Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Bài soạn Chuyên đề Bồi dưỡng học sinh giỏi tổng hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.64 KB, 16 trang )

CHUYÊN ĐỀ I: BỒI DƯỠNG HS GIỎI TOÁN - TIẾNG VIỆT
A-
Công tác tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi Toán, Ti ếng Việt ở Tiểu học:
Hoạt động 1: HV thảo luận nhóm
Câu hỏi thảo luận:
* Đồng chí hãy nêu công tác bồi dưỡng HSG môn Toán, môn Tiếng Việt ớ đơn vị
đồng chí?
* Thời gian thảo luận: khoảng 10 phút.
Thông tin phản hồi HĐ1:
1. Quán triệt việc nhận thức tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng học sinh
giỏi ở Tiểu học.
- Đây là một biện pháp đầu tiên vô cùng quan trọng. Nó quyết định việc tổ
chức bồi dưỡng môn Toán, TViệt cho học sinh giỏi đi đúng hướng và có hiệu quả.
Tất cả cán bộ, giáo viên cần được học tập và quán triệt để thông suốt chủ trương
chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác bồi dưỡng nhân tài.
- Đồng thời cũng cần xây dựng sự hiểu biết của các bậc phụ huynh học sinh về
công tác bồi dưỡng nhân tài thông qua các sinh hoạt chính trị, vận động tuyên truyền,
tuyên dương thành tích.
2. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi.
Việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi là khâu hết sức quan trọng, nó
là kim chỉ nam để hoạt động bồi dưỡng HSG đi đúng hướng theo chương trình. Trong
kế hoạch cần thể hiện rõ một số vấn đề như:
2.1 Mục tiêu của kế hoạch.
* Mục tiêu dạy học sinh giỏi
Mục tiêu chính của chương trình dành cho HSG :
- Phát triển khả năng suy nghĩ ở trình độ cao phù hợp với trí tuệ của trẻ.
- Bồi dưỡng lao động (đặc biệt), làm việc sáng tạo.
- Phát triển các kĩ năng, phương pháp và thái độ tự học suốt đời.
- Nâng cao ý thức và khát vọng của trẻ về sự tự chịu trách nhiệm.
- Khuyến khích sự phát triển về lương tâm và ý thức trách nhiệm trong đóng
góp xã hội.


- Phát triển phẩm chất lãnh đạo.
* Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi:
- Xây dựng kế hoạch trung hạn ( 3 năm, 5 năm – Giai đoạn từ khối lớp 3 - đến
khối 5).
- Xây dựng kế hoạch ngắn hạn (theo năm học ở từng khối lớp; theo chương
trình học, thời điểm tổ chức thi..).
2.2. Thời gian thực hiện.(bổ trợ cho mục tiêu…).
2.3. Chương trình, nội dung bồi dưỡng.
2.4. Cơ sở vật chất, thiết bị có liên quan.
2.5.Các lực lượng giáo dục tham gia.
2.6. Chỉ tiêu về số lượng và chất lượng cần đạt.
3. Phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng HS giỏi.
- Xác định đây là quá trình lâu dài và liên tục.
- Cần phải phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng ngay từ những lớp đầu cấp của
bậc tiểu học.
a. Tổ chức phát hiện:
Để phát hiện được những cá nhân học giỏi, nhà trường theo dõi, dấu hiệu qua
giáo viên mầm non, qua nguồn gốc xuất thân của học sinh ngay từ khi các em vào lớp
1. Sang tới các lớp 2, 3 việc tuyển chọn các em có năng khiếu môn Toán, Tiếng Việt
là công việc trực tiếp của Ban giám hiệu nhà trường và của giáo viên trực tiếp giảng
dạy thông qua các hoạt động giáo dục chính khoá và ngoại khoá.
b. Tuyển chọn học sinh giỏi Toán, Tiếng Việt. (mở các lớp chọn, lớp chuyên…)
Việc tuyển chọn cần được dựa trên chỉ tiêu cụ thể của công tác bồi dưỡng môn
Toán, Tiếng Việt. Sau những vòng tổ chức khảo sát với những hình thức công khai và
có hiệu quả sẽ chọn lựa những cá nhân ưu việt nhất có năng lực tư duy cao.
c. Tổ chức bồi dưỡng HSG.
Nhà trường xây dựng chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi, trên cơ sở đó giáo
viên trực tiếp giảng dạy xây dựng chương trình bồi dưỡng Toán, Tiếng Việt dưới sự
chỉ đạo và giám sát của hội đồng giáo dục nhà trường. Từ đó nâng cao một bước cho
học sinh về kiến thức, kĩ năng, phát triển năng lực, tư duy...

Bồi dưỡng học sinh giỏi cần thực hiện các bước cơ bản sau:
- Bước 1: Kiểm tra, nhận xét kết quả học tập ở nhà của học sinh.
- Bước 2: Hệ thống hoá, mở rộng kiến thức đang học.
- Bước 3: Nâng cao kiến thức cần bồi dưỡng cho học sinh.
- Bước 4: Tổng kết và giao nhiệm vụ học tập ở nhà.
4. Tuyển chọn giáo viên giỏi.
a. Một số tiêu chuẩn tuyển chọn GV
- Những giáo viên dạy bồi dưỡng phải là những người có trình độ năng lực, chuyên
môn nghiệp vụ cao, có nhiệt huyết, tâm huyết với công việc và phải yêu quý trẻ.
- Là những giáo viên có kiến thức và kĩ năng sư phạm, kĩ năng tự tìm tòi và học hỏi,
tự bồi dưỡng và có tinh thần cầu tiến.
- Là những giáo viên có sức khoẻ, tự tin, thông minh, có kinh nghiệm dạy học cho
HSG.
b. Hình thức bồi dưỡng GV.
- Bồi dưỡng ngắn và dài hạn.
- Bồi dưỡng thông qua hội thảo, hội thi, chuyên đề.
- Bồi dưỡng thông qua sinh hoạt chuyên môn.
- Bồi dưỡng qua tự học.
5. Xây dựng, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất và thiết bị dạy học.
Việc sử dụng thiết bị dạy học trong bồi dưỡng môn Toán, Tiếng Việt cho học
sinh giỏi là một việc làm cực kỳ cần thiết. Vì vậy mỗi nhà trường cần có kế hoạch
xây dựng, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất thiết bị dạy học sao cho có hiệu quả.
Trong công việc sinh hoạt chuyên môn hàng ngày, tập thể giáo viên cùng nhau
đưa ra phương án sử dụng thiết bị dạy học có hiệu quả và khuyến khích làm đồ dùng
dạy học.
6. Huy động cộng đồng tham gia công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
Kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi còn phụ thuộc rất nhiều vào các lực lượng
giáo dục trong xã hội. Vì vậy nhà trường cần có kế hoạch hoạt động để thu hút các
lực lượng này quan tâm tạo điều kiện và cùng tham gia vào công tác bồi dưỡng học
sinh giỏi. Cụ thể là :

+ Tạo niềm tin cho các bậc phụ huynh học sinh, các cấp lãnh đạo. (kết quả, sự
tiến bộ của học sinh…)
+ Tuyên truyền sâu rộng trong xã hội.
+ Tham mưu với các cấp chính quyền địa phương. (trong việc hỗ trợ và huy
động các nguồn lực…)
+ Thực hiện tốt việc dân chủ hoá trong nhà trường. (chọn GV, học sinh đúng
theo các tiêu chuẩn đề ra….)
7. Tổ chức đánh giá và khen thưởng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
- Với học sinh: Những học sinh có thành tích cao trong đợt thi HSG các cấp sẽ
được tuyên dương và nhận phần thưởng xứng đáng với thành tích đạt được. Việc này
khích lệ rất lớn tới phong trào học tập trong nhà trường.
- Với giáo viên: Những giáo viên có thành tích cao trong các đợt hội thi giáo
viên giỏi, các giáo viên có thành tích trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đều được
nhận những phần thưởng về vật chất và tinh thần tương xứng với công sức bỏ ra
dành cho công tác giáo dục. Đây là công việc cần thiết để đẩy mạnh phong trào thi
đua “Dạy tốt- học tốt” trong tập thể sư phạm nhà trường.
B- Nội dung bồi dưỡng:
Hoạt động 2: HV thảo luận nhóm
* Câu hỏi thảo luận:
+ Câu 1: Đ/c hãy cho biết những nội dung và các dạng toán cơ bản cần bồi dưỡng cho
HSG ở Tiểu học?
+ Câu 2: Khi BDHSG môn Tiếng Việt cần bồi dưỡng những nội dung gì?
* Thời gian thảo luận: Khoảng 10 phút
Thông tin phản hồi cho HĐ2:
I. Nội dung bồi dưỡng HSG môn Toán tiểu học và các dạng toán cơ bản:
1. Nội dung BDHSG môn Toán Tiểu học gồm 5 mạch kiến thức cơ bản:
1.1. Số học
1.2. Đại lượng, đo đại lượng
1.3. Các yếu tố hình học
1.4. Yếu tố thống kê (được đưa vào từ lớp 3)

1.5. Về giải toán có lời văn
Các mạch kiến thức được phát triển theo vòng tròn đồng tâm khép kín, đan xen
theo sự phát triển.
2. Các dạng toán cơ bản:
- Các bài toán về Dãy số:
+ Điền thêm số hạng vào sau, giữa hoặc trước một dãy số.
+ Xác định số a có thuộc dãy đã cho hay không?
+ Tìm số số hạng của dãy.
+ Tìm số hạng thứ n của dãy số
+ Tìm số chữ số của dãy khi biết số số hạng
+ Tìm số số hạng của dãy khi biết số chữ số
+ Tìm chữ số thứ n của dãy
+ Tìm số hạng thứ n khi biết tổng của dãy số
+ Tìm tổng các số hạng của dãy số.
+ Dãy chữ.
- Tìm hai số khi biết tổng và hiệu
- Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
- Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
- So sánh 2 phân số, so sánh 2 số thập phân.
- Giải toán về tỉ số phần trăm
- Bài toán liên quan đến rút về đơn vị
- Các bài toán về tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch
- Các bài toán về tính chu vi, diện tích, thể tích các hình đã học.
- Các bài toán về tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
- ……………..
II- Nội dung bồi dưỡng môn Tiếng Việt
1. Luyện từ và câu
2. Tập làm văn
3. Cảm thụ văn học
4. Quy tắc chính tả

Một số lưu ý khi dạy học môn Tiếng Việt:
* Phân môn Tập đọc- Phần tìm hiểu bài:
- Cần có câu hỏi khai thác nghệ thuật, khai thác nội dung sao cho sát với nội
dung từng bài.
- Xác định câu văn hay, đoạn văn giàu nghệ thuật để HS vận dụng vào viết văn.
* Phân môn Luyện từ và câu:
+ Đối với dạng bài Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ:
Yêu cầu HS tìm được nhiều từ thuộc chủ điểm đang học và hiểu được nghĩa các
từ vừa tìm. Tìm được các từ cùng nghĩa, gần nghĩa, xếp nhóm từ có liên quan.
- Có nhiều biện pháp, hình thức tổ chức nhằm phát huy năng lực sáng tạo của HS.
- Đối với những bài tập khó yêu cầu HS tự giải quyết hoặc GV hỗ trợ.
- Tăng cường cung cấp vốn từ, giải nghĩa từ cho HS. Hướng dẫn HS sử dụng
vốn từ đúng mục đích, ý nghĩa.
- Giúp HS biết sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh để đặt câu, viết đoạn văn.
+ Đối với các dạng bài Cung cấp kiến thức và luyện tập thực hành:
GV hướng dẫn HS chủ động tìm hiểu VD để tự rút ra những điểm cần ghi nhớ
về kiến thức để vận dụng làm bài tập thực hành.
* Phân môn Tập làm văn:
- Hướng dẫn HS biết cách viết các dạng văn theo yêu cầu.
- Hướng HS viết được MB gián tiếp, KB mở rộng.
- Hướng dẫn HS viết được các đoạn văn, bài văn giàu cảm xúc dưới sự hướng dẫn
của GV, biết viết bài văn theo cảm xúc riêng của mình. Khi viết văn HS biết sử dụng các
biện pháp nghệ thuật đã được tìm hiểu qua phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu, Chính tả;
các đoạn văn, câu văn mẫu,...
C- Tài liệu bồi dưỡng
Các loại sách nâng cao Toán, Tiếng Việt của nhà xuất bản Giáo dục.
Gợi ý một số đầu sách tham khảo:
* Môn Toán:
- Toán nâng cao lớp 4, lớp 5.
- 10 chuyên đề BDHSG toán lớp 4, 5.

- ...
* Môn Tiếng Việt:
- TViệt nâng cao lớp 4, 5.
- Bồi dưỡng HSG TViệt 5.
- ...
D- Hình thức bồi dưỡng:
1. Bồi dưỡng thường xuyên trong các tiết học chính khoá.
2. Thành lập đội tuyển, tổ chức BD riêng theo từng môn, từng khối lớp.
E- Thực hành giải một số bài tập Toán, Tiếng Việt nâng cao lớp 4, 5:
Hoạt động 3: Giải bài tập Toán
* Hình thức: Học viên giải bài cá nhân và chữa bài
I- Bài tập
Bài 1:
a, Tìm các số còn thiếu trong dãy số sau:
3; 9; 27; ... ; ... ;729
b, Minh làm phép tính:
(2 + 4 + 6 + ...+ 100 + 102) : 3 = 815
Không tính biểu thức, em hãy cho biết Minh tính đúng hay sai? Tại sao?
Bài 2: Tính giá trị biểu thức:
3 1 1 12
20 2 15 49
1 2
3
3 9
 
+ − ×
 ÷
 
+
Bài 3: Tính x, nếu:


4 7 3
1 5 7 :15 0
9 18 4
x
 
− + − =
 ÷
 
Bài 4: Tính nhanh:
19,8: 0,2 44,44 2 13, 20 :0,25
3,3 88,88: 0,5 6,6 :0,125 5
× × ×
× × ×
Bài 5: Cho phân số
7
8
. Hãy tìm số a sao cho đem tử số của phân số đã cho trừ đi a
và thêm a vào mẫu số ta được phân số mới bằng
1
4
.
Bài 6: Bốn chúng tôi trồng cây ở vườn sinh vật của lớp. Bạn Lý trồng 12 cây, bạn
Huệ trồng 15 cây, bạn Hồng trồng 14 cây. Tôi rất tự hào về mình đã trồng được số cây
nhiều hơn số trung bình cộng của bốn chúng tôi là 4 cây. Đố bạn biết tôi trồng bao nhiêu
cây?
Bài 7: Năm nay mẹ 36 tuổi, con 11 tuổi. Hỏi mấy năm trước tuổi mẹ gấp 6 lần tuổi
con?
Bài 8: Năm công nhân đào đất 3 ngày, mỗi ngày làm 8 giờ thì đào được 24 m
3

đất.
Hỏi 7 công nhân đào 4 ngày, mỗi ngày làm 10 giờ thì đào được bao nhiêu mét khối đất?
(năng suất mọi người như nhau).
Bài 9: Lúc 6 giờ sáng, một người đi xe đạp từ A về B với vận tốc 18km/giờ. Lúc 9
giờ, một xe máy đi từ A về B với vận tốc 45 km/giờ. Hỏi xe máy đuổi kịp xe đạp lúc mấy
giờ? Địa điểm hai xe gặp nhau cách B bao xa? Biết rằng A cách B là 115 km.
Bài 10: Lúc 7 giờ sáng, một xe ô tô khởi hành từ A để đi về B với vận tốc 65
km/giờ. Đến 8 giờ 30 phút, một ô tô khác xuất phát từ B để đi về A với vận tốc 75 km/giờ.
Hỏi hai xe gặp nhau vào lúc mấy giờ? Biết rằng A cách B là 657,5 km.
Bài 11: Cho hình tam giác ABC vuông góc ở A. Cạnh AB dài 28cm. Cạnh AC dài
36cm. M là một điểm trên AC và cách A là 9cm. Từ M kẻ đường song song với AB,
đường này cắt cạnh BC tại N. Tính đoạn MN?
Bài 12: Cho hình thang ABCD có đáy nhỏ AB là 15cm, đáy lớn CD là 20cm.
Điểm M trên AB và cách B là 5cm. Nối M với C. Tính diện tích hình thang mới
AMCD. Biết diện tích tam giác MBC là 50cm
2
.

×