CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
Chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo chính
là: “…Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,bồi dưỡng
nhân tài…” cho lớp lớp các thế hệ con người Việt Nam.
Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã từng khẳng
định rằng: “giáo dục là quốc sách hàng đầu”;sự nghiệp
giáo dục và đào tạo là sự nghiệp chung của toàn xã hội;
và chúng ta - Đội ngũ những Thầy, Cô giáo
là một trong những nhân tố quan trọng góp phần xây
dựng thành công sự nghiệp cao cả này, được xã hội giao
phó một sứ mệnh lịch sử là: “trồng người”.
* ĐẶT VẤN ĐỀ:
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
Bên cạnh việc truyền đạt kiến thức cho học sinh, xuất
phát từ cái “tâm” của người làm Thầy, ngoài mong muốn
thiết tha nhất là đào tạo cho các em học sinh sẽ trở thành
những con người có tri thức trong tương lai. Các Thầy, cô
giáo luôn động viên cho các em biết trau dồi, học tập
những đức tính tốt, những “điều hay; lẽ phải, cách sống
trong cái đạo làm người” mà tổ tiên, ông cha ta trải qua
bao đời đã khuyên dạy để trở thành những con người vừa
có tri thức, vừa phải có bản lĩnh, lý tưởng, có phẩm chất
đạo đức tốt và một nhân cách đẹp.
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
Bước vào năm học 2010 - 2011 với chủ đề: "Năm học
tiếp tục đổi mới quản lí và nâng cao chất lượng giáo
dục…". Để tăng cường sự kết hợp giữa giáo viên, nhà
trường và gia đình trong việc giáo dục học sinh nhằm
góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác
chủ nhiệm, công tác giảng dạy, tạo nên sự đồng bộ và tác
động tích cực đến mục tiêu Giáo dục Tiểu học.
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
I/TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM:
Công tác chủ nhiệm lớp là một nội dung về chuyên
môn nghiệp vụ của giáo viên tiểu học. Công tác chủ
nhiệm quyết định chất lượng dạy và học của GV và HS.
Làm tốt công tác chủ nhiệm tức là người GV đã hoàn
thành tốt việc giảng dạy các bộ môn và tổ chức giáo dục,
rèn luyện đạo đức cho học sinh. Đặc biệt trong nhà
trường tiểu học, vai trò của người GVCN hết sức quan
trọng. GVCN thay mặt nhà trường quản lý, điều hành
lớp, trực tiếp giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách
cho HS, là cầu nối giữa ba môi trường giáo dục: Nhà
trường, gia đình và xã hội.
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
Trong giai đoạn hiện nay công tác chủ nhiệm ngày
càng đòi hỏi sự dày công của người GV bởi yêu cầu
ngày càng cao của xã hội phát triển . Bởi tình hình cuộc
sống thường ngày vẫn đang tồn tại những tác động xấu
đến HS. Bởi sự mưu sinh của gia đình nên không ít PH
đã giao phó việc giáo dục con cái họ cho nhà trường.
Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đang tập
trung đổi mới phương pháp giáo dục nên công tác CN
lớp càng được quan tâm hơn và có những đòi hỏi cao
hơn. Qua nhận thức về công tác CN, qua trao đổi thảo
luận cùng đồng nghiệp, được sự chỉ đạo sâu sát của nhà
trường bản thân mỗi GV càng ý thức sâu sắc hơn tầm
quan trọng và nhiệm vụ cao cả của GVCN.
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
Tuy nhiên trong mỗi nhà trường vẫn còn tồn tại một số học
sinh đạt chất lượng văn hóa và đạo đức chưa cao. Chất lượng ở
từng lớp có sự chênh lệch ….
Có thể trong quá trình thực hiện GVCN còn thiếu nhiệt tình,
sử dụng PP giáo dục thiếu linh hoạt, thiếu kinh nghiệm hoặc thiếu
liên tục…
Để làm tốt công tác chủ nhiệm thì trước hết đối với bản thân
mỗi GV phải thực sự yêu nghề, nhiệt tình và tận tâm với công
việc. Phải gần gũi, yêu thương , tôn trọng HS. Mỗi GV thực sự là
tấm gương sáng cho HS noi theo thể hiện qua tư tưởng, tác phong,
ngôn ngữ, cách làm việc và ứng xử hàng ngày . Vì vậy điều cần
thiết đối với mỗi GV là được tham gia bàn bạc kĩ về công tác này
để tìm ra phương pháp tối ưu nhằm nâng cao hiệu quả công tác
CN trong nhà trường.
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
II/CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
* Khảo sát đối tượng học sinh thông qua kết quả
học tập và GVCN năm trước, qua học sinh trong lớp
hoặc qua phụ huynh.
* Tiến hành phân loại HS để đưa vào sổ Kế hoạch
công tác chủ nhiệm, cụ thể:
1. Khảo sát đối tượng học sinh để đưa ra phương pháp
giáo dục phù hợp:
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
- Học sinh có hoàn cảnh khó khăn: Cha mẹ li hôn,
đông anh em, không cha mẹ, cha mẹ hay cãi vã, cha
mẹ cờ bạc, rượu chè…
- Học sinh khuyết tật.
- Học sinh yếu.
- Học sinh cá biệt về đạo đức.
- Học sinh có những năng lực đặc biệt.
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
2. Áp dụng các phương pháp giáo dục phù hợp với
từng loại đối tượng:
* Đối với những học sinhcó hoàn cảnh gia đình khó
khăn:
-GVCN thường xuyên quan tâm, động viên giúp đỡ
cả về vật chất lẫn tinh thần. Kêu gọi HS cả lớp có tinh
thần đoàn kết giúp bạn vượt khó. Đề đạt với chi hội
PH lớp, nhà trường tạo điều kiện giúp đỡ những em
đó. Tính ưu việt của việc làm này là vừa khắc phục
được khó khăn vừa giáo dục được lòng nhân ái cho
học sinh và tranh thủ được sự hỗ trợ của nhà trường,
của hội phụ huynh học sinh.
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
* Đối với những HS khuyết tật :
- GVCN cần dành tình cảm ưu ái hơn để bù đắp lại
những gì mà các em thiếu may mắn trong cuộc đời. Chú
ý cách bố trí chỗ ngồi phù hợp, cách đặt câu hỏi gợi mở
khi tìm hiểu bài và sự đòi hỏi yêu cầu về nội dung bài
học sẽ khác hơn với HS bình thường.
Thường xuyên gặp gỡ phụ huynh để kết hợp theo dõi
diễn biến về sức khỏe và học tập của các em.
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
* Đối với những HS cá biệt về đạo đức
-Tìm hiểu nguyên nhân qua gia đình : Gia đình có
sự mâu thuẫn giữa bố và mẹ, gia đình thiếu quan tâm
hoặc có thể bị bạn bè, kẻ xấu lôi kéo hoặc trẻ có tính
xấu mà bản thân gia đình chưa giáo dục được.
- Dùng PP tác động tình cảm, nghiêm khắc đối với
HS nhưng không cứng nhắc. Tuyệt đối không sử dụng
PP trách phạt, chú ý gần gũi các em thường xuyên,
khen-chê kịp thời . Giao cho các em đó một chức vụ
trong lớp nhằm gắn trách nhiệm với các em để từng
bước các em tự điều chỉnh mình.
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
* Đối với HS yếu:
- Tìm hiểu nguyên nhân vì sao em đó học yếu, học
yếu những môn nào. Có thể là ở gia đình các em đó
không có thời gian học tập vì phải làm nhiều việc hoặc
em đó vì hổng kiến thức nên cảm thấy chán nản.
GV lập kế hoạch giúp đỡ đối tượng này bằng
những việc cụ thể như sau:
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
+ Giảng lại bài mà các em chưa hiểu hay hiểu chưa
sâu vào những thời gian ngoài giờ lên lớp.
+ Đưa ra những câu hỏi từ dễ đến khó để HS có thể
trả lời được nhằm tạo hứng thú và củng cố niềm tin ở
các em.
+ Thường xuyên kiểm tra cac đối tượng đó trong
quá trình lên lớp.
+ Tổ chức cho HS học theo nhóm để HS khá, giỏi
kèm cặp, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
+ Gặp gỡ PHHS trao đổi về tình hình học tập cũng
như sự tiến bộ của con em để phụ huynh giúp đỡ thêm
việc học ở nhà cho các em.
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
+ Cần xóa bỏ ấn tượng HS yếu mà luôn luôn động
viên, tuyên dương kịp thời khi các em làm bài đúng.
Kiên nhẫn với HS, tránh thúc ép, căng thẳng khi
luyện tập các kĩ năng cho HS. Rất cẩn trọng trong
việc đánh giá HS. Nên đánh giá sự tiến bộ của mỗi HS
so với bản thân và đối chiếu với yêu cầu chung. Đánh
giá với mục đích giúp đỡ HS phát triển tốt hơn. Tránh
việc so sánh HS với nhau. Luôn nhìn nhận khen ngợi
bất cứ sự tiến bộ nào, dù là nhỏ nhất.
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
* Đối với những HS có năng lực đặc biệt:
- Điều quan trọng là phát hiện những năng lực đặc
biệt từ HS về văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, hội
họa…
-Bồi dưỡng, khơi dậy ở các em lòng say mê hứng
thú học tập thông qua những hội thi, những buổi nói
chuyện ngoại khóa, những tiết hoạt động ngoài giờ lên
lớp.
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
Tóm lại: Dù với đối tượng nào bản thân GV phải
lưu ý dùng phương pháp tác động tình cảm, động viên
khích lệ kịp thời, phối hợp với phụ huynh để giáo dục
và đặc biệt xác định vấn đề giáo dục đạo đức là then
chốt
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
3.Nội dung giáo dục
- Giáo dục cho HS mọi lúc, mọi nơi theo “ 5 điều
Bác Hồ dạy”
- Kịp thời động viên khi HS thực hiện việc làm tốt,
uốn nắn khi thấy HS có hành vi sai trái.
- Tổ chức các hoạt động học tập dưới nhiều hình thức:
Hái hoa dân chủ, sân chơi học trò, đố vui để học, rung
chuông vàng….
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
4. Xây dựng chương trình kế hoạch hoạt động giáo dục
( xây dựng nề nếp)
- Học tập nội quy của nhà trường.
- Xây dựng nề nếp lớp: Nề nếp ra vào lớp, chuyên
cần, nề nếp học tập như : Học thuộc bài , làm bài đầy
đủ và có đủ dụng cụ học tập khi đến lớp….