Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

đừng để mất dần văn hóa làng đừng để mất dần văn hóa làng gs tương lai hà nội ngàn năm 03 19 pm thứ hai 20042009 trong sâu thẳm tâm thức người việt hình ảnh mái đình cây đa luôn ở vào cung bậc n

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (465.97 KB, 26 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Đừng để mất dần văn hóa làng</b>


<b>GS. Tương Lai</b>


Hà Nội ngàn năm



03:19' PM - Thứ
hai, 20/04/2009


Trong sâu thẳm tâm thức người Việt, hình ảnh mái đình, cây đa ln ở vào cung
bậc nhạy cảm nhất và có sức gợi nhớ mãnh liệt. Bất cứ người Việt nào cũng có và
cần một vùng quê để yêu thương, để nhớ. Thật bất hạnh cho ai đó khơng có được
một “vùng thương nhớ” ấy trong hoài niệm tuổi thơ. Đã là hoài niệm thì cho dù
nơi ấy có cơ cực tủi nhục đến đâu, có xơ xác lam lũ thế nào, có để lại những dấu
ấn buồn đau đến mấy, thì vẫn có sức gọi dậy những vang bóng một thời đầy ắp
những kỉ niệm mông lung, ấm áp. Về làng, ta về làng, hai tiếng giục giã đến nao
lịng những người vì cuộc mưu sinh, vì một sự nghiệp phải xa quê.<i> “Ai về làng </i>
<i>cũ hôm nay, Thư này đưa hộ cho thầy mẹ tôi. Con đi mười mấy năm trời, Một </i>
<i>thân bé bỏng nửa đời gió sương…”</i> (Nguyễn Bính).


Mà đã về làng thì làm sao có thể khơng nhớ, khơng thăm cái đình.


<i>“Trúc xinh trúc mọc bên đình, em xinh..”</i> đấy là cái hồn cốt của làng đã được
thăng hoa trong cảm thức thẩm mĩ dân tộc với những hình tượng độc đáo xao
động lịng người chứ cái đình thường giữa một vị trí trang trọng trong ý thức của
dân làng. <i>“Cái đình là trung tâm của làng. Làng nào cũng có đền thờ ơng thần </i>
<i>hồng. Đình được cất cao ráo khang trang, thế tất theo phong thủy, nơi phong </i>
<i>quang nhất”,</i> Tơ Hồi luận về <i>“Cái đình làng”</i> trong <i>“Chuyện cũ Hà Nội”</i> như
vậy.


Trong “<i>Việt Nam văn hóa sử cương</i>” xuất bản năm 1938, học giả Đào Duy Anh


chỉ rõ: <i>“Đối với dân làng, thần Thành Hoàng là biểu tượng của lịch sử, phong </i>
<i>tục, đạo đức pháp lệ cùng hi vọng chung của cả làng, lại cũng là một thứ uy </i>
<i>quyền siêu việt, một mối liên lạc vơ hình, khiến cho hương thơn thành một đồn </i>
<i>thể có thống nhất và tổ chức chặt chịa”.</i>


Ẩn chìm trong màn sương hư ảo của tín ngưỡng mang tính huyền bí là bóng dáng
của sức cố kết cộng đồng trong trong tâm lý làng xã dược thăng hoa, bụi thời
gian dần dà phong kín cái cốt lõi hiện thực của cuộc sống làng quê. Trong dòng
chảy thời gian ấy, với bao biến thiên của lịch sử và những đảo lộn xã hội, cái làng
quê đã bị xáo động dữ dội, những tục lệ ấy rồi cũng nhạt nhòa, may mắn chỉ còn
gợi lại trong hồi ức của một lớp người nay đã ngày càng hiếm. Tuy nhiên , dù có
chìm vào qn lãng, rồi đây lớp người “cổ lai hi” hơm nay đã khơng cịn nữa, thì
hồi ức ấy vẫn cịn đọng lại trong nền <b>văn hóa làng</b> vốn là nguồn sinh khí ni
dưỡng bản sắc văn hóa dân tộc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

khát vọng. Bởi thế, không không biết với việc Hà Nội mở rộng gấp nhiều lần,
<i>“Ai khéo xoay ra phố nửa làng”</i>(Tú Xương) thì người nơng dân Thủ Đơ với
<i>“hương dồng gió nội bay đi ít nhiều”</i> liệu có góp phần vào việc “nơng thơn hóa
đơ thi” của một Hà Nội văn minh, hiện đại đến đâu và rồi có dị ứng lại với những
cặn bã của văn minh đơ thị?


Một câu hỏi đặt ra: Liệu có nhất thiết buộc phải đánh đổi một nông thôn xanh
tươi và hài hòa với thiên nhiên, nơi ấp ủ nền văn hóa dân tộc để đổi lấy một nơng
thơn tàn tạ, nham nhở, phố không ra phố, làng chẳng ra làng khơng? Câu hỏi đó
như một điệp khúc buồn day dứt, cứ trở đi trở lại mãi khi bàn về vấn nạn nơng
thơn, đặc biệt khi nói về <b>văn hóa làng</b>.


Những tổn thương nặng nề trong chiến tranh, nhất là những vết thương trong cải
cách ruộng đất, chỉnh đốn tổ chức ở miền Bắc, với những năm 50 thế kỉ XX chưa
kịp bịt miệng, lên da non, thì những sai lầm của chủ nghĩ giáo điều duy ý chí


trong việc áp đặt mơ hình kế hoạch hóa tập trung bao cấp, rồi với việc hối hả thúc
đẩy <b>q trình tập thể hóa nơng nghiệp</b> với hợp tác xã bậc thấp rồi hợp tác xã
bậc cao, tiếp tục làm cho nó lở loét thêm, thúc đẩy sự biến dạng. Và tàn tạ của
nền văn hóa làng. Và rồi, với tiến trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa,
đơ thị hóa chưa có một định hướng hợp lý đã dẩy nhanh thêm quá trình tan rã và
biến dạng của nền <b>văn hóa làng</b> đó. Khơng khéo lần cơng phá dữ dội của làn
sóng đơ thị hóa và cơng nghiệp kì này, nếu khơng có một sự chuyển đổi về nhận
thức và đường lối, sẽ là địn trí mạng làm sụp đổ hẳn nền văn hóa làng. Mà cần
nhớ rắng, làm sụp đổ hẳn nền <i><b>văn hóa làng,</b></i> tức là nhổ bật cái gốc của <i><b>văn hóa </b></i>
<i><b>Việt nam với cấu trúc chặt chẽ của ba nhân tố: Văn hóa nhà, văn hóa làng và </b></i>
<i><b>văn hóa nước, cái làm nên bản sắc của dân tộc Việt Nam.</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

cái thế kẹt của vị thế địa chính trị “trứng nằm dưới đá” Việt nam muốn tồn tại và
phát triển phải rèn cho mình bản lĩnh có cứng mới đứng được đầu gió, dám tự
khẳng định mình, sớm rèn luyện bản lĩnh<i><b> “dám là mình”.</b></i> Khơng có phẩm chất
đó thì dân tộc này khơng thể tồn tại chứ chưa nói gì đến phát triển. Biết bao lần
kẻ thù đã muốn biến nước ta thành quận huyện của chúng, thậm chí chỉ là một xứ
thuộc mẫu quốc ở tít tắp bên kia đại dương, xóa tên Việt Nam trên bản đồ thế
giới. Để thực hiện phải tiêu diệt ý chí đề kháng được hun đúc trong nền văn hóa
vốn là nguồn sức mạnh bất tận của dân tộc Việt Nam. Kẻ thù khơng sao đồng hóa
được dân tộc này vì chúng có thể chiếm giữ được nước (thủ đô, huyết mạch giao
thông) song không sao chiếm được làng, không làm băng hoại được nền văn hóa
làng. Cịn làng thì cịn nước là sức sống bất tận của dân tộc ta. Cốt lõi của sức
sống đó là gì, chất xi măng gắn kết mọi con người trong cộng đồng dân tộc này là
gì, nếu khơng phải là văn hóa? Nói như Phạm Văn: <i>“Văn hóa là sợi chỉ đỏ xun</i>
<i>suốt tồn bộ lịch sử của dân tộc, nó làm nên sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng </i>
<i>dân tộc Việt Nam vượt qua biết bao sóng gió và thác ghềnh tưởng chừng khơng </i>
<i>thể vượt qua được để không ngừng lớn mạnh”.</i>


Những cơn binh lửa tàn phá thành tựu của nền văn hóa dân tộc khi… “<i>sách vở đi </i>


<i>đời. Muốn tìm sự tích sau cơn khói lạnh tro tàn, thật sự rất khổ tâm về nỗi nét </i>
<i>sai, chữ sót…”</i> mà sử gia Ngơ Sĩ Liên từng xót xa, thì nếu chiêm nghiệm sâu sắc,
chiến tranh cũng chỉ có thể tiêu hủy những thành tựu văn hóa vật thể và khi cơn
binh lửa qua đi vẫn có thể trùng tu, xây dựng lại, còn những hủy hoại diễn ra từ
sau những năm 50 thế kỉ XX trở lại đây, thì khơng chỉ những di sản văn hóa vật
thể mà cùng với chúng những di sản văn hóa phi vật thể, đời sống tâm linh, nơi
sâu thẳm của tâm hồn con người, có ý nghĩa khởi động, dẫn dắt ý nghĩ và hành
động hướng thiện của con người đã bị xúc phạm dữ dội.


Dường như chúng ta chưa thấy và không chịu thấy rằng, được đặt vào nơi phong
quang nhất, trung tâm của làng, ngơi đình làng có ý nghĩa thiêng liêng trong đời
sống làng quê. Cùng với ngơi đình làng, phải kể đến ngơi chùa làng. <i><b>Chùa làng</b></i>,
đáp ứng một nhu cầu rất sâu đậm của đời sống thôn dã, là sự cân đối trở lại nét
bất bình đẳng nặng nề trong sinh hoạt cộng đồng làng q. Nếu ở đình làng,
ngồi những ngày sóc vọng lễ tiết có “hội làng mở giữa mùa thu” mà cả dân làng
đều tụ hội thì thơng thường, chốn đình trung chỉ dành cho các quan viên bàn
“việc làng”, người phụ nữ không can dự thì ngơi <i><b>chùa làng</b></i> là nơi dành cho các
họ, các cụ, các bà, các cô thôn nữ, và đương nhiên trẻ em được dắt theo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Về làng cũng chính là về với tâm hồn dân tộc, với an bình, hạnh lạc. Mong thay!
Mà thật ra, có người dân thành phố nào khơng có gốc gác nơng thôn?


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

dân: <i>Cống hiến nhiều nhất. Hy sinh lớn nhất. Được giúp kém nhất. Bị đè nén </i>
<i>thảm nhất. Bị tước đoạt nặng nhất. Cam chịu lâu dài nhất. Tha thứ cao nhất. </i>
<i>Thích nghi tài giỏi nhất. Năng động khơn ngoan nhất.</i>


Thay vì sự vơ ơn với nông dân và thái độ miệt thị nông thôn, đổ lỗi cho “bản chất
của văn hóa làng” đã gây nên những hiện tượng phản văn hóa, phải biết đau nỗi
đau của con người ở khía cạnh tập trung nhất thuộc tính người: <i><b>Nỗi đau văn hóa</b></i>.
Hơn thế, phải nhận cho ra nỗi đau văn hóa cũng chính là nỗi đau xã hội ở dạng


phức tạp nhất, vừa cụ thể, lại vừa khái quát. Mà đã là vết thương xã hội, vết
thương văn hóa thì rất khó chữa, đúng hơn, phải chữa rất cơng phu. Phịng bệnh
khơng tốt để xảy ra rồi thì phải chữa trị rất lâu dài. Ngay khi vết thương đã lên da
non thì vẫn dễ tái phát. Vì thế, cần phải có sự suy nghĩ nghiêm cẩn để phân tích
một cách đầy đủ về hiện tượng đáng buồn nói trên ở chiều sâu của <i><b>những ẩn ức </b></i>
<i><b>dồn nén, rồi bộc phát ra trong hành vi</b></i>. Cái đó, thuật ngữ chun mơn xã hội gọi
là tâm trạng xã hội. Cho nên, cùng với dồn lực tập trung tháo gỡ những khó khăn
vè kinh tế, phải đặc biệt coi trọng phân tích tâm trạng xã hội, có như vậy mới đưa
ra được những giải pháp đúng, Trực tiếp, cụ thể, và cơ bản để giải quyết từ gốc
chứ không phỉa cắt tỉa từ cái ngọn.


Và vì văn hóa được hình thành theo quy luật thẩm thấu, nên cho dù trải qua
những tàn phá thô bạo, những trấn áp nặng nề, trong sâu thẳm tâm linh của người
dân nông dân, những nội dung văn hóa vơ hình khơng dễ gì mất đi được. Chúng
vẫn được ủ kín trong mỗi con người nhất là các cụ già. Và đấy là lý do giải thích
sự khởi sắc của một số lễ nghi, tập tục qua các hội làng quê. Tuy không mất đi
được, song những tổn thương thì rất khó hàn gắn. Những tổn thương đó đang
được trị liệu, song hành với những trị liệu đó, “văn hóa làng" đang đứng trước
một thách đố còn quyết liệt hơn nhiều làn sóng cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa
cơng nghiệp. Liệu có thể khoanh tay ngắm nhìn sự một đi khơng trở lại những
hình bóng q hương, những ngơi đình, những ngơi chùa thân thiết sâu thẳm
trong tâm thức người Việt chỉ còn là những <i>“Vang bóng một thời”?</i> Khơng!
“Văn hóa làng” chính là cái nơi ni dưỡng tâm hồn Việt Nam, góp phần hun đúc
nên bản sắc văn hóa dân tộc được vun đắp trong suốt chiều dài lịch sử mấy ngàn
năm, không có cái gốc đó, khơng thể có bề dày văn hóa hơm nay. Càng đi vào
hiện đại, càng tiến sâu vào quá trình vào quá trình hội nhập quốc tế, càng phải
biết gìn giữ, vun đắp cho cái gốc ấy. Đã mất gốc thì làm sao phát triển, và cho dù
kinh tế có tăng trưởng bao nhiêu mà văn hóa lại lai căng, mất gốc thì sự tăng
trưởng đó có chẳng có được bao nhiêu ý nghĩa.



</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<i><b>toàn cầu</b></i> đang nâng cao và làm phong phú thêm nền văn hóa dân tộc với sự hịa
quyện gắn bó giữa ba nhân tố: Nhà, làng và nước. Văn hóa nhà (gia đình), văn
hóa làng cũng vì thế có những nội dung mới, phong phú hơn, đa dạng hơn. Đấy
cũng là quá hiện đại hóa truyền thống và truyền thống hóa hiện đại.


Đấy là chưa nói đến chuyện, vào những thập kỷ cuối thế kỷ XX bước sang thế kỷ
XXI thế giới càng nhận thức rõ chính <i><b>văn hóa mới là động lực và sức mạnh của</b></i>
<i><b>phát triển</b></i>. Trong q trình tồn cầu hóa về kinh tế, mỗi quốc gia lại phải lo gìn
giữ và phát triển trong một thế giới đa cực và đa dạng.


Hãy nhìn vào ngơi đình làng, ngơi chùa làng, trừ một số ít được giữ gìn hoặc
đang được trùng tu, cịn lại thì đang tàn tạ, tiêu điều, bằng nhận thức ấy mới thấy
cần phải trả lại cho chúng cái chức năng văn hóa trong đời sống tinh thần của
người Việt Nam. Biết hiện đại hóa những tinh hoa của bản lĩnh văn hóa truyền
thống, nâng chúng lên một tầm mới trong sự nghiệp phát triển và hội nhập của
đất nước hôm nay chúng ta sẽ đến với thế giới bằng chính bản lĩnh của văn hóa
Việt Nam.


<i>Nguồn: Hà Nội ngàn năm</i>


Trang chủ > Suy ngẫm > Về luân lý và giá trị > Mỹ học


PHỎNG VẤN NGHỆ SĨ NHƯ HUY


<b>“Cần biết tiếp nhận những cái khác mình!”</b>


<b>Nguyễn Vinh thực hiện</b>


Sài Gịn Tiếp Thị




03:00' PM - Thứ
hai, 20/04/2009
<i><b>Qua các dự án mà tôi thực hiện, tham gia, hoặc chứng kiến, một số trong </b></i>


<i><b>những câu hỏi tôi thấy cơng chúng ln đặt ra, đó là vậy, ý nghĩa của tác </b></i>
<i><b>phẩm này là thế nào? Tại sao nghệ thuật lại phải như thế? hay, để nhại lại </b></i>
<i><b>chính tên của cuốn sách, “thế (này) mà (dám) gọi là nghệ thuật ư?”</b></i>


Như Huy, dịch giả cuốn <i>Thế mà là nghệ thuật ư?</i> (NXB Tri thức vừa phát hành)
cho biết. Và dưới đây là bài trao đổi của phóng viên SGTT với ơng về các vấn đề
chính mà cuốn sách triết học nghệ thuật này nêu ra như một chìa khố giúp bạn
đọc tiếp cận cuốn sách.


<i>Là dịch giả bản dịch tiếng Việt, cũng là người viết bình luận, và người thực hành</i>
<i>nghệ thuật đương đại, xin ông cho biết những lý thuyết được đề cập trong cuốn </i>
<i>sách này có độ cần thiết thế nào đối với đời sống nghệ thuật trong bối cảnh Việt </i>
<i>Nam hiện nay?</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

rõ, họ cho là không phải nghệ thuật.


Nhìn từ góc độ này, tơi cho rằng cuốn sách Thế mà là nghệ thuật ư?, trong hoàn
cảnh Việt Nam, là vơ cùng có ích bởi nó đã đề nghị cả một chuyến du hành thú
vị, từ chiều sâu – qua sự phát triển của các lý thuyết nghệ thuật, khơng chỉ ở Âu
Mỹ, mà cịn ở các khu vực khác của thế giới, phương Đông hay châu Phi – cho
tới chiều rộng – qua mọi biến cố về mặt văn hố, chính trị và xã hội là tiền đề cho
các cuộc thay đổi mô hình trong việc quan niệm về nghệ thuật. Chính chuyến du
hành vơ tiền khống hậu này, tơi nghĩ sẽ giúp chúng ta nhận thấy rằng, theo sự
phát triển của loài người, từ thời Hy Lạp cổ đại cho tới nay, đã có vơ số khái
niệm về nghệ thuật khác nhau, do chịu sự tác động từ các thay đổi về nền tảng
triết học, thẩm mỹ, hoàn cảnh xã hội hay văn hoá khác nhau, đã và đang xuất


hiện. Và cũng chính những kiến thức về các khái niệm nghệ thuật khác nhau mà
cuốn sách này, theo một phong cách rất gọn gàng và dễ hiểu, không đến mức triệt
tiêu được tất cả các câu hỏi như nêu trên, mà chuyển hướng nó, thành ra, ví dụ
như: <i>“vậy ngồi khái niệm nghệ thuật của ta, thì cịn có thêm những khái niệm </i>
<i>nghệ thuật nào khác nữa?”, “liệu việc dùng khái niệm nghệ thuật này để cắt </i>
<i>nghĩa một thực hành nghệ thuật thuộc khái niệm khác có là thoả đáng khơng?”</i>
hay <i>“phải chăng khi coi các thực hành của những nghệ sĩ đương đại là lười </i>
<i>biếng, lừa dối, hay các bài viết diễn giải là “văn vở”, thì lúc đó chính ta đang có </i>
<i>chút bất cơng với họ?”</i> Trong mơi trường tiếp nhận nghệ thuật tại Việt Nam ngày
nay, với kinh nghiệm chủ quan của mình, tơi nghĩ dạng câu hỏi sau này là vơ
cùng cần thiết.


Và cũng vì lý do này, tôi cho rằng những cuốn sách như cuốn sách này là rất cần
thiết cho chúng ta.


<i>Trong cuốn sách này, Cynthia Freeland nhiều lần tham chiếu quan điểm nghệ </i>
<i>thuật của John Dewey và Danto – cho nghệ thuật như một tiến trình dấn thân về </i>
<i>nhận thức và đặt ra vấn đề văn cảnh, hay xa hơn là tính “nới rộng về nhận thức”</i>
<i>(Irwin). Và một cách can đảm, cuốn sách hướng đến sự mở rộng (bao dung) </i>
<i>phạm vi quan niệm nghệ thuật, giải trung tâm/không thừa nhận các định nghĩa </i>
<i>kiểu tất định luận, hay các phương pháp dựa trên thiên kiến dẫn đến tự hạn hẹp </i>
<i>trong cách nhìn, tư duy… Nhưng chính nó lại nhấn mạnh yếu tố cần phải có sự </i>
<i>thơng diễn, diễn giải… Có gì mâu thuẫn ở đây?</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

“đa nguyên” và làm cho anh cảm thấy có đơi chút mâu thuẫn nào chăng? Tuy
nhiên, như anh thấy, trong môi trường Việt Nam hiện nay, nhiều người có nhận
định rằng trong phạm vi thế giới nghệ thuật có sự tồn tại đồng hiện của rất nhiều
khuynh hướng sáng tác và tiếp nhận khác nhau. Nên việc có một bức tranh tồn
cảnh (dù sơ phác) về các lý thuyết hay khái niệm nghệ thuật khác nhau, để từ đó
rút ra các hành xử cho mình, cả trong thực hành nghệ thuật – làm cho nghệ thuật


của bản thân trở nên đa dạng hơn, lẫn trong việc tiếp nhận nghệ thuật – chấp nhận
được những cái khác mình, hẳn là điều rất cần thiết cho chúng ta!


<i>Nguồn: Sài Gòn Tiếp Thị</i>


Trang chủ > Suy ngẫm


<b>Tri thức và trí thức</b>


<b>GS. Nguyễn Ngọc Lanh</b>


Vietnamnet.vn



02:01' PM - Thứ
sáu, 17/04/2009


<i>Trong xu hướng tiến hóa của xã hội, vai trị của tri thức và trí thức ngày càng </i>
<i>quan trọng hơn. Bài viết thứ hai của Giáo sư Nguyễn Ngọc Lanh trong chủ đề </i>
<i>thảo luận <b>"</b><b>Trí thức Việt Nam"</b> phân tích một số nhận thức về vai trị của tri thức.</i>


<i>>> Xem bài trước:</i><b>Suy nghĩ về khái niệm trí thức</b>
<b>Tiến hố xã hội</b>


Thời kỳ mơng muội, con người vừa tách khỏi thú vật nên không chịu thua con
thú nào về mức sử dụng cơ bắp, do vậy cũng không chịu kém chúng về mức vất
vả, nhọc nhằn. Lao động chân tay là độc tôn, được đề cao tuyệt đối. Đứng đầu bộ
lạc phải là người nổi trội về sức mạnh cơ bắp. Trong truyện cổ tích, các anh hùng
càng phải có sức mạnh cơ bắp – là thứ mọi người ao ước, tôn thờ. Anh hùng cổ
tích dẫu có phép thần thì chung qui cũng chỉ để phát huy loại sức mạnh gân cốt
này. Đức Thánh Gióng dùng roi sắt quật rồi nhổ cả bụi tre phang vào giặc Ân,


còn con ngựa sắt phải... hét ra lửa đốt kẻ thù, thậm chí nó phải... biết bay để mang
ngài lên trời! Toàn là sức cơ bắp.


Con người khác con vật là có hai tay, lại được điều khiển bằng bộ não đã phát
triển cao, nên bàn tay ngày càng khéo léo. Nhưng điều quan trọng hơn là, nhờ bộ
não, con người thu được kinh nghiệm (con vật chưa chịu kém) và tạo ra tri thức
(con vật đành thua). Và đây là mới chính là nguyên nhân cốt lõi và vĩnh hằng của
tiến bộ xã hội. Mọi nguyên nhân khác, nếu có, chỉ là phụ và tạm. Quá nhấn mạnh
những nguyên nhân phụ sẽ gặp rắc rối không chỉ về nhận thức.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

điều này tồn tại rất lâu dài, đến nay vẫn thể hiện ở phong tục thờ cúng tổ tiên,
trong đó mọi việc lớn trong gia đình đều được trình báo và xin ý kiến “người
càng già, càng tốt” – chính là tổ tiên nhiều đời, nên nhiều kinh nghiệm.


Xã hội càng công nghiệp hoá (đồng nghĩa với tăng khối tri thức và giảm giá trị
của kinh nghiệm) thì việc vái tổ để “xin ý kiến” sẽ giảm mà chủ yếu để tỏ lòng
biết ơn. Do vậy, từ khi xã hội tạo được lớp người “chuyên sản xuất tri thức” thì
tốc độ tiến hoá biến đổi về chất: các cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật cứ ngày
càng dồn dập.


Nếu khả năng sáng tạo của bộ não là vơ hạn thì trí nhớ lại hữu hạn, do vậy trước
sau con người cũng phải tạo ra chữ viết để khối tri thức và kinh nghiệm lưu tạm
thời trong não (là tài sản cá nhân) được lưu lại lâu dài trong sách vở (thành tài sản
chung).


Con người “ngộ” ra rằng tri thức thật quan trọng; do vậy từ khi có chữ, xã hội bắt
đầu có trường lớp khiến số người lao động kỹ thuật và trí óc tăng nhanh, đẩy hiệu
quả lao động của xã hội còn tăng nhanh hơn nữa. Dường như chúng ta tri ân chưa
đủ mức đối với người tạo ra chữ quốc ngữ, thậm chí cịn “xét” xem có đáng tri ân
hay khơng.



<b>Trí thức trong liên minh</b>


Hơm nay, ai cũng nhận ra sự khác biệt về chất giữa lao động của nơng dân, cơng
nhân và trí thức, nhưng hơm qua thì chưa chắc.


Có thời, chúng ta nêu cao khẩu hiệu “tất cả cho sản xuất” và chia lao động thành
hai loại: trực tiếp sản xuất (công nhân, nông dân) và gián tiếp (trí thức, gồm cả
văn nghệ sĩ). Để gạt hẳn trí thức về phía “khơng sản xuất”, chúng ta nhấn mạnh là
“sản xuất ra của cải vật chất”. Thế thì nếu có liên minh, trước hết phải là liên
minh cơng – nơng, sau đó mới “xét” để xem liệu trí thức đã cải tạo đủ mức để
được tham gia hay không.


Bác nông dân dùng cuốc bổ xuống đất thì năng suất rất thấp, nhưng số mồ hôi và
calo tiêu thụ lại rất cao; do đó, thu nhập đã thấp lại chủ yếu dùng để ăn, phục hồi
sức cơ bắp. Trong khi đó chú cơng nhân lái máy cày thì năng suất khác hẳn, ít vất
vả hơn, mà thu nhập cao hơn (có dành khoản chi cho học tập của bản thân và con
cái).


Một câu hỏi ắt được đặt ra: ai dạy anh công nhân cách lái máy cày, ai sáng tạo cái
máy cày kia? Thực ra, câu hỏi này đã bị đặt ra rất muộn; và khi có câu trả lời thì
chúng ta bắt đầu có khối liên minh cơng – nơng – trí. Nhưng thực chất “liên
minh” này là thế nào?


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

nông làm nịng cốt, trong đó cơng nhân là giai cấp lãnh đạo, nông dân là đồng
minh tin cậy và lâu dài của cơng nhân, kết hợp với trí thức. Nếu học sinh nào nói
rõ “đây là trí thức XHCN” (ý nói đã được cải tạo) sẽ được thưởng điểm.


<b>Trí thức hố cơng nhân</b>



Muốn mọi nơng dân cũng sử dụng máy móc (tức là biến họ thành cơng nhân
nông nghiệp, để họ đỡ vất vả) là ý đồ tốt đẹp, nhưng không thể thực hiện bằng
kêu gọi, hoặc phát động phong trào thực hiện khẩu hiệu “công nhân hố nơng
dân” - vì đó là ảo tưởng. Nó ảo tưởng như thuở nào chúng ta “phát động” nông
dân phá bờ ruộng để hàng chục người trong hợp tác xã nơng nghiệp có thể cùng
cuốc đất trên một thửa đất.


Cách thực hiện ý đồ phải là cơng nghiệp hố đất nước ở trình độ cao (mà q
trình này khơng thể ngắn, khơng ít gian khổ) chứ không thể bằng khẩu hiệu hay
phong trào.


Nền kinh tế tri thức cịn cho phép mọi cơng nhân làm việc như trí thức; ví dụ,
dùng máy vi tính để cắt gọt kim loại, điều khiển robot cày ruộng, sản xuất hàng
hố cao cấp... Nhưng có được nền kinh tế tri thức càng không dễ.


Do vậy, từ bao năm nay tôi đã cố mà vẫn không hiểu nổi cái khẩu hiệu ồn ào một
thời: “trí thức hố cơng nhân” (và cả “cơng nhân hố trí thức”) trong khi nền kinh
tế nước ta cịn dựa vào lao động thủ cơng là chính!


Anh chị em công nhân nào muốn học tập để thành lao động trí óc thì rất đáng
khuyến khích, vì đó là quyền. Nhưng việc đề khẩu hiệu và thực hiện bằng phát
động phong trào thì lại khác.


Cịn khác hơn nữa, khi đất nước, gia đình và bản thân tốn bao cơng sức mới đào
tạo được một trí thức, thì lại muốn đơng đảo trí thức phải “cơng nhân hoá”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Xu hướng đánh giá sự tiến hố xã hội bằng trình độ văn minh xuất phát từ quan
điểm coi tri thức là động lực quan trọng nhất của sự tiến hoá. Hiện nay, người ta
thừa nhận nhân loại đã trải qua các thời kỳ: mông muội (hàng triệu năm); văn
minh nông nghiệp (hàng chục ngàn, thậm chí hàng trăm ngàn năm); văn minh


công nghiệp - ứng với chế độ tư bản giai đoạn đầu; văn minh hậu công nghiệp và
văn minh tri thức – giai đoạn hiện nay.


Cũng có khi con người phải dùng bạo lực cách mạng để giải quyết bế tắc trong
q trình tiến hố xã hội – đó là khi sản xuất bị đình đốn. Thực chất, đình đốn sản
xuất có ngun nhân sâu xa từ hoạt động sáng tạo tri thức bị kìm hãm, lớp trí
thức khơng có mơi trường tự do cần thiết để sáng tạo. Tuy nhiên, các cuộc cách
mạng nhằm thay đổi chế độ sẽ ngày càng giảm bạo lực, rồi khơng đổ máu, tiến
tới ơn hồ, tranh thủ sự đồng thuận, mà sự biến đổi xã hội vẫn không kém sâu
sắc.


Các nền văn minh ngày càng ngắn lại để chuyển sang nền văn minh mới mà
nguyên nhân vẫn là khối tri thức tích luỹ với tốc độ ngày càng nhanh. Câu nói
“một ngày bằng 20 năm” chúng ta đã từng nghe nhiều để chỉ thời đại ngày nay.
Chế độ tư bản (ứng với văn minh công nghiệp) sẽ ngắn hơn chế độ phong kiến
(ứng với văn minh nông nghiệp) và càng ngắn hơn thời kỳ mông muội.


Chế độ tư bản, về nguyên tắc, không thể tồn tại quá thời gian lịch sử cho phép vì
nó cũng chẳng ít khuyết tật khơng sửa nổi. Nhưng nó mới trải có 500 năm, vẫn
đang hồn thiện, vẫn đang có đóng góp (ví dụ, khởi tạo ra nền văn minh tri thức),
do vậy chưa thể suy tàn ngay - như tôi vẫn cầu khẩn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

tư bản đầy đau khổ (giống như cách đây 80 năm Lênin đã từng sai và phải sửa).
Sai nhỏ thì nhan nhản, ví dụ khi chúng ta chọn học sinh cơng nơng trình độ tiểu
học bổ túc 2 năm (để “bỏ qua” cấp 2), tiến thẳng lên đại học (Y Hà Nội), may là
phần lớn họ thành lãnh đạo trong ngành y tế mà rất ít trực tiếp chữa bệnh.


Có người đã tính thử - dựa vào độ dài của các chế độ và nền văn minh trước nó -
để dự đốn chế độ tư bản cịn phát huy tác dụng tích cực và tồn tại bao lâu nữa.
Kết quả: khá lâu đấy. Có thể nền văn minh tri thức đủ thời gian kịp hình thành


trong chế độ này.


<i>Nguồn: Vietnamnet</i>


<b>Khát vọng Tình yêu & Hạnh phúc</b>



<b>Nguyễn Khắc Nho</b>


Khát vọng tình yêu & hạnh phúc, NXB Thanh niên



11:34' AM
- Thứ tư,
17/12/2008


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

Các bản tuyên ngôn nổi tiếng trên thế giới
này đều khẳng định Độc lập chủ quyền và
bình đẳng của các quốc gia dân tộc, quyền
của nhân dân, quyền của con người được
sống, được tự do và mưu cầu hạnh phúc. Đó
là những quyền lợi thiêng liêng, tạo hoá vốn
đã ban cho con người như vậy. Chủ tịch Hồ
Chí Minh cũng đã khẳng định điều đó và cịn
chỉ rõ: Đất nước độc lập mà nhân dân không
được hưởng tự do và hạnh phúc thì độc lập
ấy chẳng có nghĩa lý gì. Hạnh phúc quả là
khát vọng lớn lao, là mục đích cuối cùng mà
tất cả các dân tộc và tất cả mọi người đều
hướng tới.



Nhưng con đường để mưu cầu hạnh phúc của mỗi dân tộc, của mỗi người lại khác nhau. Có
người đã vươn tới đỉnh cao của vinh quang hạnh phúc, có người chỉ thấy hạnh phúc thống
qua, có người suốt đời đi tìm hạnh phúc mà chưa thấy, có người đi tìm hạnh phúc nhưng con
đường lại dẫn dấn bất hạnh. Vậy con đường nào dẫn tới hạnh phúc đích thực cho con người, đó
quả là một câu hỏi lớn, nhưng lại rất thiết thực trong cuộc sống hàng ngày.


Sống trong thời kỳ đổi mới và mở cửa của đất nước, trong cơ chế thị trường và xu thế tồn cầu
hố; do kết quả phát triển kinh tế xã hội, nhờ những thành quả tiến bộ của khoa học cơng
nghệ... cuộc sống đang có rất nhiều điều đáng mừng, mà ai cũng có thể cảm nhận được: Nhờ
các phương tiện thông tin hiện đầu con người ngồi ở trong phịng có thể xem trực tiếp, trao
đổi, hiểu biết tình hình cả đất nước và cả thế giới. Mức sống và chất lượng cuộc sống đang
thay đổi nhanh chóng, rộng mở, kỳ diệu và nhiều lần hơn xưa. Cuộc sống và con người ngày
càng đáng yêu, đáng sống biết bao!


Song cuộc sống cũng đang đặt ra các vấn đề: Các hiện tượng xuống cấp về đạo đức, lối sống,
các tệ nạn xã hội, chủ nghĩa cá nhân thực dụng, phân hoá giàu nghèo, việc coi nhẹ những giá
trị truyền thống xã hội nhân văn, nạn ô nhiễm môi trưởng, phá vỡ cân bằng sinh thái... đã gây
ra những bức xúc bất bình trong xã hội, làm giảm mất đi niềm vui, tình yêu và hạnh phúc của
con người, giảm niềm tin về tương lai hạnh phúc trong cuộc sống.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

Những tiêu chuẩn, giá trị về tình yêu và hạnh phúc của con người sẽ có gì thay đổi, điều gì
phải giữ gìn bảo vệ, điều gì phải đổi mới, để con người và xã hội hiện đại sống hạnh phúc hơn
xưa. Để chúng ta luôn luôn khẳng định: cái quý nhất của con người là cuộc sống! Cái đẹp
chính là cuộc sống! Cây đời mãi mãi xanh tươi! Tơi viết những dịng chữ này hồn tồn là do
những thực tế thơi thúc hàng ngày ở chính ngay gia đình, họ hàng, cơ quan, làng xóm, q
hương, đất nước mình.


Những khái niệm về "tình yêu và "hạnh phúc", về "mọi người" và "mỗi người", về "mục đích",
"phương pháp" và "tương lai"... là những điều ai cũng thường nghĩ tới hàng ngày, chi phối mọi
hoạt động của con người, rất thiết thực và cũng là muôn thuở. Cuộc sống đã tạo ra các khái


niệm đó, trong mỗi con người nó ln xuất hiện lúc thôi thúc, lúc lấp lánh, lúc trào dâng, và có
' lúc trong âm thầm sâu lắng. Vốn là những khái niệm riêng lẻ nhưng lại có quan hệ hữu cơ
móc xích với nhau, tạo nên cuộc sống thống nhất khơng thể tách rời. Có thể do vơ tình mà từ
lúc còn trẻ cho đến khi tuổi già, có khi suốt cả cuộc đời mà ta vẫn chưa hiểu đầy đủ các khái
niệm đó. Nhưng dù sao nó vẫn cứ cùng con người đi tới tận cùng trời cuối đất và còn nối tiếp
phát triển mãi mãi. Hiện nay những khái niệm đó, thường mỗi người có những quan niệm và
hiểu biết khác nhau, có khi đối lập với nhau, cho nên rất cần góp thêm nhiều lợi bàn, tâm sự
trao đổi, từ xã hội đến gia đình, đến tận đáy lịng thầm kín nhất trong trí tuệ và tâm hồn mỗi
con người.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

đi tới tình yêu và hạnh phúc. Mỗi người có một hồn cảnh riêng, vịng đời tuy có bạn, nhưng
khát vọng lại lớn lao. Người cao tuổi thường chiêm nghiệm cuộc sống đã qua, gửi lại kinh
nghiệm niềm tin vào thế hệ trẻ. Thế hệ trẻ biết đứng lên vai các thế hệ di trước để học tập, lao
động, sáng tạo, vươn lên cuộc sống cao đẹp hơn nữa - đỉnh cao của mọi khát vọng.


Cuộc sống rộng lớn như đại dương mênh mông, biến động như phong ba cát bụi, phát triển kết
tinh như đơm hoa kết trái. Tiểu luận này - mẩu chuyện cóp nhặt dơng dài tản mạn này, chỉ
mong gợi mở khơi dậy thêm được điều gì thiết thực về phương pháp, như tìm tia sáng nhỏ từ
hạt cát bụi, từ một giọt nước long lanh. Để góp thêm vào cuộc sống của con người muôn vàn
tia sáng, luyện nên thành ngọc thành vàng, như muôn vàn các vì sao lấp lánh ở trên trời và ở
trong lòng đất.


Khi chúng ta bước chân vào những năm tháng đầu thế kỷ 21, ở đỉnh mốc thời gian này, mỗi
người, mỗi gia đình, mỗi đất nước sẽ nghĩ gì về một thế kỷ đã qua, để rồi dự báo tương lai, gửi
gắm tâm tư khát vọng, cho cả một thế kỷ mới, một thiên niên kỷ mới!


<b>1. Tình u</b>


<i>Mỗi người từ khi cịn nhỏ đến khi lớn lên, ai mà chẳng cảm nhận thấy đã biết bao nhiêu lần </i>
<i>được người khác yêu quý và mình đã yêu. Những người thân yêu đã sinh ra mình, ni nấng, </i>


<i>chăm lo, vỗ về, che chở, gắn bó, sung sướng có nhau, khó khăn hoạn nạn có nhau, từ lúc ấu </i>
<i>thơ đến khi nhắm mắt xuôi tay... với tình yêu ruột thịt... </i>


<b>2. Hạnh phúc</b>


<i>Nhiều người đã suốt đời tu thân tích đức, làm điều thiện, làm phúc, để cầu mong cho mình, </i>
<i>cho con cháu họ hàng và quê hương được sống yên vui hạnh phúc. Các câu chuyện cổ tích </i>
<i>dân gian của các dân tộc trên thế giới này đều có một điểm chung giống nhau là gửi gắm </i>
<i>những ước mơ khát vọng ngàn đời về cuộc sống hạnh phúc của con người vào những bậc thần</i>
<i>thánh, những ông phật, bà chúa, cô tiên... có đủ phép nhiệm màu...</i>


<b>3. Mọi người </b>


<i>Nói về cuộc sống của con người trước hết là nói về các cộng đồng quan hệ xã hội. Vì bản chất</i>
<i>con người là tổng hòa các quan hệ xã hội. Những giá trị cống hiến của con người là phục vụ </i>
<i>cho mọi người và được mọi người ghi nhận. Điều kiện để cuộc sống con người có tình u </i>
<i>hạnh phúc phụ thuộc rất nhiều vào cộng đồng xã hội, vào mọi người. </i>


<b>4. Mỗi người </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

<b>5. Mục đích</b>


<i>Mỗi hành động của con người ln ln nhằm tới một mục đích nào đó. Tuổi trẻ thường có </i>
<i>nhiều mong muốn, ước mơ đẹp. Có ước mơ nhanh đến rồi lại vụt biến đi như bong bóng xà </i>
<i>phòng, hoặc như thần tiên trong các câu chuyện cổ tích. Có ước mơ theo đuối, thơi thúc suốt </i>
<i>cả cuộc đời...</i>


<b>6. Phương pháp</b>


<i>Thật ít có lĩnh vực nào địi hỏi có nhiều sự linh hoạt, sáng tạo, phong phú như phương pháp. </i>


<i>Một phương pháp cụ thể để giải quyết thành cơng một việc cụ thể địi hỏi một sáng tạo và </i>
<i>không bao giờ lặp lại y hệt như cũ. Cách mạng là thay cũ đổi mới theo sự vận động phát triển </i>
<i>của quy luật, luôn luôn là sáng tạo. Khi đã xác định được mục đích đúng rồi, có nhiều phương</i>
<i>pháp để đạt mục đích đó, làm thế nào để chọn được phương pháp tốt nhất...</i>


<b>7. Tương lai </b>


<i>Con người không chỉ lo cho cuộc sống hiện tại mà cịn ln lo cho thời gian sẽ đến. Cuộc sống</i>
<i>có phát triển bền vững, có triển vọng tốt đẹp, có tương lai huy hoàng, mới thật là cuộc sống </i>
<i>hạnh phúc.</i>


<i>Nguồn: Khát vọng tình yêu & hạnh phúc, NXB Thanh niên</i>
TIỂU LUẬN


<b>Bên cạnh đời sống vật chất</b>



<b>Huy Dung</b>


<i>GS Tim mạch</i>



10:27' PM
- Thứ sáu,
10/04/2009


<i>Đã làm người, “đã sinh ra ở trong trời đất” ai cũng muốn sống xứng đáng, </i>
<i>muốn thành công, hạnh phúc, cho nên ai ai cũng hiểu sự cần thiết phải ra sức </i>
<i>rèn luyện bản thân mình.</i>


Trong cái rèn luyện này điều thường bị bỏ quên là gì? Qn rèn luyện, ni


dưỡng tâm hồn. Điều qn hoặc coi nhẹ này vì sao là cực kỳ bất cập? Vì rõ ràng
trong cuộc sống hiện nay có sự sa sút nghiêm trọng của tâm hồn, nhân cách (và
văn hóa) ở bộ phận khá lớn của xã hội ta. Rồi sau này nữa, đến lúc nào đó nếu
con người ta chỉ cịn biết những gì thực lợi, thực dụng thì con người ta “có cịn là
CON NGƯỜI nữa không?”


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

*


Qua khá nhiều sách mới đây ở nước ngoài và cả trong nước (‘lược dịch’ hoặc
‘biên soạn dựa theo’), có thể thấy một tham vọng dạy ‘thành công’ (chỉ cốt thành
công thôi, ‘thành công’ bằng mọi giá) thông qua rất nhiều lời khuyên hành động
có kỹ xảo, nhiều chỗ thật tỉ mỉ tinh vi, kể cả không né tránh giả dối, thậm chí cho
phép ‘chân thành dỏm’ miễn làm sao chiếm được cảm tình người khác. Ơi thơi,
‘khơng thật lịng’ có thể lừa được người đấy, nhưng ngắn ngủi thôi. Con người ta
‘thức khuya mới biết đêm dài’ ‘đi đêm có ngày gặp ma’. Vả lại, phàm cái gì quá
nặng về hình thức thì thường sẽ rơi vào giả dối. Phải thành thực tại tâm mới bền,
mới là chân giá trị.


Thậm chí có gọi là ‘<i>sách học làm người</i>’, là ‘<i>nghệ thuật sống</i>’ mà quá vội vàng
những kỹ xảo, những ‘kỹ thuật’ sống với xu hướng nặng về vụ lợi thực dụng một
cách lộ liễu, thì rõ là lệch, sai về cơ bản, về phương pháp luận.


‘<i>Nghệ thuật sống</i>’ của tâm hồn thực ra mới là vấn đề gốc. Cuối cùng rồi mà xét,
trăm lần cái ‘ngọn’ mẹo vặt bề ngoài phù du, chẳng bằng một cái ‘gốc’ nghệ
thuật sống chân chất từ bên trong tâm hồn chân chính sâu bền.


Có câu hỏi: ở thời đại tin học, tốc độ, ở thời buổi thị trường kinh doanh, quá eo
hẹp thời gian, để thành cơng có nên chọn con đường ‘tắt’ thực dụng ấy cho nhanh
gọn và cũng đầy đủ rồi? Không, không phải như thế, và không thể như thế. Nếu
xuất phát điểm từ ngọn, từ bề ngoài như trên thì cách giao tế ứng xử đầy ‘tâm lí


học hiện đại’, đầy phương pháp ‘khoa học’ cao siêu và gì gì đi nữa thì vẫn là
khập khiễng, chưa chính danh, chưa chính trực. Mà cũng chỉ mới là một vế của
vấn đề.


Còn cần một vế nữa, ‘vế ’ gốc: tâm hồn. Tâm hồn sinh chính tâm và cả nhiệt tâm
với lịng say mê vơ bờ - gốc của sức mạnh và niềm vui cõi đời này. Những cái
này, ‘rốt cuộc lại’ quan trọng hơn sự khéo léo và thậm chí có khi cịn q hơn cả
sự minh bạch của trí óc. Khi giác ngộ <b>bằng cái tâm</b> cảm động thực sự thì sự
hăng say nồng nhiệt có thể sẽ trọn đời. Tâm hồn rèn luyện tu dưỡng thành cao
thượng, nhân hậu, thành thực, ngay thẳng, cương quyết, quảng đại (rộng lượng,
khoan dung, tha thứ), thông cảm, nhường nhịn - mà chữ của nhà Phật là ‘nhẫn
nhịn’ - thì trước sau sẽ toả sáng. Và nhất là tự mình có thể tự tơn tự trọng, tự
bằng lịng dù trong hồn cảnh nào – điều kiện không thể thiếu để tiệm cận hạnh
phúc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

Những suy ngẫm về rèn luyện, do vậy, tuyệt đối không theo hướng những‘xảo
thuật bí truyền’ dù có ai đó ‘tun bố’ rằng nó đã tạo nên ‘thành công’ ở những
nhân vật ‘thành đạt’ nào đó. Mà phải theo hướng rèn luyện từ gốc tức từ tâm hồn.
Nhưng về hướng rộng lớn này thì chúng ta cũng sẽ chỉ mới có thể bàn <b>hạn định </b>
<b>trong</b> một nội dung hạn hẹp nhất định, trong <b>nội dung ‘để làm người’</b> thôi. Chỉ
mới dám tập trung vào một góc nhỏ, vào các yếu tố phù hợp với đại đa số chúng
ta mà thôi.


Cái <i>‘gốc tâm hồn’ để ‘làm người’</i> như mỗi chúng ta dần dà đã nghiệm thấy là
quan trọng bậc nhất và có tính quyết định hạnh phúc. Nhưng rèn luyện nó đâu có
dễ. Vì lẽ ‘làm người’ với nghĩa ‘người’ có tâm hồn, nhân cách, đạo đức, lương
tâm - quả thật rất khó, Khổng Tử cũng từng nói “vi nhân nan”


Khơng những khó, lại khơng có sẵn một mẫu tâm hồn duy nhất gọi là lí tưởng
nhất, là tận thiện để chỉ cứ noi theo trong mọi trường hợp. Bởi vì cái tận thiện của


mỗi người khơng ai giống ai cả: chính đó là cái phong phú tuyệt diệu của nhân
loại.


Do đó mỗi người chúng ta, dù thấu đạt mọi nguyên lí rồi, vẫn cần thêm một nỗ
lực bền bỉ - vạch riêng phần nội dung cụ thể phù hợp nhất cho bản thân mình.
Trong lúc hoạch định nội dung rèn luyện đó, ta chú ý tránh phiến diện, phải bao
gồm cả phía vật chất và thân thể. Chúng ta biết tâm hồn (bên trong) và thân thể
(bên ngoài) thống nhất làm một, tinh thần và vật chất làm một, cá nhân và xã hội
làm một.


Mọi đổi mới đều phải bắt đầu từ tâm hồn vậy. Và cũng chỉ cái TÂM mình mới
dạy được mình đổi mới vì:


<i>“Khơng ai làm thầy mình</i>


<i>“tốt hơn là cái tâm của chính mình”</i>


Câu nói nghe ‘rất hiện đại’ này là lời Trang Tử đã 24 thế kỉ!


Trên dặm trường tu luyện gốc tâm hồn ấy, ta dần LÀM CHỦ <i>mỗi hành vi</i> của bản
thân, để rồi phần nào làm chủ (chí ít cũng ảnh hưởng đến)<i> số phận</i> mình. Và rốt
cuộc lại, đích ở cuối chặng đường phải là <i>tâm hồn thanh thản</i> .


Công cuộc rèn luyện tu dưỡng từ gốc tâm hồn nhằm nâng cao tâm hồn để làm
tròn chức năng làm người là một trong các việc quan trọng hàng đầu, mọi người
đều muốn hiểu kỹ, và rất nên thực hiện liên tục suốt đời.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

hồn vừa là khoa học lại vừa là nghệ thuật nữa.
*



<b>NHỮNG NỘI DUNG ĐẦU TIÊN CỦA RÈN LUYỆN, NI DƯỠNG, </b>
<b>CHĂM SĨC TÂM HỒN</b>


Sang thiên kỉ III rồi, có thể cảm nhận trong thực tế hai xu thế quý báu đang chớm
nở và lớn dần trong một bộ phận lớp trẻ có ý thức nhất:


1- Nổi lên ở họ nhu cầu tâm hồn muốn được mở rộng về phía cha ơng, tổ quốc,
cũng như mở rộng tới khoa học hiện đại nhất khắp toàn cầu.


2- Cũng nổi lên nhu cầu tâm hồn họ muốn đạt thư thái, tự do tuyệt đối, sự giải
thốt.


Ở một góc độ nào đấy, có thể thấy trong nội dung nhu cầu tâm hồn mà hiện nay
dần dần hình thành ở họ, có mường tượng một số nét của mẫu tâm hồn lí tưởng
tự ngàn xưa phương Đơng, ví dụ như: căm ghét sự tham lam tranh giành chiếm
hữu và sự tàn bạo cuồng loạn; trân trọng chí nhân, vị tha, vơ tư; không coi hưởng
lạc và tư dục là mục đích; đối lại, cầu tiến, khơng chờ đợi ai mà tự lập, và khi
thành công không khoa trương (chữ xưa là tâm trai); dám nghĩ dám làm, tự do tư
tưởng, không giáo điều sùng bái thần tượng.


Và trong đó cịn có những điều xét ra cũng rất đáng nằm trong phác thảo nội
dung mẫu rèn luyện tâm hồn như: không hiếu danh hiếu thắng biện bác tranh cãi;
không xét các giá trị theo hư danh; lắng nghe tiếng nói trong tâm hồn mình, tìm
tịi trong những kho tàng tinh thần đồ sộ; tập giữ thản nhiên, điềm đạm, khơng
giả dối.


Các thực tế trên có thể tham khảo khi ta phác thảo nội dung rèn luyện tâm hồn
riêng cho mình. Nhưng nói chung, mỗi khi lập phác thảo này vẫn nên theo
phương thức kinh điển, phải xuất phát từ những yếu tố cấu thành của Tâm, từ đó
mà xác định những nội dung rèn luyện.



Ba yếu tố của TÂM (đối tượng của tu luyện ở đây) là gì?


Là bao gồm 3 mặt, theo tâm lí học cận đại, mà theo tư tưởng Tuân Tử xưa cũng 3
mặt ấy:


 Lí trí (tri thức);


 Tình cảm (yêu ghét, mừng giận, buồn vui...);


 Ý chí (trong đó có nghị lực, có lực để lựa chọn hành động).


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

chọn những điều thiết yếu nhất: chọn phần ‘<i>để làm người’</i>. Sách xưa Ngạn Ngữ
cũng từng khuyên “<i>Gốc mọi sự học là học làm người</i>”. Trong đó ắt phải rèn
luyện cả ba mặt nội dung trên, nâng chúng lên cao mãi, và chỉ có con đường đó,
khơng có cách nào khác. Nó bao gồm rèn luyện từ lí tưởng, đạo đức, đến lối
sống, giúp hình thành nhân cách.


Trước tiên là khơng ngừng trau dồi <i>lịng nhân + lương tâm, và làm điều thiện</i> :
Trong sứ mệnh làm người có vấn đề sống cho ra sống, theo lẽ sống có TÂM
HỒN, dám đấu tranh theo<b> lương tâm</b>, theo lịng <b>NHÂN</b> (tức tính người: u
người, khơng hại người, khoan nhượng, trắc ẩn, không vong ân, phù hợp đạo giao
lưu – dung thơng).


Trong q trình tự <i>trau dồi</i> tự hồn thiện lịng NHÂN và LƯƠNG TÂM, nên
hàng ngày <i>tựtrắc nghiệm, tự kiểm tra</i> mình về <i>động cơ vị kỉ</i> và <i>động cơ vị tha</i>
trong <b>mọi hoạt động</b>. Vị tha không chỉ là làm một số việc từ thiện cho người tật
bệnh, nghèo khổ, thiệt thòi nhất, mà rất có ý nghĩa là làm những việc tốt giản đơn
cho người xung quanh, và cao nhất là dấn thân tự dâng hiến cho sự nghiệp phụng
sự Tổ quốc và giải phóng con người.



Như nêu trên, trong các nội dung trước tiên của tu luyện tâm hồn là rèn tập không
ngừng trong <b>LÀM ĐIỀU THIỆN</b>. ‘Làm điều thiện’ nghe thật dễ hiểu, song cần
chú ý mấy đặc điểm:


(1) phải đúng là xuất phát ‘từ bên trong’, nếu như chưa từ lịng bác ái - rộng tình
thương u như huynh đệ ruột thịt, thì cũng phải từ tâm hồn nhân ái giác ngộ lẽ
vị tha vô tư đích thực.


(2) Lại phải thường xun, khơng ngừng.


(3) Và đã trở thành một thói quen (tập qn): trong q trình rèn tập thói quen tốt
này, tối thiểu cần hình thành một kỉ luật tự giác trong lòng là gặp điều thiện cần
làm và khơng ngồi khả năng thì dầu nhỏ mấy cũng không bỏ qua. Kỉ luật ban
đầu, do làm ‘riết’ sẽ trở thành thói quen tốt.


Khi đã thành thói quen của lịng người thì nó khơng thể biến mất được, sẽ là đầu
mối mọi niềm vui.


Có bao nhiêu tính ‘thiện’ tự bên trong con người tốt thì sẽ có bấy nhiêu vẻ đẹp và
cao thượng hiện ra trước con mắt tinh đời của mọi người, chẳng gì che khuất mãi
được. Đó là <i><b>lượng giá của đời</b></i> bao giờ cũng công bằng dù cho nhiều khi công
bằng tới muộn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

<i>“Khi đạt được vương quyền, người ta phe phẩy như tai con voi động cỡn,</i>
<i>“Hưởng nó, chớ quên làm điều thiện.”</i>


Riêng những người ác và người xấu, chỉ bo bo giữ của, khư khư “giữ tủ” (dấu
kiến thức), hoặc nặng hơn - ích kỉ hại nhân .., thì phải làm sao? Chỉ biết rằng dầu
“giỏi” <i>đạo đức giả</i> đến mấy, rồi họ vẫn sẽ bị con mắt tinh đời dần dần nhận diện


ra. Họ cần kiên quyết tạo lại những điều cơ bản từ tâm hồn, nếu khơng thì khơng
cơ may thành ‘nhân’ được.


Những nội dung tiếp theo của rèn luyện tâm hồn là tôn trọng và <b>trau dồi chân </b>
<b>thiện mỹ; chí, khí</b>; những phẩm chất cao thượng cùng những tư tưởng thanh cao:


<b>CHÍ và KHÍ</b> khơng thể thiếu vắng trong tâm hồn mỗi con người chúng ta. CHÍ
là ý muồn bền bỉ đi tới đích. KHÍ là sức mạnh thể chất và tinh thần thường xuyên
cần thiết trên đường đi tới đích. Nội dung của chí và khí có thể là: chí tiến thủ,
chí kiên định, khí hạo nhiên .


<i>Chí tiến thủ</i> là khơng bao giờ tự mãn mà đổi mới khơng ngừng.


<i>Chí kiên định</i> là tính bất biến của tâm hồn trước vạn biến của phú quý, bần tiện,
uy vũ (theo cách dùng chữ của Mạnh Tử). Nhờ nó, con người ta mới mong dần
dần đáng bậc ‘trượng phu’. Nhất là trong cảnh ngộ nghèo khó, vẫn giữ được nhân
phẩm, ‘đói cho sạch rách cho thơm’. Trên suốt cả đường đời (với cái thế phơi
phới liền một mạch không bị ngưng cắt từng lúc) cho dù gánh nặng, đường xa,
nếu có chí kiên định thì:


<i>“Đã làm điều gì tốt, phải làm kỳ được, làm đến cùng, tới chết mới thôi,</i>
<i>“Con đường như thế chẳng là dài hay sao”</i>


(Sách Luận Ngữ).


<b>Khí hạo nhiên</b> từng được Mạnh Tử, Nguyễn Công Trứ bàn khá nhiều. Nó có liên
quan chuyện ni dưỡng tâm hồn. Có 3 chữ hạo, 1 là bầu trời mùa hạ, 2 là rộng
lớn mênh mông, 3 là sáng sủa. Để dễ hiểu, có thể coi <i>khí hạo nhiên</i> là cái sức
mạnh rất lớn, khảng khái, ngay thẳng, chính đại quang minh, nên thanh thản giúp
nhìn xa trơng rộng, hướng vào tư tưởng cao thượng. Lời thơ thật hào hùng


khống đạt:


<i>“Khí hạo nhiên chí đại chí cương</i>
<i>“So chính khí đã đầy trong trời đất …”</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

<b>RÈN TẬP NHỮNG PHẨM CHẤT CAO THƯỢNG</b> là nội dung quan trọng
của ‘rèn luyện từ gốc tâm hồn để làm người’. Những đức tính, phẩm chất ấy đều
mang tính lạc quan tươi sáng, chỉ nảy sinh từ những tâm hồn mạnh đã được rèn
luyện, ví dụ như :


 <b>Đức tin</b> mãnh liệt ở tất thắng của lí tưởng, ở bản thân mình (tự tin, khơng
sợ hãi);


 <b>Niềm hi vọng</b> không bao giờ đánh mất; thường hi vọng trên cơ sở giác
ngộ quy luật của phát triển vốn đa biến và rất năng động. Ý của Mạnh tử
xưa đẹp như thơ:


<i>“Cây lớn một ôm tay</i>
<i>“sinh từ gốc nhỏ này.</i>
<i>“Lầu chín tầng đồ sộ</i>
<i>“khởi đầu - hòn đất nhỏ</i>
<i>“Đi ngàn dặm thế gian</i>
<i>“khởi đầu - một bước chân.”</i>
(NHD tạm dịch)


 <b>Lòng say mê</b>, vui đời và hài hước; ngay cả lúc nguy nan, điều quan trọng
nhất là thản nhiên xử lí và có điểm vài nét thư duỗi và chất hài hước Việt
Nam nữa;


 <b>Tình u thương</b>, <b>đồng cảm</b>, cảm thơng, trắc ẩn đối với bản thân, với


thiên nhiên (từ trăng, biển, hoa, mng thú…), với đồng loại (gia đình,
người thân, bầu bạn, cộng đồng gần; rồi tổ quốc dân tộc mình, nhân loại).
xố tệ cục bộ điạ phương, đặt nghĩa cả trên lợi riêng;


 <b>Lịng tơn trọng</b> đã thành nếp, thành kỉ luật đối với sự thật, lẽ phải, chân
lí, pháp luật, đối với trách nhiệm và bổn phận mà mỗi người phải làm
tròn, rồi đối với mọi điều thiện và mọi vẻ đẹp, mọi phẩm chất và bậc hiền
tài. cho đến tôn trọng mọi người (cũng chính là tự tơn tự trọng vậy). Ngày
nay trong kinh tế thị trường khơng dễ tìm thấy những người thực sự có
phẩm chất ‘trọng nghĩa khinh tài’, biết ‘tôn đức quý hiền’.


Nội dung tiếp theo của rèn luyện tâm hồn là <b>TỰ VUN BỒI BẢN SẮC TÂM </b>
<b>HỒN VIỆT NAM.</b>


‘Tu dưỡng từ gốc tâm hồn để làm người’ là rèn tập những <i>phẩm chất cao thượng</i>
như vừa nêu trên, thì càng khơng thể khơng tập trung vào những phẩm chất tiêu
biểu nhất trong cốt lõi, bản chất sâu nhất của<i> truyền thống (bản sắc) tâm hồn Việt</i>
<i>Nam</i>. Đó là cái bản sắc giản dị mà sâu sắc đã giúp Việt Nam dù mấy ngàn năm bị
đô hộ, dù bị Mã Viện cho thu gom hết trống đồng đúc ra ngựa đem đi và đúc trụ
đồng đe doạ, dù bị Trương Thụ nhà Minh gom hết sách vở chở đi hoặc đốt sạch,
và đập nát hết bia đá xố sạch di tích lịch sử dân tộc (tàn bạo thâm hiểm


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

căn bản đã làm một trong các yếu tố chính giúp ta thắng giặc Mỹ mặc dù chúng
đã dùng tới 7 triệu tấn bom, hơn 6 triệu rưởi lượt lính Mỹ với 720 tỷ đô la, đã dã
man dùng dioxin (da cam) còn di hại thảm khốc nhiều thế hệ cháu con ta.


Có người ví von cái bản sắc ấy là cái gien (gene) của cộng đồng dân tộc ta, mà
nếu đem phân tích ra, ta có :


 u nước Việt Nam muôn vàn yêu thương, yêu cốt nhục đồng bào đã trải


bao đau khổ,


 Cần cù lao động, ‘chịu thương chịu khó’,
 Khoan dung về tín ngưỡng và tư tưởng,
 Người hồ hợp với người và với thiên nhiên,


 Coi trọng nghĩa tình, nghĩa tình làm gốc cho gan dạ bất khuất; bất khuất
để bảo vệ và phát huy nghĩa tình.


 Ưng xử cũng từ đó mà vừa cứng cỏi, vừa mềm mại, kiên nhẫn mà thơng
minh.


 Đầu óc thực tiễn nhưng truyền thống thanh lịch, không thực dụng trần trụi
thô thiển,


 Yêu thành ngữ-tục ngữ-ca dao, yêu văn học-nghệ thuật, tinh hoa văn hoá,
nền văn hiến, đất nước, lịch sử, con người Việt Nam mà nếu chẳng hiểu
biết được bao nhiêu (viện cớ bận sinh nhai, hoặc hoàn cảnh quá nhiều
năm xa quê hương) do chẳng chịu tìm hiểu và thật sự học tập nên, cứ như
mới trên trời rơi xuống thì cũng đáng lấy làm xấu hổ chứ.


 Khát vọng tự do. Ngay như cái khát vọng nhàn tản thuở trước có lẽ nên
hiểu là một khía cạnh của u tự do: cái nhàn minh triết nắm được quy
luật tất yếu của nhân sinh, thốt ngồi những quan niệm cổ hủ, tầm
thường, thốt ngồi những khen chê phàm tục, thăng chức đâu lấy làm
vinh, xuống chức chẳng lấy làm nhục, giữ ung dung tự tại, thế là tự do
vậy.


Khi tu luyện tâm hồn bằng vun bồi bản sắc tâm hồn Việt Nam truyền thống ấy, ta
quan niệm rõ sự <b>không bất biến</b>, cho nên vừa cần bảo tồn vừa <b>cần nâng cao</b>.


Bản sắc tâm hồn Việt Nam ln động – phát triển theo hình trơn ốc, ta trở lại là ta
nhưng ở ‘đỉnh’ (mức) cao hơn. Nên sẽ mãi là tinh tuý nhất và cô đọng nhất. Mỗi
chúng ta luyện tâm hồn để luôn ngang tầm đó.


Ta hiểu rõ trong bản sắc tâm hồn Việt Nam <b>có tính nhân loại</b>. Có thể nghĩ rằng
những ‘bẳn sắc’ nêu trên không phải chỉ Việt Nam mới có, đâu phải đặc thù riêng
Việt Nam? Đúng, nhiều điểm trong đó mang tính tồn nhân loại, tuy nhiên vấn đề
là ở đậm độ khác nhau: ở người Việt Nam chúng đậm đặc hơn, nổi trội lên trong
một thời gian lịch sử khá dài lâu. Nhà thơ Huy Cận nói:


<i>“đi sâu vào hồn ta, ta gặp dân tộc;</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

Cho nên mỗi chúng ta rèn luyện những phẩm chất trong bản sắc tâm hồn dân tộc
ta, chỉ từ đó ta mới đủ căn bản và bản lĩnh để dễ dàng tiếp cận tâm hồn các dân
tộc khác và hồn nhân loại. Ta tuyệt đối không kì thị chủng tộc, khơng bài ngoại,
mà thích thú <b>chọn lọc</b> tinh hoa thế giới để tiếp thu, nhất là trên đường hiện đại
hoá nước nhà. Ở phạm vi vĩ mô cả nước ngày nay, phương châm “linh hồn, đạo lí
Việt Nam + kỹ thuật, thực hành Âu Mỹ” là hợp lí và hồn tồn khơng ngược với
nội dung tu luyện tâm hồn bằng vun bồi bản sắc tâm hồn Việt Nam nêu trên.
Những nội dung tiếp theo bao gồm những rèn luyện khá cụ thể như tự bồi dưỡng
học vấn, nghề nghiệp, như giữ lời hứa, đúng giờ, chỉ yêu thương chống đố kỵ
ghen tỵ, ln sửa mình v.v.. nhưng khái qt lại, bao quát hơn, có thể gọi gộp là
tự <b>RÈN TẬP NHỮNG THĨI QUEN CƠ BẢN MANG TÍNH CHẤT BẢN </b>
<b>LỀ.</b>


Gọi là ‘thói quen’ với nghĩa do rèn luyện kĩ, bền bỉ tới mức ‘tiêu hoá’ nhuần nhị,
đồng hoá hẳn thành của riêng mình, tới mức mỗi lần mình tiến hành những việc
tốt ấy thì hầu như sẽ khơng còn phải tốn năng lượng hay cố gắng quá mức nữa,
ngược lại quen đến mức không làm những việc tốt đó sẽ thấy khó chịu.



Cũng cần xác định chọn rèn tập thói quen nào vừa cơ bản vừa mang tính bản lề
(ta sẽ tạm gọi tắt là ‘thói quen cơ bản-bản lề’). Dưới đây là<b> 3 ví dụ</b> về thói quen
cơ bản-bản lề:


1. <b>Thói quen ‘điều khiển tư tưởng trong MỖI hành động’</b>, theo thiển ý chúng
tơi, là một trong các thói quen hệ trọng hàng đầu. Nội dung nó là thói quen ‘ln
vận dụng trí lự’ để lượng giá phán đốn và tỉnh táo lựa chọn phương án (cách) xử
trí tối ưu, ‘ln vận dụng ý chí để chủ động’, ‘để làm chủ bản thân’ về mọi mặt.
Cẩn trọng ‘lựa chọn’ hành vi thích ứng và hành động chính xác như thế đều
nhằm đích thành cơng.


<i>Phương pháp luyện</i> thói quen tốt đó là một ‘phương pháp động’ nghĩa là do ln
tìm tòi, đặt vấn đề, trao đổi, đối thoại, so sánh, chịu khó suy ngẫm cân nhắc…
Tóm lại, khơng là sự tiếp nhận thụ động, bắt buộc mà là sự thích thú tự nguyện
giành đoạt lấy. Q trình tiến hành sinh động thú vị hấp dẫn; cho nên kết quả đạt
được có thể rất đẹp, có khi ở mức độ một nghệ thuật - ‘nghệ thuật’ tư duy và
hành động. Một “phương pháp động” tương tự như thế đã được ứng dụng trong
sự đổi mới giáo dục trên thế giới và được đánh giá là biểu hiện lớn nhất của sự
đổi mới đó trong thế kỷ qua; nó giúp đào tạo khả năng suy nghĩ, tìm tịi, sáng tạo.
Trong cách luyện ‘Thói quen’ nói trên, có ba giai đoạn rèn tập :


(1) học hồ mình vào cơng việc;


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

(3) luyện bình tĩnh để giữ sáng suốt.


Nội dung giai đoạn 2 – tập suy tư hữu hiệu tìm ý tưởng hay – thường là sự hình
dung ra những thuận lợi, những thiệt hại; tư duy suy xét ấy phải sâu, toàn diện, kĩ
càng tới tận cùng sự tiến triển; trong q trình đó mài sắc quan sát, lắng nghe, suy
luận, sàng lọc thông tin, loại bỏ những thông tin ‘vớ vẩn’ làm nhiễu, phải tồn
diện nhưng phân biệt chính phụ rõ ràng. Rèn khả năng này một cách cần mẫn bền


trí qua thực tiễn ‘có hồn’ (khơng là thực tế bị bng trơi vơ ý thức) có rút kinh
nghiệm, nhất là đối với các thất bại, va vấp.


<i>Lợi ích</i> của ’thói quen’ này rất lớn, giúp ta trở thành người có ý thức, chín chắn
hơn. Mỗi hành động đều được kiểm sốt từ khởi đầu, kể từ khi nó chớm phác
thảo rồi được cho phép bằng một ‘quyết định’ của chính mình. Thói quen này
điều khiển được tư tưởng tập trung, đào sâu, tìm tịi, suy tính, cân nhắc. Bởi vậy
các nỗ lực dường như đều dồn hướng vào, góp phần vào mục tiêu đang phấn đấu.
Do đó mỗi cơng việc sẽ đạt hiệu năng cao nhất.


Hơn nữa, do cẩn thận suy tư tiên liệu những khả năng tình huống xấu nhất cho
nên sẽ ít bị những bất ngờ xấu, sẽ không xảy những hành vi thiếu suy nghĩ, tránh
được các khinh suất, các sơ hở ngây ngơ, giảm bớt sai lầm. Thực chất đó cũng
bao gồm vấn đề chuẩn bị, tức là có liên quan thói quen cơ bản-bản lề thứ 2:


<b>2. Thói quen chuẩn bị</b> cũng quý báu và quan trọng không kém. Cần tạo thành
thói quen tốt ‘ln thận trọng chuẩn bị’. Sách Trung Dung từng nêu:


“<i>Làm việc gì có <b>chuẩn bị</b> trước thì thành tưụ,</i>
<i>khơng <b>phịng xa</b> thì hư hỏng.</i>


<i>“Lời nói có <b>chuẩn bị</b> trước thì khơng vấp, …</i>
<i>“Tính nết có <b>tính trước</b> thì mới khơng sinh lầm lỗi”</i>


Cịn thuật xử thế Cổ Ấn Độ (trong ‘Panchatantra’ tức là ‘5 quyển giáo huấn’) thì
nhấn mạnh:


“<i>Khơng được làm việc gì mà nhìn chưa kĩ càng,</i>
<i>chưa nghe, chưa hiểu, chưa kiểm tra tỏ tường…”</i>
<i>“Hành động mà không xem xét kĩ, sẽ phải hối hận”</i>


Như thế có nghĩa là ‘thói quen chuẩn bị’ tạo nhiều <i>lợi ích</i>:


 Tạo xúc cảm dương, giảm xúc cảm âm (dẫn tới stress), rất thiết thực cho
<i>phịng chống stress vậy.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

(với những gì sắp xảy ra).


 Nó cịn tăng lên gấp bội các<i> cơ hội thành công.</i> Ở đời, ta bỏ lỡ khá nhiều
lần những cơ hội thành công qúy báu như thế! Thường chỉ vì tính sơ sài
đại khái, hoặc vì lười biếng suy nghĩ cho khâu chuẩn bị, lại cứ đổ tại cái
‘số’ không may mắn!


3. <b>Nếp ‘Phát triển nội sinh’</b> là một ‘thói quen cơ bản-bản lề’ nữa thật cần thiết.
Nó là sự phát triển thường xuyên nội lực của tâm hồn. Rồi bằng nội lực ấy (của
tâm hồn) thúc đẩy mọi sự phát triển bản thân, sự tiến triển mọi công việc. ‘Phát
triển nội sinh’ là như thế. Điều đó làm riết sẽ thành nếp như kỷ luật, thành thói
quen tốt. Có thể định nghĩa ‘nếp <i>phát triển nội sinh’</i> là tập quán đưa tâm hồn vào
làm nguồn lực bên trong của mọi sự phát triển. Những người như thế sẽ luôn
vượt lên trên cảnh tầm thường.


Khi bắt đầu xây dựng cho mình nếp phát triển nội sinh, cũng cần căn cứ sự nhận
dạng thuộc tính của tâm hồn mình để cho phù hợp nhất: ví dụ xét xem tâm hồn
mình là thuộc nhóm tâm hồn nhạy cảm hay là nhóm tâm hồn hoạt động?


 Đối với tâm hồn <i>nhạy cảm</i> cần uốn nắn để thật thăng bằng, đúng đắn,
thích hợp, và tế nhị (khơng ồn ã, ồ ạt, lộ liễu, cực đoan).


 Đối với tâm hồn <i>hoạt động </i>(như đã sẵn động cơ mạnh cho con tàu), thì
cần ghép một bánh lái tốt, đó là trí tuệ. Bản thân ‘trí tuệ bánh lái’ ấy, về
sau lại nhờ chính động cơ ‘tâm hồn hoạt động’ kia mà trở nên hiệu lực


hơn nữa. Sự say mê đặc biệt của một ‘tâm hồn hoạt động’ nếu có trí tuệ
định hướng tốt thì nếp ‘phát triển nội sinh’ sẽ mỹ mãn.


<i>Cần bàn thêm đôi điều nói chung về các thói quen cơ bản-bản lề vừa nêu</i>. <b>Sức </b>
<b>mạnh của thói quen nói chung thật kì lạ</b>: cịn có thể quyết định cả <b>phẩm hạnh </b>
<b>lớn</b> cho suốt cuộc đời nữa. Nhờ chúng mà dần dần hình thành : nghị lực; lịng
ham học và sửa mình để cầu tiến bộ (với quyết tâm ở mức ‘phẫn nộ cầu tiến’);
đức tính cơng bằng trong mọi hồn cảnh, với tinh thần sáng suốt. Chúng cịn tạo
những khả năng khó hơn bội phần ví dụ như khả năng đoàn kết, uy lực tinh thần
hoà giải mọi bất đồng, khả năng hồ đồng, xố mọi thành kiến và cả óc điạ
phương cục bộ, rồi lịng tơn đức q hiền, trọng nghĩa khinh tài (ở trên có nhắc
tới) v.v..


Có điều thuận lợi là khi đạt thêm được một thói quen tốt thì nó như kéo theo cả
chùm vì chúng gắn với nhau thành phức hệ. Cơ hồ như tu luyện được một thói
quen tốt thì tuồng như nó càng thúc đẩy ta quan tâm nuôi dưỡng tâm hồn nhằm
đạt thêm một thói quen tốt nữa. Do đó càng thấy việc đạt cho kì được 3 thói quen
tốt cơ bản-bản lề đầu tiên là quan trọng đến dường nào.


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

chỉ cần một điều kiện duy nhất: tính kiên trì bền bỉ bởi vì ‘thói quen’ khơng phải
một sớm một chiều mà đã đạt. Đạt được rồi, vẫn cần tính kiên trì bền bỉ ấy bởi vì
phải chăm lo duy trì nó bằng cách tiếp tục luyện mãi, nếu khơng, nó có thể mai
một, triệt tiêu.


Tóm lại, rèn luyện các thói quen tốt như trên là con đường bắt buộc mà khả thi để
rèn luyện tâm hồn từ gốc. Thực hiện liên tục không ngừng, không quên, dồn vào
đó tất cả trí lực, thể lực, thời gian, tồn bộ lửa nhiệt tình và say mê.


</div>

<!--links-->

×