Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Hoàn thiện công tác quản lý chi phí thi công xây dựng công trình của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng việt hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (919.03 KB, 118 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của riêng cá nhân tôi.
Các số liệu và kết quả trong luận văn là hồn tồn trung thực và chưa được ai cơng bố
trong tất cả các cơng trình nào trước đây. Tất cả các trích dẫn đã được ghi rõ nguồn
gốc.

Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận văn

Hồ Thị Lê

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn
tận tình của thầy giáo PGS.TS Bùi Ngọc Tồn và những ý kiến về chuyên môn quý
báu của các thầy cô giáo trong khoa Cơng trình – Trường Đại học Thủy lợi cũng như
sự giúp đỡ của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Việt Hà. Tác giả xin chân thành
cảm ơn các thầy cô trong Trường Đại học Thủy lợi đã chỉ bảo hướng dẫn khoa học tận
tình và các cơ quan cung cấp số liệu trong quá trình học tập, nghiên cứu hồn thành
luận văn này.
Do thời gian nghiên cứu cịn hạn chế nên Luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, tác
giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý độc giả.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017


Tác giả luận văn

Hồ Thị Lê

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH VẼ ............................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ ............................. viii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
I.

Tính cấp thiết của đề tài: .....................................................................................1

II. Mục đích của đề tài: ....................................................................................................2
III. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu: ..............................................................2
IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHI PHÍ VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ THI CƠNG XÂY
DỰNG CƠNG TRÌNH ....................................................................................................3
1.1.

Khái niệm, nội dung chi phí trong thi cơng xây dựng cơng trình .......................3

1.2.


Quản lý chi phí thi cơng xây dựng cơng trình .....................................................5

1.3. Thực trạng chung cơng tác quản lý chi phí của doanh nghiệp xây dựng .................8
1.3.1. Quản lý sử dụng vật tư, nguyên vật liệu ........................................................................... 8
1.3.2. Quản lý sử dụng máy móc, thiết bị ................................................................................. 15
1.3.3. Quản lý và sử dụng lao động .......................................................................................... 19

1.4. Công cụ thực hiện cơng tác quản lý chi phí ...........................................................22
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1: .............................................................................................24
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI PHÍ THI CƠNG XÂY DỰNG
CƠNG TRÌNH ...............................................................................................................25
2.1. Cơ sở pháp lý trong cơng tác quản lý chi phí thi cơng xây dựng cơng trình .........25
2.1.1. Các văn bản liên quan đến cơng tác quản lý chi phí trong thi cơng xây dựng cơng trình
.................................................................................................................................................. 25
2.1.2. Phạm vi áp dụng quản lý chi phí trong thi cơng xây dựng cơng trình............................ 25
2.1.3. Một số ngun tắc quản lý chi phí thi cơng xây dựng cơng trình .................................. 26

2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi phí thi cơng xây dựng cơng trình ............27
2.2.1. Nhân tố thuộc về thị trường ............................................................................................ 27
2.2.2. Nhân tố về điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 28

iii


2.2.3. Nhân tố về địa điểm, mặt bằng xây dựng ...................................................................... 28
2.2.4. Nhân tố thời gian, tiến độ thi công ................................................................................. 29
2.2.5. Nhân tố chính sách của Nhà nước.................................................................................. 29

2.3. Nội dung các hoạt động quản lý chi phí thi cơng xây dựng cơng trình. ................ 30
2.3.1. Sử dụng vật tư xây dựng ................................................................................................ 30

2.3.2. Sử dụng công nghệ tiến tiến và khoa học kỹ thuật xây dựng ........................................ 31
2.3.3. Sử dụng lao động ........................................................................................................... 33
2.3.4. Bộ máy quản lý doanh nghiệp xây dựng........................................................................ 34

2.4. Những biện pháp quản lý chi phí thi cơng xây dựng cơng trình ............................ 39
2.4.1. Biện pháp sử dụng vật tư,nguyên vật liệu ...................................................................... 39
2.4.2. Biện pháp sử dụng thiết bị ............................................................................................. 41
2.4.3. Biện pháp sử dụng lao động ........................................................................................... 42

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2:............................................................................................. 44
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠNG TÁC
QUẢN LÝ CHI PHÍ THI CƠNG XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH TẠI CƠNG TY CỔ
PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG VIỆT HÀ.............................................................. 45
3.1. Thực trạng công tác quản lý chi phí thi cơng xây dựng cơng trình tại Cơng ty Cổ
phần Đầu tư và Xây dựng Việt Hà ................................................................................ 45
3.1.1. Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Việt Hà ........................ 45
3.1.2. Tình hình hoạt động xây dựng của công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Việt Hà ...... 47
3.1.3. Phân tích thực trạng quản lý chi phí thi cơng xây dựng cơng trình của Cơng ty cổ phần
Đầu tư và Xây dựng Việt Hà.................................................................................................... 50
3.1.4. Những kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân tại Công ty cổ phần Đầu tư và
Xây dựng Việt Hà .................................................................................................................... 70

3.2. Định hướng phát triển của Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Việt Hà ........... 74
3.2.1. Chiến lược phát triển về bộ máy .................................................................................... 78
3.2.2. Chiến lược về công tác thị trường .................................................................................. 78
3.2.3. Yêu cầu về công tác tài chính ........................................................................................ 79
3.2.4. Cơng tác tổ chức đào tạo nguồn nhân lực ...................................................................... 80
3.2.5. Công tác đầu tư phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất ............................................. 80
3.2.6. Công tác ứng dụng khoa học, kỹ thuật công nghệ và môi trường ................................. 80


3.3. Đề xuất một số giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý chi phí thi cơng xây dựng
cơng trình của Cơng ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Việt Hà ..................................... 81
iv


3.3.1. Giải pháp hoàn thiện quản lý và sử dụng NVL .............................................................. 81
3.3.2. Hồn thiện cơng tác quản lý và sử dụng lao động .......................................................... 85
3.3.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý và sử dụng máy móc thiết bị ........................................... 90

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3: ...........................................................................................100
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................101
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................102
PHỤ LỤC ....................................................................................................................103

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 : Bảng một số nguyên vật liệu cần dùng cho cơng trình (T2/2015) ................ 9
Bảng 1.2: Bảng tổng hợp một số nguyên vật liệu dự trữ tại công ty ............................ 10
Bảng 1.3: Kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu của công ty tháng 11, 12 năm 2015 ..... 12
Bảng 1.4: Bảng nguyên vật liệu cấp cho cơng trình cầu Nam Ơ T12/2015.................. 13
Bảng 1.5. Sử dụng máy móc thiết bị của Cơng ty năm 2015 ........................................ 16
Bảng 2.1. Các trường hợp sử dụng Vật tư..................................................................... 31
Bảng 3.1: Cơ cấu và tình hình lao động ........................................................................ 48
Bảng 3. 2: Cơ cấu chất lượng lao động ......................................................................... 49
Bảng 3. 3: Số liệu chi phí thi cơng xây dựng cơng trình ............................................... 51
Bảng 3. 4: Tổng hợp chi phí ngun vật liệu xây dựng 3 cơng trình ............................ 55
Bảng 3. 5: Tình hình sử dụng chi phí NVL trong những năm gần đây......................... 57
Bảng 3. 6: Tổng hợp chi phí nhân cơng ở 3 cơng trình nghiên cứu .............................. 63

Bảng 3.7: Bảng thống kê chi phí nhân cơng năm 2013 - 2015 ..................................... 65
Bảng 3. 8: Thực trạng sử dụng chi phí MTC ở 3 cơng trình nghiên cứu. ..................... 66
Bảng 3. 9 Tình hình sử dụng chi phí máy thi cơng qua các năm gần đây .................... 68
Bảng 3. 10 Tình hình sử dụng chi phí chung ở 3 cơng trình ......................................... 69
Bảng 3. 11 Tình hình sử dụng chi phí chung của cơng ty trong năm gần đây .............. 70
Bảng 3.12: Năng suất lao động bình quân năm ............................................................ 71
Bảng 3.13: Danh sách lao động dự kiến thực hiện cơng trình giảm chi phí nhân cơng,
hạ giá thành xây lắp, ta nghiên cứu tình hình sử dụng lao động ở cơng trình Cống hóa
mương thốt nước Phú Đô Đoạn qua Dự án Hải Đăng city.......................................... 88
Bảng 3.14: Chi phí nhân cơng thực hiện cơng trình Cống hóa mương thốt nước Phú
Đơ Đoạn qua Dự án Hải Đăng city ............................................................................... 89
Phụ lục 1: Cơ cấu chất lượng lao động................................................................... 103
Phụ lục 2: Cơ cấu chất lượng lao động................................................................... 104
Phụ lục 3: Một số máy móc thiết bị điển hình ........................................................ 105

vi


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Sơ đồ logic sử dụng cơng nghệ tiên tiến trong xây dựng ..............................32
Hình 2.2: Sơ đồ sử dụng nhân cơng lao động ...............................................................33
Hình 2.3: Sơ đồ Cơ cấu tổ chức theo kiểu trực tuyến ...................................................35
Hình 2.4: Sơ đồ Cơ cấu tổ chức theo kiểu chức năng. ..................................................36
Hình 2.5: Sơ đồ cơ cấu theo kiểu trực tuyến - chức năng. ............................................37
Hình 2.6: Sơ đồ cơ cấu theo kiểu trực tuyến - tham mưu. ............................................38
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức của cơng ty .............................................................................46
Hình 3. 2:Cơ cấu lao động theo giới tính trong 3 năm gần đây ....................................60
Hình 3. 3: Cơ cấu lao động theo đối tượng quản lý ......................................................60
Hình 3. 4: Cơ cấu theo trình độ lao động năm 2015 .....................................................61
Hình 3.5 :Nội dung chiến lược phát triển của công ty ..................................................77


vii


DANH MỤC CÁC VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ

BHXH:

Bảo hiểm xã hội

CN:

Công nhân

HĐ:

Hợp đồng

HĐLĐ:

Hợp đồng lao động

KHKT:

Kế hoạch kỹ thuật

MTC:

Máy thi công


NN&PTNT :

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NVL:

Nguyên vật liệu

SXD:

sở xây dựng

SXKD:

Sản xuất kinh doanh

TC- HC:

Tổ chức – Hành chính

TGĐ:

Tổng giám đốc

TKBVTC:

Thiết kế bản vẽ thi cơng

TKCS:


Thiết kế cơ sở

TKKT:

Thiết kế kỹ thuật

UBND:

Ủy ban nhân dân

VTTB:

Vật tư thiết bị

XD:

Xây dựng

XDCB:

Xây dựng cơ bản

viii


MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài:
Nền kinh tế Việt Nam đang thực hiện bước chuyển đổi cơ chế kinh tế.Việc phát triển
và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa gặp khơng ít
khó khăn. Ngành xây dựng cơ bản ở nước ta đang thu hút một khối lượng vốn đầu tư

lớn, là ngành mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân, tạo ra những cơ sở vật chất kỹ thuật
cho xã hội. Hoạt động trong cơ chế thị trường, việc tồn tại và phát triển là vấn đề sống
còn đối với doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xây dựng nói riêng, trong đó
lợi nhuận là động lực chính hướng dẫn và thúc đẩy hoạt động sản xuất xây dựng của
doanh nghiệp. Muốn có lợi nhuận, cơ chế thị trường địi hỏi các doanh nghiệp xây
dựng phải thường xuyên quan tâm đến chi phí sản xuất xây dựng. Do đó cơng tác quản
lý chi phí là cơng việc trọng tâm và luôn được xoay quanh trước các quyết định quản
trị sản xuất trong hoạt động xây dựng.
Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Việt Hà là một trong những công ty hoạt động
trong lĩnh vực xây dựng, đã và đang phát triển cả về quy mô lẫn đa dạng hóa lĩnh vực
ngành nghề xây dựng. Tuy nhiên, mơi trường hoạt động xây dựng với nhiều biến động
và cạnh tranh, đặc biệt là tình hình lạm phát cũng như việc Nhà nước thắt chặt đầu tư
công như hiện nay đã tác động không nhỏ đến hoạt động xây dựng các cơng trình của
Cơng ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Việt Hà . Trong đó nổi bật lên là cơng tác quản
lý chi phí sản xuất cịn tồn tại hạn chế nhất định làm ảnh hưởng đến lợi nhuận, lợi thế
cạnh tranh của Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Việt Hà . Nguyên nhân chính của
những tồn tại đó là do cơng tác quản lý chi phí sản xuất chưa được quan tâm đúng
mức. Xuất phát từ lý do nêu trên, tác giả luận văn chọn hướng nghiên cứu với đề tài:
“Hồn thiện cơng tác quản lý chi phí thi cơng xây dựng cơng trình của Công ty cổ
phần Đầu tư và Xây dựng Việt Hà ” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình với
mong muốn được đóng góp những kiến thức đã được học tập, nghiên cứu áp dụng vào
quá trình quản lý điều hành trong hoạt động xây dựng cơng trình Cơng ty cổ phần Đầu
tư và Xây dựng Việt Hà.

1


II. Mục đích của đề tài:
Hồn thiện cơng tác quản lý chi phí thi cơng xây dựng cơng trình tại Công ty cổ phần
Đầu tư và Xây dựng Việt Hà.

III. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện những nội dung nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên
cứu như: Nghiên cứu hệ thống các văn bản pháp quy; phương pháp điều tra thu thập số
liệu; phương pháp tổng hợp; phương pháp phân tích so sánh và một số phương pháp
nghiên cứu kinh tế khác.
IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: Quản lý chi phí thi cơng xây dựng cơng trình của Công

ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Việt Hà
-

Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu phân tích thực trạng cơng

tác quản lý chi phí thi cơng trong hoạt động xây dựng cơng trình của Cơng ty cổ phần
Đầu tư và Xây dựng Việt Hà, từ đó tìm ra những nguyên nhân tồn tại cần khắc phục;
Và đưa ra một số giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý chi phí thi cơng xây dựng cơng
trình.

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHI PHÍ VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ THI
CƠNG XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH
1.1.

Khái niệm, nội dung chi phí trong thi cơng xây dựng cơng trình

Chi phí thi cơng xây dựng cơng trình có thể hiểu là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ lao

động quá khứ và lao động sống tiêu hao trong quá trình sản xuất sản phẩm xây dựng.
Chi phí thi cơng xây dựng chính là giá trị của các nguồn lực tiêu hao để tạo thành sản
phẩm xây dựng.
Chi phí xây dựng gồm chi phí trực tiếp về vật liệu, nhân cơng, máy thi công được xác
định trên cơ sở khối lượng các cơng tác, cơng việc xây dựng được đo bóc, tính toán từ
bản vẽ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, chỉ dẫn kỹ thuật, yêu cầu công việc
phải thực hiện của cơng trình, giá xây dựng của cơng trình và chi phí chung, thu nhập
chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng được xác định căn cứ định mức chi phí do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc cơng bố;
a)Theo góc độ Nhà nước.
Chi phí thi cơng xây dựng cơng trình: được xác định cho cơng trình, hạng mục cơng
trình, bộ phận, phần việc, cơng tác của cơng trình, hạng mục cơng trình đối với cơng
trình chính, cơng trình phụ trợ, cơng trình tạm phục vụ thi công, nhà tạm để ở và điều
hành thi cơng.
Chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi cơng là chi phí để xây dựng nhà
tạm tại hiện trường hoặc thuê nhà hoặc chi phí đi lại phục vụ cho việc ở và điều hành
thi cơng của nhà thầu trong q trình thi cơng xây dựng cơng trình.
Chi phí xây dựng bao gồm: chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính
trước và thuế giá trị gia tăng.
+ Chi phí trực tiếp bao gồm: chi phí vật liệu (kể cả vật liệu do chủ đầu tư cấp), chi phí
nhân cơng, chi phí máy thi cơng

3


+ Chi phí chung bao gồm: chi phí quản lý của doanh nghiệp, chi phí điều hành sản
xuất tại cơng trường, chi phí phục vụ cơng nhân, chi phí phục vụ cho quản lý khác của
doanh nghiệp.
+ Thu nhập chịu thuế tính trước: là khoản lợi nhuận của doanh nghiệp xây
dựng được dự tính trước trong dự tốn xây dựng cơng trình.

+ Thuế giá trị gia tăng: là khoản thuế phải nộp theo quy định của nhà nước và được
tính trên tổng giá trị các khoản mục chi phí nêu trên.
b) Theo góc độ doanh nghiệp.
Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng, chi phí thi cơng xây dựng cơng trình
bao gồm: Chi phí trực tiếp xây dựng cơng trình, chi phí mua sắm thiết bị lắp đặt vào
cơng trình, chi phí quản lý, chi phí marketing và chi phí khác.
- Chi phí xây dựng trực tiếp:
Là tồn bộ chi phí trực tiếp để hồn thành cơng trình, hạng mục cơng trình, bộ phận,
phần việc, cơng tác của cơng trình, hạng mục cơng trình đối với cơng trình chính, cơng
trình phụ trợ, cơng trình tạm phục vụ thi cơng, nhà tạm để ở và điều hành thi cơng. Chi
phí xây dựng trực tiếp bao gồm: chi phí trực tiếp, chi phí trực tiếp khác, chi phí phục
vụ cơng nhân, chi phí phục vụ thi cơng tại cơng trường.
- Chi phí thiết bị lắp đặt vào cơng trình:
Chi phí thiết bị được tính cho cơng trình, hạng mục cơng trình bao gồm: Chi phí mua
sắm thiết bị cơng nghệ (kể cả thiết bị công nghệ cần sản xuất, gia công), chi phí đào
tạo và chuyển giao cơng nghệ, chi phí lắp đặt và thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị và các
chi phí khác có liên quan. Chi phí mua sắm thiết bị bao gồm: Giá mua (kể cả chi phí
thiết kế và giám sát chế tạo), chi phí vận chuyển từ cảng hoặc nơi mua đến cơng trình,
chi phí lưu kho lưu bãi, lưu container tại cảng Việt Nam (đối với các mặt hàng thiết bị
nhập khẩu), chi phí bảo quản, bảo dưỡng tại kho bãi ở hiện trường, thuế và phí bảo
hiểm thiết bị cơng trình.

4


- Chi phí quản lý: Chi phí quản lý của doanh nghiệp, chi phí điều hành sản xuất tại
cơng trường.
- Chi phí Marketing: Chi phí cho cơng tác marketing của doanh nghiệp như: Chi phí
cho cơng tác nghiên cứu thị trường, thiết kế tổ chức thi công, xây dựng giá thầu, lập hồ
sơ thầu, đấu thầu, khởi công, bàn giao cơng trình.

- Chi phí tài chính: Là chi phí thiệt hại do ứ đọng vốn trong thời gian thi công xây
dựng cơng trình.
- Chi phí khác: Là các chi phí khác chưa tính vào các thành phần chi phí nêu trên dùng
cho hoạt động sản xuất như tiếp khách, hội họp,…
Tính tốn, xác định chính xác chi phí sản xuất kinh doanh là yếu tố rất quan trọng đối
với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường mở và các doanh nghiệp hoàn toàn
phải tự chủ như hiện nay. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh phải đảm bảo có lãi, bảo
tồn nguồn vốn nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển chung của doanh nghiệp.
1.2.

Quản lý chi phí thi cơng xây dựng cơng trình

Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi bước vào xây dựng các cơng trình thì một điều vơ
cùng quan trọng là phải tính đến việc các chi phí sẽ được quản lý và sử dụng như thế
nào, xem các đồng vốn bỏ ra hiệu quả đến đâu, có đem lại lợi nhuận và hiệu quả như
kỳ vọng ban đầu hay khơng.
Có nghĩa là doanh nghiệp phải tính tốn hợp lý chi phí thi cơng xây dựng cơng trình và
thực hiện theo đúng sự tính tốn đó. Chi phí là chỉ tiêu chất lượng quan trọng phản ánh
hiệu quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Chi phí sản xuất sản phẩm thấp hay
cao, giảm hay tăng phản ánh kết quả của việc quản lý, sử dụng vật tư lao động tiền
vốn.
Việc phấn đấu tiết kiệm chi phí thi cơng xây dựng cơng trình khơng những là vấn đề
quan tâm của toàn xã hội mà còn là mục tiêu quan trọng của mọi doanh nghiệp. Chính
vì vậy cơng tác quản lý chi phí thi cơng xây dựng cơng trình là một yếu tố thiết yếu
đảm bảo cung cấp thơng tin kịp thời chính xác về kết quả hoạt động sản xuất trong xây

5


dựng, đáp ứng nhu cầu trong việc ra quyết định quản lý, là yếu tố đảm bảo sự tồn tại

và phát triển của doanh nghiệp trong đầu tư và kinh doanh.
Điều đó cho thấy, bản chất của quản lý chi phí thi cơng xây dựng cơng trình là việc
quản lý bằng tiền của tất cả các loại chi phí bỏ ra trong q trình thi cơng cơng trình
như chi phí ngun nhiên vật liệu, chi phí tiền lương, tiền cơng, chi phí máy móc thiết
bị, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí vận chuyển, chi phí nghiên cứu thị trường
và các khoản thuế phải nộp.
Như vậy, quản lý chi phí thi cơng xây dựng cơng trình là phân tích các thơng tin cần
thiết cho cơng tác quản lý doanh nghiệp, để tổng hợp các hoạt động hoạch định, tổ
chức, định hướng và kiểm soát thực trạng về việc sử dụng nguồn vốn chi phí từ khâu
hình thành đến chi tiêu, để từ đó đưa ra những quyết định sử dụng tối ưu chi phí mang
lại hiệu quả cao nhất. Nhiệm vụ quan trọng của quản lý chi phí là xem xét, lựa chọn cơ
cấu vốn, cơ cấu chi phí sao cho tiết kiệm, hiệu quả.
Với đặc thù của sản phẩm xây dựng, công tác quản lý chi phí thi cơng xây dựng được
thực hiện trong các giai đoạn khác nhau của q trình hoạt động thi cơng xây dựng, từ
việc tham gia đấu thầu đến triển khai thực hiện thi cơng cơng trình xây dựng và tới
khâu cuối cùng là giai đoạn kết thúc xây dựng, đưa cơng trình vào khai thác sử dụng.
* Giai đoạn thực hiện đấu thầu: Đây là cách tốt nhất để khống chế có hiệu quả chi phí
của dự án. Quản lý chi phí ở giai đoạn này chính là việc thực hiện quản lý, kiểm tra
các công việc lập giá dự thầu gồm khối lượng, đơn giá và định mức lập dự toán dự
thầu.
- Dựa trên bản vẽ thiết kế thi cơng và thực tế cơng trường kiểm sốt khối lượng bóc
tách phải đúng và phù hợp. Khối lượng dự tốn cơng trình chính là các phần việc mà
đơn vị thi cơng (nhà thầu) phải bỏ ra chi phí để chi trả nguồn lực thực hiện xây dựng
hồn thiện cơng trình trong tương lai. Vì vậy, việc bóc tách, tính tốn khối lượng
khơng chính xác sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến chi phí xây dựng cơng trình.
-Kiểm tra, kiểm sốt sự phù hợp của đơn giá sử dụng với khối lượng công việc, với
đơn giá theo công bố của Nhà nước và đơn giá thực tế tại thị trường nơi xây dựng công

6



trình.Quản lý chi phí sử dụng đơn giá phải đảm bảo có lãi mà vẫn đáp ứng tính cạnh
tranh trong đấu thầu.
-Kiểm tra, kiểm sốt tính phù hợp của các định mức kỹ thuật sử dụng với các công
việc khác nhau trong xây dựng.
* Giai đoạn thực hiện thi công xây dựng cơng trình: Đây là giai đoạn quan trọng nhất
quyết định giá trị chi phí xây dựng thực tế của cơng trình, vì vậy cơng tác quản lý chi
phí giai đoạn này phải được thực hiện chặt chẽ nhằm đảm bảo kiểm sốt được chi phí
khơng vượt q tổng mức chi phí đã được xác định xây dựng cơng trình. Bao gồm:
- Quản lý về khối lượng cơng việc thực hiện:
+ Lập và kiểm tra kế hoạch tiến độ cung ứng vật tư, cấp phát vật tư so với tiến độ cơng
việc được u cầu hồn thành. Kiểm tra tính tốn khối lượng cơng việc thực hiện có
tương ứng với các chi phí vật liệu, nhân cơng, máy và các chi phí khác mà doanh
nghiệp bỏ ra.
+ Kiểm tra sự phù hợp giữa khối lượng thi công thực tế với khối lượng theo thiết kế đã
được duyệt.
+ Kiểm tra, giám sát các nội dung công việc làm phát sinh khối lượng ngồi cơng
trường.
- Quản lý tiến độ thi cơng xây dựng cơng trình:
+ Lập và kiểm tra giám sát tiến độ thi cơng xây dựng cơng trình chi tiết theo từng giai
đoạn phù hợp với tiến độ chung của cơng trình.
+ Bố trí xen kẽ kết hợp các cơng việc cần thực hiện để đảm bảo tiến độ chung của
cơng trình.
* Giai đoạn kết thúc xây dựng, đưa cơng trình vào khai thác sử dụng: Đây là khâu cuối
cùng của cơng tác quản lý chi phí.
- Thực hiện kiểm tra, kiểm sốt quy trình thanh quyết tốn, sự chính xác phù hợp của
khối lượng thực tế, đơn giá với bản vẽ hồn cơng được phê duyệt.

7



- Kế hoạch tiến độ thanh quyết toán theo từng giai đoạn và theo tiến độ chung của
cơng trình.
1.3. Thực trạng chung cơng tác quản lý chi phí của doanh nghiệp xây dựng
1.3.1. Quản lý sử dụng vật tư, nguyên vật liệu
Đối với bất kỳ doanh nghiệp xây dựng thì yêu cầu về quản lý sử dụng nguyên vật liệu
là rất quan trọng bởi chi phí vật tư chiếm tỷ trọng lớn trong việc thực hiện hoàn thành
sản phẩm xây dựng. Điển hình như Cơng ty Cổ phần Xây Dựng Cơng trình 525
(trích dẫn từ chun đề thực tập Nâng cao hiệu quả quản lý nguyên vật liệu của Công
ty Cổ phần xây dựng cơng trình 525)quản lý sử dụng vật tư, nguyên vật liệu như sau:
Xây dựng định mức tiêu dùng cuả Công ty: Việc xây dựng định mức tiêu dùng ngun
vật liệu trong cơng ty chính xác và đưa mức đó vào áp dụng trong sản xuất là biện
pháp quan trọng nhất để thực hiện tiết kiệm nguyên vật liệu và có cơ sở để quản lý
chặt chẽ việc sử dụng nguyên vật liệu. Mức tiêu dùng nguyên vật liệu còn là căn cứ để
tiến hành kế hoạch hóa cung ứng và sử dụng nguyên vật liệu tạo điều kiện cho hach
toán kinh tế và thúc đẩy phong trào thi đua và thực hiện tiết kiệm trong công ty.
Xác định lượng nguyên vật liệu cần dùng:
+ Cách xác định số lượng nguyên vật liệu cần dùng của công ty:
Bảng vẽ thiết kế cơng

Bảng khối lượng ngun

trình thi cơng

vật liệu cần dùng

Trước khi tiến hành thi cơng thì phịng thiết kế sẽ thiết kế bảng vẽ thi công sau khi
bảng thiết kế được duyệt và dựa trên bảng thiết kế đó cơng ty sẽ đưa ra bảng khối
lượng ngun vật liệu cần dùng cho cơng trình đó.
Việc xác định trước lượng nguyên vật liệu cần dùng sẽ giúp cho cơng ty có thể chuẩn

bị trước ( mua về ) để chuẩn bị cho cơng việc thi cơng tránh tình trạng thất thốt và
gián đoạn trong thi cơng.

8


Đối với các cơng trình về cầu đường thì ngun vật liệu chính là xi măng, sắt thép,
gạch đá…Sau đây là một số nguyên vật liệu mà công ty đưa ra để phục vụ cho cơng
trình cầu Bà Rén mà công ty đang thi công.
Bảng 1.1 : Bảng một số ngun vật liệu cần dùng cho cơng trình (T2/2015)
Đvt: Đồng
Tên vật tư

ĐVT

Khối lượng

Đơn giá

- Xi măng HV PCB 40

tấn

10,00

1.235.000

12.350.000

- Thép D14, D16, D20


kg

891,00

16.800

14.968.800

- Thép D10, D28, D12

kg

2.793,00

17.300

48.318.891

- Đá 1x2

m3

11,00

300.000

3.300.000

- Đá cấp phối


m3

44,00

200.000

8.800.000

Thành tiền

- Và một số NVL khác

209.258.823

Tổng cộng

285.881.514
(Nguồn: Phòng vật tư thiết bị)

Công ty đã thực hiện rất tốt việc xác định số lượng nguyên vật liệu phục vụ cho các
cơng trình khác nhau đảm bảo cho tiến trình thi cơng tránh các tình trạng chậm trễ làm
giảm tiến độ thi cơng và thất thốt ngun vật liệu.
- Xác định lượng nguyên vật liệu cần dự trữ:
Tại công ty để xác định những nguyên vật liệu cần dự trữ thì cơng ty chia ngun vật
liệu thành 2 loại:
Vật tư luân chuyển: Là các loại vật tư dùng trong thời gian dài từ cơng trình này đến
cơng trình khác như các loại vật tư U, I… Chính vì thế những vật tư này công ty
thường nhập về kho.


9


Vật tư tiêu hao: Là loại vật tư tiêu hao hết trong quá trình sản xuất nên loại vật tư này
cơng ty thường chuyển thẳng đến những cơng trình đang thi công như các loại sắt
thép, gạch, đá…
Bảng 1.2: Bảng tổng hợp một số nguyên vật liệu dự trữ tại công ty
Đvt: tấn
Tên vật tư

STT

ĐVT

Khối lượng
Năm 2014

Năm 2015

1

Cọc ván thép

m

2.320,06

3.497,41

2


Cọc ván thép ½

m

117,24

130,38

3

I 100

m

8,63

11,25

4

I 200

m

796,70

1.582,60

5


I350

m

243,49

923,96

6

I550 dầm effel

m

15,05

15,05

7

I600 dầm effel

m

14,80

14,80

8


Ray P43

m

31,79

467,79

9

Ray P30

m

48,00

48,00

10

U 150

m

13,23

61,07

11


U 200

m

20,00

24,85

Nguồn:(Phòng vật tư thiết bị)
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy được lượng nguyên vật liệu được dự trữ trong kho
của công ty tương đối lớn và tăng lên so với năm trước điều này có nghĩa tình hình
hoạt động của cơng ty ngày càng phát triển và đạt được nhiều hợp đồng thi công hơn.
Để có được điều này ban lãnh đạo cơng ty đã chỉ đạo sáng suốt cùng với đó là sự nổ

10


lực phấn đấu làm việc của đội ngũ nhân viên đã tạo đà cho công ty ngày càng được
phát triển và tạo được niềm tin đến các cơng trình thi công mà công ty đang thực hiện.
Xác định lượng nguyên vật liệu cần mua: Căn cứ vào kế hoạch sản xuất của tháng, quý
và sổ nhu cầu vật tư được xét duyệt phịng kế hoạch sản xuất kinh doanh tìm kiếm
nguồn cung cấp thích hợp đảm bảo nguồn vật liệu đúng chất lượng, hợp lý về giá cả.
Xây dựng kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu:
Do lĩnh vực hoạt động của công ty chủ yếu là xây dựng và ở nhiều địa điểm khác nhau
nên việc phải xây dựng một kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu là rất cần thiết cho
công ty. Từ bản vẽ thiết kế thi công cơng trình cơng ty sẽ xác định khối lượng ngun
vật liệu cần dùng và dự trữ cho cơng trình và sau đó cơng ty sẽ xây dựng kế hoạch
mua sắm nguyên vật liệu qua từng tháng.
Hiện tại với sự chỉ đạo của ban giám đốc và đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm cơng ty

đã thực hiện tốt việc tìm hiểu thị trường nguyên vật liệu trong nước cũng như ngoài
nước và các nhu cầu nguyên vật liệu của các cơng trình đang thi cơng từ đó cơng ty đã
đưa ra những kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu là cần mua những nguyên vật liệu gì
và mua ở đâu là hợp lý nhất để đảm bảo cho việc thi công không bị gián đoạn và đảm
bảo nguồn vốn của công ty được chi tiêu hợp lý nhất. Cùng với những kế hoạch hiện
tại thì ban lãnh đạo cơng ty cũng đã xây dựng những kế hoạch mua sắm nguyên vật
cho công ty trong tương lai dựa vào những khả năng và kế hoạch kinh doanh của cơng
ty từ đó cơng ty đã có những hợp đồng mua sắm ngun vật liệu dài hạn với các công
ty như: Công ty thép Nhân Luật, Cơng ty Kim Khí miền trung…khi thực hiện kế
hoạch này sẽ đảm bảo khi thi công các cơng trình thì sẽ khơng xảy ra những trường
hợp bị thiếu nguyên vật liệu làm cho công việc bị gián đoạn dẫn tới giảm lợi nhuận và
mất uy tín của công ty. Tuy nhiên việc thực hiện xây dựng kế hoạch mua sắm ngun
vật liệu cịn có những thiếu sót và khó khăn như: Số lượng nguyên vật liệu dư thừa,
ngun vật liệu mua ở cơng ty đó khơng có( nhiều nguyên vật liệu phải ra nước ngoài
mua…).

11


Bảng 1.3: Kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu của công ty tháng 11, 12 năm 2015
Đơn vị sử dụng: Cơng ty cổ phần xây dựng cơng trình 525
Mục đích sử dụng: Xây dựng
Đối tượng phục vụ (Cơng trình, số lượng cơng trình…): Cầu Nam Ơ
Ngun vật liệu cần mua:
Đvt: đồng

STT

Tên vật tư, thiết bị


Đvt

Số

Số

Đơn giá

lượng

Thành tiền

lượng
duyệt

1

XimăngHVPCB40

tấn

750

1.235.000

926.250.000

2

Thép D14


kg

15000

16.800

252.000.000

3

Thép D16

kg

850

17.300

14.705.000

4

Thép D20

kg

7000

16.800


117.600.000

5

Thép D22

kg

7000

18.535

129.745.000

6

Đá 1x2

m3

600

300000

180.000.000

7

Ống thép D40


kg

10100

18.450

186.345.000

8

Diezel

lít

1800

18.250

3.285.000

9

Nhớt HD50

lít

24

42.000


1.008.000

10

Thép I350(4,69)

kg

230

17.136

3.941.280

Tổng

1.841.879.280
(Nguồn: Phịng vật tư thiết bị)

Khi xác định xong kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu thì cơng ty sẽ tiến hành cử người
đi thu mua và tiến hành tiếp nhận nguyên vật liệu.
12


- Tổ chức thu mua NVL: Trước khi nguyên vật liệu được chuyển về kho hay
chuyển thẳng đến các công trình đang thi cơng thì cơng ty phải tiến hành tiềm kiếm và
xác định nguyên vật liệu sẽ được mua ở đâu ( phần lớn những hợp đồng mua nguyên
vật liệu của công ty là những hợp đồng mua từ những doanh nghiệp khác quen biết và
quan hệ hợp tác lâu dài…) sau đó cơng ty và bên doanh nghiệp sẽ tiến hành kiểm tra

về chất lượng và số lượng nguyên vật liệu mà trong hợp đồng đã ký để tránh tình trạng
thiếu sót và những hiểu nhầm dẫn tới mối quan hệ giữa công ty và doanh nghiệp
không tốt đẹp.
-

Tổ chức tiếp nhận NVL: Việc tiếp nhận chính xác số lượng và chủng loại

nguyên vật liệu theo đúng hợp đồng giao hàng, phiếu vận chuyển công ty sẽ tránh
được tình trạng thất thốt và có những ngun vật liệu không đúng quy cách.
-

Tổ chức cấp phát NVL:

Tùy theo yêu cầu của cơng tác thi cơng tại cơng trình mà công ty tiến hành cung cấp
nguyên vật liệu cho công trình đó.
Cơng ty đã tổ chức cấp phát ngun vật liệu theo đúng chương trình của cơng trình,
mỗi khi cấp phát công ty thường áp dụng đầy đủ các thủ tục xuất kho theo đúng chuẩn
mực của cơng trình, lập biên bản và giấy xác nhận của công ty vào các cơng trình đã
được cấp phát.
Bảng 1.4: Bảng ngun vật liệu cấp cho cơng trình cầu Nam Ơ T12/2015
Đvt: đồng
Tên vật tư

ĐVT

Khối lượng

Đơn giá

Thành tiền


I/ Vật tư kết cấu
Ximăng HV PCB 40

tấn

10,00

1.235.000

12.350.000

Ximăng PCB 40

tấn

3,00

1.235.000

3.704.999

Thép D14

Kg

807,00

16.800


13.557.600

Thép D16

Kg

55,00

16.800

924.000

13


Thép D20

Kg

29,00

16.800

487.200

Thép D10

Kg

1877,00


17.300

32.472.094

Thép D12

Kg

238,00

17.300

4.117.399

Thép D16

Kg

2772,00

17.300

47.955.592

Thép D28

Kg

687,00


17.300

11.729.398

Đá 1x2

M3

11,00

300.000

3.300.000

Đá cấp phối

M3

594,00

15.5000

92.069.999

Cáp DƯL 12,7mm

Kg

140,00


2.338

3.239.320

Neo 1 lỗ 13G-1

Bộ

8,00

84.467

675.736

Bentonite

tấn

15,15

6.204.545

93.998.857

Ông nhựa D34

M

180.00


65.000

1.170.000

Thép tấm

Kg

5016,00

18.480

92.695.680

Thép tấm 17,5 ly

Kg

5440,00

19.140

104.121.600

Ống thép D60

Kg

10829,00


18.480

200.119.920

Ống thép D114

Kg

6842,50

18.480

126.449.400

Thép D16

Kg

887,00

18.370

16.294.190

Thép D10

Kg

144,00


18.535

2.669.040

Thép D16

Kg

555,00

18.535

10.286.925

Thép D20

Kg

6936,00

18.535

128.558.760

Thép D14

Kg

3610,00


18.535

66.911.350

Thép D22

Kg

4533,00

18.535

84.019.155

14


Thép V75

Kg

488.00

17.270

8.427.760

Diezel


Lít

600,00

18.250

10.950.000

Diezel

Lít

1200,00

14.700

17.640.000

Nhớt HD50

Lít

10,00

37.000

370.000

M


30,00

265.000

7.950.000

Thanh

3,00

75.043

225.129

II/ Vật tư phục vụ thi cơng
Dây điện 3 pha 3x50+1x35
Tà vẹt gỗ
Thép I350(4,69m)

Kg

233,00

17.136

3.992.688

Cọc ván thép (13,06m)

Kg


994,00

7.194

7.150.836

Ván khuôn (39,53m20

Kg

1534,00

10.379

15.921.386

Thép I300(5,56m)

Kg

204,00

11.092

2.262.768

Thép I400(12,59m)

Kg


706,00

5.419

3.825.814

Thép I450(10,1m)

Kg

659,00

6.624

4.365.216

Ống váchD1200x10ly(18m)

Kg

5670,00

19.500

110.564.983

Tổng cộng

1.351.909.594


Tổng luỹ kế khởi công đến 30/11/2015

0

Tổng cộng tồn bộ từ khởi cơng đến 30/12/2015

1.351.909.594

(Nguồn Phịng kế tốn )
1.3.2. Quản lý sử dụng máy móc, thiết bị
Có thể thấy rằng đổi mới máy móc thiết bị cũng đồng nghĩa với việc tăng năng lực sản
xuất của doanh nghiệp cả về số lượng và chất lượng. Với một dàn máy móc thiết bị
hiện đại đồng bộ, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu cho một đơn

15


vị sản phẩm, ít tiêu hao nhiên liệu hơn và lượng phế phẩm cũng ít đi. Các khoản chi
phí sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị giảm đồng thời cũng giảm bớt lao động thủ
cơng làm cho chi phí nhân cơng giảm. Từ đó góp phần làm cho chi phí sản xuất giảm
xuống, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có khả năng hạ giá thành sản phẩm, mở rộng
được thị.
Tóm lại muốn đạt được mục tiêu lợi nhuận, nâng cao vị thế của mình, mỗi doanh
nghiệp cần phải tăng năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng
cạnh tranh để giảm chi phí sản xuất. Điều đó cũng đồng nghĩa với sự cần thiết phải đầu
tư đổi mới máy móc thiết bị cơng nghệ đối với mỗi doanh nghiệp. Điển hình như Cơng
ty Tây Hồ (trích dẫn từ Chuyên đề thực tập Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử
dụng máy móc thiết bị thi cơng cơ giới ở cơng ty Tây Hồ)có những cách quản lý máy
móc thiết bị như sau:

- Quản lý về số lượng máy móc thiết bị: Cơng ty đã đầu tư thêm một số loại máy móc
thiết bị cần thiết, đảm bảo cho các máy được hoạt động liên tục nhằm tránh hao phí
lượng máy khơng được sử dụng thi cơng.
Bảng 1.5. Sử dụng máy móc thiết bị của Công ty năm 2015
ĐVT: Cái
Năm 2015
TT

Danh mục thiết bị

Tổng số máy
hiện có

Số máy hoạt
động thực tế

%

1

Xe Kamzben

10

10

100

2


Máy ủi

3

3

100

3

Máy xúc

2

2

100

4

Máy lu 6 - 12 tấn

2

2

100

5


Xe lu

4

4

100

6

Máy khoan

15

14

93

7

Máy bơm nước

8

8

100

8


Máy mài

6

5

83

9

Máy trộn bê tong

20

18

90

16


10

Đầm dùi

34

33

97

96

Trung bình
- Quản lý máy móc thiết bị về mặt thời gian:

Hệ số thời gian làm việc thực tế phản ánh trình độ sử dụng máy móc thiết bị của mối
doanh nghiệp.Thơng qua hệ số này ta có thể thấy được khả năng huy đông công suất
thiết bị cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Hệ số này
được tính trên cơ sở thời gian làm việc thực tế chia cho thời gian làm việc theo quy
định trong năm, hệ số này cho biết trong năm máy móc thiết bị của doanh nghiệp hoạt
động được bao nhiêu giờ và phải ngừng hoạt động bao nhiêu giờ. Bên cạnh đó thời
gian làm việc thực tế của máy móc thiết bị cịn có tác dụng giúp các cán bộ quản lý
trong doanh nghiệp có thể nhanh trong nắm bắt được tình hình hoạt động của từng bộ
phận sản xuất để có kế hoạch điều chỉnh kịp thời. Thời gian hoạt động của máy móc
thiết bị trong công ty :
+ Năm 2012: 21 ngày / tháng
+ Năm 2013: 23 ngày / tháng
+ Năm 2014: 24 ngày / tháng
+ Năm 2015: 25 ngày / tháng
(Với thời gian làm việc thực tế 10,7 giờ / ngày)
- Nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý và công nhân trực tiếp sản xuất
Máy móc thiết bị được chế tạo gồm nhiều bộ phận phức tạp có nhiệm vụ dẫn truyền
tích cực sự tác động của con người vào đối tượng lao động, làm thay đổi hình thức tự
nhiên của đối tượng lao động, biến đổi chúng thành những sản phẩm nhằm thoả mãn
nhu cầu của con người. Do vậy mà giữa con người và máy móc thiết bị có mỗi quan hệ
gắn bó nhất định thể hiện sự tác động qua lại với nhau. Con người chế tạo ra máy móc
thiết bị, làm chủ máy móc thiết bị và tiêu thụ những sản phẩm do chính chúng ta làm
ra. Máy móc thiết bị chỉ có thể làm ra những sản phẩm đẹp, đa dạng, chất lượng cao

17



×