Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Goi y de Van vao 10 cac tinh thanh pho 0910

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.33 KB, 16 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN</b>


<b>QUẢNG NAM</b> <b>Năm học 2009-2010</b>


<b>Môn NGỮ VĂN</b>


<b> Thời gian làm bài 150 phút (không kể thời gian giao </b>
đề)


<b>Câu 1 (2,0 điểm)</b>


a) Thế nào là thành phần khởi ngữ?


b) Tìm thành phần khởi ngữ trong các câu sau:


<i><b> - </b>Ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm.</i>
<i>Điều này ông khổ tâm hết sức.</i>


(Kim Lân, <i>Làng</i>)


- <i>Cịn mắt tơi thì các anh lái xe bảo: “Cơ có cái nhìn sao mà xa xăm!”.</i>


(Lê Minh Khuê, <i>Những ngơi sao xa</i>
<i>xơi</i>)


<b>Câu 2 (3,0 điểm)</b>


Nêu các yếu tố kì ảo và phân tích ý nghĩa của những yếu tố kì ảo trong


<i>“Chuyện người con gái Nam Xương”</i> của Nguyễn Dữ.
<b>Câu 3 (5,0 điểm)</b>



Trình bày suy nghĩ của em về quan niệm sau của M. Gorki:


<i>“Người bạn tốt nhất bao giờ cũng là người đến với ta trong những giây phút</i>
<i>khó khăn, cay đắng nhất của cuộc đời.”</i>




---HẾT---Họ và tên thí sinh:... Số báo danh:...


<b> CH NH</b>


<b>ĐỀ</b> <b>Í</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN</b>


<b> QUẢNG NAM</b> Năm học 2009 – 2010
<b> Môn NGỮ VĂN</b>


<b>HƯỚNG DẪN CHẤM THI</b>
<b>I. Hướng dẫn chung</b>


- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài
làm của học sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.


- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc
vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.


- Giám khảo cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa.
Cần quan niệm rằng một bài đạt điểm tối đa vẫn là một bài làm có thể cịn những sơ suất nhỏ.



- Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo khơng sai lệch với tổng
điểm của mỗi ý và được thống nhất trong hội đồng chấm thi.


- Điểm lẻ của câu 1, 2 được tính đến 0,25 điểm; riêng câu 3 (phần làm văn) tính đến 0,5
điểm. <i><b>Sau khi chấm xong, khơng làm trịn điểm tồn bài.</b></i>


II. áp án v thang i mĐ à đ ể


<b>ĐÁP ÁN</b> <b>ĐIỂM</b>


<b>Câu 1</b> <b>a) Thế nào là thành phần khởi ngữ? </b>


<b>b) Tìm thành phần khởi ngữ trong các câu.</b> <b>2,00</b>


a) Thành phần khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên


đề tài được nói đến trong câu. 1,00


b) - Điều này
- mắt tôi


0,50
0,50


<b>Câu 2</b> <b>Nêu các yếu tố kì ảo và phân tích ý nghĩa của những yếu tố kì ảo đó</b>


<b>trong </b><i><b>“Chuyện người con gái Nam Xương”</b></i><b> của Nguyễn Dữ.</b> <b>3,00</b>


-Các yếu tố kỳ ảo:



+Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa. 0,50


+Phan Lang lạc vào động rùa của Linh Phi, được đãi tiệc yến và gặp Vũ
Nương - người cùng làng đã chết, được sứ giả của Linh Phi rẽ nước đưa
về dương thế.


0,50
+Hình ảnh Vũ Nương hiện ra sau khi Trương Sinh lập đàn tràng giải nỗi


oan cho nàng ở bến Hoàng Giang lung linh huyền ảo với kiệu hoa, võng


lọng...lúc ẩn lúc hiện rồi bóng Vũ Nương mờ nhạt dần và biến mất. 0,50
-Phân tích ý nghĩa của những yếu tố kì ảo:


+Làm hồn chỉnh thêm những nét đẹp vốn có của nhân vật Vũ Nương
(một con người dù đã ở thế giới khác vẫn nặng tình với cuộc đời, quan
tâm đến chồng con, phần mộ tổ tiên, vẫn khao khát được phục hồi danh
dự).


0,50
+Tạo nên một kết thúc phần nào có hậu cho tác phẩm, thể hiện ước mơ


ngàn đời của nhân dân về sự công bằng trong cuộc đời - người tốt dù có


trải qua bao oan khuất, cuối cùng cũng được minh oan. 0,50
+Tình tiết Vũ Nương trở lại dương thế: Hạnh phúc dương thế của những


con người như Vũ Nương khao khát chỉ là ảo ảnh thống chốc, khó lịng
tìm thấy được - điều đó khẳng định niềm cảm thương của tác giả đối với



số phận bi thảm của người phụ nữ trong chế độ phong kiến. 0,50


<b>Lưu ý:</b>


<i>+Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo</i>
<i>các ý chính trên.</i>


<i> +Điểm quy định cho từng ý là điểm tối đa của ý đó. Giáo viên căn cứ thực</i>
<i>tiễn bài làm của học sinh để tính tốn điểm số hợp lí.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>Câu 3</b> <b>Trình bày suy nghĩ của em về quan niệm sau của M. Gorki:</b>


<i><b>“Người bạn tốt nhất bao giờ cũng là người đến với ta trong</b></i>


<i><b>những giây phút khó khăn, cay đắng nhất của cuộc đời.”</b></i> <b>5,00</b>


<b>a)Yêu cầu về kĩ năng:</b>


Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí. Kết cấu
chặt chẽ, diễn đạt lưu lốt, khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.


<b>b)Yêu cầu về kiến thức:</b>


Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ các
ý chính sau:


<b>*Giải thích, chứng minh</b>


<b>-</b>Trong diễn biến bình thường của đời sống, con người thường có nhiều


bạn bè (xuất phát từ sự tương đồng về sở thích, tâm hồn, ước mơ, lí
tưởng...) nhưng khơng phải ai trong số đó cũng là người dám đến với ta
trong những thời điểm khó khăn nhất của cuộc đời ta.


1,00


<b>-</b>Người bạn tốt nhất (người đến với ta bằng một tình bạn chân tình, khơng
vụ lợi) khơng chỉ đến với ta trong những lúc bình thường mà chính là
người sẵn sàng cùng ta đối mặt với khó khăn, hoạn nạn (đối mặt với
những giờ phút khó khăn, cay đắng nhất của cuộc đời ta) vì người bạn đó
hiểu rằng đó là lúc ta u sầu, tuyệt vọng, cần sự cảm thông và chia sẻ nhất.


1,50


-Bằng hành động đến và chia sẻ cùng ta lúc ta khó khăn phiền muộn nhất,
bạn sẽ giúp ta vượt qua khó khăn của cảnh ngộ, giữ vững niềm tin để
vươn lên.


1,00


<b>*Đánh giá</b>


Quan niệm của M. Gorki là một quan niệm đúng đắn về tình bạn. Quan
niệm đó giúp mỗi người chúng ta hiểu rõ hơn sự đẹp đẽ của tình bạn, xây
dựng được cách nhìn đúng đắn về một người bạn tốt.


1,50


<b>Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt được cả hai yêu cầu về kĩ</b>
<i>năng và kiến thức. Trường hợp học sinh khơng có ý thức tổ chức phần</i>


<i>đánh giá như một yêu cầu bắt buộc ở phần thân bài mà chuyển phần này</i>
<i>vào kết bài, giám khảo chỉ cho điểm tối đa phần này là 0,5 điểm.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>MÔN THI: NGỮ VĂN CHUYÊN (tại TP.HCM)</b>
<i>(Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề)</i>
<b>Câu 1 (8 điểm): </b>


<i>“Bước vào thế kỉ mới,... nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức đều sẽ cản trở sự phát triển của đất nước”</i>.
(Vũ Khoan, <i>Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới</i>). Suy nghĩ của em về vấn đề trên.


<b>Câu 2 (12 điểm): </b>


Hiện thực xã hội phong kiến Việt Nam được thể hiện sâu sắc qua các tác phẩm văn học trung đại trong chương
trình Ngữ văn 9.


<b>BÀI GIẢI GỢI Ý</b>


<b>Câu 1 (8 điểm): </b>


Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, tuy nhiên cần đảm bảo được các u cầu sau:
<b>1. Giải thích câu nói: </b>


- <i>Thế kỷ mới</i>: đặt trong bài <i>Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới</i> của tác giả Vũ Khoan, đây là nhóm từ chỉ thế kỷ


XXI, thế kỷ của khoa học công nghệ, của sự hội nhập toàn cầu…


- <i>Nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại</i>: chỉ thái độ coi trọng, tôn trọng quá mức <i>(sùng)</i>, bác bỏ, tẩy chay, chê bai
<i>(bài)</i> các yếu tố bên ngoài <i>(ngoại)</i>. Đặt trong văn cảnh, có thể hiểu <i>“ngoại”</i> là các yếu tố nước ngồi.


- Nội dung câu nói: khẳng định cả hai thái độ <i>(sùng ngoại, bài ngoại) </i>đều không thể chấp nhận được, vì cản trở


sự phát triển của đất nước trong thời kỳ mới.


<b>2. Chứng minh: </b>


- Thế kỷ mới (thế kỷ XXI) là thời kỳ đất nước ta đi vào cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, hơn thế nữa <i>“hội nhập</i>
<i>ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới”</i> (Vũ Khoan, <i>Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới</i>). Bước chân vào thế kỷ
mới, đất nước Việt Nam, con người Việt Nam có rất nhiều cơ hội (hịa nhập, mở rộng giao lưu về kinh tế, văn
hóa, khoa học, cơng nghệ...) nhưng cũng đứng trước khơng ít khó khăn, thử thách (trong đó có thử thách làm
sao giữ được bản sắc, truyền thống dân tộc). Vấn đề làm sao <i>tận dụng những cơ hội, ứng phó với thách thức</i> do
tiến trình hội nhập đem lại là vấn đề hết sức to lớn, là mối quan tâm của tất cả mọi người.


- Nếp nghĩ nghĩ <i>sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức</i> tất yếu sẽ nảy sinh trong quá trình hội nhập, gây nên rất
nhiều hậu quả, có thể kể ra:


+ Nếp nghĩ <i>sùng ngoại</i>: tạo ra nếp sống, cách nghĩ xa lạ với con người, dân tộc Việt Nam, dẫn đến một điều nguy
hại: làm mất đi bản sắc, thui chột truyền thống dân tộc, khơng có ý thức phát huy lịng tự tơn dân tộc.


+ Nếp nghĩ <i>bài ngoại</i>: ngược lại với <i>sùng ngoại</i>, lại tạo ra cách sống, cách nghĩ bảo thủ, trì trệ, lạc hậu...
<i>(Lưu ý: học sinh phải lấy dẫn chứng trong thực tế đời sống để chứng minh). </i>


<b>3. Khẳng định vấn đề, nêu suy nghĩ và phương hướng cho bản thân: </b>


- Cả hai nếp nghĩ <i>(sùng ngoại, bài ngoại)</i> đều cực đoan, làm cản trở sự phát triển của đất nước trong giai đoạn
mới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>Câu 2 (12 điểm): </b>


Đây là một dạng đề bài tổng hợp, yêu cầu học sinh chứng minh, trình bày suy nghĩ, đánh giá, cảm nhận về hiện
thực xã hội phong kiến Việt Nam được thể hiện sâu sắc qua các tác phẩm văn học trung đại trong chương trình
Ngữ văn 9. Các em có thể trình bày bằng những cách khác nhau, song cơ bản cần đáp ứng được một số yêu


cầu sau:


<b>1. Giới thiệu sơ lược về các tác phẩm văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 9: </b>


- Văn học thời trung đại: là thời kỳ văn học lớn của dân tộc (từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX). Đây là thời kỳ văn
học ra đời và phát triển dưới các triều đại phong kiến Việt Nam. Vì vậy, theo quy luật phản ánh của văn học nói
chung, văn học trung đại Việt Nam là tấm gương phản chiếu xã hội phong kiến Việt Nam


- Những tác phẩm văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 9: <i>Chuyện người con gái Nam Xương</i> của
Nguyễn Dữ (thế kỷ XVI), <i>Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh</i> - trích <i>Vũ trung tùy bút</i> của Phạm Đình Hổ (thế kỷ


XVIII), <i>Hồng Lê nhất thống chí</i> của Ngơ gia văn phái, một số trích đoạn trong <i>Truyện Kiều</i> của Nguyễn Du (thế
kỷ XVIII), một số trích đoạn trong <i>Truyện Lục Vân Tiên</i> của Nguyễn Đình Chiểu (thế kỷ XIX). Đây là những tác
phẩm văn học trung đại ra đời trong thời kỳ xã hội phong kiến Việt Nam suy tàn mục ruỗng. Vì vậy, hiện thực
được phản ánh chủ yếu trong các tác phẩm này chính là những mặt trái của xã hội. Đó là sự rối ren, sự xấu xa,
vô nhân đạo của xã hội với những thế lực chà đạp con người và thân phận khổ đau của con người - nạn nhận
của chính xã hội ấy.


<b>2. Chứng minh các tác phẩm trên đã phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội phong kiến Việt Nam: </b>
Tập trung vào những phương diện chính sau đây:


<i><b>* Phản ánh hiện thực rối ren, bộ mặt xấu xa, vô nhân đạo của xã hội phong kiến: </b></i>


- <i>Chuyện người con gái Nam Xương</i> của Nguyễn Dữ: phản ánh chế độ nam quyền, chiến tranh phong kiến phi
nghĩa gây ra bao nhiêu bất hạnh cho con người.


- <i>Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh</i> - trích <i>Vũ trung tùy bút</i> của Phạm Đình Hổ: phản ánh cuộc sống xa hoa của
tầng lớp vua chúa, sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê - Trịnh.


- <i>Hoàng Lê nhất thống chí</i> của Ngơ gia văn phái: sự rối ren của xã hội phong kiến được phản ánh thông qua số


phận bi thảm, bộ mặt hèn nhát của lũ vua quan bán nước, hại dân ; sự đại bại của bè lũ xâm lược.


- <i>Mã Giám Sinh mua Kiều</i> (trích <i>Truyện Kiều</i> của Nguyễn Du): phản ánh bản chất bất nhân, phi nghĩa của bọn
buôn người.


- <i>Lục Vân Tiên gặp nạn</i> (trích <i>Truyện Lục Vân Tiên</i> của Nguyễn Đình Chiểu): phản ánh sự tàn ác, toan tính thấp
hèn của kẻ bất nhân.


<i><b>* Phản ánh số phận khổ đau, bị chà đạp của con người, đặc biệt là người phụ nữ: </b></i>


- Là số phận oan trái, bi kịch của Vũ Nương (<i>Chuyện người con gái Nam Xương</i> của Nguyễn Dữ), bị chồng nghi
ngờ về lòng chung thủy, bị dồn vào bước đường cùng, phải tìm đến cái chết ở bến Hồng Giang.


- Là số phận chìm nổi Thúy Kiều, một người con gái tài sắc, đang sống trong cảnh ấm êm, bỗng chốc rơi vào
thảm cảnh: bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích với bao nhiêu bẽ bàng, chua xót (<i>Kiều ở lầu Ngưng Bích</i>); trở thành
món hàng trong tay bọn buôn người (<i>Mã Giám Sinh mua Kiều</i>).


- Là Lục Vân Tiên nhân hậu nhưng trở thành nạn nhân của những toan tính thấp hèn, âm mưu hiểm độc (<i>Lục</i>
<i>Vân Tiên gặp nạn</i>).


<b>3. Đánh giá chung, trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

thực ấy đã giúp các tác giả tái hiện lại bức tranh xã hội phong kiến Việt Nam trong những giai đoạn lịch sử nhất
định, đặc biệt làm nên giá trị hiện thực - một trong những phương diện tư tưởng quan trọng của tác phẩm.
- Thông qua hiện thực ấy, các tác giả (Nguyễn Dữ, Phạm Đình Hổ, Nguyễn Du...) đã lên tiếng tố cáo đanh thép
xã hội phong kiến, thể hiện sự bất bình cao độ, đặc biệt là cất lên tiếng nói đồng cảm, xót xa, bênh vực và bảo vệ
con người.


- Thông qua hiện thực ấy, ta hiểu được tài năng và cả tấm lòng của các tác giả văn học thời trung đại.



<i><b>---Người giải đề thi:</b></i><b> ThS TRIỆU THỊ HUỆ </b>


<i><b>(Tổ trưởng tổ Văn, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM)</b></i>


<b>Đề môn Văn tuyển sinh lớp 10 tại TP HCM</b>


<b>KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG</b>
<b>NĂM HỌC 2009-2010, KHĨA NGÀY 24-6-2009</b>


<b>MƠN THI: NGỮ VĂN</b>


<i>(Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề)</i>


<b>Câu 1 (1 điểm):</b> <i>Hồng Lê nhất thống chí</i> của Ngơ gia văn phái và <i>Đoạn trường tân</i>
<i>thanh</i> của Nguyễn Du là những tác phẩm tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam. Hãy
giải thích nhan đề hai tác phẩm trên.


<b>Câu 2 (1 điểm): </b>Giải thích ý nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ có
liên quan đến phương châm hội thoại nào:


a. <i>Ơng nói gà, bà nói vịt</i>


b. <i>Nói như đấm vào tai</i>


<b>Câu 3 (3 điểm):</b> Viết văn bản nghị luận (không quá một trang giấy thi) về chủ đề quê
hương.


<b>Câu 4 (5 điểm): </b>Phẩm chất và số phận người phụ nữ thời phong kiến qua nhân vật Vũ
Nương trong <i>Chuyện người con gái Nam Xương</i> của Nguyễn Dữ.



<b>GỢI Ý BÀI GIẢI </b>
<b>Câu 1 (1 điểm): </b>


HS cần giải thích được nhan đề :
- <i>Hồng Lê nhất thống chí:</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<i>nhất thống: </i>sự thống nhất


<i>chí:</i> ghi chép




ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê.
- <i>Đoạn trường: </i> đứt ruột


<i> tân thanh:</i> tiếng nói mới


<i>Đoạn trường tân thanh:</i> tiếng nói mới đứt ruột <sub></sub> tiếng kêu đứt ruột chưa từng có
<b>Câu 2 (1 điểm): </b>


HS cần:


Giải thích được ý nghĩa của thành ngữ và nêu được phương châm hội thoại liên quan đến
thành ngữ đó. Cụ thể là:


<i><b>a. Ơng nói gà, bà nói vịt: </b></i>


- Ý nghĩa: mỗi người nói một đằng, nói khơng khớp với nhau, khơng hiểu nhau.
- Phương châm hội thoại liên quan: phương châm quan hệ.



<i><b>b. Nói như đấm vào tai: </b></i>


- Ý nghĩa: nói mạnh, trái ý người khác, khó tiếp thu, gây khó chịu cho người khác.
- Phương châm hội thoại liên quan: phương châm lịch sự.


<b>Câu 3 (3 điểm): </b>


Đề bài yêu cầu HS viết một văn bản nghị luận (không quá một trang giấy thi) về chủ đề
quê hương. Đây là dạng bài nghị luận xã hội (về một vấn đề tư tưởng, đạo lí) với hình
thức khá “mở”, tạo điều kiện cho HS có thể trình bày ý kiến, cảm nhận của mình xoay
quanh chủ đề quê hương (như vai trò của quê hương đối với đời sống con người, tình
u, sự gắn bó đối với q hương...). Tuy vậy, HS cần đáp ứng được hai yêu cầu chính
sau đây:


<i><b>* Về hình thức: Trình bày bài viết đúng với yêu cầu của đề: văn bản nghị luận có đủ ba</b></i>
phần (mở bài, thân bài, kết luận), và không quá một trang giấy thi.


<i><b>* Về nội dung: HS có thể diễn đạt theo nhiều cách, song cần đảm bảo được một số ý</b></i>
chính sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>- Vị trí, vai trị của q hương trong đời sống của mỗi con người: </b>


+ Mỗi con người đều gắn bó với quê hương, mang bản sắc, truyền thống, phong tục tập
quán tốt đẹp của quê hương. Chính vì thế, tình cảm dành cho quê hương ở mỗi con người
là tình cảm có tính chất tự nhiên, sâu nặng.


+ Quê hương luôn bồi đắp cho con người những giá trị tinh thần cao q (tình làng nghĩa
xóm, tình cảm quê hương, gia đình sâu nặng...).



+ Quê hương luôn là điểm tựa vững vàng cho con người trong mọi hoàn cảnh, là nguồn
cổ vũ, động viên, là đích hướng về của con người.


<i>(Lưu ý: HS lấy dẫn chứng trong đời sống, trong văn học để chứng minh) </i>
<b>- Bàn bạc mở rộng: </b>


+ Phê phán một số người khơng coi trọng q hương, khơng có ý thức xây dựng quê
hương, thậm chí quay lưng, phản bội quê hương, xứ xở.


+ Tình yêu quê hương cũng đồng nhất với tình yêu đất nước, Tổ quốc.
<b>- Phương hướng, liên hệ: </b>


+ Xây đắp, bảo vệ quê hương, phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương là
trách nhiệm, là nghĩa vụ thiêng liêng của mổi con người.


+ Là HS, ngay từ bây giờ phải tu dưỡng, tích lũy kiến thức để sau này xây dựng, bảo vệ
quê hương.


<b>Câu 4 (5 điểm): </b>


HS trên cơ sở cảm nhận về phẩm chất và số phận của nhân vật Vũ Nương trong <i>Chuyện</i>
<i>người con gái Nam Xương</i> của Nguyễn Dữ, khái quát lên phẩm chất và số phận của
người phụ nữ dưới xã hội phong kiến. Có thể trình bày cảm nhận, suy nghĩ bằng nhiều
cách khác nhau, nhưng cần đáp ứng được một số ý chính sau:


<b>1. Giới thiệu sơ lược về tác giả Nguyễn Dữ, tác phẩm </b><i><b>Chuyện người con gái Nam</b></i>
<i><b>Xương</b></i><b> và nhân vật Vũ Nương:</b>


- Nguyễn Dữ là tác giả nổi tiếng ở thế kỷ XVI, học rộng, tài cao nhưng chỉ làm quan
một năm rồi sống ẩn dật như nhiều trí thức đương thời.



- <i>Chuyện người con gái Nam Xương</i> có nguồn gốc từ một truyện dân gian, là một trong
số 20 truyện của <i>Truyền kỳ mạn lục</i> - một kiệt tác văn chương cổ, từng được ca ngợi là


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

- Vũ Nương là nhân vật chính của truyện. Đây là một người phụ nữ có nhan sắc, có đức
hạnh nhưng phải chịu một số phận bi thảm.


<b>2. Trình bày cảm nhận về phẩm chất và số phận nhân vật Vũ Nương: </b>
<b>a. Là người có phẩm chất tốt đẹp:</b>


- Ngay từ đầu đã được giới thiệu <i>“tính đã thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp”.</i>


- Là vợ đảm đang, biết giữ gìn khn phép, một lịng một dạ chung thủy với chồng (thể
hiện trong những cư xử khéo léo để gia đình khơng lâm vào cảnh thất hịa, dù người
chống có tính đa nghi; trong lời dặn dị ân tình, đằm thắm khi tiễn chồng đi lính; chung
thủy chờ chồng <i>“cách biệt ba năm giữ gìn một tiết”</i>).


- Là một người mẹ hiền, dâu thảo: vừa một mình ni dạy con thơ vừa làm tròn phận sự
của một nàng dâu (chăm sóc, thuốc thang khi mẹ chồng đau ốm, ma chay chu tất khi bà
qua đời).


<b>b. Là người có số phận bất hạnh: </b>


- Nạn nhân của chế độ nam quyền, của cuộc chiến tranh phong kiến phi nghĩa: cuộc hơn
nhân của nàng khơng xuất phát từ tình u; phải đằng đẵng chờ chồng khi chồng đi chiến
trận.


- Bị chồng nghi ngờ lịng chung thủy chỉ vì lời nói ngây thơ của con trẻ (chú ý các lời
thoại của Vũ Nương: cố phân trần với chồng, biện bạch cho mình mà khơng được, đau
khổ tuyệt vọng khi bị chồng mắng nhiếc, đánh đuổi đi, bị dồn vào bước đường cùng: phải


tự vẫn ở bến Hoàng Giang để bảo toàn danh dự).


- Đoạn kết của truyện tuy mang màu sắc cổ tích (kết thúc có hậu) nhưng vẫn không làm
mờ đi bi kịch của Vũ Nương: nàng không thể trở về dương thế sống bên cạnh chồng con
được nữa.


<b>c. Từ nhân vật Vũ Nương, khái quát lên phẩm chất và số phận của người phụ nữ</b>
<b>dưới xã hội phong kiến: </b>


- Nguyễn Dữ đã đặt nhân vật Vũ Nương vào nhiều hoàn cảnh khác nhau để làm bật lên
phẩm chất và cả sự bất hạnh của nàng. Cách dẫn dắt tình tiết sinh động, hấp dẫn, sự đan
xen các yếu tố kỳ ảo với những yếu tố thực khiến cho nhân vật vừa mang những đặc điểm
nhân vật của thể loại truyền kì vừa gắn với cuộc đời thực.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

- Qua nhân vật Vũ Nương, Nguyễn Dữ cất lên tiếng nói thơng cảm, bênh vực người phụ
nữ đồng thời phản ánh, tố cáo xã hội phong kiến bất công, vô nhân đạo.


<b>Đề môn Văn tuyển sinh lớp 10 tại Hà Nội</b>


<b>KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THƠNG</b>
<b>NĂM HỌC 2009-2010, KHĨA NGÀY 24-6-2009</b>


<b>MÔN THI: NGỮ VĂN</b><i><b> (Hà Nội)</b></i>


<i>(Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề)</i>


<b>Phần I (4 điểm): </b>


Cho đoạn văn sau:



<i>(…) “Gian khổ nhất là là lần ghi vào báo về lúc một giờ sáng. Rét bác ạ. Ở</i>
<i>đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ</i>
<i>chỉ muốn đưa tay ra tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào</i>
<i>vấn thấy là khơng đủ sáng. Xách đèn ra vươn, gió tuyết và lặng im ở bên ngồi</i>
<i>như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xơ tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: Nó</i>
<i>như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi</i>
<i>tất cả, ném vứt lung tung.” (…)</i>. (<i>Lặng lẽ Sa Pa </i>- Nguyễn Thành Long - sách Ngữ
văn 9, tập 1).


<b>Câu 1: Đoạn văn trên là lời của nhân vật nào, được nói ra trong hồn cảnh</b>
nào? Những lời tâm sự đó giúp em hiểu gì về hồn cảnh sống và làm việc của
nhân vật? Ngồi khó khăn được nói đến trong đoạn trích trên, hồn cảnh sống
của nhân vật cịn có điều gì đặc biệt?


<b>Câu 2: Bằng hiểu biết của em về tác phẩm, hãy cho biết: Trong hồn cảnh</b>
ấy, điều gì đã giúp nhân vật trên sống yêu đời và hoàn thành tốt nhiệm vụ?


<b>Câu 3: Chỉ ra một câu có sử dụng phép nhân hóa trong đoạn văn trên. </b>
<b>Phần II (6 điểm): </b>


Hình ảnh mùa xuân được khắc hoạ thật đẹp trong đoạn thơ sau:


<i>“Mọc giữa dịng sơng xanh</i>
<i>Một bơng hoa tím biếc</i>
<i>Ơi con chim chiền chiện</i>


<i>Hót chi mà vang trời</i>
<i>Từng giọt long lanh rơi</i>


<i>Tôi đưa tay tôi hứng”</i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>Câu 2: Dựa vào đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10-12</b>
câu theo cách lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp, trong đó có sử dụng
phép nối và một câu chứa thành phần tình thái với chủ đề: vẻ đẹp của mùa
xuân, thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp ấy (gạch dưới thành
phần tình thái và những từ ngữ dùng làm phép nối).


<b>Câu 3: Cũng trong bài thơ trên có câu:</b>


<i>“Mùa xuân người cầm súng</i>
<i>Lộc giắt đầy trên lưng”</i>


Trong câu thơ trên từ “lộc” được hiểu như thế nào? Theo em, vì sao hình
ảnh “người cầm súng” lại được tác giả miêu tả “Lộc giắt đầy trên lưng”?


<b>GỢI Ý BÀI GIẢI</b>
<b>Phần 1 (4 điểm): </b>


<b>Câu 1: Đoạn văn là lời của nhân vật thanh niên, nhân vật chính trong truyện</b>


<i>Lặng lẽ Sa Pa</i> của Nguyễn Thành Long kể về cơng việc làm của mình cho ơng
họa sĩ già và cô kỹ sư nông nghiệp trẻ, qua lời giới thiệu của bác lái xe, lên thăm
nơi ở và làm việc của anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn cao hai ngàn sáu trăm
mét trong thời gian ba mươi phút.


- Những lời tâm sự đó giúp em hiểu: Nhân vật thanh niên đó sống một mình trên
núi cao, quanh năm suốt tháng làm việc với cây và mây núi ở Sa Pa.


Cơng việc của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất,
dự báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, chiến đấu. Anh lấy những


con số, mỗi ngày báo về “nhà” bằng báo bộ đàm bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ
tối và một giờ sáng. Công việc anh thanh niên kể trong đoạn văn là ghi báo về
những con số lúc một giờ sáng trong hoàn cảnh thời tiết khắc nghiệt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

- Trước hết, anh thanh niên rất yêu nghề. Anh có những suy nghĩ đúng và sâu
sắc về công việc đối với cuộc sống con người: “…Khi ta làm việc, ta với công
việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với công
việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Cơng việc của cháu gian khổ thế đấy
chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”.


- Anh thấy được cơng việc thầm lặng của mình có ích cho cuộc sống, cho mọi
người. Anh đã thấy mình “thật hạnh phúc” khi được biết một lần do phát hiện kịp
thời một đám mây khơ mà anh đã góp phần vào chiến thắng của không quân ta
bắn rơi nhiều máy bay Mỹ trên bầu trời Hàm Rồng.


- Cuộc sống của anh không cô đơn, buồn tẻ, anh không phải là "người cô độc
nhất thế gian” như lời giới thiệu của bác lái xe. Vì anh có một nguồn vui khác
nữa ngồi cơng việc: Đó là niềm vui đọc sách mà lúc nào anh thấy cũng như có
người bạn để trị chuyện.


- Anh bíêt tổ chức sắp xếp cuộc sống của mình ở trạm khí tượng thạt ngăn nắp,
chủ động: Ni gà, trồng hoa, tự học và đọc sách ngồi giờ làm việc


<b>Câu 3: Chép một trong hai câu có sử dụng phép nhân hóa trong đoạn văn:</b>


- “ Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngồi như chỉ chực đợi mình ra
là ào ào xơ tới”.


- Hoặc là câu “Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: Nó như bị gió chặt ra từng
khúc, mà gió thì giống như những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả ném vứt lung


tung”.


<b>Phần II (6 điểm): </b>


Hình ảnh mùa xuân được khắc hoạ thật đẹp trong đoạn thơ sau:


<i>“Mọc giữa dịng sơng xanh</i>
<i>Một bơng hoa tím biếc</i>
<i>Ơi con chim chiền chiện</i>


<i>Hót chi mà vang trời</i>
<i>Từng giọt long lanh rơi</i>


<i>Tôi đưa tay tôi hứng”</i>


<b>Câu 1: Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm </b><i>Mùa xuân nho nhỏ</i> của nhà thơ Thanh
Hải.


Bài thơ được viết vào tháng 11-1980, không bao lâu trước khi tác giả qua đời,
thể hiện niềm yêu mến thiết tha cuộc sống, đất nước và ước nguyện được cống
hiến của tác giả.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

a. Về hình thức: Là đoạn văn tổng - phân - hợp, đúng số câu dề bài quy
định (khoảng từ 10-12 câu), không sai lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp, chữ viết sạch
sẽ, rõ nét.


b. Về nội dung:


- Câu mở đoạn: Giới thiệu khổ thơ nằm ở phần đầu bài <i>Mùa xuân nho nhỏ</i> của
Thanh Hải.



- Ý chính: Ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên của mùa xuân xứ Huế và cảm xúc của nhà
thơ trước vẻ đẹp ấy.


- Thân bài: Đảm bảo được rõ hai mạch ý:


- Ý 1: Mùa xuân thiên nhiên xứ Huế được miêu tả qua vài nét khắc hoạ: Dịng
sơng xanh, bơng hoa tím biếc, tiếng chim chiền chiện hót vang trời.


Qua vài nét khắc hoạ nhưng tác giả vẽ ra được cả không gian mênh mông, cao
rộng cùa dịng sơng xanh, hoa tím biếc - màu tím đặc trưng cho xứ Huế; cả âm
thanh rộn rã của chim chiền chiện hót vang trời vọng từ trên cao, bơng hoa mọc
lên từ nước, giữa dịng sơng xanh. Bức tranh xuân còn tràn trề sức sống được
thể hiện qua nghệ thuật đảo ngữ. Từ “Mọc” lên trước chủ ngữ và đứng đầu khổ
thơ.


- Ý 2: Cảm xúc của tác giả sâu sắc, say xưa, ngây ngất trước vẻ đẹp tươi sáng
tràn trề sức sống của mùa xuân được bộc lộ qua lời gọi, lời gọi chim “Ơi”, “hót
chi”; qua sự chuyển đổi cảm giác, cảm nhận âm thanh tiếng chim từ chỗ: cảm
nhận âm thanh bằng thính giác chuyển thành “từng giọt”, có hình, khối, cảm
nhận bằng thị giác. “Từng giọt long lanh” ấy có ánh sáng, màu sắc, có thể cảm
nhận bằng xúc giác: “Tơi đưa tay tơi hứng”.


Kết đoạn: Hình ảnh mùa xn được khắc hoạ thật đẹp ở khổ 1 bài thơ <i>Mùa xuân</i>
<i>nho nhỏ</i>, được viêt vào tháng 11, thời tiết lúc đó là mùa đơng giá rét. Tác giả
đang bị bệnh nặng, chỉ hơn một tháng ơng qua đời. Vì vậy qua khổ thơ, bạn đọc
cảm nhận được tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống tha thiết của nhà thơ
-người có cơng xây dựng nền văn học cách mạng miền Nam từ những ngày đầu
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.



c. Về ngữ pháp:


- Sử dụng đúng, thích hợp thành phần tình thái và phép nối trong đoạn.


- Gạch chân, chú thích rõ ràng thành phần tình thái được sử dụng trong một câu
và những từ ngữ dùng làm phép nối trong đoạn văn


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

- Nghĩa chính: là những mầm non nhú lên ở cây khi mùa xuân đến.


Nghĩa chuyển: sức sống, sức phát triển của đất nước, với nhiệm vụ bào vệ đất
nước trong những ngày đầu xuân.


- Hình ảnh “Người cầm súng” lại được tác giả miêu tả “Lộc giắt đầy trên lưng” là
vì: Trên đường hành quân, trên lưng người lính lúc nào cũng có những cành lá
để nguỵ trang, trên đó có những lộc non mới nhú lên khi mùa xuân đến. Với
nghĩa chuyển của từ “lộc”, ta cảm nhận anh bộ đội như mang trên mình mùa
xuân của đất nước. Anh cầm súng để bảo vệ mùa xuân tươi đẹp đó. Cách diễn
đạt sức sống của một đất nước vào mùa xuân với nhiệm vụ lớn lao: Bảo vệ đất
nước thật cụ thể và sinh động.


G<b> ợi ý s ố 2</b>
<b>Phần I</b>


<i><b>Câu 1: Đoạn văn trên là lời của nhân vật anh thanh niên, được nói ra trong cuộc trị </b></i>
chuyện của anh với ơng họa sỹ và cô kỹ sư?


- Những lời tâm sự đó giúp em hiểu nhân vật anh thanh niên có hoàn cảnh sống và làm
việc rất gian khổ.


+ Anh sống một mình trên núi cao, quanh năm suốt tháng chỉ có cỏ cây và mây núi ở Sa


Pa.


+ Cơng việc của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự báo
trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, chiến đấu. Anh phải sống và làm việc trong
những điều kiện thời tiết rất khắc nghiệt. Công việc của anh địi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác,
có tính trách nhiệm cao.


- Ngồi khó khăn được nói đến trong đoạn trích trên, hồn cảnh sống của nhân vật cịn rất
đặc biệt. Anh sống một mình trên đỉnh Yên Sơn, quanh năm suốt tháng khơng một bóng
người, một hồn cảnh thật đặc biệt. Cái gian khổ nhất là anh phải vượt qua được sự cô
đơn vắng vẻ, quanh năm suốt tháng một mình trên đỉnh núi cao.


<i><b>Câu 2: Trong hoàn cảnh ấy, điều đã giúp nhân vật anh thanh niên vẫn sống yêu đời và </b></i>
hoàn thành tốt nhiệm vụ là:


- Trước hết đó là ý thức về cơng việc và lịng u nghề, anh thấy được cơng việc thầm
lặng ấy là có ích cho cuộc sống, cho mọi người.


- Anh có những suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về công việc đối với cuộc sống con người.
" ...“…Khi ta làm việc, ta với cơng việc là đơi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc
của cháu gắn liền với công việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Cơng việc của cháu
gian khổ thế đấy chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất".


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

- Anh tổ chức, sắp xếp cuộc sống một mình trên trạm khí tượng thật ngăn nắp chủ động.
Anh thanh niên là người có lý tưởng sống, có những suy nghĩ và tình cảm cao đẹp, sống
có trách nhiệm với cuộc đời, có ý chí, nghị lực, cống hiến lặng lẽ và âm thầm cho đất
nước.


<i><b>Câu 3: Chỉ ra một câu có sử dụng phép nhân hóa trong đoạn văn trên: học sinh lựa chọn </b></i>
một trong hai câu cuối.



<b>Phần II</b>


<i><b>Câu 1: Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm "Mùa xuân nho nhỏ" của nhà thơ Thanh Hải.</b></i>
- Hoàn cảnh ra đời tác phẩm ấy: tháng 11/1980. Bài thơ được viết không bao lâu trước
khi nhà thơ qua đời, thể hiện niềm yêu mến thiết tha cuộc sống, đất nước và ước nguyện
của tác giả.


<i><b>Câu 2: Dựa vào đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10-12 câu theo cách lập</b></i>
luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp, trong đó có sử dụng phép nối và một câu chứa thành
phần tình thái với chủ đề: vẻ đẹp của mùa xuân, thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ trước
vẻ đẹp ấy (gạch dưới thành phần tình thái và những từ ngữ dùng làm phép nối).


a. Về hình thức: Đoạn văn khoảng 10-12 câu theo cách lập luận tổng hợp - phân tích -
tổng hợp, trong đó có sử dụng phép nối và một câu chứa thành phần tình thái. (Gạch dưới
thành phần tình thái và từ ngữ dùng làm phép nối).


b. Về nội dung:


- Câu mở đoạn: Giới thiệu khổ thơ nằm ở phần đầu bài "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh
Hải. Nêu rõ ý chủ đề: vẻ đẹp của mùa xuân, thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ trước vẻ
đẹp ấy.


- Thân đoạn: Đảm bảo được rõ hai mạch ý:
+ Vẻ đẹp mùa xuân của thiên nhiên, đất trời:
* Không gian: cao rộng


* Màu sắc: tươi thắm, hài hòa
*Âm thanh: vang vọng, tươi vui



Nghệ thuật: từ ngữ gợi cảm, gợi tả; đảo cấu trúc câu.


+ Cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp ấy: say sưa, ngây ngất
* Tiếng gọi "ơi": sôi nổi, tha thiết


* Câu hỏi tu từ " hót chi" thể hiện tâm trạng đùa vui, náo nức của tác giả trước giai điệu
mùa xuân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

- Kết đoạn: Chốt lại ý chủ đề theo yêu cầu của đề bài.
<i><b>Câu 3:</b></i>


- Trong câu thơ trên từ “lộc” được hiểu theo 2 lớp nghĩa:


+ Nghĩa chính: là chồi non, ở đây dùng với nghĩa rộng là nhành non, cây non


+ Nghĩa ẩn dụ là sức thanh xuân tươi trẻ, sức sống, thế vươn lên, sức phát triển mới, là
thành quả tốt đẹp.


- Theo em, hình ảnh “người cầm súng” lại được tác giả miêu tả “Lộc giắt đầy trên lưng”
vì tác giả bắt nguồn từ hình ảnh thực: trên đường hành qn, trên lưng người lính lúc nào
cũng có những cành lá để ngụy trang. Mùa xuân của đất trời đọng lại trong hình ảnh lộc
non, đã theo người cầm súng ra trận địa. Những con người ấy chiến đấu để bảo vệ mùa
xuân, mang mùa xuân tới mọi nơi cho đất nước.


</div>

<!--links-->

×