Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa huyện quảng xương – tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.11 MB, 72 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG
--------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:

“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN
ĐA KHOA HUYỆN QUẢNG XƯƠNG –
TỈNH THANH HÓA”

Người thực hiện

: PHẠM THỊ THU

Lớp

: K57-MTA

Khóa

: 57

Chuyên ngành

: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn : TS. NGUYỄN THỊ HỒNG LINH


Hà nội – 2016
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM


KHOA MÔI TRƯỜNG
--------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:

“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN
ĐA KHOA HUYỆN QUẢNG XƯƠNG –
TỈNH THANH HÓA”

Người thực hiện

: PHẠM THỊ THU

Lớp

: K57-MTA

Khóa

: 57

Chuyên ngành

: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG


Giáo viên hướng dẫn : TS. NGUYỄN THỊ HỒNG LINH
Địa điểm thực tập : huyện Quảng Xương - tỉnhThanh Hóa

Hà nội – 2016

2

2
2


LỜI CẢM ƠN

Được sự phân công của Khoa Môi trường, Học Viện NôngNghiệp Việt
Nam. Và sự đồng ý của cô giáo hướng dẫn Nguyễn Thị Hồng Linh, em đã
thực hiện đề tài : “ Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn y tế
tại bệnh viện đa khoa huyện Quảng Xương – tỉnh Thanh Hóa”
Để hoàn thành khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo
đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu tại trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam.
Xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn Nguyễn Thị Hồng Linh đã
tận tình, chu đáo hướng dẫn em thực hiện khóa luận này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nỗ lực để thực hiện đề tài một cách hoàn
chỉnh nhất. Song do buổi đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa
học, tiếp cận thực tế, cũng như hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm cho nên
không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được sự đóng
góp, ý kiến của Quý thầy giáo, cô giáo và các bạn để khóa luận được hoàn
chỉnh tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !

Hà nội, ngày

tháng

Sinh viên

3

3

năm 2015


MỤC LỤC

4

4


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVMT:

5

Bảo vệ môi trường
CTYT

: Chất thải y tế


CTRYT

: Chất thải rắn y tế

CTR

: Chất thải rắn

CTYTNH

: Chất thải y tế nguy hại

CTTT

: Chất thải thông thường

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

WHO

: World Health Origanization

5


DANH MỤC BẢNG
STT


Tên bảng

Trang

DANH MỤC HÌNH
STT

6

Tên hình

Trang

6


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự gia tăng dân số và phát triển về kinh tế, các vấn đề dân sinh
như y tế, giáo dục, văn hóa,… cũng ngày càng được quan tâm và đầu tư. Bên
cạnh các lợi ích phục vụ dân sinh thì các cơ sở y tế cũng đồng thời tạo ra một
khối lượng chất thải y tế rất lớn, nhất là chất thải rắn y tế .
Theo Tổ chức Y tế thế giới, trong thành phần chất thải BV có khoảng 10% là
chất thải nhiễm khuẩn và khoảng 5% là chất thải gây độc hại như chất phóng
xạ, chất gây độc tế bào, các hóa chất độc hại phát sinh trong quá trình chẩn
đoán và điều trị.Bên cạnh đó là sự phát triển của các loại hình công nghiệp,
dịch vụ, gia tăng nhu cầu tiêu dùng, hưởng thụ vật chất… đã làm gia tăng
lượng lớn chất thải nguy hại được thải ra môi trường, đặc biệt là chất thải rắn
y tế. Chất thải rắn y tế nguy hại tiềm ẩn cao hơn khả năng lây nhiễm, gây tổn
thương hơn bất kỳ loại chất thải khác, có thể truyền các bệnh nguy hiểm cho

những người phơi nhiễm (như HIV, HBV, HCV).
Có thể nói chất thải y tếđã và đang là vấn đề quan tâm của toàn xã nói chung
và của ngành y tế và môi trường nói riêng. Chất thải y tế tiềm ẩn những nguy
cơ rủi ro lây nhiễm các mầm bệnh hoặc gây nguy hại cho người bệnh, nhân
viên y tế và cộng đồng nếu không được quản lý theo đúng cách tương ứng với
từng loại chất thải. Trong khi đó, vấn đề chất thải y tế vẫn chưa được chính
những người làm phát sinh chất thải và người làm công tác quản lý chất thải
quan tâm đúng mức.
Thanh Hóa là một tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế xã hội khá cao, đứng thứ 3
về dân số trong các đơn vị hành chính trực thuộc trung ương. Cùng với chất
lượng đời sống được nâng lên thì nhu cầu về y tế của người dân cũng ngày
một tăng. Dẫn đến lượng rác thải y tế của Thanh Hóa tăng cao. Hầu hết các
bệnh viện trên địa bàn tỉnh được xây dựng từ lâu, trong quy hoạch không có
7

7


hệ thống xử lý chất thải hoặc nếu có cũng không phù hợp và hoạt động kém
hiệu quả. Các điểm tập trung chất thải đều nằm trong khuôn viên bệnh viện,
không đảm bảo vệ sinh. Bên cạnh đó nhận thức về thực hành xử lý chất thải
trong các bộ y tế, nhân viên làm công tác xử lý chất thải và bệnh nhân còn
chưa cao.
Bệnh viện đa khoa huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa là một trong những
nơi tiếp nhận và điều trị bệnh. Sau nhiều lần nâng cấp, xây dựng mới, đến nay
bệnh viện có 205 giường bệnh, mỗi ngày tiếp đón hàng trăm lượt người đến
khám chữa bệnh. Theo dự báo, chất thải y tế sẽ tăng nhanh trong thời gian tới.
Vì vậy, việc phát sinh và thải bỏ chất thải y tế nếu không được kiểm soát chặt
chẽ sẽ gây nguy hại đến môi trường xung quanh và ảnh hưởng trực tiếp đến
sức khỏe của người dân. Hiện nay, công tác quản lý chất thải y tế ở bệnh viện

tương đối tốt, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập khi thực hiện.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : “Đánh
giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa
huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa “ nhằm đưa ra những đánh giá về
việc quản lý chất thải rắn tại bệnh viện để đưa ra các đề xuất, giải pháp nhằm
hạn chế ô nhiễm môi trường từ CTRYT của bệnh viện gây ra.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu và đánh giá công tác quản lý xà xử lý chất thải rắn y tế tại
bệnh viện đa khoa huyện Quảng Xương từ đó đề xuất các biện pháp nhằm
quản lý và xử lý CTRYT tại bệnh viện.
3. Yêu cầu nghiên cứu
- Tìm hiểu vị trí địa lý và hoạt động của bệnh viện.
- Điều tra đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn tại bệnh viện đa
khoa huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa .
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao công tác quản lý chất thải
rắn y tế phù hợp và có tính khả thi tại bệnh viện đa khoa huyện Quảng
Xương, tỉnh Thanh Hóa.
8

8


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học quản lý chất thải rắn y tế
1.1.1. Các khái niệm chung
Theo thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015
giữa Bộ Y tế - Bộ Tài nguyên &Môi trường quy định về quản lý chất thải y tế
(thay thế Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành quy chế
quản lý chất thải y tế). Thông tư này có hiệu lực từ 1/4/2016 thì:
Chất thải y tế là chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của các cơ sở y

tế, bao gồm chất thải y tế nguy hại, chất thải y tế thông thường và nước thải y
tế.
Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố lây nhiễm hoặc có đặc
tính nguy hại khác vượt ngưỡng chất thải nguy hại, bao gồm chất thải nguy
hại lây nhiễm và chất thải nguy hại không lây nhiễm.
Chất thải y tế thông thường là chất thải được phát sinh từ các buồng bệnh, từ
các công việc hành chính ( giấy, báo, nilon…) lá cây và rác sinh hoạt ở khu
vực ngoại cảnh, là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm cho con người.
1.1.2. Nguồn gốc chất thải rắn y tế
Nguồn phát sinh chất thải y tế chủ yếu là: bệnh viện, các cơ sở y tế khác như:
trung tâm vận chuyển cấp cứu, phòng khám sản phụ khoa, nhà hộ sinh, phòng
khám ngoại trú, trung tâm lọc máu...các trung tâm xét nghiệm và nghiên cứu
y sinh học, ngân hàng máu... Hầu hết các CTRYT đều có tính chất độc hại và
tính đặc thù khác với các loại CTR khác. Các nguồn xả chất lây lan độc hại
chủ yếu là ở các khu vực xét nghiệm, khu phẫu thuật, bào chế dược.

9

9


1.1.3. Phân loại chất thải rắn y tế
1.1.3.1. Chất thải nguy hại lây nhiễm bao gồm:
a) Chất thải lây nhiễm sắc nhọn: là chất thải lây nhiễm có thể gây ra các
vết cắt hoặc xuyên thủng bao gồm: kim tiêm, bơm liền kim tiêm, đầu sắc
nhọn của dây truyền, kim chọc dò, kim châm cứu, lưỡi dao mổ, đinh, cưa
dùng trong phẫu thuật và các vật sắc nhọn khác.
b) Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn bao gồm: Chất thải thấm, dính,
chứa máu hoặc dịch sinh học của cơ thể, các chất thải phát sinh từ buồng bệnh
cách ly.

c) Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm: mẫu bệnh phẩm, dụng
cụ đựng dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm phát sinh từ các
phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp III trở lên theo quy định tại Nghị định
số 92/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về bảo đảm an toàn sinh
học tại phòng xét nghiệm.
d) Chất thải giải phẫu bao gồm: mô, bộ phận cơ thể người thải bỏ và
xác động vật thí nghiệm. (Nguồn : Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYTBTNMT)
1.1.3.2. Chất thải nguy hại không lây nhiễm bao gồm:
a) Hóa chất thải bỏ bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại.
b) Dược phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo
nguy hại từ nhà sản xuất.
c) Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy ngân
và các kim loại nặng.
d) Chất hàn răng amalgam thải bỏ.
đ) Chất thải nguy hại khác theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TTBTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng BTNMT về quản lý chất
thải nguy hại. (Theo thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT)
10

10


1.1.3.3. Chất thải y tế thông thường bao gồm:
a) Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của
con người và chất thải ngoại cảnh trong cơ sở y tế.
b) Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các khoa, phòng, các buồng bệnh
không cách ly không có khả năng tái chế.
c) Sản phẩm thải lỏng không nguy hại.
(Theo thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT)
1.1.4. Thành phần của chất thải rắn y tế

Hầu hết các CTRYT là các chất thải sinh học độc hại và mang tính đặc
thù so với các loại CTR khác. Các loại chất thải này nếu không được phân
loại cẩn thận trước khi xả chung với các loại chất thải sinh hoạt sẽ gây ra
những nguy hại đáng kể.Thành phần CTRYT dựa trên đặc tính lý hóa được
trình bày trong biểu đồ sau:
Hình 1.1: Biểu đồ thành phần CTRYT dựa trên đặc tính lý hóa
(Nguồn: Kết quả điều tra của dự án hợp tác giữ BYT và WHO, 2009)
Xét về các thành phần chất thải dựa trên đặc tính lý hóa thì tỷ lệ các
thành phần có thể tái chế là khá cao, chiếm trên 25% tổng lượng CTRYT,
chưa kể 52% CTR y tế là các chất hữu cơ. Trong thành phần CTRYT có
lượng lớn chất hữu cơ và thường có độ ẩm tương đối cao, ngoài ra còn có
thành phần chất nhựa chiếm khoảng 10%, vì vậy khi lựa chọn công nghệ thiêu
đốt cần lưu ý đốt triệt để và không phát sinh khí độc hại.
1.1.5. Khối lượng chất thải rắn y tế
Tham khảo số liệu một số nước công nghiệp em thấy lượng chất thải
bệnh viện như sau:
Bảng 1.1. Lượng chất thải của một số phòng khoa trong bệnh viện
Phòng khoa
Khoa điều trị
11

Lượng chất thải
1,5 - 3,0
11

Đơn vị
Kg/ngày/giường


Khoa hồi sức cấp cứu

Khoa cận lâm sàng

3,0 – 5,0
Kg/ngày/giường
0,2
Kg/ngày/giường
(Nguồn: Lê Thị Anh Thư 2011)

1.1.6. Khối lượng chất thải y tế phát sinh
Theo nghiên cứu điều tra mới nhất của Cục Khám chữa bệnh - Bộ Y tế và
Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn - Bộ Xây dựng, năm 20092010, tổng lượng CTR y tế trong toàn quốc khoảng 100-140 tấn/ngày, trong
đó có 16-30 tấn/ngày là CTRYTNH. Lượng CTR trung bình là 0,86
kg/giường/ ngày, trong đó CTRYTNHtính trung bình là 0,14 - 0,2
kg/giường/ngày. CTRYT phát sinh ngày càng gia tăng ở hầu hết các địa
phương, xuất phát từ một số nguyên nhân như: gia tăng số lượng cơ sở y tế và
tăng số giường bệnh, tăng cường sử dụng các sản phẩm dùng một lần trong y
tế, dân số gia tăng, người dân ngày càng được tiếp cận nhiều hơn với dịch vụ
y tế.( Báo cáo môi trường quốc gia năm 2011 về CTRYT)
Dưới đây là một số tài liệu đã công bố số lượng phát thải CTRYT mỗi
giường bệnh/ngày, tỷ lệ chất thải rắn y tế nguy hại và tải lượng chung toàn quốc.

12

12


Bảng 1.2: Lượng chất thải phát sinh tại các khoa trong bệnh viện.
Tổng lượng chất thải phát sinh

Tổng lượng chất thải y tế nguy


(kg/giường/ngày)

hại (kg/giường/ngày)

Khoa
BV

BV

BV

Trung

BV

BV

BV

Trung

TW

Tỉnh

Huyện

bình


TW

Tỉnh

Huyện

bình

Bệnh viện

0,97

0,88

0,73

0,16

0,14

0,11

Khoa hồi sức cấp cứu

1,08

1,27

1,00


0,30

0,31

0,18

Khoa nội

0,64

0,47

0,45

0,04

0,03

0,02

Khoa nhi

0,50

0,41

0,45

0,04


0,05

0,02

0,86

0,14

Khoa ngoại

1,01

0,87

0,73

0,26

0,21

0,17

Khoa sản

0,82

0,95

0,74


0,21

0,22

0,17

Khoa mắt/TMH

0,66

0,68

0,34

0,12

0,10

0,08

Khoa cận lâm sàng

0,11

0,10

0,08

0,03


0,03

0,03

Nguồn: Quy hoạch quản lý chất thải y tế, Bộ Y tế, 2009
Dự kiến đến năm 2020, cùng với sự phát triển của nghành y tế, sự tăng
nhanh về số lượng bệnh viện và giường bệnh thì tổng lượng chất thải rắn y tế
có thể đạt 800 tấn/ ngày. Nếu không có biện pháp thu gom, xử lý và quản lý
chất thải hiệu quả thì các chất thải này sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường,
ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cộng đồng.
1.2. Ảnh hưởng của chất thải y tế
1.2.1. Đối với sức khỏe con người
Chất thải y tế có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cán bộ, nhân viên y tế, cộng
đồng dân cư nếu như không được quản lý đúng cách. Việc tiếp xúc với chất
thải y tế có thể gây nên bệnh tật hoặc tổn thương cho cơ thể do các vật sắc

13

13


nhọn. Shiro Shirato đã nêu trong tài liệu khoa học của Nhật Bản, tổng số hơn
500 trường hợp bị lây nhiễm bệnh liên quan tới chất thải bệnh viện, hơn 400
trường hợp ảnh hưởng bởi rác thải sinh học từ các thuốc gây độc tế bào. (Bộ
Y Tế, 2007)
Việc tiếp xúc với các chất thải y tế có thể gây nên bệnh tật hoặc tổn thương.
Khả năng gây rủi ro từ chất thải y tế có thể do một hoặc nhiều đặc trưng cơ
bản sau:
+ Chất thải y tế chứa đựng các yếu tố truyền nhiễm, là tác nhân nguy hại
có trong rác thải y tế.

+ Các loại hóa chất dược phẩm có thành phần độc, tế bào nguy hiểm.
+ Các chất chứa đồng vị phóng xạ.
+ Vật sắc nhọn có thể gây tổn thương.
+ Chất thải có yếu tố ảnh hưởng tâm lý xã hội.
a, Nguy cơ từ chất thải truyền nhiễm và các vật sắc nhọn:
Các vật thể trong thành phần chất thải y tế chứa đựng một lượng lớn các
tác nhân vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm như tụ cầu, HIV, viêm gan B. Các
tác nhân này có thể thâm nhập vào cơ thể người thông qua các cách thức sau:
+ Qua da, qua một vết thương, trầy xước hoặc vết cắn trên da do vật sắc
nhọn gây tổn thương.
+ Qua niêm mạc, màng nhầy.
+ Qua đường hô hấp do hít phải.
+ Qua đường tiêu hóa do nuốt, ăn phải.
b, Nguy cơ từ các chất thải gây độc tế bào:
Độc tính đối với tế bào của nhiều loại thuốc chống ung thư là tác động
đến các chu kỳ đặc biệt của tế bào, nhằm vào các quá trình tổng hợp ADN
hoặc quá trình phân bào nguyên phân. Nhiều loại thuốc có độc tính cao và gây
nên hậu quả hủy hoại cục bộ sau khi tiếp xúc trực tiếp với da hoặc măt.
Chúng cũng có thể gây ra chóng mặt buồn nôn, đau đầu hoặc viêm da.
14

14


c, Nguy cơ từ chất thải phóng xạ:
Loại bệnh và hội chứng gây ra do chất thải phóng xạ được xác định bởi
loại chất thải đối tượng và phạm vi tiếp xúc. Nó có thể là hội chứng đau đầu,
hoa mắt, chóng mặt và nôn nhiều một cách bất thường. Chất thải phóng xạ, cũng
như chất thải dược phẩm, là một loại độc hại tới tế bào, gen. Tiếp xúc với các
nguồn phóng xạ có hoạt tính cao ví dụ như nguồn phóng xạ của các thiết bị

chuẩn đoán như máy Xquang, máy chụp cắt lớp… có thể gây ra một loạt các tổn
thương chẳng hạn như phá hủy các mô, nhiều khi gây ra bỏng cấp tính.
d, Tính nhạy cảm xã hội:
Bên cạnh việc lo ngại đối với những mối nguy cơ gây bệnh của chất thải
rắn y tế tác động lên sức khỏe, cộng đồng thường cũng rất nhạy cảm với
những ấn tượng tâm lý, ghê sợ đặc biệt là khi nhìn thấy loại chất thải thuộc về
giải phẫu, các bộ phận cơ thể bị cắt bỏ trong phẫu thuật như chi, dạ dày, các
loại khối u, rau thai, bào thai, máu...(Bộ Y Tế 2007)
1.2.2. Đối với môi trường
a, Đối với môi trường đất
Khi chất thải y tế không được xử lý đúng cách (chôn lấp, thiêu đốt
không đúng quy định, tiêu chuẩn) các chất thải hóa học, lây nhiễm thải ra
ngoài môi trường sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và sự ô
nhiễm này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, hệ sinh thái
b, Đối với môi trường không khí
Chất thải bệnh viện từ khi phát sinh đến khâu xử lý cuối cùng đều gây
ra những tác động xấu đến môi trường không khí. Khi phân loại tại nguồn, thu
gom, vận chuyển chúng phát tán bụi rác, bào tử vi sinh vật gây bệnh, hơi dung
môi, hóa chất vào không khí. Ở khâu xử lý (đốt, chôn lấp) phát sinh ra các khí
độc hại HX, NOx, Đioxin, furan… từ lò đốt và CH4, NH3, H2S… từ bãi chôn
lấp. Các khí này nếu không được thu hồi và xử lý sẽ gây ảnh hưởng xấu tới
sức khỏe của cộng đồng dân cư xung quanh.
15

15


c, Đối với môi trường nước:
Nước thải bệnh viện chứa nhiều hóa chất độc hại, phóng xạ, tác nhân
gây bệnh các khả lây nhiễm cao như Samonella, coliform, tụ cầu, liên cầu…

Nếu không được xử lý trước khi thải bỏ vào hệ thống thoát nước chung của
thành phố thì có thể gây ra tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước.
Khi chôn lấp chất thải y tế không đúng kỹ thuật và không hợp vệ sinh.
Đặc biệt là chất thải y tế được chôn lấp chung với chất thải sinh hoạt có thể
gây ô nhiễm. (Nguồn: Cục Y Tế dự phòng & Môi Trường, Bộ Y Tế)
1.3. Quy trình quản lý chất thải y tế
Quản lý chất thải y tế là hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý ban đầu, thu
gom, vận chuyển, lưu giữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy chất
thải y tế và kiểm tra, giám sát thực hiện. Giống như các loại chất thải khác thì
việc quản lý chất thải y tế cũng chia thành các công đoạn : phân loại, thu gom,
vận chuyển và xử lý.
1.3.1. Giảm thiểu tại nguồn
- Chọn nhà cung cấp hậu cần cho bệnh viện mà sản phẩm của họ ít phế
thải hay giảm lượng chất thải rắn y tế nguy hại phải xử lý đặc biệt.
- Sử dụng các biện pháp khử trùng tẩy uế cơ lý học nhiều hơn các biện
pháp hóa học sẽ giảm thiểu chất thải nguy hại.
-

Giảm thiểu chất thải, nhất là trong công tác hộ lý và khử trùng tẩy.

1.3.2. Phân loại chất thải y tế


Nguyên tắc phân loại chất thải y tế
a) Chất thải y tế nguy hại và chất thải y tế thông thường phải phân loại

để quản lý ngay tại nơi phát sinh và tại thời điểm phát sinh.
b) Từng loại chất thải y tế phải phân loại riêng vào trong bao bì, dụng cụ,
thiết bị lưu chứa chất thải. Trường hợp các chất thải y tế nguy hại không có khả
năng phản ứng, tương tác với nhau và áp dụng cùng một phương pháp xử lý có

thể được phân loại chung vào cùng một bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa.
16

16


c) Khi chất thải lây nhiễm để lẫn với chất thải khác hoặc ngược lại thì
hỗn hợp chất thải đó phải thu gom, lưu giữ và xử lý như chất thải lây nhiễm.


Vị trí đặt bao bì, dụng cụ phân loại chất thải
a) Mỗi khoa, phòng, bộ phận phải bố trí vị trí để đặt các bao bì, dụng

cụ phân loại chất thải y tế.
b) Vị trí đặt bao bì, dụng cụ phân loại chất thải y tế phải có hướng dẫn
cách phân loại và thu gom chất thải.


Phân loại chất thải y tế
a) Chất thải lây nhiễm sắc nhọn: Đựng trong thùng hoặc hộp có màu

vàng.
b) Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn: Đựng trong túi hoặc trong
thùng có lót túi và có màu vàng.
c) Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao: Đựng trong túi hoặc trong thùng
có lót túi và có màu vàng.
d) Chất thải giải phẫu: Đựng trong 2 lần túi hoặc trong thùng có lót túi
và có màu vàng.
đ) Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng rắn: Đựng trong túi hoặc
trong thùng có lót túi và có màu đen.

e) Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng lỏng: Đựng trong các dụng
cụ có nắp đậy kín.
g) Chất thải y tế thông thường không phục vụ mục đích tái chế: Đựng
trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu xanh.
h) Chất thải y tế thông thường phục vụ mục đích tái chế: Đựng trong túi
hoặc trong thùng có lót túi và có màu trắng.( Nguồn : Theo
số: 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT)
1.3.3. Thu gom chất thải y tế
1.3.3.1. Thu gom chất thải nguy hại lây nhiễm
a) Chất thải lây nhiễm phải thu gom riêng từ nơi phát sinh về khu vực
lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế.
17

17


b) Trong quá trình thu gom, túi đựng chất thải phải buộc kín, thùng
đựng chất thải phải có nắp đậy kín, bảo đảm không bị rơi, rò rỉ chất thải trong
quá trình thu gom.
c) Cơ sở y tế quy định tuyến đường và thời điểm thu gom chất thải lây
nhiễm phù hợp để hạn chế ảnh hưởng đến khu vực chăm sóc người bệnh và
khu vực khác trong cơ sở y tế.
d) Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phải xử lý sơ bộ trước khi thu
gom về khu lưu giữ, xử lý chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế.
đ) Tần suất thu gom chất thải lây nhiễm từ nơi phát sinh về khu lưu
giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế ít nhất 1lần/ngày.
e) Đối với các cơ sở y tế có lượng chất thải lây nhiễm phát sinh dưới 05
kg/ngày, tần suất thu gom chất thải lây nhiễm sắc nhọn từ nơi phát sinh về
khu lưu giữ tạm thời trong khuôn viên cơ sở y tế hoặc đưa đi xử
lý,tiêu hủy tối thiểu là 1 lần/tháng.

1.3.3.2. Thu gom chất thải nguy hại không lây nhiễm
a) Chất thải nguy hại không lây nhiễm được thu gom, lưu giữ riêng tại
khu lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế.
b) Thu gom chất hàn răng amalgam thải và thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã
qua sử dụng có chứa thủy ngân: chất thải có chứa thủy ngân được thu gom và
lưu giữ riêng trong các hộp bằng nhựa hoặc các vật liệu phù hợp và bảo đảm
không bị rò rỉ hay phát tán hơi thủy ngân ra môi trường.
1.3.3.3.Thu gom chất thải y tế thông thường
Chất thải y tế thông thường phục vụ mục đích tái chế và chất thải y tế
thông thường không phục vụ mục đích tái chế được thu gom riêng.
(Nguồn: Theo số: 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT)
1.3.4. Lưu giữ chất thải y tế
Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế nguy hại tại khu lưu giữ chất
thải trong cơ sở y tế thực hiện thống nhất theo quy định:
18

18


a) Có thành cứng, không bị bục vỡ, rò rỉ dịch thải trong quá trình lưu
giữ chất thải.
b) Có biểu tượng loại chất thải lưu giữ.
c) Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải lây nhiễm phải có nắp đậy kín và
chống được sự xâm nhập của các loài động vật.
d) Dụng cụ, thiết bị lưu chứa hóa chất thải phải được làm bằng vật liệu
không có phản ứng với chất thải lưu chứa và có khả năng chống được sự ăn
mòn nếu lưu chứa chất thải có tính ăn mòn. Trường hợp lưu chứa hóa chất
thải ở dạng lỏng phải có nắp đậy kín để chống bay hơi và tràn đổ chất thải.
Chất thải y tế nguy hại và chất thải y tế thông thường phải lưu giữ riêng
tại khu vực lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế.

Chất thải lây nhiễm và chất thải nguy hại không lây nhiễm phải lưu giữ
riêng trừ trường hợp các loại chất thải này áp dụng cùng một phương pháp xử lý.
Chất thải y tế thông thường phục vụ mục đích tái chế và chất thải y tế
thông thường không phục vụ mục đích tái chế được lưu giữ riêng.
Thời gian lưu giữ chất thải lây nhiễm:
a) Đối với chất thải lây nhiễm phát sinh tại cơ sở y tế, thời gian lưu giữ
chất thải lây nhiễm tại cơ sở y tế không quá 02 ngày trong điều kiện bình
thường. Trường hợp lưu giữ chất thải lây nhiễm trong thiết bị bảo quản lạnh
dưới 8°C, thời gian lưu giữ tối đa là 07 ngày. Đối với cơ sở y tế có lượng chất
thải lây nhiễm phát sinh dưới 05 kg/ngày, thời gian lưu giữ không quá 03
ngày trong điều kiện bình thường và phải được lưu giữ trong các bao bì được
buộc kín hoặc thiết bị lưu chứa được đậy nắp kín.
b) Đối với chất thải lây nhiễm được vận chuyển từ cơ sở y tế khác về để xử lý
theo mô hình cụm hoặc mô hình tập trung, phải ưu tiên xử lý trong ngày.
Trường hợp chưa xử lý ngay trong ngày, phải lưu giữ ở nhiệt độ dưới 20°C và
thời gian lưu giữ tối đa không quá 02 ngày .( Nguồn: Theo số: 58/2015/TTLTBYT-BTNMT)
19

19


1.3.5. Vận chuyển chất thải y tế
Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh
đến nơi xử lý ban đầu, lưu giữ và tiêu hủy.
Vận chuyển chất thải gồm có 2 quá trình vận chuyển riêng biệt. Thứ
nhất là vận chuyển trong các cơ sở y tế thường được thực hiện bởi các hộ lý
của các khoa, phòng hay nhân viên vệ sinh của bệnh viện. Thứ hai là vận
chuyển chất thải bên ngoài cơ sở y tế, các cơ sở y tế có thể ký hợp đồng với
cơ sở có tư cách pháp nhân trong việc vận chuyển và tiêu hủy chất thải.
1.3.6. Xử lý chất thải y tế

Xử lý ban đầu là quá trình khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn các chất thải có
nguy cơ lây nhiễm cao tại nơi phát sinh trước khi chuyển tới nơi lưu giữ hoặc
tiêu hủy. Mục đích của xử lý ban đầu là giảm tính độc hại của chất thải trước
khi cho đi xử lý cuối cùng.
Xử lý và tiêu hủy chất thải là quá trình sử dụng công nghệ nhằm cô lập
để làm mất khả năng nguy hại đối với môi trường và sức khỏe con người. Có
rất nhiều phương pháp xử lý CTYT đang được áp dụng, mỗi phương pháp lại
có những ưu điểm, nhược điểm khác nhau.
a. Thiêu đốt: Là phương pháp sử dụng nhiệt độ cao trong các lò đốt
chuyên dụng có nhiệt độ từ 8000 C¸ 12000 C hoặc lớn hơn để đốt CTRYT.
Phương pháp đốt có ưu điểm là xử lý được đa số các loại CTRYT, làm giảm
tối đa về mặt thể tích của chất thải. Tuy vậy nhược điểm của phương pháp đốt
là nếu chế độ vận hành không chuẩn và không có hệ thống xử lý khí thải sẽ
làm phát sinh các chất độc hại như Dioxin, 42 Furan gây ô nhiễm môi trường
thứ cấp; chi phí vận hành, bảo dưỡng và giám sát môi trường cao.
b. Khử trùng bằng hơi nóng ẩm (lò hấp): Là phương pháp tạo ra môi
trường hơi nước nóng ở áp suất cao để khử trùng dụng cụ và CTYT. Các loại
CTLN có thể xử lý được: CTLN không sắc nhọn, chất thải có nguy cơ lây
nhiễm cao, chất thải giải phẫu.
20

20


c. Khử trùng bằng hóa chất:Phương pháp này thích hợp đối với chất
thải lỏng như: nước tiểu, phân, máu, nước thải BV. Tuy nhiên, hóa chất
cũng có thể áp dụng để xử lý CTR, thậm chí cho cả chất thải có nguy cơ
lây nhiễm cao.
d. Phương pháp khử khuẩn bằng vi sóng: Có hai phương pháp đó là sử
dụng vi sóng thuần túy trong điều kiện áp suất thường (có hoặc không có bổ

sung nước/hơi nước) và sử dụng vi sóng kết hợp hơi nước bão hòa trong điều
kiện nhiệt độ, áp suất cao. Trong phương pháp này thường đi kèm các thiết bị
máy cắt, nghiền và máy ép để giảm thể tích chất thải. Các loại CTLN có thể
xử lý được: Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (có thấm máu, dịch sinh học
và chất thải từ buồng cách ly), chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao và chất thải
giải phẫu. CTR sau khi khử khuẩn, giảm thể tích đạt tiêu chuẩn có thể xử lý,
tái chế, tiêu hủy như chất thải thông thường.
e. Phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh: Chỉ áp dụng tạm thời đối với các
BV thuộc khu vực khó khăn chưa có cơ sở xử lý CTYTNH đạt tiêu chuẩn tại
địa phương. Không chôn chất thải lây nhiễm lẫn với chất thải thông thường.
g. Phương pháp đóng rắn (trơ hóa): Chất thải cần đóng rắn được
nghiền nhỏ, sau đó được đưa vào máy trộn theo từng mẻ. Các chất phụ gia
như xi măng, cát và polymer được bổ sung vào để thực hiện quá trình hòa
trộn khô, sau đó tiếp tục bổ sung nước vào để thực hiện quá trình hòa trộn
ướt. Sau 28 ngày bảo dưỡng khối rắn, quá trình đóng rắn diễn ra làm cho các
thành phần ô nhiễm trong chất thải hoàn toàn bị cô lập. Khối rắn sẽ được
kiểm tra cường độ chịu nén, khả năng rò rỉ và lưu giữ cẩn thận tại kho, sau đó
vận chuyển đến bãi chôn lấp an toàn. Phương pháp đóng rắn đơn giản, dễ
thực hiện, chi phí thấp. ( Nguồn: Sổ tay hướng dẫn quản lý chất thải y tế
trong bệnh viện 2015)
Bảng 1.3 Một số mô hình lò đốt CTYT trên thế giới
21

21


Lò đốt một khoang
Công suất

Lò đốt hai khoang Lò quay


100-200kg/ngày

200-10.000

500-10.000

kg/ngày

kg/ngày

800-900oC

1200-1600oC

o

Nhiệt độ
Bộ phận làm
sạch khí
Nhân lực

300-400 C

Thường lắp đặt

Khó lắp đặt

đối với lò lớn


Cần được đào tạo

Cần được

để vận hành

đào tạo tốt


Cần phải đào
tạo ở trình độ
cao

Hiệu quả khử

Ưu điểm

Hạn chế

Hiệu quả khử khuẩn rất cao khuẩn rất cao

Xử lý được tất

Làm giảm đáng kể trọng

Xử lý được chất

cả chất thải

lượng và thể tích chất thải


thải nhiễm khuẩn

nhiễm khuẩn

Chất cặn trơ có thể được

và hầu hết các

hóa học và dược

chôn lấp ở bãi thải

chất hóa học và

học.

Thải ra một lượng khí thải

dược học
Không hủy được

lớn gây ô nhiễm không khí

toàn bộ thuốc gây

Phải lầy cặn tro ra định kì
Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp

22


độc tế bào

22

Chi phí đầu tư
và vận hành cao


Hình 1.2. Lò đốt chuyên dụng cho chất thải y tế ở thể rắn
1.4. Tình hình quản lý và xử lý chất thải y tế trên thế giới và ở Việt Nam
1.4.1. Trên Thế Giới
Trên thế giới, quản lý rác thải bệnh viện được nhiều quốc gia quan tâm
và tiến hành một cách triệt để từ rất lâu. Về quản lý, một loạt những chính
sách quy định, đã được ban hành nhằm kiểm soát chặt chẽ loại chất thải này.
Các hiệp ước quốc tế, các nguyên tắc, pháp luật và quy định về chất CTNH
Công ước Basel: Được ký kết bởi hơn 100 quốc gia, quy định về sự vận
chuyển các chất độc hại qua biên giới, đồng thời áp dụng, cả với chất thải y
tế. Công ước này đưa ra nguyên tắc chỉ vận chuyển hợp pháp chất thải nguy
hại từ các quốc gia không có điều kiện và công nghệ thích hợp sang các quốc

23

23


gia có điều kiện vật chất kỹ thuật để xử lý an toàn một số chất thải đặc biệt.
(Nguồn :Trịnh Thị Ngọc Anh 2013).
Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền (PPP): Nêu rõ mọi người,
mọi cơ quan làm phát sinh chất thải phải chụi trách nhiệm về pháp luật và tài

chính trong việc đảm bảo an toàn và giữ cho môi trường trong sạch.(Tổ chức
hợp tác và phát triển, 1975).
Các nước có mức thu nhập khác nhau thì lượng CTRYT phát sinh cũng
khác nhau do nhu cầu khám chữa bệnh ở mỗi nước, lượng CTRYT được thể
hiện qua bảng 1.4:
Bảng 1.4. Lượng chất thải rắn thay đổi theo thu nhập từng nước
Thu nhập từng nước
Nước có thu nhập cao
Nước có thu nhập tbinh
Nước có thu nhập thấp

Chất thải bệnh viện
Chất thải y tế nguy
nói chung (kg/giường
hại (kg/giường
bệnh)
bệnh)
1,2 – 12
0,4 - 5,5
0,8 - 6,0
0,3 - 0,4
0,5 - 3,0
0,05 - 0,2
(Nguồn WHO, 1995)

Chuyên gia Georgescu cho biết: Khoảng 20-25% tổng số rác của các cơ
sở y tế được xếp vào loại nguy hiểm và có thể tạo ra nhiều mối nguy hiểm về
sức khỏe và môi trường nếu không được quản lý và loại bỏ một cách hợp lý
tại nguồn.(TTXVN, 2011)
Bảng 1.5. Lượng chất thải phát sinh tại các nước trên thế giới


Bệnh viện trung ương
Bệnh viện tỉnh
Bệnh viện huyện

Tổng lượng chất thải y tế

Chất thải y tế nguy hại

(kg/giường bênh/ngày)

( kg/ giường bệnh/ngày)

4,1 – 8,0
2,1 – 4,2
0,5 – 1,8

0,4 – 1,6
0,2 – 1,1
0,1 – 0,4

Nguồn : Môi trường bệnh viện nhìn từ góc nhìn quản lý an toàn chất thải 2004

Trên thế giới, quản lý và xử lý chất thải bệnh viện đã được nhiều quốc
gia quan tâm và tiến hành một cách triệt để từ lâu.Về quản lý, một loạt các chính
24

24



sách, quy định đã được ban hành nhằm kiểm soát chặt chẽ loại rác thải này.
Theo tổ chức y tế thế giới có 18 – 64% cơ sở y tế chưa có biện pháp xử
lý chất thải đúng cách.
Lượng phát sinh chất thải y tế tại một số khu vực và quốc gia trên thế
giới thể hiện mối quan hệ giữa mức thu nhập và khối lượng chất thải rắn y tế
phát sinh.
Bảng 1.6. Lượng phát sinh chất thải y tế tại một số khu vực và quốc gia
trên thế giới
Vùng

Tổng lượng chất thải phát sinh hang

Bắc Mỹ
Tây Âu
Việt Nam
Đông Á
Đông Âu
Kuwait
Sawdi Kbabia
Turkey
Ấn Độ
Thái Lan
Banglsesd

ngày (kg/giường/ngày)
11,4 – 17,0
5,2 – 7,3
1,2 – 2,5
3,0 – 4,8
1,8 – 4,2

3,9 – 7,4
1,7 – 2,4
3,4 – 4,2
1,2 – 2,7
0,9 – 1,3
1,6 – 2,3

Nguồn : Môi trường bệnh viện nhìn từ góc nhìn quản lý an toàn chất thải 2004

Ở những nước có nền kinh tế phát triển, mức sống của người dân cao
do ý thức bảo vệ sức khỏe của mình và sự đầu tư của chính phủ cho y tế rất
cao nên thường có số lượng chất thải phát sinh cao, cao nhất là ở các nước
Tây Âu và Bắc Mỹ, thấp nhất là Thái Lan.
Nghiên cứu về chất thải y tế đã được tiến hành ở nhiều nước trên thế
giới, đặc biệt là các nước phát triển như Anh, Mỹ, Nhật, Hoa Kì,
Canada...Các nghiên cứu đã quan tâm đến việc như phát sinh, phân loại
CTYT, quản lý CTYT như các biện pháp nhằm giảm thiểu chất thải, tái sử
dụng chất thải, xử lý chất thải, đánh giá hiệu quả của các biện pháp xử lý chất

25

25


×