Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Tỉ lệ thừa cân béo phì và các yếu tố liên quan ở phụ nữ từ 40 59 tuổi tại huyện càng long tỉnh trà vinhnăm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.14 MB, 106 trang )

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN LÊ THANH TRÚC

TỈ LỆ THỪA CÂN BÉO PHÌ
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở PHỤ NỮ
TỪ 40-59 TUỔI TẠI HUYỆN CÀNG LONG
TỈNH TRÀ VINHNĂM 2017
Chuyên ngành: Y tế công cộng
Mã số: 60720301
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
Ts.Bs Phạm Thị Lan Anh

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu trong luận văn này là được ghi nhận, nhập liệu
và phân tích một cách trung thực. Luận văn này khơng có bất kì số liệu, văn
bản, tài liệu đã được Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh hay trường đại học
khác chấp nhận để cấp văn bằng đại học, sau đại học. Luận văn cũng khơng


có số liệu, văn bản, tài liệu đã được công bố trừ khi đã được công khai thừa
nhận.
Học viên

Nguyễn Lê Thanh Trúc


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................... i
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ ............................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chƣơng 1 .......................................................................................................... 5
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................... 5
1.1.

Định nghĩa thừa cân, béo phì .................................................................. 5

1.2.

Đặc điểm phụ nữ tuổi trung niên ............................................................ 5

1.3.

Nguyên nhân của thừa cân béo phì ......................................................... 6

1.3.1. Khẩu phần ăn và tập quán dinh dưỡng ................................................... 6

1.3.2. Hoạt động thể lực kém ............................................................................ 9
1.3.3. Yếu tố di truyền..................................................................................... 10
1.3.4. Yếu tố kinh tế - xã hội ........................................................................... 10
1.3.5. Một số nguyên nhân khác ..................................................................... 11
1.4.

Phân loại và phương pháp đánh giá TC/BP .......................................... 12

1.4.1. Phân loại TC/BP.................................................................................... 12
1.4.2. Phương pháp đánh giá TC/BP............................................................... 12
1.5.

Hậu quả của thừa cân béo phì ............................................................... 16

1.5.1. Bệnh tim mạch ...................................................................................... 16
1.5.2. Bệnh đái tháo đường ............................................................................. 17
1.5.3. Bệnh sỏi mật .......................................................................................... 17
1.5.4. Rối loạn chức năng phổi ....................................................................... 17
1.5.5. Rối loạn nội tiết ..................................................................................... 18
1.5.6. Kinh tế- xã hội....................................................................................... 18
1.6.

Xử trí thừa cân béo phì.......................................................................... 18

1.6.1. Phương pháp thay đổi chế độ ăn ........................................................... 18
1.6.2. Vai trò hoạt động thể lực trong giảm cân ............................................. 20


iv


1.7.

Dự phịng thừa cân và béo phì .............................................................. 20

1.8.

Một số nghiên cứu về thừa cân, béo phì ở phụ nữ ................................ 22

1.8.1. Các nghiên cứu nước ngoài................................................................... 22
1.8.2. Các nghiên cứu trong nước ................................................................... 25
1.9.

Thông tin về địa điểm nghiên cứu ........................................................ 28

Chƣơng 2 ........................................................................................................ 29
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 29
2.1.

Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ....................................... 29

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 29
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 29
2.1.3. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 29
2.2.

Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 29

2.2.1. Cỡ mẫu và chọn mẫu............................................................................. 29
2.2.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu ............................................................................ 30
2.2.3. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu ............................................. 31

2.3.

Biến số nghiên cứu ................................................................................ 32

2.3.1. Biến số về nhân khẩu học và kinh tế xã hội.......................................... 32
2.3.2. Biến số về tình trạng sức khỏe .............................................................. 33
2.3.3. Biến số về thói quen ăn uống ................................................................ 34
2.3.4. Biến số về vận động thể lực: ................................................................. 36
2.4.

Sai số và cách khắc phục....................................................................... 38

2.5.

Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ......................................................... 38

Chƣơng 3 ........................................................................................................ 39
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................... 39
3.1. Phân bố đặc điểm của mẫu nghiên cứu .................................................... 39
3.2. Mối liên quan giữa TC/BP theo các đặc tính mẫu nghiên cứu ................ 47
3.3. Mối liên quan giữa tình trạng TC/BP với các yếu tố hành vi liên quan .. 51
Chƣơng 4 ........................................................................................................ 56
BÀN LUẬN .................................................................................................... 56


v

4.1. Đặc tính của mẫu nghiên cứu: .................................................................. 56
4.2. Đặc điểm về tình trạng sức khỏe của đối tượng....................................... 58
4.3. Đặc điểm về thói quen ăn uống và vận động thể lực của đối tượng ........ 61

4.4. Mối liên quan giữa thừa cân, béo phì với các đặc tính dân số và các yếu
tố hành vi ......................................................................................................... 63
4.5 Điểm mạnh và hạn chế của đề tài.............................................................. 69
4.6 Khả năng khái qt hóa và tính ứng dụng ................................................ 70
KẾT LUẬN .................................................................................................... 71
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1. BỘ CÂU HỎI
PHỤ LỤC 2. THÁP DINH DƯỠNG HỢP LÝ VÀ HÌNH ẢNH MINH HỌA
PHỤ LỤC 3. DANH SÁCH PHỤ NỮ CỘNG DỒN


vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BMI

Body Mass Index

ĐTĐ

Chỉ số khối cơ thể
Đái tháo đường

HR

Hazard Ratio

Tỉ số nguy hại


IDI

International Diabetes Institute

Viện nghiên cứu

đái tháođường quốc tế
Khoảng tin cậy

KTC
OR

Odds Ratio

Tỉ số số chênh

PPS

Propability Proportionate to size

Chọn mẫu có xác suất tỉ lệ

với độ lớn của cụm
PR

Prevalence Ratio

Tỉ số tỉ lệ hiện mắc


SSBs

Sugar-sweetened beverages

Đồ uống có đường
Thừa cân, béo phì

TC/BP
WHO

World Health Organization

Tổ chức Y tế thế giới

WHR

Waist Hip Ratio

Tỉ số vịng eo/vịng mơng

WPRO

Western Pacific Region Organization Văn phòng WHO khu vực

Châu Á - Thái Bình Dương


vii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Các yếu tố kinh tế-xã hội liên quan đến thừa cân, béo phì
......................................................................................................................... 11
Bảng 1.2. Phân loại tình trạng dinh dưỡng theo WHO và WPRO ................. 14
Bảng 1.3. Nguy cơ bệnh tật với BMI ở các ngưỡng khác nhau ...................... 15
Bảng 1.4 Độ mạnh của bằng chứng về các yếu tốnguy cơ liên quan đến
béophì .............................................................................................................. 21
Bảng 3.5. Đặc điểm dân số của đối tượng nghiên cứu (n=531) ..................... 39
Bảng 3.6. Đặc điểm về tình trạng sức khỏe của đối tượng (n=531) ............... 41
Bảng 3.7. Phân bố chỉ số nhân trắc của đối tượng (n=531) ............................ 42
Bảng 3.8. Đặc điểm về thói quen ăn uống của đối tượng (n=531) ................. 44
Bảng 3.9. Đặc điểm về vận động thể lực của đối tượng (n=531) ................... 46
Bảng 3.10. Mối liên quan tình trạng thừa cân, béo phì với đặc tính mẫu
nghiên cứu (n=531) ......................................................................................... 47
Bảng 3.11. Mối liên quan tình trạng thừa cân, béo phì với tình trạng sức khỏe
của đối tượng (n=531) ..................................................................................... 50
Bảng 3.12. Mối liên quan tình trạng thừa cân, béo phì với thói quen ăn uống
của đối tượng (n=531) ..................................................................................... 51
Bảng 3.13. Mối liên quan tình trạng thừa cân, béo phì với vận động thể lực
của đối tượng (n=531) ..................................................................................... 53
Bảng 3.14. Mối liên quan tình trạng thừa cân, béo phì với các yếu tố bằng mơ
hình hồi qui đa biến (n=531) ........................................................................... 54


viii

DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 1.1. Những yếu tố ảnh hưởng cân bằng năng lượng cơ thể
và sự tăng cân .................................................................................................. 7
Hình 1.2. Các biến chứng của béo phì ............................................................ 16
Biểu đồ 3.1 So sánh phân loại BMI theo tiêu chuẩn WPRO và WHO ........... 43

Biểu đồ 3.2 Phân bố chỉ số WHR của đối tượng nghiên cứu ......................... 43


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thừa cân, béo phì (TC/BP) đang gia tăng rất nhanh, là cảnh báo sức khoẻ
cho toàn cầu. Vấn đề này xảy ra không chỉ ở các nước phát triển mà còn là
“gánh nặng kép” cho các nước đang phát triển. Theo báo cáo của Tổ chức Y
tế Thế giới (WHO), TC/BP trên thế giới đã tăng hơn gấp đơi so với năm
1980. Năm 2014 có 39% người trưởng thành bị thừa cân và 13% là béo phì
[79]. WHO kêu gọi các quốc gia có hành động phịng chống góp phần giảm
gánh nặng y tế. Những chương trình cộng đồng định hướng cho việc dự
phòng TC/BP tạo ra một mơi trường thuận lợi cho những thói quen dinh
dưỡng có lợi và sự hoạt động thể lực nhiều hơn cho cả cộng đồng [73].
Theo điều tra của Tổng cục thống kê Việt Nam năm 2010, tỉ lệ phụ nữ
tuổi trung niên (từ 40-59 tuổi) chiếm số lượng khá lớn là 24,9% trong cơ cấu
dân số [13]. Phụ nữ đến giai đoạn tuổi trung niên, sự thay đổi yếu tố sinh học
và hóc mơn ảnh hưởng đến việc phân bố chất béo có thể làm tăng nguy cơ
hoặc làm trầm trọng thêm những ảnh hưởng tiêu cực của bệnh béo phì đối với
sức khoẻ[38]. Nghiên cứu trên đối tượng người trưởng thành cho thấy tỷ lệ
thừa cân béo phì ở phụ nữ cao hơn nam giới, thành thị cao hơn nông thơn và
tăng dần theo tuổi đặc biệt ở nhóm tuổi trung niên[10], [31], [46], [63]. Phụ
nữ thừa cân, béo phì dễ bị đái tháo đường (ĐTĐ), tăng nguy cơ bị bệnh tim
mạch, bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư vú sau mãn kinh và ung thư nội mạc
tử cung. Tình trạng béo bụng hay béo trung tâm ở phụ nữ cịn liên quan mạnh
đến hội chứng chuyển hố và hội chứng buồng trứng đa nang[36],[40].
Nghiên cứu tại Brazil và Iran cho thấy tỉ lệ thừa cân béo phì ở phụ nữ tuổi
trung niên (40-60 tuổi) là 66,0% và 80,8%[39], [57]. Một số nghiên cứu khác
cho thấy TC/BP ở phụ nữ cịn có liên quan đến việc tiêu thụ năng lượng, tình

trạng hoạt động thể chất, kinh tế xã hội, trình độ học vấn và thu nhập[30],
[36], [44], [57].


2

Việt Nam với q trình đơ thị hóa làm cho bữa ăn người dân phong phú
và đa dạng hơn, chứa nhiều thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, tăng tiêu
thụ các nguồn tinh bột chế, giảm tiêu thụ chất xơ, đồng thời giảm các hoạt
động thể lực, tăng thời gian hoạt động tĩnh tại dẫn đến tăng nguy cơ về TC/BP
và các bệnh mạn tính khơng lây khác [9]. Chính vì thế tỷ lệ thừa cân béo phì ở
phụ nữ trung niên đang ngày càng gia tăng, năm 1999 tỷ lệ TC/BP phụ nữ
trung niên sống ở thành thị là 18,0% tăng lên 49,5% (nhóm 40-49 tuổi) và
55,5% (nhóm tuổi 50-59 tuổi) vào năm 2004. Bên cạnh đó, với sự phát triển
mạnh mẽ về kinh tế-xã hội thì tỉ lệ này đang có xu hướng gia tăng tại các
vùng nông thôn[10], [63], [65].
Huyện Càng Long là cửa ngõ giao lưu kinh tế - văn hóa- xã hội của tỉnh
Trà Vinh với các tỉnh trong khu vực, nên sẽ có những đặc trưng của một vùng
vừa mang tính chất nơng thơn vừa mang tính chất đơ thị, vì vậy lối sống và
chế độ ăn uống có thể đã thay đổi đáng kể trong những năm gần đây. Bên
cạnh đó, nơi đây có nhiều đồng bào dân tộc Khmer sinh sống với nét đặc
trưng riêng về văn hóa, đời sống kinh tế- xã hội và nghề nghiệp có thể ảnh
hưởng phần nào đến tình trạng TC/BP của của phụ nữ[16], [17]. Vì vậy, việc
thực hiện đề tài nghiên cứu: “Tỉ lệ thừa cân, béo phì và các yếu tố liên quan ở
phụ nữ từ 40-59 tuổi tại huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh năm 2017” là cần
thiết, từ đó có thể phát hiện, điều trị kịp thời, tư vấn và dự phòng hiệu quả
nhằm giảm các bệnh lý liên quan đến thừa cân, béo phì.


3


Câu hỏi nghiên cứu
- Tỉ lệ thừa cân, béo phì ở phụ nữ từ 40-59 tuổi tại huyện Càng Long,
tỉnh Trà Vinh năm 2017 là bao nhiêu?
- Yếu tố nào liên quan đến tình trạng thừa cân, béo phì ở phụ nữ 40-59
tuổi tại huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh năm 2017?
Mục tiêu tổng quát
Xác định tỉ lệ thừa cân, béo phì và các yếu tố liên quan ở phụ nữ từ 40-59
tuổi tại huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh năm 2017.
Mục tiêu cụ thể
1. Xác định tỉ lệ thừa cân, béo phì ở phụ nữ từ 40-59 tuổi tại huyện Càng
Long, tỉnh Trà Vinh năm 2017.
2. Xác định tỉ lệ các thói quen ăn uống và vận động thể lực của phụ nữ từ
40-59 tuổi tại huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh năm 2017.
3. Xác định mối liên quan giữa tình trạng thừa cân, béo phì ở phụ nữ từ
40-59 tuổivới các yếu tố về đặc tính dân số, thói quen ăn uống, sử dụng
rượu bia và vận động thể lực.


4

DÀN Ý NGHIÊN CỨU

Yếu tố dân số xã hội

- Tuổi
- Tôn giáo
- Hôn nhân

- Dân tộc

-Học vấn
- Nghề nghiệp

- Số lần sinh con
- Tiền sử gia đình có người TC/BP

TC/BP ở phụ nữ
40 – 59 tuổi

Tình trạng sức khỏe:
- Mãn kinh
- Bệnh lý kèm theo

Vận động thể lực:
- Công việc tĩnh tại
- Công việc cường độ mạnh
- Công việc cường độ vừa phải
- Thói quen tập thể dục
- Giải trí tĩnh tại

Thói quen ăn uống
- Sử dụng dầu, mỡ
- Sử dụng đồ uống có đường
- Tiêu thụ rau, trái cây
- Sử dụng rượu, bia

Yếu tố hành vi


5


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Định nghĩa thừa cân, béo phì
Thừa cân và béo phì được định nghĩa là sự tích tụ mỡ bất thường hoặc

quá mức của cơ thể làm suy yếu sức khỏe [25].
Thừa cân (overweight) là cân nặng vượt quá “cân nặng lý tưởng” hay cân
nặng “nên có” so với chiều cao, béo phì (obesity) là lượng mỡ được tích luỹ
trong cơ thể khơng bình thường một cách cục bộ hay tồn thể tới mức có ảnh
hưởng xấu đến sức khoẻ [6].
Béo phì là một quá trình tiến triển từ từ. Chuyển hóa trong cơ thể đạt
đỉnh khi ở độ tuổi 20, sau đó chuyển hóa cơ bản tăng thêm 1% m i năm. Điều
này có nghĩa là những người trẻ tuổi với cân nặng bình thường thì cứ 10 năm
trọng lượng sẽ tăng thêm trung bình 3-4kg. Tuy nhiên, nguy cơ tăng cân sẽ
cao hơn ở những người ngay từ nhỏ đã thừa cân. Ước tính những người béo
phì từ lúc nhỏ sau này thường tăng khoảng 1kg/năm[7].
1.2.

Đặc điểm phụ nữ tuổi trung niên
Theo cấu trúc tháp tuổi và cơ cấu dân số của Việt Nam, tuổi trung niên

của phụ nữ bắt đầu từ 40 tuổi và kéo dài đến 59 tuổi [13]. Khi người phụ nữ
đến tuổi trung niên, ngồi việc thay đổi trọng lượng thì cũng có sự thay đổi
trong việc phân bố cấu trúc cơ thể, chuyển từ hình dáng béo ở hơng và đùi
(hình quả lê) đến khu vực vùng bụng (hình quả táo). Sự thay đổi trong hình
dạng này là rất quan trọng, nó có mối liên quan với nguy cơ cao của bệnh tim
mạch, bệnh ĐTĐtype 2 và một số bệnh ung thư[38], [67].

Một số nghiên cứu về các vấn đề sức khỏe phụ nữ cho thấy, nguy cơ thừa
cân béo phì và các bệnh mãn tính khơng lây thường xuất hiện ở tuổi trung
niên, thay vì là phải duy trì cân nặng phù hợp thì nhiều người phụ nữ có xu
hướng béo phì ở nhóm tuổi này. Điều đó có thể mang lại một số loại bệnh tật
và đôi khi có thể trở thành đe dọa tính mạng[4], [57].


6

Hầu hết phụ nữ tăng cân khi có tuổi và cân nặng dư thừa là không thể
tránh khỏi, nhiều phụ nữ tăng cân xung quanh thời kỳ mãn kinh. Những thay
đổi nội tiết tố của thời kỳ mãn kinh có nhiều khả năng để đạt được trọng
lượng bụng hơn so với xung quanh hông và đùi. Mặt khác, thay đổi nội tiết tố
một mình khơng nhất thiết gây tăng cân lúc mãn kinh. Thay vào đó, việc tăng
cân thường liên quan đến sự lão hóa, cũng như lối sống và các yếu tố di
truyền. Tăng cân vào giai đoạn mãn kinh có thể có tác động nghiêm trọng cho
sức khỏe phụ nữ, trọng lượng quá mức làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch,
ĐTĐ type 2, vấn đề hô hấp và các loại ung thư khác nhau, bao gồm vú, đại
trực tràng và ung thư nội mạc tử cung[51].
Y khoa cũng ngày càng quản lý các vấn đề sức khỏe phụ nữ liên quan
đến chứng béo phì như rối loạn kinh nguyệt, hội chứng buồng trứng đa nang.
Ung thư nội mạc tử cung là một trong những bệnh ung thư đầu tiên có liên
quan đến chứng béo phì và nguy cơ tăng tuyến tính với chỉ số khối cơ thể tăng
lên (BMI). Sự gia tăng này cũng tương tự trong nguy cơ ung thư vú sau mãn
kinh kết hợp với BMI cũng được chấp nhận rộng rãi[33].
Một số nghiên cứu tại Mỹ trên đối tượng phụ nữ trung niên cho thấy, béo
phì là yếu tố nguy cơ mạnh mẽ dự đốn khả năng sống sót thấp hơn ở phụ nữ
lớn tuổi và làm tăng nguy cơ của bệnh tiểu đường, bệnh động mạch vành, đau
lưng, khớp và ung thư ở phụ nữ[44], [55].
1.3.


Nguyên nhân của thừa cân béo phì

1.3.1. Khẩu phần ăn và tập quán dinh dƣỡng
Năng lượng trong cơ thể là hiệu số của năng lượng ăn vào và năng lượng
tiêu hao, chỉ khi cân bằng năng lượng dương tính xảy ra trong một thời gian
khá dài thì mới có thể phát triển thành béo phì. Chế độ ăn giàu chất béo hoặc
có đậm độ năng lượng cao liên quan chặt chẽ với sự gia tăng tỉ lệ béo phì. Các
thức ăn giàu chất béo, đường thường ngon miệng nên dẫn đến ăn quá mức mà
không biết. Khi kinh tế tăng nhanh thường kéo theo lipid trong khẩu phần ăn
tăng, thường do lượng mỡ động vật tăng và đường ngọt cũng tăng.


7

Sự tiêu hao năng lượng là yếu tố thứ hai của sự cân bằng năng lượng,
gồm 3 thành phần chính:
Năng lượng dành cho chuyển hóa cơ bản
Năng lượng dành cho tiêu hóa thức ăn (sinh nhiệt)
Năng lượng dành cho hoạt động thể lực
Tùy theo tình chất thường xuyên và mức độ hoạt động thể lực của từng
người và các thành phần cơ bản của sự tiêu hao năng lượng có sự thay đổi
khác nhau[14], [52].
Cân bằng năng lượng
Năng lượng ăn vào

Năng lượng tiêu hao

Chất béo


Hoạt động thể lực

Glucid

Tiêu hóa thức ăn
Chuyển hóa cơ bản

Protein

Tăng cân

Cân nặng ổn
định

Giảm cân

Dự trữ mỡ

Hình 1.1. Những yếu tố ảnh hưởng cân bằng năng lượng cơ thể và sự tăng cân. [9]

Thừa cân và béo phì kết quả của sự mất cân bằng năng lượng. Điều này
liên quan đến việc ăn quá nhiều calo và không vận động thể lực đầy đủ. Yếu
tố hành vi và mơi trường đóng một vai trị quan trọng đưa tới thừa cân và béo
phì. Đây là những khía cạnh lớn nhất có thể tác động để phịng ngừa và điều
trị[25].
Bên cạnh đó, rau xanh và trái cây có giá trị đặc biệt trong dinh dưỡng
người, lượng protein và lipid thấp hơn nhiều so với các loại thực phẩm có
nguồn gốc từ động vật. Theo khuyến cáo của WHO và Viện dinh dưỡng Quốc



8

gia nếu tiêu thụ từ 5 đơn vị trái cây và rau quả m i ngày (tương đương 400g)
thì có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, ĐTĐ và ung thư[15],
[79]. Trong khẩu phần thường xuyên có rau xanh và trái cây còn cung cấp
một hàm lượng nước và chất xơ cao, do đó tạo cảm giác no giúp hạn chế việc
tiêu thụ quá nhiều chất sinh năng lượng. Chất xơ cịn hấp thụ những chất có
hại trong ống tiêu hóa ví dụ như cholesterol, các chất gây oxy hóa và chất gây
ung thư [9, 59]. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Daniela và cộng sự thì
việc tăng lượng trái cây, rau và lượng chất xơ trong khẩu phần giúp phịng
ngừa và kiểm sốt tình trạng thừa cân, béo phì ở độ tuổi trung niên [32]. Tác
giả K He và cộng sự tiến hành theo dõi trong thời gian 12 năm trên 74.063
phụ nữ cũng cho thấy việc tăng lượng trái cây và rau cải có liên quan đến
nguy cơ béo phì đáng kể đối với những phụ nữ trung niên khỏe mạnh. Nghiên
cứu đóng góp vào sự gia tăng bằng chứng rằng lượng trái cây và rau quả có
liên quan nghịch với trọng lượng cơ thể[41].
Ngồi ra, các loại đồ uống ngọt có đường hay đồ uống có đường (SugarSweetened Beverages-SSBs) là những nguồn bổ sung đường chủ yếu trong
chế độ ăn uống hằng ngày ví dụ như các loại nước có gas, nước trái cây, nước
uống dùng trong thể thao, thức uống tăng lực, nước ngọt đóng chai, cà phê và
trà có thêm đường… Nếu thường xuyên sử dụng đồ uống có đường có đường
thì có thể dẫn đến tình trạng thừa cân/béo phì, ĐTĐtype 2, bệnh tim mạch,
bệnh thận, sâu răng, một loại viêm khớp… Hạn chế lượng SSBs có thể giúp
cá nhân duy trì cân nặng khỏe mạnh và có chế độ ăn uống lành mạnh[27],
[70].
Theo tác giả Vasanti và cộng sự, tình trạng tiêu thụ quá nhiều các loại đồ
uống có đường đóng góp đáng kể vào sự tăng cân và có thể làm tăng nguy cơ
ĐTĐtype 2 và bệnh tim mạch. Với sự gia tăng tỉ lệ bệnh tật, giảm chất lượng
cuộc sống và chi phí chăm sóc sức khoẻ, các n lực phịng chống béo phì quy
mơ lớn hiện nay là một ưu tiên của nhiều quốc gia trên thế giới. Khuyến nghị



9

được đưa ra là lượng SSBs nên hạn chế vì có ít giá trị dinh dưỡng và nên sử
dụng các chất thay thế lành mạnh như nước [71].
1.3.2. Hoạt động thể lực kém
Ít lao động kể cả lao động chân tay và lao động trí óc, lối sống tĩnh tại,
thời gian xem tivi nhiều, đọc báo, làm việc bằng máy tính,…làm tăng nguy cơ
béo phì.Ở người trường thành thích tĩnh tại, năng lượng dành cho chuyển hóa
cơ bản vào khoảng 60%, sinh nhiệt vào khoảng 10%, hoạt động thể lực
khoảng 30%. Ở người lao động nặng, năng lượng dành cho hoạt động thể lực
vào khoảng 50%, sinh nhiệt là 10%, chuyển hóa cơ bản là 40%. Nếu kết hợp
giữa giảm năng lượng của khẩu phần và tăng hoạt động thể lực sẽ dẫn đến
giảm cân nhiều hơn so với việc chỉ áp dụng đơn lẻ một trong hai phương
pháp[9].
Một số nghiên cứu cũng cho thấy, hoạt động thể lực có liên quan đến
thừa cân, béo phì, nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, ung thư và cũng nhấn
mạnh tầm quan trọng của hoạt động thể chất cho tất cả mọi người trên tất cả
các nhóm chỉ số khối cơ thể, nguy cơ liên quan đến việc không hoạt động
ngay cả trong số những người có cân nặng bình thường. Những người TC/BP
hoạt động thể lực thấp có nguy cơ tim mạch cao hơn 1,33 và 1,35 lần so với
những người bình thường có hoạt động thể chất cao[30], [53]. Ngồi ra,
những phụ nữ có chỉ số BMI ≥ 30 nếu không hoạt động thể lực sẽ làm tăng
nguy cơ về các bệnh tim mạch từ 1,56-2,0 lần so với nhóm có hoạt động[35].
Trong nghiên cứu khảo sát 88.393 phụ nữ, từ 34-59 tuổi tại Mỹ của tác
giả Tricia Y. Li cho thấy hoạt động thể lực là yếu tố quyết định có liên quan
đến giảm đáng kể nguy cơ tử vong và bệnh tim mạch. Những phụ nữ có BMI
bình thường nhưng hoạt động ít hơn 1giờ/tuần có nguy cơ bị bệnh tim mạch
là 1,48 lần (KTC 95% 1,24-1,77) so với nhóm hoạt động ≥3,5 giờ/tuần. Nguy
cơ này cịn cao hơn rất nhiều ở nhóm có tình trạng thừa cân và béo phì. Bên

cạnh đó, kết quả phân tích còn cho thấy chỉ số WHR là yếu tố dự báo đáng kể
về bệnh tim mạch và nguy cơ này cao nhất khi phụ nữ có mức độ hoạt động


10

thể chất thấp và có tình trạng béo trung tâm (RR=3,03, KTC 95%, 1,964,18)[68].
1.3.3. Yếu tố di truyền
Đáp ứng sinh nhiệt kém có thể do yếu tố di truyền và có vai trị nhất định
đối với thừa cân, béo phì. Người bị béo phì thường hay có cha mẹ béo phì, tuy
vậy nhìn trên đa số cộng đồng yếu tố này không lớn[50]. Theo Mayer (1995),
nếu cả bố lẫn mẹ đều bị béo phì thì có 80% con họ sẽ bị béo phì. Nếu một
trong hai người thì 40% con họ sẽ có béo phì. Ngược lại, nếu cả bố và mẹ đều
bình thường thì khả năng có con bị béo phì chiếm 7%[9].
Có đến 20 gen có quan hệ đến tính nhạy cảm với béo phì ở các cá thể
khác nhau trong đó gen Ob với sản phẩm là leptin được chú ý nhất. Hiện nay,
vai trò của leptin đối với béo phì ở người cịn chưa chắc chắn. Các gen này có
biểu hiện khác nhau tùy theo tuổi và giới. Khi có mơi trường thuận lợi cho
béo phì bao gồm chế độ ăn dư thừa và ít nhu cầu hoạt động thể lực, các gen
này có thể làm tăng tính mẫn cảm với béo phì [8].
Khoa học cho thấy rằng di truyền đóng một vai trị quan trọng trong bệnh
béo phì. Gen có thể trực tiếp gây ra bệnh béo phì gặp ở các rối loạn như hội
chứng Bardet Biedl và hội chứng Prader-Willi. Tuy nhiên gen không phải lúc
nào cũng là yếu tố dự đoán sức khỏe trong tương lai. Gen và hành vi, cả hai
có thể là yếu tố cần thiết làm cho một người thừa cân. Bình thường trong một
số trường hợp, nhiều gen có thể làm tăng tính nhạy cảm của người béo phì và
địi hỏi các yếu tố bên ngồi, chẳng hạn như nguồn cung cấp thực phẩm dồi
dào hoặc ít hoạt động thể lực[8], [25].
1.3.4. Yếu tố kinh tế - xã hội
Ở các nước đang phát triển, tỷ lệ béo phì ở tầng lớp nghèo thường thấp

(thiếu ăn, lao động chân tay nặng, phương tiện đi lại khó khăn) và béo phì như
là một đặc điểm của giàu có (béo tốt). Ở các nước phát triển khi thiếu ăn
khơng cịn phổ biến nữa thì béo phì thường cao ở tầng lớp nghèo, ít học so với
ở các tầng lớp trên. Từ một xã hội thiếu ăn chuyển sang đủ ăn người ta có xu


11

hướng ăn nhiều hơn so với nhu cầu. Một chế độ ăn từ đậm độ dinh dưỡng cao
chuyển sang đậm độ năng lượng cao phối hợp với giảm hoạt động thể lực sẽ
dẫn tới thừa cân béo phì[8], [9], [58].
Bảng 1.1. Các yếu tố nguy cơ về kinh tế - xã hội liên quan đến TC/BP của
phụ nữ ở các nƣớc khác nhau
Quốc gia

Yếu tố nguy cơ TC/BP

Tài liệu tham
khảo

Hút thuốc lá, vận động ít, tần suất xem

Úc

[29]

tivi, học vấn thấp, nơi sinh, thu nhập thấp
Học vấn thấp, sử dụng vòng tránh thai,

Pháp


[62]

mãn kinh, năng lượng ăn vào cao, khẩu
phần ít carbohydrat
Đài Loan

Vùng núi, học vấn thấp

[47]

Thái Lan

Nông thôn, hút thuốc lá, tình trạng hơn

[20]

nhân
Trung Quốc

Tình trạng hơn nhân, học vấn, nghề

[36]

nghiệp ít vận động, năng lượng ăn vào
cao, vận động thể lực không thường
xuyên, thành phần kinh tế xã hội cao
Thay đổi trong mơ hình hoạt động thể chất và chế độ ăn uống thường là
kết quả của thay đổi môi trường và xã hội liên quan với sự phát triển và thiếu
các chính sách h trợ trong các lĩnh vực như y tế, nông nghiệp, giao thông, quy

hoạch đô thị, môi trường, thực phẩm chế biến, phân phối, tiếp thị và giáo dục
[37].
1.3.5. Một số nguyên nhân khác
Một số bệnh có thể dẫn đến bệnh béo phì hoặc tăng cân như hội chứng
Cushing, hội chứng buồng trứng đa nang. Các loại thuốc như steroid, một số
thuốc chống trầm cảm, thuốc ngừa thai, thuốc chứa hormone, thuốc tiểu


12

đường, thuốc chống suy nhược và thuốc áp huyết cao... Đây là nguyên nhân
gây ra sự thay đổi về cân nặng. Sử dụng những loại thuốc này sẽ khiến cân
nặng của cơ thể có xu hướng đi lên. Bác sĩ đóng vai trị quan trọng h trợ
bệnh nhân có kiến thức về bệnh tật, thuốc hoặc các yếu tố tâm lý góp phần
tăng cân hoặc giảm cân [25].
Phân loại và phƣơng pháp đánh giá TC/BP

1.4.

1.4.1. Phân loại TC/BP
Béo phì dạng nữ (gynoid obesity) hay còn gọi là béo phần dưới, béo
ngoại vi và béo dạng quả lê (pear – shaped) đặc trưng bởi sự tích lũy mỡ ở
mơng và đùi.
Béo phì h n hợp: trường hợp này mơ mỡ phân bố khá đồng đều. Các
trường hợp béo phì nặng và rất nặng thường là béo phì h n hợp.
Ngồi ra, béo phì cịn có ngun nhân do nội tiết hoặc do khiếm khuyết
di truyền[11].
Việc phân loại được phân loại của béo phì thừa cân và có giá trị cho một
số lý do. Đặc biệt, nó cho phép:
- So sánh có ý nghĩa của tình trạng cân nặng trong và giữa dân số;

- Xác định các cá nhân và các nhóm có nguy cơ cao tỷ lệ mắc bệnh và tử
vong;
- Xác định các ưu tiên cho việc can thiệp vào cá nhân và các cấp cộng
đồng;
- Một cơ sở vững chắc cho việc đánh giá các can thiệp.
1.4.2. Phƣơng pháp đánh giá TC/BP
Có nhiều phương pháp xác định béo phì, nhưng cách dễ nhất là sử dụng
trọng lượng và chiều cao để tính tốn “chỉ số khối cơ thể” (BMI). BMI được
sử dụng bởi vì có thể áp dụng hầu hết mọi người. Nó tương quan với số lượng
chất béo trong cơ thể [26].
Tính tốn chỉ số BMI là một trong những phương pháp thích hợp và tin
cậy nhất để đánh giá thừa cân và béo phì. Bởi vì cách tính tốn này chỉ địi hỏi


13

chiều cao và trọng lượng, nó khơng tốn kém và dễ dàng để sử dụng cho các
bác sĩ lâm sàng và cho công chúng. Việc sử dụng chỉ số BMI cho phép mọi
người so sánh tình trạng trọng lượng riêng của họ với dân số nói chung [23].
Chỉ số khối cơ thể (BMI) là một chỉ số đơn giản được sử dụng để phân
loại thừa cân và béo phì ở người lớn. Nó được định nghĩa là trọng lượng của
một người tính bằng kilogam chia cho bình phương chiều cao tính bằng mét
vng (kg /m2) [75].
Tháng 2 năm 2000, cơ quan khu vực Thái Bình Dương của WHO
(WPRO) và Hội nghiên cứu béo phì quốc tế đã phối hợp với Viện nghiên cứu
bệnh Đái tháo đường quốc tế (IDI), Trung tâm hợp tác Dịch tễ học đái tháo
đường và các bệnh không lây của WHO đã đưa ra khuyến nghị về chỉ tiêu
phân loại béo phì cho cộng đồng các nước châu Á (IDI và WPRO, 2000) [9].
Dựa trên số liệu hiện có tại châu Á, các chuyên gia WHO nhận thấy
trên người châu Á nhìn chung có tỉ lệ mỡ trong cơ thể cao hơn so với người

da trắng trong cùng tuổi, giới và BMI. Các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch
và tiểu đường xuất hiện ở ngưỡng BMI dưới 25 kg/m2. Do vậy điểm cắt đoạn
của WHO không đáp ứng được yêu cầu đánh giá nguy cơ trên đối tượng thừa
cân, béo phì ở người châu Á. Tuy nhiên, với số liệu hiện tại vẫn chưa đủ khả
năng để chọn điểm cắt đoạn rõ ràng ở châu Á.
Vì vậy để đảm bảo tính so sánh được giữa các quốc gia, WHO khuyến
cáo tiếp tục sử dụng điểm cắt đoạn chỉ số BMI theo WHO năm 1998 để đánh
giá tình trạng dinh dưỡng của người trưởng thành [82].
Viện dinh dưỡng Quốc gia cũng thống nhất về phương pháp đánh giá tình
trạng dinh dưỡng bằng nhân trắc học ở người trưởng thành Việt Nam theo
ngưỡng của Tổ chức Y tế thế giới vào năm 2011[6].


14

Bảng 1.2. Phân loại tình trạng dinh dƣỡng theo WHO và WPRO
WHO, 1998
IDI và WPRO, 2000
Phân loại
BMI (kg/m2)
BMI (kg/m2)
Nhẹ cân

< 18,5

< 18,5

18,5 – 24,9

18,5 – 22,9


≥ 25,0

≥ 23,0

- Tiền béo phì

25,0 – 29,9

23,0 – 24,9

- Béo phì độ I

30,0 – 34,9

25,0 – 29,9

- Béo phì độ II

35,0 – 39,9

≥ 30,0

- Béo phì độ III

≥ 40,0

Bình thường
Thừa cân


Những năm gần đây, nguy cơ quan trọng của béo bụng đã được xác định.
Béo bụng (béo trung tâm) là lượng mỡ tập trung ở mạc nối lớn và mạc treo,
quanh các tạng trong ổ bụng và các quai ruột, mô mỡ này giải phóng ra các
acid béo tự do vào thẳng hệ tĩnh mạch mạc treo, do đó chỉ một lượng nhỏ
cũng có ảnh hưởng lớn tới q trình chuyển hóa. Một số nghiên cứu cho thấy
tình trạng béo phì ở bụng làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2,
hội chứng chuyển hóa và bệnh tim mạch[19], [40]..
Lượng mỡ bụng có thể được đánh giá thơng qua số đo chu vi vòng eo.
Trong một vài năm tới, BMI sẽ chỉ được sử dụng để phân loại các cá thể vào
các nhóm trong quần thể, cịn chu vi vịng eo là chỉ số nhạy hơn (đánh giá
lượng mỡ tích tụ có thể dẫn đến các nguy cơ không tốt cho sức khỏe như hội
chứng chuyển hóa) sẽ được sử dụng nhiều hơn. Nguy cơ tăng lên khi vòng eo
≥ 80 cm đối với nữ[6], [14].
Tỷ số vịng eo/vịng mơng cũng có giá trị để đánh giá sự phân bố mỡ. Do
đó chỉ số này được sử dụng để đánh giá tình trạng béo phì. Khi chỉ số vịng
eo/vịng mơng vượt q 0,8 ở nữ thì được coi là béo trung tâm. Người ta cịn
nhận thấy số đo vịng eo thường khơng liên quan đến chiều cao, có liên quan


15

chặt chẽ đến BMI và tỷ số vịng eo/vịng mơng, vì thế được coi là chỉ tiêu đơn
giản để đánh giá mỡ bụng và mỡ toàn bộ cơ thể[14].
Bảng 1.3. Nguy cơ bệnh tật với BMI ở các ngƣỡng khác nhau
Nguy cơ bệnh tật và kích thƣớc vịng bụng
Phân loại

BMI

< 90 cm (nam)


≥ 90 cm (nam)

< 80 cm (nữ)

≥ 80 cm (nữ)

Thấp (nhưng tăng nguy cơ
Thiếu cân

< 18,5

những vấn đề khác liên

Trung bình

quan đến suy dinh dưỡng)
Bình thường

18,5-22,9

Trung bình

Tăng

Thừa cân

≥ 23

Nguy cơ


23-24,9

Tăng

Vừa

Béo độ 1

25-29,9

Vừa

Nặng

Béo độ 2

≥ 30

Nặng

Rất nặng

Ngoài ra, phương pháp tần suất tiêu thụ lương thực thực phẩm cũng
được sử dụng để thu thập các thông tin về chất lượng khẩu phần, tìm hiểu tính
thường xun của các loại thực phẩm trong thời gian nghiên cứu, số bữa ăn,
khoảng cách giữa các bữa ăn và giờ ăn. Điều này giúp phản ánh sự có mặt của
một chất hay một nhóm chất dinh dưỡng tương ứng có mặt trong khẩu phần
theo điều kiện kinh tế của hộ gia đình hoặc cộng đồng với một số bệnh lý liên
quan đến thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, phương pháp này có

hạn chế là thường chỉ cho biết tần suất sử dụng, mang tính chất định tính hơn
là định lượng.
Để khắc phục hạn chế trên, thì phương pháp nhớ lại 24 giờ qua giúp đối
tượng kể lại tỉ mỉ những gì đã ăn vào ngày hôm trước hoặc 24 giờ trước khi
phỏng vấn. Đây là một phương pháp thơng dụng, có thể áp dụng trên cả đối
tượng có trình độ văn hóa thấp hoặc mù chữ. Phương pháp này có nhược
điểm là phụ thuộc nhiều vào trí nhớ, thái độ cộng tác của đối tượng và cách


16

gợi ý của điều tra viên, hiện tượng trung bình hóa khẩu phần có thể xảy ra.
Bên cạnh đó, điều tra viên cần được huấn luyện kỹ và cần có những dụng cụ
h trợ, đo lường để dễ dàng cho việc quy đổi các loại thực phẩm [9].
1.5.

Hậu quả của thừa cân béo phì
Béo phì là một vấn đề y tế cơng cộng đã trở thành đại dịch trên tồn thế

giới. Y văn cho thấy rằng thừa cân và béo phì là ngun nhân chính của bệnh
đi kèm, bao gồm cả bệnh ĐTĐ type 2, bệnh tim mạch, ung thư và các vấn đề
sức khỏe khác, có thể dẫn đến bệnh tật và tử vong nhiều hơn nữa. Các chi phí
chăm sóc sức khỏe có liên quan cũng là đáng kể[60].

Hình 1.2. Các biến chứng của béo phì [7]
1.5.1. Bệnh tim mạch
Bệnh tim mạch bao gồm bệnh mạch vành, đột quỵ và các bệnh mạch
ngoại vi. Béo phì là một yếu tố nguy cơ độc lập với bệnh mạch vành, là yếu tố
báo trước quan trọng bệnh này, chỉ đứng sau tuổi và rối loạn chuyển hóa lipid.
Nguy cơ này cao hơn khi tuổi còn trẻ mà béo bụng[19], [34].

Hơn thế nữa, tử vong do bệnh mạch vành đã tăng lên khi thừa cân, dù chỉ
10% so với trung bình. Cả huyết áp tâm thu và tâm trương đều tăng khi BMI
tăng, những người béo có nguy cơ cao huyết áp hơn người bình thường, nguy
cơ này càng cao khi tuổi càng trẻ và thời gian càng kéo dài. Mối liên quan


17

giữa tỉ số vịng eo/vịng mơng với đột quỵ chặt chẽ hơn với BMI và các kích
thước nhân trắc khác. Người ta cũng nhận thấy một tiền sử béo phì kéo dài có
nguy cơ bị đột quỵ cao hơn là béo ở tuổi trung niên[8], [9].
1.5.2. Bệnh đái tháo đƣờng
Có mối liên quan chặt chẽ giữa béo phì và bệnh đái đường không phụ
thuộc insulin khi BMI tăng và giảm khi cân nặng giảm [66]. Bệnh ĐTĐ type
2 trên nguyên tắc khơng bao giờ hiện diện ở những người có chỉ số BMI dưới
22kg/m2. Người ta nhận thấy nguy cơ gia tăng bệnh ĐTĐ ở người béo phì phụ
thuộc nhiều vào yếu tố gia đình. Một cơng trình nghiên cứu cho thấy nếu một
hoặc cả hai bố mẹ mắc ĐTĐ thì gần 100% số con cái sẽ mắc bệnh này nếu có
chứng béo phì; cịn nếu cả hai bố mẹ đều khơng mắc thì nguy cơ nói trên chỉ
có 20% mà thôi[77].
1.5.3. Bệnh sỏi mật
Bệnh sỏi mật hay gặp ở phụ nữ và người già, béo phì trung tâm làm tăng
nguy cơ bị sỏi mật ở mọi lứa tuổi và giới gấp 2-4 lần, nguy cơ này cao hơn
khi mỡ tập trung quanh bụng. Ở người béo phì, cứ 1kg mỡ thừa làm tăng tổng
hợp 20mg cholesterol/ngày làm tăng bài tiết mật, tăng mức bão hòa
cholesterol trong mật cùng với mức cơ động của túi mật giảm dẫn tới bệnh sỏi
mật [9].
1.5.4. Rối loạn chức năng phổi
Béo phì mức độ vừa và khơng có bệnh phổi thì ít có ảnh hưởng đến chức
năng hô hấp. Thế nhưng, cơn ngừng thở lúc ngủ lại có thể xảy ra với những

người béo phì nặng và đây là một vấn đề nghiêm trọng cần được đặt ra.
Người ta cho rằng ngừng thở tắc nghẽn lúc ngủ là do lượng mỡ tích tụ quá
nhiều tại vùng khí phế quản. Những đợt ngừng thở do tắc nghẽn này xảy ra
liên tiếp trong giấc ngủ sẽ dẫn tới biến cố giảm oxy máu và tăng thán khí
(CO2) trong máu, có thể gây tử vong[9].


×