Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Nghiên cứu giải phẫu, mô học động mạch mũ đùi ngoài trên người việt nam, ứng dụng trong phẫu thuật bắc cầu động mạch vành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (20.95 MB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
--------

ĐẶNG VĂN VÕ

NGHIÊN CỨU GIẢI PHẪU, MƠ HỌC ĐỘNG MẠCH MŨ ĐÙI
NGỒI TRÊN NGƯỜI VIỆT NAM, ỨNG DỤNG TRONG
PHẪU THUẬT BẮC CẦU ĐỘNG MẠCH VÀNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
--------

ĐẶNG VĂN VÕ

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU, MƠ HỌC ĐỘNG MẠCH
MŨ ĐÙI NGỒI TRÊN NGƯỜI VIỆT NAM, ỨNG DỤNG TRONG
PHẪU THUẬT BẮC CẦU ĐỘNG MẠCH VÀNH


Chuyên ngành: GIẢI PHẪU NGƯỜI
Mã số: 60720102

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
TS. VÕ VĂN HẢI

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả trong
nghiên cứu này là hồn tồn trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất kể
cơng trình nào khác.
Người thực hiện

Đặng Văn Võ


i

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ BẢNG BIỂU …………………. i
ĐẶT VẤN ĐỀ ..........................................................................................

1

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ....................................................................


3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................

4

1.1. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU VÀ MƠ HỌC ĐỘNG MẠCH MŨ
ĐÙI NGỒI THEO Y VĂN .......................……..………....…………..

4

1.1.1. Đặc điểm giải phẫu động mạch mũ đùi ngoài ………..………..

4

1.1.2. Đặc điểm mơ học động mạch mũ đùi ngồi ………...…………..

6

1.2. CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỘNG MẠCH MŨ
ĐÙI NGỒI ………………………..……………………...……......

8

1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới .…………………………………….

8

1.2.2. Các nghiên cứu ở việt nam ………...……………………………. 15

1.3. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ ĐỘNG MẠCH CÓ THỂ ĐƯỢC DÙNG
TRONG BẮC CẦU ĐỘNG MẠCH VÀNH ……………………………. 28
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …..... 32
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ……………..……………………...

32

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………..……………………….

32

2.3. VẤN ĐỀ Y ĐỨC …………………...………………………………

38

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………….

40

3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU KHẢO SÁT ………………….

40

3.2. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU ĐỘNG MẠCH MŨ ĐÙI NGOÀI ……

40


ii


3.2.1. Đặc điểm về nguyên ủy, phân nhánh và kích thước động ……….
mạc mũ đùi ngoài ………………………………………………………… 40
3.2.2. Đặc điểm giải phẫu nhánh lên động mạch mũ đùi ngoài ………. 50
3.2.3. Đặc điểm giải phẫu nhánh ngang động mạch mũ đùi ngoài ….... 51
3.2.4. Đặc điểm giải phẫu nhánh xuống động mạch mũ đùi ngồi ….... 54
3.3. ĐẶC ĐIỂM MƠ HỌC ĐỘNG MẠCH MŨ ĐÙI NGOÀI ….......... 58
3.3.1. Đặc điểm chung của mẫu mơ học động mạch mũ đùi ngồi ….... 58
3.3.2. Đặc điểm mô học của động mạch mũ đùi ngoài ……………….... 59
Chương 4: BÀN LUẬN …………………………………………………. 62
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU ………………… 62
4.2. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU ĐỘNG MẠCH MŨ ĐÙI NGOÀI ……… 62
4.2.1. Đặc điểm về nguyên ủy và phân nhánh động mạc mũ đùi ngoài . 62
4.2.2. Đặc điểm giải phẫu nhánh lên động mạch mũ đùi ngoài ……...… 72
4.2.3. Đặc điểm giải phẫu nhánh ngang động mạch mũ đùi ngoài ……. 73
4.2.4. Đặc điểm giải phẫu nhánh xuống động mạch mũ đùi ngoài ……. 75
4.3. SO SÁNH NHÁNH XUỐNG ĐỘNG MẠCH MŨ ĐÙI NGỒI VỚI
CÁC MẠCH CĨ THỂ ĐƯỢC DÙNG TRONG BẮC CẦU ĐỘNG
MẠCH VÀNH ……………………………………………………………...77
4.4. ĐẶC ĐIỂM MÔ HỌC ĐỘNG MẠCH MŨ ĐÙI NGOÀI ............... 80
4.4.1. Đặc điểm chung của mẫu mô học được chọn ................................ 80
4.4.2. Đặc điểm mô học của động mạch mũ đùi ngoài ........................... 80
KẾT LUẬN ................................................................................................. 84


iii

1. Đặc điểm giải phẫu động mạch mũ đùi ngoài ...................................... 84
2. Đặc điểm mô học động mạch mũ đùi ngoài ......................................... 85
KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Tài liệu tiếng Việt
- Tài liệu tiếng Anh
PHỤ LỤC
BẢNG THU THẬP SỐ LIỆU


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

TIẾNG VIỆT
CD

Chiều dài.

CDTB

Chiều dài trung bình.

CT

Computed Tomography.

cs

Cộng sự.

DCB

Dây chằng bẹn.


Đ

Đùi.

ĐK

Đường kính.

ĐKTB

Đường kính trung bình.

ĐM

Động mạch.

ĐMCTĐĐ

Động mạch cơ tứ đầu đùi.

ĐMĐ

Động mạch đùi.

ĐMĐS

Động mạch đùi sâu.

ĐMMĐN


Động mạch mũ đùi ngoài.

ĐS

Đùi sâu.

GCTT

Gai chậu trước trên.

L

Lên.

MĐT

Mũ đùi trong.

N

Ngang.

(P)

Bên phải.

X

Xuống.


XBC

Xương bánh chè.

(T)

Bên trái.


v

TB

Trung bình.

CTĐ

Cơ tứ đầu đùi

TM

Tĩnh mạch.

TK

Thần kinh.

V


Vận động.

TIẾNG ANH
A

AScending.

AB

AScending branch of lateral
circumplex femoral artery.

BMI

Body mass index

CT- Scan

Computed Tomography scanner.

DB

Descending branch of lateral
circumplex femoral artery.

DFA

Deep femoral artery.

D


Descending.

FA

Femoral artery.

FN

Femoral Nevre.

LCFA

Lateral circumplex femoral artery.

MRI

Magnetic Resonance Imaging.

MCP

Musculocutaneous perforator.

MDB

Medial descending branch.

RF

Rectus femoris muscle.


RFM

Rectus femoris.

T

Transverse.

TFN

Tensor fascia lata.

VL

Vastus lateralis.


vi

VLM

Vastus lateralis muscle.

VIM

Vastus intermedius muscle.


vii

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ ĐỐI CHIẾU ANH – VIỆT
Arterial Grafts in Coronary Artery

Động mạch ghép trong bắc cầu động

Bypass Surgery

mạch vành

Ascending

branch

of

lateral Nhánh lên động mạch mũ đùi ngoài

circumplex femoral artery
Deep femoral artery

Động mạch đùi sâu

Descending Branch of Lateral

Nhánh xuống động mạch mũ đùi

Circumflex Femoral Artery

ngoài


Femoral artery

Động mạch đùi

Femoral Nevre

Thần kinh đùi

Origins of the lateral circumflex

Nguyên ủy động mạch mũ đùi ngoài

femoral artery
Lateral circumplex femoral artery

Động mạch mũ đùi ngoài


viii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tỷ lệ nguyên ủy động mạch mũ đùi ngoài ….…………….…....... 22
Bảng 1.2: Khoảng cách từ nguyên ủy động mạch mũ đùi ngoài đến nguyên
ủy động mạch đùi và động mạch đùi sâu …......………………………......... 23
Bảng 1.3: Kích thước động mạch mũ đùi ngoài theo các tác giả ………........ 24
Bảng 1.4: Kích thước nhánh lên của động mạch mũ đùi ngồi ………......... 25
Bảng 1.5: Kích thước nhánh ngang động mạch mũ đùi ngồi ……………… 26
Bảng 1.6: Kích thước nhánh xuống động mạch mũ đùi ngoài ……………… 27
Bảng 1.7: Tóm tắt đường kính các động mạch có thể dùng trong bắc cầu
động mạch vành theo Lê Văn Cường …………………………...………….... 29

Bảng 1.8: Tóm tắt chiều dài trung bình các động mạch có thể dùng trong bắc
cầu động mạch vành theo các tác giả …..……………………………………. 30
Bảng 1.9: Tóm tắt bề dày trung bình các động mạch có thể dùng trong bắc
cầu động mạch vành theo Y.Ünlü ……………………………………………………... 31
Bảng 3.1: Tỷ lệ vị trí ngun ủy động mạch mũ đùi ngồi ……………..…….. 49
Bảng 3.2: Kích thước động mạch mũ đùi ngồi ………………………………. 49
Bảng 3.3: Kích thước nhánh lên của động mạch mũ đùi ngồi ……………… 51
Bảng 3.4: Kích thước nhánh ngang động mạch mũ đùi ngoài ……………….. 52
Bảng 3.5: Tỷ lệ vị trí xuất phát nhánh xuống động mạch mũ đùi ngồi ….….. 54
Bảng 3.6: Đường kính nhánh xuống động mạch mũ đùi ngồi ở các vị trí
các vị trí cách ngun ủy ……………………………………………………… 58
Bảng 3.7: Tóm tắt bề dày các lớp thành mạch của động mạch mũ đùi ngoài .... 59
Bảng 3.8: Tóm tắt tỷ lệ các trường hợp phát hiện xơ vữa thành động mạch


ix

mũ đùi ngoài………………………………………………………………… 60
Bảng 4.1 : So sánh tỷ lệ nguyên ủy động mạch mũ đùi ngoài giữa các tác giả .63
Bảng 4.2: So sánh khoảng cách từ nguyên ủy động mạch mũ đùi ngoài
đến nguyên ủy động mạch đùi sâu trung bình ……………………………… 66
Bảng 4.3: So sánh kích thước động mạch mũ đùi ngoài…………………….. 70
Bảng 4.4: So sánh các dạng nguyên ủy và phân nhánh động mạch mũ đùi
ngoài ………………………………………………………………………… 71
Bảng 4.5: Kích thước nhánh lên của động mạch mũ đùi ngồi theo các tác giả .72
Bảng 4.6: Kích thước nhánh ngang động mạch mũ đùi ngoài .……………….. 74
Bảng 4.7: Kích thước nhánh xuống động mạch mũ đùi ngồi ………………... 76
Bảng 4.8: So sánh chiều dài trung bình các động mạch có thể dùng
bắc cầu động mạch vành vớ nhánh xuống …………………………………... 78
Bảng 4.9: So sánh đường kính trung bình các động mạch có thể dùng trong

bắc cầu động mạch vành với nhánh xuống động mạch mũ đùi ngoài
trong nghiên cứu này ………………………………………..……….………. 79
Bảng 4.10: So sánh bề dày trung bình các động mạch có thể dùng trong bắc
cầu động mạch vành với nhánh xuống động mạch mũ đùi ngoài trong
nghiên cứu này …………………………………………………………….….. 82
Bảng 4.11: So sánh tỷ lệ các trường hợp xơ vữa thành động mạch mũ đùi
ngoài ……………………………………………………………………..…… 83


x

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Động mạch mũ đùi ngồi và các nhánh …………….…….………. 5
Hình 1.2: Cấu tạo mơ học của động mạch cơ theo Ross Michael H. …………. 7
Hình 1.3: Các dạng nguyên ủy động mạch mũ đùi ngoài theo Perera j. …... 8
Hình 1.4: Các dạng phân chia động mạch mũ đùi ngồi theo Lin W. W. ……... 9
Hình 1.5: Các dạng nguyên ủy động mạch mũ đùi ngoài theo Choi S. W. …... 10
Hình 1.6: Các dạng biến đổi của động mạch mũ đùi ngoài theo S. W. Choi ... 11
Hình 1.7: Động mạch mũ đùi ngồi cho 3 nhánh chính: Lên, ngang, xuống
theo Tanvaa Tansatit ……………………………………………………......... 12
Hình 8: Nhánh xuống động mạch mũ đùi ngoài theo Petr Lostcot ………….. 13
Hình 9: Mơ học nhánh xuống động mạch mũ đùi ngồi theo Petr Lostcot ….. 14
Hình 1.10: Nhánh xuống động mạch mũ đùi ngoài cùng với tĩnh mạch
theo Trần Quốc Hịa ………………………...…………………………….….. 15
Hình 1.11: Động mạch mũ đùi ngồi theo Trần Đăng Khoa .……………….. 16
Hình 1.12: Động mạch mũ đùi ngoài và các nhánh bên theo Lê Văn Cường … 17
Hình 1.13: Các dạng xuất phát động mạch mũ đùi ngồi theo Lê Văn Cường . 18
Hình 1.14: Các dạng nguyên ủy động mạch mũ đùi ngoài theo Dương
Tồn Trung ………………………………………...………………………… 19
Hình 1.15: Động mạch mũ đùi ngồi có ngun ủy từ động mạch đùi

theo Dương Tồn Trung ……………………………………………………… 20
Hình 1.16: Động mạch mũ đùi ngồi có ngun ủy từ động mạch đùi
sâu theo Dương Toàn Trung ………………………………………………… 21


xi

Hình 1.17: Cấu trúc mơ học của động mạch ngực trong theo Yahya Ünlü1 ….28
Hình 2.1. Các dụng phẫu tích …………………………………………………. 33
Hình 2.2. Thước Caliper được sử dụng để đo ..….……………………………. 34
Hình 2.3. Thước dây được sử dụng để đo …………………………………….. 34
Hình 2.4. Xác đã được chuẩn bị để phẫu tích bộc lộ động mạch mũ đùi ngồi . 35
Hình 2.5. Động mạch mũ đùi ngoài đã được bộc lộ và tiến hành đo …………. 37
Hình 3.1: Động mạch mũ đùi ngồi tách từ động mạch đùi sâu ……………. 40
Hình 3.2: Động mạch mũ đùi ngoài tách từ động mạch đùi………………….. 41
Hình 3.3: Dạng I, Động mạch mũ đùi ngồi tách từ động mạch đùi sâu……… 42
Hình 3.4: Dạng II, Động mạch mũ đùi ngoài tách từ động mạch đùi…………. 43
Hình 3.5: Dạng III, Động mạch mũ đùi ngồi tách từ động mạch đùi sâu,
nhánh lên và nhánh xuống tách trực tiếp từ động mạch mũ đùi ngồi………. 44
Hình 3.6: Dạng IV, nhánh lên và nhánh xuống tách từ động mạch đùi sâu …. 45
Hình 3.7: Dạng V, nhánh lên tách từ động mạch đùi, nhánh xuống từ đông
mạch đùi sâu…………………………………………………………………… 46
Hình 3.8: DạngVI, nhánh xuống tách từ động mạch đùi, nhánh lên xuất phát
từ động mạch đùi sâu…………………………………………………….…… 47
Hình 3.9: Minh họa các dạng động mạch mũ đùi ngoài ……………………... 48
Hình 3.10: Nhánh lên tách từ động mạch mũ đùi ngoài ……………………… 50


xii


Hình 3.11: Nhánh ngang xuất phát từ nhánh lên động mạch mũ đùi ………….
ngồi …………………………………………………………..……………. 52
Hình 3.12: Nhánh cơ tứ đầu xuất phát từ nhánh lên động mạch mũ đùi ngồi.. 54
Hình 3.13: Nhánh xuống có ngun ủy từ động mạch mũ đùi ngồi ………. 55
Hình 3.14: Nhánh xuống có nguyên ủy từ động mạch đùi sâu ……………… 56
Hình 3.15: Nhánh xuống xuất phát từ động mạch đùi ……………………….. 57
Hình 3.16: Cấu trúc mô học nhánh xuốn động mạch mũ đùi ngồi …………. 60
Hình 3.17: Động mạch mũ đùi ngồi có hiện tượng xơ vữa …………………. 61
Hình 3.18: Động mạch mũ đùi ngoài bị xơ vữa nhiều ………………………. 61


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Cho đến nay các bệnh lý về tim mạch trong đó có bệnh hẹp động mạch
vành, là một trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu đối với người bệnh.
Y học ngày nay có rất nhiều tiến bộ trong điều trị, song việc phẫu thuật bắc
cầu động mạch vành vẫn là một phương pháp tái lập tuần hoàn hiệu quả nhất
cho bệnh nhân bị hẹp nhiều nhánh hoặc bị hẹp thân chung kèm theo. Việc lựa
chọn cầu nối phù hợp nhằm mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất, hạn chế tối đa
những tai biến, biến chứng và kéo dài thời gian cấp máu của cầu nối cho
người bệnh, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh là rất cần
thiết. Cơng việc này địi hỏi người thực hiện điều trị, phẫu thuật phải có sự
cân nhắc, tính tốn kỹ càng, cụ thể từng trường hợp bệnh và trong điều kiện
thực tế.
Đã có nhiều nghiên cứu ở các quốc gia khác nhau về cầu nối động mạch
vành, các mạch máu thường được chọn làm cầu nối là tĩnh mạch hiển lớn,
động mạch ngực trong, động mạch quay, động mạch vị mạch
nối,[35],[43],[45],[62]. Việc chọn và sử dụng các cầu nối cho động mạch
vành vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau.

Ở Việt Nam cho đến nay, việc nghiên cứu đặc điểm cấu trúc các mạch
máu trên người Việt Nam sử dụng làm cầu nối trong phẫu thuật bắc cầu động
mạch vành bị hẹp, tắc, cũng đã được tiến hành [2],[5] và thực hiện thành công
ở một số bệnh viện lớn, viện tim[7]. Song chưa nhiều và cần những nghiên
cứu, đánh giá, để nâng cao khả năng thực hiện các kỹ thuật, phương pháp điều
trị hiệu quả. Việc khảo sát, nghiên cứu sử dụng các mạch ghép làm cầu nối
cũng đã được thực hiện nhưng chưa nhiều và cần có sự thống nhất.
Qua tham khảo tài liệu và tiếp xúc, khảo sát trực tiếp trên xác trong quá
trình tiếp cận học tập và giảng dạy, bản thân thấy động mạch mũ đùi ngoài là


2

động mạch ni cơ có đặc điểm giải phẫu đặc trưng, như thân động mạch có
đường kính lớn và thường chia ra hai hoặc ba nhánh, đặc biệt nhánh xuống có
kích thước khá lớn và dài, có thể phù hợp để sử dụng làm cầu nối. Năm 2016
Loscot P. [43] đã nghiên cứu về động mạch này và kết luận, nhánh xuống
động mạch mũ đùi ngồi có thể được sử dụng làm cầu nối trong bắc cầu động
mạch vành ở một số trường hợp. Vì vậy chúng tơi tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu giải phẫu, mô học động mạch mũ đùi ngoài trên người Việt
Nam, ứng dụng trong phẫu thuật bắc cầu động mạch vành”. Với mục
đích góp phần làm phong phú thêm nguồn mạch ghép làm cầu nối bắc cầu
động mạch vành, và nhằm cung cấp thêm các thông tin, số liệu, các chỉ số và
đặc điểm cấu trúc của động mạch này tới các Bác sĩ, các chuyên gia tim
mạch, các phẫu thuật viên và là nguồn bổ sung tài liệu tham khảo.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1. Xác định các dạng nguyên ủy, phân nhánh và kích thước của động
mạch mũ đùi ngồi trên người Việt Nam.
2. Xác định đặc điểm mô học của động mạch mũ đùi ngoài trên người
Việt Nam.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 . ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU VÀ MƠ HỌC ĐỘNG MẠCH MŨ ĐÙI
NGỒI THEO CÁC Y VĂN
1.1.1. Đặc điểm giải phẫu động mạch mũ đùi ngoài
Động mạch đùi là phần nối tiếp với động mạch chậu ngồi từ phía sau
dây chằng bẹn, chạy dọc xuống phía đỉnh của tam giác đùi. Động mạch tận
cùng ở 1/3 dưới đùi, nơi nó đi qua vịng gân cơ khép để trở thành động mạch
kheo. Động mạch đùi cho các nhánh: Động mạch thượng vị nông, động mạch
mũ chậu nông, động mạch thẹn ngoài, động mạch đùi sâu, động mạch gối
xuống, một số nhánh động mạch nuôi cơ và cho các nhánh thông nối với các
động mạch chậu, động mạch kheo và các động mạch khác[11],[14],[17],[58].
Động mạch đùi sâu là nhánh lớn nhất của động mạch đùi, tách ra ở phía
dưới dây chằng bẹn khoảng 4cm và cấp máu cho hầu hết các vùng đùi. Phía
trên, động mạch đùi sâu nằm trước cơ thắt lưng chậu và cơ lược. Sau đó đi
sau cơ khép dài, trước cơ khép ngắn và cơ khép lớn. Ngoài các nhánh cho cơ
đùi, đặc biệt là cơ tứ đầu đùi, động mạch đùi sâu còn cho các nhánh: Động
mạch mũ đùi ngoài, động mạch mũ đùi trong và các nhánh động mạch
xuyên[17],[39],[58].
Động mạch mũ đùi ngoài là nhánh động mạch lớn xuất phát từ động
mạch đùi sâu, một số trường hợp tách từ động mạch đùi [12],[16],[26],
[34],[42],[50], động mạch này thường xuất phát từ mặt ngoài gần nguyên ủy

của động mạch đùi sâu chạy hướng ngang ra ngồi, đi phía trước hoặc phía
sau cơ thắt lưng chậu[3], hoặc bắt chéo qua các nhánh của thần kinh đùi, chạy
phía sau cơ may, cơ thẳng đùi và trước cơ lược, cơ thắt lưng chậu. Cách


5

nguyên ủy khoảng 2,5cm, động mạch phân chia thành ba nhánh, là nhánh lên
và nhánh ngang và nhánh xuống[3],[15],[17],[48].

Hình 1.1: Động mạch mũ đùi ngoài và các nhánh.
“Nguồn: Frank H. Netter - Atlas of Human Anatomy, six edition”,[48]

Nhánh lên động mạch mũ đùi ngồi, từ vị trí xuất phát nhánh này chạy
hướng lên trên, đi giữa đường gian mấu chuyển, chạy phía trong cơ căng mạc
đùi đến và phía ngồi khớp háng, tận cùng bằng thông nối với nhánh tận của
động mạch mông trên và động mạch mũ chậu sâu. Nhánh lên cung cấp máu
cho mấu chuyển lớn xương đùi, sau đó cùng với các nhánh của động mạch
mũ đùi trong, tạo thành vòng nối tại cổ xương đùi để cấp máu cho cổ và chỏm
xương đùi[12],[17],[26].
Nhánh ngang động mạch mũ đùi ngoài, là nhánh nhỏ nhất, chạy hướng
ngang ra phía ngồi, đi trên cơ rộng giữa và xun qua cơ rộng ngồi rồi chạy
vịng quanh đầu trên xương đùi ở phía dưới mấu chuyển lớn. Các nhánh tận


6

của nhánh ngang có thể thơng nối phía sau với động mạch đùi trong, động
mạch mông dưới và nhánh động mạch xuyên đầu tiên của động mạch đùi
sâu[12],[26],[61].

Nhánh xuống động mạch mũ đùi ngồi, có kích thước lớn nhất trong
các nhánh của động mạch này, đôi khi nhánh xuống tách trực tiếp từ động
mạch đùi sâu hoặc từ động mạch đùi thay vì từ động mạch mũ đùi ngồi. Sau
khi xuất phát từ nguyên ủy, động mạch đi cùng với một phân nhánh của thần
kinh đùi và hai tĩnh mạch[43]. Động mạch chạy phía sau cơ thẳng đùi, chạy
dọc phía trước cơ rộng giữa đến bờ trước cơ rộng ngoài, sau đó nhánh xuống
xuyên vào cơ này và phân chia thành các nhánh nhỏ nuôi cơ. Các nhánh tận
của nhánh xuống này chạy trong cơ rộng ngoài rồi nối tận với nhánh động
mạch gối trên ngoài của động mạch khoeo[12],[17].
1.1.2. Đặc điểm mơ học động mạch mũ đùi ngồi.
Về đặc điểm mơ học, động mạch mũ đùi ngồi là động mạch cơ, về cấu
tạo động mạch có ba lớp cơ bản từ ngoài vào trong là:
Áo ngoài: Áo ngoài gồm mơ liên kết sợi trong đó lưới các sợi collagen và
sợi chun chạy theo hình xoắn ốc quanh mạch. Các sợi chun tập trung nhiều ở
vùng gần màng ngăn chun ngồi. Càng ra phía ngồi, tỷ lệ sợi collagen càng
tăng. Vùng ngồi cùng của áo ngồi là mơ liên kết thưa, ở đó có thể nhận thấy
những đám tế bào mỡ, những mô bào và những dưỡng bào[43],[46],[54].
Áo giữa: Những tế bào cơ trơn ở áo giữa động mạch cơ thường xếp thành
nhiều lớp dày đặc chạy theo hướng vòng. Ở một số mạch, áo giữa cịn có một
số bó sợi cơ trơn mảnh chạy theo hướng dọc tại vùng sát với áo trong và vùng
sát với áo ngoài [46],[54],[62]. Mỗi tế bào cơ trơn ở áo giữa được bọc ngoài
bởi một màng kiểu màng đáy. Bao quanh từng sợi cơ là một mạng lưới các
sợi võng và sợi collagen mảnh có đường kính sợi khoảng 30nm. Xen gữa các


7

tế bào cơ trơn là những lá chun mảnh và những sợi chun chạy theo hướng
vịng.
Màng ngăn chun ngồi tiếp giáp với lớp áo ngồi, trên màng có các lỗ

gọi là cửa sổ, nơi các chất trung gian hóa học đi qua. Phía mặt ngồi của
màng ngăn chun ngồi ở nhiều nơi có các trụ trục của các sợi thần kinh khơng
có bao myelin.
Áo trong: Được cấu tạo trong cùng là lớp nội mô đứng ngay sát với
màng ngăn chun trong. Lớp dưới nội mô của lớp áo trong là mô liên kết thưa,
mà chủ yếu là các sợi võng, sợi collagen và sợi chun có kích thước nhỏ chạy
theo hướng dọc. Phía ngồi có màng ngăn chun trong định danh giới giữa áo
trong và áo giữa. Màng ngăn chun trong có nhiều cửa sổ có kích thước to nhỏ
khác nhau. Có nơi, những nhánh bào tương của tế bào nội mô xuyên qua các
cửa sổ này, tới liên hệ với những sợi cơ trơn của áo giữa ngồi [46],[54],[62]..

Hình 1.2: Cấu tạo mô học của động mạch cơ
“Nguồn: Ross M. H. (2011), Histology a text and atlas, six editoin”.[54]


8

1.2. CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỘNG MẠCH MŨ ĐÙI
NGOÀI
1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới các nghiên cứu về động mạch mũ đùi ngoài được thực hiện
và công bố từ những năm đầu của thế kỷ XX. Senior H. (1924) [56], ghi nhận
động mạch này có đặc điểm rất đa dạng, có nhiều biến đổi và rất phức tạp về
cấu trúc giải phẫu.
Năm 1993, Perera J. [50] mơ tả động mạch mũ đùi ngồi với 85,4% tách
ra từ động mạch đùi sâu, chỉ có 14,6% tách ra từ động mạch đùi ngay tại vị trí
phân chia của động mạch mũ đùi trong và động mạch đùi sâu.

Hình 1.3: Các dạng nguyên ủy động mạch mũ đùi ngoài theo Perera j. (1993).
Xuất phát từ động mạch đùi sâu (85,4%); Xuất phát từ động mạch đùi (14,6%); Đ: Động mạch

đùi; ĐS: Động mạch đùi sâu; MĐN: Động mạch mũ đùi ngoài;

‘Nguồn: Perera j. (1993). The Ceylon journal of Medical Science”.[50]

Wang Wen Lin (2001) [42] nghiên cứu trên 38 mẫu thi hài và kết luận: Có
đến 89% động mạch mũ đùi ngoài nguyên ủy xuất phát từ động mạch đùi sâu,
11% nguyên ủy từ động mạch đùi. Đồng thời tác giả cũng đưa ra nhận định,
động mạch mũ đùi ngồi cho các nhánh lên, ngang, xuống và có 6 dạng. Về


9

kích thước, chiều dài trung bình nhánh xuống của động mạch mũ đùi ngồi là
12 ± 2,36cm, đường kính tại nguyên ủy nhánh này là 2,7 ± 0,35mm và tại
bám tận 2,2 ± 0,28mm. Vị trí nhánh xuống động mạch mũ đùi ngoài nằm giữa
phần trên của vùng đùi trước và đưa ra đánh giá có thể sử dụng nhánh xuống
động mạch mũ đùi ngoài làm cầu nối trong phẫu thuật bắc cầu động mạch
vành.

Hình 1.4: Các dạng phân chia của động mạch mũ đùi ngoài theo Wang Wen
Lin.
“Nguồn: Wang Wen Lin (2001), Another autograft for coronary artery bypass
grafting”[42].
Sung Weon Choi và cs. (2007) [26] nghiên cứu trên 38 mẫu đùi và kết
luận, có 4 dạng phân chia nhánh của động mạch mũ đùi ngoài:


10

+ Loại I: Động mạch mũ đùi ngoài tách từ động mạch đùi sâu và chia ra

nhánh lên, nhánh ngang và nhánh xuống.
+ Loại II: Động mạch mũ đùi ngoài xuất phát từ động mạch đùi sâu. Nhưng
nhánh lên, nhánh ngang, nhánh xuống tách ra từ hai nhánh khác nhau của
động mạch đùi sâu.
+ Loại III: Một hoặc hai trong các nhánh lên, ngang và nhánh xuống tách
nguồn từ động mạch đùi sâu hoặc từ động mạch đùi.
+ Loại IV: Động mạch mũ đùi ngoài xuất phát trực tiếp từ động mạch đùi.

Hình 1.5: Các dạng nguyên ủy của động mạch mũ đùi ngoài theo Sung Wen
Choi.
Dạng I: Động mạch mũ đùi ngồi có thân chung tách từ động mạch đùi sâu và cho ba nhánh lên,
ngang, xuống; Dạng II: Động mạch mũ đùi ngoài tách từ động mạch đùi sâu nhưng nhánh lên
ngang và xuống tách từ những vị trí khác nhau; Dạng III: Một hoặc hai trong số các nhánh lên,
ngang, xuống tách từ động mạch đùi sâu hoạc động mạch đùi; Dạng IV: Động mạch mũ đùi ngoài
tách trực tiếp từ động mạch đùi; Đ: Động mạch đùi; ĐS: Động mạch đùi sâu; MĐN: Động mạch
mũ đùi ngoài; L:Nhánh lên; N: Nhánh ngang; X: Nhánh xuống.

“Nguồn: Sung Wen Choi (2007), An Anatomic Asessment on perforators of
the lateral circumflex Femoral Artery for Anterolateral Thigh Flap”[26].


×