Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

nơi nguyễn du viết truyện kiều nơi nguyễn du viết truyện kiều khuê việt trường nhà thơ lớn của việt nam nguyễn du đã từng hỏi ba trăm năm nữa trong thiên hạ ai sẽ là người khóc tố như ông sinh năm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (35.09 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Nơi Nguyễn Du viết truyện Kiều



<b>Khuê Việt Trường</b>


Nhà thơ lớn của Việt Nam, Nguyễn Du đã từng hỏi: Ba trăm năm nữa trong thiên
hạ, ai sẽ là người khóc Tố Như? Ơng sinh năm 1765 tại Bích Câu - Thăng Long,
huyện Nghi Xuân - Hà Tĩnh và mất năm 1820.


Cho đến nay, Truyện Kiều vẫn ln đóng một vai trị quan trọng trong đời sống
văn hóa Việt Nam. Bên cạnh đó, Truyện Kiều cịn được dịch ra nhiều thứ tiếng,
mức độ lan tỏa càng sâu rộng. Về thời gian Nguyễn Du viết Truyện Kiều, có
nhiều ý kiến khác nhau bàn luận. Có người cho rằng ông viết Truyện Kiều trước
khi đi sứ sang Trung Quốc, trong thời gian làm cai bạ ở Quảng Bình (1804-1809).
Ngay sau khi ra đời, truyện được phổ biến nhanh chóng, bản Truyện Kiều hiện
còn lưu giữ cổ nhất là bản in vào năm 1871, nghĩa là 51 năm sau ngày ông mất.
Giờ đây, tại khu lưu niệm của ông ở thôn Hồng Lam, Tiên Điền, huyện Nghi
Xuân, Hà Tĩnh mỗi ngày có biết bao nhiêu người tìm tới. Nơi đây trở thành điểm
nhấn văn hóa độc đáo và là nơi để dừng chân, tìm dấu vết của một nhà thơ lớn.
Năm 1965, Hội đồng Hịa bình thế giới ra nghị quyết kỷ niệm 200 năm ngày sinh
đại thi hào Nguyễn Du trên tồn thế giới. Lúc đó, việc xây dựng Khu lưu niệm
Nguyễn Du đã được thực hiện, nhưng đây là giai đoạn chiến tranh nên dự án này
đành phải chờ đợi. Mãi đến ngày 14-6-2002, Ban quản lý di tích dịng họ Nguyễn
Tiên Điền và đại thi hào Nguyễn Du mới được thành lập, ngay trên mảnh đất
thuở sinh thời gia đình và nhà thơ đã sống. Cuộc trùng tu trở lại kéo dài đến năm
2004. Từ đó đến nay, nơi mảnh đất văn hóa này ngày càng thu hút nhiều người
đến tham quan.


Chúng tôi bước chân vào không gian thênh thang thơ rợp bóng cây ấy như có
cảm giác đang nghe đâu đó văng vẳng những câu Kiều: "Trăm năm trong cõi
người ta/ Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau...". Cái trăm năm trôi qua lặng lẽ
trong nắng, trong khe khẽ bước chân người trên lối đi râm mát.



Qua chiếc cổng nhỏ, nơi bán những món quà nhỏ đậm chất văn chương là bức
tượng đồng Nguyễn Du được làm theo mô phỏng từ văn chương và lời kể vì ơng
khơng để lại một tấm ảnh nào cho hậu thế. Tượng cao 1,5m, bệ tượng cao 2,5m,
diễn tả cảnh ông đang ngồi một tay để sau lưng, một tay gác lên đùi nhìn ra
cánh đồng như đang tìm tứ thơ. Bên trong khu di tích là phịng trưng bày với ba
chủ đề quê hương, dòng họ; thân thế và sự nghiệp Nguyễn Du; ảnh hưởng của
Truyện Kiều trong nước và thế giới. Bắt gặp nơi đây bao nhiêu hiện vật được lưu
giữ kỳ công như những bản Truyện Kiều từng xuất bản trên thế giới, thư pháp
Truyện Kiều lớn nhất, dài nhất Việt Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

1940", có thể biết được ngôi nhà thờ đã gần 70 năm xây dựng, giờ đây ai đến
cũng thắp một nén nhang tưởng nhớ. Đàn tế và bia đá cách đó khơng xa do ông
nội đại thi hào là Nguyễn Quỳnh xây dựng vào năm 1762 nhằm thờ phụng và ghi
nhớ công ơn cha mẹ. Trong khn viên khu di tích gần đó là cây muỗm (miền
Nam gọi là xồi) và cây móng cũng do ơng Nguyễn Quỳnh trồng nay vẫn tỏa
bóng mát làm dịu bước chân khách.


Ngồi ra, chúng ta cịn bắt gặp bia Cầu Tiền khắc tên những người đóng góp tiền
xây dựng cầu cho dân làng qua lại năm 1740.


Bước chân vào khu lưu niệm để gặp dấu tích thời gian, gặp những hàng cây trăm
năm, gặp lá nhẹ rơi và gặp hồn thơ đang ở lại... Đó là cái cảm giác khi Nguyễn
Du viết Truyện Kiều để bao năm sau, tác phẩm bất hủ này vẫn ở lại với cuộc đời!
K.V.T


</div>

<!--links-->
đề cương câu hỏi thảo luận văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ 18_nửa đầu thế kỷ 19
  • 7
  • 2
  • 14
  • ×