Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Cong tac dao tao boi duong can bo cua Doan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.65 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>CƠNG TÁC CÁN BỘ CỦA ĐỒN</b>


<b>1. Khái niệm cán bộ Đoàn.</b>


Cán bộ Đoàn là cán bộ hoạt động chính trị- xã hội được Đảng giao nhiệm vụ
cơng tác vận động thanh, thiếu nhi, trực tiếp thực hiện công tác vận động tuyên tuyền
giáo dục thanh thiếu niên theo đường lối giáo dục chính sách của Đảng, Nhà nước và
Điều lệ Đoàn. Cán bộ Đoàn bao gồm cán bộ chuyên trách, cán bộ bán chuyên trách;
cán bộ không chuyên trách, cán bộ làm công tác Hội LHTN Việt Nam, Hội Sinh viên
Việt Nam và Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.


<b>2. Quan điểm xây dựng đội ngũ cán bộ Đồn:</b>


- Cơng tác cán bộ Đồn là bộ phận quan trọng trong công tác xây dựng Đảng.
Xây dựng Đồn thực chất là góp phần xây dựng Đảng trước một bước, cán bộ đoàn là
nguồn cung cấp cán bộ Đảng cho hệ thống chính trị. Cán bộ Đồn là cán bộ Đảng làm
công tác thanh thiếu nhi.


-Xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cơng tác
Đồn và phong trào thanh thiếu nhi trong giai đoạn mới, nhân tố quyết định sự vững
mạnh của các tổ chức Đồn, Hội, Đội, đồng thời tích cực tham gia xây dựng Đảng và
chính quyền trong thời kỳ mới.


- Thơng qua hoạt động thực tiễn cơng tác Đồn và phong trào thanh thiếu nhi để
phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ bảo đảm về số lượng và chất
lượng, từng bước trẻ hoá đội ngũ cán bộ Đoàn các cấp, quan tâm cán bộ cơ sở, cán bộ
nữ, cán bộ người dân tộc, tôn giáo.


- Cán bộ Đồn là cán bộ làm cơng tác chính trị xã hội, nhưng do tính đặc thù
của đối tượng, vì vậy ngồi những u cầu về chun mơn, nghiệp vụ, cán bộ Đồn
cịn phải nhiệt tình, năng khiếu, kỹ năng nghiệp vụ và công tác thanh thiếu nhi.



<b>3. Mục tiêu: </b>


Nâng cao chất lượng, đảm bảo đủ số lượng và từng bước trẻ hố đội ngũ cán bộ
Đồn. Với việc tăng cường đầu tư cho công tác cán bộ nhằm tạo sự chuyển biến mới
trong cơng tác Đồn và phong trào thanh thiếu nhi. Góp phần tạo nguồn cán bộ cho
Đảng, chính quyền và đồn thể nhân dân.


<b>4. Phương hướng:</b>


- Từng bước nâng cao chất lượng, xây dựng tiêu chuẩn thống nhất cho từng loại
cán bộ các cấp.


- Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi
dưỡng, đánh giá, quản lý sử dụng, luân chuyển cán bộ, đảm bảo nguyên tắc tập trung,
dân chủ và tính chủ động của Đồn trong giới thiệu và chuẩn bị nhân sự.


- Chủ động và nâng cao hiệu quả công tác tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính
quyền về cơng tác cán bộ Đồn, xây dựng cơ chế chính sách cán bộ và đầu tư cho
phong trào thanh thiếu nhi.


- Củng cố bộ máy làm cơng tác tổ chức cán bộ của Đồn ở các cấp, đảm bảo đủ
năng lực, đáp ứng yêu cầu công tác của cán bộ Đoàn trong thời kỳ mới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Ngoài các tiêu chuẩn chung được quy định trong các nghị quyết Hội nghị lần
thứ III Ban Chấp hành Trung ương Đảng khố VIII, cán bộ Đồn cần có các tiêu
chuẩn sau:


- Có trình độ chính trị, chun mơn, năng lực tham mưu, chỉ đạo và khả năng
tiếp thu, tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương, dường lối chính sách của Đảng,
Nhà nước, Nghị quyết của Đồn, chương trình cơng tác của đơn vị trong phạm vi


trách nhiệm được giao.


- Có kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ công tác thanh vận, ngoại ngữ, tin học phù
hợp với lĩnh vực cơng tác. Nhiệt tình và trách nhiệm với sự nghiệp giáo dục đào tạo
thế hệ trẻ, được rèn luyện từ thực tiễn phong trào, được thanh thiếu nhi tín nhiệm.


Một số tiêu chuẩn cụ thể của Bí thư Đoàn cơ sở (xã, phường, thị trấn): Tốt
nghiệp trung học phổ thông trở lên, đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thanh
vận. Tuổi không quá 30 (trừ những trường hợp cụ thể).


<b>6. Tuyển chọn cán bộ:</b>


Thực hiện chủ trương trẻ hoá đội ngũ cán bộ các cấp của Đoàn trên cơ sở coi
trọng chất lượng. Phấn đấu nâng dần tỷ lệ cán bộ các cấp của Đoàn nằm trong độ tuổi
đoàn viên. Đổi mới chế độ bầu cử, đánh giá cán bộ trong Đoàn, đảm bảo tập trung dân
chủ trong giới thiệu và chuẩn bị nhân sự; đề xuất cấp uỷ Đảng thống nhất giới thiệu và
chuẩn bị nhân sự; đề xuất cấp uỷ Đảng thống nhất áp dụng chế độ bầu cử trực tiếp Bí
thư đồn cấp cơ sở tại Đại hội.


- Cán bộ Đồn có vị trí quan trọng giữ vai trị quyết định trong việc phát triển
phong trào thanh thiếu nhi và xây dựng tổ chức Đồn, Hội. Vì vậy lựa chọn cán bộ
Đồn là khâu rất quan trọng, có ảnh hưởng quyết định đến đội ngũ cán bộ, cơng tác
xây dựng Đồn, sự phát triển của phong trào thanh thiếu nhi; đến việc định hướng, chỉ
đạo, định hướng chỉ đạo các chủ trương, chương trình cơng tác của Đồn, Hội và tham
mưu với cấp uỷ Đảng, tạo lập các mối quan hệ với các ngành, đồn thể để tiến hành
cơng tác thanh niên. Cán bộ Đoàn phải đựơc chọn từ những đoàn viên ưu tú nhất trong
phong trào thanh niên, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực cơng tác thanh
thiếu nhi, có trình độ và nghề nghiệp chun mơn nhất định, tự nguyện tham gia cơng
tác Đồn. Các cấp bộ Đồn cần chủ động phát hiện, bồi dưỡng và tạo nguồn thường
xuyên cho cấp mình, đồng thời phát huy đầy đủ quyền và nghĩa vụ của đồn viên,


thanh niên trong cơng tác cán bộ.


- Do cán bộ Đoàn là những người hoạt động chính trị- xã hội trong thanh niên,
nên việc lựa chọn cán bộ tốt nhất là thông qua các hoạt động thực tiễn của phong trào
thanh thiếu nhi. Từ phong trào thanh thiếu nhi và công tác tổ chức của Đồn phát hiện
những người có năng lực, phẩm chất, bản lĩnh chính trị vững vàng, hăng hái, ham
thích và có khả năng hoạt động chính trị, xã hội, có khả năng tập hợp thanh niên, được
thanh niên yêu quý, tín nhiệm để lựa chọn cán bộ Đồn, đồng thời cần chú ý kiểm tra,
xem xét những mặt về năng lực, trình độ chun mơn, sức khoẻ, ngoại hình, khả năng
diễn đạt ngôn ngữ, v.v…


<b>7. Đào tạo, bồi dưỡng</b>:


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

cán bộ Đoàn đều được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thống nhất cho mỗi cấp trong
toàn quốc. Đoàn cấp tỉnh, huyện cần có chương trình phối hợp định kỳ với các trung
tâm chính trị cùng cấp trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đồng thời phát huy vai trò của
hệ thống các trung tâm Thanh thiếu nhi, cung, nhà thiếu nhi và các cơ sở khác của
Đoàn, Hội, Đội, trong đào tạo cán bộ.


Đào tạo bồi dưỡng cán bộ Đồn cần được tiến hành thường xun thơng qua
các lớp đào tạo tập huấn hàng năm, thông qua các loại hình sinh hoạt Câu lạc bộ cán
bộ Đồn. Việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ Đoàn cần tập trung vào những nội dung về
kỹ năng, nghiệp vụ cụ thể. Bên cạnh việc đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng nghiệp vụ
cần phải trang bị cho cán bộ Đồn trình độ lý luận chính trị và kiến thức, hiểu biết về
văn hoá, xã hội…


Việc lựa chọn, đào tạo và sử dụng cán bộ phải gắn liền với công tác quy hoạch
và trưởng thành của cán bộ; đảm bảo những cán bộ sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm
vụ trong quá trình cơng tác được đào tạo, bồi dưỡng và chun mơn nhất định sẽ được
bố trí vào những cương vị công tác phù hợp với năng lực và cống hiến của họ nhằm


tạo động lực để kích thích những cán bộ giỏi tham gia công tác thanh niên.


<b>8. Đánh giá cán bộ:</b>


Đánh giá cán bộ Đồn là khâu có ý nghĩa quyết định trong công tác cán bộ, là
cơ sở để tiến hành việc quy hoạch, đào tạo, bố trí, sử dụng cán bộ đoàn. Đánh giá cán
bộ phải đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, chính xác, cơng tâm, tránh
định kiến hẹp hịi. Phải căn cứ tiêu chuẩn chức trách, nhiệm vụ trong thời gian cụ thể
để đánh giá cán bộ.


Đánh giá cán bộ cần được thực hiện tồn diện trên các mặt: phẩm chất chính trị,
đạo đức, lối sống, năng lực và kết quả tham mưu, tổ chức thực hiện các chủ trương
công tác của Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi. Sức quy tụ và ảnh hưởng của cán bộ
trong thanh thiếu nhi và nhân dân. Chiều hướng có khả năng phát triển của cán bộ.


Đánh giá cán bộ phải kết hợp giữa tự đánh giá và cấp bộ Đoàn, cấp uỷ Đảng
trực tiếp đánh giá trên cơ sở tiêu chí, quy trình, đánh giá cán bộ cụ thể ở từng cấp.


Việc đánh giá cán bộ được tiến hành vào dịp cuối năm và trước khi hết nhiệm
kỳ cũng như trước khi bổ nhiệm, giới thiệu, ứng cử, đề cử. Đồng thời phải biết kết hợp
theo dõi thường xuyên với nhiều nguồn thông tin để phân tích. kết hợp chặt chẽ giữa
tự phê bình, tự đánh giá với việc cấp có thẩm quyền trực tiếp quản lý đánh gia. Cán bộ
thuộc diện cấp uỷ và Đoàn cấp trên trực tiếp quản lý, khi đánh giá cần báo cáo cấp uỷ
Đảng và Đoàn thể cấp trên để thống nhất. Kết quả đánh giá cán bộ Đồn cần thơng
báo đến người được đánh giá và tập thể nơi cán bộ công tác, báo cáo lên cấp trên và
lưu hồ sơ cán bộ.


<b>9. Quản lý, bố trí, sử dụng cán bộ:</b>


Hằng năm, từng thời kỳ, căn cứ theo u cầu nhiệm vụ, chương trình cơng tác


Đồn và phong trào thanh thiếu nhi, các cấp bộ Đoàn cần sắp xếp, điều chỉnh tổ chức
bộ máy và đội ngũ cán bộ cho phù hợp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Việc quản lý, sử dụng cán bộ phải thực hiện theo pháp lệnh cán bộ công chức,
đồng thời đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể quyết định đi đôi với việc
thực hiện đầy đủ trách nhiệm cá nhân trong công tác quản lý cán bộ. Đoàn cấp trên
phối hợp với cấp uỷ cấp dưới và quy hoạch tới chức danh Uỷ viên Ban Thường vụ và
trưởng các đơn vị, bộ phận thuộc đồn cấp dưới trực tiếp.


Bố trí những cán bộ có đủ tiêu chuẩn, đảm đương tốt nhiệm vụ và phát triển lâu
dài vào cơ quan lãnh đạo của Đồn. Trong bố trí, sử dụng cán bộ đảm bảo tính ổn
định, kế thừa và phát triển cũng như sự bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau và tỉnh đại diện của
các đối tượng, lĩnh vực, vùng, miền.


Việc sử dụng cán bộ Đoàn cần căn cứ vào năng lực, sở trường của người đó để
giao việc cho phù hợp. Cán bộ Đoàn cơ sở chủ yếu hoạt động bán chuyên trách và
khơng chun trách, do đó trong sử dụng phải tính đến yếu tố ngồi việc dành thời
gian cho cơng tác chun mơn, cán bộ Đồn mới dành thời gian cho cơng tác Đồn; vì
vậy họ thường gặp khó khăn lúng túng trong cơng tác Đồn; Việc đi đầu tìm hiểu đời
sống tâm tư, tình cảm và giúp đỡ họ giải quyết khó khăn là điều khơng thể thiếu trong
q trình sử dụng cán bộ, bên cạnh đó thường xuyên có sự động viên, khích lệ, khen
thưởng, cũng như đơn đốc nhắc nhở để cán bộ Đoàn hoàn thành nhiệm vụ.


Mạnh dạn đề bạt những cán bộ trẻ, có triển vọng, đã qua thử thách, rèn luyện
trong thực tiễn phong trào thanh thiếu nhi đảm nhận các chức vụ chủ chốt của Đồn.
Chủ động sắp xếp, bố trí lại vị trí công tác cho phù hợp từng sở trường, năng lực cán
bộ, có kế hoạch cử đi đào tạo, đào tạo lại hoặc bồi dưỡng nâng cao trình độ đối với
nhưng cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt song về kiến thức, trình độ chun mơn cịn
hạn chế.



<b>10. Chính sách cán bộ:</b>


Các cấp Bộ đoàn từ Trung ương đến huyện cần đầu tư thỏa đáng cho việc
nghiên cứu, tham mưu đề xuất các chính sách, cơ chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đi đơi
với chính sách đảm bảo lợi ích vật chất và tinh thần cho đội ngũ cán bộ đồn, thu hút
cán bộ giỏi làm cơng tác thanh niên.


Chủ dộng tham mưu với các cấp uỷ Đảng và chủ động chăm lo, bố trí thun
chuyển cán bộ Đồn khi hết tuổi làm công tác thanh niên.


Nâng cao năng lực và hiệu quả tham mưu cho cấp uỷ Đảng tăng cường lãnh đạo
cơng tác thanh niên nói chung, cơng tác cán bộ Đồn nói riêng và chỉ đạo xây dựng
chương trình hành động thực hiện chiếân lược phát triển thanh niên đến năm 2010 của
Chính phủ, qua đó góp phần tạo cơ chế, chính sách, điều kiện, phương tiện, cơ sở vật
chất cho việc tổ chức phong trào thanh niên và phát huy tốt khả năng của cán bộ.


Trung ương Đoàn và tổ chức Đoàn ở từng Bộ, ngành chủ động tham mưu, phối
hợp đề xuất với ban cán sự Đảng, lãnh đạo các Bộ, ngành về chế độ, chính sách về đội
ngũ cán bộ kiêm nhiệm.


</div>

<!--links-->

×