Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

DSVH PHI VAT THE O VIET NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.89 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Các di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam</b>


<b>Hoài Vũ</b>


<i>Việt Nam là đất nước có lịch sử hào hùng và là cái nôi văn hóa nghệ thuật của khu vực Đông Nam</i>
<i>Á. Trải qua nhiều biến động về chính trị, xã hội, các thế hệ tổ tiên chúng ta với bản lĩnh kiên </i>


<i>cường vẫn quyết tâm gìn giữ những nét văn hóa </i>
<i>riêng của dân tộc mình. Tuy nhiên, giới trẻ ngày </i>
<i>nay không những bị ảnh hưởng quá nhiều của các </i>
<i>luồng văn hóa nước ngoài, mà còn thiếu hiểu biết </i>
<i>và xem thường dẫn đến nguy cơ biến mất của </i>
<i>những loại hình văn hóa ông cha để lại. </i>


May thay, việc Tổ chức giáo dục, khoa học và văn
hóa của Liên hiệp quốc UNESCO đứng ra công
nhận và bảo tồn các di sản văn hóa thế giới đã mở
ra cơ hội giúp chúng ta có thể bảo tồn và khôi phục
lại các loại hình văn hóa nghệ thuật này. Trong
khuôn khổ bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu một
số loại hình văn hóa phi vật thế nhân loại của Việt
Nam đã và sắp được UNESCO công nhận, giúp
bạn thêm hiểu biết và yêu quý các giá trị văn hóa
truyền thống của dân tộc.


<b>Đặc điểm của các di sản văn hóa phi vật thể nhân loại</b>


Mỗi di sản văn hóa phi vật thể muốn có tên trong danh sách "Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể
nhân loại" phải được một hoặc nhiều quốc gia đề cử tới UNESCO trước khi được đưa ra xem xét
bởi một ủy ban chuyên biệt. Những di sản được công nhận phải có những đặc điểm và giá trị sau:



 Kiệt tác có giá trị đặc biệt do nhân loại sáng tạo nên.


 Có sức ảnh hưởng lan tỏa trong cộng đồng và sự đợc đáo của bản sắc văn hóa.
 Tính ứng dụng, các chất lượng kỹ thuật và các khả năng mang lại hiệu quả.
 Mang giá trị như một chứng nhân độc đáo cho truyền thống văn hóa;


 Có nguy cơ biến mất do thiếu phương tiện bảo vệ và do quá trình đô thị hóa hay do tiếp
biến văn hóa. Vấn đề này phải được các quốc gia thể hiện trong các biện pháp quản lý và
chương trình hành động.


<b>Nhã nhạc cung đình Huê</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Nhã nhạc là sự hòa hợp tối đa của nhạc, hát và múa. Các quy định về quy mô dàn nhạc, cách thức
diễn xướng, nội dung bài bản... của Nhã nhạc đều rất chặt chẽ, phản ánh tính quy củ qua các định
chế thẩm mỹ rất cao. Hệ thống bài hát rất phong phú, với hàng trăm nhạc chương, lời ca bằng chữ
Hán do Bộ Lễ biên soạn. Nội dung thể hiện tư tưởng, quan niệm triết lý của chế độ quân chủ,
hướng về việc suy tôn công đức, cầu sự thái bình thịnh trị…


Khi các nhạc chương được hát lên, có các đội ngũ Bát dật múa phụ họa với hơn 100 người, ăn mặc
lộng lẫy tạo nên một khung cảnh uy nghi tráng lệ. Kèm theo đó là bản hòa tấu của nhiều nhạc cụ
với quy mô hoành tráng như Đại nhạc với 42 nhạc sinh, Huyền nhạc với 26 nhạc sinh... Trong đó
các nhạc cụ gõ như chuông, khánh, trống, chúc, ngữ đóng vai trò quan trọng, không chỉ trong hòa
tấu mà trong việc mở đầu và kết thúc buổi trình diễn.


Nhã nhạc được coi là quốc nhạc của âm nhạc Việt Nam, có sức lan tỏa và ảnh hưởng lớn qua nhiều
triều đại phong kiến ở Việt Nam. Nhã nhạc ra đời từ thời Lý (1010-1025), có hoạt động quy củ từ
thời Lê (1427- 1788) và phát triển rực rỡ vào thời Nguyễn, đặc biệt dưới thời vua Minh Mạng
(1820-1840). Nó được các triều đại quân chủ Việt Nam hết sức coi trọng, coi là một biểu tượng
cho vương quyền về sự trường tồn và hưng thịnh của quốc gia. Nhã nhạc với các thể loại như Giao
nhạc, Đại Yến, Miếu nhạc… trong các lễ tế đại triều, thường triều, mừng thọ, lễ đăng quang, lễ


tang, lễ tiếp đón sứ thần…


Tuy nhiên, cùng với sự sụp đổ của chế độ phong kiến Việt Nam, nhã nhạc ngày nay đã mất đi diện
mạo xưa, bị mờ nhạt và có nguy cơ biến mất. Việc được công nhận là di sản văn hóa UNESCO
hứa hẹn sự bảo tồn và phục hồi nhã nhạc, thể loại âm nhạc bác học đỉnh cao của dân tộc.


<b>Cồng chiêng Tây Nguyên</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Văn hóa cồng chiêng là hình thức sinh hoạt cộng đồng có từ lâu đời, gắn bó mật thiết với cuộc
sống của các dân tộc Tây Nguyên. Theo nhiều nghiên cứu, văn hóa cồng chiêng bắt nguồn cồng
đá, chiêng đá…. Không gian văn hóa cồng chiêng trải rộng suốt 5 tỉnh Tây Nguyên và chủ nhân
của nó là các dân tộc Bana, Xê-đăng, M nông, Cơho, Ê đê, Giarai… Mỗi buôn làng có một đội
cồng chiêng riêng phục vụ đồng bào trong những dịp sinh hoạt cộng đồng, lễ hội. Mỗi dân tộc lại
sáng tạo ra những bản nhạc cồng chiêng khác nhau, mang đặc trưng của dân tộc mình.


Người Tây Nguyên với đôi tay tài hoa và tâm hồn yêu âm nhạc đã biến cồng chiêng - sản phẩm
hàng hóa bình thường thành loại nhạc cụ tuyệt vời. Người chơi thể hiện tài năng trong việc đánh
chiêng cũng như chế tác chiêng. Từ việc chỉnh chiêng đến tự diễn thành một dàn nhạc, cách chơi,
cách trình diễn…đều điêu luyện dù không qua trường lớp nào. Mỗi chiếc cồng (có núm), chiêng
(không có núm) là một nốt nhạc. Cồng chiêng có thể được dùng đơn lẻ hoặc dùng theo bộ từ 2 đến
12 chiếc, có khi 18 đến 20 chiếc. Dàn nhạc cồng chiêng gồm nhiều người, mỗi người chỉ đánh một
chiếc cồng hoặc chiêng nhưng phối hợp rất nhịp nhàng, có thể diễn tấu những bản nhạc đa âm với
nhiều hòa điệu và âm thanh vang xa.


Cồng chiêng là tiếng nói tâm linh, tinh thần, diễn tả những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống của
người Tây Nguyêṇ. Họ coi mỗi chiếc cồng chiêng ẩn chứa một vị thần, cồng chiêng càng cổ thì vị
thần càng quyền lực. Cồng chiêng là phương tiện tín ngưỡng dùng để giao tiếp với các đấng siêu
nhiên, là thứ tài sản quý giá, biểu tượng của quyền lực và sự giàu có.


Cồng chiêng được đánh lên để mừng những ngày hội mùa màng như lễ mừng cơm mới, lễ đâm


trâu…đến những lễ ma chay, cưới hỏi, thổi tai cho trẻ sơ sinh… Vào những ngày lễ tết, từ già trẻ
gái trai quây quần bên đống lửa, vừa đánh cồng, gõ chiêng, vừa cùng nhau nhảy múa, uống rượu
cần…tạo nên nét sinh hoạt văn hóa dân gian nổi bất nhất của vùng đất sử thi hùng tráng này.


<b>Nét Ca trù Hà Nội</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Các nhà nghiên cứu đã chứng minh được rằng ca trù chính là mợt thể loại hát đầu tiên của người
Việt Nam, có lịch sử tồn tại dài nhất từ khi hình thành cho đến nay. Ban đầu ca trù được gọi là hát
ả đào - kiểu hát nói của người kỹ nữ kèm theo việc phục vụ rượu và giải trí. Đến thế kỷ XV, ca trù
được ưa chuộng và thịnh hành như mợt hình thức giải trí tinh thần ở hoàng cung cho các bậc vua
chúa, quan khách. Sau này, ca trù được biểu diễn ở đình làng, quán trọ, các nhà quyền quý và dần
trở thành hình thức giải trí phở biến, món ăn tinh thần của tầng lớp trí thức, trung lưu ở Hà Nợi.
Thế kỷ XIX đánh dấu sự phát triển rực rỡ nhất của ca trù với 216 nhà hát và hơn 2000 cô đầu ở Hà
Nội (theo báo Trung Bắc chu ̉nhật số129 - 1942) cùng các địa danh nổi tiếng như Ngã Tư Sở,
Khâm Thiên...


Ca trù được coi là thể loại hát có tính chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản và mang tính trí tuệ
nhất trong lịch sử âm nhạc cổ truyền Việt Nam. Ca trù độc đáo ở không gian nghệ thuật riêng,
nhạc cụ và thể thơ riêng biệt. Tham gia biểu diễn có ít nhất ba người: người ca sĩ luôn là nữ, hát
theo lối nói và gõ phách; hai người khác chơi đàn đáy và đánh trống chầu. Lời lẽ, ca từ của ca trù
mang tính uyên bác, ít lời mà nhiều nghĩa, giàu chất thơ, mang nhiều cảm xúc, trầm ngâm, sâu
lắng. Ca trù có đủ các thể loại từ trữ tình lãng mạn đến sử thi anh hùng, triết lý giáo huấn…đã thu
hút sự tham gia sáng tác, thể nghiệm tài năng của nhiều văn sĩ và trí thức.


Nhạc sỹ Nguyễn Xuân Khoát, người đã bỏ nhiều tâm huyết nghiên cứu Ca trù viết trên báo Ngày
Nay, 1940: “Đứng về phương diện hoà âm mà xét, lối hát Ả đào là khơng thể chỉ trích vào đâu
được. Ta chỉ nên lắng tai mà nghe sự hợp nhất, đối chiếu, thăng bằng hoàn toàn của mấy loại nhạc
khí góp vào lời ca”.


Cùng với thời gian, ca trù không còn phổ biến, bị mất dần. Tuy nhiên nó không bị pha tạp mà vẫn


giữ nguyên được nét cở xưa. Câu lạc bợ Ca trù Bích Câu ở Hà Nội vẫn biểu diễn những làn điệu ca
trù quen thuộc như "Hồng hồng, tuyết tuyết" "Khen ai khéo vẽ", "Tỳ bà hành" (thơ Bạch Cư Dị),
Hương Sơn phong cảnh (thơ Chu Mạnh Trinh), "Gặp xuân" (thơ Tản Đà), "Tự tình" (thơ Cao Bá
Quát),...


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đơ Huế cho biết, danh sách Đại diện các Di sản văn hóa Phi vật thể của Nhân
loại đã chính thức có hiệu lực tại kỳ họp lần thứ 3 của Ủy ban Liên Chính phủ về bảo vệ Di sản Văn hóa Phi
vật thể tổ chức tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 04/11/2008.


Danh sách gồm 90 hình thức biểu hiện văn hóa đã được UNESCO cơng bố là kiệt tác Di sản truyền khẩu và
phi vật thể của Nhân loại trong các năm 2001, 2003 và 2005. Trong số này có 26 di sản thuộc khu vực
Châu Á-Thái Bình Dương, 20 thuộc châu Âu, 19 thuộc khu vực châu Mỹ La-tinh và Ca-ri-bê, 18 thuộc châu
Phi và 7 thuộc khu vực Ả-rập. Có 9 di sản có sự chia sẻ chung của 2 hoặc nhiều quốc gia.


Việt Nam có 2 di sản là Nhã nhạc-Âm nhạc Cung đình Việt Nam và Khơng gian Văn hóa cồng chiêng Tây
Nguyên, trước đây được công nhận là Kiệt tác Di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại, bây giờ đã
chính thức trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Vân hóa cồng chiêngTây Nguyên-Di sảnvăn hóa


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×