Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Tai lieu tap huan ky nang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.99 KB, 43 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>KỸ NĂNG TỔ CHỨC DIỄN ĐÀN, ĐỐI THOẠI, HỘI THẢO</b>


<b>I. MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA CỦA DIỄN ĐÀN, ĐỐI THOẠI, HỘI THẢO:</b>


1. Diễn đàn, đối thoại, hội thảo là các phương thức khác nhau trong công tác tập hợp và giáo
dục thanh thiếu niên, tuy nhiên chúng có mục đích và ý nghĩa giống nhau. Đó là nơi để thanh thiếu nhi được
dịp tự thể hiện, tự khẳng định mình, phát huy được dân chủ trong sinh hoạt. Mỗi người được tự do phát biểu,
trình bày ý kiến, quan điểm của mình với bạn bè, đồng chí, với lãnh đạo Đảng, chính quyền, đồn thể. Qua
diễn đàn, đối thoại, hội thảo, mỗi bạn trẻ có thể biểu hiện thế giới nội tâm của mình trước cơng chúng từ tâm
trạng đến tình cảm, từ cá tính đến phương pháp tư tưởng... Tự thể hiện khơng chỉ có mục đích tự thân, nó
cịn là một trong những lý do tồn tại của con người với tư cách là một cá nhân cần được khẳng định về trí
tuệ và nhân cách, về quan điểm và thái độ hành động trong cuộc sống.


2. Mục đích cần đạt tới của diễn đàn, đối thoại, hội thảo là những chân lý cụ thể, là câu trả lời
hợp lý hoặc giải pháp tối ưu cho một vấn đề, do vậy khoảng cách về cấp, chức, độ tuổi, địa vị xã hội. .. bị
mờ nhạt đi tạo nên bầu khơng khí dân chủ thực sự, tất cả các thành viên đều đóng vai trị của người nói và
người nghe, đều bình đẳng trong việc trình bày những quan điểm riêng của mình, bảo vệ đến cùng những
quan điểm đó, khi chưa có những quan điểm khác thuyết phục hơn. Tất cả đều tự do trong việc thừa nhận,
ủng hộ hay phản bác quan điểm này hay quan điểm khác. Vì vậy, các kỹ năng diễn thuyết trước cơng chúng
của thanh thiếu nhi cũng được hình thành và phát triển.


3. Diễn đàn, đối thoại, hội thảo đều hướng vào một chủ đề nhất định do đó trong quá trình
chuẩn bị và tiến hành thực hiện mỗi bạn trẻ có điều kiện tự nghiên cứu, tìm hiểu và trao đổi rộng rãi với
nhiều người ở mọi lứa tuổi, nghề nghiệp khác nhau. Đó cũng là một q trình giúp đỡ họ tự giáo dục theo
chủ đề được Đoàn, Hội, Đội đặt ra có mục đích.


<b>II. PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC.</b>
<b>1. Diễn đàn</b>


<i><b>a) Khái niệm:</b></i>



Diễn đàn là nơi thanh thiếu nhi cơng khai bày tỏ ý kiến, quan điểm, tình cảm của mình về
một vấn đề nào đó.


Có 2 loại diễn đàn: Diễn đàn trực tiếp: Người phát biểu và người nghe trực diện nhau. Diễn
đàn gián tiếp là loại diễn đàn thơng qua đài, báo chí và các phương tiện khác. Chẳng hạn, đồn viên thanh
niên có thể sử dụng Báo Tiền phong, Thanh niên, cịn thiếu nhi có báo Thiếu niên tiền phong, Nhi đồng,...


Diễn đàn là nơi thanh niên có dịp bày tỏ quan điểm của mình về một vấn đề nào đó. Quan
điểm đó có thể chưa đúng hay lệch lạc nhưng khơng phải vì thế mà bị "truy chụp" bị đánh giá về tư tưởng và
phẩm chất đạo đức. Vấn đề quan trọng của diễn đàn là thông qua tranh luận để định hướng nhận thức và
hành động cho thanh thiếu nhi.


<i><b>b) Cách tổ chức</b></i>
- Bước chuẩn bị:


+ Thông báo chủ đề (những chủ đề đưa ra diễn đàn phải là những vấn đề mà thanh thiếu nhi
quan tâm). Hướng dẫn kỹ những nội dung chính của chủ đề để từ đó thanh niên tự tìm hiểu và sẵn sàng
chuẩn bị tham gia.


+ Chuẩn bị ý kiến nòng cốt. Những ý kiến nòng cốt thường là những ý kiến nhìn từ nhiều góc
độ khác nhau, cả mặt phải, cả mặt trái của vấn đề nhằm tạo ra những tình huống có vấn đề, để cuộc tranh
luận phong phú, đa dạng, sôi nổi.


+ Chuẩn bị một số câu hỏi liên quan đến những nội dung chính của chủ đề. Câu hỏi phải hết
sức cụ thể dễ hiểu, có thể dưới dạng xử lý tình huống, trình bày quan điểm đối với những ý kiến "ngược"


+ Lựa chọn hình thức diễn đàn để từ đó thiết kế chỗ ngồi, bài trí phịng họp và kịch bản cho
buổi diễn đàn (hình thức có thể lựa chọn: hái hoa dân chủ, kịch bản sân khấu hoá, báo tường)


- Bước tổ chức diễn đàn



+ Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu (Mục đích, ý nghĩa, lý do diễn đàn; thành phần đại biểu
mời và đại biểu tham gia diễn đàn)


+ Đoàn viên, thanh niên phát biểu về các nội dung thuộc chủ đề diễn đàn (những ý kiến nịng
cốt có thể phát biểu trước hoặc sau do khơng khí sơi nổi hay trầm lắng của diễn đàn, có thể nêu ra một vài
tình huống có vấn đề để tranh luận)


+ Kết thúc diễn đàn phải có bài tổng kết nhằm định hướng vấn đề và gợi những suy nghĩ tiếp.
Người tổng kết diễn đàn có thể mời các nhà khoa học, các nhà hoạt động chính trị - xã hội có hiểu biết sâu sắc về
chủ đề của diễn đàn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Tuỳ theo số lượng người tham gia và hình thức thể hiện mà bố trí địa điểm diễn đàn cho
phù hợp. Trang trí hội trường phải nêu rõ chủ đề của diễn đàn.


Số lượng người tham gia có thể mở rộng tới những người quan tâm đến chủ đề của diễn đàn (ngoài
đoàn viên, thanh niên)


- Có chủ toạ điều khiển ( có thể trực tiếp, có thể thơng qua người dẫn chương trình) và thư ký
ghi chép để làm cơ sở cho việc tổng kết diễn đàn.


- Trong quá trình diễn đàn nên xen kẽ các hình thức văn nghệ (hát, tấu, thơ ca...) để làm cho
buổi diễn đàn vui vẻ, hấp dẫn. Nếu phần văn nghệ cũng tập trung vào chủ đề của diễn đàn thì hiệu quả diễn
đàn càng cao.


<b>2. Đối thoại</b>
<i><b>a) Khái niệm</b></i>


Đối thoại là loại hình trao đổi trực tiếp về một vấn đề nào đó mà thanh niên quan tâm.



"Nghe thanh niên nói, nói cho thanh niên hiểu" chính là hình thức đối thoại, nhằm giải đáp
thắc mắc, nguyện vọng của thanh niên, giúp thanh niên nhận thức đúng về một vấn đề nào đó để có tình cảm
đẹp, ý chí lớn và hành động tích cực, tự giác.


Đối thoại chính là cách thức người nói và người nghe có "trao đi đổi lại" một cách trực tiếp.
Người nghe khơng cịn đóng vai trị thụ động mà phát huy được tính chủ động, chính kiến riêng sáng tạo của
mình.


<i><b>b. Cách tổ chức</b></i>
<b>- Bước chuẩn bị</b>


+ Thu thập những thắc mắc, những vấn đề mà thanh niên quan tâm. Có 2 cách thu thập ý
kiến: nghe phản ánh trực tiếp; thông qua thư từ khiếu nại, kiến nghị hoặc những câu hỏi của thanh niên.


+ Phân loại ý kiến: Mỗi nhóm vấn đề, nội dung thường có nhiều câu hỏi đề cập, do vậy phân
loại sẽ giúp cho đối thoại khơng bị trùng lặp ý kiến và đảm bảo tính chặt chẽ, logic của vấn đề cần đề cập.


+ Chuyển các ý kiến của thanh niên tới các cơ quan ban ngành, đến các cá nhân có liên đới
trách nhiệm nghiên cứu và chuẩn bị đối thoại với thanh niên.


<b>- Bước tổ chức đối thoại: </b>


+ Đối thoại là hình thức giáo dục, nên việc tổ chức đối thoại cần phải mang lại hiệu quả giáo
dục cao. Có chuẩn bị địa điểm, hội trường chu đáo, trân trọng người đến đối thoại.


+ Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu


+ Giới thiệu chủ đề, nội dung của buổi đối thoại và người lên đối thoại


+ Tiến hành đối thoại. Trong quá trình đối thoại điểm nào chưa rõ, người nghe có quyền chất


vấn để làm sáng tỏ vấn đề nhưng cần tránh biến "đối thoại" thành cuộc cãi vã vô tổ chức, vơ kỷ luật (Đối
thoại là một khía cạnh của dân chủ nhưng không phải là dân chủ vô tổ chức).


+ Sau đối thoại, ban tổ chức lên cảm ơn người đối thoại và kết luận những vấn đề đã được
giải quyết. Những vấn đề chưa thoả đáng đề nghị người đối thoại tiếp tục nghiên cứu và trình bày sau


<i><b>c. Một số điều chú ý.</b></i>


- Nên tổ chức đối thoại theo chủ đề. Tránh tràn lan. Người đối thoại với thanh niên phải nắm
vững nội dung thanh niên cần đối thoại. Tránh trả lời qua loa đại khái, né tránh.


- Người đối thoại không nên hứa trước thanh niên những việc ngồi khả năng giải quyết của
mình. Những vấn đề ngoài phạm vi chủ đề đối thoại hoặc chưa đủ căn cứ để giải quyết trong đối thoại cần
bảo lưu để giải quyết sau hoặc kiến nghị lên cấp cao hơn


- Có thể xen kẽ một số hoạt động văn hố tạo khơng khí giao lưu vui vẻ giữa người đối thoại
với thanh niên.


<b>3. Hội thảo. </b>


a. Khái niệm: Khác với diễn đàn thanh niên, hội thảo là nơi diễn ra cuộc thảo luận về một vấn
đề nào đó có tính khoa học, lý luận và thực tiễn đang đặt ra.


Mục đích của hội thảo là làm sáng tỏ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của vấn đề, để đề xuất
kiến nghị một cách có cơ sở khoa học mang tính khả thi.


Nội dung của hội thảo là những vấn đề xuất phát từ nhu cầu bức bách của cuộc sống, từ đòi
hỏi của phong trào TTN, giúp các cấp bộ Đoàn định hướng và phương pháp giải quyết những khó khăn đang
đặt ra.



<i><b>b. Cách tổ chức hội thảo</b></i>
<b>- Bước chuẩn bị: </b>


+ Thông báo nội dung hội thảo tới đoàn viên, thanh niên để họ chuẩn bị ý kiến, thu thập tư
liệu


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

+ Căn cứ vào chủ đề có thể phân cơng các tham luận tại hội thảo. Phần thảo luận là một sinh
hoạt có tính khoa học, do đó các tham luận khi chuẩn bị cần có căn cứ khoa học, có biểu mẫu thống kê, điều
tra xã hội học, các số liệu, tư liệu, các dẫn chứng để minh họa, chứng minh cho các quan điểm của mình.


<b>- Bước tiến hành hội thảo</b>


+ Tuyên bố lý do giới thiệu đại biểu và các thành phần tham gia hội thảo
+ Đề dẫn hội thảo


+ Các tham luận và các phát biểu tranh luận về các nội dung của hội thảo


Để vấn đề nêu ra trong hội thảo được xem xét một cách toàn diện, các tham luận phải được
đề cập từ nhiều góc độ. Cần có những phản biện để làm sáng tỏ vấn đề một cách khách quan biện chứng và
phải luôn luôn lấy thực tiễn làm thước đo chân lý.


+ Tổng kết hội thảo: Khẳng định những vấn đề đã được hội thảo nhất trí, trên cơ sở đó mà đề
xuất kiến nghị cách giải quyết vấn đề. Những vấn đề chưa được khẳng định cần hướng cho các thành viên
của hội thảo tiếp tục suy nghĩ, đồng thời bám sát thực tiễn cuộc sống đề điều chỉnh quan điểm của mình.


<i><b>c. Một số điều chú ý: </b></i>


- Hình thức hội thảo cũng như diễn đàn thanh niên. Có trang trí hội trường nêu bật chủ đề của
hội thảo. Có đoàn chủ tịch điều hành và thư ký ghi chép thảo luận. Thành phần hội thảo ngoài đoàn viên,
thanh niên cần mời thêm các nhà khoa học, những người quan tâm đến nội dung hội thảo cùng tham dự và


đóng góp ý kiến.


- Khi tiến hành hội thảo cần có phát biểu tranh luận không nên chỉ lần lượt đọc các tham luận
đã được chuẩn bị sẵn mà thiếu đi phần thảo luận tự do của những người tham gia hội thảo.


- Những tham luận có thể được biên tập in thành kỷ yếu hội thảo cho mọi người tham khảo,
khi phát biểu không nhất thiết phải đọc lại tất cả những gì đã có trong kỷ yếu


- Trong q trình hội thảo có thể kết hợp sinh hoạt văn nghệ làm cho buổi hội thảo thực sự
mang màu sắc thanh niên (nhưng không được lạm dụng)


<b>Bài 14</b>


<b>KỸ NĂNG TỔ CHỨC CÁC HỘI THI</b>
<b>I. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CÁC HỘI THI.</b>


<b>1. Mục đích.</b>


- Hội thi là hệ thống cách thức, biện pháp tác động vào thanh thiếu nhi, kích thích họ tích cực
tìm hiểu, tiếp thu, rèn luyện và thể hiện năng lực hành động, năng lực hiểu biết về một chủ đề nhất định, đạt
những chỉ tiêu nhất định do ban tổ chức hội thi đặt ra.


- Hội thi là một trong những phương thức hoạt động hấp dẫn của Đoàn, Hội, Đội nhằm giáo
dục bồi dưỡng rèn luyện thanh thiếu nhi về truyền thống, phẩm chất đạo đức, lối sống, về kỹ năng nghiệp
vụ... để giải quyết những vấn đề do thực tiễn cuộc sống đặt ra hay do nhiệm vụ học tập lao động, công tác,
nhiệm vụ chính trị ở địa phương, đơn vị địi hỏi.


- Thông qua các hội thi tuyên truyền ảnh hưởng, uy tín của tổ chức Đồn, Hội, Đội đối với
tồn xã hội, đối với công tác giáo dục thế hệ trẻ.



<b>2. Ý nghĩa.</b>


- Hội thi là dịp để các tổ chức cơ sở Đồn thu hút đơng đảo thanh thiếu nhi vào tổ chức, vào các
hoạt động tập thể. Quá trình chuẩn bị và tham gia hội thi, thanh thiếu nhi tích cực tự giác chủ động tìm hiểu,
luyện tập để nâng cao nhận thức, trình độ và có được những kỹ năng hoạt động tập thể cần thiết


- Hội thi là môi trường, tạo cơ hội cho thanh thiếu nhi bộc lộ năng khiếu, năng lực và kiểm
nghiệm khả năng trình độ của mình về một vấn đề nào đó, từ đó góp phần điều chỉnh nhận thức hành vi của
mình trong học tập, lao động cơng tác và trong cuộc sống hàng ngày.


- Hội thi còn là diễn đàn để thanh thiếu nhi bày tỏ quan điểm, nhận thức, tình cảm của mình
về các vấn đề mà họ quan tâm (theo chủ đề hội thi). Thơng qua đó các cấp, các ngành, các đoàn thể và toàn
xã hội thấy rõ trách nhiệm của mình trong cơng tác thanh thiếu nhi.


<b>II. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH MỘT HỘI THI</b>
<b>1. Công tác chuẩn bị</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

đích u cầu, qui mơ thời gian, địa điểm, đối tượng, thành phần dự thi; các nội dung chính của hội thi, thể lệ
cuộc thi; Ban tổ chức, Ban giám khảo hội thi; các giải thưởng của hội thi và biện pháp thực hiện.


- Báo cáo chủ trương, kế hoạch hội thi với cấp uỷ và lãnh đạo địa phương, đơn vị; báo cáo và
xin ý kiến chỉ đạo của Đoàn cấp trên (nếu hội thi khơng phải do cấp Đồn trên tổ chức). Tranh thủ sự trợ
giúp kinh phí vật chất và các điều kiện khác của các ngành, các đoàn thể, các tổ chức kinh tế - xã hội.


- Triệu tập cuộc họp cán bộ Đoàn mở rộng và các đại diện của các đơn vị tham gia hội thi
quán triệt chủ trương phổ biến kế hoạch, bàn biện pháp thực hiện.


- Các đơn vị, cá nhân tham gia hội thi tiến hành họp bàn biện pháp thực hiện, thống nhất chọn
cử đại biểu dự thi (trừ hội thi bắt buộc tất cả dự thi). Tổ chức tập dượt theo các nội dung của hội thi.quán
triệt nội qui và thể lệ cuộc thi cho các đối tượng tham gia hội thi.



- Tuỳ thuộc vào tính chất và yêu cầu của hội thi mà ban tổ chức cuộc thi có thể tiến hành tập
huấn kỹ cho thanh thiếu nhi tham gia hội thi về những vấn đề cơ bản nhất để đảm bảo chất lượng và sự
thống nhất trong quá trình thực hiện các nội dung của hội thi.


- Chọn địa điểm, thời gian thích hợp với chủ đề của Hội thi. Xây dựng, duyệt và thực hiện
makét trang trí đảm bảo nêu bật được chủ đề, tính hấp dẫn của hội thi.


- Thiết kế chương trình cơng diễn của hội thi, tổ chức tổng duyệt (nếu thấy cần thiết) hoặc
phổ biến cho các đối tượng dự thi để có kế hoạch thực hiện đúng theo kịch bản.


<b>2. Tổ chức hội thi</b>


Hội thi có thể tiến hành qua vòng loại, vòng sơ khảo và vòng chung khảo, tuỳ thuộc theo
từng chủ đề nhất định. Vòng chung khảo là thời điểm thể hiện kết quả của từng thí sinh (đơn vị) về các nội
dung dự thi. Để hội thi đạt kết quả cao cần chú ý một số vấn đề sau (đối với các Hội thi cần thể hiện trước
cơng chúng)


<i><b>a) Bài trí sân khấu</b></i>


- Phơng màn nên chọn gam màu sáng, qua ánh đèn tôn vẻ tươi trẻ phù hợp với ma két trang
trí đã được duyệt. Tuy nhiên tuỳ tình hình cụ thể mà có những sửa đổi điều chỉnh hay thay đổi cho hợp lý.


- Có hệ thống đèn đủ sáng, có đèn màu càng tốt. Phân công người phụ trách ánh sáng để điều
phối màu cho phù hợp theo nội dung thi. Nên có cây cảnh đặt trên sân khấu, đảm bảo khung cảnh hội thi gần
với thiên nhiên.


- Âm thanh: Nên có máy "tăng âm", Micro tốt (vì chất lượng âm thanh góp phần lớn vào sự
thành cơng của hội thi).. Có Micro cho thí sinh và người dẫn chương trình, cho ban giám khảo (nếu thấy cần
thiết)



- Các thí sinh có chỗ ngồi, có phịng tập kết, nơi trang điểm, thay trang phục.


- Sắp xếp chỗ ngồi của ban giám khảo hợp lý đảm bảo theo dõi thí sinh thực hiện các nội
dung hoàn chỉnh từ đầu đến cuối hội thi.


<i><b>b) Chương trình hội thi (cơng diễn)</b></i>


- Ổn định tổ chức bằng chương trình văn nghệ chào mừng hoặc một số bài hát cá nhân hay
tập thể.


- Khai mạc hội thi, giới thiệu đại biểu, giới thiệu người dẫn chương trình.


- Người dẫn chương trình tự giới thiệu (có thể 2 người) giới thiệu Ban giám khảo và điều
khiển thực hiện các nội dung hội thi theo kịch bản.


- Các thí sinh tham gia thực hiện các nội dung của hội thi. Xen kẽ giữa các phần thi có các
tiết mục văn nghệ để các thí sinh có thời gian thay trang phục chuẩn bị cho các phần thi tiếp theo. Đồng thời
ban giám khảo có thời gian đánh giá kết quả những nội dung đã thực hiện.


- Công bố kết quả và trao thưởng cho những thí sinh, đơn vị đoạt giải.
- Bế mạc hội thi


<i><b>c. Với các đối tượng dự thi và tổ chức hội thi</b></i>
- Với thí sinh:


Cần bình tĩnh, tự tin, khơng "tự nhiên chủ nghĩa", cần tránh các biểu hiện khiếm nhã trước
khán giả như bĩu mơi, vị đầu, bứt tai, so vai, rụt cổ, dạng chân, khuỳnh tay v.v... Tránh chào và chúc quá
nhiều đặc biệt là đối với ban giám khảo.



- Với người dẫn chương trình:


+ Cần nghiên cứu kỹ các đối tượng dự thi, chuẩn bị kỹ kịch bản từ lời giới thiệu, thuyết minh
ngắn gọn dí dỏm, hấp dẫn phù hợp với từng thí sinh đến một vài lời bình để chuyển tiếp nội dung hợp lý.


+ Cần tuân thủ chương trình, kịch bản đã định khơng tuỳ hứng thay đổi làm thí sinh mất bình
tĩnh thiếu tự tin.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

câu trả lời của thí sinh.


+ Khơng nói quá dài, đi lại quá nhiều trên sân khấu, không được nhầm lẫn họ tên, số báo
danh thí sinh.


+ Trước các tình huống bất ngờ cần bình tĩnh chủ động xử lý. Trường hợp ngoài giới hạn cho
phép cần xin ý kiến của Ban tổ chức hội thi hay Ban giám khảo.


- Với Ban giám khảo:


+ Cần thống nhất nội dung đáp án và thang điểm cho từng nội dung thi.


+ Chuẩn bị hệ thống câu hỏi phụ về xử lý tình huống để chủ động hỏi thí sinh (nếu hội thi có
u cầu dùng hình thức này).


+ Cần có phiếu điểm chấm cho từng thí sinh, có thư ký tổng hợp ngay sau từng nội dung mà
thí sinh đã thực hiện xong.


+ Sau khi thí sinh thi xong nên có thời gian nhất định để thống nhất đánh giá xếp loại, trên cơ
sở tổng hợp của thư ký, cần có những điều chỉnh cho hợp lý và thoả đáng đảm bảo cơng minh, chính xác.


- Với Ban tổ chức:



+ Cần chỉ đạo việc thực hiện nội dung, chương trình theo kế hoạch đã được thống nhất, khéo
léo xử lý những tình huống phát sinh, đảm bảo hội thi đạt mục tiêu, yêu cầu như đã xác định.


+ Chọn người dẫn chương trình nhanh nhẹn, hoạt bát, có giọng nói ấm truyền cảm khơng nói
ngọng, nói lắp. Nên có tổng duyệt trước khi hội thi cơng diễn chính thức.


+ Cần bố trí thời gian tập huấn, trao đổi giải đáp những vấn đề mà thí sinh cịn vướng mắc
trong quá trình chuẩn bị cho các nội dung thi.


+ Quan hệ liên kết phối hợp và tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các ngành, các tổ chức
đồn thể, các cá nhân tạo điều kiện tốt nhất cho hội thi.


+ Hội thi không chỉ đơn thuần là chọn và trao giải thưởng cho những thí sinh điển hình nhất
mà chính là tạo được phong trào thi đua sơi nổi của mọi thanh thiếu nhi hướng về hội thi. Mặt khác không
phải hội thi nào cũng phải được tổ chức cơng diễn ở sân khấu và tuỳ vào tính chất, mục đích, nội dung của
từng hội thi để ban tổ chức hội thi quyết định hình thức và biện pháp tiến hành cho phù hợp.


III. GIỚI THIỆU MỘT SỐ HỘI THI VÀ CUỘC THI.
1. Các cuộc thi vui chơi tổ chức trong phòng, hội trường.
<i>a) Thi hát liên khúc </i>


Chọn chủ đề như mưa, nắng, sông, biển, hoa, tuổi trẻ. .. Chia nhóm, các nhóm lần lượt hát
các bài hát có nội dung theo chủ đề được chọn, nhóm nào hát trùng với các bài hát đã hát trước đó hoặc
khơng tìm được bài hát nào nữa coi như thua cuộc.


<i>b) Thi đố vui.</i>


Chia nhóm, các nhóm lần lượt ra câu đố hoặc câu đối để nhóm khác trong vịng một thời gian
nhất định tìm ra câu trả lời đúng hoặc câu đối chỉnh nhất.



Sau một số câu đố hay câu đối do quản trị quy định thì cộng điểm xếp loại thắng thua cho
các nhóm.


<i>c) Thi tài trí với các nội dung sau: </i>
- Tự giới thiệu


- Nhận thức


- Đố vui với 3 nội dung: Giải thích một đồ vật, bình chú cho một bức tranh và một hành động
kỳ quặc.


- Thi năng khiếu
- Thi hùng biện


Tất cả những nội dung trên đều phải hướng về một chủ đề bắt buộc được qui định trước
<i>d) Thi ứng xử</i>


Quản trị đặt ra những tình huống có vấn đề, các cá nhân hay các nhóm xử lý các tình huống
đó.


Ngồi ra cịn có thể tổ chức thi kể chuyện vui, thi vẽ, thi nói dối, thi ảo thuật, thi quản trò, thi
hát dân ca, thi vũ hội v.v...


2. Một số cuộc thi trong hội trại.
<i>a) Trò chơi lớn: </i>


Là cuộc chơi với qui mô lớn về số lượng người tham gia, thời gian, địa điểm và nội dung
chơi. Cụ thể:



- Thi phát và nhận tín hiệu Morse, Semafore
- Thi hành quân theo dấu đường


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

- Thi các trò chơi nhỏ (những trò chơi qui định trong khi hành quân theo dấu đường và thực
hiện mật thư)


<i>b) Thi kỹ năng dựng lều</i>


- Thi cắm trại nhanh: Các nhóm dự thi với số lượng người như nhau, các điều kiện các
phương tiện như nhau nhưng phải đảm bảo dựng lều đúng kỹ thuật và nhanh nhất.


- Thi trại đẹp: Đẹp bao gồm sự thông minh sáng tạo trong cách trình bày, đúng kỹ thuật qui
định, hình thức hài hồ cân đối, trật tự, vệ sinh nội vụ gọn gàng, sạch sẽ.


<i>c. Các cuộc thi khác: Thi kéo co, thi cắm hoa, thi đấu thể thao, thi trò chơi, thi văn nghệ, thi</i>
hoá trang, thi hùng biện.


Tổ chức vui chơi cho thanh thiếu nhi thơng qua hình thức hội thi là một vấn đề cần được
nghiên cứu và phổ biến rộng rãi. Các cuộc thi chính là động lực thúc đẩy các bạn trẻ phát huy tinh thần sáng
tạo và khả năng ứng xử trong mọi hoạt động. Các cuộc thi trong vui chơi của thanh thiếu nhi bao giờ cũng
nhẹ nhàng và mang tính giáo dục cao. Nếu biết kết hợp các trò chơi dân gian, các trò chơi truyền thống với
các trị chơi hiện đại sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu giải trí cho giới trẻ và định hướng giá trị cho họ trong
công việc và trong cuộc sống hàng ngày.


Tuỳ hoàn cảnh cụ thể, tuỳ điều kiện cở vật chất và tuỳ từng đối tượng cụ thể mà đưa ra các
cuộc thi cho phù hợp, có hiệu quả giáo dục cao. Không nên tổ chức các cuộc thi như cá cược, ganh đua hay
vụ lợi làm ảnh hưởng đến những giá trị truyền thống tốt đẹp vốn có của các Hội thi.


<b>4. Hội thi thanh lịch</b>
<i>a) Mục đích ý nghĩa</i>



- Thơng qua hội thi giúp thanh niên nâng cao nhận thức về chính trị, văn hố, xã hội từ đó có
thái độ hành vi đúng đắn trong học tập, lao động, công tác và trong cuộc sống hàng ngày.


- Hội thi thanh lịch là môi trường và cơ hội tốt nhất để thanh thiếu nhi được bộc lộ, được thể
hiện hết những khả năng, năng lực của mình cả về nhận thức, cả về kỹ năng ứng xử giao tiếp trong công
việc và trong cuộc sống.


- Hội thi thanh lịch còn là diễn đàn của tuổi trẻ về nếp sống văn hoá, về những giá trị văn hoá
truyền thống của dân tộc và thời đại.


- Là một phương thức có hiệu quả để đồn kết tập hợp thanh thiếu nhi. Thơng qua hội thi, tổ
chức Đồn, Hội, Đội được củng cố, xây dựng và phát triển. Hội thi thu hút các ban ngành, các đoàn thể các
lực lượng xã hội cùng quan tâm đến công tác thanh thiếu nhi, có những giải pháp tích cực, đồng bộ, có hiệu
quả trong sự nghiệp chăm lo giáo dục, rèn luyện thế hệ trẻ.


<i>b. Đối tượng tham gia</i>


Mọi thanh thiếu nhi có thể tham gia hội thi, được lựa chọn từ chi đồn, chi hội, chi đội,
nhóm, câu lạc bộ, từ các đơn vị học tập, lao động, công tác.


Nếu số lượng tham gia thi đơng thì hội thi có thể tiến hành nhiều vịng loại với nhiều hình
thức khác nhau để từ đó tuyển chọn số người cần thiết tham gia thi chung khảo.


<i>c. Những nội dung cơ bản</i>


Căn cứ vào từng đối tượng, từng lĩnh vực khác nhau mà đề ra nội dung cho phù hợp. Có thể
tạm đưa ra những nội dung chính sau:


- Thi nhận thức: Thông qua hệ thống câu hỏi để kiểm tra mức độ nhận thức của thí sinh về


nghề nghiệp chun mơn, về chính trị, văn hố, xã hội.


- Thi ứng xử: Những tình huống đưa ra trong hội thi nhằm đánh giá khả năng ứng xử của thí
sinh có chính xác thơng minh và linh hoạt khơng.


- Thi năng khiếu: đó là sự bộc lộ những khả năng của thí sinh về mọi mặt. Nội dung này sẽ
giúp cho hội thi thêm phần hấp dẫn, sinh động.


- Thi thời trang là nét đặc trưng cho các hội thi thanh lịch. Đó là những trang phục tự chọn,
trang phục bắt buộc mà thí sinh phải thể hiện sao cho hợp thời trang, hợp mốt được cộng đồng chấp nhận.


- Ngoài ra cịn có thể thi hùng biện hay thi kỹ năng hoạt động xã hội
5. Thi cán bộ Đoàn giỏi


Thi cán bộ Đồn giỏi (Bí thư chi đồn) là một trường hợp đặc biệt của hội thi thanh lịch. Tuy
nhiên, các nội dung thi cần được điều chỉnh cho thích hợp với đối tượng dự thi.


<i>- Phần nhận thức: Kiểm tra sự hiểu biết của thí sinh về các chủ trương cơng tác của Đồn, nhiệm vụ</i>
chính trị của địa phương.


<i>- Phần ứng xử: nêu các tình huống về nghiệp vụ cơng tác Đồn (như bầu cử trong Đại hội, chuyển</i>
sinh hoạt Đồn cho một đồn viên nào đó, giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng,...)


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>c</b>
<b>Bài 12</b>


<b>HÁT, MÚA TẬP THỂ TRONG SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG</b>
I. HÁT TẬP THỂ


1. Mục đích, ý nghĩa



Trong một cuộc gặp mặt đơng vui, trước cuộc họp chi đồn, chi hội, chi đội, những khuôn mặt trẻ
trung, rạng rỡ, những lời ca tiếng hát cùng tiếng vỗ tay và tiếng cười sảng khối. Đó là hình ảnh đẹp đẽ thể
hiện tình bạn, tình đồng chí của mỗi tập thể thanh thiếu nhi.


Hát tập thể trong sinh hoạt Đoàn, Hội, Đội, sinh hoạt thanh thiếu nhi là hoạt động cần thiết không
thể thiếu được của giới trẻ. Nó là nhịp cầu, là sự giao lưu, khởi động đầy hứng thú sôi nổi, tạo ấn tượng
mạnh mẽ cho từng cá nhân và cho cả tập thể. Đồng thời với ý nghĩa, nội dung của từng thể loại, bài hát sẽ
tạo được tình cảm với những sắc thái khác nhau, góp phần giáo dục ý thức tập thể, tinh thần đoàn kết thân ái
trong một tập thể vững mạnh.


Hát tập thể góp phần giáo dục ý thức thẩm mỹ, sự cảm thụ nghệ thuật cho mỗi thành viên, Nó ln
kích thích lơi cuốn người tham dự cùng hát, cùng vỗ tay theo từng lời, tiết tấu, nhịp điệu của bài hát.


2. Những điều cần chú ý khi điều khiển hát tập thể.


a) Lựa chọn bài hát cho phù hợp, đây là bước rất quan trọng không thể tuỳ tiện. Bài hát được lựa
chọn cần phù hợp với số lượng thành viên tham dự, phù hợp với chủ đề của buổi sinh hoạt, phù hợp với
không gian, địa điểm nơi diễn ra cuộc họp. Chẳng hạn, trong một hội nghị với hàng trăm người tham dự với
thành phần rất khác nhau thì nên chọn một bài hát thật quen thuộc và dễ hát. Nhưng trong sinh hoạt chi
đồn, chi hội với số lượng ít thì có thể hát những bài mà các bạn trẻ ưa thích.


b) Giới thiệu bài hát, mời hát linh hoạt kèm theo những động tác cần thiết cũng là một nghệ thuật của
người điều khiển. Bắt nhịp bài hát rõ ràng, chính xác, đúng nhịp phách, đúng cao độ, trường độ, sẽ làm tăng
hiệu quả của việc hát tập thể. Khéo xử lý tình huống bất trắc có thể xảy ra (bắt giọng cao hay thấp quá) cũng
tạo nên bầu không khí vui tươi, phấn khởi trong tập thể.


c) Có thể chọn một số bài hát mới đơn giản để tập cho mọi người trước buổi sinh hoạt tập thể.
Những nhạc sĩ có tài thường sáng tác được những bài hát như vây. Ví dụ bài "Nụ cười hồng" của Lê Quốc
Thắng chỉ có 4 câu rất dễ thuộc, dễ nhớ, nhịp phách đơn giản rất dễ hát. Trong 5 phút mọi người có thể


thuộc và hát được ngay.


d) Kết hợp hát tập thể với trò chơi tập thể là một nét độc đáo trong phong cách điều khiển của ngươì
cán bộ Đoàn, Hội, Đội. Hát liên khúc, hát đuổi, hát theo nhịp vỗ tay... có thể sử dụng các hình thức, phương
pháp của câu lạc bộ các bạn yêu nhạc do đài truyền hình phối hợp với Đài tiếng nói Việt Nam tổ chức trong
sinh hoạt văn nghệ tập thể (thi hát theo từng chủ đề: Cây, con, sông, biển).


3. Tập hát cho tập thể


a) Đây là một việc làm tưởng dễ, nhưng không phải bất kỳ ai hễ cứ thuộc bài hát là có thể tập được
cho người khác. Hướng dẫn một bài hát mới cho tập thể cũng cần có phương pháp, nghĩa là làm cho mọi
người dễ thuộc, dễ tiếp thu và có thể tự hát được một cách nhanh nhất.


b) Tập hát cho tập thể, có thể tiến hành theo các bước sau đây:


- Hát trước 1-2 lần để cho mọi người cảm nhận tiết tấu, giai điệu của bài hát.


- Chép lời của bài hát (trên bảng nếu có) và phân tích ý nghĩa của lời ca để mọi người bước đầu nhận
biết được tính chất, thể loại của bài hát (hành khúc, trữ tình, dân ca...)


Tập từng câu một với giọng vừa phải (không cao quá, không thấp quá), chú ý những chỗ khó hát
(luyến, láy ngắt âm)


- Bài hát có thể có nhiều đoạn, có thể tập từng đoạn một, thuộc hết đoạn này mới sang đoạn khác.
- Sửa ngay những chỗ mà nhiều người hát sai (về cao độ, trường độ) nhất là những lỗi theo quán tính
(đã biết sơ sơ nhưng khơng chính xác)


- Nếu có thời gian, cần gọi một vài bạn lên hát đơn ca, hoặc chia nhóm để thi xem nhóm nào hát
đúng, hát hay (nhận xét lẫn nhau)



- Ôn luyện thường xuyên, mỗi cá nhân cần tự nhẩm lại bài hát sau khi tập. Có như vậy mới chóng
thuộc và có thể tham gia hát tập thể một cách vui vẻ, tự nhiên.


- Tập hát cho tập thể, nên điều quan trọng là thuộc bài hát, sau mới lưu ý đến hát đều (cao độ, trường
độ, ngân, nghỉ). Khi tất cả cùng thuộc bài hát vừa tập mới quan tâm đến việc thể hiện tình cảm của bài hát.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

- Có thể hát mẫu khi sử dụng những yếu tố sơ đẳng của kỹ thuật thanh nhạc: lấy hơi, nhả chữ, giọng
cổ, giọng mũi, ngân dài...


4. Các loại bài hát tập thể thông dụng


<i>a) Các bài hát theo qui định (nghi lễ nghi thức)</i>
- Quốc ca


- Quốc tế ca
- Lãnh tụ ca


- Ca ngợi Đảng Cộng sản Việt Nam
- Thanh niên làm theo lời Bác
- Lên đàng


- Tiến lên đoàn viên


<i>b) Những ca khúc cách mạng quen thuộc</i>
- Màu cờ tôi yêu (Phạm Tuyên)


- Việt Nam ơi mùa xuân đến rồi (Huy Du)
- Tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ (Triều Dâng)


- Hành khúc thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh (Văn Dung)


- Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân (Huy Thục)
- Đêm Trường Sơn nhớ Bác


- Như có Bác trong ngày vui đại thắng (Phạm Tuyên)
- Cuộc đời vẫn đẹp sao (Phan Huỳnh Điểu)


(Có thể tham khảo tập bài hát "100 ca khúc chào thế kỷ" Nxb Thanh niên Hà Nội, 2000 do Ban Tư
tưởng Văn hố Trung ương Đồn phát hành đến tận cơ sở).


II. NHẢY MÚA TẬP THỂ


1. Vài nét về nghệ thuật nhảy múa sinh hoạt


Nghệ thuật nhảy múa rất đa dạng, nhiều màu sắc cả về nội dung và hình thức. Đó vừa là một bộ mơn
của nghệ thuật sân khấu, vừa là một món ăn tinh thần hàng ngày của quần chúng, đặc biệt là thanh thiếu nhi.
Nhảy múa trong sinh hoạt cộng đồng là loại hình sinh hoạt phổ cập có tính chất truyền thống ở nhiều
nước trên thế giới. Chúng ta đã từng chứng kiến nhiều điệu nhảy thú vị như: Xoè vòng của dân tộc Thái ở
Tây Bắc, "Lăm Vông" của các bộ tộc Lào, Tăng-gô, Van-Xơ ở Châu Âu, Cha-Cha-Cha, Rum Ba ở Châu
Mỹ,...


- Nhảy múa sinh hoạt phát triển các yếu tố dân gian, các động tác đơn giản được lặp đi lặp lại, dễ
học, dễ nhớ và mang tính quần chúng cao, từ các cháu mẫu giáo, thanh thiếu nhi đến những người cao tuổi.


Nhảy múa sinh hoạt là một hoạt động văn hoá lành mạnh làm cho cuộc sống thêm vui tươi, phấn
khởi, lạc quan, yêu đời, đồng thời cũng có tác dụng thư giãn sau những giờ lao động mệt mỏi. Đó là phương
tiện giao lưu tình cảm thắt chặt tình đồn kết, hiểu biết lẫn nhau, xích lại gần nhau giữa các thành viên trong
cộng đồng.


Nhảy múa sinh hoạt là hình thức vận động, kết hợp nhiều yếu tố: nghe, nhìn, nhảy múa, ca hát làm
cho con người thêm nhanh nhẹn hoạt bát. Đồng thời qua đó góp phần giáo dục ý thức thẩm mỹ lành mạnh,


tiến bộ.


2. Phương pháp tổ chức nhảy múa tập thể


<i>a) Đội hình thường gặp là nhảy vịng trịn, nhảy đơi hoặc nhảy tự do</i>


Đội hình vịng trịn thường được sử dụng trong các đêm lửa trại (kết thành nhiều vòng tròn mà tâm là
đống lửa trại), trong các cuộc vui liên hoan khi gặp mặt hoặc chia tay.Nhảy múa tập thể với đội hình vịng
trịn thường được thực hiện theo nhạc của những bài hát sinh hoạt cộng đồng như Nối vòng tay lớn của
Trịnh Cơng Sơn, Như có Bác trong ngày vui đại thắng của Phạm Tuyên hoặc các bài hát dùng trong Đêm
lửa trại. Đặc điểm là dễ tập, dễ nhảy, kể cả những người chưa biết cũng có thể tham gia, như bạn bè người
xung quanh học và làm theo các động tác của họ.


Nhảy đôi thường được áp dụng cho các điệu vũ quốc tế như Cha-cha-cha, Rum-Ba,Van-xơ khi hội
vui lên cao trào, mọi người có thể nhảy tự do (theo cách là được học hoặc tự nhảy theo ý của mình). Khi
nhảy tự do điều quan trọng khơng còn là ở chỗ phải đúng động tác, đúng qui cách nữa mà chủ yếu là để thể
hiện lòng say mê, hứng khởi của bản thân đối với bạn bè, đồng chí, với tập thể, thể hiện "vui hết mình"


<i>b) Tổ chức nhảy múa tập thể</i>


- Phải có người chủ trị, vừa đóng vai người dẫn chương trình, vừa điều phối phát động lực lượng
nịng cốt châm ngịi, từ đó cuốn hút mọi người cùng tham gia đông đảo.


- Người chủ trị chỉ huy dàn nhạc (hoặc đàn c, hoặc băng nhạc có sẵn) một số bạn có giọng hát tốt
hát theo dàn nhạc để làm nền cho điệu nhảy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

chính quyền, đại diện các đồn thể khác (cơng đồn, phụ nữ...) tham dự. Vì vậy cần cử một số bạn trẻ đến
mời các vị đại biểu cùng tham gia nhảy múa chung vui cùng thanh niên.


- Chú ý nên kết thúc khi cuộc vui đạt đến đỉnh cao, không nên để đến lúc cuộc vui đã tàn dễ gây tâm


lý nhàm chán. Kết thúc như vậy sẽ gây được dấu ấn sâu sắc trong lòng người tham dự.


- Cũng hết sức tránh hiện tượng có một số bạn nhân cuộc vui mà đưa vào những trò đùa quá chớn
như xuyên tạc bài hát, xuyên tạc các điệu nhảy múa, gây cười thiếu văn hoá...


<b>Bài 11</b>


<b>KỸ NĂNG TỔ CHỨC TRẠI</b>
I. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA


Trại là hình thức hoạt động thích hợp với thanh thiếu nhi. Thanh thiếu nhi thích giao lưu
thơng qua hoạt động tập thể, thích khám phá những điều mới lạ, gần gũi với thiên nhiên và vận dụng những
hiểu biết của mình trong cuộc sống, lao động, sáng tạo. Trại sẽ đáp ứng được nhu cầu sở thích của thanh
thiếu nhi và nâng cao hiểu biết về mọi mặt, rèn luyện các kỹ năng cần thiết trong hoạt động xã hội.


Trại là hình thức lập "làng" lưu động mà ngày xưa dân du mục thường dùng, quân đội thường
đóng trại trong các cuộc hành quân, các tổ chức đoàn thể, trường học thường dùng hình thức trại để tổ chức
cuộc liên hoan họp bạn, tổng kết mừng công, tập huấn chuyên đề...


Trại là nơi tạo điều kiện cho thanh thiếu nhi hoà nhập vào cuộc sống tập thể với các hình thức
học mà chơi, chơi mà học. Hoạt động của trại mang tính đồng đội cao, vì vậy rèn luyện được ý thức tổ chức
kỷ luật, trách nhiệm của mỗi một thành viên đối với cộng đồng, xây dựng được bầu khơng khí thân ái, đồn
kết, gắn bó trong q trình hoạt động ở trại và sau những ngày trại.


II. KỸ NĂNG TỔ CHỨC TRẠI
1. Một số loại hình chủ yếu


<i>- Trại dã ngoại: Thường gắn với các hoạt động tham quan, dã ngoại, pícníc. thường tổ chức</i>
với mục đích là nghỉ ngơi, thư giãn.



<i>- Trại ngắn tổ chức trong khoảng thời gian 1 đến 2 ngày với mục đích để học tập, thay đổi</i>
khơng khí sinh hoạt hoặc tham gia cơng tác xã hội tại địa phương nào đó.


<i>- Tại tập huấn: Nhằm mục đích huấn luyện cho thanh thiếu nhi về chuyên mơn, về kỹ năng</i>
nghiệp vụ cơng tác Đồn, Hội, Đội.


<i>- Trại bay: Dùng cho những hoạt động dài ngày ở nhiều địa điểm khác nhau. Có nơi gọi là</i>
trại cơ động chỉ tổ chức cho thanh thiếu nhi thực sự tháo vát, có sức khoẻ và giỏi về cơng tác hoạt động xã
hội.


<i>- Hội trại thi tài: Thường tổ chức gắn với từng địa phương đơn vị, với mục đích nâng cao</i>
kiến thức nghề nghiệp, tay nghề chuyên môn bằng những hình thức thi thố tài năng, trao đổi kinh nghiệm
học tập lẫn nhau.


<i>- Hội trại truyền thống: là một hình thức hoạt động sáng tạo của phong trào thanh thiếu niên</i>
giúp cho thanh thiếu nhi nhận thức rõ hơn về truyền thống của Đảng, dân tộc, Đoàn, địa phương, đơn vị, của
cách mạng tạo cho họ cảm xúc sâu sắc, khơi dậy trong họ niềm tin đi tới tương lai. Hội trại truyền thống
thường được tổ chức vào những ngày kỷ niệm, ngày lễ lớn và các sự kiện chính trị trọng đại khác.


<i>- Trại liên hoan họp bạn: Nhằm mục đích hội họp những người có cùng chung một sở thích,</i>
nhu cầu, cùng lứa tuổi hay nghề nghiệp, nhằm để giao lưu trao đổi kinh nghiệm. Trại liên hoan họp bạn có
thể tổ chức ở qui mơ lớn: tỉnh, khu vực, quốc gia...


2. Chuẩn bị cho một cuộc trại


- Xác định mục tiêu và thời điểm tổ chức trại, đặc biệt loại trại, chủ đề của trại, qui mô trại;
thành lập ban chỉ huy trại.


- Xây dựng kế hoạch chương trình chi tiết thảo luận và thống nhất trong tập thể lãnh đạo
Đoàn, Hội, Đội



- Làm việc với chính quyền địa phương hay lãnh đạo đơn vị nơi cắm trại.


- Thông báo chủ trương, kế hoạch, chương trình cho các đơn vị tham gia để xúc tiến các hoạt
động chuẩn bị cho cuộc đi trại.


- Trước ngày đi trại (hoặc khai mạc hội trại ) cần họp Ban chỉ huy trại để đánh giá tình hình
chuẩn bị, bổ khuyết kịp thời những thiếu sót, đảm bảo cuộc đi trại (hội trại) diễn ra đúng kế hoạch, chương
trình đã thống nhất.


3. Phương pháp xây dựng kế hoạch cho một cuộc cắm trại (hội trại).
<i>Kế hoạch gồm 3 phần chính sau: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Phần thứ hai: XÁC ĐỊNH NỘI DUNG, BIỆN PHÁP
- Chủ đề của trại


- Qui mô, thời gian và địa điểm
- Đối tượng, thành phần tham gia


- Những nội dung diễn ra trong quá trình tổ chức trại.
- Phương pháp thực hiện từng nội dung


- Trách nhiệm của các đơn vị và cá nhân tham gia trại
Phần thứ ba: CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN


- Phân cơng trách nhiệm cụ thể trong q trình chuẩn bị và tổ chức thực hiện cho Ban chỉ huy
trại (từng tiểu ban và từng thành viên)


- Công tác chuẩn bị: Tiến độ thời gian, yêu cầu cần đạt được của từng đơn vị tham gia.
Căn cứ vào kế hoạch xây dựng chương trình chi tiết cho các hoạt động ở trại (kịch bản) từ đó


phân cơng thực hiện khép kín.


Để đảm bảo thống nhất trong q trình thực hiện các nội dung của trại cần thiết phải xây
dựng nội dung và thể lệ các cuộc thi, hội thi (nếu có) và phổ biến trước cho các đơn vị, cá nhân tham gia
trại.


4. Một số hoạt động cơ bản có thể tổ chức ở trại (hội trại)


- Tuỳ theo loại trại, mục đích u cầu, qui mơ của trại mà đề ra những hoạt động thích hợp:
<i>a) Các trị chơi tập thể</i>


- Trò chơi lớn: Tổng hợp nhiều trò chơi với qui mô lớn, nhiều người tham gia trong phạm vi
địa bàn rộng, thời gian kéo dài (có sử dụng dấu đi đường, truyền tin, mật thư...)


- Các trò chơi dân gian, trò chơi nhỏ
<i>b) Các cuộc thi</i>


+ Thi trò chơi


+ Thi dựng lều nhanh, trại đẹp
+ Thi truyền tin (morse, Semaphore)


+ Thi thể thao: Cờ vua, cờ tướng, cầu lơng, bóng bàn, bóng chuyền, bóng đá, kéo co v.v...
+Thi cắm hoa


+ Thi nấu ăn
+ Thi văn nghệ


+ Đồng diễn thể dục, võ thuật
<i>c) Múa hát tập thể</i>



<i>d) Các cuộc gặp gỡ, giao lưu giữa các đơn vị</i>
<i>e) Tham quan, viếng nghĩa trang</i>


<i>f) Các hoạt động nhân đạo từ thiện</i>


<i>h) Lửa trại: tổ chức vào buổi tối với nhiều loại hình khác nhau.</i>
5. Lập chương trình của một cuộc cắm trại (Hội trại)


<i>a) Tập kết đến địa điểm trại</i>


- Kiểm tra lại số lượng người tham gia, các dụng cụ mang theo
- Nghỉ 30'


- Ban chỉ huy chỉ dẫn địa điểm dựng trại cho các đơn vị


Có thể bắt đầu tập kết đến địa điểm thơng qua trị chơi lớn, khi đến địa điểm dựng trại dùng
mật thư hay truyền tin để chỉ dẫn cho các đơn vị, vị trí dựng trại nhằm tạo khơng khí sơi động của trại ngay
từ những hoạt động trên.


- Các đơn vị dựng lều, cột cờ, lều chỉ huy, lều cứu thương, bố trí các địa điểm hoạt động... có
thể tổ chức thi dựng lều nhanh giữa các đơn vị.


<i>b) Khai mạc trại: </i>


- Các trại viên tập trung về địa điểm để làm lễ khai mạc
- Chào cờ


- Trại trưởng đọc lời khai mạc, nêu mục đích nội dung và chương trình
- Phát biểu chào mừng của đại biểu thanh niên địa phương



- Các hoạt động phục vụ cho lễ khai mạc: Thể dục nhịp điệu, võ thuật, biểu diễn nghệ thuật
vv...


- Các đại biểu và ban chỉ huy đi thăm các đơn vị và chấm trại lần 1


<i>c) Hoạt động trại: Tuỳ theo quy mô, thời gian và số lượng các đơn vị mà lựa chọn tổ chức</i>
các hoạt động (ở mục 4) cho phù hợp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

- Công bố kết quả và trao giải thưởng cho các cuộc thi


- Trại trưởng đánh giá kết quả của các đơn vị tham gia hoạt động và tuyên bố bế mạc
- Hạ lệnh nhổ trại, thu dọn đồ đạc, làm vệ sinh khu vực cắm trại, hành quân ra về
6. Một số kỹ năng phục vụ cho hoạt động trại


- Trại viên phải biết thực hiện các loại gút:
+ Gút đầu dây: Đơn, kép, số 8


+ Gút nối: Dẹt, bò, thợ dệt, nối câu
+ Gút níu: Mỏ chim, thịng lọng, sơn ca
- Kỹ năng truyền tin.


+ Truyền tin bằng Morse: Dùng tay, dùng cịi, dùng đèn pin
+ Truyền tin bằng tín hiệu Semaphore: Dùng cờ theo quy định


- Kỹ năng soạn thảo và dịch mật thư: dạng Morse, dạng Semaphore, dạng chủ thay chữ, số
thay chữ, dạng chuyển dịch vị trí, toạ độ, ẩn ngữ vv... Đã có những tài liệu chuyên đề về các kỹ năng nói
trên (do Trung ương Hội LHTN Việt Nam biên soạn)


<b>Trò</b>


<b>chơi TTN </b>


15:42 15/08/2005
<b>Bài 10</b>


<b>KỸ NĂNG TỔ CHỨC TRỊ CHƠI</b>


I. MỤC ĐÍCH U CẦU CỦA VIỆC TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TTN.


1. Đáp ứng nhu cầu giao lưu, vui chơi giải trí của thanh thiếu nhi, phù hợp với đặc điểm tâm
lý lứa tuổi, tạo sức hấp dẫn của tổ chức Đoàn, Hội đối với thanh thiếu nhi.


2. Thơng qua trị chơi nhằm tạo mơi trường tiên tiến để thanh thiếu nhi rèn luyện nhân cách
và các kỹ năng cần thiết trong giao tiếp ứng xử.


3. Tạo cơ hội cho thanh thiếu nhi thể hiện khả năng, năng khiếu, óc sáng tạo của mình trong
những tình huống có vấn đề.


II. KỸ NĂNG QUẢN TRỊ.


Muốn tổ chức trò chơi, người điều khiển trò chơi (quản trò) phải có một số kỹ năng cơ bản.
Nội dung trị chơi phong phú hấp dẫn, người chơi tham gia nhiệt tình nhưng quản trị vụng về thì cuộc vui
chơi tập thể sẽ kém hiệu quả và khó thành cơng. Vì vậy rèn luyện kỹ năng quản trò là vấn đề hết sức quan
trọng và cần thiết đối với cán bộ thanh thiếu nhi ở cơ sở.


1. Người quản trò phải biết nhiều trò chơi.


Biết nhiều trò chơi là một yêu cầu khơng thể thiếu được của người quản trị. Trước hết, trong
cẩm nang của quản trị phải có đủ các loại trị chơi có thể phân loại theo tính chất, nội dung, theo đội tuổi,
theo địa hình (vị trí chơi), theo u cầu, theo quy mơ v.v... để từ đó có thể sử dụng cho cuộc chơi bất kỳ lúc


nào, ở đâu, cho bất kỳ đối tượng nào. Đặc biệt, quản trò cần nắm vững một số trò chơi hay nhất, dễ thực
hiện nhất đã được người chơi hưởng ứng và đã được tổ chức thành công để khởi đầu cho những trò chơi mới
lạ tiếp theo.


2. Biết cách sử dụng trò chơi đúng đối tượng và hợp với tâm trạng người chơi.


Khi chuẩn bị cuộc chơi, quản trò phải quan sát trạng thái tâm lý, niềm say mê nhiệt tình của
người chơi từ đó lựa chọn những trị chơi phù hợp. Hãy chọn những trò chơi đơn giản và mọi người có thể
dễ dàng hưởng ứng. Khi người chơi đã nhập cuộc thì bắt đầu đưa vào những trị chơi địi hỏi cao hơn, phức
tạp hơn. Cũng cần có những trị chơi làm cho người chơi có cảm giác cuộc chơi còn tiếp tục mãi, để họ hào
hứng sẵn sàng tham gia.


3. Bắt đầu cuộc chơi một cách dí dỏm, hài hước, hấp dẫn.


Điều kiện để cuộc chơi thành công là người chơi muốn chơi, chăm chú nghe quản trị và nắm
vững luật chơi, tự nguyện, nhiệt tình chủ động tham gia trị chơi.


Vì vậy, trước hết cần dùng những lời nói hết sức ngắn gọn, hài hước, dí dỏm, giới thiệu tên
trị chơi, mục đích ý nghĩa của nó. Tiếp theo cần nêu rõ cách chơi và những "luật lệ" cần tuân thủ. Sau cùng
là nêu trước ý định sẽ thưởng phạt những ai chơi tốt hay phạm luật.


Cần cho mọi người chơi thử một lần (chơi nháp), sau đó tiến hành chơi thật và cử "trọng tài"
bắt lỗi những ai phạm luật.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

Dự kiến những tình huống bất trắc và xử lý tình huống một cách hợp lý.


Quản trò phải di chuyển sao cho có thể quan sát được tồn bộ cuộc chơi, nhanh chóng phát
hiện ra những người lanh lợi, hoạt bát, dí dỏm làm nòng cốt cho cuộc chơi.


Nghiêm túc tuân thủ luật chơi đảm bảo thực sự cơng bằng, bình đẳng, song vẫn vui vẻ, thoải


mái và hào hứng.


Cuộc chơi bắt đầu từ những trò chơi đơn giản nhất và phức tạp dần lên. Biết dùng những trị
chơi phụ làm hình phạt tạo điều kiện cho mọi người được thư giãn và biết chấm dứt cuộc chơi đúng thời
điểm (tốt nhất là vào lúc cao điểm) hay đã phân định thắng thua rõ ràng. Cố gắng duy trì một bầu khơng khí
hồn tồn thoải mái, thư giãn thật sự, khơng kể gì thắng hay thua.


5. Biết cách luyện tập tác phong phù hợp trong khi điều khiển trò chơi.


Dáng điệu, cử chỉ phải gây được thiện cảm, tạo được sự chú ý ban đầu, tạo nên sự gần gũi
thân quen trong suốt cuộc chơi.


Tâm hồn trong sáng cởi mở toàn tâm toàn ý cho cuộc vui chung. Biết hành động, biết nói sao
cho đúng lúc, đúng đối tượng, biết khích lệ động viên sự cố gắng của mọi người đảm bảo hiệu quả giáo dục
sâu sắc thơng qua cuộc chơi.


Có bản lĩnh vững vàng, ứng xử nhanh nhẹn, không cáu gắt la mắng và sẵn sàng nhường "diễn
đàn" cho những quản trị khác mà khơng mặc cảm.


Biết cách sẵn sàng thay đổi trò chơi theo yêu cầu của người chơi, nhanh chóng phát hiện và
chỉ định quản trị cho phù hợp với từng trị chơi.


6. Biết tích luỹ kiến thức và kinh nghiệm, thực sự cầu thị


Qua quan sát những quản trò khác, người chơi trong cuộc mà rút ra những kinh nghiệm bổ
ích cho bản thân về vốn trị chơi, kỹ năng tổ chức chơi và phong cách của người quản trò. Đồng thời chú ý
lắng nghe, quan sát thái độ của người chơi để điều chỉnh những gì chưa hợp lý.


Quản trò cần thuộc và hát đúng một số bài hát cộng đồng (đơn giản, dễ nhớ, dễ hát) để phục
vụ cho trị chơi.



Nên có cuốn sổ để sưu tầm, sáng tác trò chơi, những bài hát cộng đồng và những băng reo
trong sinh hoạt tập thể.


7. Mạnh dạn, tự tin, khiêm tốn:


Khi có cơ hội phải mạnh dạn tham gia các cuộc chơi khác nhau, là người chơi tích cực, hăng
hái, nhiệt tình trong các cuộc chơi. Phải xuất hiện đúng lúc, mạnh dạn thực hiện vai trị của mình một cách
tự tin, gây ấn tượng, tránh đứng ngồi cuộc bình phẩm, chê bai người khác.


8. Những điều nên tránh:


- Đưa ra trị chơi khơng phù hợp với tâm trạng mọi người, trò chơi chưa nắm vững luật chơi,
chưa có sự chuẩn bị chu đáo.


- Những trò chơi xúc phạm đến nhân cách của người chơi, những trị chơi thiếu văn hố,
thiếu tính giáo dục.


- Dùng hình phạt thơ bạo hay kéo dài thời gian phạt đối với người phạm luật hay người thua,
dễ gây nhàm chán.


- Dáng vẻ quá đạo mạo, nghiêm nghị khi điều hành như là một trọng tài của cuộc thi đấu thể
thao.


- Thiên vị hoặc quá dễ dãi đối với người phạm luật, người thua.


- Kéo dài những động tác thừa làm cho người chơi cảm thấy mệt mỏi, khó chịu.
- Tự ái, nóng nảy bỏ dở cuộc chơi khi bị người chơi chê trách.


III. KỸ NĂNG XỬ LÝ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG



1. Bắt đầu cuộc chơi tập thể mất trật tự, thiếu tập trung chú ý.


Tình huống này thường gặp ngay cả trong các buổi sinh hoạt, hội họp của Đoàn, Hội, Đội.
Để tạo sự chú ý ban đầu, quản trị có thể:


- Thực hiện một số băng reo "tràng pháo tay"; "mưa rơi"; "vỗ tay theo qui ước"...
- Điều khiển một trị chơi thơng qua bài hát cộng đồng mà mọi người đều thuộc.


- Dùng còi hay tiếng vỗ tay (tạo tiếng vỗ khác thường) để tập trung chú ý, sau đó thực hiện
một vài trị chơi đơn giản.


- Sử dụng một vài "hình phạt vui" để buộc những người khác phải cố gắng để không phạm
luật.


- Sử dụng nhóm "thành viên tích cực" (ngay từ đầu đã trật tự chăm chú lắng nghe) làm nòng cốt
cho một trị chơi đơn giản. Khi đó những người khác buộc phải dừng các "việc riêng" khác, "tò mò" quan sát,
sau đó sẽ tự nguyện nhập cuộc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

cho mọi người...


2. Khơng khí nặng nề trầm lắng, người chơi rụt rè, thiếu mạnh dạn.
- Nếu thực hiện ngay trò chơi sẽ dễ dàng thất bại


- Nên bắt đầu bằng một "trò ảo thuật" hoặc kể một câu chuyện tiếu lâm.
- Tiếp đó thực hiện một số trị chơi tương ứng


- Tăng dần liều lượng những trị chơi mang tính chất thi đua giữa các nhóm. Khi các nhóm đã
vào cuộc để giành thắng lợi là bạn đã thành công.



- Quản trị cũng có thể bắt đầu bằng cách cho cả tập thể hát một bài. Một bông hoa hay cái
mũ được truyền từ tay người này sang người khác theo nhịp của bài hát. Khi bài hát kết thúc hoặc quản trò
(quay mặt hướng khác) bất ngờ thổi một tiếng cịi thì người đang cầm bơng hoa hay cái mũ ở thời điểm đó
sẽ là người bắt buộc phải hát một bài, cứ như vậy trò chơi tiếp tục.


3. Người chơi nhiệt tình, nhưng có sự ganh đua q mức giữa các nhóm chơi.


Đây là điều thường xảy ra, nếu như quản trị khơng có biện pháp xử lý thoả đáng thì cuộc
chơi có thể mất hết ý nghĩa.


- Trước hết quản trị phải nhanh chóng phát hiện ngun nhân. Thông thường là do luật chơi
không chặt chẽ, quản trị thưởng phạt khơng cơng minh, người chơi khích bác chê bai nhau v.v...


- Sau khi phát hiện đúng nguyên nhân, quản trị cơng khai tun bố trước mọi người, rồi mới
tiếp tục trò chơi cũ hoặc chuyển sang trò chơi mới và bắt đầu bằng những qui ước chặt chẽ, kín kẽ hơn.


- Khi chia nhóm chơi nên cử trưởng nhóm và chọn một số trọng tài "cơng minh" khơng nằm
trong các nhóm chơi.


- Linh hoạt thay đổi trị chơi hay phương pháp điều khiển để tạo điều kiện cho nhóm nào
cũng có thể thắng cuộc.


- Khi cuộc chơi ở mức cao trị, có thể chuyển sang các hình thức hoạt động khác tạo sự hồ
hợp giữa các nhóm.


4. Người chơi mệt mỏi và bắt đầu tỏ vẻ chán chường.


Có nhiều ngun nhân như: Trị chơi q khó, cuộc chơi quá dài hay luật chơi bắt một người
phải lặp đi lặp lại nhiều động tác đứng lên, ngồi xuống, chạy, đổi vị trí... trị chơi đơn điệu khơng hấp dẫn
hoặc không phù hợp. Từ những nguyên nhân cụ thể mà quản trị lựa chọn biện pháp xử lý thích hợp. Nhưng


nói chung có thể chọn một trị chơi thật nhẹ nhàng, hấp dẫn hay một bài hát tập thể để chấm dứt cuộc chơi.
Cũng có thể chuyển sang thực hiện những trị chơi trí tuệ như "Đố vui có thưởng", "Hát đối" hoặc "Kể
chuyện vui"


5. Khơng khí trầm lắng thiếu sơi nổi.


Đây cũng là tình huống thường gặp trong các buổi họp mặt hay trên đường đi tham quan, dã
ngoại. Trong trường hợp nên sử dụng một số loại trị chơi như: "Nối từ" (chia nhóm, nhóm này nêu ra một
từ, nhóm tìm từ khác nối vào sao cho hai từ đó có nghĩa, cứ vậy cho đến khi nhóm nào khơng tìm được thì
thua. Ví dụ: màu xanh - xanh tươi - tươi mát - mát mẻ - mẻ chua - chua ngoa - ngoa ngoắt... "hát liên khúc",
"hát nối"; "Đố vui", thi kể chuyện tiếu lâm...


6. Người chơi đề nghị thực hiện những trị chơi ngồi dự kiến


Trong trường hợp này quản trị nhanh chóng khéo léo thực hiện đề nghị đó, xem như đó cũng
là trị chơi được dự định từ trước (nếu quản trò hiểu rõ những trị chơi đó). Cũng có thể khéo léo giới thiệu
ngay người đề nghị điều khiển trò chơi cho tập thể, khi đó mình đóng vai "quản trị phụ".


7. Chỉ định ai làm gì nhưng họ khơng thực hiện


Muốn thốt khỏi tình huống khó khăn này có ba cách như sau:


Thứ nhất, phát cho mỗi người một mẩu giấy trắng nhỏ. Người chơi với sự quen biết của mình
trong tập thể sẽ ghi vào mẩu giấy của mình đề nghị ai đó làm một việc gì hợp với khả năng của họ. Quản trò
thu lại và đọc từng mẩu giấy.


Thứ hai, dùng những trò chơi nhỏ để bắt lỗi. Những người bị phạm luật sẽ là những người
buộc phải thực hiện một yêu cầu hợp lý của quản trò.


Thứ ba, quản trò chuẩn bị một số mẩu giấy trong đó ghi rõ u cầu phổ thơng nhất: hát, kể


chuyện, đọc thơ, cười, khóc... Sau đó chọn một trong các mẩu giấy gài vào một bông hoa. Cả tập thể hát một
bài và bông hoa được chuyển từ người này sang người khác. Khi bài hát kết thúc, bông hoa ở trên tay ai thì
người đó sẽ mở mẩu giấy đọc cho mọi người biết và thực hiện yêu cầu ghi trên mảnh giấy đó.


8. Những người phạm lỗi khơng muốn thực hiện hình phạt của cuộc chơi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

để bắt lỗi tập thể và dùng hình phạt chung cho tập thể những người phạm lỗi, khi đó mọi người sẽ mạnh dạn
thêm lên.


Ngồi 8 tình huống thường gặp nêu trên cịn có biết bao những tình huống khác cần xử lý kịp
thời. Bí quyết thành cơng là ở chỗ người quản trò nắm vững tâm lý, nhu cầu của người chơi, thường xuyên
rèn luyện kỹ năng quản trò và thu thập, phân loại các trò chơi, thực sự "ham chơi" khi cần thiết.


IV. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG "CẨM NANG" TRỊ CHƠI
1. Sưu tầm trị chơi


Mỗi cán bộ Đồn, Hội, Đội nên có bộ sưu tập trị chơi theo thể loại: Trò chơi dân gian, trò
chơi sinh hoạt tập thể và trò chơi thể thao từ các nguồn sau:


- Các loại trò chơi đã được in thành sách


- Các loại trò chơi đã được in trong các báo viết và giới thiệu trên truyền hình.


- Các trò chơi trong sinh hoạt cộng đồng mà bản thân được tham dự, được quan sát, sau đó
ghi chép lại


- Các trò chơi được người khác phổ biến lại...
2. Tổ chức thi sưu tầm và điều khiển trị chơi


Thơng qua các cuộc sinh hoạt cộng đồng, các lớp tập huấn cán bộ Đồn, Hội, Đội có thể tổ chức


cuộc thi sưu tầm và điều khiển trò chơi phục vụ cho từng chủ đề nhất định. Sau đó chọn lọc biên tập lại, nếu có
điều kiện thì tổ chức chơi mà mỗi trò chơi đều do người sưu tầm đứng ra làm quản trò.


3. Sáng tác trò chơi


a) Tổ chức thi sáng tác trò chơi: Bằng phương pháp đã nêu trên có thể tổ chức cuộc thi sáng
tác trị chơi trong cán bộ, đoàn viên, hội viên theo các hướng sau:


- Sáng tác trò chơi phục vụ cho từng đối tượng: thiếu niên, nhi đồng, thanh niên nông thôn,
thanh niên trường học, thanh niên quân đội...


- Sáng tác trò chơi theo chủ đề gắn với các ngày lễ lớn trong năm, gắn với các vấn đề dân số,
sức khoẻ, môi trường và sinh hoạt thường ngày của các bạn trẻ.


- Sáng tác trị chơi phục vụ cho từng loại hình sinh hoạt như: Cắm trại dã ngoại, CLB gia
đình trẻ, CLB ngoại ngữ, CLB tốn, CLB thơ v.v...


Mỗi trị chơi khi sáng tác cần thuân thủ những quy định chặt chẽ: mục đích, u cầu, ý nghĩa
của trị chơi; đối tượng, số lượng người chơi, luật chơi và cách tổ chức.


Sau mỗi cuộc thi cần biên tập lại, bổ sung, sửa đổi và phổ biến cho mọi người thông qua chơi
thử. Những trò chơi nào đạt yêu cầu cần đưa ngay vào "bộ sưu tập".


b) Từ một trò chơi đã có, thiết lập ngun tắc đưa ra nhiều trị chơi khác tương tự.


Trên thực tế có những trị chơi hay có thể phát triển thành nhiều trị chơi khác (là hệ quả của
nó) mà người chơi khơng cảm thấy bị trùng lặp. Bí quyết chính là ở chỗ tìm thấy ngun tắc của nó rồi dựa
vào từng hồn cảnh, từng đối tượng cụ thể để hình thành các trị chơi khác.


4. Sưu tập các mẩu chuyện vui, các câu đố



Những mẩu chuyện vui, các loại câu đố dân gian hàng ngày là kho tư liệu quí cho chúng ta
trong điều hành cuộc chơi. Người quản trị nhất thiết phải có vốn đó để sử dụng khi cần thiết như làm thư
giãn cuộc chơi, hay chuyển sang trị chơi trí tuệ (đố vui) hoặc trị chơi mang tính vui chơi giải trí (thi kể
chuyện vui) v.v...


Ngồi những phương pháp trên có thể tận dụng mọi điều kiện, mọi nơi, mọi lúc để ghi chép
những kinh nghiệm, tư liệu của người khác mà mình bất chợt bắt gặp hay những ý nghĩ xuất hiện trong đầu.


Nếu quan tâm thường xuyên đến những vấn đề trên bạn sẽ trở thành người quản trò "giàu có"
- một hành trang khơng thể thiếu được của người cán bộ thanh thiếu thiếu nhi hôm nay.


<b>Kỹ năng</b>
<b>tổng hợp </b>


15:41 15/08/2005
<b>Bài 9</b>


<b>KỸ NĂNG TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TỔNG HỢP</b>


I. XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH, MỤC TIÊU ĐÚNG ĐẮN, VỪA SỨC.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

2. Đáp ứng được nhu cầu đa dạng và nguyện vọng chính đáng của mọi đối tượng thanh thiếu
nhi ở địa phương, cơ sở.


3. Thông qua các hoạt động tổng hợp tạo môi trường rèn luyện thể chất, giáo dục truyền
thống, kích thích tính tích cực chính trị - xã hội của đồn viên, đội viên, thanh thiếu nhi trong việc tham gia
giải quyết nhiệm vụ chính trị của địa phương đơn vị.


II. CƠNG TÁC CHUẨN BỊ



1. Tìm hiểu, nghiên cứu chủ trương của Đảng, Nhà nước, của Đồn, Đội nhiệm vụ chính trị
của địa phương, của đơn vị từ đó xác định sự cần thiết tổ chức hoạt động tổng hợp vào những thời điểm nào,
ở đâu? .


2. Điều tra, khảo sát, nắm vững tình hình thanh niên về trình độ, điều kiện, hoàn cảnh, nhu
cầu, nguyện vọng, xu hướng phát triển và những khó khăn yếu kém của thanh thiếu nhi, từ đó xác định các
nội dung và loại hình hoạt động cho phù hợp.


3. Thống nhất chủ trương và xây dựng kế hoạch tổng thể trong BCH Đoàn, BCH Đội xin ý
kiến chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, sự hỗ trợ và tạo điều kiện về mọi mặt của chính quyền và các đoàn thể, các
ngành, các cấp trong địa bàn tổ chức hoạt động.


4. Thành lập Ban tổ chức, phân công nhiệm vụ tiến hành tập huấn, tập dượt các nội dung đảm
bảo thống nhất và có hiệu quả.


III. LẬP KẾ HOẠCH.


<i>1. Mục đích, yêu cầu của các hoạt động tổng hợp.</i>


- Căn cứ vào thời điểm, địa bàn tổ chức, tính chất, ý nghĩa của ngày lễ hay sự kiện chính trị
để xác định chủ đề của hoạt động tổng hợp. Từ chủ đề mà đặt ra các mục đích, yêu cầu cho phù hợp.


- Mục đích, yêu cầu phải tính đến hiệu quả giáo dục, hiệu quả kinh tế, hiệu quả xây dựng tổ
chức Đồn, Đội, tính hấp dẫn và uy tín của Đồn, Đội đối với thanh thiếu nhi.


<i>2. Nội dung các hoạt động tổng hợp.</i>


Trên cơ sở mục đích, yêu cầu xác định các nội dung hoạt động. Căn cứ vào nhu cầu, nguyện
vọng, khả năng của các đối tượng thanh thiếu nhi, vào năng khiếu, trình độ năng lực của cán bộ Đồn, Đội


và điều kiện cơ sở vật chất kinh phí mà xác định các loại hình hoạt động, quy mơ thời gian cho phù hợp.
Lựa chọn thực hiện một số trong những nội dung hoạt động sau:


- Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao.
- Các hoạt động nhân đạo từ thiện, xã hội


- Các hoạt động giáo dục về Đảng, Đoàn, dân tộc, lãnh tụ...
- Các hoạt động vui chơi giải trí


- Các hoạt động kỹ năng cơng tác thanh thiếu nhi


Tuỳ tình hình cụ thể mà lựa chọn hình thức: cuộc thi, hội thi, tham quan dã ngoại, cắm trại,
diễn đàn thanh niên, đối thoại, sinh hoạt chủ đề, mít tinh, nghe nói chuyện, giao lưu, dạ hội, hái hoa dân chủ,
thăm hỏi, tiểu phẩm, hài kịch, tấu...


Khi xác định nội dung hoạt động tổng hợp cần đảm bảo tính lơgíc, sự liên kết giữa các nội
dung khác nhau đồng thời lựa chọn các hình thức hấp dẫn lôi cuốn thanh thiếu nhi, nhưng phải phù hợp với
chủ đề của hoạt động tổng hợp.


Cần xây dựng chương trình chi tiết (kịch bản) thực hiện các nội dung hoạt động. Trước khi
tiến hành tuỳ vào tình hình chuẩn bị có thể tổng duyệt hoặc kiểm tra kỹ các yêu cầu đặt ra để có biện pháp
khắc phục điều chỉnh những thiếu sót yếu kém.


<i>3. Biện pháp tổ chức thực hiện.</i>


- Phân công trách nhiệm Ban tổ chức: Trưởng ban chịu trách nhiệm quán xuyến điều hành
chung; phó ban giúp việc cho trưởng ban, thành lập và điều hành các tiểu ban (bộ phận) nhằm thực hiện nội
dung chương trình kế hoạch đã đề ra; các uỷ viên phụ trách từng nội dung công việc cụ thể (yêu cầu, tiến độ
thực hiện). Xây dựng phương án dự phòng cho tất cả các công việc.



- Phân công trách nhiệm cho các cơ sở Đoàn, đoàn viên thanh niên, đội viên tham gia chuẩn
bị các nội dung hoạt động và các cơng việc tổ chức thực hiện chương trình.


- Xây dựng kế hoạch kinh phí, cơ sở vật chất phương tiện phục vụ cho các hoạt động chung
và riêng (trách nhiệm của Ban tổ chức, của các đơn vị và thành viên tham gia)


IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

tuỳ hứng đưa thêm vào chương trình những nội dung mới mà chưa có sự đồng ý của Ban tổ chức.


- Thường xuyên hội ý Ban tổ chức nắm chắc tình hình, giải quyết từng bước có hiệu quả các
khó khăn nảy sinh, cố gắng phát huy khả năng, năng khiếu của mọi thành viên, tạo điều kiện để những nội
dung chính được thực hiện có hiệu quả.


- Khai thác sử dụng tối đa năng lực các chuyên gia, các cộng tác viên và các thành viên tích
cực trong q trình thực hiện, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho đồn viên, đội viên, thanh thiếu nhi
tham gia nhiệt tình sáng tạo và tự giác trong những hoạt động mà họ ưa thích.


V. TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ.


1. Đánh giá tổng thể việc thực hiện nội dung, chương trình rút ra những kết luận về những
thành công, kết quả đạt được; về những hạn chế, yếu kém, sai sót trong quá trình chuẩn bị và tiến hành thực
hiện; về những nguyên nhân khách quan, chủ quan và những kinh nghiệm được rút ra từ các nội dung hoạt
động từ khâu chuẩn bị cho đến kết thúc hoạt động.


2. Đánh giá kết quả tham gia của các thành viên Ban tổ chức, các đơn vị, mọi đoàn viên
thanh niên nhằm biểu dương những thành tích của các cá nhân và tập thể, kích thích tính tích cực chính
trị-xã hội của đoàn viên thanh niên, tạo sức mạnh xây dựng củng cố tổ chức, mở rộng phạm vi ảnh hưởng của
tổ chức Đoàn trong thanh niên và trong xã hội.



3. Đánh giá kết quả sự phối hợp, liên kết giữa tổ chức Đoàn, Đội với các ban, ngành, đoàn
thể, các tổ chức kinh tế - xã hội nhằm giúp họ ngày càng hiểu và gắn bó hơn với tổ chức Đồn, Đội hơn.


<b>Phương</b>
<b>pháp cơng tác </b>


15:39 15/08/2005
<b>Bài 8</b>


<b>PHƯƠNG PHÁP CƠNG TÁC </b>


<b>CỦA NGƯỜI CÁN BỘ ĐỒN HỘI ĐỘI Ở CƠ SỞ</b>
I- KHÁI NIỆM PHƯƠNG PHÁP:


Đối với người cán bộ Đồn, Hội, Đội, bên cạnh những kiến thức chính trị xã hội, cơ sở phương pháp
luận về công tác thanh thiếu nhi, kỹ năng công tác thanh thiếu nhi, nghiệp vụ xây dựng các tổ chức Đoàn,
Hội, Đội, điều quan trọng là phải rèn luyện để có được một phuơng pháp công tác khoa học, phù hợp với đối
tượng mà mình tác động, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả của công tác thanh thiếu nhi.


Phương pháp (theo từ điển tiếng Việt) là hệ thống các cấp sử dụng để tiến hành một hoạt động nào
đó. Chúng ta thường gặp các thuật ngữ phương pháp học tập, phương pháp giảng dạy...


Vì thế phương pháp cơng tác có thể hiểu là hệ thống các cách sử dụng để tiến hành cơng tác có hiệu
quả. Đối với cơng tác thanh thiếu niên, phương pháp cơng tác chính là hệ thống các cách sử dụng để tác
động vào đối tượng thanh thiếu niên theo những mục tiêu xác định trên từng lĩnh vực công tác cụ thể: Tuyên
truyền, giáo dục, thuyết phục, xây dựng tổ chức, hoạt động, vui chơi giải trí....


Dưới đây, xin được nêu lên 10 nét đặc trưng quan trọng nhất trong phương pháp công tác của người
cán bộ Đoàn, Hội, Đội.



II- NHỮNG ĐẶC TRƯNG TRONG PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC CỦA NGƯỜI CÁN BỘ
ĐOÀN, HỘI, ĐỘI


1-Kế hoạch hóa


-Đây là đặc trưng quan trọng nhất của mỗi người cán bộ, đặc biệt đối với đội ngũ công tác thanh
thiếu nhi. Bản chất của đặc trưng này là làm bất kỳ một việc dù lớn, dù nhỏ đều phải có kế hoạch. Kế hoạch
có nhiều loại, nhiều cấp độ, tùy theo cương vị, chức trách, nhiệm vụ được phân cơng. Bản thân mình cịn là
thành viên trong gia đình, có bạn bè riêng, có kế hoạch cá nhân, kế hoạch của đơn vị, của tổ chức, của tập
thể, kế hoạch của cấp trên, kế hoạch của cấp dưới, có kế hoạch hàng năm, hàng tuần, hàng tháng, hàng quý,
nửa năm và cả năm...


-Nhưng dù là loại kế hoạch nào, thì cũng phải bao gồm được các nội dung quan trọng sau đây:
Những việc cần phải làm, mục tiêu, hiệu quả cần đạt được, thời gian bắt đầu, thời hạn hoàn thành, địa điểm
tiến hành, ai là người thực hiện, ai là người kiểm tra, đôn đốc, lực lượng cộng tác viên, cơ sở vật chất và
kinh phí đảm bảo, sơ kết, tổng kết, đánh giá.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

Hội, Đội chúng ta.
2- Dân chủ hóa


- Đây là yêu cầu bắt buộc, mang tính nguyên tắc trong phương pháp cơng tác của mỗi cán bộ hoạt
động chính trị- xã hội, do đó cũng khơng là ngoại lệ đối với cán bộ Đoàn, Hội, Đội.


- Làm bất cứ một việc gì, trước đó chúng ta đều phải thống nhất ý chí và quan điểm, thống nhất nhận
thức trong tập thể. Muốn vậy cần phải tham khảo ý kiến của các đồng chí ( trong Ban chấp hành, trong chi
đồn..)


- Đây cũng là một đặc trưng của nguyên tắc tập trung dân chủ: tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
Vấn đề bàn bạc một cách dân chủ, công khai, tranh thủ được đông đảo ý kiến của các thành viên trong tập
thể. Khi đó các chủ trương cơng tác của chúng ta càng có cơ sở, có hậu thuẫn để chúng ta vững tin hơn


trong chỉ đạo các hoạt động thực tiễn.


- Dân chủ hóa là một yêu cầu bắt buộc, tuy nhiên nó phải trở thành thói quen trong lề lối làm việc
của mỗi người. Bởi làm trái lại chúng ta sẽ sa vào tình trạng dân chủ hình thức (làm chiếu lệ, cho xong việc
cho mọi người khỏi kêu). Thực hiện dân chủ hóa thật sự có lợi cho cơng việc của chúng ta, vì qua đó ta thu
thập thêm được sáng kiến, kinh nghiệm của tập thể, của các đồng chí khác để bổ sung cho sự non kém, thiếu
hụt của bản thân mình.


3- Xã hội hóa


- Trong hoạt động chính trị- xã hội, đặc biệt trong cơng tác thanh thiếu nhi, xã hội hóa là một nét nổi
bật trong phong cách, phương pháp công tác của người cán bộ Đoàn, Hội, Đội.


- Nội dung quan trọng nhất của đặc trưng này là phải biết tận dụng, khai thác và phát huy sức mạnh
tổng hợp của mọi lực lượng xã hội, mọi chủ thể xã hội (cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành, đồn thể
khác, gia đình, nhà trường, cộng đồng dân cư, tổ chức Đoàn, Hội, Đội các cấp....) cùng với việc thực hiện
nhiệm vụ đoàn kết, tập hợp, định hướng giáo dục cho giới trẻ. Vì vậy khơng nên quan niệm rằng xã hội hóa
chỉ là chuyện qun góp kinh phí cho các hoạt động. Đó chỉ là một mặt của vấn đề: Sức mạnh tổng hợp ở đây
bao gồm cả nhân lực, vật lực, tài lực, cả sáng kiến, kinh nghiệm...


- Mỗi cán bộ Đoàn, Hội, Đội, sẽ tự tin hơn, phấn khởi hơn nếu mỗi việc làm của nình đều được dư
luận xã hội biết đến, đánh giá đúng và cùng góp cơng, góp sức, góp của, góp trí tuệ thực hiện.


- Từ đó xã hội hóa cũng là một yếu tố hợp thành, là một mắt xích quan trọng trong tồn bộ phong
cách, phương pháp cơng tác của người cán bộ Đoàn, Hội, Đội. Thái độ của chúng ta là chủ động, tích cực,
tự giác để rèn luyện phẩm chất nhân cách này và cố gắng biến nó thành thói quen, thành nhu cầu như cơm
ăn, nước uống hàng ngày của mỗi người.


4- Điển hình hóa (mơ hình hóa).



- Nội dung quan trọng nhất của đặc trưng này là vấn đề biết phát hiện, sử dụng, nêu gương, nhân
rộng những điển hình hay, mơ hình tốt trong phong trào thanh thiếu nhi ở ngay cơ sở, địa phương, đơn vị
mình.


- Việc biết sử dụng những "thủ lĩnh nhóm", tạo thành "đột cán cốt", thành hạt nhân trong việc tổ
chức các hoạt động cũng là một nội dung quan trọng của đặc trưng này.


- Khi trong đầu óc của mỗi cán bộ Đồn, Hội, Đội,ln ln hiện lên hình ảnh của những cá nhân,
những tập thể, những mơ hình hay, cách làm tốt, tức là khi đó chúng ta đã làm việc một cách có phương
pháp, hoặc đã biết cách làm việc khoa học.


- Để có được yếu tố quan trọng này trong phương pháp công tác, mỗi chúng ta hãy tập quan sát, tìm
kiếm phát hiện, tổng kết, rút kinh nghiệm qua những hoạt động của đơn vị mình, tập thể mình và những hoạt
động của đơn vị bạn, của các tổ chức khác (Cơng đồn, Hội phụ nữ), qua các phương tiện thông tin đại
chúng (Báo chí, truyền hình). Mỗi người nên có một cuốn sổ tay ghi chép lại những điều mình tâm đắc.
Chẳng hạn về tổ chức Hội thi có thể tham khảo Đường lên đỉnh Olympia (VTV3), về tổ chức CLB có thể
vận dụng cách làm của CLB bạn yêu nhạc( do Đài phát thanh và Đài truyền hình Việt Nam phối hợp tổ
chức), bản tin "Người tốt việc tốt", cách lựa chọn, sử dụng và đối xử với các cộng tác viên...


5. Cụ thể hóa.


- Đây là một nét đặc trưng của phương pháp công tác khoa học. Trước khi làm việc gì ta phải biết
thật cụ thể về nó: mục đích, nội dung, phương pháp tiến hành, phải rõ người, rõ việc, rõ thời gian, địa điểm,
chẳng những nghe thấy mà cịn nhìn thấy thậm chí "sờ thấy".


- Đặc trưng này giúp chúng ta tránh được căn bệnh quan liêu, xa rời quần chúng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

quan trọng giúp chúng ta tự tin hơn, yên tâm hơn với cương vị cơng tác được phân cơng.
6. Cá thể hóa



- Nội dung chủ yếu của nội dung này là người cán bộ Đồn, Hội, Đội phải có phương pháp
đặc biệt để tác động tới các đối tượng cá biệt. Đó là những thanh thiếu niên chậm tiến, những học sinh hư,
những bạn trẻ có hồn cảnh đặc biệt khó khăn: Nhà nghèo, con các gia đình thuộc diện chính sách, trẻ em
lang thang cơ nhở, thanh thiếu niên tàn tật, các bạn trẻ ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số,
vùng có đạo, thanh thiếu niên nghiện hút...


- Phương pháp cá thể hóa địi hỏi phải được tiến hành trong tồn bộ các khâu của q trình tác động:
Tiếp cận, giao tiếp, thuyết phục, hỗ trợ, tạo điều kiện, tạo cơ hội, hướng dẫn, tổ chức các hoạt động... Điều
quan trọng là cán bộ Đoàn, Hội, Đội chúng ta cần có những kiến thức cơ bản về tâm lý của đối tượng cá biệt
này, họ thường hay mặc cảm, tự ti, ngại giao tiếp, thiếu hiểu biết, dễ tự ái, bi quan, sĩ diện hảo, hay thầm
kín, định kiến...để từ đó mà áp dụïng các phương pháp thích hợp cho từng loại đối tượng cá biệt. Việc trau
dồi thêm một số kiến thức và kỹ năng công tác xã hội sẽ là không thừa, nếu như chúng ta có điều kiện dự
các lớp tập huấn hoặc tự tìm hiểu thêm qua các phương tiện thơng tin đại chúng.


- Việc tranh thủ các cộng tác viên là những bậc cao niên, những người có uy tín trong cộng đồng để
tác động tới các đối tượng cá biệt là một việc mà cán bộ Đoàn, Hội, Đội chúng ta cần lưu tâm thường xun.


7- Qui trình hóa


- Làm việc ln phải có kế hoạch đã là cần thiết, nhưng một đặc trưng đáng lưu ý trong phương pháp
công tác của người cán bộ Đồn, Hội, Đội cịn là phải biết qui trình hóa. Có thể nói đây là một khâu quan
trọng trong việc hình thành kỹ năng tổ chức các hoạt động thanh thiếu nhi.


- Qui trình hóa là việc phân chia một công việc thành các công đoạn, các bước tiến hành theo một
trình tự hợp lý, hợp lơgic, có mở đầu, có cao trào và có kết thúc đúng lúc, đúng chỗ, gây ấn tượng mạnh cho
giai đoạn sau, hấp dẫn đối với giới trẻ. Tiếp cận và làm quen với phương pháp này sẽ dần dần hình thành
"óc tổ chức các hoạt động" trong cán bộ Đồn, Hội, Đội. Đó chính là kỹ năng và nếu thuần thục, thành thạo
thì sẽ nâng lên trình độ kỹ xảo.


- Các hoạt động, đặc biệt là các phương pháp hoạt động trong thanh thiếu nhi, cùng với sự phát triển


năng động của xã hội trong bối cảnh hội nhập và giao lưu với quốc tế ngày càng mở rộng, cũng ngày càng
phong phú, đa dạng. Hơn nữa trình độ dân trí, trình độ văn hóa, chung của giới trẻ ngày càng được nâng
cao, dẫn đến sự gia tăng nhu cầu thưởng thức, sáng tạo trong các hoạt động. Tất cả nhưng điều đó địi hỏi
trình độ tổ chức các hoạt động của cán bộ Đoàn, Hội, Đội, phải được nâng lên, phải được khoa học hóa, qui
trình hóa.


8- Văn hóa hóa.


- Đây là nét đặc trưng tiêu biểu trong phương pháp cơng tác của người cán bộ Đồn Hội Đội trong
những điều kiện mới. Nội dung quan trọng nhất của đặc trưng này là "chất văn hóa" trong mỗi công đoạn,
mỗi khâu công việc, mỗi hoạt động mà chúng ta tiến hành. Ngay trong lời khai mạc, giới thiệu đại biểu cũng
phản ánh rõ sắc thái văn hóa. Nếu giới thiệu ngắn gọn, súc tích, nêu bật được nội dung chủ đề của buổi lễ,
của hội nghị giới thiệu đầy đủ và đúng tên, chức danh của những đại biểu quan trọng nhất, thì lời khai mạc
ấy có văn hóa. Ngược lại lời khai mạc bay bướm, sáo rỗng không ăn nhập với chủ đề, giới thiệu đại biểu lại
nhầm họ tên, chức danh, hay bỏ sót đại biểu thì dĩ nhiên lời khai mạc ấy được đánh giá là thiếu văn hóa, sẽ
bị chê bai, bàn tán và ít nhiều làm giảm hiệu quả của buổi lễ, của hội nghị mà chúng ta sắp tiến hành.


- Tương tự như vậy chúng ta có "Văn hóa sàn diễn". Các tiết mục được sắp xếp theo một trình tự
hợp lý, diễn viên ra vào sân khấu đàng hoàng, đỉnh đạc, có tư thế, người giới thiệu, người dẫn chương trình
tỏ ra thơng minh, sáng tạo, biết xử lý các tình huống bất trắc một cách mau lẹ, hợp lý...thì buổi hội diễn đó
chắc chắn sẽ thành cơng. Trái lại., diễn viên đi lại lộn xộn, mọi người thi nhau giới thiệu, tự giới thiệu, dẫn
chương trình sáo rỗng, các động tác chào khán giả, phong cách biểu diễn lố lăng...đó là những hiện tượng
khác nhau của cái gọi là "thiếu văn hóa"; sẽ làm hạn chế hiệu quả, tác dụng của hội diễn và gây những ấn
tượng xấu trong khán giả.


- Trong hoạt động thể dục- thể thao, vui chơi giải trí cũng có "văn hóa sân chơi": trọng tài công
minh, khán giả cổ vũ vô tư, nhiệt thành, các vận động viên thể hiện hết khả năng của mình nhưng khơng cay
cú, ăn thua...


9. Hiện đại hóa.



</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

khác...


- Một người cán bộ chính trị- xã hội có phong cách hiện đại sẽ dễ tạo được uy tín đối với đồng
nghiệp, ln làm theo tinh thần năng suất- chất lượng- hiệu quả, không sa vào chủ nghĩa hình thức, khơng
chạy theo danh vọng địa vị... mà chủ yếu lo toan cho chất lượng, hiệu quả của công việc.


- Bên cạnh đó, hiện đại hóa cũng bao hàm cả việc người cán bộ Đoàn, Hội, Đội cần học hỏi để tiếp
cận và sử dụng được các phương tiện kỹ thuật hiện đại vào các hoạt động của tổ chức mình, nếu điều kiện
cho phép; Tăng âm, loa đài, video, chụp ảnh, quay camera, đèn chiếu, máy chiếu qua đầu...


10. Cảm hoá


- Đây là một nét đặc trưng quan trọng trong phương pháp công tác của người cán bộ Đoàn, Hội, Đội.
Nội dung chủ yếu của đặc trưng này là bằng chính tấm gương của bản thân mình trong cuộc sống, trong
công việc, trong học tập, rèn luyện và hoạt động mà thu phục các bạn trẻ và tạo uy tín thực sự đối với đồng
nghiệp.


- Giới trẻ ngày nay sẽ tin yêu và mến phục những cán bộ nào gắn được nghĩ- nói và làm được: Nghĩ
thế nào nói thế ấy, nói sao làm vậy và rất ghét những ai: nghĩ một đằng làm một nẻo, nói nhiều làm ít, nói
như trời như bể nhưng làm thì chẳng thấy đâu.


- Để cảm hóa được mọi người chúng ta chỉ có một cách duy nhất là rèn luyện, tự rèn luyện cho mình
có được một bản lĩnh vững vàng, một nhân cách tự khẳng định. Một lời khuyên chân thành nhất là rèn từ cái
rất nhỏ, đừng bao giờ xem thường những điều vụn vặt. Được như vậy chúng ta sẽ vừa có uy tín sẽ tạo được
sức hút tự nhiên đối với giới trẻ và nhanh chóng trở thành thủ lĩnh của họ.


Trên đây là 10 nét đặc trưng quan trọng nhất trong phương pháp công tác của người cán bộ Đoàn,
Hội, Đội. Cố gắng thực hiện được 10 chữ HÓA nêu trên, mỗi chúng ta sẽ thấy mình trưởng thành hơn, tiến
bộ hơn trong cơng việc, trong đối nhân xử thế. Đó cũng là vốn hành cần thiết chẳng những cho hôm nay mà


cho suốt chặng đường tiếp theo của cuộc đời, khi chúng ta khơng cịn đảm nhận cơng tác trong tổ chức
Đồn, Hội, Đội nữa.


III -MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN CỦA NGƯỜI CÁN BỘ ĐỒN TRONG CƠNG
TÁC CHỈ ĐẠO.


1- Phương pháp chỉ đạo điểm.
<i>1.1- Khái niệm:</i>


Là phương pháp chỉ đạo bằng tạo dựng mô hình, là phương pháp thực nghiệm (làm thử) ở phạm vi
hẹp để rút kinh nghiệm nhân ra diện rộng hơn.


<i>1.2- Cách chọn điểm:</i>


Tùy theo tình hình đặc điểm cụ thể của từng đơn vị, địa phương và cơ sở trong các lĩnh vực hoạt
động, công tác khác nhau, đồng thời bám sát vào nhiệm vụ chính trị, chun mơn của đơn vị đó kết hợp với
địi hỏi thực tiễn của phong trào để chọn điểm chỉ đạo cho phù hợp. Có thể căn cứ vào mấy đặc điểm cơ bản
sau đây để chọn điểm;


- Những điểm mang tính đại diện cho một vùng, miền, cho nhiều đối tượng thanh thiếu nhi.


- Những địa phương, đơn vị có mơt số vấn đề nổi lên, cần giải quyết tháo gỡ và tập trung giải quyết.
- Điểm được chọn để chỉ đạo phải có đội ngũ cán bộ nhiệt tình, có khả năng tự tiến hành công việc
khi được cấp trên giao và có sự hỗ trợ, giúp đỡ của cấp trên, hoặc những điểm có xu hướng trở thành điển
hình sau khi chỉ đạo.


- Điểm được chọn, ở đó cấp ủy, chính quyền các ngành, đồn thể và nhân dân đồng tình ủng hộ tạo
điều kiện giúp đỡ về mọi mặt.


<i> 1.3- Các bước tiến hành chỉ đạo điểm:</i>



- Khảo sát, nắm tình hình thanh thiếu nhi và các hoạt động của tổ chức Đoàn, Hội, Đội ở điểm đã
chọn trên các mặt, phân tích sâu sắc những vấn đề có liên quan đến nội dung cần chỉ đạo.


-Lập kế hoạch chỉ đạo, thống nhất kế hoạch tiến hành với Đoàn cơ sở ở điểm chỉ đạo, báo cáo kế
hoạch thực hiện với lãnh đạo địa phương.


- Tập huấn cán bộ, bồi dưỡng thêm nghiệp vụ, kỹ năng công tác cần thiết cho đội ngũ cán bộ ở điểm
chỉ đạo.


- Triển khai thực hiện kế hoạch đã được thống nhất.


- Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc, phát hiện những mâu thuẫn, xử lý tình huống, báo cáo
đề xuất với các cấp lãnh đạo...


-Sơ kết từng đợt, rút bài học kinh nghiệm, bổ khuyết những lệch lạc, sai sót, điều chỉnh những bất
hợp lý...


- Tổng kết rút kinh nghiệm, nhân điển hình ra diện rộng hơn.
<i>1.4- Một số vấn đề cần lưu ý khi tiến hành chỉ đạo điểm:</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

chỉ đạo chủ động tiến hành công việc.


- Thường xuyên theo dõi diễn biến mọi vấn đề, kiểm tra, giám sát nhắc nhở, động viên, xử lý các
tình huống và các vấn đề phát sinh.


- Liên kết, tạo dựng các mối quan hệ trong công tác, cùng phối hợp với các ban ngành, đồn thể khác
trong q trình chỉ đạo, để tạo nên sức mạnh tổng hợp của các lực lượng quần chúng.


- Không nên quá ưu tiên cho điểm một cách đặc biệt, vượt xa khả năng cho phép và khơng phù hợp


với tình hình chung của địa phương, bám sát nhiệm vụ và mục tiêu, thực hiện đến cùng không bỏ dở nửa
chừng. Nếu như vậy sẽ gây mất lịng tin và uy tín cho tổ chức Đồn.


2. Phương pháp chỉ đạo bằng kế hoạch.
<i>2.1- Khái niệm:</i>


Phương pháp chỉ đạo bằng kế hoạch là phương pháp đòi hỏi thực hiện các nội dung công việc đã
được dự kiến trước theo một qui trình thống nhất đảm bảo tính khoa học phù hợp với từng thời điểm nhất
định, với những u cầu bắt buộc nhưng có tính tự giác cao.


<i>2.2- Cách chỉ đạo:</i>


- Căn cứ vào chủ trương, nghị quyết của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Đoàn cần lựa chọn những
nội dung công việc, những hoạt động lớn để đưa vào kế hoạch trong một tháng, 1 quý, 6 tháng hay cả năm.


- Sắp xếp và xác định thời gian tương ứng gắn với từng chủ đề cụ thể để định ra nội dung công việc.
- Từ yêu cầu của nhiệm vụ, nội dung công việc cụ thể để lựa chọn, bố trí cán bộ phụ trách, người
thực hiện cho phù hợp...


- Tiến hành thành lập kế hoạch với một trong hai hình thức cơ bản sau;
Kế hoạch bằng văn bản:


Phần 1: Xác định mục đích, yêu cầu.


Phần 2: Nội dung, hình thức, qui mơ, thời gian, địa điểm.
Phần 3: Biện pháp thực hiện;


- Cơ cấu tổ chức, bộ máy, người phụ trách.


- Sự phối kết hợp giữa các đơn vị; nhiệm vụ trách nhiệm...


- Kinh phí- cơ sở vật chất, điều kiện và trang thiết bị phục vụ...
Phần 4: Công tác kiểm tra, chỉ đạo, điều hành đánh giá kết quả;
Kế hoạch bằng bảng với nội dung cơ bản sau:


1 2 3 4 5 6 7 8 9


<i>Ghi chú:</i>


Cột 1: Số thứ tự.
2: Nội dung công việc.
3: Thời gian tiến hành.
4: Địa điểm tiến hành.
5: Người phụ trách.
6: Đơn vị phối kết hợp.
7: Kinh phí cơ sở vật chất.
8: Hiệu quả cần đạt được.
9: Ghi chú.


<i> 2.3- Một số điểm cần lưu ý:</i>


- Kế hoạch cần được bàn bạc, thống nhất cao ở các cấp lãnh đạo và được quán triệt đến tất cả các
thành viên, những ai có liên quan đến cơng việc.


- Những người được phân công phụ trách từng nội dung công việc cần chủ động lập kế hoạch riêng
đảm bảo tiến độ thi công, thực hiện đạt hiệu quả.


- Người phụ trách, điều hành chung phải thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát và đánh giá kết
quả...


- Nếu có thay đổi trong kế hoạch phải thông báo cho những người có liên quan biết sớm.



- Kế hoạch được thơng qua lãnh đạo tập thể sau khi đã biểu quyết được coi như một văn bản có tính
pháp quy bắt buộc phải thực hiện.


3. Phương pháp chỉ đạo bằng văn bản
<i>3.1 Khái niệm</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

bản cấp trên nhận lại những thông tin phản hồi từ cấp dưới.


<i>3.2 Những văn bản trong hệ thống tổ chức của đoàn thường được sử dụng:</i>


Tuỳ theo tính chất, mức độ, nội dung, quy mơ, cách thức tiến hành của từng công việc và tuỳ
theo hồn cảnh cụ thể mà sử dụng các hình thức văn bản sau cho phù hợp.


<i>-</i> <i>Các loại văn bản pháp quy:</i>
+Quyết định


+ Nghị quyết


<i>-</i> <i>Các văn bản hành chính:</i>
+ Công văn


+ Thông báo
+ Thông tri
+ Kế hoạch
+ Hướng dẫn
+ Giấy mời họp....


<i>-</i> <i>Những điều lưu ý:</i>



+ Chỉ đạo bằng văn bản có hiệu quả ở diện rộng trong quá trình chỉ đạo phù hợp với nhiều vùng, miền,
nhất là ở những nơi xa, khó khăn đi lại nhưng lại có nhược điểm: Khó khăn trong kiểm tra, đánh giá; khơng
đơn đốc kịp thời và khó xử lý những vấn đề phát sinh, trong văn bản không thể đề cập tất cả mọi vấn đề, cơ sở
dễ lúng túng trong việc thực hiện.


+ Nhiều cơ sở thường vận dụng máy móc, thiếu linh hoạt, dập khn theo định hướng chung mà
không xuất phát từ cơ sở thực tế của đơn vị, thậm chí có nơi cịn lợi dụng những sơ hở trong văn bản để làm
trái pháp luật, trái quy định...


+ Cấp trên phải kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của cơ sở bằng nhiều hình thức qua nhiều kênh
thông tin, không chỉ tin và chỉ dựa vào báo cáo bằng văn bản của cấp dưới.


4. Phương pháp chỉ đạo cụm
<i>4.1 Khái niệm:</i>


Là phương pháp chỉ đạo theo lãnh thổ, theo vùng, địa giới hành chính có những điều kiện đặc
điểm hồn cảnh địa lý và nhiệm vụ chính trị kinh tế, xã hội tương đối giống nhau.


<i>4.2 Căn cứ để chia cụm:</i>


- Điều kiện địa lý, mật độ dân cư, địa giới hành chính, điều kiện giao thơng để chia cụm.
- Nhiệm vụ chính trị - kinh tế - xã hội để từ đó khoanh vùng chỉ đạo cho phù hợp.


- Phong tục, tập quán, lối sống, trình độ dân trí, thu nhập, nhu cầu và các truyền thống văn
hố của địa phương...


- Thơng thường việc chia cụm và tiến hành chỉ đạo cụm được tiến hành từ cấp huyện, quận
cho đến Trung ương Đoàn.


5. Phương pháp chỉ đạo thông qua liên kết với các ngành.


<i>5.1. Khái niệm: </i>


Là phương pháp phối hợp liên kết với các ban ngành trên cơ sở chức năng của mỗi tổ chức
để tiến hành thực hiện một nhiệm vụ, một công việc hay tổ chức một hoạt động nào đó trong cơng tác thanh
thiếu nhi hoặc trong thực hiện nhiệm vụ kinh tế - chính trị - xã hội.


Phương pháp này rất thích hợp với tổ chức Đồn cơ sở.
<i>5.2 Cách thức tiến hành:</i>


- Mở hội nghị liên tịch, bàn bạc thống nhất về các kế hoạch nhiệm vụ mỗi bên, trách nhiệm
về vật chất trên cơ sở chức năng và khả năng của từng đơn vị.


- Ra nghị quyết, hoặc văn bản dạng liên tịch có chữ ký của người có thẩm quyền, đóng dấu
để đề cao tính pháp lý về mặt tổ chức và tính trách nhiệm của mỗi bên.


- Tiến hành triển khai, thực hiện kế hoạch theo văn bản liên tịch thường xuyên kiểm tra, đôn
đốc, bổ sung và xử lý tình huống.


- Sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm trong từng đợt hoặc cả đợt hoạt động.
<i>5.3 Những điều cần lưu ý:</i>


- Trong quá trình liên kết chỉ đạo phải bám sát vào chức năng, nhiệm vụ, khả năng của mỗi
bên để phân công công việc cho hợp lý, tránh chồng chéo, lấn sân hoặc đổ lỗi cho nhau.


- Làm cho các ban ngành, đoàn thể hiểu rõ hơn và có trách nhiệm hơn với cơng tác thanh
thiếu nhi.


- Tạo môi trường thuận lợi, sức mạnh tổng hợp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

- Ngồi những phương pháp kể trên trong cơng tác chỉ đạo cịn có những phương pháp đặc


thù riêng cho từng đối tượng khác nhau như:


- Phương pháp tổ chức hội nghị.


- Phương pháp đi cơ sở, đánh giá kiểm tra kết quả.
- Phương pháp thông tin 2 chiều...


Nhưng dù sử dụng phương pháp nào cũng phải có sự kết hợp tổng thể với các phương pháp
khác nhằm mục đíùch giúp cơ sở thực hiện thắng lợi chủ trương, nghị quyết một cách năng động, sáng tạo
đạt hiệu quả cao.


<b>Cơng tác TC - KT</b>
<b>của Đồn </b>


15:36 15/08/2005
<b>Bài 7</b>


<b>CƠNG TÁC TỔ CHỨC VÀ KIỂM TRA CỦA ĐOÀN</b>
I. TỔ CHỨC CƠ SỞ CỦA ĐOÀN:


1. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động.
<i>1.1. Tổ chức cơ sở Đoàn:</i>


- Tổ chức cơ sở Đoàn gồm: Đoàn cơ sở và chi đoàn cơ sở, là nền tảng của Đoàn, được thành
lập theo địa bàn dân cư, theo ngành nghề, đơn vị học tập, công tác, lao động, nơi cư trú và đơn vị cơ sở
trong lực lượng vũ trang nhân dân.


- Tổ chức cơ sở Đoàn thành lập trong doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Tổ chức cơ sở Đồn có thể trực thuộc Huyện đoàn, Tỉnh đoàn hoặc
Đoàn khối, Đoàn ngành tuỳ thuộc vào tính đặc thù của từng đơn vị theo hướng dẫn của Ban Thường vụ


Trung ương Đoàn.


- Chi đoàn là tổ chức tế bào của Đồn, là hạt nhân nịng cốt đồn kết tập hợp thanh, thiếu nhi. Đơn vị
có ít nhất 3 đoàn viên trở lên được thành lập chi đồn. Nếu chưa đủ 3 đồn viên thì Đồn cấp trên giới thiệu
đến sinh hoạt ở một tổ chức cơ sở Đồn thích hợp. Chi đồn sinh hoạt định kỳ một tháng một lần.


- Đoàn cơ sở là cấp trên trực tiếp của chi đồn. Đơn vị có từ 2 chi đồn trở lên và có ít nhất 30 đồn
viên thì thành lập Đồn cơ sở.


Trơng một địa bàn, lĩnh vực hoạt động có nhiều chi đồn, có nhu cầu liên kết phối hợp thì có thể
hình thành liên chi đoàn. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của liên chi đoàn do Ban Thường vụ Trung ương
Đoàn hướng dẫn.


Trong các đội thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện, thanh niên xung kích, các đội hình lao
động trẻ, các địa bàn tập trung đơng đồn viên được thành lập tổ chức Đoàn theo hướng dẫn của Ban
Thường vụ Trung ương Đoàn.


<i>1.2 nguyên tắc tập trung dân chủ.</i>


Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
Nội dung cơ bản của nguyên tắc đó là:


- Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn đều do bầu cử lập ra, thực hiện nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá
nhân phụ trách.


- Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn là Đại hội Đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo của Đoàn ở
mỗi cấp là Đại hội đại biểu hoặc Đại hội đoàn viên ở cấp ấy. Giữa hai kỳ Đại hội, cơ quan lãnh đạo là Ban
Chấp hành do Đại hội Đoàn cùng cấp bầu ra. Giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành, cơ quan lãnh đạo là Ban
Thường vụ do Ban Chấp hành cùng cấp bầu ra.



- Ban Chấp hành Đồn các cấp có trách nhiệm báo cáo về hoạt động của mình với Đại hội hoặc Hội nghị
đại biểu cùng cấp, với Ban Chấp hành Đoàn cấp trên, với cấp uỷ Đảng cùng cấp và thông báo cho Ban Chấp
hành Đoàn cấp dưới.


- Nghị quyết của Đoàn phải được chấp hành nghiêm chỉnh, cấp dưới phục tùng cấp trên; thiểu số
phục tùng đa số, cá nhân phục tùng tổ chức.


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

cấp trên cho đến Đại hội Đại biểu toàn quốc, song phải nghiêm chỉnh chấp hành nghị quyết hiện hành.
<i>1.3 Quyền hạn của tổ chức cơ sở Đoàn:</i>


- Kết nạp đoàn viên mới, quản lý đoàn viên, tiếp nhận, chuyển sinh hoạt Đoàn; giới thiệu cán bộ,
đoàn viên vào quy hoạch đào tạo, sử dụng cán bộ của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể và tổ chức kinh tế, xã
hội.


- Tổ chức các hoạt động, các phong trào nhằm đoàn kết, tập hợp thanh niên, đáp ứng nhu cầu, lợi ích
chính đáng; hợp pháp của tuổi trẻ; liên kết, phối hợp với các ngành, các đoàn thể, các tổ chức kinh tế-xã hội
tạo sức mạnh đồng bộ trong công tác thanh niên.


- Tổ chức các hoạt động tạo thêm việc làm và thu nhập cho cán bộ đồn viên, thanh niên, tạo nguồn
kinh phí cho hoạt động của Đoàn; được sử dụng con dấu hợp pháp.


2. Vị trí, vai trị, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở Đoàn.


Tổ chức cơ sở Đoàn là nền tảng của Đoàn, là cầu nối giữa tổ chức Đoàn với thanh niên, là nơi tổ
chức thực hiện mọi chủ trương, nghị quyết của Đồn, là mơi trường giáo dục để đồn viên, thanh niên rèn
luyện cống hiến và trưởng thành. Tổ chức cơ sở Đồn giữ vai trị nịng cốt trong cơng tác đồn kết tập hợp
thanh niên, góp phần giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ vừa hồng vừa chuyên cho sự nghiệp cách mạng của Đảng.
Tổ chức cơ sở Đồn đảm nhận những nhiệm vụ quan trọng nhất đó là:


<i>2.1 Đại diện, chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của cán bộ, đồn viên, thanh thiếu nhi.</i>



Nhiệm vụ này thể hiện sự gắn bó giữa người đồn viên, thanh niên với tổ chức Đoàn. Tổ chức cơ sở
của Đoàn tạo mọi điều kiện tối thiểu, từng bước đáp ứng nhu cầu chính đáng cho đồn viên, giúp đoàn viên
thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ đoàn viên, đảm bảo sự bình đẳng, cơng bằng trong học tập, lao động, cơng
tác trước pháp luật và cơng luận. Đó là sự kết hợp hài hồ giữa các lợi ích trong hoạt động, việc làm và đời
sống sinh hoạt hàng ngày của thanh niên. Tổ chức cơ sở Đồn có nhiệm vụ khuyến khích, bảo vệ và phát
huy những mặt tốt của đồn viên, thanh niên, giúp họ nhanh chóng trưởng thành về mọi mặt; đồng thời đấu
tranh phòng chống và loại trừ những mặt tiêu cực, các tệ nạn xã hội, góp phần bảo vệ nhân cách, sự phát
triển về thể chất và tinh thần của đoàn viên, thanh niên, kiên quyết đấu tranh chống những hành vi vi phạm
đến lợi ích chính đáng của đồn viên, thanh niên, mở rộng dân chủ, tạo khối đoàn kết thống nhất, làm cho
mọi đồn viên thực sự gắn bó với Đồn và có trách nhiệm xây dựng tổ cơ sở Đồn vững mạnh, làm nịng
cốt tích cực trong cơng tác đồn kết tập hợp thanh niên.


<i>2.2 Tổ chức các hoạt động và phong trào thanh niên, tạo môi trường giáo dục, rèn luyện đồn</i>
<i>viên, thanh thiếu nhi nhằm góp phần thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hố-xã hội, quốc</i>
<i>phịng, an ninh của địa phương, đơn vị:</i>


Tổ chức thực hiện các chương trình hành động cách mạng, các phong trào thanh niên trên địa bàn,
chương trình cơng tác, các hoạt động phù hợp với từng đối tượng, sở thích và nghề nghiệp của thanh niên.
Tổ chức các hoạt động như: Cắm trại, hội thi, triển lãm theo chủ đề, nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn, các
sự kiện chính trị trọng đại của dân tộc, địa phương, đơn vị, của Đảng của Đoàn và các đoàn thểâ. Huy động
đoàn viên, thanh niên đảm nhận tham gia các cơng trình, phần việc thanh niên khi có u cầu của nhiệm vụ
chính trí, kinh tế, văn hố, xã hội trên địa bàn. Tổ chức cơ sở Đồn có nhiệm vụ giáo dục chủ nghĩa cộng
sản cho thanh niên, đoàn kết thanh niên xung quanh Đảng thực hiện mục tiêu lý tưởng cách mạng của Đảng,
lôi cuốn tất cả đồn viên vào các hoạt động, kích thích tính tích cực chính trị-xã hội trong mỗi đồn viên.
Tạo cơ hội cho họ cùng nhau phát huy tiềm năng trí tuệ, sức lực để hồn thành nhiệm vụ chính trị.


<i>2.3 Phối hợp với chính quyền, các đồn thể và các tổ chức kinh tế, xã hội làm tốt công tác thanh</i>
<i>niên, chăm lo xây dựng Đồn, tích cực xây dựng cơ sở Đoàn, Hội, Đội ở địa bàn dân cư, tham gia xây</i>
<i>dựng, bảo vệ Đảng và chính quyền:</i>



Cơng tác thanh niên không chỉ là nhiệm vụ của một tổ chức, một lực lượng xã hội, mà còn là sự phối
hợp đồng bộ của toàn xã hội. Trong thực tế cũng khơng ít người quan niệm rằng: Cơng tác thanh niên là của
Đảng, của Đoàn Thanh niên, do vậy những yếu kém, những tồn tại, hạn chế của thanh niên là do lỗi của
đoàn thanh niên. Suy nghĩ đơn giản phiến diện một chiều như vậy là thiếu trách nhiệm, tự tách mình ra khỏi
sự nghiệp giáo dục đào tạo thế hệ trẻ. Xuất phát từ đó các cấp bộ Đồn nói chung, tổ chức cơ sở Đồn nói
riêng có nhiệm vụ phối kết hợp với chính quyền, các đồn thể và các tổ chức kinh tế xã hội dưới sự lãnh đạo
của cấp uỷ Đảng nhằm tạo sức mạnh tổng hợp trong công tác thanh niên. Tranh thủ mọi nguồn lực, phát huy
nội lực từ phía cán bộ, đồn viên, thanh niên, nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đồn và phát huy vai trị
của các Hội thanh niên trong cơng tác đồn kết tập hợp thanh niên, tích cực tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng
và chính quyền. Từ đó, tổ chức cơ sở Đồn sẽ tạo được cơ hội và mơi trường tốt cho đồn viên, thanh niên
nâng cao trình độ về mọi mặt.


II. CƠNG TÁC ĐỒN VIÊN
1. Phát triển đoàn viên mới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

Thanh niên Việt Nam tuổi từ 15 đến 30, tích cực học tập, lao động và bảo vệ Tổ quốc, được
học và tán thành Điều lệ Đoàn, tự nguyện hoạt động trong một tổ chức cơ sở của Đồn và có lý lịch rõ ràng
đều được xét kết nạp vào Đoàn.


- Thanh niên vào Đoàn tự nguyện viết đơn, báo cáo lý lịch và được một đồn viên cùng cơng
tác, sinh hoạt ít nhất ba tháng giới thiệu và bảo đảm. Nếu là đội viên đội thiếu niên Tiền phong Hị Chí Minh
thì do tập thể chi đội giới thiệu. Nếu là hội viên Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt
Nam thì do tập thể chi hội giới thiệu.


- Được Hội nghị chi đoàn xét đồng ý kết nạp với sự biểu quyết tán thành của quá nửa (1/2) so
với tổng số đồn viên có mặt tại Hội nghị và được Đoàn cấp trên trực tiếp ra quyết định chuẩn y. Trường
hợp xét kết nạp nhiều người thì phải xét và quyết định chuẩn y kết nạp từng người một.


- Ở nơi chưa có tổ chức Đồn và đồn viên hoặc chưa có tổ chức Hội Liên hiệp Thanh niên


Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam, thì do Đoàn cấp trên cử cán bộ, đoàn viên về làm cơng tác ở nơi đó giới
thiệu; Ban Chấp hành Đồn cấp trên trực tiếp xét quyết định kết nạp.


<i>1.2 Quy trình cơng tác phát triển đồn viên:</i>


Bước 1: Tun truyền giới thiệu về Đồn cho thanh niên thơng qua các loại hình tổ chức và
các phương thức hoạt động của Đoàn, Hội.


Bước 2: Xây dựng kế hoạch kết nạp đoàn viên.
- Lập danh sách thanh niên.


- Phân loại thanh niên theo các tiêu chuẩn kết nạp đoàn viên để lựa chọn và bồi dưỡng đối
tượng kết nạp.


- Phân cơng đồn viên giúp đỡ thanh niên, dự kiến thời gian bồi dưỡng và tổ chức kết nạp.
Bước 3: Tổ chức bồi dưỡng, giúp đỡ đối tượng thanh niên vào Đoàn.


- Bồi dưỡng giao nhiệm vụ thông qua các hoạt động thực tiễn, như: Các hoạt động trong
phong trào thanh niên; các hoạt động giáo dục và rèn luyện nhân cách, hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện;
Hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội, để bồi dưỡng, lựa chọn những thanh niên nhiệt tình gương mẫu xét
kết nạp vào Đồn.


- Mở lớp bồi dưỡng tìm hiểu về Đồn cho thanh nên. (Ở những cơ sở khơng có điều kiện mở
lớp tập trung thì có thể phát tài liệu để thanh niên tự nghiên cứu sau đó kiểm tra củng cố kiến thức bằng
phương pháp viết bản thu hoạch).


Bước 4: Hướng dẫn đối tượng hoàn thiện thủ tục và nguyên tắc trước khi kết nạp và kết nạp
đoàn viên.


- Hướng dẫn thanh niên viết đơn và tự giới thiệu về lịch sử bản thân với chi đoàn (theo mẫu


“Sổ đoàn viên”).


- Hội nghị chi đoàn xét, quyết định và báo cáo lên Ban Chấp hành Đoàn cơ sở chuẩn y kết
nạp. Hồ sơ đề nghị gồm có:


+ Sổ đồn viên.


+ Giấy giới thiệu thanh niên vào Đoàn của người đảm bảo giới thiệu.


+ Đề nghị kết nạp đoàn viên của Ban Chấp hành chi đồn (có phần trích biên bản họp chi
đoàn).


- Ban Chấp hành Đoàn cơ sở ra quyết định chuẩn y kết nạp.
- Chi đoàn tổ chức lễ kết nạp đoàn viên mới.


- Hoàn chỉnh hồ sơ để quản lý đoàn viên mới rèn luyện, tiến bộ trưởng thành.
<i>1.3 Tổ chức kết nạp đoàn viên:</i>


- Địa điểm, thời gian, trang trí:


Khi có quyết định chuẩn y kết nạp của Đoàn cơ sở, chậm nhất là 15 ngày sau, Ban Chấp hành
chi đoàn phải tổ chức lễ kết nạp đoàn viên mới (một lần kết nạp không quá 10 người).


+ Địa điểm: Lễ kết nạp đoàn viên được tổ chức trang nghiêm, gây ấn tượng sâu sắc cho đoàn
viên mới. Có thể tổ chức ở phịng họp, phịng truyền thống hoặc ở những nơi có di tích lịch sử văn hoá,
trong một cuộc sinh hoạt, hoạt động tập thể của chi đồn.


+ Thời gian: Cần chọn thời điểm thích hợp, thuận lợi và có ý nghĩa gắn với các ngày lễ lớn
hay cá hoạt động của chi đoàn.



Buổi lễ kết nạp phải đảm bảo đúng thủ tục, ngắn gọn nhưng không qua loa đại khái, đặc biệt
không kéo dài gây nhàm chán. Trong buổi lễ, ngoài các thủ tục nội dung quy định có thể thêm một số nội
dung khác nhưng phải kết thúc đúng lúc, đúng chỗ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

Cách trang trí tuỳ vào khơng gian và điều kiện cụ thể về địa điểm, nhưng phải đảm bảo cờ
Đoàn hoặc huy hiệu Đồn khơng cao hơn cờ Tổ quốc; tượng hoặc ảnh Bác không đặt cao hơn cờ Tổ quốc và
cờ Đồn. Nếu kết nạp ngồi trời thì dùng hình thức cờ có cán, có người đứng cầm cờ Đồn.


- Chương trình, nội dung:


+ Chào cờ, hát Quốc ca, và bài ca chính thức của Đồn (Đồn ca); tun bố lý do, giới thiệu
đại biểu.


+ Bí thư chi đồn hoặc đại diện Ban Chấp hành chi đoàn báo cáo quá trình phấn đấu, đọc nghị
quyết chuẩn y kết nạp của Đoàn cấp trên, trao quyết định, gắn huy hiệu và trao thẻ đoàn viên mới (trường hợp
kết nạp nhiều người phải tiến hành giới thiệu và công bố quyết định kết nạp từng người một).


+ Đoàn viên mới đọc lời hứa:


“ Được vinh dự trở thành đoàn viên Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, trước cờ Tổ quốc, cờ
Đoàn, trước chân dung của Bác Hồ vĩ đại, trước tồn thể các đồng chí, tơi xin hứa:


1- Ln ln phấn đấu vì mục đích lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ
Chí Minh.


2- Nghiêm chỉnh thực hiện Điều lệ Đồn, tích cực rèn luyện để xứng đáng với danh hiệu
đoàn viên Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.


3- Giúp đỡ mọi người, ln ln xứng đáng là người bạn tin cậy của thanh niên Việt Nam”.
( Trường hợp kết nạp nhiều người thì cử đại diện đọc lời hứa, sau đó mọi người cùng hơ xin


hứa).


+ Đại diện người giới thiệu thanh niên vào Đoàn phát biểu, hứa tiếp tục giúp đỡ đoàn viên
mới.


+ Đại diện thanh niên hoặc chi hội, chi đội phát biểu cảm tưởng.
+ Đại biểu Đoàn cấp trên hoặc cấp uỷ phát biểu giao nhiệm vụ.
+ Chào cờ, bế mạc.


2. Công tác quản lý đoàn viên.
<i>2.1- Quản lý đoàn viên về tổ chức:</i>


+ Đối với đoàn viên:


- Mỗi đoàn viên Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đều phải có sổ đoàn viên, huy hiệu Đoàn
và được trao thẻ đoàn viên.


- Hồ sơ đồn viên được đóng thành cuốn “ Sổ đoàn viên”.
+ Đối với Chi đoàn:


Ban Chấp hành chi đoàn phải có “Sổ chi đồn” theo mẫu do Ban Thường vụ Trung ương
Đoàn ban hành.


+ Đối với Đoàn cơ sở phải có:
- Sổ danh sách đồn viên.


- Sổ theo dõi kết nạp đoàn viên, trao thẻ đoàn viên.
- Sổ giới thiệu và tiếp nhận sinh hoạt Đoàn.


- Sổ quản lý cán bộ Đoàn.


+ Quản lý hồ sơ đoàn viên:


- Đồn viên, chi đồn và Đồn cơ sở đều có trách nhiệm bảo quản sổ đồn viên cẩn thận,
khơng để hư hỏng, mất mát.


- Đoàn cơ sở trực tiếp quản lý Sổ đoàn viên.


- Hồ sơ đoàn viên quản lý ở cơ sở Đồn nào thì đồn viên thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn
đồn viên ở cơ sở đó.


<i>2.2 Quản lý đoàn viên về tư tưởng:</i>


- Thường xuyên và kịp thời nắm bắt những diễn biến tư tưởng của đoàn viên. Biết rõ những
diễn biến tư tưởng của đoàn viên. Biết rõ những băn khoăn, thắc mắc, những khó khăn đang xảy ra cho đồn
viên, những tư tưởng khơng đúng đang chi phối đồn viên... và kịp thời có hướng giúp đỡ để đồn viên vượt
qua những khó khăn về tư tưởng, sửa chữa những lệch lạc trong suy nghĩ của đoàn viên.


- Quản lý tư tưởng đoàn viên cịn là bồi dưỡng tư tưởng cho đồn viên, nhất là đoàn viên
mới, làm cho đoàn viên học tập và hiểu rõ lý tưởng cách mạng của Đảng, của Đoàn.


- Tạo điều kiện để đoàn viên rèn luyện, phấn đấu, Đồn phải là nơi để đồn viên trình bày
tâm tư, nguyện vọng và tổ chức Đồn phải thơng cảm giúp đỡ.


<i>2.3 Quản lý đồn viên về cơng tác và sinh hoạt:</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

cơng cơng tác cho đồn viên thơng qua việc triển khai thực hiện chương trình: “Rèn luyện đoàn viên” mà
tập trung là cuộc vận động “Mỗi đoàn viên có một việc làm thiết thực cho Đồn”


3. Chương trình “rèn luyện đồn viên”



<i>3.1 Ý nghĩa của việc thực hiện chương trình “Rèn luyện đồn viên”:</i>


Chương trình “ Rèn luyện đoàn viên” là một phương thức tác động trực tiếp đến từng đoàn
viên. Giúp đỡ đoàn viên từ vị trí tiếp thu thụ động sang vị trí chủ động trong các hoạt động của các cơ sở
Đoàn, biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng đồn viên,
chất lượng hoạt động của chi đoàn, là cơ sở để Ban Chấp hành chi đoàn tiến hành phân loại đoàn viên, trao
thẻ đoàn viên, và giới thiệu đoàn viên ưu tú với Đảng hàng năm.


<i>3.2 Nội dung chương trình “Rèn luyện đồn viên”:</i>


Căn cứ vào tiêu chí người đồn viên trong thời kỳ mới đã được Đại hội Đoàn toàn quốc lần
thứ VIII xác định: “ Người đoàn viên của thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước là người công dân
tốt, người bạn tốt của thanh niên, tấm gương tốt của thiếu nhi, có uy tín trong mỗi tập thể thanh niên và ở
cộng đồng dân cư”; căn cứ kết luận của Hội nghị lần thứ 4 Ban Thường vụ Trung ương Đồn (Khố VIII),
nội dung chương trình “Rèn luyện đoàn viên” cần được coi trọng cả rèn luyện về nhận thức và rèn luyện về
hành động, chú trọng bồi dưỡng năng lực nhận thức; khả năng tổ chức, vận động và thuyết phục của đoàn
viên trong các hoạt động xã hội và hoạt động thanh niên.


<i>- Rèn luyện về nhận thức:</i>


Thông qua triển khai thực hiện Chương trình Rèn luyện đồn viên, sự hướng dẫn, trợ giúp
của tổ chức Đoàn, mỗi đoàn viên phát huy cao nhất khả năng tự rèn luyện để có được những kiến thức, hiểu
biết cơ bản, có phẩm chất chính trị vững vàng. Nộ dung rèn luyện về nhận thức bao gồm:


+ Lý luận chính trị và lịch sử, truyền thống:


Học tập 6 bài lý luận chính trị do Trung ương Đồn ban hành.


Học tập và nắm vững lịch sử, truyền thống của dân tộc Việt Nam; truyền thống vẻ vang của
Đảng Cộng sản Việt Nam; của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và lịch sử, truyền thống của địa


phương, đơn vị.


+ Tư tưởng Hồ Chí Minh:


Học tập, tìm hiểu để nắm vững tiểu sử; đạo đức cách mạng và phong cách Hồ Chí Minh; học
tập tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó nội dung trọng tâm là 4 chuyên đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Độc lập
dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc; tư
tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng, cần kiệm liêm chính, chí cơng vơ tư; Tư tưởng Hồ Chí Minh về
chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau.


+ Những hiểu biết cơ bản về Đảng Cộng sản Việt Nam và chủ trương, đường lối, chính sách
của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội, giữ vững quốc phịng, an ninh:


Mục đích, nền tảng tư tưởng, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam;
nhiệm vụ, tiêu chuẩn đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam; đường lối và chiến lược phát triển kinh tế-xã hội
ở Việt Nam; các văn bản, nghị quyết của Đảng; nội dung nhiệm vụ Đoàn tham gia xây dựng Đảng.


+ Những hiểu biết cơ bản về tổ chức Đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội Sinh
viên viên Việt Nam và Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh:


Mục tiêu, lý tưởng của Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; vị trí, vai trị, chức năng,
nhiệm vụ của Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong hệ thống chính trị; nguyên tắc tổ chức và hoạt
động, hệ thống tổ chức của Đoàn; nhiệm vụ, quyền hạn của đồn viên; tiêu chí phân loại đồn viên; khen
thưởng và kỷ luật đồn viên.


Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ; nguyên tắc tổ chức và hoạt động, hệ thống tổ chức của
Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam và Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.


Những phong trào lớn của Đoàn, Hội, Đội hiện nay.
+ Những hiểu biết cơ bản về hiến pháp, pháp luật:



Những vấn đề cơ bản về tổ chức bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam.


Những điều luật cơ bản có liên quan trực tiếp đến thanh niên trong các Bộ luật: Dân sự, Hình
sự, Lao động, Hơn nhân và gia đình, Nghĩa vụ qn sự, An tồn giao thơng, Bảo vệ và chăm sóc giáo dục
trẻ em... Một số trình tự thủ tục pháp lý để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân.


<i>- Rèn luyện đạo đức, lối sống:</i>


Rèn luyện đạo đức cách mạng: Xây dựng lối sống, nếp sống văn minh trong lao động sản
xuất, công tác, học tập, sinh hoạt, giao tiếp ứng xử, quan hệ xã hội, tình bạn, tình yêu...


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

tích cực chính trị-xã hội trong các hoạt động vì cuộc sống cộng đồng.
<i>- Rèn luyện về hành động:</i>


Cụ thể hố và thực hiện có hiệu quả quy định “Mỗi đồn viên có ít nhất một việc làm thiết
thực cho Đồn”, gắn hoạt động của mình với hoạt động của tập thể thanh niên nơi sinh sống hoặc công tác,
phụ trách ít nhất một thiếu nhi hoặc giúp đỡ một thanh niên ở địa bàn dân cư; mỗi cơ sở Đồn, chi đồn có ít
nhất một cơng trình, phần việc thanh niên. Rèn luyện về hành động bao gồm những việc làm cụ thể, thiết
thực, phù hợp khả năng, trình độ, nghiệp vụ của từng đồn viên, giúp đồn viên tự rèn luyện, nâng cao năng
lực làm chủ bản thân trong học tập, sinh hoạt, công tác và hoạt động xã hội, thực hiện tốt nhiệm vụ của
người đoàn viên. Quá trình triển khai thực hiện rèn luyện về hành động cần chú ý tạo điều kiện để đoàn viên
đăng ký tham gia các tổ, đội, nhóm thanh niên tình nguyện, hoạt động xã hội và cơng tác xây dựng, củng cố
tổ chức Đồn, chăm sóc giáo dục thiếu niên nhi đồng... Rèn luyện về hành động cần tập trung thực hiện 5
nội dung chủ yếu sau đây:


+ Công tác chuyên môn, nhiệm vụ được giao:


Thực hiện sáng tạo các nội dung, các cuộc vận động, các phong trào theo tinh thần Nghị


quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII và các chương trình hành động, các kế hoạch cơng tác của Ban
Chấp hành Đồn các cấp để góp phần làm tốt hơn cơng tác chun mơn, nhiệm vụ của người đoàn viên ở
địa phương, đơn vị. Cụ thể như sau:


<i>Đối với thanh niên nơng thơn:</i>


Có những việc làm cụ thể gắn liền với phong trào “Thanh niên sản xuất kinh doanh giỏi”,
với các chương trình dự án về xố đói giảm nghèo, nước sạch, vệ sinh mơi trường, ứng dụng và chuyển giao
tiến bộ khoa học kỹ thuật..., đóng góp xây dựng quỹ “Giúp ngau phát triển kinh tế gia đình”.


Tham gia các cơng trình thanh niên xây dựng cơ sở hạ tầng, thuỷ lợi nội đồng, sửa chữa nâng
cấp cầu, cống, đường làng, ngõ xóm...


<i>Đối với thanh niên đờng phố:</i>


Có những việc làm cụ thể nhằm hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau phát triển sản xuất tạo việc làm và
thu nhập chính đáng; tham gia quản lý, xây dựng đơ thị văn minh, an tồn, sạch sẽ và hiện đại, giữ gìn trật
tự an tồn giao thơng và cảnh quan hè phố. Làm nịng cốt trong hoạt động “Đường phố thanh niên tự quản”.


<i>Đối với thanh niên trường học:</i>


Đăng ký thi đua học tập, nghiên cứu khoa học, đi đầu xây dựng xã hội học tập; tham gia xây
dựng các Câu lạc bộ học thuật theo chun ngành, hình thành các tổ, nhóm giúp nhau trong học tập, nghiên
cứu khoa học, phát triển tài năng...


Đăng ký thực hiện các nội quy, quy chế của nhà trường, tham gia phòng chống các biểu hiện
tiêu cực trong học tập, thi cử; xây dựng môi trường sư phạm...


Tham gia các nội đội hình thanh niên tình nguyện, trí thức trẻ tình nguyện phát triển nơng
thơn, miền núi; tích cực tham gia triển khai chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật giao cho


thanh niên nông thôn và đồng bào vùng sâu, vùng xa.


<i>Đối với thanh niên công nhân viên chức:</i>


Đăng ký những việc làm cụ thể gắn với phong trào học tập nâng cao trình độ chuyên môn,
tay nghề, tiếp cận với khoa học kỹ thuật hiện đại; phong trào CKT, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật,
phong trào sáng tạo trẻ; thực hiện cải cách hành chính và quy chế dân chủ ở cơ sở.


Thực hiện văn hoá doang nghiệp: Xây dựng tác phong công nghiệp; năng động trong sản
xuất, kinh doanh và phục vụ; văn minh nơi làm việc, thực hành tiết kiệm.


<i>Đối với thanh niên Lực lượng vũ trang:</i>


Đăng ký tham gia thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động như: <i>“Giành 3 đỉnh</i>
<i>cao quyết thắng” và “Thanh niên quân đội mẫu mực xây dựng chính quy” trong thanh niên Quân đội; “Hai</i>
<i>thi đua, hai tình nguyện thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy” </i>trong thanh niên Công an để hồn thành nhiệm vụ
chính trị của đơn vị. Đặc biệt chú trọng hướng cho đoàn viên đăng ký thực hiện các hoạt động kết nghĩa,
hoạt động xã hội, tình nguyện tăng cường cho lực lượng trực tiếp chiến đấu, phát triển sâu rộng phong trào
đoàn kết 3 lực lượng, góp phần xây dựng củng cố tổ chức Đồn, Hội ở các địa bàn trọng yếu, dân tộc, tôn
giáo...


<i>- Công tác xã hội:</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

<i>Kỹ năng công tác thanh niên:</i>


Rèn luyện kỹ năng trong các hoạt động xã hội, hoạt động tập thể; trong giao tiếp, ứng xử;
trong múa, hát và tổ chức trị chơi...


<i>- Cơng tác xây dựng, củng cố cơ sở Đoàn, Hội; phụ trách Đội và tham gia xây dựng Đảng:</i>
Tích cực tham gia các hoạt động của Đoàn, tham gia sinh hoạt Đoàn trên địa bàn nơi cư trú,


làm tốt công tác quần chúng (giúp đỡ thanh niên và đội viên trở thành đoàn viên; làm nòng cốt trong việc
xây dựng và tham gia hoạt động trong các tổ, nhóm, Câu lạc bộ thanh niên, Chi hội Hội Liên hiệp Thanh
niên, Hội sinh viên...; tham gia cơng tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên nhi đồng trong và ngoài nhà trường
theo phương châm “Mỗi đồn viên có ít nhất một việc làm thiết thực cho thiếu nhi”.


Đóng góp ý kiến cho cán bộ, đảng viên và công tác lãnh đạo của cấp uỷ Đảng nơi sinh hoạt,
học tập, lao động và công tác; đăng ký rèn luyện, phấn đấu trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


<i>- Tự rèn luyện nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, kiến thức văn hố-xã hội và sức</i>
<i>khoẻ:</i>


Từng đoàn viên căn cứ vào khả năng, nhu cầu của bản thân, đăng ký tự học tập, rèn luyện
nhằm nâng cao kiến thức, hiểu biết về văn hoá-xã hội, chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học...; đăng
ký luyện tập thường xun ít nhất một mơn thể thao. Tích cực tham gia vào các hoạt động chun mơn,
nghiệp vụ, văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao.


<i>3.3 Biện pháp tổ chức thực hiện:</i>
<i>- Đối với đoàn viên:</i>


+ Mỗi đoàn viên chủ động đăng ký và rèn luyện theo các nội dung về nhận thức và hành
động theo các chủ đề, chủ điểm và hướng dẫn của Ban Chấp hành chi đoàn.


+ Đăng ký thực hiện theo một trong các hình thức: Đăng ký trực tiếp trong cuộc họp chi
đoàn; đăng ký vào sổ tu dưỡng, sổ truyền thống, sổ chi đoàn, hoặc phiếu rèn luyện theo mẫu do chi đoàn
quy định; đăng ký theo tập thể chi đoàn...


+ Sưu tầm tài liệu theo nội dung đã đăng ký, trao đổi ý kiến với các đoàn viên trong chi đoàn
hoặc đề nghị Ban Chấp hành chi đoàn giúp đỡ để thực hiện nội dung rèn luyện về nhận thức.


+ Đăng ký tham gia hoạt động theo các tổ, đội, nhóm thanh niên tình nguyện, hoạt động xã


hội, các nội dung công tác do Ban Chấp hành phân công, hoặc các cơng trình, phần việc thanh niên do Đồn
tổ chức; thực hiện tốt các quy định sinh hoạt chi đoàn, tự giác rèn luyện phấp đấu trong lao động, học tập,
cơng tác, tích cực vận động thanh niên tham gia các hoạt động của Đoàn, Hội, Đội.


<i>- Đối với chi đoàn và Đoàn cơ sở:</i>


+ Ban Chấp hành chi đoàn cần cụ thể hoá định hướng nội dung rèn luyện phù hợp với khả
năng của từng đoàn viên theo giai đoạn 6 tháng. Mỗi giai đoạn cần hướng dẫn và u cầu đồn viên đăng ký
và thực hiện ít nhất một nội dung về nhận thức và một nội dung về hành động. Hướng dẫn và tổ chức ngày
cùng hành động để đoàn viên đăng ký thực hiện và lập kế hoạch phân cơng đồn viên tham gia hoạt động
theo các đội, nhóm cơng tác, các cơng trình, phần việc thanh niên, tạo mơi trường thuận lợi để đồn viên rèn
luyện.


+ Tổ chức hội thảo, tọa đàm, diễn đàn thanh niên, hái hoa dân chủ theo các chủ đề; phát động
phong trào đóng góp xây dựng tủ sách thanh niên tại các cơ sở để cung cấp các thông tin và tư liệu giúp đỡ
đoàn viên thực hiện nội dung đăng ký rèn luyện về nhận thức.


+ Thành lập các đội, nhóm thanh niên tình nguyện ở cơ sở và tổ chức thực hiện có chất lượng các
cơng trình, phần việc thanh niên, thường xuyên theo dõi quá trình thực hiện chương trình “Rèn luyện đồn viên”,
kịp thời chấn chỉnh và tiến hành tổng kết hoạt động Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi gắn với đánh giá chương
trình “Rèn luyện đoàn viên”.


+ Lập các sổ sách theo dõi triển khai, đánh giá kết quả thực hiện chương trình “Rèn luyện
đồn viên”. Hướng dẫn quy trình triển khai cho Bí thư chi đồn và tăng cường cơng tác kiểm tra giám sát
việc tổ chức thực hiện chương trình.


+ Định kỳ 6 tháng đánh giá mức độ hồn thành chương trình Rèn luyện của từng đoàn viên,
tổ chức phân loại đoàn viên và ghi nhận xét vào Sổ đoàn viên.


+ Về phương pháp đánh giá, tuỳ theo đặc điểm, điều kiện của cơ sở, có thể đánh giá kết quả


rèn luyện của đồn viên theo một trong những hình thức: Tổ chức bình xét phân loại, hội thi, kiểm tra viết,
vấn đáp, trắc nghiệm...


Kết hợp kết quả thực hiện những nội dung đã đăng ký với mức độ hoàn thành nhiệm vụ của
chi đồn và cơng tác chun mơn để đánh giá. Lấy kết quả thực hiện chương trình “Rèn luyện đoàn viên”
làm tiêu chuẩn chủ yếu để phân loại đoàn viên và giới thiậu đoàn viên ưu tú cho Đảng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

- Đồn viên trịn 30 tuổi, chi đồn làm thủ tục trưởng thành Đoàn, lễ trưởng thành cho đoàn
viên khi hết tuổi đoàn viên được tiến hành vào các dịp kỷ niệm ngày: 26-3, 19-5,15-10, và ngày 22-12 hàng
năm (4 đợt). Hoặc trong những hoạt động, sinh hoạt truyền thống của chi đoàn.


- Lễ trưởng thành Đoàn được tổ chức ở Đoàn cơ sở, chi đoàn cơ sở hoặc chi đồn.
<i>4.2 Quy trình tiến hành trưởng thành Đồn:</i>


- Hàng năm, Ban Chấp hành Đoàn lập danh sách những đồn viên trịn 30 tuổi, khơng giữ
nhiệm vụ trong cơ quan lãnh đạo hay cơng tác chun mơn của Đồn và thơng báo cho đồn viên đó biết.


- Khi có danh sách đồn viên trịn 30 tuổi, Ban Chấp hành chi đoàn cần tổ chức gặp mặt để
nắm nguyện vọng của số đồn viên có u cầu tiếp tục ở lại sinh hoạt Đoàn, đồng thời lập danh sách báo
cáo với Ban Chấp hành Đoàn cơ sở số đoàn viên trưởng thành để xét và ra quyết định.


Lễ trưởng thành phải được chuẩn bị thật chu đáo, trang trọng và tạo được khơng khí thân
mật. Nếu đồn viên trưởng thành là đoàn viên ưu tú trong buổi lễ trưởng thành Đồn cần tiến hành ln việc
giới thiệu đồn viên ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.


<i>4.3. Chương trình lễ trưởng thành Đồn:</i>
- Tun bố lý do, giới thiệu đại biểu.


- Giới thiệu tóm tắt q trình sinh hoạt Đồn và những thành tích đóng góp của đồn viên
sinh hoạt Đồn.



- Trao “Giấy chứng nhận đoàn viên trưởng thành” và tặng phẩm kỷ niệm (nếu có) cho đồn
viên trưởng thành.


- Đại diện đồn viên trưởng thành phát biểu cảm tưởng.


- Đại diện đoàn viên sinh hoạt Đoàn (nên là đoàn viên mới) phát biểu.
- Đại diện cấp uỷ và các đại biểu khác phát biểu.


- Kết thúc.


III. CƠNG TÁC CÁN BỘ ĐỒN
1. Khái niệm cán bộ Đoàn.


Cán bộ Đoàn là cán bộ hoạt động chính trị- xã hội được Đảng giao nhiệm vụ cơng tác vận
động thanh, thiếu nhi, trực tiếp thực hiện công tác vận động tuyên tuyền giáo dục thanh thiếu niên theo
đường lối giáo dục chính sách của Đảng, Nhà nước và Điều lệ Đoàn. Cán bộ Đoàn bao gồm cán bộ chuyên
trách, cán bộ bán chuyên trách; cán bộ không chuyên trách, cán bộ làm công tác Hội LHTN Việt Nam, Hội
Sinh viên Việt Nam và Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.


2. Quan điểm xây dựng đội ngũ cán bộ Đồn:


- Cơng tác cán bộ Đồn là bộ phận quan trọng trong công tác xây dựng Đảng. Xây dựng
Đồn thực chất là góp phần xây dựng Đảng trước một bước, cán bộ đoàn là nguồn cung cấp cán bộ Đảng
cho hệ thống chính trị. Cán bộ Đồn là cán bộ Đảng làm công tác thanh thiếu nhi.


-Xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cơng tác Đồn và phong
trào thanh thiếu nhi trong giai đoạn mới, nhân tố quyết định sự vững mạnh của các tổ chức Đồn, Hội, Đội,
đồng thời tích cực tham gia xây dựng Đảng và chính quyền trong thời kỳ mới.



- Thông qua hoạt động thực tiễn công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi để phát hiện,
tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ bảo đảm về số lượng và chất lượng, từng bước trẻ hố đội
ngũ cán bộ Đồn các cấp, quan tâm cán bộ cơ sở, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc, tơn giáo.


- Cán bộ Đồn là cán bộ làm cơng tác chính trị xã hội, nhưng do tính đặc thù của đối tượng,
vì vậy ngồi những u cầu về chun mơn, nghiệp vụ, cán bộ Đồn cịn phải nhiệt tình, năng khiếu, kỹ
năng nghiệp vụ và cơng tác thanh thiếu nhi.


3. Mục tiêu:


Nâng cao chất lượng, đảm bảo đủ số lượng và từng bước trẻ hoá đội ngũ cán bộ Đoàn. Với
việc tăng cường đầu tư cho công tác cán bộ nhằm tạo sự chuyển biến mới trong cơng tác Đồn và phong
trào thanh thiếu nhi. Góp phần tạo nguồn cán bộ cho Đảng, chính quyền và đoàn thể nhân dân.


4. Phương hướng:


- Từng bước nâng cao chất lượng, xây dựng tiêu chuẩn thống nhất cho từng loại cán bộ các
cấp.


- Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá,
quản lý sử dụng, luân chuyển cán bộ, đảm bảo nguyên tắc tập trung, dân chủ và tính chủ động của Đoàn trong
giới thiệu và chuẩn bị nhân sự.


- Chủ động và nâng cao hiệu quả công tác tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền về cơng
tác cán bộ Đồn, xây dựng cơ chế chính sách cán bộ và đầu tư cho phong trào thanh thiếu nhi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

5. Tiêu chuẩn cán bộ:


Ngoài các tiêu chuẩn chung được quy định trong các nghị quyết Hội nghị lần thứ III Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, cán bộ Đồn cần có các tiêu chuẩn sau:



- Có trình độ chính trị, chun mơn, năng lực tham mưu, chỉ đạo và khả năng tiếp thu, tổ
chức triển khai thực hiện các chủ trương, dường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, Nghị quyết của Đồn,
chương trình cơng tác của đơn vị trong phạm vi trách nhiệm được giao.


- Có kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ cơng tác thanh vận, ngoại ngữ, tin học phù hợp với lĩnh
vực công tác. Nhiệt tình và trách nhiệm với sự nghiệp giáo dục đào tạo thế hệ trẻ, được rèn luyện từ thực
tiễn phong trào, được thanh thiếu nhi tín nhiệm.


Một số tiêu chuẩn cụ thể của Bí thư Đồn cơ sở (xã, phường, thị trấn): Tốt nghiệp trung học
phổ thông trở lên, đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thanh vận. Tuổi không quá 30 (trừ những trường
hợp cụ thể).


6. Cơng tác cán bộ đồn.
<i>6.1. Tuyển chọn cán bộ:</i>


Thực hiện chủ trương trẻ hoá đội ngũ cán bộ các cấp của Đoàn trên cơ sở coi trọng chất
lượng. Phấn đấu nâng dần tỷ lệ cán bộ các cấp của Đoàn nằm trong độ tuổi đoàn viên. Đổi mới chế độ bầu
cử, đánh giá cán bộ trong Đoàn, đảm bảo tập trung dân chủ trong giới thiệu và chuẩn bị nhân sự; đề xuất cấp
uỷ Đảng thống nhất giới thiệu và chuẩn bị nhân sự; đề xuất cấp uỷ Đảng thống nhất áp dụng chế độ bầu cử
trực tiếp Bí thư đoàn cấp cơ sở tại Đại hội.


- Cán bộ Đồn có vị trí quan trọng giữ vai trị quyết định trong việc phát triển phong trào
thanh thiếu nhi và xây dựng tổ chức Đồn, Hội. Vì vậy lựa chọn cán bộ Đồn là khâu rất quan trọng, có ảnh
hưởng quyết định đến đội ngũ cán bộ, công tác xây dựng Đoàn, sự phát triển của phong trào thanh thiếu nhi;
đến việc định hướng, chỉ đạo, định hướng chỉ đạo các chủ trương, chương trình cơng tác của Đồn, Hội và
tham mưu với cấp uỷ Đảng, tạo lập các mối quan hệ với các ngành, đoàn thể để tiến hành cơng tác thanh
niên. Cán bộ Đồn phải đựơc chọn từ những đoàn viên ưu tú nhất trong phong trào thanh niên, có bản lĩnh
chính trị vững vàng, có năng lực cơng tác thanh thiếu nhi, có trình độ và nghề nghiệp chuyên môn nhất định,
tự nguyện tham gia công tác Đoàn. Các cấp bộ Đoàn cần chủ động phát hiện, bồi dưỡng và tạo nguồn


thường xuyên cho cấp mình, đồng thời phát huy đầy đủ quyền và nghĩa vụ của đồn viên, thanh niên trong
cơng tác cán bộ.


- Do cán bộ Đồn là những người hoạt động chính trị- xã hội trong thanh niên, nên việc lựa
chọn cán bộ tốt nhất là thông qua các hoạt động thực tiễn của phong trào thanh thiếu nhi. Từ phong trào
thanh thiếu nhi và cơng tác tổ chức của Đồn phát hiện những người có năng lực, phẩm chất, bản lĩnh chính
trị vững vàng, hăng hái, ham thích và có khả năng hoạt động chính trị, xã hội, có khả năng tập hợp thanh
niên, được thanh niên yêu quý, tín nhiệm để lựa chọn cán bộ Đoàn, đồng thời cần chú ý kiểm tra, xem xét
những mặt về năng lực, trình độ chuyên mơn, sức khoẻ, ngoại hình, khả năng diễn đạt ngơn ngữ, v.v…


<i>6.2. Đào tạo, bồi dưỡng:</i>


Thực hiện phân cấp đào tạo cán bộ đồn, trong đó Trung ương tập trung đào tạo cán bộ chủ
chốt từ cấp huyện và cán bộ ở một số khu vực, đối tượng đặc thù; cấp tỉnh, huyện đào tạo cán bộ cho cơ sở,
chú ý ưu tiên đào tạo cán bộ Đoàn là dân tộc, giáo dân và tổ chức học tiếng dân tộc cho cán bộ Đoàn ở các
vùng dân tộc. Phấn đấu mọi cán bộ Đoàn đều được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thống nhất cho mỗi cấp
trong toàn quốc. Đoàn cấp tỉnh, huyện cần có chương trình phối hợp định kỳ với các trung tâm chính trị
cùng cấp trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đồng thời phát huy vai trò của hệ thống các trung tâm Thanh
thiếu nhi, cung, nhà thiếu nhi và các cơ sở khác của Đoàn, Hội, Đội, trong đào tạo cán bộ.


Đào tạo bồi dưỡng cán bộ Đồn cần được tiến hành thường xun thơng qua các lớp đào tạo
tập huấn hàng năm, thông qua các loại hình sinh hoạt Câu lạc bộ cán bộ Đoàn. Việc đào tạo bồi dưỡng cán
bộ Đoàn cần tập trung vào những nội dung về kỹ năng, nghiệp vụ cụ thể. Bên cạnh việc đào tạo, bồi dưỡng
về kỹ năng nghiệp vụ cần phải trang bị cho cán bộ Đồn trình độ lý luận chính trị và kiến thức, hiểu biết về
văn hoá, xã hội…


Việc lựa chọn, đào tạo và sử dụng cán bộ phải gắn liền với công tác quy hoạch và trưởng
thành của cán bộ; đảm bảo những cán bộ sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong q trình cơng tác
được đào tạo, bồi dưỡng và chun mơn nhất định sẽ được bố trí vào những cương vị công tác phù hợp với
năng lực và cống hiến của họ nhằm tạo động lực để kích thích những cán bộ giỏi tham gia cơng tác thanh


niên.


<i>6.3. Đánh giá cán bộ:</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

nhiệm vụ trong thời gian cụ thể để đánh giá cán bộ.


Đánh giá cán bộ cần được thực hiện toàn diện trên các mặt: phẩm chất chính trị, đạo đức, lối
sống, năng lực và kết quả tham mưu, tổ chức thực hiện các chủ trương cơng tác của Đồn và phong trào
thanh thiếu nhi. Sức quy tụ và ảnh hưởng của cán bộ trong thanh thiếu nhi và nhân dân. Chiều hướng có khả
năng phát triển của cán bộ.


Đánh giá cán bộ phải kết hợp giữa tự đánh giá và cấp bộ Đoàn, cấp uỷ Đảng trực tiếp đánh
giá trên cơ sở tiêu chí, quy trình, đánh giá cán bộ cụ thể ở từng cấp.


Việc đánh giá cán bộ được tiến hành vào dịp cuối năm và trước khi hết nhiệm kỳ cũng như
trước khi bổ nhiệm, giới thiệu, ứng cử, đề cử. Đồng thời phải biết kết hợp theo dõi thường xuyên với nhiều
nguồn thơng tin để phân tích. kết hợp chặt chẽ giữa tự phê bình, tự đánh giá với việc cấp có thẩm quyền trực
tiếp quản lý đánh gia. Cán bộ thuộc diện cấp uỷ và Đoàn cấp trên trực tiếp quản lý, khi đánh giá cần báo cáo
cấp uỷ Đảng và Đoàn thể cấp trên để thống nhất. Kết quả đánh giá cán bộ Đồn cần thơng báo đến người
được đánh giá và tập thể nơi cán bộ công tác, báo cáo lên cấp trên và lưu hồ sơ cán bộ.


<i>6.4. Quản lý, bố trí, sử dụng cán bộ:</i>


Hằng năm, từng thời kỳ, căn cứ theo yêu cầu nhiệm vụ, chương trình cơng tác Đồn và
phong trào thanh thiếu nhi, các cấp bộ Đoàn cần sắp xếp, điều chỉnh tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ cho
phù hợp.


Tăng cường công tác quản lý cán bộ, đảm bảo nắm chắc từng cán bộ về đức, tài, lập trường
quan điểm, ý thức tổ chức kỷ luật và uy tín trong thanh thiếu nhi, quản lý cán bộ phải gắn liền với việc hoàn
thiện hồ sơ, bổ sung, lưu trữ và sử dụng, khai thác hồ sơ cán bộ một cách thuận lợi.



Việc quản lý, sử dụng cán bộ phải thực hiện theo pháp lệnh cán bộ công chức, đồng thời đảm
bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể quyết định đi đôi với việc thực hiện đầy đủ trách nhiệm cá nhân
trong cơng tác quản lý cán bộ. Đồn cấp trên phối hợp với cấp uỷ cấp dưới và quy hoạch tới chức danh Uỷ
viên Ban Thường vụ và trưởng các đơn vị, bộ phận thuộc đoàn cấp dưới trực tiếp.


Bố trí những cán bộ có đủ tiêu chuẩn, đảm đương tốt nhiệm vụ và phát triển lâu dài vào cơ
quan lãnh đạo của Đồn. Trong bố trí, sử dụng cán bộ đảm bảo tính ổn định, kế thừa và phát triển cũng như
sự bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau và tỉnh đại diện của các đối tượng, lĩnh vực, vùng, miền.


Việc sử dụng cán bộ Đoàn cần căn cứ vào năng lực, sở trường của người đó để giao việc cho
phù hợp. Cán bộ Đoàn cơ sở chủ yếu hoạt động bán chuyên trách và không chuyên trách, do đó trong sử
dụng phải tính đến yếu tố ngồi việc dành thời gian cho công tác chuyên môn, cán bộ Đồn mới dành thời
gian cho cơng tác Đồn; vì vậy họ thường gặp khó khăn lúng túng trong cơng tác Đồn; Việc đi đầu tìm
hiểu đời sống tâm tư, tình cảm và giúp đỡ họ giải quyết khó khăn là điều khơng thể thiếu trong q trình sử
dụng cán bộ, bên cạnh đó thường xuyên có sự động viên, khích lệ, khen thưởng, cũng như đơn đốc nhắc nhở
để cán bộ Đoàn hoàn thành nhiệm vụ.


Mạnh dạn đề bạt những cán bộ trẻ, có triển vọng, đã qua thử thách, rèn luyện trong thực tiễn
phong trào thanh thiếu nhi đảm nhận các chức vụ chủ chốt của Đoàn. Chủ động sắp xếp, bố trí lại vị trí cơng
tác cho phù hợp từng sở trường, năng lực cán bộ, có kế hoạch cử đi đào tạo, đào tạo lại hoặc bồi dưỡng nâng
cao trình độ đối với nhưng cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt song về kiến thức, trình độ chun mơn cịn hạn
chế.


<i>6.5. Chính sách cán bộ:</i>


Các cấp Bộ đoàn từ Trung ương đến huyện cần đầu tư thỏa đáng cho việc nghiên cứu, tham
mưu đề xuất các chính sách, cơ chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đi đơi với chính sách đảm bảo lợi ích vật chất
và tinh thần cho đội ngũ cán bộ đoàn, thu hút cán bộ giỏi làm công tác thanh niên.



Chủ dộng tham mưu với các cấp uỷ Đảng và chủ động chăm lo, bố trí thun chuyển cán bộ
Đồn khi hết tuổi làm công tác thanh niên.


Nâng cao năng lực và hiệu quả tham mưu cho cấp uỷ Đảng tăng cường lãnh đạo cơng tác thanh
niên nói chung, cơng tác cán bộ Đồn nói riêng và chỉ đạo xây dựng chương trình hành động thực hiện chiếân
lược phát triển thanh niên đến năm 2010 của Chính phủ, qua đó góp phần tạo cơ chế, chính sách, điều kiện,
phương tiện, cơ sở vật chất cho việc tổ chức phong trào thanh niên và phát huy tốt khả năng của cán bộ.


Trung ương Đoàn và tổ chức Đoàn ở từng Bộ, ngành chủ động tham mưu, phối hợp đề xuất
với ban cán sự Đảng, lãnh đạo các Bộ, ngành về chế độ, chính sách về đội ngũ cán bộ kiêm nhiệm.


Các cơ quan chun trách của đồn chủ động, tích cực đề xuất và xây dựng quy định về điều
kiện cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho từng đối tượng cán bộ đảm bảo công khai, dân chủ và hiệu


quả, chọn lọc cán bộ một cách khách quan, chính xác.
IV. ĐOÀN THAM GIA XÂY DỰNG ĐẢNG.


1. Mối quan hệ Đảng - Đoàn trong giai đoạn cách mạng mới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

<i>công tác thanh niên trong giai đoạn cách mạng mới:</i>


- Nhìn nhận thanh niên phải thấy cả mặt mạnh, mặt yếu, đồng thời phải thấy cả khó khăn của
lớp trẻ hôm nay.


- Đánh giá đúng thiên chức sáng tạo ra cái mới của Thanh niên. Công cuộc đổi mới phải làm
nhanh, làm ngay mà chỉ có thanh niên mới đủ sức chạy đua với thời gian.


- Phải tin và dựa hẳn vào thanh niên.


- Phải tạo ra môi trường (kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội) để thanh niên tự khẳng định


mình.


- Cơng tác thanh niên là cơng tác của tồn xã hội. Tuy nhiên khơng chỉ dừng lại ở quan điểm
mà cần phải cụ thể hoá thành chương trình, dự án, cơ chế, luật pháp và chính sách của các cấp, các ngành.
Nâng cao vị thế cơ quan quản lý nhà nước về công tác thanh niên với tư cách người trọng tài để xử lý các
luật pháp, chính sách có liên quan đến lợi ích của thế hệ trẻ, để giám sát các ban, ngành thực hiện công tác
thanh niên trên cơ sở chức năng của mình.


- Các cấp uỷ Đảng cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên.
<i>1.2. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên và Đoàn thanh niên:</i>
- Mỗi cấp uỷ Đảng từ Trung ương đến cơ sở phải có chương trình cơng tác thanh niên trong
nhiệm kỳ và cụ thể hóa thành kế hoạch hàng năm, 6 tháng được kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết kịp thời.


- Định hướng cho các cơ quan Nhà nước xây dựng luật pháp, các chính sách có liên quan đến
lợi ích chính đáng của tuổi trẻ: việc làm, thu nhập, giáo dục, văn hố…


- Chăm lo, củng cố, xây dựng tổ chức Đồn thanh niên, coi việc xây dựng tổ chức Đoàn là
một bộ phận hữu cơ của công tác xây dựng Đảng.


- Mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên thông qua xây dựng Hội Liên hiệp thanh
niên, Hội Sinh niên Việt Nam, Hội Doanh nghiệp trẻ,… trong đó tổ chức Đồn giữ vai trị nịng cốt chính
trị, đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa.


- Lãnh đạo thông qua tấm gương của đảng viên: năng động, sáng tạo, biết làm giàu cho mình
và xã hội, vừa là người lãnh đạo, hướng dẫn, dìu dắt vừa là người bạn tin cậy của lớp trẻ.


- Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học và tổng kết công tác thực tiễn các vấn đề thanh
thiếu niên để tạo cơ sở lý luận và thực tiễn cho các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.


- Mọi tổ chức Đảng phải nghiêm túc đổi mới và chỉnh đốn Đảng để gây uy tín và ảnh hưởng


tốt tới thanh niên và Đồn thanh niên.


- Các tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang đều phải có chương trình phối hợp về cơng tác thanh
niên trên cơ sở một quy chế thống nhất, một kế hoạch hành động thống nhất.


<i>1.3. Đồn tích cực tham gia xây dựng Đảng:</i>


- Tuyên tuyền nâng cao nhận thức cho đoàn viên, thanh niên về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam và đường lối, chính sách của Đảng; xây dựng ý thức trách
nhiệm của đoàn viên, thanh niên tham gia bảo vệ Đảng, đấu tranh bảo vệ cương lĩnh, đường lối của Đảng,
chống lại những tư tưởng phản động.


- Vận động và tổ chức cho đơng đảo đồn viên, thanh niên xung kích đi đầu thực hiện đường
lối; chính sách của Đảng; tổ chức các phong trào hành động cách mạng, tạo môi trường tiên tiến cho thanh
niên rèn luyện phấn đấu, trở thành đoàn viên và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Đoàn trực tiếp bồi
dưỡng, giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng, bổ sung lực lượng trẻ có chất lượng cho Đảng, đồng thời rèn
luyện, giáo dục đảng viên trẻ.


- Chủ động, tích cực tham mưu cho Đảng về cơng tác thanh niên, đồng thời tham gia góp ý
xây dựng đường lối chính sách của Đảng, góp ý kiên xây dựng Đảng và đảng viên, tạo nguồn cán bộ cung
cấp cho Đảng.


2. Cơng tác tham mưu của Đồn với cấp uỷ Đảng và chính quyền về cơng tác thanh niên.
<i>2.1. Nội dung cơ bản của Đoàn tham mưu với Đảng và chính quyền:</i>


- Đánh giá tình hình, hình thành các chủ trương, nghị quyết, chương trình cơng tác thanh niên
trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, cơ sở.


- Công tác xây dựng Đảng và chính quyền, quy chế làm việc, mối quan hệ với quần chúng,
phê bình cán bộ, đảng viên, góp phần tổ chức Đảng và bộ máy nhà nước vững mạnh, gắn bó mật thiết với


quần chúng.


- Phản ánh thường xuyên tình hình tư tưởng, đời sống, nhu cầu, lợi ích của thanh thiếu nhi
một cách khách quan với Đảng, chính quyền.


- Đề xuất, kiến nghị, những giải pháp khả thi để cấp uỷ Đảng và chính quyền tăng cường sự
lãnh đạo đầu tư có hiệu quả cho cơng tác thanh thiếu nhi và xây dựng tổ chức Đoàn- Hội- Đội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

- Tạo ra được một phong trào thanh thiếu nhi sơi nổi, rộng khắp, hoạt động có hiệu quả vào
việc phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương, đơn vị, tạo được uy tín của tổ chức Đoàn trong đời sống xã hội.


- Cấp bộ Đoàn nghiêm túc nghiên cứu, nắm vững những đường lối chủ trương, Nghị quyết
của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tình hình kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội của đất nước và địa phương,
cơ sở mình.


- Chọn đúng vấn đề, thời cơ, thời điểm cụ thể đề xuất những kiến nghị, giải pháp có tính khả
thi.


<i>2.2. Cách tiến hành:</i>


- Đoàn tham gia vào các sinh hoạt chung của Đảng và chính quyền. Với tư cách là một thành
viên trong hệ thống chính trị, Đồn thường được mời tham gia vào các hội nghị, hội thảo, đại hội, để đóng
góp vào việc hoạch định các chủ trương, chính sách, các dự án, chương trình của Đảng, chính quyền. Trong
các hội nghị này, tài liệu thường gởi trước cho người dự nhất là với người có thể được mời chuẩn bị phát
biểu ý kiến về một vấn đề nào đó. Người đại diện cho Đồn khơng thể đi dự các sinh hoạt này một cách thụ
động, mà trái lại cần tìm hiểu trước các vấn đề sẽ thảo luận, chuẩn bị trước những ý kiếân sẽ phát biểu,
những đề xuất về sự tham gia của Đoàn về việc thực hiện các chủ trương đó.


- Đồn làm việc với cấp uỷ chính quyền: báo cáo tình hình, thỉnh thị xin ý kiến chỉ đạo về
một số chủ trương công tác, tăng cường cơ sở vật chất, về kinh phí, về cán bộ… khi đó, cán bộ Đồn của


người đại diện đến việc làm với cấp uỷ hoặc cơ quan Nhà nước theo quy trình sau đây:


+ Định rõ những mục tiêu cụ thể cần đạt tới. Dự kiến yêu câu tối đa và yêu cầu tối thiểu cho
cuộc gặp gỡ sắp tới.


+ Chuẩn bị nội dung cần đề xuất, xin ý kiến.


+ Trao đổi trước với đại diện cấp uỷ hay chính quyền về việc chủ động sắp xếp chương trình,
thời gian làm việc.


-Trong trường hợp đột xuất, không liên hệ trước được, cần trình bày rõ lý do để tạo sự thông
cảm, vui vẻ trong khi làm việc, buổi làm việc cần diễn ra với yêu cầu:


+ Nội dung được trình bày rõ ràng, yêu cầu bản chất của vấn đề cần trao đổi.


+ Thái độ nghiêm túc, nhưng tạo được thiện cảm, người nghe thấy được cần thiết phải tạo
điều kiện tốt hơn cho cơng việc của Đồn.


+ Q trình làm việc diễn ra nhanh gọn, cố gắng đạt được những mục tiêu nhất định.


- Thông qua nhưng cuộc họp liên tịch giữa Đoàn với cấp uỷ Đảng và Ban ngành, đoàn thể
khác để bàn việc liên kết, phối hợp hoạt động. Nếu đồn chủ trì thì cần chú ý những nội dung sau:


+ Chọn địa điểm: Cuộc họp diễn ra vào thời điểm nào sẽ thu hút được sự quan tâm của các
cơ quan cần dự họp. Nếu họp bàn về sự phối hợp hoạt động truyền thông về mơi trường thì nên chọn vào
dịp chuẩn bị ngày môi trường thế giới, nếu tiến hành công tác phát triển đảng viên trẻ thì nên chọn vào dịp
kỷ niệm thành lập Đảng, ngày sinh nhật Bác Hồ…


+ Cấp bộ Đoàn cần chuẩn bị nội dung cuộc làm việc theo đúng “góc độ” chức năng của
mình. Cố gắng nêu ra những phương án, những giải phap khác nhau để hội nghị cùng bàn bạc, lựa chọn.



+ Về hình thức, cần đảm bảo đúng giờ, tiết kiệm thời gian, văn bản, phương tiện nghe nhìn
được chuẩn bị cẩn thận, phịng họp sạch đẹp, gọn gàng. Chủ trì hội nghị và người phục vụ niềm nở, nhanh
nhẹn, khiêm nhường, tạo được thiện cảm với người dự.


+ Nghệ thuật điều khiển của người chủ trì là rất quan trọng, đảm bảo mình nói ít, nghe được
nhiều ý kiến của đại biểu hơn, tôn trọng mọi người khơng bỏ sót một ai, lắng nghe mọi ý kiến, không hấp
tấp vội vàng tỏ thái độ trước những ý kiến khơng phù hợp.


V. CƠNG TÁC KIỂM TRA CỦA ĐỒN


1. Cơng tác kiểm tra là một khâu quan trọng trong tồn bộ cơng tác Đồn.


- Kiểm tra là một trong những chức năng lãnh đạo của Đoàn. Tổ chức Đồn phải tiến hành
cơng tác kiểm tra. Tổ chức Đoàn, đoàn viên và cán bộ Đoàn chịu sự kiểm tra của Đoàn.


- Các cấp bộ Đoàn lãnh đạo công tác kiểm tra và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra các tổ
chức Đoàn và đoàn viên chấp hành Điều lệ Đoàn, nghị quyết của Đoàn.


2. Ủy ban kiểm tra của Đồn.


- Cơ quan tham mưu tích cực cho Ban Chấp hành Đoàn các cấp để tiến hành công tác kiểm tra là
Uỷ ban kiểm tra. Uỷ ban kiểm tra của Đoàn được thành lập từ Trung ương đến huyện và tương đương do Ban
Chấp hành cùng cấp bầu ra. Uỷ ban kiểm tra có một số uỷ viên Ban Chấp hành, song không quá một phần hai
(1/2) số lượng uỷ viên Uỷ ban kiểm tra.


- Uỷ ban kiểm tra các cấp làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, chịu sự lãnh đạo của
Ban Chấp hành Đoàn cùng cấp và sự chỉ đạo của Uỷ ban kiểm tra cấp trên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

- Kiểm tra, giám sát cán bộ, đoàn viên và tổ chức Đoàn chấp hành Điều lệ Đoàn và tham mưu


cho các cấp bộ Đồn đại diện quyền lợi chính đáng của cán bộ đoàn viên, thanh niên.


- Chỉ đạo, hướng dẫn Uỷ ban kiểm tra cấp dưới thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra.


- Tham mưu cho Ban Chấp hành Đoàn cùng cấp về công tác kiểm tra và công tác xây dựng
Đoàn.


<i>2.2 Nhiệm vụ của Uỷ ban kiểm tra các cấp:</i>


- Tham mưu cho các cấp bộ Đoàn kiểm tra việc thi hành Điều lệ, nghị quyết, chủ trương của
Đoàn.


- Kiểm tra cán bộ, đoàn viên (kể cả uỷ viên Ban Chấp hành cùng cấp) và tổ chức Đoàn cấp
dưới khi có dấu hiệu vi phạm Điều lệ của Đồn.


- Kiểm tra việc thi hành kỷ luật của tổ chức Đoàn cấp dưới.


- Giải quyết khiếu nại, tố cáo của cán bộ, đoàn viên và nhân dân liên quan đến cán bộ, đoàn
viên; tham mưu cho cấp bộ Đoàn về việc thi hành kỷ luật Đoàn, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đồn viên,
thanh niên.


- Kiểm tra cơng tác Đồn phí, việc sử dụng các nguồn quỹ khác của các đơn vị trực thuộc
Ban Chấp hành cùng cấp và cấp dưới.


<i>2.3 Quyền của Uỷ ban kiểm tra các cấp:</i>


- Uỷ ban kiểm tra cấp trên yêu cầu tổ chức Đoàn cấp dưới và cán bộ, đoàn viên báo cáo
những vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra.


- Tham mưu cho Ban Chấp hành Đoàn cùng cấp chuẩn y, thay đổi hoặc xoá bỏ các quyết


định về kỷ luật của cấp bộ Đoàn cấp dưới.


- Kiểm tra hoạt động của Uỷ ban kiểm tra cấp dưới.


3. Nâng cao vai trò công tác kiểm tra, đổi mới công tác chỉ đạo của Đồn.


- Nâng cao hiệu quả cơng tác kiểm tra của Đồn, phục vụ tốt hơn cơng tác chỉ đạo, củng cố và xây
dựng tổ chức Đoàn vững mạnh. Đoàn tập trung nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ
công tác kiểm tra cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp của Đoàn; đặt trọng tâm vào việc kiểm tra thực hiện
các chủ trương công tác của Đoàn, đánh giá được hiệu quả việc thực hiện cũng như tính thực tiễn của từng
chủ trương do Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Đoàn các cấp ban hành; kiểm tra việc chấp hành Điều lệ
Đoàn và kịp thời giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, góp phần bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của
đồn viên, thanh niên.


- Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy các cấp của Đoàn từ Trung ương đến cơ sở, đảm bảo
tinh, gọn và có hiệu quả; đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch, bồi dưỡng và bố trí sử dụng cán
bộ các cấp của Đoàn. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của mỗi cấp, tránh chồng chéo trong chỉ đạo theo
hướng tăng cường tính chủ động, sáng tạo cho cấp cơ sở, cấp huyện, cấp tỉnh; đề cao tính chỉ đạo vĩ mơ và
tham mưu chiến lược của cấp Trung ương. Xây dựng Ban Chấp hành các cấp của Đoàn vững mạnh, thực sự
là cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo cơng tác Đồn và phong trào thanh thiếu nhi; cơ quan tham mưu, giúp việc của
mỗi cấp uỷ Đảng về công tác thanh niên.


- Đổi mới triệt để việc ban hành và tổ chức thực hiện các chủ trương công tác của mỗi cấp bộ
Đoàn theo phương châm “nội dung một, biện pháp mười”, từng bước khắc phục tình trạng ban hành nhiều
chủ trương, hoặc chủ trương chồng chéo, chủ trương không sát thực với yêu cầu của thực tiễn... Các nghị
quyết, chương trình hành động, kế hoạch do cấp bộ Đồn khố trước ban hành nếu cịn phù hợp thì tiếp tục
được bổ sung và tổ chức thực hiện. Cấp bộ Đoàn chỉ ban hành chủ trương mới nhằm giải quyết trực tiếp
những vấn đề mới nảy sinh hoặc vấn đề bức xúc đặt ra ở cơ sở. Bên cạnh đó, các cấp bộ Đoàn cần thực hiện
đổi mới triệt để việc tổ chức các hội nghị, các hoạt động ở mỗi cấp, đảm bảo thiết thực, hiệu quả và tiết
kiệm; kiên quyết khắc phục hành chính hố, quan liêu, phơ trương hình thức trong Đồn.



- Tăng cường đổi mới cơng tác thơng tin trong hệ thống Đồn, từng bước tin học hố trong
cơng tác thơng tin, đảm bảo thơng tin nhanh, định kỳ, chính xác và thống nhất, đồng thời khơng ngừng đổi
mới cơng tác thi đua, khen thưởng của Đồn, tuyên dương, cổ vũ kịp thời đoàn viên, thanh thiếu nhi và
phong trào thanh thiếu nhi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

15:33 15/08/2005
<b>Bài 6</b>


<b>CƠNG TÁC GIÁO DỤC CỦA ĐỒN</b>


Đồn TNCS Hồ Chí Minh với chức năng cơ bản: Trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên, đội
dự bị tin cậy của Đảng Cộng sản Việt Nam, người đại diện chính đáng lợi ích hợp pháp của thanh niên, đã
và đang đóng vai trị là chỗ dựa về chính trị và tinh thần của lớp trẻ. Chính vì thế, giáo dục ln luôn là
nhiệm vụ cơ bản, trọng yếu của tổ chức Đoàn các cấp từ Trung ương đến cơ sở. Các câu hỏi được đặt ra là
Đoàn Thanh niên Cộng sản cần giáo dục ai? Giáo dục cái gì? Giáo dục như thế nào? Câu trả lời đã được V.I
Lênin chỉ rõ trong tác phẩm “Nhiệm vụ của Đoàn Thanh niên” (1920), cho đến nay vẫn giữ nguyên giá trị
thời sự của nó: Đồn Thanh niên có nhiệm vụ giúp Đảng Cộng sản tiến hành giáo dục cộng sản cho thế hệ
bằng những phương pháp thích hợp.... Và “khơng bao giờ được học vẹt chủ nghĩa cộng sản”. Trong tư
tưởng Hồ Chí Minh đã có những luận điểm hết sức quan trọng về giáo dục thanh thiếu nhi, nhi đồng:


- Giáo dục thế hệ trẻ là sự nghiệp “trồng người”.


- Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết.
- Lý tưởng của thanh niên Việt Nam là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
- Phát triển toàn diện nhân cách thế hệ trẻ.


- Dân chủ hoá, xã hội hoá sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ.
- Kết hợp chặt chẽ giáo dục và tự giáo dục.



- Giáo dục thế hệ trẻ thông qua hành động cách mạng.


- Giáo dục thanh thiếu nhi vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật.


Vì vậy, giáo dục thanh thiếu nhi theo lý tưởng của Đảng là chức năng cơ bản, là nhiệm vụ trọng tâm
xuyên suốt và là mục tiêu của các hoạt động, các phong trào thanh thiếu nhi. Cơng tác giáo dục của Đồn
phải góp phần củng cố niềm tin, bồi đắp lý tưởng, đạo đức cách mạng, lối sống văn hoá và ý thức pháp luật
cho thanh thiếu nhi, đồng thời huy động các lực lượng xã hội tham gia giáo dục thanh thiếu nhi.


I. GIÁO DỤC LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG.
1. Các khái niệm.


Lý tưởng cách mạng là mục tiêu cao đẹp, là lẽ sống, là mục đích sống của thanh niên, là ước
vọng của tuổi trẻ muốn vươn tới cái hay, cái đẹp, cái tiên tiến nhất của cuộc sống. Lý tưởng vừa là mục tiêu
cao cả mà con người hướng tới, vừa là động lực thúc đẩy con người hành động.


Lý tưởng cách mạng của thanh niên Việt Nam ngày nay không thể tách rời lý tưởng cách
mạng của Đảng, của dân tộc. Đó là: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh. Lý tưởng cách mạng bao gồm 4 nội dung chính đó là:


<i>* Lý tưởng chính trị:</i>


Lý tưởng chính trị của thanh niên Việt Nam hiện nay là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội,
là niềm tự hào dân tộc quyết vươn lên chiến thắng đói nghèo, lạc hậu, góp sức mình vào sự nghiệp cơng
nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, của dân tộc, vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh, vì tương lai tươi sáng của tuổi trẻ. Lý tưởng chính trị là hạt nhân cốt lõi của lý tưởng cách mạng.


<i>* Lý tưởng đạo đức:</i>


Lý tưởng đạo đức là niềm tin và ý thức chấp hành các chuẩn mực của cộng đồng và xã hội,


vươn tới một nhân cách hồn thiện, có đạo đức, trách nhiệm, sống chung thuỷ, trung thực, giản dị, lành
mạnh và thân ái.


<i>* Lý tưởng nghề nghiệp:</i>


Lý tưởng nghề nghiệp là hướng tới một nghề nghiệp, một chun mơn hợp năng lực sở
trường, có lợi cho xã hội, gia đình, bản thân. Lý tưởng của thanh niên ngày nay là học tập, rèn luyện chun
mơn, nghề nghiệp để làm người có ích phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân như lời Bác Hồ dạy và lập
nghiệp cho gia đình, cho bản thân.


<i>* Lý tưởng thẩm mỹ:</i>


Lý tưởng thẩm mỹ chính là cách nhìn nhận và xu thế hướng vươn tới cái đẹp, cái đúng đắn,
chân, thiện, mỹ, cái đẹp bản chất trong cuộc sống và trong nghệ thuật.


2. Nội dung lý tưởng cách mạng trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố.
<i>2.1. Độc lập dân tộc, bao gồm các nội dung sau:</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

- Trước nguy cơ “diễn biến hồ bình” của chủ nghĩa đế quốc thì độc lập dân tộc hiện nay còn
là vấn đề giữ vững sự ổn định chính trị, đảm bảo sự đồn kết, thống nhất trong Đảng, đoàn kết các thành
phần dân tộc anh em trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, bảo đảm quyền dân tộc tự quyết và tính độc lập tự
chủ trong hợp tác toàn diện, đa phương với nước ngoài.


- Trong điều kiện hiện nay, tinh thần tự lực, tự cường, giữ gìn và phát huy bản lĩnh và bản sắc
dân tộc đang trở thành một yêu cầu cấp bách, để hội nhập mà khơng bị hồ tan, để khơng tự đánh mất mình
trong hợp tác, giao lưu quốc tế. Lịng tự hào dân tộc cần được phát huy mạnh mẽ hơn bao giờ hết.


- Độc lập dân tộc còn thể hiện rõ nét ở ý chí vươn lên khơng cam chịu đói nghèo, lạc hậu,
vươn lên sánh vai cùng các cường quốc năm châu; đồng thời không bị “nô lệ về mặt tinh thần, tư tưởng”
như Hồ Chủ tịch đã dạy. Phải giải thoát thế hệ trẻ khỏi tâm lý vọng ngoại, chuộng ngoại, sùng ngoại quá


mức. Phải làm cho họ hiểu rằng, yêu nước ngày nay trước hết là yêu gia đình, làng xóm, q hương của
mình, sẵng sàng đem tài năng và sức lực để phục vụ quê hương.


- Đối với lớp trẻ ngày nay, giữ nước trước hết là giữ lấy bản thân mình khỏi sa vào cạm bẫy
của âm mưu diễn biến hồ bình, vào các tệ nạn xã hội đang có chiều hướng gia tăng, vào các trạng thái cực
đoan do cơ chế thị trườmg tác động...


<i>2.2. Dân chủ được hiểu như sau:</i>


- “Dân chủ là nhân dân làm chủ”(Mác). Chủ nghĩa xã hội mà Đảng và Nhà nước ta đang xây
dựng là một xã hội trong đó: Bao nhiêu lợi ích đều là của dân; bao nhiêu quyền hạn đều là của dân; công
việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân; quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân (Hồ Chủ tịch).


- Dân chủ ln ln gắn liền với lợi ích. Người lao động muốn làm chủ tự nhiên, xã hội và
bản thân, thì trước hết phải đánh giá đúng giá trị sức lao động của mình và làm chủ sức lao động của mình.
Đây là điều khó khăn nhất, nhưng cũng là điểm then chốt nhất. Đây là tiền đề cho việc lựa chọn nghề
nghiệp, việc làm (hướng nghiệp), đảm bảo vừa làm lợi cho mình, vừa giúp ích cho xã hội, làm giàu cho đất
nước.


- Dân chủ luôn gắn liền với pháp luật và kỷ cương, với những quy ước của cộng đồng (hương
ước, quy ước khu dân phố....). Trong tác động cơ chế thị trường đã hình thành những thứ “luật giang hồ”,
“luật rừng”, “phép vua thua lệ làng” một cách tự phát. Do đó càng cần tăng cường kỷ cương phép nước.


- Q trình dân chủ hố theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” dần
dần đi vào cuộc sống. Chính phủ đã ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở là một bước tiến mới trong q trình
dân chủ hố.


- Q trình dân chủ hoá đời sống xã hội diễn ra trong cuộc đấu tranh chống lại những trào lưu
dân chủ tư sản, bằng các con đường khác nhau đang tràn vào nước ta (dân chủ hình thức, dân chủ cực đoan,
tự do vơ chính phủ, nhân quyền phi giai cấp...). Bên cạnh đó cũng phải đề phịng chủ nghĩa quan liêu, độc


đoán chuyên quyền Nhà nước các cấp và bệnh quan liêu xa rời thực tế của các cơ quan đoàn thể quần chúng.
<i>2.3. Vấn đề công bằng xã hội phải được thiết lập từng bước cùng với sự tăng trưởng kinh tế,</i>
<i>theo những nội dung chủ yếu sau đây:</i>


- Toàn dân đều được hưởng thành quả của công cuộc đổi mới. Một mặt, Đảng và Nhà nước
khuyến khích việc làm giàu chính đáng và hợp pháp. Mặt khác, phải chăm lo xố đói, giảm nghèo, tiến đến
xố nghèo.


- Ở nước ta, công bằng xã hội cần phải tập trung phát triển nơng thơn, vì đại đa số dân cư
sống ở nơng thơn.


- Đặt trọng tâm của chính sách vào giải quyết việc làm, chăm lo, bồi dưỡng, phát huy nhân tố
con người, coi con người là động lực to lớn nhất của sự nghiệp đổi mới, coi ấm no, tự do, hạnh phúc của con
người là mục đích cao nhất.


- Đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động, theo năng suất, chất lượng và hiệu quả sản
xuất, công tác. Đảm bảo phân bố hợp lý tư liệu sản xuất, vì đó là điều kiện để tạo ra thu nhập. Chủ trương
giao đất, giao rừng cho nông dân sử dụng lâu dài, xây dựng xí nghiệp cộng nghiệp ở các vùng nông thôn xa
xôi, là những chủ trương tạo lập sự công bằng xã hội.


- Tạo sự công bằng về cơ hội giáo dục cơ bản, đào tạo nghề, chăm sóc sức khoẻ, hưởng thụ
các thành tựu văn hố, cơ hội để có việc làm, tự tạo việc làm phù hợp với năng lực, sở trường của từng
người.


- Thực hiện cơng bằng xã hội khơng có nghĩa là cào bằng, là thực hiện chủ nghĩa bình quân,
là chia đều của cải không căn cứ vào năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất, công tác, kinh doanh, dịch
vụ.


- Việc thực hiện các vấn đề xã hội phải theo phương châm xã hội hoá, phát huy sức mạnh của
Nhà nước, của cộng đồng và của mỗi công dân.



</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

- Cùng với sự phát triển kinh tế, thực hiện dần dần việc giải phóng phụ nữ, ngay ở những
vùng nơng thơn, trên cơ sở đẩy mạnh chính sách dân số-kế hoạch hố gia đình, đưa tiến bộ khoa học cơng
nghệ vào sản xuất, kinh doanh, đổi mới chính sách cán bộ nữ, thực hiện bình đẳng giới.


- Bình đẳng giữa các thành phần dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam là cơ sở một hệ
thống các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước.


- Bình đẳng giữa các tôn giáo trên cơ sở hiến pháp và pháp luật của Nhà nước, đảm bảo vừa
tốt đạo, vừa đẹp đời, tơn trọng sự tự do tín ngưỡng và khơng tín ngưỡng của nhân dân; đồng thời kiên quyết
chống lại tệ nạn mê tín dị đoan, lợi dụng tơn giáo vào những mục đích chính trị, phản động.


- Bình đẳng giữa các công dân về nghĩa vụ và quyền lợi trước pháp luật. Về bản chất, chế độ
xã hội mới khơng cho phép bất kỳ ai đứng ngồi hay đứng trên pháp luật.


- Bình đẳng giữa các thành phần kinh tế là một vấn đề cần được giáo dục trong quá trình lập
nghiệp của lớp trẻ ở giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội.


- Điều cần nhấn mạnh là chủ nghĩa Mác không bao giờ đặt vấn đề bình đẳng về mặt năng lực,
sở trường (có tính tự nhiên, bẩm sinh), mà chỉ đặt vấn đề bình đẳng về mặt xã hội trong những quan hệ chủ
yếu nhất.


<i>2.5. Chủ nghĩa nhân đạo chân chính:</i>


- Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, hoạt động nhân đạo được xem là
phương tiện góp phần khắc phục mặt trái của cơ chế thị trường, làm lành mạnh hóa mơi trường xã hội. Nhân
đạo được coi là mục tiêu trong hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội, là nhiệm vụ chung của toàn xã
hội.


- Giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa nhân đạo có một điểm tương đồng: giải phóng con


người khỏi cảnh đói nghèo, đau khổ, bất hạnh. Một xã hội công bằng, văn minh, trước hết phải là một xã hội
nhân đạo.


- Hoạt động nhân đạo tích cực hướng tới khơi dậy tiềm năng tự giúp đỡ, tạo vị thế chủ động
cho người được trợ giúp chứ không đặt họ ở vị thế bị động, trông chờ, ỷ lại.


- Không thể nhân đạo với những hành vi vô nhân đạo (tham nhũng, làm tha hoá nhân
cách....).


3. Những biện pháp chủ yếu của Đồn trong cơng tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh
niên.


<i>3.1. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho</i>
<i>thanh niên.</i>


Tích cực đổi mới và nâng cao hiệu quả cơng tác giáo dục chính trị, đảm bảo vai trị định
hướng chính trị của Đồn, làm cho chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thấm đượm trong tư tưởng,
lý tưởng của thanh niên, góp phần củng cố lịng tin của thanh niên vào đường lối độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội.


- Tập trung chỉ đạo các cơ sở Đoàn thực hiện tốt việc học tập 6 bài lý luận chính trị cơ bản
phù hợp với trình độ của đoàn viên ở mỗi đối tượng, lĩnh vực, tăng cường phát hành tài liệu sinh hoạt (tờ
tin) của các cấp tới cơ sở nhất là cấp chi đoàn.


- Tham mưu, phối hợp với cấp uỷ Đảng địa phương mở các lớp học chính trị ngắn hạn cho
đồn viên, trước hết là đoàn viên ưu tú, cán bộ Đoàn.


- Tổ chức học tập, quán triệt các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước,
các Nghị quyết, chương trình kế hoạch cơng tác của Đồn cho đồn viên, thanh niên với nhiều hình thức đa
dạng, thiết thực như tài liệu hỏi, đáp, thi thuyết trình, hùng biện, thi viết theo các chuyên đề.. ...



- Tăng cường các biện pháp kịp thời nắm bắt diễn biến tư tưởng của thanh niên qua phiếu
thăm dò dư luận; qua sinh hoạt Đoàn, Hội. Cán bộ Đoàn, đoàn viên phải là người gần gũi thanh niên, thực
hiện “nghe thanh niên nói và nói cho thanh niên nghe”.


- Phối hợp chặt chẽ với ngành tư pháp, các cơ quan thực thi pháp luật tổ chức các hoạt động
giáo dục luật pháp cho thanh thiếu nhi như: Tổ chức các lớp tập huấn, thi tìm hiểu, tọa đàm trao đổi về nội
dung một số luật quan trọng liên quan nhiều đến thanh niên; thành lập và duy trì hoạt động của các Câu lạc
bộ pháp luật, Câu lạc bộ phòng chống tệ nạn trong thanh niên.... Những nơi có điều kiện thành lập các
phịng tư vấn, trung tâm tư vấn về luật pháp cho tuổi trẻ, đưa nội dung học tập, tìm hiểu luật pháp vào sinh
hoạt thường xuyên ở chi đoàn, chi hội.


<i>3.2. Tăng cường giáo dục nâng cao hiểu biết cho thanh thiếu nhi về các giá trị văn hố</i>
<i>truyền thống; lịng tự hào dân tộc, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá Việt Nam; tiếp thu tinh</i>
<i>hoa văn hoá nhân loại. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

truyền, giới thiệu để thanh niên hiểu rõ văn hoá của từng dân tộc nói riêng và văn hố Việt Nam nói chung.
- Tổ chức các hoạt động cho thanh thiếu niên tham gia tơn tạo, giữ gìn các di tích lịch sử, văn
hố, di tích cách mạng. ... Thành lập các nhóm ca khúc chính trị, ca khúc cách mạng, đội tuyên truyền viên
trẻ.... tới vùng cao, sâu, xa để phục vụ cho thanh thiếu nhi và nhân dân. Từng bước khôi phục các hình thức
sinh hoạt văn hố văn nghệ dân gian nói riêng ở cơ sở và phong trào văn hố văn nghệ nói chung ở cơ sở.


- Giới thiệu, phân tích cho thanh thiếu niên thấy được những yếu tố tiêu cực, lạc hậu, mê tín
dị đoan trong các hoạt động mê tín dị đoan cần sớm loại bỏ như: Lên đồng, bói tốn, đốt vàng mã... Thanh
niên phải đi đầu và vận động nhân dân chống các hủ tục lạc hậu, các thói quen sống thiếu văn hố trong
cộng đồng.


- Phổ biến, hướng dẫn và tạo điều kiện cho thanh niên biết hưởng thụ, tiếp thu tinh hoa văn
hóa của nhân loại, xố bỏ văn hố độc hại. Đồng thời có biện pháp giáo dục cho thanh niên khắc phục
khuynh hướng sùng ngoại trong cách sống và hưởng thu văn hoá. Những cuộc toạ đàm, trao đổi về đời sống


âm nhạc (nhạc dân tộc, ca khúc cách mạng...). sân khấu, phim ảnh.... do Đoàn tổ chức sẽ giúp cho thanh
niên có cách nhìn nhận, đánh giá đúng hơn về văn hố dân tộc, biết tiếp thu có chọn lọc văn hoá nhân loại
phù hợp với phong tục Việt Nam; tạo cho thanh niên có sức đề kháng trước các hiện tượng : “xâm lăng về
văn hoá”. Đồng thời, Đồn cần tích cực tham gia và đề xuất các giải pháp để quản lý văn hoá tại địa
phương, đơn vị.


- Tăng cường giáo dục các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc và định hướng trong việc
tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại cho thanh thiếu nhi, góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc và làm giàu văn
hố Việt Nam. Phát triển các đội, nhóm tuyên truyền ca khúc cách mạng, các đội tuyên truyền thanh niên,
các cuộc thi sáng tác, biểu diễn ca khúc chính trị, thi trang phục truyền thống, thi hát dân ca, tham gia khơi
phục các lễ hội văn hố truyền thống đồng thời giáo dục cho thanh thiếu nhi biết tôn trọng các giá trị truyền
thống, tham gia tôn tạo và gìn giữ các di tích lịch sử, các cơng trình văn hố cơng cộng.


<i>3.3. Đẩy mạnh các hoạt động giáo dục đạo đức cách mạng, nếp sống, lối sống cho thanh</i>
<i>niên.</i>


Tập trung giáo dục cho thanh niên lòng yêu lao động, tôn trọng người lao động, biết hưởng
thụ chính đáng, chống lối sống thực dụng, hưởng thụ một chiều, kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức
truyền thống, có thái độ, hành vi ứng xử văn hố; có lối sống, nếp sống cơng tác, lao động, sinh hoạt lành
mạnh, văn minh, giản dị, tiết kiệm, xây dựng nếp sống văn hố trong gia đình, giữ vững thuần phong mỹ
tục, đấu tranh chống lối sống ích kỷ, coi thường luân thường đạo lý trong gia đình và xã hội.


Giáo dục đạo đức cách mạng, lối sống, nếp sống mới góp phần xây dựng một thế hệ trẻ nhân
ái, sống có văn hố, trung thực, hết lịng vì cộng đồng, vì Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa. Nội dung đạo đức cách
mạng của người thanh niên trong giai đoạn hiện nay theo lời Bác Hồ dạy là: “Cần, kiệm, liêm, chính, chí
cơng vơ tư”; phương châm hành động của mỗi thanh niên là “mình vì mọi người, mọi người vì mình”. Mỗi
cấp bộ Đồn cần cụ thể hố nội dung và phương châm xun suốt đó trong cơng tác giáo dục đạo đức cách
mạng cho thanh niên.


- Đa dạng hố các hình thức giáo dục lối sống thơng qua sinh hoạt tập thể, các phương tiện


thông tin đại chúng, các hoạt động biểu dương, tôn vinh người tốt việc tốt ở các cấp. Tổ chức các hình thức
tiếp xúc giữa các điển hình với đơng đảo đồn viên, thanh niên.


- Tích cực tham gia thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở
khu dân cư” do Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động.


- Xây dựng qui ước nếp sống văn minh nơi cộng cộng, trong giao tiếp, trong gia đình... giúp
thanh thiếu niên có cơ sở để điều chỉnh thái độ, hành vi của mình. Hướng dẫn, giáo dục để thanh thiếu niên
hiểu rõ sự tôn sư trọng đạo, kính già, yêu trẻ, biết yêu thương con người... là nét đẹp của dân tộc từ ngàn
xưa. Một số loại hình đã được các cơ sở tổ chức thực hiện trong thời gian qua như: Gặp mặt con cháu thảo
hiền; giúp đỡ bạn nghèo và hoạt động xã hội, từ thiện khác cần tiếp tục phát huy trong thời gian tới.


- Vận động thanh niên thực hành tiết kiệm. Tổ chức diễn đàn “ cần kiệm là nếp sống đẹp”
trong thanh thiếu niên với nội dung tiết kiệm thời gian cho học tập, lao động, tiết kiệm đầu tư cho sản xuất,
chống xa hoa, lãng phí, tệ nạn xã hội. Thanh niên đi đầu trong việc cưới mới vui tươi, tiết kiệm. Các cấp bộ
Đoàn cần xây dựng mẫu “đám cưới mới” và các sinh hoạt tập thể trong thanh niên để rút kinh nghiệm và
tuyên truyền rộng rãi.


- Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xã hội của Đoàn, Hội, Đội, giúp các vùng nghèo, người
nghèo, gia đình chính sách... qua đó giáo dục lịng nhân ái, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau trong thanh thiếu
niên.


<i>3.4. Giáo dục pháp luật và ý thức công dân cho thanh thiếu nhi:</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

vụ cơng dân, tích cực tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền. Các cấp bộ Đoàn cần phổ biến rộng rãi hiến
pháp và pháp luật trong thanh thiếu nhi, tuyên truyền, hướng dẫn sâu các luật theo chuyên ngành hay đối
tượng cho những đối tượng và lĩnh vực thích hợp, hợp đồng vận động thanh niên gương mẫu chấp hành luật
pháp, tham gia xây dựng pháp luật, đẩy mạnh giáo dục ý thức chấp hành kỷ luật lao động, tuân thủ nội qui,
qui định của tổ chức, đoàn thể và cộng đồng.



<i>3.5. Giáo dục ý thức quốc phịng tồn dân, nâng cao cảnh giác cách mạng và trách nhiệm công</i>
<i>dân bảo vệ Tổ quốc:</i>


Giúp cho mỗi thanh niên nhận thức rõ bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay là bảo vệ
vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội
và nền văn hoá; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ sự nghiệp đổi mới và
lợi ích quốc gia, dân tộc. Đoàn tập trung giáo dục nâng cao nhận thức cho đồn viên thanh niên về đường
lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, về tình hình nhiệm vụ mới, về nghĩa vụ tham gia xây dựng nền quốc
phịng tồn dân và xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên, về
<i>diễn biến hồ bình của kẻ thù...</i>


<i>3.6. Tăng cường giáo dục tinh thần quốc tế chân chính cho thanh thiếu nhi:</i>


Góp phần xây dựng cho tuổi trẻ Việt Nam bản lĩnh chính trị vững vàng, chủ động, sáng tạo
trong hội nhập kinh tế quốc tế. Tăng cường thơng tin về tình hình quốc tế trong các sinh hoạt Đồn, giúp
cho đồn viên thanh niên hiểu rõ bản chất các sự kiện và các quá trình quốc tế; nhận thức đầy đủ về thời cơ
và thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới.


4. Nâng cao chất lượng công tác chủ đạo, cơng tác nắm tình hình tư tưởng và dư luận xã hội
trong thanh niên.


- Tăng cường đầu tư cho công tác cán bộ theo hướng: Nâng cao năng lực thực tiễn (tuyên
truyền, vận động, thuyết phục) cho đội ngũ cán bộ chuyên trách, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên các
cấp của Đoàn, đồng thời phát triển đội ngũ cộng tác viên (nhất là các cựu chiến binh, các lão thành cách
mạng, các nhà hoạt động chính trị, xã hội tiêu biểu....); củng cố tổ chức, bộ máy làm cơng tác tư tưởng văn
hố của Đồn; ưu tiên đầu tư nguồn lực và phối hợp


- Phối hợp chặt chẽ và phát huy cao độ lực lượng báo chí, xuất bản của Đồn tham gia có hiệu quả
trong cơng tác tư tưởng, văn hố. Các cấp bộ Đoàn cần phát động việc mua, đọc báo Đoàn, Hội, Đội đến tận
cơ sở.



- Xây dựng các mơ hình, điển hình, chỉ đạo điểm; tập trung tuyên truyền giáo dục cho các đối tượng
thanh niên, nhất là thanh thiếu nhi trường học; thanh niên lực lượng vũ trang, lấy đó làm hạt nhân để gây
ảnh hưởng, lan toả tới các đối tượng thanh thiếu niên khác.


- Khai thác mọi nguồn lực để tổ chức các hoạt động giáo dục thanh niên, tận dụng và phát huy tối đa
cơ sở vật chất hiện có của Đồn, Hội, Đội để làm cơng tác giáo dục. Từng bước trang bị các cơ sở vật chất
thiết yếu phục vụ cho công tác này như: Hệ thống âm thanh, tài liệu, đặc điểm.... Đặc biệt coi trọng phát huy
hiệu quả hệ thống trung tâm văn hoá thể thao thanh niên, các nhà thiếu nhi, các trung tâm giáo dục thanh
thiếu nhi.


-Thường xuyên đánh giá công tác nắm tình hình tư tưởng và dư luận xã hội trong thanh niên của các
cấp bộ đoàn, trên cơ sở đó tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ nắm và xử lý thông tin về tư tưởng và dư luận xã
hội trong thanh niên cho cán bộ Đoàn các cấp.


- Kịp thời nắm, xử lý thơng tin về tình hình tư tưởng và dư luận xã hội trong thanh niên, (nhất là
những khu vực nhạy cảm) thông qua điều tra khảo sát, giao ban dư luận xã hội định kỳ các cấp. .... đảm bảo
thông tin khách quan, khoa học, chính xác với diễn biến tình hình thực tế. Thực hiện nghiêm quy định
thơng tin, báo cáo về tình hình tư tưởng và dư luận xã hội của thanh niên trong hệ thống Đoàn.


- Tập trung xây dựng lực lượng nịng cốt để nắm tình hình tư tưởng và dư luận xã hội trong thanh
niên ở cơ sở.


II. GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VÀ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CHO
THANH THIẾU NHI.


1. Khái niệm, ý nghĩa, mục đích:
<i>1.1 Khái niệm truyền thống.</i>


Truyền thống là những tập tục, thói quen và nói chung là những kinh nghiệm xã hội được hình thành


từ lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ của con người, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

yếu tố tích cực, tiến bộ đó cũng khơng giữ lại nguyên xi, mà phải cải biến đi cho phù hợp với điều kiện mới,
hoàn cảnh mới. Bốn là, các thế hệ mới phải sáng tạo ra những yếu tố hoàn tồn mới mà các thế hệ cha anh
hoặc khơng có khả năng, hoặc khơng có điều kiện để thực hiện.


<i>1.2. Ý nghĩa giáo dục truyền thống.</i>


Thanh niên là bộ phận quan trọng của dân tộc, là lực lượng xung kích và sáng tạo của cách mạng, là
lực lượng dự bị chiến đấu của Đảng, nên cần chuẩn bị tốt về mọi mặt. Giáo dục truyền thống cho thế hệ mới
luôn luôn là một nhiệm vụ quan trọng của các thế hệ cha anh, của Đảng Cộng sản. Bác Hồ thường xuyên
chăm lo giáo dục truyền thống dân tộc và truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ. Trước khi đi xa người căn
dặn Đảng ta không ngừng chăm lo đào tạo lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng.


<i>1.3. Mục đích giáo dục truyền thống.</i>


Giáo dục truyền thống cho thanh niên nhằm mục đích giúp thanh niên hiểu biết sâu sắc quá khứ gian
khổ, đau thương nhưng anh dũng và vinh quang của dân tộc, của Đảng, để thanh niên tự hào, tin tưởng,
nhận rõ giá trị của cuộc sống hiện tại, nâng cao tinh thần yêu nước xã hội chủ nghĩa và tinh thần quốc tế
chân chính, xây dựng thái độ lao động mới, ý thức tự lập tự cường, tinh thần trách niệm xã hội đối với tương
lai của dân tộc, tiếp tục sự nghiệp của lớp người đi trước, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ
vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.


Giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ còn nhằm đảm bảo sự kế tục và thống nhất giữa các thế hệ cách
mạng Việt Nam.


2. Những nội dung cơ bản của truyền thống cần bồi dưỡng giáo dục cho thanh niên.
<i>2.1. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc.</i>


Trong những năm chuẩn bị cho Cách mạng Tháng Tám, mở đầu bài học vỡ lòng về cách mạng cho


cán bộ trẻ, Bác Hồ căn dặn: “Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.


“Gốc tích nước nhà Việt Nam”- Truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, phải là cơ sở đầu
tiên cho việc hình thành tư tưởng tình cảm của tuổi trẻ. Truyền thống tốt dẹp của dân tộc ta được kết tinh thành
những phẩm chất sau đây:


- Yêu nước nồng nàn, bất khuất, kiên cường và mưu trí trong đấu tranh cho độc lập và tự do.
- Tinh thần nhân đạo cao cả: Thương người như thể thương thân, lá lành đùm lá rách.


- Truyền thống hiếu học.


- Lao động cần cù, sáng tạo và tinh thần lạc quan yêu đời
<i>2.2. Truyền thống cách mạng của Đảng ta.</i>


Đảng ta ra đời đã đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam, mở đầu thời đại
mới của dân tộc- thời đại của cách mạng dân tộc dân chủ và tiến lên chủ nghĩa xã hội. Hơn 70 năm qua,
được tôi luyện và thử thách trong những cuộc chiến đấu quyết liệt với kẻ thù, Đảng ta đã liên tục chiến
thắng và trưởng thành vượt bậc, xây dựng nên những truyền thống vô cùng quý báu:


- Tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin, với lợi ích của giai cấp cơng nhân và của
dân tộc.


- Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin và kinh nghiệm cách mạng thế giới vào tình hình
cụ thể của nước ta, đề ra đường lối chính trị và phương pháp cách mạng đúng đắn, sáng tạo, độc lập, tự chủ
và tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối đó.


- Đồn kết thống nhất trong Đảng, làm cơ sở để đoàn kết toàn dân, đoàn kết các lực lượng
cách mạng trong từng thời kỳ lịch sử.


- Luôn luôn liên hệ mật thiết với quần chúng. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động


và phát huy sức mạnh đại đồn kết tồn dân tơc.


- Kết hợp nhuần nhuyển chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế chân chính.
<i>2.3. Đời hoạt động vĩ đại của Bác Hồ: </i>


Hồ Chí Minh là người sáng lập, rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam, lãnh tụ kính yêu của
giai cấp công nhân và của dân tộc Việt Nam, nhà chiến sỹ xuất sắc, nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào
cộng sản và công nhân quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Bác kính
yêu của thanh niên, thiếu nhi Việt Nam và thế giới, Bác Hồ là biểu tượng của các giá trị cao đẹp nhất của
dân tộc và của nhân loại.


Hồ Chủ tịch là tấm gương chói lọi về tinh thần cách mạng triệt để, chí khí đấu tranh kiên
cường, bất khuất, toàn tâm, toàn ý phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân, tận tuỵ hi sinh, suốt đời phấn đấu vì sự
nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng nhân loại.


Đạo đức cao quý của Bác là trung với Đảng, hiếu với dân, cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng
vơ tư, khiêm tốn giản dị. Người yêu tha thiết nhân dân lao động, gần gũi, tin tưởng vào khả năng cách mạng
của quần chúng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

thành, xuất sắc sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và của dân tộc.


Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh
cụ thể của Việt Nam. Người đồng thời là nhà văn hoá lớn của thời đại.


Hình ảnh Bác Hồ, lý tưởng và sự nghiệp cao cả, đạo đức cách mạng sáng ngời của Người
mãi mãi là tấm gương chói lọi và là nguồn cổ vũ lớn lao đối với thế hệ trẻ nước ta.


<i>2.4. Truyền thống cách mạng của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và thế hệ trẻ</i>
<i>nước ta:</i>



Trong ngọn lửa đấu tranh cách mạng sôi nổi và liên tục của hơn 70 năm qua, dưới sự lãnh
đạo, giáo dục trực tiếp của Đảng, của Bác Hồ, Đoàn Thanh niên và thế hệ trẻ nước ta từ lớp này đến lớp
khác được tôi luyện, trưởng thành đã phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và xây dựng nên
những truyền thống vẻ vang. Những cống hiến của Đoàn và thế hệ trẻ Việt Nam xứng đáng với Huân
chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân và nhiều
phần thưởng cao quý khác mà Đảng và Nhà nước ta đã trao tặng.


Truyền thống cách mạng của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và thế hệ trẻ nước ta
ngày nay là nguyện tiếp tục phát huy những truyền thống quý báu của thế hệ đi trước, đó là:


- Truyền thống yêu nước nồng nàn, trung thành tuyệt đối với sự nghiệp của Đảng, gắn bó
sống cịn với lợi ích dân tộc, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa.


- Truyền thống xung kích cách mạng, xung phong tình nguyện, không ngại hy sinh gian khổ, sẵn
sàng đảm nhận và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó.


- Truyền thống đồn kết, tinh thần tương thân tương ái và nhân đạo cao cả.


- Truyền thống hiếu học, ham hiểu biết, có ý chí vượt khó, cần cù, sáng tạo, dám nghĩ, dám
làm, có hồi bão lớn.


Cùng với việc giáo dục thanh niên những nội dung nêu trên cần làm cho tuổi trẻ hiểu biết sâu
sắc về truyền thống anh hùng của những người trẻ tuổi ở nước ta. Pháy huy truyền thống tốt đẹp của tuổi trẻ
Phù Đổng, Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Quốc Toản, Nguyễn Huệ... ngày nay 5 thế hệ thanh niên Việt
Nam đã kế tục nhau sáng lập Đảng, làm cuộc cách mạng kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, xây dựng Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.


<i>2.5. Truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng:</i>


Quân đội nhân dân Việt Nam là hình ảnh sáng ngời khí phách, trí tuệ, lịng dũng cảm là tâm


hồn Việt Nam trong thời đại mới. Đó là đội quân được thừa kế và phát huy những truyền thống anh hùng
của dân tộc; được xây dựng theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin; lớn lên trong sự yêu thương, chăm
sóc của Đảng, của Bác Hồ, được trưởng thành trong cuộc chiến đấu lâu dài, gian khổ và đã chiến thắng vẻ
vang, đánh bại các cuộc chiến tranh xâm lược của những tên đế quốc phản động đầu sỏ của thời đại. Tuổi trẻ
cả nước thường xuyên học tập và phát huy truyền thống của Quân đội anh hùng: “Trung với Đảng, hiếu với
dân, nhiệm vụ nào cũng hồn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.


3. Hình thức, phương pháp giáo dục truyền thống.


Ở nước ta truyền thống của dân tộc và của cách mạng có giá trị to lớn và giữ vai trò trong sự
nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. Song muốn cho giáo dục truyền thống có hiệu quả phải có những hình thức,
phương pháp phong phú, sinh động và thích hợp với từng lứa tuổi, từng đối tượng thanh niên cụ thể và với
từng hồn cảnh sinh hoạt và cơng tác của thanh niên.


<i>3.1. Tổ chức thực hiện tốt chương trình giáo dục lịch sử:</i>


Tổ chức thực hiện tốt chương trình giáo dục lịch sử ở trường phổ thơng. Tiến tới thực hiện
chương trình giáo dục những vấn đề cơ bản có hệ thống về lịch sử Đảng, lịch sử Đoàn cho đoàn viên, thanh
niên và thiếu nhi.


<i>3.2. Tổ chức tốt những ngày kỷ niệm lớn:</i>


Nhân những ngày kỷ niệm lớn, tổ chức những đợt sinh hoạt truyền thống sinh động, phù hợp
với nội dung ngày kỷ niệm và yêu cầu giáo dục truyền thống. Đợt sinh hoạt truyền thống có những nội dung
sau đây:


- Mời các anh hùng, các chiến sỹ, các đồng chí cách mạng lão thành, cựu cán bộ Đồn, các
gia đình có cơng với cách mạng, những cơng nhân có thành tích, các tướng lĩnh, văn nghệ sỹ, vận động
viên, những người nổi tiếng... kể chuyện hoặc đối thoại với thanh niên.



- Tổ chức đoàn viên, thanh niên sưu tầm, ghi chép lịch sử địa phương, đơn vị; lịch sử Đảng,
Đoàn ở địa phương, đơn vị, lịch sử những người anh hùng; lịch sử các trận đánh; xây dựng nhà truyền thống,
phòng lưu niệm, phòng Bác Hồ ở cơ sở.


- Tổ chức triển lãm, giới thiệu truyền thống địa phương, đơn vị tổ chức ngày hội truyền thống
của địa phương hay của đơn vị mình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

chức “du khảo về nguồn”.


- Phân công các đơn vị, tổ chức thanh thiếu nhi nhận nhiệm vụ bảo quản, sửa sang các nghĩa
trang liệt sĩ, các di tích cách mạng, chăm sóc thương binh và các gia đình có cơng với cách mạng, ni
dưỡng, chăm sóc các Bà mẹ Việt Nam anh hùng.


- Tổ chức các đội viên, đoàn viên ưu tú được đứng gác danh dự các nghĩa trang liệt sỹ trong
các ngày lễ lớn.


- Khuyến khích tổ chức các hình thức như viếng đặt hoa để tưởng nhớ và biết ơn các gia đình
liệt sỹ nhân những dịp có ý nghĩa sâu sắc trong cuộc đời của tuổi trẻ như: Được kết nạp vào Đoàn, vào Đảng
đi làm nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc, gia nhập đội ngũ giai cấp công nhân, lễ cưới, v..v...


- Hoạt động giao lưu, kết nghĩa với các đơn vị lực lượng vũ trang.
- Tổ chức mitting, dạ hội kỷ niệm những ngày lễ lớn.


- Tổ chức hoạt động “Vì biên giới, hải đảo”, “Hiến máu nhân đạo”, trợ giúp đồng bào gặp
thiên thai....


- Từ những sinh hoạt truyền thống phong phú đó, từng bước hình thành đời sống tuổi trẻ với
những ngày hội cách mạng, nghi lễ cách mạng, để thay thế những ngày hội, những nghi lễ, tập tục lạc hậu
trước đây.



<i>3.3. Thực hiện chế độ giáo dục truyền thống hằng năm:</i>


- Sinh hoạt kỷ niệm ngày thành lập Đảng, ngày thành lập Đoàn và tháng thanh niên Việt
Nam (tháng 3 hàng năm).


+ Tuyên truyền, cổ động: Thông tin thành tích chào mừng ngày kỷ niệm, những tư liệu lịch
sử về Đảng, về Đoàn ở địa phương và cả nước. ... qua hệ thống khẩu hiệu, bản tin, phát thanh, báo tường,
triển lãm những hình ảnh, hiện vật lịch sử Đảng, Đoàn.


+ Đẩy mạnh các phong trào thi đua, các hoạt động thanh niên tình nguyện thiết thực chào
mừng ngày 3-2 và 26-3 và tháng thanh niên Việt Nam.


+ Tổ chức trọng thể lễ viếng và đặt hoa tại nghĩa trang liệt sỹ.
+ Tổ chức họp mặt thân mật với các đảng viên, cựu cán bộ Đoàn.
+ Thăm nhà truyền thống hoặc phòng truyền thống ở địa phương.
+ Mitting và dạ hội truyền thống.


- Đợt sinh hoạt truyền thống nhân ngày 30-4, 1-5, và 19-5.


+ Hoạt động tuyên truyền cổ động về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và ngày giải phóng
hồn tồn miền Nam.


+ Phong trào thi đua, tình nguyện của tuổi trẻ.
+ Tổ chức lễ viếng và đặt hoa tại nghĩa trang liệt sỹ.


+ Tham quan nơi đã diễn ra trận đánh của quân đội và dân quân tự vệ trong cuộc kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ.


+ Hoạt động giúp đỡ, chăm sóc thương binh liệt sỹ và gia đình bộ đội, thanh niên xung
phong.



+ Tổ chức giao lưu với các anh hùng và cựu chiến binh ở địa phương.


+ Tuyên truyền cổ động giới thiệu về giai cấp công nhân Việt Nam và cuộc đời hoạt động
của Bác Hồ.


+ Tham quan một cơ sở cơng nghiệp và những nơi có liên quan đến đời sống và hoạt động
của Bác Hồ.


+ Hội thảo nghiên cứu di sản tư tưởng của Hồ Chí Minh.


+ Tìm hiểu về giai cấp công nhân Việt Nam và đời sống của Bác Hồ.


- Hoạt động truyền thống kỷ niệm Cách mạng tháng tám (19-8) và Quốc Khánh (2-9).


Đợt hoạt động này, Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cùng các ngành, các đoàn thể ở
cơ sở tổ chức những hoạt động chung.


- Ngày hội truyền thống tuổi trẻ anh hùng bảo vệ Tổ quốc: Từ ngày 15 tháng 11 đến ngày 25
tháng 12.


+ Hoạt động tuyên truyền cổ động giới thiệu lịch sử quân đội anh hùng.
+ Phong trào thi đua hành động cách mạng của tuổi trẻ.


+ Tổ chức trọng thể lễ viếng và đặt vòng hoa tại nghĩa trang liệt sỹ.


+ Tham quan nơi đã diễn ra trận đánh của quân đội và dân quân tự vệ trong cuộc kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ.


+ Hoạt động giúp đỡ, chăm sóc thương binh, liệt sỹ và gia đình bộ đội, thanh niên xung


phong.


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

phương.


+ Gặp gỡ đơn vị bộ đội, công an kết nghĩa.
+ Triển lãm hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”.


+ Mitting, diễu hành và thi đấu các mơn thể thao quốc phịng.
+ Đêm văn nghệ truyền thống.


+ Giao lưu với các đơn vị lực lượng vũ trang.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×