Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Nghiên cứu quy trình sản xuất mẫu huyết thanh để ứng dụng trong chương trình ngoại kiểm hóa sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-------------------

NGUYỄN THỊ QUỲNH NGA

NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH SẢN XUẤT
MẪU HUYẾT THANH ĐỂ ỨNG DỤNG TRONG
CHƢƠNG TRÌNH NGOẠI KIỂM HĨA SINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT Y HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-------------------

NGUYỄN THỊ QUỲNH NGA

NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH SẢN XUẤT
MẪU HUYẾT THANH ĐỂ ỨNG DỤNG TRONG
CHƢƠNG TRÌNH NGOẠI KIỂM HĨA SINH
Chun Ngành: Xét nghiệm Y học
Mã số:


60720333

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT Y HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS.BS. VŨ QUANG HUY

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu
là hồn tồn trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ cơng trình
nào khác.

Tác giả

NGUYỄN THỊ QUỲNH NGA


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC CÁC BẢNG
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 4
1.1. VAI TRÕ CỦA XÉT NGHIỆM HÓA SINH TRONG LÂM SÀNG 4

1.2. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT LƢỢNG XÉT NGHIỆM
......................................................................................................................... 14
1.3. NGOẠI KIỂM TRA CHẤT LƢỢNG (EQA – External Quality
Assessment) ..................................................................................................... 19
1.4. MẪU NGOẠI KIỂM ....................................................................... 21
1.5. KỸ THUẬT ĐÔNG KHÔ ............................................................... 25
1.6. PHƢƠNG PHÁP ĐƠNG LẠNH ..................................................... 28
1.7. TÌNH HÌNH NGOẠI KIỂM HÓA SINH TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở
VIỆT NAM ..................................................................................................... 29
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 31
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ......................................................... 31
2.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .............................................................. 31
2.3. CỠ MẪU .......................................................................................... 31
2.4. TIÊU CHUẨN CHỌN MẪU........................................................... 32
2.5. PHƢƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU ........................................ 32
2.6. THIẾT BỊ, DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT ........................................ 33
2.7. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................... 36


2.8. KIỂM SOÁT SAI LỆCH ................................................................. 43
2.9. Y ĐỨC VÀ TÍNH ỨNG DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU ............ 46
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 47
3.1. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG MẪU SẢN XUẤT ........................... 47
3.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA 2 YẾU TỐ NHIỆT ĐỘ, THỜI
GIAN LÊN QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN MẪU NGOẠI KIỂM ..................... 54
3.3. QUY TRÌNH SẢN XUẤT MẪU HUYẾT THANH NGOẠI KIỂM
HÓA SINH ...................................................................................................... 64
CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN ............................................................................. 67
4.1. QUY TRÌNH SẢN XUẤT MẪU NGOẠI KIỂM HĨA SINH ....... 67
4.2. SO SÁNH PHƢƠNG PHÁP SẢN XUẤT MẪU HUYẾT THANH

BẰNG ĐÔNG KHÔ VÀ ĐÔNG LẠNH ........................................................ 69
4.3. ĐỘ ỔN ĐỊNH CỦA MẪU THEO THỜI GIAN VÀ NHIỆT ĐỘ .. 70
KẾT LUẬN .................................................................................................... 76
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................
PHỤ LỤC A ...................................................................................................... I
PHỤ LỤC B ...................................................................................................III
PHỤ LỤC C ................................................................................................... IV
PHỤ LỤC D ................................................................................................... VI
PHỤ LỤC E ................................................................................................ VIII


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ tiếng Việt
BV

: Bệnh viện

ĐHYD

: Đại Học Y Dƣợc

ĐNM

: Định nhóm máu

ĐTĐ

: Đái tháo đƣờng


ML

: Millilit

NĐBĐ

: Nồng độ ban đầu

TCQG

: Tiêu chuẩn quốc gia

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TP. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
Từ tiếng Anh
ALT

: Alanine Transaminase

AMP

: AdenosineMonophosphate

AST

: Aspartate Transaminase


AU

: Acid Uric

BUN

: Blood Urea nitrogen

CDC

: Centers for Disease Control and Prevention, USA

CLSI

: Clinical and Laboratory Standards Institute

Cho

: Cholesterol

CM

: Chylomicron


Cre

: Creatinin

CRM


: Certified Reference Material

CV

: Coefficient of Variation

DNA

:Deoxynucleic acid

EQA

: External Quality Assessment

GOD

: Glucose Oxidase

GOT

: Glutamat Oxaloacetac Transaminase

GLU

: Glucose

GLDH

: Glutamate Dehydrogenase


GGT

: Gamma Glutamyl Transaminase

GH

: Growth Hormone

GMP

: Guanosine Monophosphate

GPO

: Glycerol 3 Phosphate Oxidase

GPT

: Glutamat Pyruvat Transaminase

HBsAg

:Hepatitis B surface antigen

HCV

: Hepatitis C virus

HIV


:Human immunodeficiency virus

HDL

: High density lipoprotein

IDL

: Intermediate density lipoprotein

IEC

: International Electrotechnical Commission

IFCC

: International Fedaration of clinical Chemistry


IQC

: Internal Quality Control

ISO

: International Organization for Standardization

LDL


: Low density lipoprotein

PAP

: Peroxidase Antiperoxidase

PT

: Proficiency testing

QA

: Quality Assurance

QC

: Quality Control

QM

: Quality Management

QMS

: Quality Management System

RNA

: Ribonucleic acid


RM

: Reference Material

SD

: Standard Deviation

SSG

: Sum of Squares between - Groups

SST

: Total Sum of Squares

SSW

: Sum of Squares Within-groups

TG

: Triglycerid

Tri

:Triglycerid

Ure


: Ure

VLDL

: Very low density lipoprotein

WHO

:World Health Organization


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Cơ chế điều hịa nồng độ Glucose máu............................................. 5
Hình 1.2. Sơ đồ chuyển hóa BUN trong cơ thể ................................................ 7
Hình 1.3. Sơ đồ chuyển hóa Creatinin trong cơ thể .......................................... 9
Hình 1.4. Sơ đồ vận chuyển Cholesterol trong cơ thể .................................... 11
Hình 1.5. Quá trình hình thành Acid Uric....................................................... 12
Hình 1.6. Các yếu tố của hệ thống quản lý chất lƣợng ................................... 19
Hình 1.7. Quy trình hoạt động của phịng xét nghiệm [3] ................................ 19
Hình 2.1. Sơ đồ phƣơng pháp tiến hành ....................................................... 386
Hình 2.2. Q trình đơng khơ mẫu huyết thanh .......................................... 4038
Hình 2.3. Mẫu huyết thanh trộn và kết quả sàng lọc anti-HIV ....................... 40
Hình 2.4. Biểu đồ nội kiểm tra Levey Jennings .............................................. 45
Hình 3.1. Nồng độ glucose.............................................................................. 54
Hình 3.2. Nồng độ ure ..................................................................................... 55
Hình 3.3. Nồng độ creatinin ............................................................................ 55
Hình 3.4. Nồng độ triglycerid ......................................................................... 56
Hình 3.5. Nồng độ cholesterol ........................................................................ 56
Hình 3.6. Nồng độ acid uric ............................................................................ 57

Hình 3.7. Hoạt động enzym GOT ................................................................... 57
Hình 3.8. Hoạt động enzym GPT .................................................................... 58
Hình 3.9. Hoạt động enzym GGT ................................................................... 58
Hình 3.10. Nồng độ glucose theo thời gian .................................................... 59
Hình 3.11. Nồng độ ure theo thời gian............................................................ 59


Hình 3.12. Nồng độ creatinin theo thời gian ................................................... 60
Hình 3.13. Nồng độ triglycerid theo thời gian ................................................ 60
Hình 3.14. Nồng độ cholesterol theo thời gian ............................................... 61
Hình 3.15. Nồng độ acid uric theo thời gian ................................................... 61
Hình 3.16. Hoạt độ enzym GOT theo thời gian .............................................. 62
Hình 3.17. Hoạt độ enzym GPT theo thời gian .............................................. 62
Hình 3.18. Hoạt độ enzym GGT theo thời gian .............................................. 63
Hình 3.19. Hình ảnh mẫu ngoại kiểm sản xuất ............................................... 66


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Mối quan hệ giữa nhiệt độ và áp suất hơi....................................... 27
Bảng 2.1. Máy móc và thiết bị sử dụng .......................................................... 33
Bảng 2.2. Dụng cụ và vật tƣ tiêu hao .............................................................. 34
Bảng 2.3. Hóa chất và thuốc thử ..................................................................... 35
Bảng 2.4. Bảng điều chỉnh nồng độ mẫu ngoại kiểm ..................................... 32
Bảng 2.5. Phƣơng pháp định lƣợng các chỉ số Hóa sinh ................................ 39
Bảng 3.1. Đánh giá độ đồng nhất của mẫu sản xuất bằng phƣơng pháp đông
lạnh .................................................................................................................. 48
Bảng 3.2. Đánh giá độ đồng nhất của mẫu sản xuất bằng phƣơng pháp đông
khô ................................................................................................................... 49
Bảng 3.3. So sánh phƣơng pháp đông khô và đông lạnh ................................ 49

Bảng 3.4. Độ ổn định của mẫu đông khô bảo quản ở nhiệt độ - 200C sau 5
tháng ................................................................................................................ 50
Bảng 3.5. Độ ổn định của mẫu đông khô bảo quản ở nhiệt độ 2- 80C sau 5
tháng ................................................................................................................ 51
Bảng 3.6. Độ ổn định của mẫu đông lạnh bảo quản ở nhiệt độ -200C sau 5
tháng ................................................................................................................ 51
Bảng 3.7. Độ ổn định của mẫu đông lạnh bảo quản ở nhiệt độ 2 - 80C sau 5
tháng ................................................................................................................ 52
Bảng 3.8. Độ ổn định mẫu đông khô và đông lạnh bảo quản ở - 200C sau 5
tháng ................................................................................................................ 53
Bảng 3.9. Độ ổn định của mẫu đông khô bảo quản ở 2 – 80C sau 3 tháng..... 53


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, việc chẩn
đoán và điều trị bệnh đã dễ dàng hơn rất nhiều nhờ sử dụng máy móc hiện đại
vào xét nghiệm cận lâm sàng. Việc sử dụng máy móc thay thế con ngƣời sẽ
giúp cho cơng tác khám chữa bệnh nhanh chóng, có thể cho ra hàng loạt kết
quả trong một thời gian ngắn [58], nhƣng trong q trình máy phân tích tự
động có thể xảy ra lỗi và dẫn đến sai kết quả. Dù sai số đó chỉ chiếm 1%
nhƣng cũng dẫn đến sai lầm trong chẩn đốn và điều trị [20]. Vì vậy, đảm bảo
chất lƣợng kết quả là vấn đề đáng quan tâm nhất tại mỗi phịng xét nghiệm.
Để có đƣợc kết quả đảm bảo độ tin cậy thì mỗi phịng xét nghiệm cần tiến
hành nội kiểm tra và đặc biệt là ngoại kiểm tra chất lƣợng theo khuyến cáo
của CLSI, CDC kết hợp với WHO. Ngoài ra theo nhƣ hƣớng dẫn Thơng tƣ số
01/2013/TT-BYT của Bộ Y tế thì cần có hệ thống quản lý chất lƣợng để đảm
bảo chất lƣợng [1] nhằm tiến tới lộ trình liên thơng kết quả xét nghiệm trên
phạm vi toàn quốc theo quyết định số 316/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính Phủ

về phê duyệt Đề án tăng cƣờng năng lực hệ thống quản lý chất lƣợng xét
nghiệm y học giai đoạn 2016 – 2025 [11].
Tuy nhiên, để có thể kiểm tra chất lƣợng xét nghiệm cần có một mẫu
chuẩn đạt tiêu chuẩn. Các mẫu chuẩn thƣờng dùng hiện nay đa số đƣợc nhập
khẩu từ thị trƣờng nƣớc ngoài với giá thành rất cao. Các cơ sở trong nƣớc
chƣa sản xuất đƣợc sinh phẩm dùng để kiểm tra chất lƣợng các chỉ số xét
nghiệm đặc biệt là các chỉ số hóa sinh. Vì vậy, các phịng xét nghiệm trên cả
nƣớc vẫn chƣa thể thực hiện đồng nhất và có quy mơ chƣơng trình ngoại kiểm
tra chất lƣợng xét nghiệm các chỉ số hóa sinh, đặc biệt là các phòng xét
nghiệm nhỏ và các phòng xét nghiệm tuyến huyện… [36].
Trong tình hình hiện tại nhƣ vậy, việc sản xuất một mẫu kiểm chuẩn đảm
bảo tính đồng nhất và ổn định theo thời gian để có thể tiến hành ngoại kiểm


2

tra chất lƣợng phòng xét nghiệm là điều cần thiết. Các mẫu kiểm chuẩn
thƣờng đƣợc sản xuất với rất nhiều phƣơng pháp, trong đó có phƣơng pháp
đơng khơ, đơng lạnh [32], [34], [36], [40], [41]... Do đó, tiến hành hai phƣơng
pháp để sản xuất mẫu kiểm chuẩn nhằm so sánh và lựa chọn đƣợc mẫu kiểm
chuẩn tối ƣu nhất, giúp ích cho việc nâng cao chất lƣợng kết quả xét nghiệm
trên cả nƣớc. Vì vậy, tiến hành nghiên cứu đề tài “Quy trình sản xuất mẫu
huyết thanh, ứng dụng trong chƣơng trình ngoại kiểm hóa sinh” nhằm sản
xuất ra đƣợc mẫu kiểm chuẩn đảm bảo tính đồng nhất, ổn định và ít bị tác
động bởi điều kiện mơi trƣờng trong q trình bảo quản mẫu. Kết quả của
nghiên cứu khơng chỉ nâng cao chất lƣợng kết quả của phòng xét nghiệm hóa
sinh mà cịn giúp cho các phịng xét nghiệm trong nƣớc có thể tiến hành thực
hiện chƣơng trình ngoại kiểm tra chất lƣợng với giá cả hợp lý mà vẫn đảm
bảo tính tin cậy trong q trình thực hiện xét nghiệm.



3

C U HỎI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đƣợc quy trình sản xuất thử nghiệm mẫu huyết thanh dùng
để ngoại kiểm hóa sinh ở quy mơ phịng thí nghiệm đảm bảo tính ổn định và
đồng nhất trong quá trình sản xuất hay không?

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng qu t
Nghiên cứu quy trình thử nghiệm sản xuất mẫu huyết thanh để ứng dụng
trong chƣơng trình ngoại kiểm Hóa sinh ở quy mơ phịng thí nghiệm.
Mục tiêu cụ thể
1. Nghiên cứu quy trình thử nghiệm sản xuất mẫu huyết thanh để ứng
dụng trong chƣơng trình ngoại kiểm Hóa sinh ở quy mơ phịng thí
nghiệm.
2. So sánh sự ổn định và đồng nhất của mẫu huyết thanh đƣợc sản xuất
theo hai phƣơng pháp đông khô và đông lạnh
3. Khảo sát độ ổn định của mẫu huyết thanh theo thời gian và nhiệt độ


4

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. VAI TRÕ CỦA XÉT NGHIỆM HÓA SINH TRONG L M SÀNG
Cơ thể chúng ta gồm các mô, các cơ quan và các dịch thể. Qua q trình
tiêu hóa thức ăn nhờ hệ thống tiêu hóa của cơ thể đã phân giải thức ăn thành
các chất dinh dƣỡng hay các dƣỡng chất (glucose, acid amin…). Dƣỡng chất
sẽ đƣợc hấp thu vào máu, rồi đƣợc đến các mô, tại đây chúng đƣợc dùng để
tổng hợp các đại phân tử hay thối hóa thành các sản phẩm trung gian và cuối

cùng. Các sản phẩm này đƣợc đƣa vào máu tới các mô để sử dụng hay các cơ
quan bài tiết để thải ra ngoài (qua nƣớc tiểu, thức ăn hay mồ hơi, phân…).
Ngồi những q trình chuyển hóa chung, mỗi mơ có các đặc điểm chuyển
hóa riêng và có sự tham gia của các enzym và isoenzym đặc trƣng để tạo ra
các sản phẩm chuyển hóa riêng. Việc đo lƣờng những enzym và các sản phẩm
chuyển hóa đặc trƣng của cơ thể có ý nghĩa nhất định trong việc xác định tình
trạng bệnh lý của các mơ tƣơng ứng [5].
Cùng với các xét nghiệm chẩn đoán khác, xét nghiệm hóa sinh thƣờng
quy góp phần quan trọng trong việc chẩn đoán, đánh giá chức năng, tiên
lƣợng bệnh và theo dõi kết quả điều trị. Ngoài ra xét nghiệm hóa sinh cịn có
thể tầm sốt bệnh và nguy cơ bị bệnh. Do đó, các xét nghiệm hóa sinh đƣợc
chỉ định thƣờng quy trong quá trình khám và chữa bệnh. Một trong số xét
nghiệm hóa sinh thƣờng đƣợc chỉ định để chẩn đốn, theo dõi và điều trị bệnh
đó là: Glucose, Ure, Creatinin, GOT, GPT, GGT, Triglycerid, Acid Uric,
Cholesterol…
1.1.1. Xét nghiệm định lượng Glucose máu
Glucose là nguồn năng lƣợng chủ yếu và trực tiếp của cơ thể, đƣợc dự
trữ ở gan dƣới dạng glycogen. Glucose tham gia vào cấu trúc tế bào (RNA và
DNA) và một chất đặc biệt khác (Mucopolysaccharid, heparin, acid


5

hyaluronic, chondroitin…). Bình thƣờng nồng độ glucose máu tƣơng đối hằng
định. Khi cơ thể đói, sự giảm nồng độ glucose có thể tránh đƣợc nhờ phân
hủy glycogen, khi glucose máu tăng thì glucose sẽ sinh tổng hợp thành
glycogen. Việc điều hòa nồng độ glucose máu chịu tác động của 2 hệ thống
hormone đối lập nhau:
- Insulin có tác dụng làm hạ glucose máu.
- Glucagon, adrenalin, cortisol và GH có tác dụng làm tăng nồng độ

glucose máu (hình 1.1).

Hình 1.1. Cơ chế điều hòa nồng độ glucose máu
Đánh giá nồng độ glucose máu cho phép phát hiện các rối loạn chuyển
hóa glucose. Nguyên nhân thƣờng gặp ở rối loạn trong chuyển hóa glucose đó
là đái tháo đƣờng. Xác định nồng độ glucose huyết tƣơng lúc đói và làm


6

nghiệm pháp gây tăng glucose máu đƣờng uống là một biện pháp sàng lọc
bệnh ĐTĐ cực kì có giá trị. Ngồi ra đánh giá nồng độ glucose máu lúc đói
và sau khi ăn 2 giờ, xét nghiệm tìm glucose trong nƣớc tiểu, diễn biến của
nồng độ glucose máu mao mạch hay định lƣợng hemoglobin A1C và C peptid
cũng cung cấp thơng tin hữu ích cho chúng ta để chẩn đốn và điều trị ĐTĐ
[2], [5], [13], [14].
Giá trị bình thƣờng của Glucose [2]:
- Huyết tƣơng: 60 - 110 mg/dl hay 3,36 – 6,16 mmol/L.
- Máu toàn phần: 60 – 105 mg/dL hay 3,36 – 5,58 mmol/L.
- Trẻ sơ sinh: 20 – 80 mg/dL hay 1,12 – 4,48 mmol/L.
Sự thay đổi giá trị của glucose máu khơng những giúp chẩn đốn và
kiểm sốt bệnh đái tháo đƣờng mà cịn để chẩn đốn tình trạng hạ đƣờng
huyết. Bên cạnh đó xét nghiệm định lƣợng nồng độ glucose máu cịn giúp
chẩn đốn và theo dõi các rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khác bao gồm
ĐTĐ thai kỳ, hạ đƣờng huyết ở trẻ sơ sinh, hạ đƣờng huyết vô căn và ung thƣ
biểu mô tế bào tụy đảo [2], [5], [13], [14].
1.1.2. Xét nghiệm định lượng Ure máu
Ure là sản phẩm thối hóa chính của các protein và acid amin trong cơ
thể và là sản phẩm quan trọng nhất của chuyển hoá nitơ. Ure đƣợc tạo thành ở
gan và đây là cơ quan duy nhất tổng hợp ure từ NH3. Ure nitrogen (BUN) là

phần nitrogen của ure trong máu. Ure có nguồn gốc xuất xứ chủ yếu từ q
trình thối hóa các protein (hình 1.2). Các protein có thể có nguồn gốc từ
thức ăn (1) hay nội sinh (2):
Protein ngoại sinh
Dị hóa các protein

Protease

acid amin
acid amin

NH3
Gan

Gan

NH3 (2)

Ure (1)


7

Nồng độ ure máu phụ thuộc vào chức năng thận, chế độ ăn, q trình dị
hóa protein nội sinh và tình trạng thăng bằng điện giải trong cơ thể. Tất cả rối
loạn chức năng gan đều sẽ làm quá trình chuyển hóa NH3 thành ure bị suy
giảm nhiều hay ít. Ure đƣợc đào thải qua hai con đƣờng tiêu hóa nhờ enzym
urease của ruột và đƣờng thận. Ure đƣợc lọc qua cầu thận và tái hấp thu thụ
động qua ống thận. Tất cả các rối loạn chức năng thận đều dẫn tới tăng nồng
độ ure huyết thanh và khi nồng độ ure tăng tới > 33mmol/L (>200 mg/dL) thì

có thể thấy biểu hiện lâm sàng ở tim, phổi, tiêu hóa và hệ thần kinh… [2], [5],
[13], [14].

Hình 1.2. Sơ đồ chuyển hóa BUN trong cơ thể
Giá trị bình thƣờng [2]:
- Huyết thanh: Ure: 13 – 40 mg/dL hay 2,1 – 6,6 mmol/L.


8

BUN: 5 - 17 mg/dL.
- Tỷ lệ nồng độ ure huyết thanh/ creatinin huyết thanh: 10 – 40.
Xét nghiệm định lƣợng ure cho phép đánh giá mức độ tăng đơn độc
nồng độ ure không kèm tăng creatinin giúp hƣớng tới chẩn đốn dị hóa
protein hay tăng song song với creatinin gợi ý tình trạng suy thận. Đây là xét
nghiệm giúp quyết định dùng loại thuốc gì khơng gây độc cho thận. Xét
nghiệm này cịn giúp ích trong việc đánh giá mức độ nặng nhẹ của suy thận
[2], [5], [13], [14].
1.1.3. Xét nghiệm định lượng Creatinin máu
Creatinin là một chất chuyển hóa nitơ, là sản phẩm của sự thối hóa
creatinin cơ và đƣợc đào thải duy nhất qua thận. Phản ứng giữa arginin và
glycin xảy ra ở mô thận, tạo ra ornithin và acid guanidon-acetic
(glycocyamin). Sau đó glycocyamin đƣợc đƣa vào máu rồi chuyển đến gan,
và đƣợc chuyển hóa thành creatinin (hình 1.3). Creatinin vào mạch máu và
đƣợc tế bào cơ hấp thụ. Tại đây creatinin đƣợc chuyển hóa thành creatinin
phosphat, chất này đƣợc chuyển hóa thành creatinin. Sự tạo thành creatinin
phụ thuộc vào khối lƣợng cơ (đàn ông nhiều hơn phụ nữ). Creatinin ổn định
trong máu, không phụ thuộc vào chế độ ăn và những thay đổi sinh lý khác mà
chỉ phụ thuộc vào khả năng đào thải của thận. Creatinin đƣợc lọc qua cầu thận
và không đƣợc tái hấp thụ tại ống thận. Vì vậy nồng độ creatinin máu có tác

dụng đánh giá chức năng lọc của cầu thận và theo dõi diễn tiến của chức năng
thận [2], [5], [13], [14].


9

Hình 1.3. Sơ đồ chuyển hóa creatinin trong cơ thể
Giá trị bình thƣờng [2]:
- Creatinin huyết thanh: Nam: 0,7 – 1,3 mg/dL hay 62 – 115 µmol/L.
Nữ: 0,5 – 1,0 mg/dL hay 44 – 88 µmol/L.
Trẻ em: 0,3 – 1,0 mg/dL hay 26 – 88 µmol/L.
Creatinin máu có thể tăng trong các trƣờng hợp suy thận do nguyên nhân
trƣớc thận (suy tim mất bù, hẹp động mạch thận, xuất huyết… ) hay nguyên
nhân tại thận do tổn thƣơng ống thận (sỏi thận, đa u tủy xƣơng, viêm thận –
bể thận cấp hay mạn tính…) hoặc do tổn thƣơng cầu thận (tăng huyết áp, đái
tháo đƣờng, viêm cầu thận…) và nguyên nhân sau thận (sỏi thận, khối u bàng
quang…).
Creatinin máu giảm thƣờng do hịa lỗng máu, suy dinh dƣỡng nặng,
một số bệnh gây teo mơ cơ hoặc do có thai [2], [5], [13], [14].
1.1.4. Xét nghiệm định lượng Triglycerid
Triglycerid (TG) là ester của glycerol và 3 acid béo cấu tạo thành. TG là
một dạng mỡ và là nguồn cung cấp năng lƣợng chính cho cơ thể. TG có hai
nguồn gốc ngoại sinh (thức ăn) và nội sinh (do gan tổng hợp). TG ngoại sinh
đƣợc vận chuyển bởi chylomicron và TG nội sinh đƣợc vận chuyển trong máu
nhờ VLDL.


10

Xét nghiệm TG thƣờng đƣợc chỉ định để đánh giá tình trạng cân bằng

giữa lƣợng lipid đƣa vào và chuyển hóa lipid trong cơ thể. Tăng nồng độ TG
máu thƣờng làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch và bệnh tim mạch.
Giá trị bình thƣờng [2]:
- Bình thƣờng: < 1,7 mmol/L hay < 150 mg/dL.
- Giới hạn bình thƣờng cao: 1,7 – 2,24 mmol/L hay 150 – 199 mg/dL.
- Giới hạn cao: 2,25 – 5,63 mmol/L hay 200 – 499 mg/dL.
- Rất cao: ≥ 5,64 mmol/L hay ≥ 500 mg/dL.
TG tăng nguyên phát trong bệnh tăng lipid huyết gia đình và thứ phát
trong ĐTĐ, xơ gan do rƣợu, viêm tụy, viêm gan, tắc mật, hội chứng thận hƣ
và xơ vữa động mạch [2], [5], [13], [14].
1.1.5. Xét nghiệm định lượng Cholesterol
Cholesterol huyết tƣơng có 2 nguồn gốc ngoại sinh (thức ăn) và nội sinh
(do cơ thể tổng hợp). Cholesterol đƣợc tích hợp chủ yếu trong các lipoprotein
loại LDL, HDL, VLDL và một số ít dƣỡng chấp (chylomicron).
Cholesterol là steroid chính trong cơ thể ngƣời. Cholesterol đƣợc các
lipoprotein LDL và HDL vận chuyển trong máu để tham gia vào hai quá trình
chun biệt. Cholesterol tích hợp vào LDL đƣợc vận chuyển trong máu từ gan
đến mô ngoại biên với nguy cơ tạo nên xơ vữa động mạch. Cholesterol tích
hợp vào HDL sẽ đƣợc vận chuyển từ các mô ngoại biên đến gan để thực hiện
q trình dị hóa cholesterol. Khoảng 25 – 40% cholesterol huyết tƣơng ở dạng
tự do, 60 -70% dƣới dạng ester hóa. Trong xét nghiệm hai dạng này thƣờng
đƣợc đo chung gọi là cholesterol tồn phần (hình 1.4).
Cholesterol là một chất cần thiết cho hoạt động chức năng màng tế bào
và nhƣ một tiền chất của acid mật, progesterone, vitamin D, estrogen,
glucocorticoid và các corticosteroid điều hòa chuyển hóa khống chất. Xét


11

nghiệm định lƣợng cholesterol để nghiên cứu các tình trạng rối loạn

lipoprotein máu và giúp đánh giá nguy cơ hình thành màng xơ vữa động
mạch. Ngoài ra xét nghiệm định lƣợng cholesterol còn dùng để nghiên cứu
chức năng gan và hỗ trợ cho chẩn đốn các tình trạng rối loạn chức năng
tuyến giáp [2], [5], [13], [14].
Giá trị bình thƣờng [2]:
- Cholesterol toàn phần:
+ < 10 tuổi: 100 – 180 mg/dL hay 2,6 – 4,7 mmol/L.
+ 10 – 20 tuổi: 120 – 180 mg/dL hay 3,1 – 4,7 mmol/L.
+ > 20 tuổi: 120 – 200 mg/dL hay 3,1 – 5,2 mmol/L.

Hình 1.4. Sơ đồ vận chuyển cholesterol trong cơ thể
1.1.6. Xét nghiệm định lượng Acid uric
Acid uric là sản phẩm thối hóa của các base purin, một thành phần của
acid nucleic. Acid nucleic khi bị thủy phân thì cho ra các đơn vị cấu tạo AMP,
GMP… Các chất này tiếp tục thối hóa cho acid uric (hình 1.5).


12

Xét nghiệm định lƣợng acid uric là một thông số để đánh giá chức năng
thận và xơ vữa động mạch. Đặc biệt acid uric dùng để chẩn đoán các bệnh lý
gây biến đổi nồng độ acid uric, để theo dõi điều trị bệnh Gout và điều trị hóa
chất chống ung thƣ nhằm hạn chế tình trạng lắng đọng cấp urat tại thận với
nguy cơ gây suy thận cấp [2], [5], [13], [14].
Giá trị bình thƣờng Acid uric trong máu [2], [5]:
- Nam: 3,6 – 8,5 mg/dL hay 214 – 506 µmol/L.
- Nữ: 2,3 – 6,6 mg/dL hay 137 – 393 µmol/L.

Hình 1.5. Quá trình hình thành acid uric
1.1.7. Xét nghiệm định lượng GOT (Glutamat Oxaloacetat Transaminase).

Đây là một aminotransferase, còn có tên gọi khác là AST (Aspartate
Aminotransferase) có tác dụng xúc tác sự chuyển hóa các acid amin thành
acid α-cetonic và ngƣợc lại bằng cách vận chuyển nhóm amin. GOT khu trú
rộng rãi trong cơ thể, đƣợc tìm thấy ở tim, gan, thận và cơ xƣơng. GOT đƣợc
tìm thấy ở bào tƣơng và cả ty thể.


13

Aspartate + α-ceto glutarat

AST/GOT

Glutamat + Oxalo acetat [13]

Hoạt độ enzym GOT trong huyết thanh thƣờng tăng do các yếu tố: hủy
tế bào, tổn thƣơng hoặc rối loạn trong tế bào và tăng sinh tổng hợp enzym
thƣờng gặp trong các bệnh lý về gan đặc biệt tăng cao trong viêm gan do
rƣợu, xơ gan và u gan [13]. Ngay khi xảy ra tình trạng tổn thƣơng hoặc chết
tế bào chứa enzym GOT thì chất này sẽ đƣợc giải phóng vào tuần hồn. Vì
vậy enzym GOT cịn dùng để chẩn đốn viêm gan cấp. Hoạt độ enzym GOT
trong máu cũng tăng cao trong nhồi máu cơ tim, tăng từ giờ thứ 6 – 12 giờ sau
cơn đau thắt ngực, đạt đỉnh điểm khoảng 36 – 42 giờ [5]. Thời gian bán hủy
trong máu là 17 giờ.
Giá trị bình thƣờng [2]:
- Nam: < 25 UI/L.
- Nữ: < 21 UI/L.
- Ngƣời già tăng nhẹ so với giá trị bình thƣờng, trẻ sơ sinh tăng 2 - 3 lần
giá trị bình thƣờng.
Xét nghiệm định lƣợng enzym GOT khơng những giúp chẩn đốn các

bệnh lý về tim, gan mà cịn giúp chúng ta chẩn đốn bệnh lý về tụy (viêm tụy
cấp…) và cơ (viêm đa cơ, bệnh loạn dƣỡng cơ Duchenne…), suy giáp và các
cơ quan khác [2], [5], [13], [14].
1.1.8. Xét nghiệm định lượng GPT (Glutamat Pyruvat Transaminase)
Đây là một aminotransferase, cịn có tên gọi khác là ALT (Alanin
Aminotransferase) có tác dụng xúc tác sự chuyển hóa các acid amin thành
acid α-cetonic và ngƣợc lại bằng cách vận chuyển nhóm amin. GPT khu trú
rộng rãi trong cơ thể, đƣợc tìm thấy ở gan, thận và nhiều ở tim, cơ xƣơng.
GPT đƣợc tìm thấy ở bào tƣơng.
Alanin + α-ceto glutarat

ALT/GPT

Glutamat + Pyruvat

[13]


14

Trong hầu hết các bệnh gan, hoạt độ GPT luôn tăng cao hơn so với GOT
ngoại trừ viêm gan do rƣợu, xơ gan và u gan. Hoạt độ của enzym này tăng
khi có sự hoại tử của tế bào gan, có thể tăng cao gấp 100 lần so với giá trị
bình thƣờng. GPT là enzym đặc hiệu hơn để chẩn đốn bệnh về gan. Ngồi ra
GPT tăng cịn có giá trị để chẩn đoán các bệnh về tim, thận, cơ xƣơng nhƣ
nhồi máu cơ tim, suy tim mất bù, suy giáp hay viêm tụy…. [2], [5].
Giá trị bình thƣờng [2]:
- Nam: < 22 UI/L.
- Nữ: < 17 UI/L.
1.1.9. Xét nghiệm định lượng GGT (Gamma Glutamyl Transferase)

GGT là enzym giữ vai trị xúc tác sự vận chuyển nhóm δ-glutamyl từ
peptid và hợp chất chứa nó đến chất nhận. GGT đƣợc tìm thấy ở ống lƣợn
gần của thận, gan, tụy và ruột. GGT có mặt ở bào tƣơng và màng tế bào. GGT
là chất chỉ điểm nhạy đối với các bệnh lý về gan mật [15].
Giá trị bình thƣờng [2]:
- Nam: 5 – 38 IU/L.
- Nữ: 5 – 29 IU/L.
GGT huyết thanh tăng từ 5 - 30 lần ở các trƣờng hợp tắc mật trong gan
hoặc sau gan. Hoạt độ GGT cũng tăng cao trong các trƣờng hợp ung thƣ gan
nguyên phát hoặc thứ phát, tăng từ 2 - 5 lần trong viêm gan nhiễm khuẩn,
trong viêm tụy mạn hay ung thƣ tụy, GGT tăng từ 5 - 15 lần. Ngoài ra GGT
tăng trong các trƣờng hợp viêm gan do rƣợu và ngƣời nghiện rƣợu [14].
1.2. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT LƢỢNG XÉT NGHIỆM
1.2.1. Một số khái niệm liên quan đến chất lượng xét nghiệm
- Chất lƣợng (Quality) là tập hợp các đặc tính vốn có của sản phẩm đáp
ứng các yêu cầu của khách hàng [4], [8], [9].


×