏi hệ thống cảng biển cần có những bước tiến mạnh mới đáp ứng yêu cầu của nền kinh
tế - xã hội. Trên cơ sở quy hoạch tổng hợp phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt, cần thực hiện tốt cơng tác quản lý quy hoạch hệ thống cảng biển, tiến hành lập và quy hoạch chi tiết các nhóm
cảng quan trọng. Trong đầu tư cảng, cần tạo liên kết cảng với các hệ thống giao thông mặt đất nhằm tạo thuật lợi nhất
cho khách hàng qua phương thức vận tải đa phương.


Vai trò vận tải ven biển cũng ngày càng tăng đối với hàng rời thông thường và hàng bách hoá. Đầu tư ngắn hạn cho cảng
tại các cảng tổng hợp với mục tiêu cải tiến nâng cao năng suất cảng, hiện đại hoá những thiết bị dẫn luồng. Nâng cao
chất lượng dịch vụ vận tải trong xếp dỡ có hiệu quả khuyến khích các tàu lớn, hiện đại vào cảng Việt Nam.



Đối với các cảng địa phương và cảng do các Bộ quản lý cần lựa chọn những cảng có đủ lượng hàng hố hoạt động có
hiệu quả để nâng cấp nhằm phát huy hiệu quả đầu tư.


<b>Phát huy lợi thế phát triển ngành dầu khí và điện lực </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

trữ lượng tiềm năng tập trung chủ yếu ở vùng nước sâu và các vùng chồng lấn. Dự báo đến năm 2010, Việt Nam có thể
khai thác từ 30 - 32 triệu tấn dầu quy đổi, trong đó dầu thơ khai thác khoảng 16 -18 triệu tấn, khí khoảng 11 - 13 tỷ m3.
Nhờ có nguồn dầu khí khai thác, chúng ta có thể phát triển cơng nghiệp điện lực, hố chất (phân bón và hóa dầu) với quy
mơ lớn. Các cơ sở công nghiệp này đều gắn liền với các vùng ven biển như khu khí điện đạm Phú Mỹ, Cà Mau; khu lọc
hoá dầu Dung Quất, Nghi Sơn. Đặc biệt, nhờ có khai thác cơng mà các ngành công nghiệp và dịch vụ tại tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu đã phát triển nhanh trong thời gian vừa qua.


Trong tương lai, khi các nguồn điện sơ cấp cạn kiện thì việc phát triển phong điện và điện ngun tử dọc bờ biển sẽ đóng
vai trị vô cùng quan trọng trong công nghiệp.


Biển cung cấp ngày càng nhiều và đa dạng các loại nguyên liệu cho cơng nghiệp chế biến như: cá, tơm, cua, sị, mực,
rong, ngọc trai… dưới dạng đánh bắt tự nhiên và nuôi trồng.


Ngành thuỷ sản (chủ yếu là hải sản) trong những năm gần đây đã có tốc độ tăng trưởng nhanh, chiếm tỷ trọng ngày càng
tăng trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp nước ta. Năm 2002, giá trị sản xuất ngành thủy sản chiếm 17,76% tổng giá trị
sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt ngành thuỷ sản có giá trị xuất khẩu cao, ước đạt 2.024 triệu USD năm 2002, đứng thứ 3
về xuất khẩu của cả nước sau dầu thô và dệt may. Năm 2002, ngành thuỷ sản đã đánh bắt và trồng được 2,57 triệu tấn,
trong đó cung cấp cho cơng nghiệp chế biến khoảng 600 ngàn tấn. Dự báo, đến năm 2010 ngành thuỷ sản có thể khai
thác và ni trồng được khoảng 3,5 - 4 triệu tấn, trong đó cung cấp khoảng 1 triệu tấn nguyên liệu cho công nghiệp chế
biến và có thể đại giá trị xuất khẩu từ 4,5 - 5 tỷ USD.


Như vậy, phát triển nuôi trồng và đánh bắt hải sản ở nước ta ngày càng giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của
đất nước nói chung và cơng nghiệp nói riêng. Ngành cơng nghiệp chế biến thuỷ sản đã trở thành ngành mũi nhọn đem lại
hiệu quả kinh tế cao của ven biển nước ta.



<b>Phát triển kinh tế biển gắn với khai thác khoáng sản khác </b>


Dọc dải bờ biển nước ta có nhiều sa khống kim loại, đáng kể nhất là các sa khoáng ilmenit tập trung các vùng biển Hà
Tĩnh, Thừa Thiên - Huế, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận với tổng trữ lượng khoảng 10 triệu tấn. Các khoáng vật đi
kèm ilmenit là zircon, monaxit có giá trị kinh tế cao. Những năm gần đây, công tác khai thác đã được phát triển mạnh ở
Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế, Bình Định và Bình Thuận với sản lượng khai thác khoảng 100 ngàn tấn/năm phục vụ cho
nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Dự báo đến năm 2010 có thể khai thác từ 250 - 300 ngàn tấn tinh quặng ilmenit. Đây
là nguồn nguyên liệu khá lớn có thể phục vụ cho cơng nghiệp sản xuất bột TiO2.


Ngồi ilmenit, dọc bờ biển nước ta có nhiều mỏ cát thuỷ tinh với chất lượng tốt, là nguyên liệu cho sản xuất thuỷ tinh,
tập trung ở Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hồ, Bình Thuận… với tổng trữ lượng đã
thăm dò trên 300 triệu tấn. Trữ lượng dự báo khoảng trên 700 triệu tấn. Hiện nay nhiều địa phương đang khai thác phục
vụ cho các nhà máy sản xuất kính và thuỷ tinh trong nước và xuất khẩu.


Tiềm năng các mỏ quặng ở thềm lục địa nước ta còn khá lớn nhưng do kinh phí và trình độ của chúng ta cịn hạn chế
chưa có điều kiện tìm kiếm thăm dị vùng ngập nước nên chưa khẳng định được.


Có thể nói, kinh tế biển ngày càng giữ vai trị quan trọng trong nền kinh tế biển đã trở thành động lực thúc đẩy phát triển
cơng nghiệp vì biển là cửa ngõ giao lưu với thế giới, tạo điều kiện cho cơng tác xuất nhập khẩu hàng hố thuận lợi với
chi phí thấp. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực như hiện nay thì biển ngày càng đóng vai trị quan
trọng trong việc tạo năng lực cạnh tranh của quốc gia và của ngành cơng nghiệp. Ngồi ra, biển cịn là nơi cung cấp
nguyên liệu phong phú, đa dạng cho công nghiệp chế biến.


</div>

<!--links-->

×