Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

lyù do choïn ñeà taøi ñaåy maïnh hoïc toát tieáng anh qua phöông phaùp daïy töø teân ñeà taøi i lyù do choïn ñeà taøi h oøa nhaäp vôùi xu theá phaùt trieån cuûa xaõ hoäi noùi rieâng v

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.84 KB, 12 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Tên đề tài: </b>



<b>I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.</b>


Hịa nhập với xu thế phát triển của xã hội nói riêng và của tồn thế giới


nói chung, bộ mơn Tiếng Anh có một vị trí quan trọng trong việc phát triển
toàn diện cho mỗi học sinh. Nhằm giúp các em có điều kiện hịa nhập với
cộng đồng quốc tế và khu vực, tiếp cận với những thông tin về khoa học
kỹ thuật. Để các em có thể áp dụng những kiến thức đã học được ở nhà
trường một cách có hiệu quả. Các cấp giáo dục đã liên tục mở ra các
chuyên đề, các đợt thao giảng, dạy mẫu … xoay quanh vấn đề đổi mới
phương pháp học ngoại ngữ.


Hiện nay, trong quá trình đổi mới phương pháp, mục tiêu chính là
hình thành và phát triển ở học sinh những kiến thức, kỹ năng cơ bản về
tiếng Anh và những phẩm chất trí tuệ cần thiết để tiếp tục học hoặc đi vào
cuộc sống lao động. Chương trình tiếng Anh 8, 9 đi sâu vào rèn luyện các
kỹ năng riêng biệt : nghe, nói, đọc, viết và kỹ năng nào cũng nhằm mục
đích kích thích sự tư duy của học sinh. Vì vậy, việc rèn luyện các kỹ năng
này địi hỏi mỗi học sinh phải tích cực luyện tập ngay tại lớp học với bạn
mình. Từ đó, các em có thể nói một cách lưu lốt hơn, thích ứng với xu
hướng hiện đại. Nhằm góp một phần nhỏ của mình trong việc phát triển
tiềm năng học tập của học sinh và đẩy mạnh khả năng giao tiếp của các
em trong trường học. Để kích thích sự hứng thú học tập của các em ở
trường còn phụ thuộc nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó phương pháp
dạy học giữ một vai trị vơ cùng quan trọng. Một trong những phương pháp
đó thì phương pháp dạy từ vựng cho học sinh là nguồn cảm hứng đầu tiên
có thể tác động tích cực đến niềm say mê, kích thích và gây hứng thú học
tập cho học sinh. Chính vì thế, tơi xin trình bày một giải pháp hữu ích:
<i><b>“ Đẩy mạnh học tốt Tiếng Anh thông qua dạy từ” nhằm góp phần rèn</b></i>


luyện và kích thích sự hứng thú học tập của các em.


<b>II/ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG. </b>


Cũng xuất phát từ thực tế giảng dạy, trong nhiều năm qua tôi luôn
suy nghĩ: “Tại sao học sinh chúng ta tỉ lệ học tốt môn Tiếng Anh chưa đạt


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

hiệu quả cao?” điều này thể hiện một cách rõ ràng qua nhiều năm số liệu
thống kê của các trường gởi về cho Phòng Giáo Dục ở mỗi học kỳ và cuối
năm. Phải chăng học sinh chúng ta không có năng lực học tập mơn học
này?, hay là việc truyền đạt kiến thức của quý thầy cô giáo ở trường học
chưa thật sự có một phương pháp phù hợp để khích lệ sự hứng thú học tập
của các em?. Bản thân luôn trăn trở với ý nghĩ này và từng bước để hồn
thiện phương pháp dạy học của mình. Trong nhiều năm để tâm nghiên cứu
thì vấn đề then chốt để các em hình thành và phát huy tốt môn học Tiếng
Anh là yếu tố từ vựng. Trong ngôn ngữ học chúng ta biết rằng: câu được
hình thành bởi nhiều từ kết hợp lại với nhau theo một cấu trúc ngữ pháp
quy định. Do vậy, để các em có thể đọc được một đoạn văn, viết đúng một
câu đơn giản, các em có thể nghe được hay giao tiếp với nhau bằng Tiếng
Anh thì u cầu địi hỏi đầu tiên đối với các em là vốn từ vựng. Vậy làm
cách nào để các em có một vốn liếng từ vựng dồi dào để các em có thể
nắm bắt kịp chương trình đổi mới sách giáo khoa và diễn đạt ý tưởng của
mình trong quá trình giao tiếp. Vì vậy, phương pháp dạy từ vựng là cơ sở
ban đầu có yếu tố tích cực tác động đến việc học tốt môn học Tiếng Anh
của các em.


- Là một giáo viên dạy Tiếng Anh trong nhiều năm cũng như bao
nhiêu đồng nghiệp khác trong huyện luôn ưu tư về chất lượng học tập mơn
học Tiếng Anh của học sinh mình. Theo dõi và khảo sát về chất lượng của
một lớp học tại trường THCS Đức Hạnh trong 4 năm liền cho kết quả như


sau:


Lớp/


(sĩ số) Năm học


Đạt u cầu trở lên
(5 – 10 điểm )


Không đạt yêu cầu


(dưới 5 điểm) Ghi chú


SL % SL %


6/3


(40hs) 2005 - 2006 38 95,0 2 5,0


7/3


(39hs) 2006 - 2007 32 82,1 7 17,9


8/3


(39hs) 2007 - 2008 28 71,8 11 28,2


9/3


(35hs) 2008 - 2009 21 60,0 14 40,0



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

+ Học sinh đầu cấp lớp 6 phần đông các em rất thích học mơn Tiếng
Anh, chất lượng học tập đạt kết quả cao: 95% học sinh đạt điểm 5 trở lên.


Qua tìm hiểu ở các bậc cha mẹ học sinh và ở các em học sinh lớp 6 thì
biết rằng các em rất thích học Tiếng Anh, vì đây là môn học mới. Cho nên,
khi các em học hết chương trình tiểu học bước vào lớp đầu cấp của THCS là
một niềm sung sướng của các em, vì các em nghĩ rằng mình sẽ được học mơn
Tiếng Anh, một mơn học mà bao lâu các em mong chờ. Vả lại, cha mẹ học
sinh cũng rất quan tâm đến học sinh đầu cấp và chúng sẽ được học hè ở các
cơ sở giáo dục trong những ngày nghỉ hè. Mặt khác, chương trình lớp 6 chưa
khó khăn mấy đối với các em, nên các em đầu tư vào môn Tiếng Anh có
nhiều thời gian hơn.


+ Học sinh lớp 7 học tốt ở học kỳ 1 và chậm lại ở học kỳ 2.


Chương trình lớp 7 ở học kỳ 1 khơng khác mấy đối với chương trình
lớp 6 ở học kỳ 2. Do đó các em lớp 6 sẽ vận dụng kiến thức vững vàng có
được ở lớp 6 vào học ở chương trình lớp 7 ở học kỳ 1, vì nó là chương trình
cũng cố và nâng cao lên một tí. Hơn nữa kiến thức các em vào đầu năm học
của lớp 7 được cũng cố vào trong dịp học hè.


Vào học kỳ 2 chương trình Tiếng Anh 7 được nâng lên một cách rõ rệt,
các chủ điểm (topics), chủ đề (subject matters) được mở rộng hơn, số lượng
từ vựng (words) được nâng lên, ngữ pháp (grammar) được mở rộng về thì
(tenses), và các cấu trúc câu (structures) mới cũng được hình thành từ Unit 9
đến Unit 16. Do đó một số em bị sa sút vào thời điểm này.


Kết quả theo dõi cuối năm học của lớp này so với năm trước đó tỉ lệ
học sinh đạt yêu cầu trở lên chỉ còn 82,1%, đã giảm đi khá rõ.



+ Học sinh ở những năm tiếp theo chất lượng có sa sút dần ở lớp 8,
lớp 9 và tỉ lệ học sinh đầu tư cho môn học Tiếng Anh có phần giảm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>III/ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN. </b>


<b>1) Cơ sở lý luận và thực tiển:</b>



“Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người” (Lê
- nin), “Ngôn ngữ là hiện tượng của tư tưởng” (Cac - Mac). Đẩy mạnh việc
học tốt Tiếng Anh của các em qua phương pháp dạy từ là nhằm làm giàu vốn
từ vựng cho học sinh. Từ ngữ theo chủ đề (topics) có vai trị đặc biệt quan
trọng. Bởi vì, từ là đơn vị trung tâm của ngơn ngữ, khơng có một vốn từ đầy
đủ thì không nắm được ngôn ngữ - một phương tiện giao tiếp. Việc học từ
ngữ ở THCS sẽ tạo cho học sinh năng lực tư duy, giúp học sinh nắm vững
kiến thức và phát triển toàn diện.


<b>a) Thuận lợi:</b>



- Nội dung ngơn ngữ trong chương trình và sách giáo khoa được xây
dựng nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản của tiếng Anh.
Trên các bình diện ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng và văn bản để các em có
thể đạt được những mục tiêu chung là phát triển kỹ năng Nghe – Nói –
Đọc – Viết và được phối hợp chặt chẽ trong mọi hoạt động lên lớp từ khâu
giới thiệu ngữ liệu đến các hoạt động thực hành.


- Ở các trường THCS hiện nay đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Tiếng
Anh đã được đào tạo đúng chuẩn và vượt chuẩn, số lượng giáo viên đủ để có
thể giảng dạy đúng bộ mơn của mình.



- Cha mẹ học sinh đã ý thức tốt về môn học này và 100% phụ huynh
ủng hộ và động viên con em học tập.


- Học sinh cũng thấy được tầm quan trọng của việc học Tiếng Anh
trong thời đại ngày nay.


<b>b) Khó khăn:</b>



- Học sinh học Tiếng Anh hồn tồn phụ thuộc vào thầy cơ giáo giảng
dạy ở trường, sau giờ học các em không biết hỏi ai, vì phần đơng cha mẹ học
sinh chưa có chứng chỉ Tiếng Anh đào tạo ở trung tân ngoại ngữ nào.


- Phương tiện học tập của các em chưa đầy đủ về băng hình, băng tiếng.
- Mơi trường rèn luyện giao tiếp của các em khơng có, chỉ phụ thuộc
vào tiết học 45 phút ở trên lớp. Với những em mạnh dạn cịn nói được dăm ba
câu Tiếng Anh với thầy cơ, bạn bè, cịn những em nhút nhát thì xem như cả
năm học khó mà giao tiếp được câu nào trọn vẹn.


<b>2) Biện pháp thực hiện: </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

(giải trí) và The world around us (thế giới quanh ta), chúng được mở rộng và
nâng cao dần theo từng khối lớp:


- Trên nội dung chủ điểm, giáo viên phải biết lựa chọn, sắp xếp và
trình bày ngữ liệu một cách thích hợp để cho học sinh dễ hiểu.


- Những nội dung trình bày trong một tiết học luôn bao gồm ngữ âm,
ngữ pháp, từ vựng. Luôn được dạy thơng qua hoạt động thực hành và coi
nó là dụng cụ phục vụ giáo viên và trao đổi thông tin chứ không phải là
những bài học riêng biệt về kiến thức ngữ âm, ngữ pháp hay từ vựng.


Nhưng ở đây phần dạy từ vựng giáo viên phải biết rõ từ nào là từ chủ động
(active), từ nào là từ bị động (passive) để chúng ta lựa chọn phương pháp dạy
hợp lý, sinh động và khắc sâu từ vựng mới cho các em


- Vì vậy, để kích thích sự học tập của học sinh thông qua hoạt động
dạy từ, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tìm nghĩa của từ thơng qua một
số kỹ năng, nguyên tắc từ mức độ hướng dẫn đến việc học sinh tham gia
một cách độc lập, từ chỗ dựa vào hình ảnh trực quan hoặc bám chặt ngữ
cảnh đđể đốn nghĩa của từ và có khống chế ngơn ngữ đến chỗ khái qt
ngữ cảnh và địi hỏi phát huy sử dụng sáng tạo ngơn ngữ và khả năng tư
duy cao. Ở bất cứ kiểu bài nào trong giảng dạy Tiếng Anh, điều đầu tiên giúp
các em tìm hiểu nội dung bài học thì giáo viên cũng bắt đầu bằng cách gián
tiếp hay trực tiếp đưa ra những từ vựng mới cĩ trong bài học. Tuy nhiên làm
thế nào để giáo viên cĩ thể dạy từ mới một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất
lại khơng phải là vấn đề đơn giản. Trong các thủ thuật truyền tải từ vựng đến
các em, chúng ta nên thường xuyên sử dụng các thủ thuật gợi mở trong giảng
dạy từ mới:


<b>a) Dạy từ mới dùng hình ảnh minh </b>


<b>hoạ (visual images): </b>



Ở phương pháp này, giáo viên chuẩn bị tranh ảnh có chứa nội dung
kiến thức cần giảng dạy. Giáo viên giơ từng bức tranh và yêu cầu học sinh
nhận biết nội dung chứa đựng trong bức tranh. Chẳng hạn khi dạy về từ
“banana” giáo viên có thể chọn một bức ảnh có trái chuối trên báo hay tạp
chí. Giáo viên giơ tranh lên và yêu cầu học sinh phát biểu ý kiến. Phương
pháp này giúp học sinh dễ nhớ từ mới và giúp cho giờ học trở nên sinh động
hơn.


<i><b>Ví dụ: khi dạy từ: “banana” ta đưa ra hình ảnh </b></i>


<i><b>Cho học sinh luyện tập ngay: “banana”. </b></i>


<i><b>How many bananas are there? – There is a banana.</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Ở phương pháp này giáo viên dùng hành động, cử chỉ nét mặt của
mình. Trên cơ sở đó học sinh quan sát và đốn nghĩa của từ mới. Phương
pháp này rất thích hợp để giảng dạy các từ chỉ hoạt động hay cảm xúc của con
người.


Ví dụ: Dạy từ chú hề “clown” or “tired”


I am a clown
I’m tired


<b>c) Dạy từ mới bằng vật thật (real </b>


<b>objects): </b>



Phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị trước các đồ vật có
trong cuộc sống hàng ngày. Giáo viên giơ vật đó lên và yêu cầu cả lớp nói
nghĩa của từ tiếng Anh tương đương. Phương pháp này có thể mang lại hứng
thú bất ngờ cho học sinh học sinh được luyện tập với các


vật có thật trong thực tế.


<i><b>Ví dụ: Khi dạy từ “carrot” giáo viên chuẩn bị vật thật</b></i>
mang theo, đưa lên cho học sinh xem, phát âm theo thầy
giáo và cho các em đưa ra nghĩa của từ.


<b>d) Dạy từ mới bằng giải</b>


<b>thích (explaining): </b>




Trong phương pháp này giáo viên giải thích cho học sinh về một sự vật
hay một hiện tượng nào đó. Học sinh sẽ nghe và đốn từ mới ấy bằng tiếng
Việt hoặc bằng tiếng Anh.


Ví dụ:


- Teacher: I don’t tell lies. I don’t cheat in the exams. I tell the truth. What am
I? Tell me the word in Vietnamese, please.


- Students: Trung thực ạ!


<b> e) Dạy từ mới bằng cách đưa ra ví</b>


<b>dụ (example): </b>



Giáo viên đưa ra một loạt các ví dụ, học sinh phải nhóm chúng lại với
nhau và tìm ra một từ khái quát nhất. Phương pháp giảng dạy này phát huy
khả năng khái quát hoá của học sinh đồng thời nó buộc học sinh phải tư duy
sáng tạo và lôgic.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

- Teacher: Everyday, I have to cook. Every day, I have to clean the house.
Everyday, I have to wash the dishes. What I am talking about?


- Students: Housework.


<b>f) Dạy từ mới bằng cách dùng từ</b>


<b>đồng nghĩa hay trái nghĩa (synonym or</b>


<b>antonym): </b>



Giáo viên sẽ dùng các từ đồng nghĩa hay trái nghĩa với từ mới để giúp


học sinh tìm ra từ mới đó.


Ví dụ:


- Teacher: What is the opposite word of “quiet”?
- Students: Noisy.


<b>g) Dạy từ mới bằng phương pháp</b>


<b>dịch (translation): </b>



Phương pháp này chỉ được dùng như biện pháp cuối cùng khi các
phương pháp trên không thể sử dụng được. Giáo viên sẽ dùng ngôn ngữ mẹ
đẻ để giúp học sinh tìm ra từ mới bằng tiếng Anh.


Ví dụ:


- Teacher: How do you say “quên” in English?
- Students: Forget.


Trên đây là các thủ thuật gợi mở trong giảng dạy từ mới. Để có một giờ
học sinh động thì giáo viên cần chuẩn bị kĩ lưỡng giáo án và vật thật (nếu có)
trước giờ lên lớp. Hãy biến giờ học từ mới thành một giờ học đầy bất ngờ và
thú vị.


* Khi dạy cho các em nắm được một từ mới nào đó, giáo viên nên cho các em
luyện tập thường xuyên bằng cách phát âm nhiều lần đối với từ mới đó và đưa
từ mới vào trong câu, trong ngữ cảnh để khắc sâu trong trí nhớ các em khơng
những về từ vựng mà cịn cách dùng về từ đó trong câu.


<b>Hướng dẫn học sinh đoán từ</b>




<b>mới(making a guess): </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

không phải học sinh nào cũng làm được điều đó. Do vậy giáo viên cần hướng
dẫn cho học sinh cách đoán từ mới trong những tình huống khác nhau.


Trong quá trình dạy kỹ năng đọc, hơn ai hết người giáo viên phải là
người xác định xem trong số những từ mới đó từ nào học sinh cần phải học
một cách chủ động, từ nào học sinh có thể đốn được trong ngữ cảnh của câu
và từ nào học sinh nên bỏ qua trong khi làm bài. Để làm được điều này, giáo
viên cần xem xét vai trò của từ mới trong câu cũng như mức độ khó của
chúng so với trình độ của học sinh.


Nếu từ mới đóng vai trị là từ chốt, từ khố trong câu thì giáo viên cần
phải dạy một cách chủ động tức là giáo viên phải tuân theo các bước dạy một
từ mới. Từ mới ấy vô cùng quan trọng trong câu nhưng lại khó đối với học
sinh thì giáo viên cần chú giải hay nói nghĩa Tiếng Việt ngay cho học sinh.
Nếu từ mới ấy không quan trọng nhưng lại khơng đến mức q khó thì giáo
viên nên khuyến khích học sinh đốn nghĩa của từ trong ngữ cảnh của câu.
Trường hợp từ mới đó khơng ảnh hưởng nhiều đến ý nghĩa của câu đồng thời
lại khó so với trình độ của học sinh thì cách tốt nhất giáo viên nên làm là để
học sinh bỏ qua từ mới này.


Vậy giáo viên cần giúp học sinh đoán từ mới bằng cách nào?


Trước hết hãy yêu cầu học sinh xem xét liệu từ mới ấy có xuất hiện lại
trong bài đọc hay khơng? Nếu có thì giáo viên cần hướng dẫn học sinh so
sánh cách dùng của từ mới trong ngữ cảnh ấy. Thực tế, học sinh có thể đốn
được từ loại của từ mới ấy thơng qua những dấu hiệu dễ thấy. Chẳng hạn như
từ mới thuộc từ loại động từ nếu nó được kết thúc bằng các đuôi “ed”, “ing”


hoặc “s” và trước từ mới là các trợ động từ như “is”, “can”, “have”, ”has”,
“does”, “do”, “did”, etc. Từ mới thuộc từ loại trạng từ nếu kết thúc bằng đuôi
“ly” và từ mới thuộc từ loại danh từ nếu đứng trước nó là mạo từ hay các từ
chỉ lượng. Học sinh có thể nhận biết được danh từ riêng nếu như nó được viết
hoa. Nhìn chung trạng từ và tính từ có thể được nhận biết thơng qua vị trí của
chúng ở trong câu và học sinh có thể bỏ qua chúng vì trạng từ và tính từ về cơ
bản khơng ảnh hưởng nhiều đến ý nghĩa của câu.


Một điều quan trọng khi đoán từ mới là học sinh phải đọc đi đọc lại các
từ trước và sau từ mới. Một số học sinh thường có thói quen dừng lại khi họ
gặp từ mới. Đây là một thói quen mà học sinh cần phải thay đổi vì manh mối
giúp chúng ta đốn được ý nghĩa của từ mới chính là 5 đến 10 từ đứng trước
hoặc sau nó. Do đó, giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc các từ xuất hiện
xung quanh từ mới vơ cùng cẩn thận. Sau đó giáo viên cần phải kiểm tra sự
phỏng đoán của học sinh bằng cách đặt câu hỏi về từ loại cũng như ý nghĩa
của từ mới thông qua các từ đồng nghĩa hay thành phần tiền tố hay hậu tố của
chúng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>IV/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.</b>


Qua quá trình giảng dạy, chất lượng học tập của học sinh có tiến bộ
khá rõ. Cụ thể qua phần kiểm tra đánh giá cuối năm học 2008 – 2009 kết
quả học sinh 2 khối lớp tôi giảng dạy đạt được như sau:


Lớp <sub>lượng</sub>Số Điểm 0 – 3,3 Điểm 3,5 – 4.8 Điểm 5 – 6,3 Điểm 6,3 – 7,8 Điểm 8 - 10


SL % SL % SL % SL % SL %


6 88 2 2,3 7 8,0 19 21,5 32 36,4 38 31,8
9 104 0 0 14 13,5 41 39,4 30 28,8 19 18,3



89,7% học sinh lớp 6 đạt kết quả từ trung bình trở lên. Lớp 9 đạt
86,5% từ trung bình trở lên. Tuy nhiên khả năng học tập có sáng tạo và tư
duy chưa được cao lắm. Song đó cũng là hiệu quả của quá trình thực hiện.


Nhìn chung, trong quá trình nghiên cứu và thực hiện phương pháp
<i><b>giảng dạy phù hợp với tiếng Anh mới cho học sinh, đặc biệt là : “Đẩy</b></i>
<i><b>mạnh việc học tốt Tiếng Anh qua phương pháp dạy từ”. Kết hợp với việc</b></i>
phát triển 4 kỹ năng : Nghe – Nói – Đọc – Viết trong một tiết dạy, với
mong muốn trình bày sự hiểu biết của mình và mong nhận được sự góp ý
chân tình của các bạn đồng nghiệp để nâng cao hiệu quả học tập và giáo
dục học sinh tốt hơn.


<b>V/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM: </b>


Với phương pháp dạy từ thông qua các thủ thuật gợi mở, bất kỳ giáo
viên giảng dạy Tiếng Anh nào cũng có thể thực hiện được và sẽ nâng cao chất
lượng học tập cho học sinh, song tính linh động và sáng tạo của người thầy là
cần thiết nhất, vì sự tiếp thu trong quá trình học tập ở mỗi học sinh, mỗi lớp
có sự khác biệt. Do đó, người thầy phải linh hoạt, sáng tạo trong việc vận
dụng các thủ thuật dạy từ thì mới kích thích sự hứng thú và niềm ham mê học
tập của các em.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Thực hiện phương pháp này có thể mất nhiều thời gian trong việc soạn
giảng và chuẩn bị đồ dùng dạy học, nhưng ưu điểm nhiều hơn là các em sẽ
hứng thú trong giờ dạy của mình.


Trên đây là những gì bản thân tơi góp nhặt qua sự học hỏi ở bạn bè
đồng nghiệp và chính của bản thân trong nhiều năm giảng dạy ở trường.
Mong muốn rằng q thầy cơ có thể vận dụng phương pháp này thường


xun trong cơng tác giảng dạy nhằm góp phần nâng cao chất lượng học tập
của các em.


<i>Đức Hạnh, ngày 20 tháng 05 năm 2009</i>


<i><b>Người viết </b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>VI/ TAØI LIỆU THAM KHẢO.</b>


- Sách giáo viên Tiếng Anh lớp 6, 7, 8 và 9. (NXB GD của BGD & ĐT).
- Tài liệu tham khảo giảng dạy Tiếng Anh theo chương trình đổi mới THCS.
(NXB GD)


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b> ĐÁNH GIÁ VAØ XẾP LOẠI: </b>


<b>1) Hội đồng khoa học trường THCS Đức Hạnh</b>


. . .
. . .
. . .
. . .
. . .
. . .
. . .
. . .
. . .
. . .


<b>2) Hội đồng khoa học huyện: </b>



</div>

<!--links-->

×