Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại hội sở ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.64 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU
TĨM TẮT LUẬN VĂN
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG I: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI
TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ....Error! Bookmark not defined.
1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại ..........Error! Bookmark not defined.
1.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại ..............Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại .................................................. 3
1.2

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mạiError! Bookmark
not defined.
1.2.1 Khái niệm ........................................................Error! Bookmark not defined.
1.2.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh ngoại tệ ........Error! Bookmark not defined.
1.2.3 Các hình thức kinh doanh ngoại tệ cơ bản của NHTMError! Bookmark not
defined.
1.2.4 Vai trò của hoạt động kinh doanh ngoại tệ với NHTMError!

Bookmark

not

defined.
1.3 Mở rộng hoạt động kinh doanh ngoai tệ của NHTMError! Bookmark not
defined.
1.3.1 Quan niệm về mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệError! Bookmark not


defined.
1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh sự mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ ......... Error!
Bookmark not defined.
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ của
NHTM .............................................................Error! Bookmark not defined.
1.4.1 Các nhân tố khách quan...................................Error! Bookmark not defined.


1.4.2 Các nhân tố chủ quan ......................................Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI
HỘI SỞ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT
NAM................................................................Error! Bookmark not defined.
2.1

Khái quát về Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
Error! Bookmark not defined.
2.1.1 Sơ lược quá trình phát triển Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt
Nam .................................................................Error! Bookmark not defined.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức .................................................Error! Bookmark not defined.
2.1.3 Kết quả kinh doanh chủ yếu ............................Error! Bookmark not defined.
2.2

Thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại hội sở chính Ngân hàng
Thương mại cổ phần Cơng hương việt namError! Bookmark not defined.
2.2.1 Phịng kinh doanh ngoại tệ hội sở Vietinbank Error! Bookmark not defined.
2.2.2 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ trên thị trường trong nướcError! Bookmark not
defined.
2.2.3 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ trên thị trường quốc tếError!
2.3


Bookmark

not

defined.
Đánh giá thực trạng mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại hội sở chính

ngân hàng công thương việt nam .................Error! Bookmark not defined.
2.3.1 Kết quả đạt được..............................................Error! Bookmark not defined.
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân .................................Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ
TẠI HỘI SỞ CHÍNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAMError!
Bookmark not defined.
3.1 Định hướng chung cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Vietinbank trong
thời gian tới ....................................................Error! Bookmark not defined.
3.1.1 Định hướng chung của Vietinbank..................Error! Bookmark not defined.
3.1.2 Định hướng cho hoạt động kinh doanh ngoại tệError! Bookmark not defined.
3.2

Giải pháp mở rộng hoạt động KDNT tại VietinbankError! Bookmark not
defined.
3.2.1 Đầu tư phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lựcError! Bookmark not
defined.


3.2.2 Hiện đại hóa cơng nghệ phục vụ kinh doanh ngoại tệError!

Bookmark

not


defined.
3.2.3 Khai thác triệt để các nguồn ngoại tệ ..............Error! Bookmark not defined.
3.2.4 Đa dạng hóa các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệError! Bookmark not defined.
3.2.5 Đa dạng hóa các loại loại ngoại tệ trong kinh doanhError!
Bookmark
not
defined.
3.2.6 Mở rộng hơn nữa mạng lưới đại lý và đối tác trên thị trường quốc tế .... Error!
Bookmark not defined.
3.2.7 Tăng cường cơng tác kiểm sốt rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệError!
Bookmark not defined.
3.3 Kiến nghị ........................................................Error! Bookmark not defined.
3.3.1 Kiến nghị với Chính Phủ .................................Error! Bookmark not defined.
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước ................Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ..............................................................Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............Error! Bookmark not defined.

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình hội nhập tại Việt Nam đã tạo ra luống vốn ngoại tệ mạnh mẽ từ các quốc
gia trên thế giới đầu tư vào thị trường Việt nam và đồng thời cũng đẩy nhanh luồng vốn
từ trong nước đầu tư ra nước ngoài. Những nguồn vốn này cần được chu chuyển kịp thời,
hiệu quả và an toàn. Chính vì vậy, thị trường ngoại tệ trong nước với sự tham gia chủ yếu
của các Ngân hàng Thương mại rất cần phát triển ở tầm cao mới hiện đại theo trình độ
quốc tế để đáp ứng nhu cầu này.
Vietinbank có vị thế là ngân hàng lớn thứ hai trong hệ thống ngân hàng Việt Nam,
có nhiều điều kiện thuận lợi để mở rộng thật mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Tuy
nhiên sự phát triển từ phía các Ngân hàng thương mại trong nước và các chi nhánh Ngân

hàng nước ngoài tại Việt Nam đang tạo ra sức cạnh tranh rất lớn. Để tồn tại và mở rộng
hơn nữa hoạt động kinh doanh ngoại tệ thì Phịng Kinh doanh ngoại tệ hội sở buộc phải
tìm cách đứng vững trong thị trường và tận dụng thế mạnh để chiếm lĩnh thị phần.


Hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại hội sở Vietinbank trong thời gian qua đã đạt
được những thành quả nhất định. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn chưa phát triển thực sự
bùng nổ và đi trước đón đầu nhu cầu ngoại tệ của doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Xuất phát từ tầm quan trọng và nhu cầu cần mở rộng hơn nữa hoạt động kinh doanh
ngoại tệ nên đề tài: “Giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại hội sở Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam” đã được lựa chọn làm đề tài
nghiên cứu cho luận văn.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hóa một số cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh ngoại tệ và mở rộng
hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại.
- Phân tích và đánh giá thực trạng về hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại hội sở
Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2010.
- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại
tệ tại hội sở Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu hoạt động kinh doanh ngoại tệ và mở rộng
hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại.
- Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu hoạt động kinh doanh ngoại tệ và mở rộng hoạt
động kinh doanh ngoại tệ tại hội sở Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt
Nam từ năm 2008 đến năm 2010.
CHƯƠNG I: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI
TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Trong chương 1, xuất phát từ việc nghiên cứu khái quát về các hoạt động cơ bản
của ngân hàng thương mại, sau đó nghiên cứu sâu hơn về hoạt động kinh doanh ngoại tệ
bao. Trọng tâm của chương 1 là lý luận về mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ với

Ngân hàng thương mại, qua đó xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng mở rộng
hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại.

1.1

Tổng quan về ngân hàng thương mại
Trên thế giới, NH đã trải qua một quá trình hình thành và phát triển lâu dài, đóng
vai trị quan trọng trong nền kinh tế tồn cầu nói chung và từng khu vực địa phương nói


riêng. Khái niệm thận trọng nhất là xem xét NH trên phương diện những loại dịch vụ mà
NH cung cấp:“NH là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính
đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh tốn và thực hiện nhiều chức
năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.”
Các hoạt động cơ bản của NHTM gồm có: huy động vốn, cho vay, kinh doanh và
cung ứng dịch vụ ngoại hối & sản phẩm phái sinh, cung cấp các tài khoản giao dịch và
thực hiện thanh tốn. Ngồi các hoạt động chủ yếu này, NHTM còn cung cấp các dịch vụ
như: bảo lãnh, quản lý ngân quỹ, cung cấp các dịch vụ ủy thác và tư vấn, cung cấp các
dịch vụ đại lý…

1.2

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM được định nghĩa như sau:“Hoạt động
kinh doanh ngoại tệ của NHTM là việc mua bán các loại ngoại tệ khác nhau nhằm đảm
bảo cân đối các nhu cầu về ngoại tệ cho ngân hàng và tìm cách thu lợi nhuận thông qua
chênh lệch về tỷ giá và lãi suất giữa các đồng tiền khác nhau.“
Hoạt động KDNT có những đặc điểm chính là: là hoạt động chứa đựng nhiều rủi
ro gồm rủi ro tỷ giá, rủi ro đối tác, rủi ro hoạt động, rủi ro chính sách; KDNT là một hoạt
động phức tạp, đặc trưng cho nền kinh tế thị trường hiện đại; KDNT là hoạt động đòi hỏi

đội ngũ cán bộ phải có đầy đủ trình độ chun mơn và trí tuệ tốt.
KDNT gồm những nghiệp vụ là: mua bán giao ngay, kỳ hạn, tương lai, quyền
chọn và hốn đổi. Trong đó mua bán giao ngay là nghiệp vụ cơ sở, các nghiệp vụ còn lại
là các nghiệp vụ phái sinh.

1.3 Mở rộng hoạt động kinh doanh ngoai tệ của NHTM
Mở rộng hoạt động KDNT là sự tăng lên về quy mô và phạm vi của động kinh
doanh ngoại tệ. Quy mơ hoạt động KDNT gồm có: doanh số, lợi nhuận, hạn mức kinh
doanh. Phạm vi hoạt động kinh doanh ngoại tệ gồm có: phạm vi mua bán với các chi
nhánh ở các tỉnh thành trong nước, với các đối tác nước ngoài ở các vùng lãnh thổ khác
nhau, và sự liên kết với các nghiệp vụ khác.
Các chỉ tiêu phản ánh sự mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ: doanh số
kỳ này/kỳ trước, doanh số kỳ này / doanh số kế hoạch, hạn mức kỳ này/hạn mức kỳ
trước, lợi nhuận kỳ này/lợi nhuận kỳ trước, lợi nhuận kỳ này/lợi nhuận kế hoạch, Số
lượng đối tác mới, số lượng chi nhánh và tổ chức giao dịch kỳ này/ số lượng chi nhánh và
tổ chức giao dịch kỳ trước, số lượng sản phẩm mới trong kỳ, số lượng nhân viên và bộ
phận chuyên môn mới.


1.4

Các nhân tố ảnh hưởng tới việc mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ của
NHTM
Nhóm nhân tố khách quan là những nhân tố nằm ngồi tầm kiểm sốt của bản thân
ngân hàng. Thứ nhất là tình hình kinh tế, chính trị và xã hội. Thứ hai là cơ chế quản lý
ngoại hối của nhà nước. Nếu các nhân tố này ổn định, thuận lợi thì hoạt động KDNT có
điều kiện để mở rộng. Ngược lại, KDNT sẽ gặp khó khăn.
Nhóm nhân tố chủ quan thuộc tầm kiểm sốt của NH và có thể trực tiếp tác động
để mở rộng KDNT gồm có: nhân tố con người, nhân tố cơng nghệ, chiến lược kinh
doanh, mạng lưới đối tác và khách hàng, sự phối hợp và hỗ trợ các nghiệp vụ khác, cơng

tác kiểm sốt rủi ro hoạt động kinh doanh ngoại tệ
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ
TẠI HỘI SỞ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT
NAM
Trong chương 2, sau khi khái quát về quá trình hình thành và phát triển của
Vietinbank nói chung và Phòng kinh doanh ngoại tệ hội sở, luận văn đi vào phân tích
thực trạng mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Phòng kinh doanh ngoại tệ hội sở
Vietinbank, từ đó đánh giá về những kết quả đạt được, những vấn đề hạn chế, khó khăn
đồng thời chỉ rõ ra các nguyên nhân của hạn chế đó.
2.1 Khái quát về Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
Vietinbank đã trải qua một quá trình hình thành và phát triển lâu đời ghi nhận
những, dấu mốc quan trọng của Vietinbank là vào ngày 25 tháng 12 năm 2008,
Vietinbank đã thực hiện thành công việc chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng và trở
thành NHTM CP lớn nhất trọng hệ thống NHTM CP tại Việt Nam. Từ đó đến nay,
Vietinbank đã phát triển khơng ngừng và đạt được những thành tựu to lớn. Phòng KDNT
hội sở Vietinbank thuộc khối các phịng ban chun mơn nghiệp vụ, cụ thể nằm trong
khối nguồn vốn gồm có: phịng đầu tư, phịng quan hệ các định chế tài chính, phịng
Alco. Phịng KDNT chịu sự điều hành trực tiếp của Phó tổng giám đốc phụ trách khối
nguồn vốn.
2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại hội sở chính Ngân hàng Thương
mại cổ phần Công hương việt nam
Luận văn đi vào nghiên cứu thực trạng theo 5 loại nghiệp vụ chinh như đã trình


bày trong chương 1 bao gồm: giao ngay, kỳ hạn, tương lai, hoán đổi và quyền chọn. Tuy
nhiên, do đặc thù hoạt động của phòng chia thành bộ phận kinh doanh trên thị trường
trong nước và quốc tế nên phần thực trạng đã nghiên cứu 5 loại nghiệp vụ trên từng thị
trường trong nước và quốc tế.
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ trên thị trường trong nước chủ yếu tập trung vào
nghiệp vụ mua bán giao ngay (chiếm gần 98% tổng doanh số ) bao gồm mua bán trên thị

trường liên ngân hàng, mua bán với chi nhánh và tổ chức. Các nghiệp vụ phái sinh trên
thị trường trong nước rất ít, chỉ chiếm 2,23% tổng doanh số mua bán ngoại tệ trong 9
tháng đầu năm 2011. Hợp đồng hoán đổi hồn tồn khơng làm với khách hàng mà chỉ
thực hiện trên thị trường liên ngân hàng với cặp ngoại tệ EUR USD. Còn hợp đồng kỳ
hạn thực hiện chủ yếu giữa hội sở Vietinbank và chi nhánh.Hợp đồng tương lai và option
chưa được triển khai.
Trên thị trường quốc tế tại hội sở Vietinbank gồm có hoạt động chuyển đổi
ngoại tệ và hoạt động đầu cơ. Hoạt động đầu cơ hồn tồn chỉ thực hiện nghiệp vụ
giao ngay. Cịn với hoạt động chuyển đổi ngoại tệ, nghiệp vụ phổ biến nhất vẫn là
mua bán giao ngay, bên cạnh đó nghiệp vụ quyền trọng khơng thực hiện, cịn nghiệp
vụ kỳ hạn và hoán đổi cũng chỉ thực hiện ở số lượng rất ít khi so với giao ngay.
2.3 Đánh giá thực trạng mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại hội sở
Vietinbank
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại hội sở Vietinbank trong thời gian qua đã đạt
được những kết quả đáng tự hào. Hoạt động KDNT đạt kết quả cao thông qua các số liệu
phản ánh về tốc độ tăng trưởng của doanh thu (tăng 23%, vượt 1% so với kế hoạch đề ra),
tổng lợi nhuận đạt 147 tỷ (tăng 37% vượt 15% kế hoạch đề ra). Bên cạnh đó, hoạt động
KDNT đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngoại tệ trong hệ thống. Ban lãnh đạo đã không ngừng
cơ cấu, phát triển đa dạng và chun mơn hóa các bộ phận KDNT, nhờ đó hoạt động
KDNT đã có những bước tiến vượt bậc, đưa thương hiệu Vietinbank ra tầm khu vực và
thế giới. Ngoài ra, hoạt động KDNT đã hỗ trợ đắc lực các hoạt động khác như tín dụng,
thanh tốn quốc tế.
Tuy nhiên, hoạt động KDNT vẫn cịn tồn tại những vấn đề hạn chế, khó khăn. Thể
hiện qua Số lượng đối tác nước ngồi cịn hạn chế, các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh
chưa được phát triển và còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong hoạt động KDNT, Hoạt động
kinh doanh ngoại tệ chưa đạt năng suất cao, còn nhiều nhầm lẫn trong giao dịch, các sản


phẩm ngoại tệ và các loại ngoại tệ kinh doanh chưa đủ đa dạng để đáp ứng toàn bộ nhu
cầu khách hàng và thiếu tính cạnh tranh so với các NHTM khác. Như vậy, xét về tổng

quát, hoạt động KDNT vẫn còn chưa phát triển xứng tầm Vietinbank
Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những hạn chế, khó khăn trong mở rộng
hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại hội sở Vietinbank được thể hiện qua các nguyên nhân
khách quan là yếu tố kinh tế, chính trị và xã hội cịn nhiều bất ổn, lạm phát tăng cao,
chưa tạo ra môi trường ổn định cho hoạt động NHTM nói chung và hoạt động KDNT nói
riêng. Hơn nữa, các quy định về ngoại tệ của Chính Phủ và NHNN cịn nhiều bất cập
trong việc điều hành và kiểm sốt ngoại tệ. Ngồi ra, sự phát triển bùng nổ của các
NHTMCP và các chi nhánh NH nước ngoài là một yếu tố cạnh tranh về khách hàng và
nguồn ngoại tệ. Các nguyên nhân chủ quan xuất phát từ nội tại của Vietinbank là hoạt
động KDNT tại hội sở Vietinbank chưa được ban lãnh đạo chú trọng đầu tư mạnh, đội
ngũ nhân sự chưa đủ đáp ứng nhu cầu mới vì kiến thức, kinh nghiệm quốc tế và ngoại
ngữ còn chưa giỏi, yếu tố công nghệ vẫn dựa trên nền tảng cũ, chưa được hiện đại hóa.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ
TẠI HỘI SỞ CHÍNH NGÂN HÀNG CƠNG THƯƠNG VIỆT NAM
Trong chương 3, luận văn trình bày khái quát định hướng của Vietinbank trong
việc mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ, sau đó tác giả đề xuất một số giải pháp và
kiến nghị để mở rộng hoạt động này.
3.1
Định hướng chung cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Vietinbank trong
thời gian tới
Ban lãnh đạo Vietinbank đã thống nhất định hướng của ngân hàng trong thời gian
tới tiếp tục bám sát mục tiêu chung của cả nước và của ngành Ngân hàng, thực hiện khai
tác tốt những nhân tố nội tại để hướng tới kinh doanh: “ an toàn, hiệu quả, bền vững và
hiện đại. Tiếp tục đẩy mạnh cơng tác cổ phần hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội
nhập. Tiếp tục tăng trưởng quy mô nguồn tài sản và thị phần hoạt động. Nâng cao năng
lực điều hành và quản trị rủi ro thông qua việc áp dụng mơ hình quản trị theo thơng lệ
quốc tế theo hướng tách bạch bộ phận quan hệ khách hàng với bộ phận thẩm định và
kiểm soát sau nhằm nâng cao tính độc lập giữa khâu tiếp thị và xét duyệt hồ sơ. Đổi mới
cơ chế tiền lương và nâng cao chất lượng nguồn lực điều này nhằm đảm bảo đánh giá



đúng cơng sức đóng góp của cán bộ nhân viên và thúc đấy cán bộ có năng lực phát huy
cống hiến cho Vietinbank.
3.2

Giải pháp mở rộng hoạt động KDNT tại hội sở Vietinbank
Dựa trên những nghiên cứu ở chương 2, một số giải pháp trọng tâm đã được luận
văn trình bày nhằm mở rộng hoạt động KDNT tại hội sở Vietinbank trong thời gian tới.
Thứ nhất, Đầu tư phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực. Đầu tư vào
nguồn nhân lực luôn là chiến lược đầu tư tiết kiệm chi phí nhất và đem lại hiệu quả cao
nhất. Việc phát triển nguồn nhân lực có thể thơng qua những cơng tác thường xun như:
tăng cường kiểm tra trình độ cán bộ bằng các kỳ thi sát hạch nghiệp vụ, nâng cao trình độ
các kỹ năng bổ trợ bằng các buổi trao dồi kiến thức, rèn luyện ngoại ngữ, hỗ trợ và tạo
điều kiện cho cán bộ nâng cao trình độ, trau dồi phẩm chất đạo đức, nâng cao ý thức trách
nhiệm với công việc, phát huy hơn nữa năng lực của ban lãnh đạo thông qua việc theo
dõi, chỉ đạo sát sao.
Thứ hai, hiện đại hóa cơng nghệ phục vụ kinh doanh ngoại tệ,đối với hoạt động
KDNT, yếu tố cơng nghệ đóng vai trị tiên quyết do đặc thù về tốc độ và tính chính xác
trong giao dịch ngoại tệ, hỗ trợ đắc lực làm các báo cáo phát sinh.
Thứ ba, khai thác triệt để các nguồn ngoại tệ, đây được coi là giải pháp có tầm
quan trọng nhất về chiến lược, vì trong dài hạn thì NHTM nào là đơn vị thu hút được
nguồn ngoại tệ nhiều nhất sẽ là đơn vị thành công nhất trong lĩnh vực kinh doanh ngoại
tệ. Để thực hiện hiệu quả mục tiêu này cần khai thác tối đa nguồn kiều hối từ Việt kiều ở
nước ngồi, từ các cơng dân đang đi lao động xuất khẩu. Bên cạnh đó, tiếp tục phát triển
các mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các ngân hàng khác trong và ngoài hệ thống để tận
dụng sự hỗ trợ về nguồn, và tăng cường hoạt động Marketing Ngân hàng thơng qua tiếp
thị và chăm sóc khách hàng.
Thứ tư, Đa dạng hóa các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, đối với nghiệp vụ mua
bán ngoại tệ giao ngay cần mở rộng qui mô thực hiện nghiệp vụ bằng các chính sách thu

hút khách hàng đến giao dịch ngoại tệ với mình đồng thời tăng cường mở rộng quan hệ
với các Ngân hàng thương mại khác cả trong và ngồi nước. Hơn nữa, cần hạ thấp phí
giao dịch và chênh lệch giá mua bán, thực hiện thanh toán chuyển tiền đúng, đủ, đáp ứng
nhu cầu về ngoại tệ và giữ uy tín với khách hàng. Đối với nghiệp vụ phái sinh cần tìm
kiếm các nguồn kỳ hạn để đáp ứng nhu cầu thanh toán trong tương lại của khách hàng,
giúp khách hàng bảo hiểm rủi ro tỷ giá, đồng thời cũng phù hợp với chính sách về đảm


bảo nguồn ngoại tệ vay nợ của NHNN và Vietinbank.
Thứ năm, đa dạng hóa các loại loại ngoại tệ trong kinh doanh
Nhằm phân tán rủi ro trong kinh doanh nên cần phải đa dạng hoá các loại ngoại tệ
sử dụng. Do đó Vietinbank cần lập kế hoạch cụ thể về một cơ cấu ngoại tệ hợp lí theo
hướng đa dạng hoá các loại ngoại tệ sang cả JPY, GBP, SGD, nên có chiến lược nhằm
tăng tỷ trọng dự trữ ngoại tệ mạnh khác trong tổng dự trữ ngoại tệ. Việc đa dạng hóa các
loại ngoại tệ nắm giữ, hồn tồn có thể thực hiện qua việc kết hợp giữa Ủy ban Alco bà
tổ đầu cơ, Ủy ban Alco sẽ đưa ra trạng thái ngoại tệ tối ưu trong từng khoảng thời gian,
dựa vào đó tổ đầu cơ thực hiện việc phân tích đánh giá, và lựa chọn thời điểm hợp lý để
mua bán ngoại tệ chuyển đổi. Nếu Trang thái USD đang quá lớn, tổ đầu cơ sẽ bán USD
và nắm giữa các ngoại tệ mạnh khác như JPY, CHF, GBP.
Thứ sáu, mở rộng hơn nữa mạng lưới đại lý và đối tác trên thị trường quốc tế,
để chiếm lĩnh được nguồn ngoại tệ từ nước ngồi về thì rất cần thiết phải có mạng lưới
đại lý và đối tác tại các thị trường quốc tế. Vì như vậy sẽ thuận tiện cho quá trình chuyển
đổi ngoại tệ, chuyển tiền về mặt địa lý và ưu đãi về phí.
Thứ bẩy, tăng cường cơng tác kiểm sốt rủi ro trong hoạt động kinh doanh
ngoại tệ, KDNT là một hoạt động đặc thù chứa đựng nhiều rủi ro và mức thiệt hại sẽ là
rất lớn với NHTM nếu khơng có một biện pháp quản lý rủi ro phù hợp.
Bộ phần rủi
ro thị trường cần tăng cường vai trị của mình trong cơng tác xét duyện hồ sơ hạn mức
giao dịch cấp cho đối tác nước ngoài. Bộ phận rủi ro thị trường cần theo dõi chặt chẽ hạn
mức của giao dịch viên thông qua sự hỗ trợ từ hệ thống phần mềm giao dịch, để từ đó

đưa ra hành động kịp thời nếu giao dịch viên vượt hạn mức, hoặc không tuân thủ quy
định cân bằng trạng thái và cắt lỗ khi bị tỷ giá biến động người chiều. Kiểm soát rủi ro
trong hoạt động KDNT cũng cần sự hỗ trợ từ bộ phận hậu kiểm thuộc khối Back Office
trong việc kiểm soát lại chứng từ giao dịch, kiểm tra khối lượng, tỷ giá, chỉ thị thanh tốn
để chuyển tiền chính xác.
3.3

Kiến nghị

Bên cạnh những giải pháp đưa ra, luận văn đã trình bày một số kiến nghị với chính
phủ về tạo giải pháp đồng bộ phát triển nền kinh tế để thu hút đầu tư, tạo nguồn thu ngoại
tệ; hỗ trợ xuất khẩu nhằm tăng nguồn thu ngoại tệ; hạn chế sự phát triển tràn lan của hệ
thống Ngân hàng nhằm kiểm sốt tốt hơn thị trường ngoại tệ, tránh tình trạng hỗn loạn.
Luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước về việc điều chỉnh hợp


lý tỷ giá bình quân liên ngân hàng và biên độ tỷ giá nhằm hạn chế sự phát triển thị trường
chợ đen; kiểm soát giao dịch USD tự do nhằm giảm thiểu yếu tố đầu cơ làm giá ảnh
hưởng tới thị trường chính thức; và đẩy mạnh phát triển các cơng cụ phái sinh để giúp
NHTM và doanh nghiệp có thêm cơng cụ kiểm sốt rủi ro tỷ giá.

KẾT LUẬN
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng thương mại đang đóng vai trị hết
sức quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế. Vì nhận thức được điều này mà
VIETINBANK đã hết sức chú trọng phát triển nghiệp vụ này trong tương lai. Để
VIETINBANK có thể trở thành tập đồn tài chính đa năng hàng đầu trong nước và khu
vực thì một trong những nghiệp vụ cần được phát triển đầu tiên lớn mạnh ra thị trường
quốc tế đó là nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ.
Hoạt động KDNT tại đơn vị đã đạt được những thành công đáng kể trong thời gian
qua, đưa Phòng KDNT trở thành một trong những đơn vị có thành tích hoạt động xuất

xắc trong hệ thống Vietinbank. Tuy nhiên, hoạt động KDNT vẫn bộ lộ nhiều hạn chế do
số lượng mua bán chưa cân đối, các loại ngoại tệ vẫn còn hạn chế chưa đa dạng, các sản
phẩm ngoại tệ vẫn ít và chưa đáp ứng hết nhu cầu của khách hàng, công tác đào tạo định
hướng dẫn và kiểm tra chi nhánh vẫn chưa diễn ra thường xuyên… Bởi vậy Phòng
KDNT hội sở Vietinbank cần mở rộng hơn nữa mạng lưới khách hàng, cân đối nguồn
cung cầu ngoại tệ, đa dạng hóa các loại ngoại tệ, nghiệp vụ và sản phẩm ngoại tệ, đầu tư
phát triển và tận dụng hiệu quả nguồn nhân lực. Các giải pháp đưa ra đều mang tính lâu
dài, tức là những giải pháp mang tính chiến lược đòi hỏi sự đầu tư của ban lãnh đạo Ngân
hàng và sự nỗ lực của toàn bộ cán bộ trong phòng để thực hiện mục tiêu đề ra để ngày
càng mở rộng hơn nữa hoạt động này nhằm chiếm lĩnh thị phần trong và ngoài nước.
Tác giả hi vọng những giải pháp được đề ra sẽ có giá trị tham khảo, giúp Phòng
KDNT hội sở đưa ra những phương hướng để mở rộng nghiệp vụ này trong tương lai.
Tuy nhiên, thời gian nghiên cứu hạn chế nên trong phạm vi bài viết có thể cịn những
điểm chưa thực sự hợp lý và chuẩn xác, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
để tiếp tục hồn thiện luận văn và có những nghiên cứu sâu hơn trong thời gian tới




×