Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Tỷ lệ mất ngủ và các yếu tố liên quan trên phụ nữ mang thai ba tháng đầu tại bệnh viện từ dũ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀ O TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

QUÁCH THỊ MINH TÂM

TỶ LỆ MẤT NGỦ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
TRÊN PHỤ NỮ MANG THAI BA THÁNG ĐẦU TẠI
BỆNH VIỆN TỪ DŨ
CHUYÊN NGÀNH: SẢN PHỤ KHOA
MÃ SỐ: 60720131
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. BS. BÙI THỊ PHƯƠNG NGA

THÀ NH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là luận văn nghiên cứu của riêng tơi.
Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung
thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào
khác.

QUÁCH THỊ MINH TÂM


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG ................................................................................... i
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ ...................................................................... ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................. iii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................ 3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN Y VĂN .......................................................... 4
1.1. Đại cương về giấc ngủ ......................................................................... 4
1.2. Chứng mất ngủ ..................................................................................... 5
1.3. Sự rối loạn giấc ngủ khi mang thai ...................................................... 9
1.4. Ảnh hưởng của rối loạn giấc ngủ trên thai kỳ...................................... 10
1.5. Các cách đánh giá giấc ngủ .................................................................. 11
1.6. Các biện pháp cải thiện giấc ngủ ở thai phụ ........................................ 13
1.7. Tình hình nghiên cứu về rối loạn giấc ngủ trên thế giới ...................... 14
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................... 18
2.1. Thiết kế nghiên cứu .............................................................................. 18
2.2. Đối tượng nghiên cứu........................................................................... 18
2.3. Chọn mẫu ............................................................................................. 19
2.4. Công cụ nghiên cứu.............................................................................. 20
2.5. Biến số nghiên cứu ............................................................................... 27
2.6. Phương pháp tiến hành ......................................................................... 29
2.7. Nhập và phân tích số liệu ..................................................................... 29


2.8. Vấn đề y đức ........................................................................................ 30
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ .............................................................................. 32
3.1. Các đặc điểm nền của đối tượng nghiên cứu ....................................... 32
3.2. Kết quả khảo sát bảng câu hỏi về chất lượng giấc ngủ Pittsburgh ...... 35
3.3. Khảo sát một số đặc điểm giữa 2 nhóm thai phụ có chất lượng giấc ngủ tốt
và xấu .......................................................................................................... 43
3.4. Khảo sát mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ và rối loạn giấc ngủ bằng

phân tích đơn biến ....................................................................................... 47
3.5. Kết quả phân tích đa biến tìm mối liên quan giữa chất lượng giấc ngủ và
các yếu tố nguy cơ ....................................................................................... 48
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN ........................................................................... 50
4.1. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 50
4.2. Kết quả nghiên cứu .............................................................................. 54
4.3. Ưu điểm và khuyết điểm của đề tài...................................................... 65
KẾT LUẬN ................................................................................................. 67
KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Danh sách đối tượng tham gia nghiên cứu
Phụ lục 2: Bảng đồng thuận tham gia nghiên cứu
Phụ lục 3: Phiếu thu thập số liệu
Phụ lục 4: Thang đo PSQI phiên bản gốc (tiếng Anh)
Phụ lục 5: Quyết định đồng ý thực hiện đề tài nghiên cứu của Bộ môn Sản Đại
học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh


i

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Các thành phần dùng để tính điểm trong thang đo
Pittsburgh
Bảng 3.1. Các đặc điểm dân số - xã hội của các thai phụ được khảo
sát
Bảng 3.2. Đặc điểm cân nặng, chiều cao, chỉ số khối cơ thể của các
thai phụ được khảo sát
Bảng 3.3. Phân bố thời gian cần để chợp mắt (vào giấc ngủ) của
thai phụ

Bảng 3.4. Thời gian thực tế ngủ của các thai phụ
Bảng 3.5. Tần suất xảy ra các nguyên nhân có thể dẫn đến rối loạn
giấc ngủ
Bảng 3.6. Đặc điểm sử dụng thuốc ngủ trong thai kỳ
Bảng 3.7. Chất lượng giấc ngủ của thai phụ theo thang điểm PSQI
Bảng 3.8. Đặc điểm về tuổi thai phụ, BMI và tuổi thai ở 2 nhóm có
chất lượng giấc ngủ tốt và xấu
Bảng 3.9. Đặc điểm nghề nghiệp ở 2 nhóm có chất lượng giấc ngủ
tốt và xấu
Bảng 3.10. Đặc điểm về tiền thai ở 2 nhóm có chất lượng giấc ngủ
tốt và xấu
Bảng 3.11. Phân bố thời gian cần để chợp mắt ở 2 nhóm có chất
lượng giấc ngủ tốt và xấu
Bảng 3.12. Phân bố số giờ thực ngủ ở 2 nhóm có chất lượng giấc
ngủ tốt và xấu
Bảng 3.13. Đặc điểm về thời gian bắt đầu ngủ ban đêm ở 2 nhóm
có chất lượng giấc ngủ tốt và xấu
Bảng 3.14. Kết quả phân tích đơn biến tìm mối liên quan giữa các
yếu tố nguy cơ và chất lượng giấc ngủ
Bảng 3.15. Kết quả phân tích đa biến tìm mối liên quan giữa các
đặc điểm của đối tượng nghiên cứu và chất lượng giấc ngủ
Bảng 4.1. Giá trị độ nhạy và độ đặc hiệu của thang đo PSQI phiên
bản tiếng Việt tại các điểm cắt khác nhau
Bảng 4.2. Tỷ lệ rối loạn giấc ngủ ở thai phụ qua các nghiên cứu

21
32
34
36
36

37
42
42
43
43
44
45
46
46
47
48
53
54


ii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố tiền thai

34

Biểu đồ 3.2. Phân bố tuổi thai

35

Biểu đồ 3.3. Chất lượng giấc ngủ do thai phụ tự đánh giá

39


Biểu đồ 3.4. Tần suất phải cố gắng giữ tỉnh táo để hoạt động - làm việc

40

trong 1 tháng qua của các thai phụ
Biểu đồ 3.5. Mức độ gặp khó khăn để duy trì hứng thú hồn thành cơng

41

việc trong 1 tháng qua của các thai phụ
Sơ đồ 2.1. Quy trình nghiên cứu

30


iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Diễn giải

BAI

Beck anxiety inventory
Thang đo về lo lắng Beck

BDI

Beck depression inventory

Thang đo về mức độ trầm cảm Beck

BMI

Body mass index
Chỉ số khối cơ thể

BNSQ

Basic Nordic sleep questionnaire
Bảng câu hỏi về giấc ngủ Nordic

BSQ

Berlin questionnaire for sleep apnea
Bảng câu hỏi về ngưng thở khi ngủ Berlin

ESS

Epworth sleepiness scale
Thang đo về buồn ngủ ban ngày Epworth

EEG

Electroencephalography
Điện não đồ

EOG

Electrooculography

Điện mắt đồ

EMG

Electromyography
Điện cơ

KTC 95%

Khoảng tin cậy 95%

NREM

Non-rapid eye movement
Chuyển động mắt chậm

REM

Rapid eye movement
Chuyển động mắt nhanh


iii

Từ viết tắt

Diễn giải

PSG


Polysomnography
Biểu đồ đa ký giấc ngủ

PSQI

Pittsburgh sleep quality index
Thang đo chất lượng giấc ngủ Pittsburgh

RLS

Restless leg syndrome
Hội chứng chân không yên


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Giấc ngủ không chỉ đơn thuần là vắng mặt của sự thức tỉnh mà trái lại, đó là
trạng thái mà cơ thể diễn ra rất nhiều hoạt động như chuyển hóa, phục hồi mơ
và cân bằng nội mơ. Chức năng sinh học cụ thể của giấc ngủ là gì chưa được
biết rõ nhưng chắc chắn rằng chất lượng của giấc ngủ có ảnh hưởng đến hoạt
động và sức khỏe của con người. Đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh rối
loạn giấc ngủ làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, bệnh mạch vành, đái tháo đường,
hội chứng chuyển hóa [31] và bệnh đột quỵ [13]. Tỷ lệ rối loạn giấc ngủ chung
trên thế giới hiện nay chưa có. Tỷ lệ này thay đổi dựa vào công cụ nghiên cứu
và quần thể tiến hành nghiên cứu. Theo nghiên cứu của tác giả Ancoli trên 1000
người Mỹ thì có đến 1/3 có vấn đề về giấc ngủ [4].
Phụ nữ mang thai là một đối tượng đặc biệt. Đây là khoảng thời gian họ có
những thay đổi về chuyển hóa, nồng độ hormone, tâm lý và giải phẫu học.
Những yếu tố này ảnh hưởng đến kiểu hình và chất lượng giấc ngủ của thai

phụ. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh các thai phụ là đối tượng nguy cơ cao
của các dạng rối loạn giấc ngủ, đặc biệt là mất ngủ và chất lượng giấc ngủ giảm
xuống theo tiến triển của thai kỳ. Chẳng hạn như nghiên cứu của Facco khảo
sát thai phụ ở tuổi thai 6 - 20 tuần và lặp lại ở thời điểm 28 - 40 tuần. Nghiên
cứu này thấy rằng có 39% các thai phụ có chất lượng giấc ngủ xấu ở lần khảo
sát đầu và tăng lên tới 53,5% ở tam cá nguyệt 3 [10]. Nghiên cứu của Mindell
và cộng sự thì cho thấy có đến 97,3% thai phụ bị thức giấc đêm vào cuối thai
kỳ. Nguyên nhân thường gặp nhất là do đi tiểu nhiều lần, chuột rút và do thai
máy [21].
Giấc ngủ được quan tâm ở các thai phụ không chỉ đơn thuần để cải thiện chất
lượng sống và làm việc trong giai đoạn này mà đã có nhiều nghiên cứu chứng
minh giấc ngủ bị rối loạn có ảnh hưởng đến kết cục thai kỳ. Rối loạn giấc ngủ


2

làm tăng phản ứng viêm, trong đó có tăng interleukin - 6, là một cytokine đóng
vai trị quan trọng trong biệt hóa tế bào T. Đã có những bằng chứng cho thấy
interleukin - 6 tăng trong các trường hợp sẩy thai liên tiếp, tiền sản giật và sanh
non [26], [30]. Những phụ nữ có thời gian ngủ ban đêm ít hơn 7 tiếng có thời
gian chuyển dạ dài hơn và nguy cơ mổ lấy thai gấp 4,5 lần [17]. Chất lượng
giấc ngủ xấu cũng là yếu tố nguy cơ của sanh non [24].
Từ những yếu tố trên, chúng ta thấy rằng giấc ngủ có vai trị quan trọng và
cần được quan tâm trong thai kỳ. Tuy nhiên, chất lượng giấc ngủ trên dân số
nói chung và trên các thai phụ nói riêng chưa được quan tâm đúng mức ở nước
ta. Ba tháng đầu của thai kỳ là lúc cơ thể người phụ nữ bắt đầu có những thay
đổi về mặt giải phẫu và hormone để thích nghi với bào thai và rất nhiều thai
phụ phải chịu đựng các triệu chứng nghén. Sự thay đổi kiểu hình của giấc ngủ
đã được chứng minh xuất hiện ở thời điểm 11-12 tuần [18]. Chính vì lẽ đó,
chúng tơi quyết định tiến hành nghiên cứu khảo sát “TỶ LỆ MẤT NGỦ VÀ

CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN PHỤ NỮ MANG THAI BA THÁNG
ĐẦU TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ” nhằm đánh giá thực trạng chất lượng giấc
ngủ ở những thai phụ trong ba tháng đầu, các yếu tố có liên quan, góp phần
giúp cho các thai phụ này có giấc ngủ tốt hơn ở giai đoạn sau của thai kỳ cũng
như cung cấp số liệu cho cơng tác chăm sóc sức khỏe sinh sản.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
MỤC TIÊU CHÍ NH
Xác đinh
̣ tỷ lê ̣mất ngủ ở phụ nữ mang thai ba tháng đầu thai kỳ tại bệnh viện
Từ Dũ trong khoảng thời gian từ tháng 12/2016 đến tháng 3/2017.
MỤC TIÊU PHỤ
Khảo sát các yếu tố liên quan đến mất ngủ ở phụ nữ mang thai trong ba tháng
đầu: tuổi mẹ, nghề nghiệp, số con hiện có, chỉ số khối cơ thể (BMI), thời gian
bắt đầu ngủ ban đêm.


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN Y VĂN
1.1.

ĐẠI CƯƠNG VỀ GIẤC NGỦ

1.1.1. Định nghĩa
Giấc ngủ được định nghĩa dựa trên hoạt động của con người và các thay đổi

sinh lý xảy ra đối với nhịp điện học của bộ não trong khi ngủ. Tiêu chuẩn về
mặt hoạt động gồm: vắng mặt sự vận động hay chỉ vận động rất ít, chuyển động
mắt chậm, tư thế đặc trưng khi ngủ, giảm đáp ứng với các kích thích bên ngồi,
tăng ngưỡng thức tỉnh và thời gian để đáp trả với kích thích, giảm các chức
năng nhận thức và đó là tình trạng vơ thức có thể đảo ngược được. Tiêu chuẩn
sinh lý dựa trên điện não đồ (EEG), bản ghi điện mắt (EOG) và điện cơ (EMG)
[8].
1.1.2. Các giai đoạn của giấc ngủ
Giấc ngủ được chia làm 2 giai đoạn cơ bản với chức năng độc lập nhau là:
NREM (Non - rapid eye movement) và REM (Rapid eye movement). Ở người
trưởng thành, diễn tiến sẽ gồm thức, buồn ngủ, NREM và cuối cùng là REM.
NREM và REM luân phiên nhau trong một chu kỳ (tổng cộng có từ 4 đến 6 chu
kỳ trong 1 giấc ngủ ở người trưởng thành). Mỗi chu kỳ này kéo dài 90 - 110
phút.
NREM là giai đoạn chuyển động mắt chậm, chiếm 75 - 80% thời gian ngủ.
NREM được chia làm 4 giai đoạn (1 đến 4) theo thang điểm Rechtschaffen và
Kales, còn theo học viện về y học giấc ngủ của Hoa Kỳ thì chia làm 3 giai đoạn
(N1, N2, N3) dựa trên EEG.


5

REM chiếm 20 - 25% còn lại của thời gian ngủ. Đặc điểm của giai đoạn này
là chuyển động mắt nhanh về mọi hướng, sự giảm hay mất các hoạt động cơ,
biến động pha huyết áp và nhịp tim, hô hấp không đều và chuyển động lưỡi.
Một vài giai đoạn ngưng hay giảm nhịp thở có thể phát sinh trong REM.
Sự thay đổi của EEG và các trạng thái của giấc ngủ ở trẻ sơ sinh thiếu tháng,
đủ tháng, trẻ nhỏ, vị thành niên và người trưởng thành phụ thuộc vào sự trưởng
thành của hệ thần kinh trung ương. Giấc ngủ ở người trưởng thành trung bình
là 7,5 - 8 tiếng một đêm [8].

1.1.3. Vai trò của giấc ngủ
Vai trò cụ thể của giấc ngủ vẫn là một vấn đề đang được nghiên cứu, nhưng
chúng ta biết rằng rối loạn giấc ngủ gây nên các hậu quả ngắn hạn và lâu dài.
Hậu quả ngắn hạn gồm giảm sức chú ý và độ tập trung, giảm chất lượng cuộc
sống, giảm năng suất khi làm việc. Hậu quả lâu dài gồm tăng bệnh suất và tử
suất do tai nạn, bệnh mạch vành, suy tim, tăng huyết áp, béo phì, đái tháo đường
type II, đột quỵ và trầm cảm [8].
1.2.

CHỨNG MẤT NGỦ

Các yếu tố đã biết có liên quan đến rối loạn giấc ngủ bao gồm: tuổi cao, giới
tính nữ, tình trạng kinh tế xã hội thấp, stress, trầm cảm, lo lắng, rượu, lạm dụng
thuốc hay chất gây nghiện và có các bệnh lý kèm theo.
Việc chẩn đoán gồm hỏi bệnh sử, khám lâm sàng để định hướng cho việc
làm các xét nghiệm. Bệnh sử cần khai thác chi tiết thói quen ngủ, các bệnh lý
đã hay đang mắc, các vấn đề về thần kinh hay tâm thần, việc sử dụng thuốc,
uống rượu và tiền căn gia đình. Nếu có thể, khai thác thêm từ người ngủ chung
giường hay người chăm sóc bệnh nhân [8].


6

Phân loại quốc tế về rối loạn giấc ngủ phiên bản 2 (ISCD 2) [41], xuất bản
năm 2005 liệt kê 81 kiểu rối loạn giấc ngủ xếp vào 8 nhóm chính, bao gồm:
₋ Mất ngủ
₋ Bất thường hơ hấp liên quan đến giấc ngủ
₋ Ngủ nhiều tiên phát
₋ Rối loạn nhịp ngủ hàng ngày
₋ Rối loạn cận giấc ngủ

₋ Rối loạn vận động liên quan đến giấc ngủ
₋ Các triệu chứng riêng lẻ và các vấn đề chưa được giải quyết
₋ Các dạng khác
1.2.1. Định nghĩa, tiêu chuẩn chẩn đoán và các yếu tố nguy cơ của mất ngủ
Mất ngủ được định nghĩa khi hiện diện sự than phiền của một cá nhân về vấn
đề khó khăn khi vào giấc hay duy trì giấc ngủ. Sự hiện diện của thời gian vào
giấc lâu, thường thức giấc ban đêm, có những khoảng thức tỉnh dài trong thời
gian ngủ hoặc thức giấc thoáng qua cũng được coi là bằng chứng của mất ngủ.
Tiêu chuẩn chẩn đoán mất ngủ theo DSM IV gồm:
₋ Khó khăn khi vào giấc hay duy trì giấc ngủ
₋ Sự khó khăn này tồn tại ngay cả khi đã tạo đủ các điều kiện cho giấc ngủ
₋ Sự rối loạn giấc ngủ này dẫn đến các khó chịu và rối loạn hoạt động ban ngày
₋ Sự rối loạn này xảy ra ít nhất 3 lần/tuần và kéo dài ít nhất 1 tháng
Các yếu tố nguy cơ của mất ngủ gồm: tuổi và giới tính với tỉ lệ hiện mắc cao
ở nữ và người lớn tuổi. Các bệnh tật, các rối loạn tâm lý, làm việc đêm hoặc
phải luân chuyển ca cũng là những yếu tố nguy cơ đáng kể của chứng mất ngủ.
Khoảng 75 - 90% những người bị mất ngủ sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh kèm
theo như: trào ngược dạ dày thực quản, khó thở, tình trạng đau và các bệnh


7

thối hóa thần kinh. Bệnh hay đi kèm nhất với chứng mất ngủ là các rối loạn
tâm thần, đặc biệt là trầm cảm.
1.2.2. Bệnh học của chứng mất ngủ
Mất ngủ gây ra bởi sự tăng thức tỉnh trong toàn bộ ngày và biểu hiện vào ban
đêm ở việc khó vào giấc hay duy trì giấc ngủ. Sự gia tăng thức tỉnh này có thể
được giải thích bằng 2 mơ hình: nhận thức và sinh lý.
Mơ hình nhận thức gợi ý những lo lắng căng thẳng trong cuộc sống gây ảnh
hưởng giấc ngủ. Một khi đối tượng xuất hiện các triệu chứng của khó ngủ thì

những lo lắng về cuộc sống chuyển sang lo lắng về giấc ngủ và khả năng hoạt
động ban ngày.
Mơ hình sinh lý của sự thức tỉnh được đánh giá qua việc đo lường sự chuyển
hóa của toàn cơ thể, sự thay đổi nhịp tim, các nội tiết tố và hình ảnh học hệ thần
kinh. Những bệnh nhân bị mất ngủ biểu hiện tốc độ chuyển hóa cao hơn đáng
kể so với nhóm chứng. Nhiều nghiên cứu cho thấy có sự tăng nồng độ cortisol
tự do trong mẫu nước tiểu 24 giờ ở những người ngủ kém. Nồng độ cortisol và
ACTH máu cũng tăng ở những bệnh nhân mất ngủ. PET dùng để đánh giá
chuyển hóa glucose ở não. So với những người khỏe mạnh, những bệnh nhân
bị mất ngủ có tốc độ chuyển hóa glucose ở não cao hơn trong giai đoạn thức và
giai đoạn ngủ NREM.
1.2.3. Phân loại mất ngủ
Mất ngủ được chia làm 2 loại là mất ngủ nguyên phát và mất ngủ thứ phát.
Trước khi chẩn đoán mất ngủ nguyên phát, phải loại được các nguyên nhân gây
mất ngủ thứ phát như:


8

₋ Các nguyên nhân y học như: đau mãn tính, nhất là đau do nguyên nhân thần
kinh; rối loạn giấc ngủ như ngưng thở khi ngủ, hội chứng chân không yên;
khó thở do bất kỳ nguyên nhân nào; do thai kỳ; do thuốc
₋ Các nguyên nhân tâm lý và tâm thần như: rối loạn lo âu; do nghiện thuốc; do
xảy ra các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống; rối loạn tính khí như trầm
cảm, hoảng sợ
₋ Các nguyên nhân do môi trường như: tiếng ồn; thay đổi múi giờ sống hay do
thay đổi ca làm việc; nhiệt độ phòng ngủ quá lạnh hay quá nóng.
Mất ngủ nguyên phát được chia làm 3 dạng:
₋ Do tâm sinh lý: thường do stress trong cuộc sống và khả năng thích nghi kém
với hồn cảnh.

₋ Vơ căn: mất ngủ dạng này xảy ra trong suốt cuộc đời của đối tượng với khởi
phát ngay từ lúc sơ sinh hoặc thời thơ ấu và độ nặng tăng lên do kích thích
từ stress hoặc căng thẳng.
₋ Mất ngủ nghịch lý: đối tượng cho rằng mình mất ngủ trầm trọng dù các kết
quả xét nghiệm khách quan cho thấy khơng có vấn đề gì. Ngun nhân là do
rối loạn trong nhìn nhận về giấc ngủ của đối tượng.
1.2.4. Hậu quả của mất ngủ
Sức khỏe kém và giảm hoạt động gặp ở những bệnh nhân mất ngủ mãn tính.
Ngồi ra, mất ngủ là yếu tố tiên lượng tốt nhất cho sự phát triển của bệnh trầm
cảm trong tương lai. Số giờ ngủ được ngắn làm tăng nguy cơ tử vong. Sự tăng
nguy cơ bị rối loạn lo âu, lạm dụng thuốc và rượu cũng như lệ thuộc nicotine
cũng được quan sát thấy ở những bệnh nhân mất ngủ mãn tính.


9

1.3.

SỰ RỐI LOẠN GIẤC NGỦ KHI MANG THAI

Nguyên nhân gây ảnh hưởng giấc ngủ trong thai kỳ còn chưa được nghiên
cứu nhiều. Các thay đổi về hormone trong tam cá nguyệt một và giải phẫu học
trong tam cá nguyệt ba là những nguyên nhân chính.
1.3.1. Những thay đổi về sinh lý
Theo Hiệp hội quốc gia về giấc ngủ của Mỹ, chính tác dụng gây ngủ và tạo
nhiệt của progesterone, hormone quan trọng trong việc duy trì thai kỳ, làm cho
thai phụ mệt mỏi, nóng nực, mau buồn ngủ và li bì hơn lúc khơng mang thai.
Nồng độ progesterone tăng dẫn đến tăng thơng khí và gây kiềm hơ hấp. Kiềm
hơ hấp và giảm CO2 máu đã được chứng minh gây ra từng đợt ngưng thở trung
ương trong giai đoạn NREM ở những phụ nữ không mang thai, tuy nhiên điều

này chưa được kiểm chứng trực tiếp trên thai phụ. Progesterone dẫn đến triệu
chứng tăng buồn ngủ ban ngày, đặc biệt trong tam cá nguyệt một. Nồng độ
hormone thay đổi có thể làm giảm hoạt động các cơ và là nguyên nhân dẫn đến
ngáy, sự tiến triển của hội chứng ngưng thở khi ngủ và chịu trách nhiệm một
phần cho việc đi tiểu đêm. Estrogen làm các mạch máu giãn rộng, tăng lưu
lượng máu đến mũi và đường thở trên, gây phù và hẹp đường thở khu trú. Điều
này dẫn đến sung huyết mũi, góp phần gây ngáy và các rối loạn hô hấp trong
khi ngủ. Sự thay đổi về hormone có thể ảnh hưởng lên chu trình thức ngủ của
não: progesterone làm kéo dài giai đoạn ngủ NREM, còn estrogen tăng làm
giảm giấc ngủ REM [14].
Ngoài ra, sự tăng chuyển hóa gây tăng thân nhiệt, làm cho thai phụ thấy nóng
hơn bình thường và cũng là một trong những ngun nhân khiến thai phụ khó
vào giấc. Buồn nơn và các khó chịu khác gây ra bởi thai kì như hồi hộp, đánh
trống ngực do tăng lưu lượng máu cũng dẫn đến việc khó ngủ, mất ngủ [23].


10

1.3.2. Những thay đổi về giải phẫu
Bên cạnh các thay đổi về sinh lý, các thay đổi về giải phẫu học cũng góp
phần quan trọng đối với chất lượng giấc ngủ của thai phụ, nhất là ở tam cá
nguyệt ba. Tử cung lớn dần đè lên bàng quang cộng với việc tăng sản xuất nước
tiểu do tăng thể tích và lưu lượng máu đến thận gây tiểu nhiều, tiểu lắt nhắt
khiến thai phụ bị gián đoạn giấc ngủ ban đêm. Áp lực ổ bụng tăng cũng dẫn
đến hoặc làm nặng thêm triệu chứng trào ngược dạ dày - thực quản. Sự thay
đổi hình dạng cột sống và giãn các khớp - dây chằng vùng chậu gây ra những
cơn đau có thể khiến thai phụ khó ngủ hơn [14].
Ngồi ra, một số phụ nữ khác mất ngủ vì sự căng thẳng, lo lắng về thai kỳ
và cuộc chuyển dạ, mất cân bằng giữa có thai và cơng việc hay có vấn đề với
người chồng [23].

1.4.

ẢNH HƯỞNG CỦA RỐI LOẠN GIẤC NGỦ TRÊN THAI KỲ

Facco và cộng sự tiến hành nghiên cứu đoàn hệ tiền cứu trên những sản phụ
con so khỏe mạnh để khảo sát mối liên quan giữa giấc ngủ ngắn và ngáy với
giá trị đường huyết một giờ sau làm test dung nạp đường và sự xuất hiện của
bệnh đái tháo đường thai kỳ. Giấc ngủ ngắn được định nghĩa là ngủ <7 giờ/một
tối và ngáy thường xuyên khi ngáy ≥3 tối/một tuần. Kết quả là trong 189 phụ
nữ tham gia có 48% bị giấc ngủ ngắn và 18,5% ngáy thường xuyên. Cả 2 rối
loạn này đều liên quan với kết quả test dung nạp đường sau 1 giờ cao hơn và
sự xuất hiện của đái tháo đường thai kỳ [9].
Một nghiên cứu khác do Kathryn A Lee thực hiện trên 131 phụ nữ vào tháng
thứ 9 của thai kỳ, sử dụng cả 2 phương pháp đánh giá khách quan (bảng câu
hỏi) và chủ quan (vòng đeo tay đo giấc ngủ). Kết quả cho thấy sau khi đã hiệu
chỉnh yếu tố cân nặng của thai nhi thì phụ nữ ngủ <6 giờ có thời gian chuyển
dạ kéo dài hơn và có nguy cơ bị mổ lấy thai cao gấp 4,5 lần. Còn ở những thai


11

phụ có giấc ngủ bị gián đoạn trầm trọng, nguy cơ bị mổ lấy thai cao gấp 5,2 lần
[17].
Tác giả Okun đã có một bài báo giải thích vì sao tác giả dựng nên giả thuyết
rối loạn giấc ngủ có thể là yếu tố nguy cơ cho các kết cục thai kỳ khơng mong
muốn. Rối loạn giấc ngủ có liên quan đến tăng phản ứng viêm, trong đó có tăng
yếu tố interleukin - 6 [26]. Và có lẽ việc tăng phản ứng viêm này là một trong
những lý do dẫn đến việc tăng các bệnh lý mãn tính và các biến chứng của thai
kỳ. Các biến chứng thai kỳ thường gặp gồm tiền sản giật, thai chậm tăng trưởng
và sanh non. Cả ba biến chứng này đều liên quan đến các vấn đề về mạch máu.

Hai yếu tố nguy cơ chính của bệnh mạch máu là béo phì và kháng insulin. Rối
loạn giấc ngủ có liên quan đến tăng BMI và tình trạng kháng insulin [22].
1.5.

CÁC CÁCH ĐÁNH GIÁ GIẤC NGỦ

1.5.1. Các thang đo phổ biến
1.5.1.1.

Epworth Sleepiness Scale (ESS)

Đây là bảng câu hỏi tự đánh giá với 8 câu hỏi, cung cấp thơng tin đánh giá
giấc ngủ trung bình ban ngày. ESS yêu cầu mọi người đánh giá trên thang điểm
từ 0 đến 3 mức độ buồn ngủ trong 8 tình huống hay hoạt động mà đa số mọi
người đều tham gia trong cuộc sống thường ngày, mặc dù không nhất thiết là
mỗi ngày. Nghiên cứu của Murray Johns thử nghiệm ESS trên 180 người gồm
30 người khỏe mạnh làm nhóm chứng và 150 người bị rối loạn giấc ngủ cho
thấy tổng điểm ESS có thể phân biệt tốt 2 nhóm nói trên [12]. Đây khơng phải
là 1 test chẩn đoán. Ưu điểm của thang đo này là rẻ và dễ sử dụng.
1.5.1.2.

Basic Nordic Sleep Questionnaire (BNSQ)

Hiệp hội giấc ngủ các nước vùng Scandinavi đã tạo ra BNSQ gồm 21 câu
hỏi về than phiền về giấc ngủ như khó khăn khi vào giấc hay duy trì giấc ngủ,


12

chất lượng giấc ngủ theo ý kiến chủ quan, việc sử dụng thuốc ngủ, buồn ngủ

ban ngày, ngáy và các thói quen khi ngủ [28], [36].
1.5.1.3.

Pittsburgh Sleep Quality Index (PSQI)

PSQI là 1 bảng câu hỏi mà người tham gia tự trả lời, giúp đánh giá chất lượng
giấc ngủ của họ trong thời gian 1 tháng gần nhất. Nó gồm 7 thành phần với 19
mục về: chất lượng giấc ngủ, độ dài giấc ngủ, các rối loạn giấc ngủ, việc sử
dụng thuốc ngủ và ảnh hưởng đến hoạt động ban ngày. Tổng điểm PQSI >5 có
độ nhạy 89,6% và độ đặc hiệu 86,5% khi phân biệt bệnh nhân có giấc ngủ tốt
hay không, theo nghiên cứu của Buysse và cộng sự [7]. Dựa vào việc đánh giá
chất lượng giấc ngủ, PSQI cũng được dùng như 1 công cụ để phân biệt giữa
nhóm có mất ngủ và nhóm khỏe mạnh như trong nghiên cứu của Backhaus.
Theo nghiên cứu này, tổng điểm PSQI >5 có độ nhạy là 98,7% và độ đặc hiệu
là 84,4% trong việc là 1 chỉ dấu về rối loạn giấc ngủ giữa nhóm có mất ngủ và
nhóm chứng [5].
1.5.2. Biểu đồ đa ký giấc ngủ (Polysomnography - PSG) và đo lường thời
gian để đi vào giấc ngủ (Multiple sleep latency test - MSLT)
PSG là 1 test để chẩn đoán các rối loạn giấc ngủ. Nó ghi lại điện não, độ bão
hòa oxy máu, nhịp tim, nhịp thở, cử động mắt và chân trong khi ngủ [8]. MSLT
để đo thời gian đi vào giấc ngủ dựa trên ý tưởng bệnh nhân càng buồn ngủ thì
càng vào giấc ngủ nhanh hơn. Hiện nay PSG và MSLT gần như là tiêu chuẩn
vàng để đánh giá chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên để thực hiện 2 phương pháp
này rất đắt tiền, kỹ thuật tiên tiến cũng như tiêu tốn thời gian nên khó áp dụng
trên 1 dân số nghiên cứu lớn.


13

1.6.


CÁC BIỆN PHÁP CẢI THIỆN GIẤC NGỦ Ở THAI PHỤ

1.6.1. Các biện pháp không dùng thuốc
Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, các thai phụ nên thiết lập 1 thói quen ngủ
hợp lý như đi ngủ đúng giờ, không nên chợp mắt giữa buổi hay uống cà phê,
chỉ vào giường nằm khi thấy buồn ngủ. Giảm uống nước trước khi đi ngủ để
bớt tiểu đêm. Đối với vấn đề nhức mỏi trong thai kỳ, các thai phụ có thể xoa
bóp nhẹ nhàng, dùng nhiệt tại chỗ như chườm nóng, dùng các loại gối hỗ trợ
để giúp cải thiện giấc ngủ. Ngoài ra, tập thể dục và thiền cũng được ghi nhận
giúp cải thiện giấc ngủ tuy các nghiên cứu về vấn đề này còn hạn chế.
1.6.2. Điều trị bằng thuốc trong thai kỳ
Benzodiazepine như alprazolam, clonazepam, diazepam làm tăng tác dụng
của chất dẫn truyền thần kinh GABA trên receptor của nó và làm tăng tác dụng
an thần. Các đồng vận tại receptor của GABA như zaleplon, zolpidem là những
thuốc thường được kê nhất để trị mất ngủ trong thai kỳ. Tuy nhiên, các thuốc
này đều qua được nhau và vấn đề an toàn trên thai khi sử dụng các thuốc này
vẫn cịn gây tranh cãi.
Nhóm thuốc chống trầm cảm thỉnh thoảng cũng được sử dụng với mục đích
an thần. Cơ chế hoạt động dựa trên những chất dẫn truyền thần kinh như
norepinephrine, dopamine và seretonin - là những chất điều hịa chu trình thức
ngủ và dạng thức của giấc ngủ. Bên cạnh đó, các thai phụ cịn sử dụng các loại
thuốc không kê toa như các loại antihistamine (diphenhydramine) để điều trị
các triệu chứng nôn, buồn nôn để cải thiện giấc ngủ. Theo các dữ kiện hiện có,
việc sử dụng antihistamine trong thai kỳ không làm tăng nguy cơ bị dị tật trên
thai [23].


14


1.7.

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ RỐI LOẠN GIẤC NGỦ TRÊN

THẾ GIỚI
1.7.1 Một số nghiên cứu về rối loạn giấc ngủ trên dân số chung
Chất lượng giấc ngủ đóng vai trị rất quan trọng trong cuộc sống con người.
Một giấc ngủ tốt sẽ đem đến sự khỏe mạnh, sảng khoái, minh mẫn vào sáng
hôm sau, ngược lại, sẽ gây uể oải, buồn ngủ, ảnh hưởng đến công việc và hoạt
động ban ngày. Tỷ lệ rối loạn giấc ngủ trên toàn thế giới hiện nay chưa rõ nhưng
con số này rất khác nhau phụ thuộc vào thang đo, tiêu chuẩn và đối tượng
nghiên cứu.
Trong một nghiên cứu năm 2006 tại cộng đồng người nói tiếng Pháp ở
Quebec, Canada đã tìm thấy 25,3% người dân khơng thỏa mãn với giấc ngủ
của mình, 29,9% có triệu chứng của mất ngủ và 9,5% thỏa tiêu chuẩn chẩn đốn
mất ngủ. Stress tâm lý, cơ thể khó chịu và buồn ngủ ban ngày là những nguyên
nhân chính khiến những người tham gia khảo sát này đến gặp bác sĩ [22]. Còn
theo nghiên cứu của Ancoli trên 1000 người Mỹ thì có đến 1/3 có vấn đề về
giấc ngủ [4].
Một nghiên cứu cắt ngang trên 5720 người khỏe mạnh ở Thụy Điển cho thấy
rằng cường độ công việc cao và công việc nặng nhọc là yếu tố nguy cơ của rối
loạn giấc ngủ. Tuổi cao, giới tính nữ, BMI cao và thiếu vận động là các chỉ số
cảnh báo nguy cơ [3]. Hay một nghiên cứu khác do Kathryn A Lee thực hiện
với 760 y tá từ 22 đến 64 tuổi. Nghiên cứu này so sánh giấc ngủ giữa nhóm làm
việc ca ngày, ca đêm và nhóm luân chuyển tuần tự giữa ca ngày và đêm. Kết
quả cho thấy nhóm làm đêm và nhóm luân chuyển ca có tỉ lệ rối loạn giấc ngủ
hơn hẳn nhóm cịn lại [16].
Bệnh tật cũng khiến tăng nguy cơ mất ngủ. Một số tác giả chỉ ra chứng đau
đầu có liên quan đến giấc ngủ. Trong những bệnh nhân bị chứng đau nửa đầu



15

hay đau đầu do căng thẳng, mất ngủ là rối loạn giấc ngủ thường gặp nhất [33].
Còn những cơn đau và giấc ngủ cũng ảnh hưởng qua lại với nhau. Đau nhiều
hiển nhiên làm bệnh nhân ngủ không ngon, và ngược lại, giấc ngủ bị rối loạn
làm cơn đau nặng hơn [6].
Rối loạn giấc ngủ cũng là yếu tố nguy cơ cho nhiều căn bệnh. Chẳng hạn,
hội chứng ngưng thở lúc ngủ đi kèm với tăng tỉ lệ bị tăng huyết áp, bệnh mạch
vành [35], đái tháo đường và hội chứng chuyển hóa [31], rung nhĩ và đột quỵ
[13].
1.7.2 Một số nghiên cứu về rối loạn giấc ngủ ở thai phụ
Một nghiên cứu cắt ngang do tác giả Mindell thực hiện năm 2000 với 127
sản phụ được khảo sát ở một trong bốn mốc tuổi thai: 8 - 12 tuần, 18 - 22 tuần,
25 - 28 tuần và 35 - 38 tuần, cho thấy có phần trăm lớn sản phụ bị rối loạn giấc
ngủ gồm: thức dậy ban đêm, khó vào giấc ngủ và triệu chứng ngưng thở khi
ngủ, trong đó thức dậy ban đêm hay gặp nhất với 97,3% các sản phụ vào cuối
thai kỳ. Có 29,8% sản phụ ngáy khi mang thai dù trước đó họ khơng có. Nguyên
nhân gây ảnh hưởng giấc ngủ chưa được nghiên cứu nhiều nhưng các tác nhân
đã biết gồm: đi tiểu nhiều lần, chuột rút ban đêm và thai máy [21].
Một nghiên cứu khác của Facco thu nhận những sản phụ con so khỏe mạnh
với tuổi thai trong khoảng 6 - 20 tuần. Công cụ nghiên cứu gồm các bảng câu
hỏi: PSQI, ESS, bảng câu hỏi Berlin về các rối loạn hô hấp liên quan đến giấc
ngủ (BSQ), thang đo về chứng mất ngủ ở phụ nữ, bảng câu hỏi về hội chứng
chân không yên. Các sản phụ này sẽ làm 1 khảo sát về giấc ngủ lúc bắt đầu
tham gia nghiên cứu và được khảo sát lại ở tam cá nguyệt 3. Kết quả cho thấy
so với lúc bắt đầu tham gia, theo tiến triển của thai kỳ, giấc ngủ của các sản phụ
này ngắn hơn. Các sản phụ ngáy nhiều hơn trong tam cá nguyệt 3. Những sản
phụ thỏa tiêu chuẩn chẩn đốn hội chứng chân khơng n tăng từ 17,5% lúc



16

đầu lên 31,2% trong tam cá nguyệt 3. Số thai phụ có chất lượng giấc ngủ xấu
theo thang đo PSQI tăng từ 39% lên 53,5% qua 2 lần khảo sát. Tác giả này kết
luận chất lượng giấc ngủ giảm theo tiến triển của thai kỳ. Ngoài ra, trong nghiên
cứu này, tác giả cũng tìm thấy mối liên quan giữa tuổi ≥35, chủng tộc Mỹ gốc
Phi và gốc Tây Ban Nha với chất lượng giấc ngủ xấu [10].
Theo nghiên cứu về hội chứng chân không yên trong thai kỳ của tác giả
Kathryn A Lee thì tỷ lệ bị hội chứng chân không yên (RLS) tăng từ 0% trước
khi mang thai lên đến 23% vào tam cá nguyệt 3. Theo tác giả này, nguyên nhân
là do những sản phụ bị RLS có nồng độ folate và ferritin máu thấp. Từ đó,
nghiên cứu này khuyến cáo cần chú ý đến lượng ferritin và folate trong thai kỳ
để giảm hội chứng chân không yên [15]. Tác giả Kathryn A Lee còn thực hiện
một nghiên cứu khác để xem sự khác biệt về chất lượng giấc ngủ giữa người
con so và người con rạ. Nghiên cứu này ban đầu được đặt ra để kiểm định giả
thuyết phụ nữ con rạ có nhiều cơng việc nhà hơn nên giảm chất lượng giấc ngủ
hơn so với sản phụ con so. Kết quả cho thấy có sự liên quan giữa yếu tố tiền
thai và hiệu quả của giấc ngủ. Sản phụ con rạ có hiệu quả giấc ngủ thấp hơn
con so ở tất cả thời điểm khảo sát, trừ 1 tháng đầu hậu sản [18].
Một nghiên cứu thực hiện trên các sản phụ người Trung Quốc với 247 người
tham gia, sử dụng bảng câu hỏi về giấc ngủ và sức khỏe và ESS cho thấy tỉ lệ
ngáy tăng từ 29,7% ở tam cá nguyệt 1 lên 40,5% ở tam cá nguyệt 2 và 46,2%
ở tam cá nguyệt 3. Tình trạng ngáy cũng nặng hơn ở những sản phụ có BMI
≥25. Tình trạng buồn ngủ cũng tăng từ 8,6% ở tam cá nguyệt 1 lên 9,4% ở tam
cá nguyệt 2 và 9,6% ở tam cá nguyệt 3 [19].
Nghiên cứu của tác giả Nihal Taskiran thực hiện trên 100 sản phụ cho kết
quả tuổi mẹ có ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Theo nghiên cứu này,
91,2% phụ nữ trong độ tuổi 29 - 45 có chất lượng giấc ngủ xấu. Ngoài ra, béo



17

phì, các bệnh do thai và số lần đi khám bác sĩ cũng có mối liên quan đến chất
lượng giấc ngủ [39].
Tác giả Yucel dùng các thang đo PSQI, BAI và BDI để khảo sát giấc ngủ
của 102 thai phụ. Kết quả cho thấy có 61% thai phụ có chất lượng giấc ngủ xấu
theo thang PSQI. Theo nghiên cứu này, tuổi thai và BMI có mối liên quan trong
khi tuổi mẹ, số con hiện có và việc tập thể dục khơng có mối liên quan có ý
nghĩa thống kê với tổng điểm PSQI [42].


×