Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Đánh giá thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước việt nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.25 KB, 11 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chính sách tiền tệ là một bộ phận quan trọng của Chính sách tài chính Quốc gia.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đóng vai trò là Ngân hàng Trung ương và chịu trách
nhiệm thực thi chính sách tiền tệ Quốc gia. Thực hiện nghị quyết 11/2011/QH13 ban
hành ngày 24/2/2011, Chính phủ đã đưa ra bộ giải pháp kinh tê vĩ mô thực hiện mục tiêu
đề ra, trong đó chỉ đạo NHNN điều hành CSTT chặt chẽ, thận trọng, phối hợp điều hồ
với chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát. Giai đoạn 2011-2015, mục tiêu kiềm chế
lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô được đặt lên hàng đầu. NHNN điều hành chính sách tiền
tệ linh hoạt, thận trọng giai đoạn 2011-2015 đã góp phần giảm lạm phát từ 18,84% vào
năm 2011 xuống dưới 5%, tăng trưởng kinh tế dần phục hồi sau khủng hoảng. Tuy nhiên,
trong quá trình thực hiện từ năm 2011 đến nay cho thấy kết quả đạt được và mục tiêu đặt
ra ln có khoảng cách. Vì vậy, để đánh giá lại thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ của
NHNN từ năm 2011 đến nay, từ đó đưa ra một số khuyến nghị với việc điều hành CSTT
nhằm dạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô trong giai đoạn tiếp theo, đề tại “Đánh giá thực
tiễn điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam” được lựa chọn là
đề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tổng hợp các lý thuyết chính sách tiền tệ, các công cụ và cơ chế tác động của
CSTT. Phân tích, đánh giá thực tiễn điều hành CSTT của NHNN VN. Những hạn chế
trong kết quả thực hiện chính sách tiền tệ. Khuyến nghị đối với việc điều hành chính sách
tiền tệ trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương.
Phạm vi nghiên cứu: Điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam giai đoạn 2011-T6/2015.
4. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở bài và kết luận, luận văn được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương.



Chương 2: Thực trạng điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam giai đoạn 2011-T6/2015.
Chương 3: Một số giải pháp đối với chính sách của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam trong thời gian tới
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
1.1. Khái niệm chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ nói chung được hiểu là các quyết định của các nhà hoạch định
chính sách có liên quan đến cung tiền.
1.2. Mục tiêu của CSTT
Mục tiêu của CSTT bao gồm 2 cấp độ mục tiêu là mục tiêu cuối cùng và mục tiêu
điều hành của CSTT.
Mục tiêu cuối cùng của CSTT bao gồm mục tiêu ổn định và tăng trưởng.
Mục tiêu điều hành là các biến số tiền tệ có tác động mạnh theo một chiều nhất
định đến mục tiêu cuối cùng của CSTT.
1.3. Các công cụ của CSTT
1.3.1. Công cụ tái cấp vốn
Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của NHTƯ đối với các NHTM. Khi cấp một
khoản tín dụng cho NHTM, một mặt NHTƯ đưa tiền ra lưu thông, đồng thời thông qua
lãi suất điều hành nghiệp vụ tái cấp vốn để tác động đến lãi suất kinh doanh của các
TCTD.
1.3.2. Dự trữ bắt buộc
Dự trữ bắt buộc là số tiền mà các TCTD phải giữ lại, do NHTƯ quy định, gửi tại
NHTƯ, không được dùng để đầu tư, cho vay và thơng thường được tính theo một tỷ lệ
nhất định (tỷ lệ dự trữ bắt buộc) trên tổng số tiền gửi của khách hàng để đảm bảo khả
năng thanh khoản, sự ổn định của hệ thống ngân hàng.
1.3.3. Nghiệp vụ thị trưởng mở
Thị trường mở là một kênh để NHTƯ phát hành tiền cho nền kinh tế hoặc rút bớt
tiền ra khỏi lưu thông bằng cách mua hay bán các loại giấy tờ có giá ngắn hạn. Từ đó
NHTƯ trực tiếp làm thay đổi khối lượng tiền cơ sở trong nền kinh tế, thay đổi dự trữ của



các NHTM và tác động đến khả năng tín dụng của ngân hàng, làm thay đổi cung ứng tiền
tệ.
1.3.4. Chính sách lãi suất
Cơ chế điều hành lãi suất là tổng thể những chủ trương, chính sách và giải pháp cụ
thể của NHTƯ nhằm kiểm soát và điều tiết lãi suất trên thị trường tiền tệ, tín dụng trong
từng thời kỳ nhất định.
1.3.5. Chính sách tỷ giá
Chính sách tỷ giá được hiểu là những hoạt động của Chính phủ (mà đại diện
thường là NHTƯ) thông qua một chế độ tỷ giá nhất định (hay cơ chế điều hành tỷ giá) và
hệ thống các cơng cụ can thiệp nhằm duy trì một mức tỷ giá cố định hoặc tác động để tỷ
giá biến động đến một mức cần thiết phù hợp với mục tiêu chính sách kinh tế của quốc
gia.
1.3.6. Hạn mức tăng trưởng tín dụng
Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà mỗi ngân hàng được phép duy trì theo
quy định của NHTƯ trong từng thời kỳ. Bằng việc quy định hạn mức tăng trưởng tín
dụng, NHTƯ tác động trực tiếp đến việc kinh doanh và quá trình tạo tiền của các NHTM.
1.4. Các nhân tố tác động đến việc điều hành CSTT của NHTƯ
1.4.1. Sự độc lập của NHTƯ
Một NHTƯ độc lập trong điều hành CSTT là nhân tố thúc đẩy năng lực sử dụng
các công cụ CSTT của NHTƯ nhằm đạt được mục tiêu do chính phủ đặt ra, tăng hiệu quả
thực thi CSTT.
Tính độc lập của NHTƯ được thể hiện thơng qua việc NHTƯ có quyền đến đâu
trong việc xác định các yếu tố điều hành CSTT: Mục tiêu cuối cùng, mục tiêu điều hành,
công cụ của CSTT. Từ đó có 4 mức độ độc lập của CSTT.
1.4.2. Tính minh bạch của NHTƯ
Tính minh bạch của NHTƯ trong điều hành CSTT thể hiện ở việc thông tin đầy đủ
tới dân chúng để dân chúng hiểu về hành động chính sách (tính minh bạch trong việc giải
thích các quyết định chính sách), sự phân tích và dự báo các phản ứng chính sách của
NHTƯ (tính minh bạch trong giải thích sự đánh giá, phân tích và dự báo). Tính minh



bạch làm gia tăng hiệu quả thực thi CSTTqua đó tăng cường tác động và giảm độ trễ của
CSTT, làm cơ chế truyền dẫn chính sách trở nên thơng suốt hơn.
1.4.3. Sự phù hợp về mục tiêu và biện pháp của các chính sách kinh tế vĩ mơ
Quản lý kinh tế vĩ mô không chỉ dựa riêng vào CSTT. Cùng một mục tiêu, cùng
một chỉ tiêu kinh tế có thể chịu tác động của rất nhiều chính sách khác nhau. Sự tương tác
ấy không phải bao giờ cũng đồng bộ và có thể các chính sách kinh tế khác nhau sẽ tác
động vào cùng một mục tiêu theo các hướng khác nhau. Qua đó có thể thấy rằng việc xây
dựng CSTT phải được đặt trong chương trình tài chính quốc gia. CSTT phải được đặt ra
trong mối liên hệ với các chính sách kinh tế vĩ mơ khác của nền kinh tế
1.4.4. Sự phát triển của các định chế tài chính và thị trường tiền tệ
Sự vững mạnh của các định chế tài chính khơng chỉ tạo cơ sở vững chắc cho tăng
trưởng kinh tế mà cịn là mắt xích quan trọng để tiếp nhận và phản ứng các quyết định
chính sách của NHTƯ. Sự yếu kém và đổ vỡ của các định chế tài chính sẽ là ngịi nổ cho
sự mất ổn định tiền tệ, qua đó CSTT khơng đạt được mục tiêu.
1.4.5. Mức độ đơla hố của nền kinh tế
Một trong những mục tiêu cuối cùng của CSTT là ổn định giá trị đồng nội tệ. Việc
đó sẽ có thể đạt được dễ dàng khi mà NHTƯ có khả năng kiểm soát chặt chẽ cung ứng
tiền tệ. Tuy nhiên, khả năng kiểm soát cung ứng tiền tệ sẽ gặp nhiều cản trở khi nền kinh
tế có hiện tượng đơ la hóa. Mức độ đơ la hóa càng cao thì khả năng kiểm sốt cung ứng
tiền tệ càng kém, do đó làm giảm hiệu quả của CSTT.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-T6/2015
2.1. Tổng quan kinh tê Việt Nam giai đoạn 2011-T6/2015
Những tháng đầu năm 2011, nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, lạm phát
tăng cao, cán cân vãng lại thâm hụt, VNĐ chịu áp lực phá giá.Lạm phát có xu hướng
giảm trong nửa cuối của năm 2011 nhưng tính chung cả năm vẫn cao khi chỉ số giá tiêu
dùng (CPI) tăng 18,13%, cao hơn mục tiêu cuối năm đề ra là 18%.
Năm 2012, các chính sách kinh tế vĩ mơ được điêu hành theo hướng thắt chặt để

tiếp tục kiềm chế lạm phát, đồng thời Chính phủ thực hiện các biện pháp hỗ trợ các


doanh nghiệp gặp khó khăn như miễn giảm, gia hạn nộp thuế. Kết quả CPI của năm 2012
tăng 6,81%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 18,13% năm 2011 và 11,75% năm 2010; lãi
suất ngân hàng giảm dần.
Năm 2013, Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát tiếp tục được kiểm soát, đến
tháng 11/2013 CPI tăng 5,5%. Tăng trưởng tín dụng đến cuối tháng 11/2013 đạt 9%. Mặt
bằng lãi suất giảm, lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 7 - 9%/năm. Kim
ngạch hàng hóa xuất khẩu 11 tháng đầu năm 2013 ước đạt 121 tỷ USD.
Năm 2014, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 5.98%, cao hơn hẳn mức 5,42% của năm
2013. Mức tăng trưởng trên cao hơn so với chỉ tiêu 5.8% mà Chính phủ đề ra và vượt
ngồi dự đốn của các chuyên gia, tổ chức trong và ngoài nước.
6 tháng đầu năm 2015 GDP ước tính tăng 6,28% so với cùng kỳ năm 2014, trong
đó quý I tăng 6,08%; quý II tăng 6,44%.
2.3. Thực tiễn điều hành CSTT của NHNN VN giai đoạn 2011-T6/2015
2.3.1. Mục tiêu của CSTT giai đoạn 2011-2015
Trong giai đoạn này, NHNN VN điều hành CSTT theo hướng đã mục tiêu, kiềm
chế lạm phát, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
2.3.2. Các công cụ của CSTT được NHNN VN sử dụng trong giai đoạn 2011-T6/2015
2.3.2.1. Tái cấp vốn
Công cụ tái cấp vốn được NHNN sử dụng nhàm hỗ trợ thanh khoản cho các
TCTD vào những thời điểm gặp khó khăn và hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống với các
thời hạn ngắn vào trước các dịp Tết Nguyên Đán khi nhu cầu vốn thanh toán tăng cao,
góp phần ổn định thị trường tiền tệ.
Trong năm 2011, trong điều kiện lạm phát tăng cao, lãi suất tái câp vốn được
NHNN điều chỉnh tăng liên tục. Lãi suất tái cấp vốn tăng từ 9-15%/năm, lãi suất cho vay
qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng tăng từ 9-16%/năm; lãi suất tái chiết
khấu tăng từ 7-13%/năm.
Năm 2012, lạm phát bước đầu ổn đinh, lãi suất được điều chỉnh giảm dần. Trong

năm, lãi suất điều hành nghiệp vụ tái cấp vốn của NHNN đã được điều chỉnh giảm 6 lần.
Từ 2013 đến tháng 6/2015, lãi suất được điều chỉnh theo hướng giảm dần.


2.3.2.2. Dự trữ bắt buộc
NHNN giữ nguyên tỷ lệ DTBB đối với tiền gửi bằng VND nhằm ổn định thị
trường tiền tệ trong điều kiện nguồn vốn bằng VND của hệ thống chưa dồi dào. Tuy
nhiên, do tín dụng ngoại tệ có xu hướng tăng mạnh do tiền gửi và vay ngoại tệ nước
ngoài tăng cao, tiềm ẩn rủi ro tín dụng nếu tỷ giá biến động, NHNN đã điều chỉnh tăng tỷ
lệ DTBB 3 lần đối với tiền gửi bằng ngoại tệ nhằm góp phần tăng chi phí, giảm động lực
huy động ngoại tệ, qua đó kiềm chế tăng trưởng tín dụng ngoại tệ, đồng thời góp phần
giảm bớt tình trạng đơ la hóa nền kinh tế.
2.3.2.3. Nghiệp vụ thị trường mở
Nghiệp vụ thị trường mở (NVTTM) được điều hành linh hoạt, bám sát diễn biến
cung cầu vốn trên thị trường chủ yếu với mục tiêu hỗ trợ thanh khoản ngắn hạn cho các
tổ chức tín dụng (TCTD), góp phần ổn định thị trường tiền tệ, ổn định lãi suất và ổn định
tỷ giá.
Năm 2011, lãi suất NVTTM cũng được điều chỉnh tăng tương ứng từ 11-12-1415-14%/năm.
2.3.2.4. Lãi suất
Năm 2011, để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, NHNN tăng dần các mức
lãi suất điều hành, quy định chặt chẽ về trần lãi suất huy động và cho vay.
Năm 2012, chính sách lãi suất được điều chỉnh theo hướng nới lỏng hơn, phù hợp
với diễn biến thị trường. Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh giảm 5 lần đối với trần lãi
suất huy động VNĐ và cho phép TCTD tự ấn định lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng
trở lên trên cơ sở cung – cầu vốn thị trường từ 11/6.
Năm 2013,2014, đến 6 tháng đầu năm 2015, lãi suất điều hành tiếp tục được điều
hành theo hướng giãm dần để phù hợp với diễn biến thị trường.
2.3.2.5. Tỷ giá
Công cụ tỷ giá đã được điều chỉnh đáng kể để tỷ giá phản ánh sát với cung cầu thị
trường, làm cơ sở để tăng khả năng điều tiết thị trường.

2.3.2.6. Hạn mức tín dụng


NHNN thực hiện kiểm sốt quy mơ, chất lượng tín dụng và đảm bảo an toàn hệ
thống. Các giải pháp tập trung chủ yếu: Yêu cầu TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngồi
kiểm sốt tốc độ tăng trưởng tín dụng, đồng thời điều chỉnh cơ cấu và nâng cao chất
lượng tín dụng, tập trung vốn tín dụng cho sản xuất, kinh doanh, giảm tốc độ và tỷ trọng
dư nợ cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất so với tổng dư nợ, tăng hệ số rủi ro của một
số tài sẩn ngoại tệ.
2.4. Đánh giá thực tiễn điều hành CSTT của NHNN
2.4.1. Thành tựu đạt được
Với CSTT đa mục tiêu mà NHNN Việt Nam thực hiện thời gian qua cho thấy với
nỗ lực trong điều hành CSTT, NHNN đã giúp Chính phủ Việt Nam ổn định được kinh tế
vĩ mơ: lạm phát đã được kiểm sốt, lãi suất ngày càng giảm, cán cân thanh toán thặng dư
trở lại với mức cao, thị trường tiền tệ, ngoại hối ổn định.
Lãi suất giảm liên tục theo mức giảm của lạm phát chủ yếu nhờ dòng tiền tập
trung vào hệ thống ngân hàng do lòng tin vào VND tăng cao.
Thị trường diễn biến ổn định, huy động vốn tăng cao và NHNN cung tiền mua
ngoại tệ giúp thanh khoản dồi dào. Thanh khoản cải thiện nên nhu cầu vay vốn trên liên
ngân hàng để cân đối vốn không cao, do vậy không tạo sức ép tăng lãi suất liên ngân
hàng như thời gian trước đây.
2.4.2. Hạn chế
Mặc dù CSTT của NHNN VN thời gian qua dành được nhiều thành tựu đáng kể,
góp phần kiềm chế lạm phát và ổn định tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên, kết quả thực hiện
chính sách tiền tệ cho thấy ln có khoảng cách giữa mục tiêu đề ra và kết quả thực hiện.
Tỷ lệ lạm phát năm 2014 thấp hơn so với mục tiêu đề ra, nền kinh tế phục hồi chậm, hệ
thống NHTM dư thừa vốn huy động nhưng các doanh nghiệp lại khó tiếp cận nguồn tín
dụng ngân hàng để phát triển sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, để đạt được mục tiêu đề
ra, NHNN còn phải sử dụng nhiều các biện pháp trực tiếp mang tính mệnh lệnh hành
chính (dự trữ bắt buộc, hạn mức tăng trưởng tín dụng, quy định về trần lãi suất...).

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA
NHNN VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI


3.1. Giải pháp điều hành chính sách tiền tệ của NHNN VN trong thời gian tới
3.1.1. Tính tốn và cung cấp đầy đủ, kịp thời số liệu về tiền tệ
Để hướng tới một khuôn khổ cho CSTT lạm phát mục tiêu thì trong điều hành
NHNN phải xác định được lạm phát một cách rõ ràng, cụ thể. NHNN phải có năng lực
tính tốn và dự báo tốt lạm phát. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam, việc tính tốn CPI cịn
gặp nhiều khó khăn, cơng cụ dự báo về giá và tiền tệ cịn hạn chế, lạc hậu và có nhiều sai
lệch do thiếu cơ sở dữ liệu để có thể thiết lập mơ hình dự báo lạm phát và thiếu cán bộ có
đủ trình độ để thiết lập mơ hình có kết quả sát thực. Vì vậy, NHNN phải nâng cấp, cập
nhật thường xuyên và chính xác các con số về tình hình tiền tệ. NHNN đẩy nhanh việc
hồn thiện cơ sở dữ liệu về các biến số kinh tế vĩ mô, các biến số tiền tệ và số liệu của hệ
thống tài chính với chuỗi đủ lớn và thống nhất để nghiên cứu, phân tích đầy đủ mối quan
hệ và tác động giữa các biến số.
3.1.2. Nâng cao tính minh bạch của NHNN, tạo niềm tin cho dân chúng
CSTT sẽ đạt hiệu quả tối ưu nếu NHNN có thể định hướng hành động của dân
chúng. Muốn vậy cần có sự đồng thuận cao từ phía cơng chúng và làm cho các doanh
nghiệp, người dân tin vào những điều NHNN nói. NHNN cần có hoạt động phân tích
thực trạng một cách đúng đắn, đưa ra các giải pháp và mục tiêu có khả năng thực thi. Từ
đó tạo được niềm tin của dân chúng về sự điều hành hệ thống tài chính, tiền tệ của
NHNN. Nếu trong trường hợp nền kinh tế gặp bất ổn không đạt được mục tiêu đặt ra thì
NHNN phải làm rõ nguyên nhân và giải trình rõ ràng, trung thực trước Quốc hội, Chính
Phủ và thơng cáo báo chí cho dân rõ.
3.1.3. Từng bước gỡ bỏ các công cụ quản lý trực tiếp và hồn thiện các cơngcụ mang
tính thị trường trong điều hành CSTT.
Các biện pháp quản lý hành chính làm biến dạng quan hệ cung cầu, lãi suất phản
ánh không đúng chi phí vốn của nền kinh tế. Việc áp dụng nhiều và với cường độ mạnh
các công cụ lãi suất hành chính trong thời gian qua giúp NHNN đạt được mục tiêu điều

hành nhanh chóng trong ngắn hạn. NHNN cần từng bước gỡ bỏ việc sử dụng các công cụ
trực tiếp mang tính mệnh lệnh, tiến tới tự do hóa lãi suất, để thị trường tài chính phát triển
theo đúng quy luật cung-cầu của thị trường.


Tiếp tục hồn thiện các cơng cụ CSTT, đặc biệt là hình thành được khung lãi suất
điều hành hợp lý nhằm giúp cho NHNN có thể kiểm sốt được lãi suất ngắn hạn trong
khoảng mục tiêu mong muốn, nhằm định hướng và ổn định thị trường tài chính; nâng cao
chất lượng dự báo vốn khả dụng…, trong cơ chế điều hành cần xác định rõ công cụ nào
là công cụ chủ đạo, công cụ nào là công cụ hỗ trợ và dự phòng.
3.1.4. Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu hệ thống ngân hàng
Sự vững mạnh của các định chế tài chính khơng chỉ tạo cơ sở vững chắc cho tăng
trưởng kinh tế mà cịn là mắt xích quan trọng để tiếp nhận và phản ứng các quyết định
chính sách của NHTƯ. NHNN cần tiếp tục tái cơ cấu toàn diện các TCTD, nhất là các
NHTM cổ phần yếu kém. Nâng cao năng lực quản trị và hiệu quả hoạt động của các
NHTM. Tiếp tục cổ phần hóa và nâng cao sức cạnh tranh của các NHTM quốc doanh.
Tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra, bảo đảm an toàn hệ thống. Xử lý có hiệu quả
tình trạng sở hữu chéo.
3.2. Một số kiến nghị
3.2.1. Đối với Quốc hội và Chính phủ
Tăng cường tính độc lập của NHNN, tạo hành lang pháp lý để NHNN thực hiện
chính sách tiền tệ theo khn khổ lạm phát mục tiêu
Chính phủ cần xây dựng cơ chế phối hợp cung cấp thông tin giữa các Bộ, ngành
(Tổng cục Thống kê, Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Bộ Thương mại,...) và NHNN.
Chính phủ có sự phối hợp trong định hướng điều hành chính sách tài khóa và
chính sách tiền tệ.
3.2.2. Đối với các bộ, ngành có liên quan
Đối với Bộ Tài chính
Thứ nhất, cung cấp những thơng tin chính xác và kịp thời cho NHNN về tồn quỹ
tiền mặt, các báo cáo về vấn đề tài chính cơng, kế hoạch huy động vốn để bù đắp thâm

hụt NSNN.
Thứ hai, phối hợp chặt chẽ với NHNN trong phát triển thị trường tiền tệ.
Bộ Kế hoạch và đầu tư


Cung cấp các thông tin về chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, chiến lược phát triển kinh tế xã
hội của cả nước và các cân đối chủ yếu của nền kinh tế. Các thông tin này là cơ sở cho
NHNN dự báo nhu cầu về tín dụng, tiền tệ của nền kinh tế.
Tổng cục Thống kê
Tổng cục Thống kê theo định kỳ hoặc thường niên công bố các thông tin trên các
phương tiện thông tin hoặc qua các ấn phẩm chuyên ngành đảm bảo cho việc thông tin là
kịp thời, thuận tiện và là nguồn tư liệu quan trọng trong việc vận hành TTTT, thị trường
tài chính và điều hành CSTT, trong đó có cơng cụ NVTTM sao cho linh hoạt và hiệu quả,
góp phần kiểm sốt lạm phát.
KẾT LUẬN
Trong giai đoạn 2011-t6/2015, Chính sách tiền tệ Quốc Gia đã phát huy vai trị
tích cực trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mơ. Chính sách tiền tệ trong giai
đoạn này luôn được đánh giá là đi đúng hướng, thành cơng, góp phần đẩy lùi lạm phát từ
mức hơn 18% năm 2011 xuống dưới 5% như hiện nay. Tuy nhiên, CSTT trong giai đoạn
này vẫn còn những hạn chế nhất đinh. Đề tài “Đánh giá thực tiễn điều hành chính sách
tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam” được lựa chọn để nghiên cứu đánh giá lại
việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước giai đoạn 2011-T6/2015, rút
ra những hạn chế, từ đó đưa ra một số khuyến nghị đối với việc điều hành chính sách tiền
tệ của NHNN.
Các nơi dung đã được hoàn thành trong luận văn:
Thứ nhất là những vấn đề lý luận cơ bản về CSTT và việc điều hành CSTT của
NHTƯ, phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới việc điều hành CSTT của NHTƯ.
Thứ hai, đánh giá thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ của NHNN VN giai đoạn
2011-T6/2015, thực trạng sử dụng các công cụ của CSTT của NHNN VN, kết quả đạt
được, đánh giá ưu, nhược điểm của việc điều hành CSTT.

Thứ ba, đưa ra một số khuyến nghị đối với việc điều hành CSTT của NHNN VN
trong thời gian tới để hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020.
Những giải pháp mà luận văn đề xuất là có tính đồng bộ và khả thi trong điều kiện
cụ thể của Việt Nam hiện nay.


Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thời gian và kinh nghiệm nghiên cứu, nên dù có cố
gắng, chắc chắn luận văn vẫn khơng tránh khỏi những sai sót, hạn chế. Kính mong hội
đồng cho ý kiến phê bình, góp ý để luận văn được hoàn thiện hơn



×