Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Đầu tư vào cổ phiếu của các công ty tăng trưởng trên thị trường chứng khoán việt nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (517.42 KB, 15 trang )

Trường đại học kinh tế quốc dân



Trần thanh bình

đầu tư vào cổ phiếu của các công ty tăng trưởng trên
thị trường chứng khốn việt nam
Chun ngành: Tài chính lƣu thơng tiền tệ và tín dụng

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà nội, năm 2009
CHƢƠNG I: ĐẦU TƢ VÀO CỔ PHIẾU CỦA CÁC CƠNG TY
TĂNG TRƢỞNG TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHỐN
1.1. Cổ phiếu của các công ty tăng trƣởng trên thị trƣờng chứng khoán
1.1.1. Khái quát về thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại, được quan niệm
là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán trung và dài hạn. Việc
mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua mua được chứng
khoán lần đầu từ những người phát hành, và ở những thị trường thứ cấp khi có sự mua
đi bán lại các chứng khốn đã được phát hành ở thị trường sơ cấp.
1.1.2. Khái quát về cổ phiếu
1.1.2.1. Khái niệm
Cổ phiếu là một loại chứng khoán được phát hành dưới dạng chứng chỉ hoặc bút
toán ghi sổ, xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của người sở hữu cổ phiếu đối
với tài sản hoặc vốn của một công ty cổ phần.
1.1.2.2. Phân loại cổ phiếu


Theo tính chất và quyền lợi của người nắm giữa cổ phiếu người ta phân cổ phiếu


ra làm hai loại: Cổ phiếu phổ thong và cổ phiếu ưu đãi.
1.1.2.3. Lợi tức của cổ phiếu
Người nắm giữ cổ phiếu có thể kỳ vọng hai nguồn lợi tức tiềm năng từ cổ phiếu đó
là cổ tức và lãi vốn.
1.1.2.4. Định giá cổ phiếu phổ thông
Việc định giá cổ phiếu cũng dựa trên những nguyên tắc cơ bản của việc định giá
tài sản nói chung, bao gồm việc định giá doanh nghiệp phát hành ra chính cổ phiếu đó.
Các phương pháp định giá cổ phiếu có thể được xếp thành ba nhóm chính sau đây:
-

Nhóm phương pháp chiết khấu luồng cổ tức hoặc luồng tiền;

-

Nhóm phương pháp dựa trên giá trị tài sản;

-

Nhóm phương pháp dựa vào các hệ số.

Ngồi ra cịn có các phương pháp kết hợp hoặc so sánh căn cứ vào các phương
pháp cơ bản nói trên. Các cơng ty tăng trưởng trên thị trường chứng khoán
1.1.2.5. Phân loại các cơng ty trên thị trường chứng khốn theo tốc độ tăng trưởng
Đối với các nhà đầu tư tăng trưởng thì việc phân loại doanh nghiệp chủ yếu dựa
vào tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp. Theo cách thức phân loại này, ta có thể
phân loại các doanh nghiệp thành các nhóm: Những doanh nghiệp tăng trưởng chậm;
Những doanh nghiệp vững mạnh; Những doanh nghiệp tăng trưởng nhanh; Những
doanh nghiệp phát triển theo chu kỳ; Những doanh nghiệp đang trên đường đi xuống;
Những doanh nghiệp có tài sản ngầm.
1.1.2.6. Khái niệm công ty tăng trưởng

Công ty tăng trưởng mà học viên muốn đề cập trong luận văn này chính là các
công ty tăng trưởng nhanh, tức là những công ty được nhà đầu tư kỳ vọng sẽ có lợi
nhuận sẽ tăng trưởng nhanh và bền vững trong tương lai để có thể nâng cao giá trị
của cơng ty đó so với giá trị hiện tại đang được thị trường đánh giá.
1.1.2.7. Các đặc điểm của công ty tăng trưởng
Trong thực tế thì các cơng ty tăng trưởng nhanh rất đa dạng, chúng có đặc điểm
chung là có tiềm năng tăng trưởng lớn.
1.2. Đầu tƣ vào cổ phiếu của các công ty tăng trƣởng
1.2.1. Các phương thức đầu tư cơ bản
1.2.1.1. Cơ sở hình thành các trường phái đầu tư khác nhau


Trường phái hay quan điểm đầu tư là cách suy nghĩ nhất quán và có hệ thống về
thị trường, về nguồn gốc của giá trị, về hành vi của các nhà đầu tư, về mọi vấn đề liên
quan đến thị trường, và quan trọng nhất là về những kiểu định giá sai của thị trường.
Mỗi quan điểm đầu tư sẽ nhìn thấy những kiểu định giá sai khác nhau của thị trường
và khai thác nó để tạo ra lợi nhuận.
Cũng cùng trên một thị trường nhưng các nhà đầu tư với phương thức đầu tư hay
quan điểm khác nhau sẽ cảm nhận khác nhau và vì thế sẽ hành động hoàn toàn khác
nhau tại cùng một thời điểm.
1.2.1.2. Mỗi nhà đầu tư cần có quan điểm đầu tư riêng
Mỗi nhà đầu tư trên thị trường đều có một mức lợi nhuận kỳ vọng và khả năng
chấp nhận rủi ro khác nhau, khả năng theo dõi, phân tích đầu tư cũng khác nhau do đó
họ chỉ phù hợp với một hoặc hai trường phái đầu tư nhất định. Vì mỗi quan điểm đầu
tư tập trung khai thác một kiểu định giá sai của thị trường để tạo ra lợi nhuận nên nó
cũng gắn liền với mức lợi nhuận kỳ vọng và rủi ro khác nhau.
1.2.1.3. Phương thức đầu tư giá trị (value investing philosophy)
Phương thức đầu tư này cho rằng thị trường khơng hồn tồn hiệu quả, và vì thế
thị giá cổ phiếu đôi khi không thể hiện đúng giá trị nội tại của nó. Những nhà đầu tư
theo phương thức đầu tư giá trị sẽ mua những cổ phiếu dưới giá trị (undervalued), tức

là những cổ phiếu có giá trị nội tại cao hơn thị giá.
1.2.1.4. Phương thức đầu tư tăng trưởng (growth investing philosophy)
Quan điểm đầu tư tăng trưởng cũng giống quan điểm đầu tư giá trị ở chỗ đều đầu
tư vào những cổ phiếu có giá trị nội tại cao hơn thị giá. Tuy nhiên đầu tư tăng trưởng
tập trung vào tìm kiếm những cơng ty có tốc độ tăng trưởng cao thơng qua nổ lực dự
báo tình hình hoạt động trong thời gian tới của doanh nghiệp, để phát hiện những
doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng cao mà thị trường chưa nhận biết để đầu tư.
1.2.1.5. Phương thức đầu tư dựa vào phân tích kỹ thuật (technical analysis investing
philosophy)
Ngoại trừ một số giao động nhỏ, giá cả chứng khốn và thị trường nói chung
thường biến động theo xu thế trong một khoảng thời gian xác định, tương ứng với sự
dịch chuyển của quan hệ cung cầu và nhà đầu tư có thể phát hiện được xu hướng này
dựa vào phản ứng của thị trường. Và cuối cùng, một giả định rất quan trọng của các
nhà phân tích kỹ thuật đó là hành vi của con người có xu hướng lặp lại vì nó chịu ảnh
hưởng mạnh của nhân tố tâm lý.


1.2.1.6. Phương thức đầu tư theo thông tin (Information Investing Philosophy)
Những nhà đầu tư theo phương thức này không quan tâm đến giá trị nội tại như
các nhà đầu tư giá trị và đầu tư tăng trưởng mà họ chỉ quan tâm đến thị giá. Họ ra
quyết định đầu tư dựa vào những thông tin quan trọng, những thông tin có thể làm
thay đổi thị giá.
1.2.1.7. Phương thức đầu tư cơ lợi (Arbitrage investing Philosophy)
Đây là quan điểm đầu tư ít rủi ro do họ cùng lúc sẽ mua vào và bán ra cùng một cổ
phiếu hay cổ phiếu tương tự. Ví dụ như nhờ vào việc thiếu thơng tin của cổ phiếu
OTC, cùng một lúc nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua cổ phiếu A với giá 40, và lệnh bán
với giá 41 cổ phiếu đó và thu được lợi nhuận.
1.2.1.8. Phương thức đầu tư theo chỉ số (index investing Phylosophy)
Phương thức đầu tư này cho rằng thị trường là hiệu quả, và vì thế khó có thể chọn
được những cổ phiếu tốt hơn thị trường. Cách đầu tư hiệu quả nhất là chọn một danh

mục đầu tư có cổ phiếu thể hiện được chỉ số của thị trường. Giá trị của danh mục đầu
tư đó sẽ lên xuống theo đúng tỷ lệ với chỉ số đó.
1.2.1.9. Việc lựa chọn phương thức đầu tư thích hợp
Trên đây là những phương thức đầu tư cơ bản, nhà đầu tư không thể áp dụng hết
những phương thức và chiến lược kể trên, mà phải xác định cho mình một hay vài
phương thức, chiến lược đầu tư nhất định.
1.2.2. Kinh nghiệm đầu tư cổ phiếu của các công ty tăng trưởng của một số nhà
đầu tư thành công trên thế giới
1.2.2.1. Phương pháp đầu tư của Warren Buffett
Quan điểm chung của Buffett trong đầu tư đó là đầu tư vào cơng ty chứ khơng đầu
tư vào cổ phiếu. Ơng hồn tồn không quan tâm đến việc mua đi bán lại cổ phiếu
trong thời gian ngắn, mà ông chủ trương mua và nắm giữ cổ phiếu trong thời gian dài,
nhiều khi là giữ ln cổ phiếu ấy. Theo ơng thì khơng có sự khác biệt căn bản nào
giữa việc mua đứt một doanh nghiệp với nghiệp vụ mua cổ phiếu do nó phát hành.
Ơng nói “Khi đầu tư, chúng tơi tự xem mình là nhà phân tích kinh doanh, chứ khơng
phải là nhà phân tích thị trường, càng khơng phải là nhà phân tích kinh tế vĩ mơ, và
thậm chí khơng phải là nhà phân tích chứng khốn”. Nói như vậy có nghĩa là khi thẩm
định một thương vụ mua đứt doanh nghiệp hay mua cổ phần tương lai, thì điều quan
trọng hàng đầu là ông suy nghĩ và hành động từ gốc độ quan điểm của một doanh
nhân. Ông thận trọng tìm hiểu doanh nghiệp ấy, xem xét mọi khía cạnh định lượng và


định tính về ban giam đốc, đặc điểm kinh doanh, tình hình tài chính và giá mua lại
doanh nghiệp đó.
1.2.2.2. Phương pháp đầu tư của William J.O'neil và mơ hình CAN SLIM
Quan điểm, mục tiêu của O’Neil khi xây dựng mơ hình đầu tư CAN SLIM là nhằm
giúp những nhà đầu tư cá nhân khơng có những kiến thức sâu sắc về tài chính có thể
thực hiện các hoạt động đầu tư thành cơng.
Việc xây dựng mơ hình CAN SLIM của O’Neil được thực hiện bằng cách phân
tích những cổ phiếu từng thành công lớn trong quá khứ mà ông đã quan sát được trong

quá trình kinh doanh, đầu tư của mình để rút ra tất cả những đặc điểm chung của
chúng.
Vì cơ sở và phương pháp xây dựng mơ hình đầu tư như trên nên phương pháp đầu
tư của O’Neil mang tính kinh nghiệm là chính chứ khơng nặng về lý luận. Đầu tư kết
hợp giữa phương thức đầu tư tăng trưởng và phân tích kỹ thuật. Các nhân tố trong mơ
hình CAN SLIM bao gồm:
1) Tỷ suất lợi nhuận trên mỗi cổ phần của quý hiện tại (C = Current Quarterly
Earnings per share)
Lợi nhuận trong quý hiện tại tăng trưởng với tỷ lệ lớn so với mức lợi nhuận của
cùng kỳ năm trước tính trên mỗi cổ phần.
2) Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận hàng năm (A = Annual Earnings Increases)
Tỷ suất lợi nhuận trên mỗi cổ phần hàng năm phải tăng đều trong suốt 3 năm vừa
qua.
3) Nhân tố mới (New Products, New Management, New Highs)
Theo quan điểm của O’Neil thì cần phải có cái gì đó mới mẻ để tạo ra mức tăng
trưởng đáng chú ý về giá của một cổ phiếu. nghiệp đó.
4) Cung và cầu (Supply and Demand)
Quy luật cung cầu quyết định giá cả của tất cả các hàng hoá và dịch vụ. Vì vậy cần
phải xem xét kỹ nhân tố này.
5) Cổ phiếu dẫn đầu hay yếu kém (Leader and Lagger)
Trong phần này O’Neil khuyên các nhà đầu tư nên đầu tư vào những cổ phiếu dẫn
đầu về thành tích tăng giá cũng như là dẫn đầu về hiệu quả hoạt động kinh doanh và
tốc độ tăng trưởng.


6) Sự bảo trợ của các nhà đầu tư tổ chức (Institutional Sponsorship)
Mua những cổ phiếu có số lượng tổ chức bảo trợ đang tăng lên.
7) Xu hướng thị trường (Market Direction)
Khi đã dự báo được xu hướng của thị trường thì chỉ tham gia đầu tư khi thị trường
đang đi lên, không bao giờ đi ngược lại xu hướng của thị trường.

1.2.2.3. Phương pháp đầu tư của Peter Lynch
Theo Peter Lynch Để thành công trong đầu tư việc quan trọng nhất là nhà đầu tư
phài nghiên cứu kỹ và phải có nhiều kiến thức. Theo ơng nhà đầu tư cá nhân không
phải lúc nào cũng thua nhà đầu tư tổ chức. Nhà đầu tư không chịu ràng buộc bởi
những quy định quá khắt khe và cứng nhắc, không phải quản lý một số vốn quá lớn,
không phải theo dõi hàng nghìn cơng ty, khơng phải chịu nhiều quan điểm áp đặt của
cấp trên…Ngược lại nhà đầu tư cá nhân có thể hành động nhanh, có thể nghiên cứu
thơng qua quan sát, trải nghiệm thực tế hàng ngày của mình với sản phẩm của các
công ty niêm yết với tư cách là người tiêu dùng đối với sản phẩm. Nhờ đó mà nhà đầu
tư cá nhân có thể mua được những cổ phiếu tốt mà nhà đầu tư tổ chức khơng quan
tâm.
Các chỉ tiêu tài chính cần đặc biệt quan tâm khi phân tích cổ phiếu
Chỉ số P/E: Chỉ số này cao hay thấp phụ thuộc vào từng công ty cụ thể và

-

những công ty tương tự nhau trong cùng một lĩnh vực kinh doanh.
-

Tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của các định chế đầu tư: Tỷ lệ này càng thấp càng tốt.

-

Các thành viên nội bộ công ty mua cổ phiếu hay chính cơng ty đó mua lại cổ

phần.
-

Số liệu về tốc độ tăng lợi nhuận và liệu đó là lợi nhuận bất thường hay đều đặn.


-

Cơng ty có bảng cân đối kế tốn vững mạnh hay yếu kém

-

Tình trạng tiền mặt: Nhà đầu tư có thể tính mức tiền mặt của công ty chia cho

mỗi cổ phần.
1.3. Các nhân tố chính ảnh hƣởng đến biến động giá cổ phiếu của các cơng ty
trên thị trƣờng chứng khốn
1.3.1. Các nhân tố vĩ mô
Hầu như tất cả các nhân tố có tác động tới tình hình hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, túi tiền và tâm lý của nhà đầu tư đều ảnh hưởng tới giá cổ phiếu của các


công ty trên thị trường. Một số nhân tố vĩ mơ có ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các
cơng ty trên thị trường chứng khốn bao gồm: Tình hình chính trị; Mơi trường pháp
luật; Tổng sản phẩm quốc nội (GDP); Việt làm; Tỷ giá hối đoái; Thâm hụt ngân sách;
Thái độ, tâm lý của nhà đầu tư; Cung ứng tiền tệ và tổng chi tiêu của người tiêu dung;
Lạm phát và lãi suất; Chu kỳ của nền kinh tế.
1.3.2. Các nhân tố thuộc về ngành kinh tế
Các nhân tố thuộc về ngành kinh tế mà doanh nghiệp hoạt động trong đó có ảnh
hưởng rất lớn đến giá cổ phiếu của một doanh nghiệp. Tuỳ thuộc vào kỳ vọng của giới
đầu tư vào sự phát triển của ngành trong tương lai mà giá cổ phiếu của các doanh
nghiệp trong ngành đó được giao dịch với mức giá cao hay thấp. Nói cách khác chỉ số
P/E bình qn của các ngành khác nhau là không giống nhau. Một số đặc điểm của
ngành có ảnh hưởng lớn đến giá cổ phiểu của các công ty trong ngành bao gồm: Tốc
độ tăng trưởng của ngành; Chu kỳ kinh doanh của ngành; Mức độ độc quyền của
ngành; Mức độ rủi ro của ngành.

1.3.3. Những nhân tố nội tại của các doanh nghiệp
1.3.3.1. Các yếu tố định tính
Các nhân tố định tính nội tại của doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến giá cổ phiếu
bao gồm: Ban lãnh đạo doanh nghiệp; Uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp; Văn
hoá doanh nghiệp.
1.3.3.2. Các hệ số tài chính
Các hệ số tài chính có ảnh hưởng lớn đến giá cổ phiếu bao gồm: Nhóm các hệ số
phản ánh khả năng thanh tốn; Nhóm các hệ số phản ánh cơ cấu tài sản và nguồn vốn;
Nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất hoạt động; Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả
năng sinh lợi; Nhóm các chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng trưởng; Nhóm các chỉ tiêu đánh
giá tính cho mỗi cổ phần.


CHƢƠNG II: ĐẦU TƢ VÀO CỔ PHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY
TĂNG TRƢỞNG TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT
NAM
2.1. Tổng quan về thị trƣờng chứng khoán Việt Nam
2.1.1. Thị trƣờng chứng khoán niêm yết
Thị trường chứng khoán Việt nam đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác
nhau, có lúc lên, lúc xuống, lúc giao dịch sơi động và có những giai đoạn trầm lắng.
Tuy nhiên thị trường vẫn thể hiện một xu hướng chung là tăng trưởng mạnh về quy
mô, hồn thiện dần khung pháp lý, thơng tin ngày càng minh bạch hơn, khả năng quản
lý cũng tốt hơn và quyền lợi nhà đầu tư dần được đảm bảo.
2.1.2. Thị trƣờng chứng khốn khơng chính thức
Ngày 24/06/2009, Sở GDCK Hà nội đã khai trương thị trường Upcom (Unlist
public company market), với mục tiêu là xây dựng một thị trường OTC hiện đại và
hiệu quả, nhằm thu hẹp thị trường tự do. Đến ngày 10/7/2009 đã có 10 cơng ty đại
chúng đăng ký giao dịch trên thị trường Upcom với tổng giá trị niêm yết là 1.231 tỷ
đồng, đã tổ chức giao dịch được 12 phiên, khối lượng giao dịch hàng ngày đạt khoảng
350.000 cổ phiếu với giá trị đạt khoảng 4 tỷ đồng/phiên.


2.2. Những đặc trƣng cơ bản của nền kinh tế Việt nam
Việc xác định những đặc trưng của nền kinh tế Việt nam để hiểu rõ hơn môi
trường hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như hiểu rõ hơn về các
doanh nghiệp trong nền kinh tế là vấn đề quan trọng trong hoạt động đầu tư nói chung
và trong đầu tư chứng khốn nói riêng, giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan về
nền kinh tế và các doanh nghiệp cũng như các đặc trưng của nó để khi chúng ta ứng
dụng các kiến thức kinh tế và tài chính vào hoạt động đầu tư của mình trên thị trường
chứng khốn Việt nam được hiệu quả.

2.3. Những đặc trƣng cơ bản của thị trƣờng chứng khốn Việt nam
2.3.1. Về quy mơ của thị trƣờng
Vì quy mơ của thị trường vẫn cịn bé nên thị trường dễ giao động mạnh khi có một
lượng tiền lớn đổ vào hay rút ra khỏi thị trường. Do vậy mức độ biến động của thị
trường chứng khoán Việt nam khá lớn, nó tạo ra một mức độ rủi ro lớn cho các nhà


đầu tư, đồng thời cũng tạo ra những cơ hội rất lớn cho các nhà đầu tư đầu tư theo xu
hướng có đánh giá tốt về xu thế vận động của thị trường.
2.3.2. Về hành lang pháp lý
Mặc dù việc tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động trên thị trường chứng khoán
đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, song để thị trường chứng khốn Việt nam
ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, hoạt động công khai, minh bạch,
bảo vệ quyền và lợi ích chính đang của các bên tham gia thì trong thời gian tới các cơ
quan quản lý cần xây dựng và hồn thiện hành lang pháp lý.
2.3.3. Về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp có cổ phiếu giao dịch trên thị
trƣờng
Nhìn chung, tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên
thị trường chứng khoán Việt nam trong năm 2008 gặp nhiều khó khăn xuất phát từ
những khó khăn, biến động của nền kinh tế, trong nửa đầu năm là khó khăn do chính

sách thắt chặt tiền tệ, cịn trong nửa cuối năm là khó khăn do thị trường xuất khẩu bị
giảm sút vì khủng hoảng tài chính thế giới.
2.3.4. Các tổ chức tài chính trung gian và các nhà đầu tƣ chuyên nghiệp
Do phần lớn các cơng ty chứng khốn đều mới được thành lập nên trình độ của các
bộ cơng nhân viên, khả năng quản lý, mức độ ổn định và uy tín cịn thấp. Từ đó dẫn
đến chất lượng dịch vụ của nhiều cơng ty cịn hạn chế. Hoạt động mơi giới của các
công ty này chỉ là thực hiện nhập lệnh thông thường, chứ chưa cung cấp được cho
khách hàng dịch vụ tư vấn có chất lượng.
Phần lớn các quỹ đầu tư mới được thành lập và đi vào hoạt động, số lượng các quỹ
được lập và số lượng vốn huy động để đầu tư chưa nhiều, do vậy mức độ ảnh hưởng
của các công ty quản lý quỹ với tư cách là những nhà dẫn dắt thị trường chưa thực sự
rõ nét.
2.3.5. Trình độ, mục tiêu, khả năng tài chính và phƣơng thức đầu tƣ chủ yếu của
nhà đầu tƣ cá nhân
Phần lớn các nhà đầu tư cá nhân vẫn là những nhà đầu tư mới tham gia thị trường
, chưa có nhiều kinh nghiệm và chưa được trang bị những kiến thức cơ bản về tài
chính và đầu tư. Mục tiêu của các nhà đầu tư này là thu lời trong thời gian ngắn.


Chính vì vậy phương thức đầu tư mà họ sử dụng chủ yếu là đầu tư theo xu thế ngắn
hạn, dựa vào các luồng thơng tin khơng chính thức (đầu tư theo tin đồn).

2.4. Các Công ty tăng trƣởng trên thị trƣờng chứng khốn Việt nam và
q trình biến động giá cổ phiếu của các Công ty này
-

Công ty Cổ phần Sông đà 9.09 và diễn biến giá cổ phiếu của công ty này
Diễn biến giá cổ phiếu của Công ty Cổ phần Kinh đô
Diễn biến giá cổ phiếu của Cơng ty Cổ phần Khống sản Bình Định
Diễn biến giá cổ phiếu của Cơng ty Cổ phần Nhựa Bình Minh



CHƢƠNG III: KHUYẾN NGHỊ CÁC NHÀ ĐẦU TƢ ĐẦU TƢ
VÀO CỔ PHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY TĂNG TRƢỞNG TRÊN
THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
3.1. Các tiêu chuẩn chọn lựa cổ phiếu
3.1.1. Các tiêu chuẩn định tính
Các tiêu chuẩn định tính mặc dù rất khó đo lường và đánh giá song lại có vai trị
rất quan trọng trong việc đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh và tiềm năng phát
triển của một cơng ty, vì vậy nhà đầu tư cần quan tâm đúng mức tới nó. Khi đánh giá
cần kết hợp cả yếu tố định tính và các chỉ tiêu tài chính để chúng hỗ trợ, bổ sung và
kiểm chứng cho nhau.
3.1.1.1. Ban lãnh đạo Công ty
Khi đánh giá ban lãnh đạo doanh nghiệp chúng ta xét rất nhiều yếu tố như mức độ
tâm huyết, trình độ, kinh nghiệm, sự năng động, tầm nhìn chiến lược, kỹ năng lãnh
đạo, tham vọng… Nhà đầu tư cũng nên cho điểm đối với ban lãnh đạo thơng qua
thành tích của doanh nghiệp mà họ lãnh đạo những năm gần.
3.1.1.2. Sản phẩm và ngành nghề kinh doanh
Để một công ty đạt được tốc độ tăng trưởng cao thì nó phải nằm trong một trong
hai trường hợp, hoặc là nó hoạt động trong một ngành nghề có tốc độ tăng trưởng cao
và nó có khả năng cạnh tranh từ mức trung bình trở lên, tức là nó giữ được hoặc tăng
thị phần trong một thị trường tăng trưởng cao, hoặc là nó hoạt động trong một lĩnh
vực ổn định nhưng có lợi thế cạnh tranh vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh nên
chiếm lĩnh được thị phần của các công ty khác.
3.1.1.3. Quy mơ Cơng ty
Chúng ta tập trung tìm kiếm cơ hội đối với những công ty tăng trưởng nhanh, mà
đối tượng này thường là các cơng ty có quy mơ vừa và nhỏ, có lợi thế cạnh tranh cao
nên các cơng ty có quy mơ lớn khơng phải là ưu tiên trong việc tìm kiếm cơ hội.
3.1.1.4. Kế hoạch và chiến lược kinh doanh
Sau khi xem xét kế hoạch và chiến lược kinh doanh của công ty, nhà đầu tư cần

phải đưa ra được nhận định của riêng mình về doanh thu và lợi nhuận cũng như dòng
tiền trong tương lai của công ty để làm cơ sở cho việc định giá công ty khi đưa ra
quyết định đầu tư.


3.1.2. Các chỉ tiêu tài chính
Trên đây chúng ta đã xem xét các tiêu chuẩn định tính, trong phần này chúng ta sẽ
xem xét các tiêu chuẩn định lượng, có thể đánh giá dễ dàng hơn thông qua các báo cáo
tài chính đó là các chỉ tiêu tài chính. Ngồi các tiêu chuẩn định tính thì các cơng ty là
đối tượng đầu tư cần phải thoả mãn những điều kiện sau:
3.1.2.1. Tốc độ tăng trưởng
Tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trong 3 năm gần đây phải đạt tối thiểu
25% mỗi năm. Và tốc độ này càng cao càng tốt, tuy nhiên đối với một công ty tăng
trưởng quá nhanh, nhà đầu tư cần xem xét các yếu tố khác của cơng ty có đáp ứng
được tốc độ tăng trưởng cao trong dài hạn hay khơng, đó là về tổ chức nhân sự, tài
chính, tầm nhìn chiến lược của ban lãnh đạo…
3.1.2.2. Các hệ số phản ánh khả năng thanh toán
Vấn đề quan trọng khi đánh giá khả năng thanh tốn của một cơng ty là cần đánh
giá xu hướng chuyển biến về dòng tiền dự kiến trong tương lai của công ty. Cần phải
trả lời được câu hỏi trong thời gian tới khả năng thanh toán của cơng ty có được nâng
cao hơn nhờ dịng tiền từ hoạt động kinh doanh đang tăng lên hay không.
3.1.2.3. Các hệ số phản ánh hiệu suất hoạt động
Hệ số quan trọng nhất trong nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu suất hoạt động là hệ số
doanh thu trên tổng tài sản. Chỉ tiêu này phản ánh một cách tổng quát nhất hiệu suất
hoạt động của một công ty. Khi lựa chọn công ty để đầu tư, các nhà đầu tư nên lựa
chọn những cơng ty có hệ số này cao hơn đối thủ cạnh tranh trực tiếp với cơng ty đó.
3.1.2.4. Các hệ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn và tài sản
Mặc dù hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu phụ thuộc vào ngành nghề, quy mô hoạt
động cũng như khả năng chấp nhận rủi ro và mục tiêu sinh lời của từng doanh nghiệp
song nhà đầu tư không nên đặt cược tiền vốn của mình vào những cơng ty có hệ số nợ

quá cao. Đối với những doanh nghiệp này, các rủi ro liên quan đến biến động lãi suất
và kết quả kinh doanh kinh doanh tồi tệ khi nền kinh tế đi xuống là rất lớn. Đối với
các công ty tăng trưởng, nhà đầu tư chỉ nên đầu tư vào những cơng ty có hệ số nợ trên
vốn chủ sở hữu nhỏ hơn 1,5 lần.
3.1.2.5. Các hệ số phản ánh khả năng sinh lời


Khi đầu tư vào một cơng ty thì hệ số ROA và ROE càng cao càng tốt, nhất là nếu
ROA cao hơn các doanh nghiệp cùng ngành thì thể hiện khả năng quản trị kinh doanh
của ban lãnh đạo doanh nghiệp là rất tốt cũng như sự vượt trội về khả năng sinh lời
của công ty. Với điều kiện là lựa chọn những cơng ty có hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu
nhỏ hơn 1,5 lần thì nhà đầu tư nên lựa chọn những cơng ty có hệ số ROA lớn hơn
10% và hệ số ROE từ 25% trở lên.
3.1.2.6. Các hệ số tài chính tính trên mỗi cổ phần
-

Hệ số thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS): Hệ số này phản ánh khả năng sinh lời của

công ty tính trên mỗi cổ phần, hệ số này càng cao càng tốt.
-

Hệ số giá trên thu nhập của mỗi cổ phần (P/E): Hệ số này thường là tương đương

với tốc độ tăng trưởng trong thời gian tới của công ty theo kỳ vọng của nhà đầu tư.
Khi nhà đầu tư đầu tư vào cổ phiếu có hệ số này thấp thì sẽ an tồn hơn, tuy nhiên hệ
số này phải so sánh với tốc độ tăng trưởng trong thời gian tới của cơng ty thì mới có
thể đánh giá được chính xác mức độ hấp dẫn của cổ phiếu.
-

Hệ số giá trên giá trị sổ sách (P/B): Nếu hệ số này thấp thì chứng tỏ giá của cổ


phiếu này thấp so với giá trị sổ sách của nó. Tuy nhiên khi sử dụng chỉ số này nhà đầu
tư cần chú ý giá trị sổ sách của một cổ phiếu là giá trị kế tốn của cổ phiếu đó nó phụ
thuộc và phương thức hạch toán cũng như giá của các tài sản của cơng ty trước đây.

3.2. Tìm kiếm cơ hội đầu tƣ
3.2.1. Các kênh thông tin cần tập trung theo dõi
Do số lượng các cơng ty có cổ phiếu giao dịch ngày càng tăng nên việc theo dõi
quá trình hoạt động kinh doanh của các cơng ty này địi hỏi phải dành nhiều thời gian.
Để tiết kiệm thời gian và tìm kiếm các cơ hội đầu tư một cách hiệu quả, nhà đầu tư có
thể lập danh mục các cổ phiếu cần tập trung theo dõi của riêng mình, trong đó chỉ chủ
yếu tập trung những cổ phiếu có tình hình hoạt động kinh doanh tốt nhất và đang có
chiều hướng thuận lợi và theo dõi diễn biến giá cổ phiếu của các cơng ty đó để có thể
lựa chọn thời điểm đầu tư tốt nhất
3.2.2. Quy trình lựa chọn cổ phiếu hiệu quả
Nhà đầu tư có thể tiến hành lựa chọn theo trình tự như sau:
-

Đầu tiên nhà đầu tư nên xem kết quả kinh doanh trong vòng khoảng 3 năm gần

nhất của công ty.


-

Tiếp theo nhà đầu tư nên đánh giá toàn bộ tình hình tài chính của cơng ty.

-

Sau đó nhà đầu tư cần tiến hành đánh giá toàn bộ các mặt khác của cơng ty như


quy trình, cơng nghệ và thiết bị sản xuất; khả năng, tâm huyết và mức độ gắn bó của
ban lãnh đạo; trình độ tay nghề của công nhân; mức độ hiệu quả của hoạt động
marketing; sự phù hợp và hiệu quả trong quản lý tài chính; cơ cấu tổ chức nhân sự;
môi trường kinh doanh của ngành trong thời gian tới và các nhân tố có khả năng ảnh
hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh của công ty; việc nghiên cứu và phát triển sản
phẩm mới, các dự án sẽ triển khai đầu tư trong những năm tới….
-

Bước cuối cùng, để đánh giá xem cổ phiếu của một cơng ty có thực sự hấp dẫn tại

mức giá đang giao dịch trên thị trường hay khơng, thì nhà đầu tư cần phải tiến hành
định giá cổ phiếu của cơng ty đó. Nếu mức giá định giá mà cao hơn nhiều so với mức
giá đang giao dịch trên thị trường thì đây quả thực là cổ phiếu hấp dẫn để đầu tư. Giá
định giá càng cao so với giá thị trường thì cổ phiếu đó càng hấp dẫn và an toàn.

3.3. Định giá cổ phiếu
3.3.1. Lựa chọn phƣơng thức định giá phù hợp
Như chúng ta đã biết, có nhiều phương thức định giá doanh nghiệp khác nhau. Mỗi
phương thức có những ưu và nhược điểm nhất định và phù hợp với một số doanh
nghiệp có những đặc điểm nhất định. Như vậy để định giá một doanh nghiệp một cách
chính xác nhất chúng ta phải lựa chọn được một số phương thức định giá phù hợp và
kết hợp các phương thức định giá đó để tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp nhằm
cho ra kết quả đáng tin cậy.
3.3.2. Lựa chọn các thông số và giả định cho việc định giá
Khi định giá bất kỳ một công ty nào, bằng bất kỳ phương pháp nào, chúng ta đều
phải đưa ra một số giả định. Các giả định này rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp
và rất lớn đến kết quả định giá. Phương pháp định giá chiết khấu luồng tiền và phương
pháp chiết khấu luồng cổ tức là hai phương pháp phức tạp và cần nhiều giả định nhất.
Các giả định quan trọng cần lựa chọn là lãi suất chiết khấu, doanh thu, lợi nhuận, dòng

tiền, tốc độ tăng trưởng….

3.4. Lựa chọn thời điểm đầu tƣ
Sau khi lựa chọn được những cổ phiếu tốt dựa vào phân tích cơ bản, nhà đầu tư nên
chọn lựa khoảng 5 cổ phiếu tốt nhất và tiến hành theo dõi để mua vào.


3.5. Lựa chọn thời điểm bán cổ phiếu
Sau khi mua cổ phiếu, định kỳ hàng quý nhà đầu tư phải tiến hành phân tích đánh
giá lại, cũng như thường xuyên theo dõi biến động giá cổ phiếu mà mình nắm giữ để
có thể bán ra khi cổ phiếu khơng cịn đầy đủ các yếu tố để có thể nắm giữ.

3.6. Phân bổ vốn đầu tƣ và việc sử dụng đòn bẩy tài chính
Việc phân bổ vốn đầu tư như thế nào là một quyết định rất quan trọng đối với các
nhà đầu tư, nó ảnh hưởng trực tiếp đến độ an toàn và lợi nhuận mà nhà đầu tư đạt
được. Việc phân bổ bao nhiêu vốn vào từng lĩnh vực, từng công ty với mức lợi nhuận
mong đợi và rủi ro khác nhau là câu hỏi thường trực mà nhiều nhà đầu tư không dễ
dàng trả lời được.

3.7. Quản lý danh mục đầu tƣ
Để quản lý một danh mục đầu tư hiệu quả với khả năng sinh lời cao và rủi ro phải
chấp nhận là thấp nhất thì nhà đầu tư cần phải thường xuyên theo dõi, đánh giá lại và
nếu cần thiết thì phải cơ cấu lại danh mục đầu tư của mình, vì thị trường chứng khốn
thường xun biến động, thông tin mới thường xuyên xuất hiện, những kỳ vọng có thể
thay đổi và cơ hội mới vẫn luôn luôn xuất hiện.



×