Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bài thu hoạch về công tác dân vận: Sau khi nghiên cứu tác phẩm “Dân vận” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí hãy cho biết cảm nhận của mình về Tư tưởng của Người về công tác Dân vận của Đảng?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.21 KB, 5 trang )

BÀI THU HOẠCH
Môn: Xây dựng Đảng
Đề: Sau khi nghiên cứu tác phẩm “Dân vận” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng
chí hãy cho biết cảm nhận của mình về Tư tưởng của Người về công tác Dan vận của
Đảng?
Bài làm:

Cách đây gần 64 năm, ngày 15-10-1949, Bác Hồ viết bài báo "Dân vận" đăng
trên báo Sự Thật, cơ quan ngôn luận của Ðảng. Cô đọng trong 573 từ, bài báo hàm
chứa quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về bản chất dân chủ của Nhà
nước ta và về lĩnh vực công tác cực kỳ quan trọng của cách mạng - công tác dân
vận. Các vấn đề: Dân vận là gì? Ai phụ trách dân vận? Dân vận phải như thế nào?...,
đều được Người chỉ rõ và nhấn mạnh: "Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém
thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công". Tinh thần bài báo
"Dân vận" trở thành kim chỉ nam cho công tác vận động quần chúng của Ðảng, Nhà
nước và các tổ chức đoàn thể suốt 64 năm qua, để lại bài học vô cùng quý báu cho
cách mạng nước ta. Vì thế, ngày 15-10 hằng năm đã được Bộ Chính trị quyết định là
Ngày truyền thống công tác dân vận của Ðảng.
Ngay từ khi mới ra đời năm 1930, Ðảng ta đã đề cao nhiệm vụ vận động quần
chúng. Từ đó, qua mỗi thời kỳ cách mạng, lúc thuận lợi hay khi khó khăn, trong
kháng chiến cứu nước cũng như trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, công tác
dân vận luôn luôn được Ðảng ta coi trọng nhằm tập hợp nhân dân trong khối đại
đoàn kết toàn dân tộc, tạo nên sức mạnh to lớn đánh đuổi ngoại xâm, xây dựng đất
nước, đạt những thành tựu rất to lớn có ý nghĩa lịch sử trong cơng cuộc đổi mới hiện
nay. Ðại đồn kết toàn dân dưới sự lãnh đạo của Ðảng là một trong những nhân tố
quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam ở mọi thời kỳ.
Như chúng ta đã biết, Giữa lúc công cuộc kháng chiến, kiến quốc của dân tộc ta
ở vào thời điểm vô cùng cam go, quyết liệt, tác phẩm “Dân vận” ra đời. Đó thực sự
là một “cẩm nang”, kịp thời chỉ dẫn một cách đầy đủ và sâu sắc cả về mục đích, đối
tượng; cả về nhiệm vụ, phương pháp, tính hiệu quả... của công tác dân vận đối với
cán bộ, đảng viên; tổ chức đảng, chính quyền và các tổ chức đồn thể lúc bấy giờ.


Trước hết, “dân vận”, hiểu theo nghĩa giản dị nhất - chính là cơng tác tun
truyền và vận động nhân dân.
Về hình thức: Đây là một bài viết rất ngắn gọn, từ đầu đề (chỉ vỏn vẹn 2 từ),
đến dung lượng (chỉ có 573 từ); được diễn đạt bằng ngôn ngữ giản dị, gần gũi với
quần chúng; văn phong súc tích, có tính khái qt cao; cùng một kết cấu mạch lạc,
chặt chẽ, sáng rõ - là phong cách hành văn vốn có của Hồ Chí Minh nên rất dễ nhớ,
dễ thuộc và dễ làm theo.


Về nội dung: Giản dị, ngắn gọn mà không hề sơ lược. Tác phẩm “Dân vận” đã
gói ghém một cách đầy đủ và sâu sắc những quan điểm, tư tưởng của Hồ Chí Minh
về cơng tác này.
Về tầm quan trọng của cơng tác dân vận: Hồ Chí Minh chỉ rõ rằng: “Dân
vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành cơng”. Từ đó,
chúng ta hiểu: Dân vận là cái gốc, là điểm xuất phát của mọi phong trào cách mạng
của quần chúng và là sự khởi đầu của mọi thành công. Muốn sự nghiệp cách mạng
thành công, trước hết phải biết tuyên truyền và vận động nhân dân - chính là làm tốt
cơng tác dân vận.
Về mục đích của cơng tác dân vận: Cái đích chung và cao nhất của sự nghiệp
cách mạng mà Đảng ta và Hồ Chí Minh chủ trương trước sau vẫn là “từ dân, vì dân,
cho dân”. Để đạt được điều đó, phải xây dựng cho được một nhà nước dân chủ - nhà
nước mà trong đó, người dân được thực sự làm chủ cuộc đời mình: “Bao nhiêu lợi
ích đều vì dân”, “Bao nhiêu quyền hạn đều của dân”; “... ai cũng có cơm ăn, áo mặc,
ai cũng được học hành”; đồng nghĩa với mọi người dân đều được sống trong một xã
hội mà đời sống vật chất lẫn văn hóa - tinh thần khơng ngừng được cải thiện và nâng
cao. Theo đó, tun truyền, vận động tồn dân để xây dựng một nền dân chủ thực sự
là cái đích cao nhất mà cơng tác dân vận hướng tới.
Về bản chất của cơng tác dân vận: Theo Hồ Chí Minh, thực chất hay bản chất
của công tác dân vận, chính là nhằm “vận động tất cả lực lượng của mỗi một người
dân khơng để sót một người dân nào, góp thành lực lượng tồn dân, để thực hành

những cơng việc nên làm, những cơng việc Chính phủ và đồn thể đã giao cho...”.
Nghĩa là phải tập hợp và huy động cho được sức mạnh của toàn dân (mọi người,
mọi nhà, mọi đối tượng) vào các phong trào cách mạng.
Về lực lượng làm công tác dân vận: Chỉ rõ ai là người làm cơng tác dân vận,
Hồ Chí Minh viết: “Tất cả cán bộ chính quyền, tất cả cán bộ đoàn thể và tất cả các
hội viên của các tổ chức nhân dân (Liên Việt, Việt Minh, v.v..) đều phải phụ trách
dân vận”. Như vậy, lực lượng làm công tác dân vận - theo Hồ Chí Minh - khơng chỉ
là những người chuyên trách công tác này, mà rất đông đảo, với nhiều tổ chức, cá
nhân cùng tham gia. Đó chính là sức mạnh tập thể trong các phong trào cách mạng
nói chung, trên các mặt trận và lĩnh vực cụ thể nói riêng, trong đó có lĩnh vực dân
vận.
Về cách thức, phương pháp làm công tác dân vận: Trong nội dung này, Hồ
Chí Minh tập trung chỉ rõ những phương thức, cách thức, cũng đồng thời là các yêu
cầu cụ thể của cơng tác dân vận. Đó là: “Phải óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi,
miệng nói, tay làm”.
- Ĩc nghĩ: Điều này được Hồ Chí Minh đặt ở vị trí hàng đầu, cho thấy Người
đặc biệt đề cao trí tuệ và yêu cầu về sự động não của người làm công tác dân vận.
Hoạt động dân vận trước hết chính là tham gia tổ chức các phong trào cách mạng
của quần chúng. Để việc tổ chức đạt hiệu quả cao, rõ ràng bên cạnh am hiểu thực tế
phải có sự hiểu biết về lý luận. Với người cán bộ dân vận, đó là lý luận của chủ
nghĩa Mác -Lê-nin, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nắm


vững lý luận và dựa trên thực tiễn để suy nghĩ ra những phương pháp, cách thức
tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục quần chúng; tức là óc phải ln ln suy nghĩ để
khơng chỉ biết đúng, sai, mà cịn biết cách làm và làm như thế nào cho đúng và đạt
hiệu quả.
- Mắt trông: Là quan sát mọi sự việc, hiện tượng từ thực tiễn phong trào cách
mạng của quần chúng, để “trăm nghe không bằng một thấy”. Nhưng không phải
“nhìn” chỉ để mà nhìn. Mà phải có sự nhạy cảm, tinh tế trong việc quan sát, từ đó

kết hợp với “óc nghĩ” xác định được đúng, sai, nhận rõ bản chất và hiện tượng của
từng sự việc, từng vấn đề để làm đúng và tham mưu kịp thời cho Đảng và Nhà nước
những đề xuất, kiến nghị; từ đó có các giải pháp đúng đắn để đưa phong trào của
quần chúng đi đúng hướng. Điều này cũng gián tiếp cho thấy, Hồ Chí Minh muốn
nhắc nhở cán bộ, đảng viên làm công tác dân vận, phải thường xuyên sâu sát cơ sở.
Vì chỉ có sát cơ sở mới có thể “thấy” mọi sự việc, vấn đề. Theo đó, muốn vận động
quần chúng một cách thiết thực, muốn làm tốt vai trò tham mưu phải “mục sở thị”
được các sự việc và vấn đề liên quan đến công tác dân vận.
- Tai nghe: Đây là một phương pháp khoa học của cơng tác dân vận. Theo Hồ
Chí Minh, cùng với “óc nghĩ”, “mắt trơng”, người làm cơng tác dân vận cịn phải
đồng thời nắm bắt kịp thời các thơng tin từ quần chúng. Địi hỏi phải biết nghe dân
nói, từ đó mà hiểu được những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của dân; loại trừ
những thông tin thiếu chân thực, chính xác. Nghe dân nói, cũng là để biết dân đã
hiểu gì, hiểu đến mức thế nào, đã làm như thế nào và làm được đến đâu... làm cơ sở
để báo cáo với cấp trên; cịn bản thân mình cũng thấy được những gì cần phải bổ
sung, điều chỉnh khi thực thi công tác dân vận. Tuy nhiên, để nghe đúng và chính
xác, phải có thái độ khách quan và tinh thần cầu thị khi tiếp xúc với nhân dân thì
nhân dân mới tin tưởng và sẵn sàng nói ra những suy nghĩ, nguyện vọng của mình
cũng như phản ánh đúng thực trạng của cơ sở.
- Chân đi: Chỉ có đi mới thấy, mới nghe, mới biết, và mới truyền đạt được
những điều cần tuyên truyền, vận động với dân. Đi để gần dân, sát dân, chính là
giúp người làm dân vận không xa rời và lạc hậu với thực tiễn sinh động của cơ sở.
“Chân đi” cũng là thể hiện sự xơng xáo, nhiệt tình của người cán bộ, đảng viên dân
vận đối với các địa bàn làm “dân vận”. Và càng đi, người làm công tác này càng có
dịp nhìn xa trơng rộng, nghe nhiều, cập nhật được những việc, những vấn đề mới mẻ
của cuộc sống; thôi thúc họ nghĩ nhiều, từ đó mà làm nhiều, đi kịp và đáp ứng được
những yêu cầu đặt ra trong cơng tác dân vận.
- Miệng nói: Khơng chỉ nghe dân nói, mà cán bộ dân vận phải biết nói cho dân
nghe. Đó là nói để dân biết, dân hiểu rõ các chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà
nước; nói để dân hiểu được quyền lợi và thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế,

pháp luật, văn hóa, xã hội... của mình. Để dân có thể tiếp thu và hiểu được mà thực
hiện, phải tuyên truyền bằng miệng và phải có cách nói để có sức truyền cảm và
thuyết phục, từ đó mà dân hiểu, dân tin.
- Tay làm: Nếu nói là để dân nghe, thì làm là để dân thấy, dân tin, dân học làm
theo. Đó chính là gắn “ngơn” với “hành” (lời nói đi đơi với hành động). Đây là một


yêu cầu, một phương pháp hết sức quan trọng đối với cán bộ nói chung, cán bộ làm
cơng tác dân vận nói riêng. Sinh thời, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến hai mặt
của một vấn đề này. Người từng có hàng loạt bài viết, bài nói phê phán những cán
bộ, đảng viên “nói khơng đi đơi với làm”, “nói hay mà làm dở” hoặc “đánh trống bỏ
dùi”. Người chỉ rõ: “Cán bộ, đảng viên phải gương mẫu, phải thiết thực, miệng nói,
tay làm để làm gương cho nhân dân. Nói hay mà khơng làm thì nói vơ ích”. Người
cũng từng nhấn mạnh rằng, nói về đạo đức đi đôi với thực hành bằng đạo đức, coi
trọng hiệu quả công việc, lấy hiệu quả của công việc làm thước đo đạo đức: “Phải
lấy kết quả thiết thực đã góp sức bao nhiêu cho sản xuất và lãnh đạo sản xuất mà đo
ý chí cách mạng của mình...”. Người cũng từng cho rằng, sức hấp dẫn của chủ nghĩa
xã hội và lịng tin của dân đối với Đảng khơng phải lý tưởng cao xa mà trước hết, cụ
thể và trực tiếp nhất là ở tấm gương của những người cộng sản đang cùng ăn, cùng
ở, cùng làm việc với dân, đặc biệt là những người có chức có quyền. “Dân vận
khơng chỉ dùng báo chương, sách vở, mít tinh, khẩu hiệu, truyền đơn, chỉ thị mà đủ.
Trước hết là phải tìm mọi cách giải thích cho mỗi một người dân hiểu rõ rằng: Việc
đó là lợi ích cho họ và nhiệm vụ của họ, họ phải hăng hái làm cho kỳ được”.
Cuối cùng, để phát huy hiệu quả của công tác dân vận, Hồ Chí Minh chỉ ra
những kinh nghiệm: “Bất cứ việc gì đều phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh
nghiệm của dân, cùng với dân đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa
phương, rồi động viên và tổ chức toàn dân ra sức thi hành. Trong lúc thi hành phải
theo dõi, giúp đỡ, đôn đốc. Khi thi hành xong phải cùng với dân kiểm tra lại cơng
việc rút ra kinh nghiệm, phê bình, khen thưởng”. Điều này thật thấm thía! Vì cũng
theo Hồ Chí Minh: “Mục đích có đồng, chí mới đồng; chí có đồng, tâm mới đồng,

tâm đã đồng lại phải biết cách làm, thì làm mới chóng”. Đó chính là khẩu hiệu “Dân
biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” mà ngày nay chúng ta thường đề cập.
Như vậy, từ “đi” đến “nhìn”, từ “nghe” đến “nghĩ” và từ “nói” đến “làm” là
những cơng việc liên hồn của người cán bộ, đảng viên và các tổ chức làm công tác
dân vận. Và đó cũng là phẩm chất và hành động tự nhiên của người làm cơng tác
này.
Đây cũng chính là tư tưởng nhất quán từ trong sâu thẳm của sự suy nghĩ đến
hành động thường nhật suốt cả cuộc đời của Hồ Chủ tịch; đã làm nên một nhân cách
lớn và vơ cùng vĩ đại - nhân cách Hồ Chí Minh.
Cơng tác dân vận ở mỗi giai đoạn mục tiêu có khác nhau, nhưng nội dung,
phương pháp dân vận đều là cụ thể hóa những vấn đề nêu trong bài "Dân vận" cho
phù hợp tình hình mới. Dân vận khơng chỉ là tuyên truyền, vận động quần chúng
thực hiện các chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước,
mà trước hết, những chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật ấy đều phải bảo
đảm quyền làm chủ của nhân dân và nhằm phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn; đưa
ra lấy ý kiến nhân dân để hồn thiện trước khi ban hành. Cơng tác dân vận thực chất
là làm khăng khít thêm mối quan hệ máu thịt giữa Ðảng, Nhà nước và nhân dân.
Thông qua công tác này, quần chúng đóng góp xây dựng Ðảng, chính quyền ngày
càng trong sạch, vững mạnh.




×