Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Đánh giá tình hình cắt thanh quản bán phần theo kiểu trán bên tại bệnh viện chợ rẫy từ tháng 6 2012 đến tháng 6 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.06 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHẠM KIM LONG GIANG

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CẮT THANH QUẢN
BÁN PHẦN THEO KIỂU TRÁN BÊN
TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
TỪ THÁNG 6/2012 ĐẾN THÁNG 6/2017
Chuyên ngành: TAI MŨI HỌNG
Mã số : 60 72 01 55

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN MINH TRƯỜNG

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa
từng được công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

PHẠM KIM LONG GIANG


MỤC LỤC


Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU......................................................................... 3
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 4
1.1 Giải phẫu thanh quản ............................................................................ 4
1.2 Chức năng sinh lý ............................................................................. 12
1.3. Bệnh sinh – giải phẫu bệnh ................................................................ 14
1.4. Chẩn đốn và điều trị ......................................................................... 15
1.5. Chăm sóc hậu phẫu ............................................................................ 24
1.6. Đánh giá chức năng thanh quản sau mổ ............................................. 25
1.7. Tái phát.............................................................................................. 26
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............. 27
2.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................... 27
2.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................... 28
2.3. Phân tích số liệu ................................................................................. 29
2.4. Vấn đề y đức trong nghiên cứu........................................................... 29
2.5. Cỡ mẫu .............................................................................................. 30


Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 31
3.1. Đặc điểm lâm sàng của mẫu nghiên cứu............................................. 31
3.2. Các đặc điểm lâm sàng....................................................................... 37
3.3. Đánh giá kết quả điều trị .................................................................... 42
3.4. Đánh giá bảo tồn một số chức năng.................................................... 47
Chương 4 BÀN LUẬN ............................................................................... 50

4.1. Đặc điểm chung ................................................................................. 50
4.2. Đặc điểm lâm sàng............................................................................. 53
4.3. Điều trị............................................................................................... 55
4.4. Đánh giá bảo tồn một số chức năng.................................................... 58
KẾT LUẬN................................................................................................. 61
ĐỀ XUẤT.................................................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1 : Số ngày nằm viện........................................................................ 45
Bảng 3.2 : Biến chứng sau phẫu thuật .......................................................... 45
Bảng 3.3 : Biến chứng sau phẫu thuật và một số yếu tố khác ....................... 46
Bảng 3.4 : Kết quả bảo tồn một số chức năng............................................... 47
Bảng 3.5 : Tương quan giữa thời gian rút canule và nhóm tuổi .................... 47
Bảng 3.6 : Tương quan giữa thời gian rút canule và giai đoạn u................... 48
Bảng 3.7 : Tương quan giữa thời gian rút ống ni ăn và nhóm tuổi ............ 48
Bảng 4.8: Phân bố độ tuổi trong một số nghiên cứu ..................................... 50
Bảng 4.9: Phân bố giới tính trong một số nghiên cứu ................................... 51
Bảng 4.10: Bệnh lý nội khoa đi kèm so với một số nghiên cứu .................... 52
Bảng 4.11: So sánh giai đoạn ung thư với một số nghiên cứu....................... 55
Bảng 4.12: So sánh biến chứng sớm sau mổ với một số nghiên cứu khác..... 55
Bảng 4.13: So sánh tương quan giữa biến chứng và một số yếu tố khác....... 57
Bảng 4.14: So sánh số ngày rút ống mở khí quản sau cắt thanh quản bán phần
dọc................................................................................................ 58
Bảng 4.15: So sánh số ngày rút tube Levin trong cắt thanh quản bán ........... 59



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới tính ............................................. 31
Biểu đồ 3.2. Phân bố theo tuổi...................................................................... 32
Biểu đồ 3.3. Phân bố bệnh nhân theo địa phương cư trú............................... 33
Biểu đồ 3.4. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp ....................................... 34
Biểu đồ 3.5. Phân bố bệnh nhân theo yếu tố nguy cơ ................................... 35
Biểu đồ 3.6. Phân bố bệnh nhân theo các bệnh kèm theo.............................. 36
Biểu đồ 3.7. Phân bố thời gian khởi phát bệnh ............................................. 37
Biểu đồ 3.8. Phân bố bệnh nhân theo lý do đến khám bệnh .......................... 38
Biểu đồ 3.9. Phân bố vị trí u thanh quản....................................................... 38
Biểu đồ 3.10. Phân bố hình dạng đại thể u thanh quản ................................. 39
Biểu đồ 3.11. Giải phẫu bệnh u thanh quản .................................................. 40
Biểu đồ 3.12. Chẩn đoán TNM u thanh quản................................................ 41
Biểu đồ 3.13. Thời gian rút canule ............................................................... 42
Biểu đồ 3.14. Thời gian rút tube Levin......................................................... 43
Biểu đồ 3.15. Thời gian rút ống dẫn lưu ....................................................... 44


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 : Hầu thiết đồ đứng dọc................................................................... 4
Hình 1.2 : Các sụn thanh quản........................................................................ 5
Hình 1.3 : Các cơ nội tại thanh quản............................................................... 6
Hình 1.4 : Thần kinh – cơ thanh quản ............................................................ 7
Hình 1.5 : Thần kinh - cơ thanh quản ............................................................ 8
Hình 1.6 : Động mạch – thần kinh thanh quản................................................ 9
Hình 1.7 : Phân bố định khu thanh quản....................................................... 11
Hình 1.8 : Mơ học thanh quản ...................................................................... 12
Hình 1.9 : Tổn thương nhỏ 1/3 giữa dây thanh ............................................. 21

Hình 1.10 : Tổn thương ở 1/3 giữa dây thanh, lớn hơn 2 mm ....................... 22
Hình 1.11 : Tổn thương kéo dài đến mép trước dây thanh ............................ 22
Hình 1.12 : Tổn thương lan đến 1/3 mép trước của dây thanh đối bên.......... 23
Hình 1.13 : Tổn thương lan xuống hạ thanh môn 2-3 mm ............................ 23
Hình 1.14 : Tổn thương ở vị trí mấu thanh và ở cả hai bên dây thanh........... 24


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư thanh quản là loại ung thư hay gặp và có chiều hướng ngày
càng tăng chiếm tỷ lệ khá cao gần 25% trong các ung thư đầu cổ, chiếm 1%
trong các ung thư, đứng hàng thứ 5 trong các ung thư ở nam giới với xuất độ
chuẩn theo tuổi là 3/100.000 dân [6].
Trước đây bệnh nhân ung thư thanh quản thường đi đến khám ở giai
đoạn muộn, nhưng nhờ sự phát triển của các phương tiện chẩn đốn hình ảnh
và chăm sóc sức khỏe ban đầu đã giúp phát hiện ung thư thanh quản giai đoạn
sớm càng nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho công tác điều trị đạt kết quả tốt. Vì
vậy điều trị ung thư thanh quản bằng phẫu thuật cắt thanh quản bán phần giúp
bảo tồn chức năng thanh quản, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, giúp bệnh
nhân sớm tái hòa nhập xã hội [17].
Điều trị ung thư thanh quản theo kinh điển làm thay đổi chức năng thở,
phát âm không theo đường sinh lý tự nhiên. Còn phẫu thuật cắt thanh quản
bán phần trong điều trị ung thư thanh quản giai đoạn sớm giúp bệnh nhân sau
khi phẫu thuật vẫn bảo tồn được chức năng thở, phát âm theo đường sinh lý tự
nhiên. Kết quả điều trị còn tùy thuộc vào một số yếu tố như vị trí khối u, bản
chất loại tế bào học của khối u, kinh nghiệm của thầy thuốc, sự lựa chọn của
bệnh nhân và một số yếu tố thuận lợi khác. Nhưng kết quả điều trị cũng cho
thấy rằng thành công của phẫu thuật thuật cắt thanh quản bán phần khơng chỉ
có ý nghĩa trong việc giải quyết bệnh tích mà cịn giúp người bệnh tái hịa

nhập xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống [10].
Khoa Tai Mũi Họng bệnh viện Chợ Rẫy đã áp dụng nhiều kỹ thuật,
phẫu thuật mới trong điều trị ung thư thanh quản giai đoạn sớm và đạt nhiều


2

kết quả tốt không chỉ kéo dài cuộc sống mà còn phục hồi chức năng giúp nâng
cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư thanh quản giai đoạn sớm.
Chính điều này đã thúc đẩy chúng tơi thực hiện đề tài “Đánh giá tình
hình cắt thanh quản bán phần theo kiểu trán bên tại Bệnh Viện Chợ Rẫy
từ tháng 6/2012 đến tháng 6/2017”


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát
Đánh giá kết quả điều trị và bảo tồn chức năng ở bệnh nhân cắt thanh
quản bán phần theo kiểu trán bên trong điều trị ung thư thanh quản giai đoạn
sớm tại khoa Tai Mũi Họng Bệnh Viện Chợ Rẫy
Mục tiêu chuyên biệt
1. Khảo sát đặc điểm chung, đặc điểm lâm sàng
2. Đánh giá kết quả điều trị
3. Đánh giá kết quả bảo tồn một số chức năng trước và sau phẫu thuật
- Chức năng hô hấp
- Chức năng nuốt
- Chức năng phát âm



4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 GIẢI PHẪU THANH QUẢN
1.1.1. Cấu trúc đại thể [7],[10]

Hình 1.1 : Hầu thiết đồ đứng dọc [30]
“Nguồn Frank H.Netter, 1995”


5

Thanh quản có dạng hình ống nằm ở trước cổ, ngang mức đốt sống cổ
từ C2 đến C6. Giới hạn trên của thanh quản là bờ trên của sụn giáp, ở dưới là
bờ dưới của sụn nhẫn. Ở phía trên thanh quản thơng với hầu, ở dưới thơng với
khí quản [7].
Về cấu trúc thanh quản có một khung sụn gồm các sụn đơn và sụn đôi.
Các sụn này khớp với nhau và giữ chặt bởi các màng và dây chằng. Các cơ ở
thanh quản bao gồm các cơ bên trong và bên ngồi thanh quản. Trong lịng
thanh quản được lót bởi niêm mạc hơ hấp[7].
Xương móng và các sụn nối nhau bằng hệ thống dây chằng và màng
sợi đàn hồi phức tạp, bao gồm màng giáp móng, giáp nhẫn và nhẫn khí quản.
Các màng này mỏng, đặc biệt màng giáp móng mỏng nhất và u có thể xâm
lấn qua dễ dàng. Giữa cơ khít hầu giữa và dưới có khe nhỏ cho bó mạch thần
kinh thanh quản trên xuyên qua tạo thành điểm yếu dễ cho u xâm lấn vào
vùng cổ [10].
1.1.1.1. Sụn [13]
Gồm sụn chính và sụn phụ
 Sụn chính: giáp, nhẫn, phễu, nắp thanh mơn

 Sụn phụ: chêm, thóc

Hình 1.2 : Các sụn thanh quản [30]
“Nguồn Frank H.Netter, 1995”


6

1.1.1.2. Các màng [10]
Gồm
 Màng giáp móng
 Màng giáp nhẫn
 Màng nhẫn khí quản
1.1.1.3. Các dây chằng [10]
Nối với sụn thanh thiệt có: dây chằng móng thanh thiệt, họng thanh
thiệt, giáp thanh thiệt và phễu thanh thiệt.
1.1.1.4. Các hệ thống cơ thanh quản [7]:
 Cơ mở thanh quản : cơ nhẫn phễu sau có chức năng mở thanh mơn,
đồng thời cũng làm căng dây thanh trong khi phát âm. Đây là cơ mở
duy nhất, nếu bản thân cơ này hay nhánh thần kinh chi phối của nó
bị tổn thương sẽ gây ra liệt khép.
 Cơ khép thanh quản gồm : cơ nhẫn phễu bên và cơ liên phễu.
 Cơ căng dây thanh gồm : cơ giáp – phễu và cơ nhẫn – giáp.

Hình 1.3 : Các cơ nội tại thanh quản [30]
“Nguồn Frank H.Netter, 1995”


7


1.1.1.5. Dây thanh [7],[13]
 Dây thanh dài trung bình khoảng 17.65 ± 1.08 mm. Hai dây thanh
liên quan trực tiếp với sự phát âm và bảo vệ đường hô hấp dưới.
 Biểu mơ bao phủ được dính chặt với dây chằng thanh âm ở phía
dưới.
 Sự cung cấp máu thì nghèo nàn, vì thế nếp thanh âm có màu trắng
như xà cừ.
1.1.1.6. Thần kinh [7][10][13]
 Thanh quản được cung cấp bởi hai nhánh của dây thần kinh X : thần
kinh thanh quản trên và thần kinh thanh quản dưới.
 Dây thần kinh quặt ngược trái dài hơn bên phải vì có một đoạn nằm
trong lồng ngực nên dễ bị liệt hơn nếu có sự chèn ép.

Hình 1.4 : Thần kinh – cơ thanh quản[30]
“Nguồn Frank H.Netter, 1995”


8

 Dây quặt ngược chui vào thanh quản ở bờ dưới sụn nhẫn ngay
phía sau dưới khớp giáp – nhẫn và chia ra làm hai ngành :
- Ngành trước gọi là ngành nói : điều khiển các cơ khép.
- Ngành sau là ngành thở : chi phối các cơ mở.
 Dây thần kinh thanh quản trên chi phối cảm giác hai mặt thanh
thiệt, phần trước thanh thiệt của đáy lưỡi, phần trên thanh mơn,
kích thích vận động cơ giáp – nhẫn, chi phối cảm giác vùng hạ
thanh môn.
 Nối liền giữa thần kinh quặt ngược và thần kinh thanh quản trên
bởi quai Gallien.


Hình 1.5 : Thần kinh - cơ thanh quản[30]
“Nguồn Frank H.Netter, 1995”


9

1.1.1.7. Động mạch [7][10]:
 Hai mạch máu chính của thanh quản là : động mạch thanh quản trên
và động mạch thanh quản dưới.
 Động mạch thanh quản trên là nhánh của động mạch giáp trên và
chui qua màng giáp móng ở chỗ nối giữa cơ khít hầu giữa và dưới
vào thanh quản.
 Động mạch thanh quản dưới xuất phát từ động mạch giáp dưới,
chúng chui qua màng giáp nhẫn đến vùng dưới thanh mơn.

Hình 1.6 : Động mạch – thần kinh thanh quản[30]
“Nguồn Frank H.Netter, 1995”


10

1.1.1.8. Bạch mạch [7]
 Bạch mạch ở phần trên thanh quản rất nhỏ nhưng chằng chịt đổ vào
các hạch sâu vùng cổ, các hạch này liên thông hai bên với nhau.
 Bạch mạch băng thanh thất và thanh thất Morgani tương đối to và
nhiều, đổ vào hạch cổ sâu.
 Bạch mạch vùng dây thanh rất ít, đổ vào bạch mạch của băng thanh
thất và thanh thất Morgani.
 Bạch mạch vùng hạ thanh môn rất nhỏ đổ vào hạch trước thanh
quản hoặc khí quản.

1.1.1.9. Phân bố định khu [10]
 Thanh quản được chia ra 3 tầng, lấy dây thanh làm mốc : tầng
thượng thanh môn, thanh môn, hạ thanh môn.
 Đường ranh giới giữa vùng trên thanh môn và thanh môn là điểm
mà tại đó biểu mơ của dây thanh chuyển hướng lên thành bên của
thanh thất.
 Dưới thanh môn cũng khơng có ranh giới rõ ràng nhưng được xem
là bắt đầu từ 5 mm bên dưới bờ tự do của dây thanh và kết thúc tại
bờ dưới của sụn nhẫn. Có tác giả cho rằng ranh giới này là 10 mm.
Nam giới vùng dưới thanh môn dài khoảng 15 mm.


11

Hình 1.7 : Phân bố định khu thanh quản[8]
1.1.2. Cấu trúc vi thể [10] :
1.1.2.1. Biểu mô phủ niêm mạc :
Có 2 loại :
 Biểu mơ lát tầng bao phủ bề mặt dây thanh và phần trên tiền đình
thanh quản.
 Biểu mơ trụ có lơng chuyển bao phủ phần cịn lại của thanh quản.
1.1.2.2. Lớp dưới niêm mạc :
 Là lớp LAMINA PROPRIA rất quan trọng trong cơ chế phát âm.
 Lớp này gồm 3 lớp : lớp Gelatin bề mặt, lớp sợi đàn hồi, lớp sợi
keo.


12

Hình 1.8 : Mơ học thanh quản[8]

1.2 CHỨC NĂNG SINH LÝ [10][13] :
Chức năng sinh lý của thanh quản là : chức năng hô hấp, phát âm, bảo
vệ đường thở và tham gia cơ chế nuốt.
1.2.1. Chức năng hô hấp :
 Thanh quản dẫn khơng khí từ họng vào khí quản hoặc từ khí quản
lên họng.
 Trong động tác hít vào : thanh môn mở ra tối đa.
 Khi thở ra : thanh môn chỉ mở vừa phải.


13

 Do đó mỗi khi liệt cơ mở hoặc co thắt cơ khép, hoặc phù nề niêm
mạc thì lịng thanh quản sẽ hẹp lại và bệnh nhân bị khó thở.
1.2.2. Chức năng bảo vệ :
 Chức năng bảo vệ đường hơ hấp được thực hiện bởi phản xạ đóng
thanh mơn và ho tống ra mỗi khi dị vật hay hơi cay nóng vào thanh
quản.
 Phản xạ bảo vệ này bắt nguồn ở sự cảm giác của niêm mạc họng –
thanh quản.
1.2.3. Chức năng phát âm :
Sự phát âm này được thực hiện nhờ vào :
 Sự thở ra tạo luồng thở phát âm theo chu kỳ và những hoạt động
chung của dây thanh.
 Khi phát âm : hai dây thanh sẽ tiến lại gần nhau theo tư thế khép, áp
lực của cơ khi thở ra va vào vật cản nó sẽ nâng và ép hai bờ tự do
của dây thanh tách ra từ từ, để cho một luồng khí nhỏ đi qua. Khi
luồng hơi này được giải phóng, các bờ tự do sẽ khép lại.
 Hiện tượng này sẽ lặp lại theo chu kỳ.
 Năng lượng khơng khí đã chuyển thành năng lượng thanh âm.

 Luồng khơng khí thốt ra sẽ tạo nên tiếng thanh quản.
 Có thể coi như một rung động âm thanh là một cấu trúc không liên
tục. Nhịp điệu của nó quyết định tần số âm thanh, cường độ khuếch
đại, hình thái âm sắc.
Có nhiều thuyết về rung dây thanh và vẫn còn nhiều tranh cãi :
 Thuyết cổ điển về cơ đàn hồi của Ewald (1898)


14

 Theo luồng thần kinh của Husson (1950)
 Thuyết song rung niêm mạc của Perello – Smith (1962 – 1965)
 Thuyết của Louix Stylvestre và Mac Leod (1968)
1.3.

BỆNH SINH – GIẢI PHẪU BỆNH

1.3.1. Các yếu tố liên quan đến bệnh sinh
 Tại Mỹ năm 2007 : có khoảng 11.300 trường hợp ung thư thanh
quản mới và khoảng 3.600 trường hợp tử vong.
 Hút thuốc lá có nguy cơ bị ung thư thanh quản gấp 10 – 20 lần. Tỷ
lệ này sẽ giảm đáng kể nếu bệnh nhân ngừng hút thuốc lá. 10 – 15
năm sau khi ngừng hút thuốc sẽ giảm được khoảng 60% nguy cơ.
Việc ngừng hút thuốc lá là một yếu tố ngăn ngừa ung thư hiệu quả
nhất, do đó cần khuyên bệnh nhân bỏ thuốc lá khi đã chẩn đốn ung
thư thanh quản để đề phịng tái phát[15].
 Những yếu tố nguy cơ khác bao gồm : những chất gây ung thư như
asbestos, phức hợp nickel, bụi gỗ, những sản phẩm thuộc da, sơn,
nhớt thơm, len kính...Ngồi ra còn viêm thanh quản mạn do trào
ngược, nhiễm HPV typ 11, 16, 18[14].

 Gần đây nhiều báo cáo đề cập đến vai trò của HPV trong ung thư
đầu cổ. Trong ung thư thanh quản, tỷ lệ nhiễm HPV (đặc biệt HPV
11, 16, 18) được báo cáo dao động trong khoảng 3 – 47%.
1.3.2. Đại thể và vi thể của u [8],[15] :
 Đại thể : Thường gặp ở 3 thể :
 Thể tăng sinh : bề ngoài giống như u nhú, một số ít giống một polyp
có cuống.


15

 Thể thâm nhiễm : là thể hay gặp nhất, phát sinh từ niêm mạc thanh
quản rồi thâm nhiễm xuống phía dưới làm cho niêm mạc bị đẩy
phồng lên và thanh quản di động hạn chế.
 Thể loét : thường bờ không đều, chạm vào dễ chảy máu.
 Nhưng thường gặp thể hỗn hợp vừa loét vừa thâm nhiễm hay vừa
loét vừa tăng sinh.
 Vi thể :
 Phần lớn ung thư thanh quản là loại ung thư biểu mô (Carcinoma) tế
bào gai. Chúng được chia làm 3 loại gồm : biệt hóa cao, trung bình
và kém, tùy vào sự sản xuất chất sừng, cầu sừng và hiện diện các
cầu liên bào được tạo bởi tế bào ung thư.
 Theo Eugene A : carcinoma tế bào gai thường gặp nhất chiếm 90 –
95% các trường hợp.
 Các hình thức khác thì hiếm gặp như : ung thư tuyến nước bọt, u trụ,
ung thư biểu mô nhầy, sarcom xương sụn, di căn của ung thư vú,
thận... vào trong tổ chức sụn của thanh quản, nhất là ung thư tuyến
giáp loại tế bào hurthles xâm lấn vào hạ thanh mơn.
1.4.


CHẨN ĐỐN VÀ ĐIỀU TRỊ

1.4.2.1. Chẩn đốn
1.4.2.1.1. Ung thư thanh mơn
Theo Eugene A thì ung thư thanh quản xếp thứ 11 trong những ung thư
thường gặp nhất ở nam giới và đứng thứ 1 trong ung thư đầu cổ. Năm 2007
tại Mỹ có khoảng 11.300 trường hợp ung thư thanh quản mới và khoảng
3.600 trường hợp tử vong. Ung thư thượng thanh môn và thanh mơn là vị trí


16

thường gặp nhất, tại Mỹ tỷ lệ ung thư thanh môn chiếm 59%, thượng thanh
môn là 40%, hạ thanh môn 1%[15].
Ung thư thường xuất phát từ bờ tự do và bề mặt trên của dây thanh,
khoảng hai phần ba trường hợp giới hạn ở một dây thanh. U từ bờ tự do dây
thanh lan vào cơ thanh âm và khoang cạnh thanh mơn, từ đây u xâm lấn ra
ngồi qua màng giáp nhẫn. Tùy mức xâm lấn cơ bên dưới mà ảnh hưởng lên
sự vận động của dây thanh và ảnh hưởng lên sự sống còn. U phần trước dây
thanh thường gặp nhất.U mép trước có thể xâm lấn ra phía trước dọc theo dây
chằng mép trước (dây chằng Broyles) vào sụn giáp.
Tác giả Kirchner quan sát toàn bộ mặt cắt cơ quan, cho thấy u ít khi lan
rộng, trừ khi u lan ra khỏi dây thanh về phía thanh thiệt dưới xương móng.
Tác giả cho rằng dây chằng đóng vai trò hàng rào bảo vệ hơn là lan rộng.
Xâm lấn mép trước có liên quan đến xâm lấn hạ thanh mơn sớm và u cũng có
khuynh hướng lan lên trên hay xuống dưới dọc theo bề mặt sụn ở khoang
cạnh thanh môn hơn là xâm lấn vào sụn. U xuất phát từ nửa sau dây thanh có
khuynh hướng lan dưới niêm, hướng về phía mặt trong mấu thanh sau đó xâm
lấn khớp nhẫn phễu và vung liên phễu. Sự xâm lấn này khó đánh giá bằng lâm
sàng, làm cho việc đánh giá giai đoạn u thấp hơn thực tế. U có thể lan dọc

dưới biểu mơ theo chiều dài dây thanh. Xâm lấn dưới thanh mơn có thể xảy ra
khi u phát triển trên bề mặt niêm mạc, nhưng cũng có thể xảy ra bằng con
đường dưới niêm mạc xun qua nó đàn hồi, xâm lấn dưới thanh mơn phía
trước 1cm, phía sau 4-5mm là u đã gần bờ trên sụn nhẫn.
1.4.1.2. Xếp loại TNM theo AJCC ở thanh môn (2002) [11]
Tx : U nguyên phát không thể xác định
T0 : khơng có bằng chứng có u ngun phát
Tis : Carcinom tại chỗ


17

 Xếp hạng u nguyên phát (T) (Thanh môn)
- T1 : Khối u giới hạn ở dây thanh (có thể liên quan đến mép trước hay
mép sau của dây thanh) dây thanh di động bình thường.
o T1a : Khối u ở 1 dây thanh
o T1b : Khối u liên quan đến 2 dây thanh
- T2 : Khối u lan lên thanh môn hay lan xuống dưới thanh môn (0,5cm),
ảnh hưởng đến sự di động của dây thanh
- T3 : U giới hạn ở thanh quản với dây thanh bất động hoặc/và xâm lấn
khoang cạnh thanh môn, xâm lấn sụn giáp tối thiểu (như vỏ trong sụn
giáp).
- T4a : U xâm lấn qua sụn giáp và/hay xâm lấn phần mềm ngoài thanh
quản : khí quản, cơ ngoại lai lưỡi, cơ trước giáp, tuyến giáp và thực quản.
- T4b : u xâm lấn khoang trước cột sống, bao cảnh hay trung thất.
 Xếp hạng hạch lymphô vùng (N)
- Nx : không thể xác định hạch vùng
- N0 : khơng có di căn hạch vùng
- N1 : di căn 1 hạch đơn độc cùng bên có kích thước nhỏ hơn 3cm
- N2 ; di căn 1 hạch đơn độc cùng bên có kích thước 3cm

nhiều hạch cùng bên có kích thước ≤ 6cm, hay hạch đối bên hay 2 bên có
kích thước ≤ 6cm
 N2a : di căn 1 hạch đơn độc cùng bên có kích thước 3cm  N2b : nhiều hạch cùng bên có kích thước ≤ 6cm
 N2c : hạch đối bên hay 2 bên có kích thước ≤ 6cm
- N3 : di căn 1hạch có kích thước >6cm


18

 Xếp hạng di căn xa (M)
- Mx : không thể xác định di căn xa
- M0 : không di căn xa
- M1 : có di căn xa
 Xếp giai đoạn
- Giai đoạn 0 : TisN0M0
- Giai đoạn 1 : T1N0M0
- Giai đoạn 2 : T2N0M0
- Giai đoạn 3 : T3N0M0; T1N1M0; T2N1M0; T3N1M0
- Giai đoạn 4 : T4N0 – N1M0; bất cứ TN2 – N3M0; bất cứ TNM1
1.4.2. Điều trị
Hiện nay để điều trị ung thư thanh quản có hai phương pháp chủ yếu
được sử dụng là phẫu thuật hoặc xạ trị được nhiều trường phái trong và ngoài
nước chấp nhận, ngồi ra có thể kết hợp xạ trị và phẫu thuật. Một số tác giả
khác sử dụng hóa chất hoặc miễn dịch trị liệu để hỗ trợ hai phương pháp trên
nhưng vẫn cịn nhiều bàn cãi [6],[9],[15].
 Carcinơm tại chỗ (Carcinoma in situ – CIS) [11]
Carcinôm tại chỗ có tỷ lệ kiểm sốt tại chỗ cao và có kết quả tương
đương ở phẫu thuật bảo tồn và xạ trị. Carcinơm tại chỗ có thể có những điểm
carcinơm xâm lấn.Do vậy, ngày nay nhiều tác giả ủng hộ điều trị bằng vi phẫu

hơn là phẫu thuật laser vì tia laser làm hư hỏng mô, không xác định vi xâm
lấn sau mổ bằng giải phẫu bệnh.
Carcinôm tại chỗ thực sự không xấm lấn qua màng đáy, vi phẫu cắt
niêm mạc cho kết quả tương đương nhưng lại đơn giản hơn so với xạ trị. Tuy
nhiên xạ trị giúp bảo tồn tiếng nói tốt hơn và nếu có vi xâm lấn sau mổ thì xạ


×