Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Gap nguoi doc Dieu van truy dieu Chu tich HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.59 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Gặp người chấp bút bài điếu văn truy điệu vĩnh biệt Chủ tịch HCM
<i>Ngày gửi: Thứ ba, 14:37, 9/9/2008</i>


<b>Sáng 9/9, lúc 9h, buổi lễ truy điệu vĩnh biệt Chủ tịch HCM,</b>
<b>thay mặt Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, Tổng Bí thư Lê</b>
<b>Duẩn đã tuyên đọc bản Điếu văn đầy nước mắt để vĩnh biệt</b>
<b>Người...</b>


Tôi may mắn được nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh (trước đây là Chánh văn
phòng T.W Đảng và cũng là thành viên trong Ban Tổ chức Nhà nước Lễ quốc tang Hồ
Chủ tịch năm 1969) giới thiệu với bác Đông Ngạc – nguyên trợ lý Tổng Bí thư Lê Duẩn
để tìm hiểu về cơng việc chuẩn bị bài điếu văn này. Bác Đơng Ngạc đã vui lịng nhận lời
tiếp tôi tại nhà riêng ở khu cư xá Kim Liên – Hà Nội. Với tuổi đời 83, hơn 60 tuổi Đảng,
bác Đông Ngạc vẫn rất minh mẫn, nhớ khá kỹ những tình tiết xúc động về sự kiện này.
Bác kể:


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i>Tổng bí thư Lê Duẩn đọc điếu văn vĩnh biệt Chủ tịch Hồ Chí Minh (9/9/1969).</i>
Đó là đêm 6/9/1969, tại nhà riêng anh Ba ở số 6 đường Hoàng Diệu – Hà Nội (nay là Nhà
lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn – NV). Trước đó, từ ngày 2/9, sau khi hay tin Hồ Chủ tịch
đã ra đi, chúng tơi ở Văn phịng T.W được biết một trong phần nội dung quan trọng nhất
tại buổi lễ quốc tang là bài Điếu văn của Ban chấp hành T.W truy điệu Vĩnh biệt Người.
Cho nên từ 4/9, Bộ Chính trị đã giao cho một số đồng chí trong Ban Bí thư khẩn trương
chuẩn bị nội dung, đồng thời với việc tổ chức buổi lễ được ấn định vào ngày 9/9/1969 –
sau 1 tuần để cả nước và quốc tế đến viếng, tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Vậy, hai chú giúp tôi nội trong đêm nay (6/9) soạn thảo cho xong bản Điếu văn để mai
Bộ Chính trị họp tiếp thông qua.


Đến đây bác Đông Ngạc dừng lại như để hồi niệm suy nghĩ của mình lúc bấy giờ, rồi nói
chậm rãi như tự sự:



- Khi được anh Ba giao nhiệm vụ hệ trọng ấy, tôi thấy vừa là trách nhiệm, và cũng là một
vinh dự lớn, song chúng tơi rất ngỡ ngàng, hồn tồn bất ngờ vì thấy vượt quá tầm khả
năng của mình, mà cũng chưa bao giờ tôi nghĩ phải làm một việc cực kỳ trọng đại ấy, và
cũng chưa có tư liệu, kiến thức nào về viết Điếu văn vĩnh biệt một vị lãnh tụ vĩ đại, kính
yêu nhất của nhân dân ta, cũng như sự ngưỡng mộ của bạn bè thế giới đối với Người.
Nhưng chúng tôi đã báo cáo với anh Ba xin nhận nhiệm vụ anh giao và đề nghị anh cho
định hướng chỉ đạo nội dung văn kiện lịch sử này.


Hình như đã tư duy sẵn, anh Ba thong thả nêu vấn đề, chúng tôi chăm chú ghi: “Điếu văn
vĩnh biệt Hồ Chủ tịch ta không rập theo cách viết thông thường – kể lại tiểu sử, nhân
thân, ngày tháng năm sinh, ở đâu, làm gì, quá trình hoạt động ra sao… Vì tất cả điều đó
đồng bào, chiến sĩ cả nước và bạn bè quốc tế đều biết rất rõ rồi. Người là một danh nhân,
vị anh hùng của một dân tộc anh hùng, nhưng Người vốn rất khiêm tốn, giản dị, nên
trong Điếu văn, ta không dùng ngôn từ to tát – tức đại ngơn, bởi chính cuộc đời, sự
nghiệp cao cả, tấm gương đạo đức của Người đã nói lên tầm vĩ đại ấy, ta khơng lặp lại.
Theo ý kiến Bộ Chính trị, nội dung điếu văn này phải thể hiện nổi bật những tư tưởng
lớn, sự nghiệp lớn của Người để lại cho chúng ta hôm nay và các thế hệ nối tiếp, cùng
nhau hết lòng phấn đấu, nhất mực thực hiện theo lý tưởng cao đẹp của Người thành hiện
thực trên đất nước ta, đưa ngọn cờ tư tưởng Hồ Chí Minh đến đích cuối cùng.


<i>Bác Đơng Ngạc (trái) với tác giả.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

thân của khối đại đoàn kết toàn dân; đoàn kết quốc tế; Bốn là, thấm nhuần chủ nghĩa yêu
nước với chủ nghĩa quốc tế chân chính; Năm là, đạo đức chí cơng vơ tư, giữ gìn sự trong
sáng của Đảng. Và, đó cũng là nội dung những Lời thề của chúng ta quyết tâm thực hiện
khi cử hành lễ truy điệu vĩnh biệt Người. Cách viết phải diễn đạt lắng đọng, xúc tích, tình
cảm, xúc động, nhưng không bi lụy, mà hào hùng, mạnh mẽ. Viết theo văn phong đại
chúng, dễ hiểu, tránh lặp lại. Các chú cố gắng sáng sớm mai (7/9) cho tôi bản thảo”.
Bác Đông Ngạc kể tiếp: - Sau khi lĩnh hội ý kiến chỉ đạo định hướng của anh Ba, chúng
tôi xuống tầng dưới để bắt tay vào việc ngay. Lúc này đồng hồ đã điểm 10h đêm. Tôi và


anh Xuân ngồi trao đổi tiếp để thấu triệt ý kiến của anh Ba. Khó nhất là biểu đạt sao cho
rõ hồi bão, tốt lên được sự nghiệp và con đường mà Người đã vạch ra và đang thực
hiện, nay thế hệ kế tục phải tiếp nối. Lời văn trong sáng, bố cục hài hịa, khơng trùng lặp.
Thể hiện sự đau thương tột cùng mà không ủy mị, biến đau thương thành sức mạnh để
chiến thắng với lời thề sắt đá trước anh linh Người. Tiếp đó, chúng tơi bàn nhau đọc lại 2
bản Điếu văn đã dự thảo của các đồng chí khác chưa được Bộ Chính trị thơng qua. Rồi
vừa nảy ra ý kiến đọc lại ba bản Điếu văn khác để tham khảo kỹ thuật viết. Một là, Điếu
văn của Hồ Chủ tịch đọc trong lễ vĩnh biệt cụ Hồ Tùng Mậu. Hai là, Điếu văn của
Ănghen đọc trước phần mộ Các Mác. Ba là, Điếu văn của Stalin vĩnh biệt Lenin. Tôi và
anh Xuân thống nhất với nhau mỗi người viết một bản rồi bổ sung cho nhau để hoàn
chỉnh bản dự thảo. Nhưng khi đã ngồi vào bàn viết mà mãi đến 11h đêm chưa ai đặt bút
trên trang giấy. Quả thật là khó quá. Thế rồi do vừa qua làm việc quá căng thẳng, anh
Xuân bỗng lên cơn cảm sốt. Tơi dìu anh sang giường bên cạnh để anh nằm nghỉ.
<i>- Vậy là chỉ cịn một mình bác viết trong đêm đó? Tơi hỏi.</i>


- Đành vậy chứ biết làm sao. Rồi mãi đến 12h đêm, tôi mới đặt bút viết ra mấy dịng đầu
tiên: “Hồ Chủ tịch kính u của chúng ta khơng cịn nữa! Tổn thất này là vô cùng lớn lao.
Đau thương này là vô hạn. Dân tộc ta và Đảng ta, mất một vị lãnh tụ thiên tài và một
người thầy vĩ đại…”. Đến đây, bỗng tự nhiên nước mắt tơi giàn giụa, nhịe ra trên trang
giấy, rồi gục xuống bàn từ lúc nào khơng biết. Cho đến khi tơi sực tỉnh lại thì đồng hồ đã
chỉ quá 1h sáng. Lúc này. tôi chợt nhìn qua cửa sổ, vẫn thấy những vệt sáng nhạt nhòa từ
phòng làm việc của anh Ba trên gác hai hắt xuống. Có lẽ đêm nay anh cũng thức trắng.
Nghĩ vậy, bên tai tôi như gợi lại lời anh Ba dặn lúc giao nhiệm vụ “Các chú cố gắng sáng
sớm cho tôi bản thảo”, như tiếp sức tôi thêm nghị lực để dồn hết tư duy, tình cảm vào
ngịi bút.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

rãi, lúc lúc anh gật đầu như để động viên tôi. Nghe xong anh bảo: Được. Bố cục, cấu trúc,
thiết kế và nội dung như thế là ổn. Ta tiếp tục điều chỉnh thêm giữa các phần cho cân đối.
Những đoạn trích lời Hồ Chủ tịch phải thật chuẩn. Sửa sang từ ngữ cho trong sáng, thanh
thốt. Cuối Điếu văn cần có một lời kết thật súc tích, tình cảm để tồn Đảng, tồn dân,


tồn qn ln thấy Người vẫn sống mãi với non sông đất nước và trong sự nghiệp của
Người để lại cho chúng ta.


Tiếp đó, anh Ba hỏi thăm sức khỏe anh Đậu Ngọc Xuân và bảo tôi bây giờ chú đi nghỉ
một lát cho đỡ mệt. Chú đưa bản thảo đây cho tôi xem kỹ lại và sẽ chuyển sang Văn
phòng T.W đánh máy để gửi các anh trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho ý kiến rồi ta
cùng bổ sung hoàn chỉnh tiếp trong ngày hôm nay.


Đến gần trưa 7/9, Bộ Chính trị vừa họp xong. Chúng tơi ngồi ở Văn phịng chờ. Anh Tố
Hữu ra trước gọi tơi và anh Xuân báo cho biết là các anh trên đã thơng qua. Mỗi anh
trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư đều có ý kiến ghi trực tiếp vào bản thảo để người chấp bút
tiếp tục bổ sung tu sửa. Vậy là cả ngày hơm đó anh Ba và chúng tơi tập trung hồn chỉnh
bản Điếu văn, đến 9h đêm hơm đó thì thành chính thức sau khi các anh trên đã xem lại
lần cuối cùng. Ngay trong đêm ấy, anh Ba chỉ thị cho Ban Đối ngoại T.W chuyển ngữ
sang 5 thứ tiếng: Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Tây Ban Nha để sáng hôm sau (8/9)
gửi tới 50 đoàn khách quốc tế đến dự lễ truy điệu.


Đến đây, bác Đông Ngạc đượm buồn trong hồi tưởng, im lặng một thống rồi bảo tơi: Tơi
kể hết rồi đó. Nhà báo có hỏi thêm gì nữa khơng. Đề nghị các phóng viên viết gì thì viết,
nhưng xin nhớ cho – đây là một cơng trình trí tuệ của tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư,
chúng tôi chỉ là người chấp bút thể hiện tư tưởng, tình cảm của các đồng chí lãnh đạo mà
thôi.


</div>

<!--links-->

×