Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

phòng gd – đt an nhơn phòng gd – đt an nhơn cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam trường thcs nhơn taân độc lập tự do hạnh phúc số 287 bc thcsnt nhơn tân ngày 22 tháng 5 năm 2009 báo cáo tổng kết năm h

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.38 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. PHÒNG GD – ĐT AN NHƠN. TRƯỜNG THCS NHƠN TAÂN. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. Số: 287 /BC-THCSNT. Nhơn Tân, ngày 22 tháng 5 năm 2009. BÁO CÁO TỔNG KẾT Năm học: 2008 – 2009 Căn cứ theo tinh thần Công văn số 232/HD-PGDĐT của Phòng GD – ĐT An Nhơn ngày 6 tháng 5 năm 2009 về việc hướng dẫn báo cáo tổng kết năm học 2008 – 2009. Căn cứ tình hình thực tiễn, Trường Trung học cơ sở Nhơn Tân đánh giá thực trạng việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2008 – 2009 như sau: I. TÌNH HÌNH CHUNG: 1. Số lượng trường, lớp, học sinh và cán bộ giáo viên, công nhân viên: a. Lớp, học sinh: Số học sinh Khối lớp 6 7 8 9 Cộng. Số lớp 4 5 4 4 17. Đầu năm Tổng số Nữ 181 94 197 92 153 65 166 74 697 320. Giảm. Cuối năm Tổng số Nữ 177 92 197 92 144 69 162 73 680 326. Ch.trường 2. Bỏ học 2. 3 2 7. 6 2 10. b. Cán bộ, giáo viên, thư viện, thiết bị, văn phòng: HT,PHT/n ữ. GV/nữ. TPT/nữ. TV,TB,KT,VP/n ữ. YT,BV/n ữ. TC/nữ. ĐV/nữ. 1/0. 30/13. 1/1. 2/1. 1/1. 35/16. 8/3. Ghi chú. 2. Tình hình học sinh bỏ học từ ngày 01/01/2009 đến nay: Trong đó khối lớp 6 là 2 học sinh, khối lớp 8 là 6 học sinh, khối lớp 9 là 2 học sinh. So với năm trước tăng 2 học sinh. Mặc dù nhà trường đã triển khai nhiều biện pháp phối hợp và giáo dục để ngăn chặn việc bỏ học như tham mưu với Đảng uỷ, uỷ ban nhân dân cùng các cơ quan ban.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> ngành địa phương, Hội cha mẹ học sinh để vận động bà con giáo dục con em, cũng như giáo viên chủ nhiệm thường xuyên liên hệ với phụ huynh lớp để giáo dục kịp thời nhưng vẫn chưa ngăn chặn có hiệu quả tình trạng học sinh bỏ học, tỉ lệ hiện nay vẫn còn cao 1,43 %. Trong số bỏ học có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân chủ yếu vẫn là: một số gia đình vẫn chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em, có học cũng được không học cũng được, PHHS thường khoáng trắng việc học tập của học sinh cho nhà trường. Một số học sinh học yếu chán ngán đi đến bỏ học. Trong xã có 2 thôn nằm sâu trong tận ven chân núi đường giáo chưa thuận tiện việc đi lại học tập là phải qua suối, đây cũng là điều kiện tạo cho học sinh nghỉ học. Một số học sinh lại theo cha mẹ anh chị làm ăn xa cũng dẫn đến bỏ học. Trong thời gian qua, nhà trường phối hợp với các đoàn thể cùng với ban đại diện cha mẹ học sinh đến nhà vận động học sinh và làm công tác tư tưởng với gia đình học sinh nhưng sĩ số học sinh đi học lại không vững chắc. 3. Các chỉ tiêu cần chú ý: Tỷ lệ học sinh vào lớp 6 trung học cơ sở so với số học sinh hoàn thành chương trình tiểu học năm trước là 181/181 = 100%. Tỷ lệ học sinh THCS so với dân số trong độ tuổi 11-14 là 672/704 = 95,5%. 4. Tình hình xây dựng và phát triển trung tâm học tập cộng đồng: Nhà trường đã phối hợp với trường tiểu học trong địa bàn xã cùng với các đoàn thể tham mưu với UBND xã thành lập trung tâm học tập cộng đồng và đã được UBND huyện cho phép thành lập đầu năm 2008. Trung tâm học tập cộng đồng xã Nhơn Tân do đồng chí Lương Huyết Giang – Phó Chủ tịch UBND Xã - làm Giám đốc; Chi hội khuyến học của nhà trường do anh Phạm Đức Phùng - Trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh làm chi hội trưởng. Hiện nay trung tâm học tập cộng đồng và chi hội khuyến học đã phát huy được vai trò chức năng của mình đi vào hoạt động, đẩy mạnh được sự nghiệp giáo dục của địa phương phát triển II. CÔNG TÁC GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG - CHÍNH TRỊ: 1. Quán triệt cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh tin tưởng và trung thành vào với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện đúng chủ trương, đường lối chính sách của Đảng trong thời kỳ hội nhập. Thực hiện tốt các cuộc vận động lớn của ngành như: Cuộc vận động "Hai không" với 4 nội dung, cuộc vận động “Kỷ cương- Tình thương- Trách nhiệm”; "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”… Vận động cán bộ giáo viên công nhân viên làm việc theo pháp luật của nhà nước và nội quy quy chế của ngành. Sự lãnh đạo của chi bộ ngày càng được củng cố, xây dựng hệ thống chính trị trong nhà trường ngang tầm với nhiệm vụ mới, mọi hoạt động của nhà trường đều được thực hiện trên tinh thần nghị quyết của chi bộ, tạo sự chuyển biến về tư tưởng, nhất quán với mục tiêu Giáo dục- Đào tạo của Đảng, tăng cường sự đoàn kết, thống nhất từ trong Đảng đến từng thành viên trong hội đồng, tạo môi trường sư.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> phạm lành mạnh, đem lại niềm tin trong cha mẹ học sinh và nhân dân, từ đó đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục. 2. Quán triệt tốt các nghị quyết của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà Nước. Thực hiện tốt những điều cần xây dựng, những điều cần chống về tiêu chuẩn đạo đức, lối sống của ngành cũng như của địa phương. Chỉ đạo thực hiện giáo dục pháp luật trong nhà trường. Thông qua chủ điểm của từng tháng đã tổ chức nhiều hoạt động ngoại khoá sôi nổi: Tìm hiểu pháp luật và an toàn giao thông, đố vui để học, tìm hiểu về ngày truyền thống nhà giáo Việt Nam, ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, ... và các hoạt động khác. Với học sinh nhà trường có nhiều hình thức giáo dục sôi động, lôi cuốn kết hợp giữa học tập và các hoạt động ngoại khoá lôi cuốn và xây dựng cho học sinh hành vi đạo đức tốt, thói quen Nói lời hay làm việc tốt phấn đấu là Con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ. III. HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN: 1. Tình hình thực hiện chương trình: - Tổ chức cho giáo viên thực hiện nghiêm túc chương trình dạy học và giáo dục do Bộ GD-ĐT quy định, không được cắt xén chương trình hay dạy dồn tiết, bỏ tiết. Bám sát sách giáo khoa, nghiên cứu kỹ sách giáo viên, sách bài soạn phát huy tối đa ý đồ mà sách giáo khoa đưa ra, đảm bảo kiến thức cơ bản cho tất cả các đối tượng học sinh. Tổ chức nghiêm túc việc kiểm tra, thi cử, đánh giá đúng chất lượng học tập của học sinh, có biện pháp nâng dần chất lượng học sinh yếu kém. - Đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên- học tập của học sinh. Phát huy hết khả năng sử dụng đồ dùng dạy học của ngành cấp cũng như đồ dùng tự làm; tăng cường dạy thao giảng bằng giáo án điện tử bằng phần mềm Micorosof Powpoint. Chú trọng học tập thảo luận theo nhóm nhỏ, phát huy trí lực và khả năng phát triển của học sinh. Dạy cho học sinh biết cách học theo phương pháp đổi mới, tránh lối thụ động, lười suy nghĩ. - Tổ chức dạy tin học trong nhà trường (chỉ dạy ở khối lớp 6) theo chỉ đạo của ngành. Bước đầu thu được kết quả khả quan. Học sinh nắm cơ bản phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word và thao tác tốt việc tạo lập cây thư mục, tập tin theo chương trình. - Giáo dục thể chất, nhạc, hoạ trong nhà trường cũng được chú trọng. Do vậy trong năm học nhà trường tổ chức các hoạt động thể dục thể thao, làm báo chí, văn nghệ chất lượng được nâng cao. Đặc biệt, năm học này bóng chuyền nam học.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> sinh trung học cơ sở do ngành tổ chức đạt giải nhì; Thi điền kinh cấp huyện đạt 1 giải nhất, 3 giải nhì, 3 giải ba cá nhân, giải ba đồng đội nữ, giải ba đồng đội nam, giải ba toàn đoàn; giải việt dã đạt giải cá nhân, giải nhì đồng đội nữ, giải nhất đồng đội nam, giải nhất toàn đoàn; Đạt giải khuyến khích báo tường cấp huyện; Giải khuyến khích Hội thi nói Tiếng Anh cấp huyện - Ngoài ra hoạt động ngoài giờ lên lớp được tổ chức theo chỉ đạo của ngành. Một mặt, đưa trực tiếp vào thời khóa biểu chính khoá vào tuần chẵn của tháng; một mặt nhà trường tổ chức toàn trường sinh hoạt chung để giáo dục về an toàn giao thông, tổ chức các Hội thi vẽ tranh, cắn hoa, vệ sinh học đường, giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên, tìm hiểu pháp luật, thân thể và sự nghiệp Bác Hồ, Bảo vệ của công… được học sinh và giáo viên hưởng ứng mạnh mẽ. - Trong năm học có đề ra kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học và giáo dục theo chủ đề “Năm học ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý, dạy học; đổi mới quản lý tài chính”. Tuy nhiên, hệ thống máy vi tính trong nhà trường chưa nối mạng Internet CSDL nên ít nhiều cũng hạn chế trong việc khai thác thông tin trên mạng. Việc trao đổi giáo án trên mạng của giáo viên còn nhiều hạn chế; Việc quản lý giáo viên, học sinh bằng máy vi tính còn nhiều hạn chế; Việc quản lý giáo viên, học sinh bằng máy vi tính còn nhiều khó khăn. Do vậy kế hoạch đề ra ít nhiều còn mang tính hình thức. 2. Tình hình thực hiện quy chế chuyên môn: Nhà trường chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các văn bản của Bộ Giáo dụcĐào tạo và Sở Giáo dục – Đào tạo Bình Định về lĩnh vực chuyên môn như: hồ sơ sổ sách, giáo án, kế hoạch chủ nhiệm, giảng dạy, kiểm tra ghi điểm, đánh giá xếp loại học sinh… phải đúng theo quy định của ngành. Quán triệt tốt công văn số 409/PGD-ĐT của Phòng Giáo dục-Đào tạo An Nhơn ngày 30 tháng 9 năm 2008 về việc cụ thể hoá công tác chuyên môn bậc tiểu học, trung học cơ sở năm học 2008- 2009 và các văn bản khác của ngành. Đây là điều bắt buộc mọi cán bộ quản lý, giáo viên trong nhà trường phải thực hiện nghiêm túc. Nếu đồng chí nào vi phạm, tuỳ theo mức độ mà xử lý theo quy định. Tất cả các cán bộ giáo viên đều đựơc học quy chế chuyên môn, cách kiểm tra đánh giá, tuân thủ đúng các quy định về dánh giá xếp loại vaứ quy cheỏ xeỏp loaùi ủoồi mới trong xếp loại học sinh. Thực hiện theo tinh thần cuộc vận động Hai không của ngành vận động. Thực hiện việc giảng dạy đúng giờ, đúng tiết, có giáo án.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> trước khi đến lớp. Thực hiện dúng quy chế thi, kiểm tra và đánh giá học sinh. Aùp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy thông qua thực hiện giáo án điện tử và khuyến khích dạy bằng máy chiếu trong thao giảng, dự giờ + VÒ hå s¬ chuyªn m«n. Chuyªn m«n nhµ trêng do HiÖu trëng vµ caùc tæ trëng chÞu tr¸ch nhiÖm. Hµng th¸ng tæ trëng cã tr¸ch nhiÖm duyÖt hå s¬ cña c¸c thµnh viªn trong tæ, HiÖu trëng cïng tæ trëng thêng xuyªn lªn líp kiÓm tra hå s¬ chuyªn m«n cña giáo viên trực tiếp trên lớp. Trong học 1 kỳ Hiệu trởng duyệt hồ sơ định kỳ 2 lần. Tất cả các giáo viên đều có hồ sơ đạt yêu cầu trở lên. Cuối năm lựa chọn đợc 1 giáo viên có hồ sơ xuất sắc để khen thởng. + Về xếp loại học sinh và giáo viên. Tất cả các bài kiểm tra của học sinh đợc nhµ trêng qu¸n triÖt cho c¸c gi¸o viªn tæ chøc kiÓm tra, chÊm tr¶ bµi, nhËn xÐt bµi cho häc sinh m«t c¸ch nghiªm tóc. Yªu cÇu c¸c bµi kiÓm tra sau khi tr¶ cho häc sinh ph¶i thu và nộp về chuyên môn. Trong công tác đánh giá giáo viên nhà trờng đã chỉ đạo cho các tỉ tiÕn hµnh tỉ chøc thao gi¶ng mỗi người 1 lÇn trªn kú. Sau khi thao gi¶ng tiÕn hµnh xÐt giê theo h×nh thøc tranh luËn vµ thèng nhÊt 1 møc ®iÓm chung ë tÊt c¶ c¸c ngêi dù. 3. Các hoạt động nâng cao chất lượng dạy và học: Dựa vào kế hoạch của ngành và căn cứ vào đặc điểm tình hình của nhà trường. Nhà trường xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng tháng, học kỳ. Mỗi tháng đều có kiểm tra hồ sơ sổ sách 100% giáo viên theo định kỳ; trong đó có kiểm tra hồ sơ, tiết dạy đột xuất từ 1 đến 2 giáo viên, nhằm để góp ý rút kinh nghiệm. Ngoài ra, còn tổ chức đăng ký tiết dạy tốt theo chủ điểm hằng tháng để anh chị em dự giờ lẫn nhau cùng trao đổi rút kinh nghiệm. Trong phong trào soạn giảng nổi lên một số thầy cô có đầu tư tốt về giáo án và hồ sơ sổ sách như: thầy Huỳnh Văn Rỗ, thầy Nguyễn Hữu Phương, cô Nguyễn Thị Tâm, thầy Bùi Văn Hảo Tổ chức triển khai và thực hiện các “sáng kiến kinh nghiệm” đã đăng ký từ đầu năm, trong năm học qua nhà trường đã có 28 đề tài sáng kiến kinh nghiệm được rút ra trong quá trình dạy học để từ đó triển khai học tập theo chuyên đề từng tháng. Qua đó nhà trường cũng thành lập hội động khoa học nghiệm thu chấm chọn 3 sáng kiến kinh nghiệm có chất lượng tốt dự thi cấp huyện. Ngay từ đầu năm học nhà trường lên kết hoạch các tổ đăng ký thi giáo viên dạy giỏi cấp trường và đã tổ chức nghiêm túc kỳ thi giáo viên dạy giỏi có 5 giáo viên đạt giải: 2 giải nhì và 3 giải khuyến khích. Qua hội thi cũng đã tạo không khí thi đua trong công tác giảng dạy, qua đó chọn cử 3 giáo viên dự thi cấp huyện và có 2 giáo viên đạt giải ba đó là thầy Nguyễn Hữu Phương và thầy Huỳnh Văn Rỗ. Thực hiện theo tinh thần chỉ đạo công rác thao giảng cụm theo lịch của Phòng GD-ĐT huyện An Nhơn, năm qua nhà trường cũng đã triển khai cho giáo viên các tổ thao giảng cụm được 4 môn cũng như dự giờ ở các trường bạn để học hỏi rút.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> kinh nghiện trong giảng dạy. Qua đó, anh chị em cũng rút nhiều kinh nghiệm qua các tiết dạy bằng giáo án điện tử, sử dụng đồ dùng dạy học sao cho phù hợp với đặc điểm học sinh nông thôn nhằm mục đích nâng cao tay nghề. Đầu năm, tổ chức thi tuyển chọn học sinh giỏi cấp Trường cho học sinh khối 8, 9 và chọn đội tuyển bồi dưỡng theo các môn của phòng giáo dục quy định. Kết quả có 39 em được bồi dưỡng để dự thi HSG cấp huyện đạt 4 học sinh giỏi cấp huyện và 1 học sinh giỏi cấp tỉnh 4. Các hoạt động giáo dục toàn diện: Nhà trường đã vận dụng nhiều hình thức sinh động để giáo dục toàn diện học sinh không những trong chương trình giảng dạy chính khoá của các môn học trên lớp mà lồng ghép vào các hoạt động vui chơi, các hội thi và sinh hoạt ngoại khoá: Nhất là tổ chức tốt phong trào thi đua trong liên đội; chào cờ đầu tuần tuyên truyền giáo dục truyền thống các ngày lễ lớn 20/11; 22/12; 03/02; 26/3, tổ chức thi tìm hiểu truyền thống, tìm hiểu an toàn giao thông, tổ chức các phong trào TDTT và tổ chức chọn các đội tuyển tham gia cấp huyện đạt nhiều giải cao. Nên qua kết quả kiểm tra của Hội đồng đội huyện An Nhơn được đánh giá cao. Nền nếp sinh hoạt của học sinh trong nhà trường vẫn được duy trì và giữ vững, học sinh chấp hành nghiêm túc, có tiến bộ rõ rệt, đã ngăn chặc được các tai tệ nạn xâm nhập vào nhà trường; trong nam học qua chưa có học sinh nào vi phạm đến mức phải kỷ luật. Hoạt động thể dục thể thao được tăng cường đã tổ chức nhiều hội thi: Bóng chuyền học sinh cờ tướng, cờ vua, chạy các cự ly, nhảy xa, nhảy cao… được học sinh hưởng ứng mạnh mẽ và chất lượng mỗi hội thi được đánh giá rất cao. Công tác vệ sinh học đường, trồng và chăm sóc cây xanh trong sân trường được duy trì và thường xuyên đảm bảo thêm “xanh - sạch - đẹp” trong sân trường, phòng học và khuôn viên nhà trường. Chăm lo công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho học sinh. 5. Công tác quản lý, chỉ đạo, phối hợp trung tâm giáo dục thường xuyên-hướng nghiệp để học sinh tham gia học nghề phổ thông: Trong năm học chỉ đạo giáo viên dạy hướng nghiệp cho học sinh khối 9 biết định hướng nghề nghiệp trong tương lai phù hợp với khả năng và năng lực sở trường của mình. Phối hợp trung tâm hướng nghiệp dạy nghề An Nhơn mở các lớp dạy nghề điện dân dụng cho học sinh khối 8. Kết quả các lớp dạy nghề đạt tỉ lệ 100%.. 6. Công tác phổ cập giáo dục:.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Tiếp tục chỉ đạo thực hiện kế hoạch phổ cập trung học cơ sở trên địa bàn xã, kết quả được huyện kiểm tra trong năm 2009 đạt phổ cập trung học cơ sở và đang củng cố hồ sơ để tỉnh kiểm tra công nhận. Tuy nhiên là địa phương có nhiều khó khăn trong công tác phổ cập và trong những năm trước đây khi chưa có trường cấp 2 thì số lượng học sinh nghỉ học nhiều nên công tác phổ cập trung học phổ thông còn quá thấp chưa đạt theo yêu cầu. Thuận lợi: Được các cấp chính quyền quan tâm, việc phối hợp các ban ngành cùng với nhà trường đưa học sinh bỏ học giữa chừng quay lại trường lớp có kết quả bước đầu. Ý thức đa số phụ huynh học sinh có sự chuyển biến rõ rệt, quan tâm đến việc học tập của con em mình. Khó khăn: Một số ít phụ huynh chưa quan tâm việc học tập việc học tập của con em mình, còn khoán trắng việc học tập cho nhà trường và xã hội phải có trách nhiệm chăm lo. Hơn nữa số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào l0 tỷ lệ chưa cao; Số còn lại thì đi làm ăn không vào học các trường nghề do nhà nước mở mà theo học các nghề truyền thống như: may, mộc, hồ, điện tử,… Nên rất khó khăn cho công tác phổ cập. 7. Trường chuẩn quốc gia, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực: Theo nghị Quyết hội đồng nhân dân xã phấn đấu xây dựng Trường trung học cơ sở Nhơn Tân đạt chuẩn quốc gia vào năm 2010. Tuy nhiên, đến nay cơ sở vật chất nhà trường còn nhiều thiếu thốn, địa phương còn nhiều khó khăn về kinh phí nên việc đầu tư xây dựng cho trường đạt theo hướng chuẩn quốc gia còn nhiều hạn chế. Do vậy, tính đến thời điểm tháng 5 năm 2009 nhà trường còn nhiều tiêu chí chưa đạt với trường chuần quốc gia. Quán triệt các văn bản của ngành, Nhất là theo chỉ thị số 40/2008/CTBGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 20082013 của Bộ GD-ĐT; kế hoạch số 307/KH-BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 của Bộ GD-ĐT về triển khai phong trào thi đua này cho toàn thể giáo viên và học sinh trong nhà trường được hội đồng sư phạm hưởng ứng mạnh mẽ. Tuy nhiên, nhà trường gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch của nhà trường cụ thể như: Cách thức tổ chức hoạt động chăm sóc, bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử văn hoá ở địa phương còn nhiều lúng túng; phát triển trò chơi dân gian trong nhà trường còn nhiều hạn chế; đổi mới phương pháp giáo dục còn chậm, nhà vệ sinh chưa được đảm bảo… Trên cơ sở đó, nhà trường cũng có nhiều biện pháp khắc phục. Cụ thể như: xây dựng cảnh quan sân trường “Xanh - sạch - đẹp” phòng học trang trí hài hoà, quản.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> lí thúc đẩy chuyên môn nâng cao chất lượng, tăng cường các hoạt động ngoại khoá để có sự quan hện hiểu biết lẫn nhau giữa thầy, trò; trường với các đoàn thể và các lực lượng xã hội. Các hoạt động, văn nghệ, thể dục thể thao, ... trong nhà trường cũng được phát huy để các em tập luyện nâng cao thể lực, lôi cuốn và tạo sự yêu trường mến lớp hạn chế việc đua đòi vào các tệ nạn xã hội bên ngoài, chú trọng phát huy truyền thống nhà trường, chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ… Tuy nhiên kinh phí có hạn nên các hoạt động chưa đi vào chiều sâu. Dự kiến đến năm học 2009 - 2010 vẫn còn rất khó khăn về cơ sở vật chất và tài chính để phấn đấu đạt “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” theo tiêu chuẩn quy định nhất là cơ số phòng học còn thiếu. IV. XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ DẠY HỌC: Theo chỉ thị của ngành và căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, nhà trường cố gắng xây dựng cơ sở vật chất trường lớp, phòng học bộ môn tương đối cơ bản như: có đầy đủ các phòng bộ môn Vật lý, Hoá học, Sinh học, Tin học, Thiết bị, Thư viện hoạt động có hiệu quả. Hiện nay được ngành quan tâm bổ sung đầu sách để trang bị thư viện nhà trường đạt chuẩn theo Quyết định 01. Năm học 2007-2008 đến nay được ngành quan tâm trang bị nhiều trang thiết bị dạy học phục vụ cho việc dạy học và giáo dục. Đặc biệt trang bị máy vi tính cho công tác văn phòng; đèn chiếu, phục vụ cho việc dạy theo giáo án điện tử; Casses để dạy bộ môn tiếng anh…Tăng cường cơ sở hạ tầng để ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong trường học để đáp ứng và thực hiện tốt yêu cầu của ngành là năm “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, và giáo dục đổi mới quản lý tài chính” trong nhà trường. Các hoạt động thí nghiệm và thực hành trong nhà trường được chú trọng. Do vậy trong năm học 2008-2009 các tiết thực hành, thí nghiệm theo phân phối chương trình được thực hiện nghiêm túc. Thư viện xây dựng đạt chuẩn theo Quyết định 01, cán bộ phụ trách thư viện đã phát huy hiệu quả làm việc có kế hoạch năm, tháng, tuần cụ thể; có lịch trực phục vụ cho giáo viên và học sinh mượn sách báo để đọc và tham khảo kịp thời. Quản lý tốt đầu sách, do vậy từ trước đến nay chưa gây thất thoát và phát huy hết công suất phòng thư viện.. V. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CHUNG:.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> * Mặt mạnh: + Kế hoạch đưa ra từ đầu năm học được sự đoàn kết nổ lực của hội đồng sư phạm nên đã thực hiện trôi chảy, đúng tiến độ thời gian và có kết quả cao, chất lượng học sinh có phần nâng cao, học sinh dần có ý thức tự học tự rèn; Các hoạt động khác cũng được giữ vững, nâng cao và đi vào chiều sâu ngày càng đạt hiệu quả. * Mặt yếu: +Việc xây dựng đạt chuẩn quốc gia còn nhiều khó khăn, nhất là về cơ sở vật chất thiếu phòng học. Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực còn nhiều hạn chế. Kết quả giáo dục theo chỉ tiêu kế hoạch đề ra, cơ bản hoàn thành tốt, đạt nhiều kết quả cao. Tuy nhiên, chất lượng mũi nhọn học sinh giỏi kết qủa còn khiêm tốn. VI. NHỮNG KIẾN NGHỊ Hiện nay cơ số phòng học chỉ đủ giảng dạy 2ca/ ngày không còn thừa phòng để tổ chức giảng dạy bồi dưỡng học sinh yếu kém và học sinh giỏi, do đó khó khăncho nhà trường trong việc nâng cao chất lượng đại trà và mũi nhọn cho những năm tiếp theo. đề nghị Phòng giáo dục và UBND huyện quan tâm xây dựng thêm 5 phòng học để đảm bảo cho công tác gaỉng dạy tốt hơn. Trong công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia cho những năm tới nhà trường xét thấy còn có những hạn chế nhất là cơ sở vật chất và một số phòng chức năng, nên đề nghị Phòng giáo dục An Nhơn quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ nhiều hơn nữa để nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ xây dựng trường chuẩn quốc gia trong những năm tiếp theo. Nhà trường kiến nghị Bộ giáo dục – đào tạo, Sở giáo dục – đào tạo nghiên cứu điều chỉnh số tiết học văn hoá trong hai tuần cuối của từng học kỳ để thuận tiện trong việc phân chia thời khoá biểu và quản lý giáo viên, học sinh trong thời gian này./. HIỆU TRƯỞNG Nơi nhận: - P GD-ĐT An Nhơn; - Lưu VT.. Huỳnh Việt Lộc.

<span class='text_page_counter'>(10)</span>

×