Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Một số biện pháp giúp hoạt động nhóm có hiệu quả trong dạy học mĩ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (639.35 KB, 18 trang )

Một số biện pháp giúp hoạt động nhóm có hiệu quả trong dạy học Mĩ thuật

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong nền giáo dục hiện nay của nước nhà, mỗi người giáo viên muốn trở
thành người giáo viên dạy tốt, dạy giỏi, hồn thành tốt cơng tác nhiệm vụ cần có rất
nhiều yếu tố. Đó là chuyên mơn nghiệp vụ, kiến thức kinh nghiệm, và lịng say mê
yêu nghề yêu trẻ.
Với nhu cầu phát triển của xã hội những năm qua Đảng và nhà nước ta luôn
quan tâm đến sự phát triển của giáo dục, đặc biệt là chất lượng của nó. Cùng với
nhu cầu phất triển ngày càng cao của con người về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm
mĩ, góp phần hình thành con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong đó nhu cầu
phát triển về thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản khơng ngừng được phát triển và dần
có vai trị quan trọng đối với con người và nhất là thế hệ trẻ.
Hội họa có một vai trị vơ cùng quan trọng trong cuộc sống, từ lâu hội họa đã
cuốn hút trẻ thơ bằng sức mạnh diệu kì của nó. Nhà điêu khắc nổi tiếng người Pháp
Huto Ro Tenh đã nói “ Thế giới sẽ chỉ hạnh phúc khi mỗi người có một tâm hồn
nghệ sĩ”.
Môn mĩ thuật là một trong những môn học bắt buộc ở trường phổ thông. Đặc
biệt ở trường tiểu học lại rất quan trọng vì đây là cấp học nền móng xây dựng kiến
thức ban đầu cho học sinh phất triển về sau. Mục tiêu của môn mĩ thuật trong
trường tiểu học là:
- Lấy giáo dục thẩm mĩ cho học sinh làm nhiệm vụ chủ yếu.
- Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ đẳng ban đầu về mĩ thuật.
- Hình thành và củng cố các kỹ năng đơn giản cần thiết để các em hoàn
thành các bài tập của chương trình.
- Giúp các em có được những cơ sở ban đầu để cảm nhận cái đẹp trong
cuộc sống tự nhiên. Bước đầu hiểu cái đẹp và tạo ra cái đẹp theo khả năng
và cảm nhận riêng của chính mình, vận dụng cái dẹp vào học tập và sinh
hoạt hàng ngày.
- Giúp các em học tốt các mơn khác, tích cực tham gia vào các hoạt động


mĩ thuật trong và ngoài nhà trường.

1/18


Một số biện pháp giúp hoạt động nhóm có hiệu quả trong dạy học Mĩ thuật
Môn mĩ thuật ở trường tiểu học trang bị cho học sinh những kiến thức ban đầu,
cơ bản nhất góp phần từng bước hình thành kĩ năng cảm thụ cái đẹp và biết vận
dụng cái đẹp vào trong học tập sinh hoạt hằng ngày.
Những năm học trước đây môn mĩ thuật được chia làm 5 phân mơn: Vẽ tranh,
Vẽ trang trí, vẽ theo mẫu, tập nặn tạo dáng, thường thức mĩ thuật được lặp đi lặp lại
trong từng khối lớp, sự chú trọng rèn luyện cho học sinh trong tất cả các phân môn
trên đã mang lại những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên phương pháp dạy học môn
mĩ thuật trong những năm học trước còn nhiều bất cập đối với học sinh các giờ học
không gây hứng thú, học sinh thường làm việc đơn lẻ, khơng có sự chia sẻ ít thể
hiện được mình, diễn đạt bị hạn chế cách dạy còn cứng nhắc chưa khơi dậy tiềm
năng sáng tạo.
Hiện nay với sự đổi mới về phương pháp giáo dục mĩ thuật tiểu học ( SAEPS)
có 7 quy trình mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch : Vẽ cùng nhau và sáng tạo
câu chuyện, vẽ biểu cảm, vẽ theo nhạc, xây dựng cốt truyện, tạo hình 2D 3D, nghệ
thuật tạo hình khơng gian, tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn. 7 quy trình trên
nhằm hướng tới mục tiêu lấy học sinh làm trung tâm kích thích sự tương tác, tư duy
sáng tạo và phát triển nhận thức.
Trong 7 quy trình trên thì quy trình vẽ biểu cảm và vẽ theo nhạc thường có 3
tiết, 5 quy trình cịn lại thì thời lượng là 5 tiết cho một quy trình, trong khi đó hoạt
động nhóm chiếm 4 tiết tức là 1/2 thời gian một quy trình.
Là giáo viên dạy bộ mơn mĩ thuật được trực tiếp tiếp thu phương pháp mới
và qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy mĩ thuật là môn học nghệ thuật và cũng là
môn học bắt buộc trong 9 mơn học của trường tiểu học. Có nhận xét đánh giá, xếp
loại từng học kỳ, cuối năm. Vì vậy, trong giáo dục mục tiêu giáo dục thẩm mĩ đặt

lên hàng đầu.
Có thể nói, đây quả thực là một khó khăn để dạy một tiết học có hiệu quả
đạt được mục tiêu khi tiếp cận phương pháp mới cho giáo viên và học sinh. Các em
từ trải nghiệm vừa phải tìm hiểu tiếp thu, làm quen với cái đẹp trong thiên
nhiên.Tạo ra cái đẹp bằng khả năng cảm nhận.Vận dụng những khả năng hiểu biết
về phục vụ trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày vừa rèn luyện kỷ năng sống thơng
qua mơn học .Vì vậy đây cũng là một vấn đề mà chúng tôi luôn trau dồi thảo luận

2/18


Một số biện pháp giúp hoạt động nhóm có hiệu quả trong dạy học Mĩ thuật
trong những buổi tích lủy do nghành tổ chức. Điều đó địi hỏi rất nhiều cơng sức và
nổ lực của người giáo viên chun biệt.
Chính vì vậy, địi hỏi người giáo viên chúng ta phải tiếp thu những đổi mới phương
pháp và có sự đầu tư thật tốt nhằm nâng cao chất lượng dạy và học các mơn nói
chung cũng như mơn mỹ thuật nói riêng. Vì thế tơi nghiên cứu và tích luỹ những
phương pháp mới tổ chức cho học sinh học tập thoải mái, nhẹ nhàng nhưng đạt kết
quả. Nên tôi xin đề cập đến đề tài “Một số biện pháp giúp hoạt động nhóm có
hiệu quả trong dạy học Mĩ thuật” để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học
của mơn mỹ tht .
Trong q trình nghiên cứu khơng tránh khỏi thiếu sót, tơi mong được sự góp
ý, nhận xét của Hội đồng khoa học, của các đồng nghiệp.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
1. Đối tượng nghiên cứu :
Học sinh của Trường Tiểu học.
2. Phạm vi nghiên cứu :
Tiến hành trong năm học 2018 - 2019 trong trường Tiểu học.
- Tìm hiểu việc giảng dạy Mĩ thuật ở trường Tiểu học.
- Phân loại học lực của tất cả các học sinh.

- Tìm hiểu thái độ học tập của học sinh.
- Kết quả hoạt động qua một số năm.
3. Phương pháp nghiên cứu:
a) Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết (Nghiên cứu qua các văn bản,
chương trình, giáo trình, tài liệu sách báo về phương pháp dạy học môn Mĩ thuật.)
b) Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Điều tra phỏng vấn tình hình học sinh.
- Dự dự giờ, rút kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy môn Mĩ thuật.
- Thực hành giảng dạy theo phương pháp mới.
- Tìm giải pháp rút kinh nghiệm.
- Cho học sinh hoạt động ngoài trời, tham quan, toạ đàm.
- Phương pháp thực nghiệm dạy thí điểm ở một số lớp bằng phương pháp mà
mình đề ra.
3/18


Một số biện pháp giúp hoạt động nhóm có hiệu quả trong dạy học Mĩ thuật
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Với nhiều năm công tác và giảng dạy trực tiếp tại trưịng Tiểu học, với nhiệt
huyết muốn cống hiến hết mình của một giáo viên. Tôi luôn mong muốn lên lớp,
đứng trước các em học sinh, truyền đạt tất cả những kiến thức mà mình có cho các
em. Trước những ánh mắt thơ ngây, hồn nhiên, chăm chú nhìn tơi, tơi tự thấy được
vai trị của mình, vai trị của một người thầy đứng trên bục giảng. Trong mỗi tiết
dạy, tôi 1n cố gắng làm sao có thể truyền đạt kiến thức của mình tới các em một
cách nhanh nhất, đầy đủ nhất và dễ hiểu nhất.
Vì là một giáo viên trẻ, tơi có nhiều điều kiện để tự học hỏi, tìm tịi và tiếp
thu các phương pháp hay và mới lạ từ bạn bè đồng nghiệp, cộng với sự gắn bó với
các em học sinh, phần nào hiểu được hồn cảnh của các em. Tuy các em còn thiếu
thốn về nhiều mặt nhưng các em rất say mê học tập nhất là đối với bộ môn Mĩ

thuật.
Do vậy, tôi luôn suy nghĩ và nghiên cứu để viết sáng kiến kinh nghiệm này
với mục đích tìm ra một số giải pháp tốt nhất góp phần nhằm nâng cao chất lượng
dạy và học của trường tiểu học, đó chính là mục đích mà tôi nghiên cứu sáng kiến
kinh nghiệm này.
Đề tài tôi nghiên cứu nhằm hình thành một số hình thức học tập giúp các em
phát huy được tính tập thể, phối hợp cùng suy nghĩ, cùng làm việc, tranh luận, thảo
luận để có cùng hướng giải quyết vấn đề một cách hiệu quả, cụ thể hóa tính u cầu
bài học. Chúng ta cần có sự tác động đúng hướng bằng các phương pháp dạy học
tích cực thì mới tạo được tiền đề cho các bước phát triển hoạt động sáng tạo tiếp
theo của học sinh. Đảm bảo sự tiến bộ qua từng ngày, từng tuần, từng tháng, từng
kì, từng năm.
IV. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
Với đề tài này tôi chọn nghiên cứu hy vọng được đóng góp một phần nhỏ bé
của mình vào việc dạy và học mơn Mĩ thuật ở trường Tiểu học đạt kết quả cao. Mặt
khác sẽ là cơ sở cho các đồng nghiệp của tôi ở trong huyện, tỉnh vận dụng vào từng
bài để nâng cao chất lượng bộ môn Mĩ thuật.
* Tôi nhận thấy ở đề tài này có những điểm mới sau:

4/18


Một số biện pháp giúp hoạt động nhóm có hiệu quả trong dạy học Mĩ thuật
+ Về phía giáo viên vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, lời nói cử
chỉ có phần mềm dẻo hơn, hoạt động của giáo viên trên lớp ít (chủ yếu là giáo viên
tổ chức cho học sinh hoạt động) mà đem lại hiệu quả cao.
+ Về phía học sinh các em biết tự khám phá những điều mới lạ trong bài học,
theo cách nghĩ và cách hiểu của mình một cách độc lập tích cực, biết cảm nhận
được những cái hay, cái đẹp từ những bài học cụ thể mà các em được học, được
làm quen qua các hoạt động học tập, đặc biệt là hoạt động nhóm.


5/18


Một số biện pháp giúp hoạt động nhóm có hiệu quả trong dạy học Mĩ thuật

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐÈ TÀI.
1. Cơ sở pháp lý:
Các cấp lãnh đạo nhà nước trong những năm qua đã khẳng định phải đổi
mới phương pháp giáo dục, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành
nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và
phát triển hiện đại vào quá trình dạy học đảm bảo. Giúp học sinh học tập tiếp thu và
phát triển toàn diện hơn về mọi mặt.
2. Cơ sở lý luận:
Bộ môn Mĩ thuật ở trường Tiểu học là một trong những môn học đặc trưng,
không nhằm đào tạo hoạ sĩ tương lai hay tạo ra những người chuyên làm về công
tác Mĩ thuật mà nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản của cái đẹp để
các em tiếp xúc và làm quen với cái đẹp, cảm thụ, yêu quý cái đẹp, biết vận dụng
vào trong cuộc sống hàng ngày. Hỗ trợ các em ở các môn học khác giúp các em
phát triển tồn diện, lâu dài về Đức - trí - thể - mĩ và các kỹ năng cơ bản góp phần
hình thành con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trong xã hội phát triển nhu cầu thẩm mĩ ngày càng cao, do vậy việc đào tạo
con người biết nhận thức, cảm thụ cái đẹp ngày càng quan trọng. Những năm qua
giáo dục thẩm mĩ đã trở thành môn học trong chương trình giáo dục phổ thơng, là
một mơn học độc lập, mơn Mĩ thuật có mục tiêu chương trình sách giáo khoa, sách
hướng dẫn, thiết bị riêng cho dạy và học, giáo viên được đào tạo, kết quả học tập
của học sinh được theo dõi và kiểm tra, đánh giá một cách nghiêm túc. Việc giảng
dạy môn Mĩ thuật tiểu học nhằm đảm bảo cho các em có thể giải quyết được các
bài tập hàng ngày và hiểu về cái đẹp, của nền mĩ thuật truyền thống, ngoài ra nó

cịn tạo điều kiện cho học sinh học có hiệu quả cao hơn các môn học khác.
3. Cơ sở thực tiễn:
Từ thực tế giảng dạy môn Mĩ thuật tôi thấy: Các em rất u thích Mĩ thuật,
vì qua đó các em được tiếp xúc, làm quen với một số tác phẩm hội hoạ nổi tiếng
của các họa sĩ nổi tiếng và một số bài vẽ đẹp của các bạn thiếu nhi không những ở
trong nước mà cả của quốc tế. Các em được vẽ tranh, vẽ những gì mình mơ ước,
mình u thích, biết vận dụng bài học vào thực tế như: trang trí những vật dùng cá
nhân: sách, vở và cả góc học tập của mình, ... Song, bên cạnh việc giảng dạy cho
6/18


Một số biện pháp giúp hoạt động nhóm có hiệu quả trong dạy học Mĩ thuật
học sinh tiếp thu tốt những kiến thức cơ bản đó thì tơi thấy cịn gặp nhiều hạn chế
như: nhận thức của phụ huynh học sinh, chưa coi trọng mơn học, cịn cho rằng đó
là mơn phụ, cho nên đồ dùng học sinh cịn thiếu thốn, ít đầu tư. Mặt khác một số
giáo viên chưa có phương pháp dạy thích hợp để giúp học sinh thấy hết cái hay, cái
đẹp của môn học. Cơ sở vật chất của nhà trường cịn thiếu thốn, chưa có phịng
chức năng, đơi khi nhà trường thiếu giáo viên nên giáo vien bộ mơn Mĩ thuật cịn
phải đứng lớp chưa được chun sâu vào dạy đúng chun nghành của mình.
Phịng học chưa có đủ đồ dùng cần thiết để phục vụ mơn học, tư liệu có liên quan
cịn hạn chế. Vì thế trong q trình giảng dạy, tơi ln phải cố gắng chuẩn bị tốt
các khâu để kích thích động viên học sinh thường xuyên, kịp thời để các em cảm
thụ thẩm mĩ.
II. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY VÀ HỌC MÔN MĨ THUẬT Ở
TRƯỜNG TIỂU HỌC
1.Thuận lợi
a, Quan điểm nhận thức về môn Mĩ thuật :
- Môn Mĩ thuật là môn học nghệ thuật, thu hút rất nhiều học sinh.
- Cho đến nay các trường đã có giáo viên dạy Mĩ thuật, phong trào học Mĩ
thuật ngày càng một sôi nổi, hầu hết các em học sinh hào hứng với môn học và

môn học đã được chú ý. Tất cả mọi người đã hiểu được đây là một môn học nghệ
thuật sáng tạo, vì vậy khơng ít giáo viên và học sinh, các bậc phụ huynh luôn coi
trọng và đầu tư cho mơn học. Qua đó các em thấy rằng Mĩ thuật là mơn học bổ ích,
lý thú và tươi vui, có tính giáo dục đạo đức, thẩm mĩ cao và là mơn học bổ trợ tích
cực cho các mơn học khác. Vì thế các em đón nhận tiết học một cách nhiệt tình và
hào hứng.
b, Trang thiết bị dạy học :
- Để giảng dạy môn mĩ thuật trong chương trình đào tạo được thành cơng,
điều này phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như : tài liệu, phương tiện, đồ dùng
trực quan, ...
- Có một số đồ dùng cần thiết cho việc giảng dạy Mĩ thuật cho học sinh như:
bộ đồ dùng dạy học các phân môn từ lớp 1 đến lớp 5 sách tham khảo, một số tranh
ảnh có liên quan đến bài học, ...
2 . Khó khăn
7/18


Một số biện pháp giúp hoạt động nhóm có hiệu quả trong dạy học Mĩ thuật
a, Về nhận thức:
- Bên cạnh những thuận lợi như trên thì dạy và học mơm Mĩ thuật vẫn cịn
gặp phải một số khó khăn như:
+ Hầu hết các em học sinh là con em dân tộc thiểu số nên khi mới bước vào
đầu cấp học như học sinh lớp 1 các em còn chưa thành thạo tiếng phổ thông nên
hầu hết các em chưa giành hết thời gian cho môn Mĩ thuật nên việc dạy và học còn
hạn chế.
+ Do quan niệm của một số bậc phụ huynh, thiếu sự quan tâm học tập cho
học sinh, cịn chưa coi trọng mơn học Mĩ thuật ... Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến
chất lượng học tập của giáo viên và học sinh gây cho học sinh cảm giác chán nản,
không tự tin khi học bài. Trên thực tế điều tra tơi cịn thấy có giáo viên giảng dạy
bộ mơn về phương pháp sư phạm cịn hạn chế, lời nói cịn chưa hấp dẫn, lơi cuốn

học sinh, trình bày bảng cịn vụng về, lúng túng khơng khoa học,... dẫn đến học
sinh không lắng nghe, không tập trung tìm hiểu bài cịn mơ hồ, khơng nắm được
mục tiêu của bài học. Điều đó khiến cho các em khơng thích thú với bài học, thể
hiện tác phẩm của mình qua loa, đại khái, vì thế khơng thấy được cái hay, cái đẹp
và vận dụng vào cuộc sống hàng ngày.
b, Trang thiết bị dạy, học:
- Bên cạnh đó cịn một số học sinh tỏ thái độ thờ ơ với mơn học vì thực tế
đời sống dân trí cịn nghèo, hầu hết là con em dân tộc thiểu số, cha mẹ thì đều là
thuần nơng nên điều kiện để phụ huynh tập trung đầu tư cho học tập của các em
cịn hạn chế, điều đó ảnh hưởng khơng nhỏ đến tinh thần học tập của các em.
- Ngoài ra điều kiện nhà trường còn thiếu thốn như : chưa đầu tư về cơng
nghệ thơng tin, phịng học chức năng, vật mẫu cho giáo viên và học sinh, phương
tiện, đồ dùng trực quan, ... vì thế ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập và giảng dạy
của giáo viên và học sinh. Vì vậy, là một giáo viên ln tâm huyết với nghề tơi
ln tự học hỏi, tìm tịi, cố gắng nỗ lực hết mình để làm sao mang lại hiệu quả tốt
nhất cho các em khi học bộ môn Mĩ thuật.

8/18


Một số biện pháp giúp hoạt động nhóm có hiệu quả trong dạy học Mĩ thuật
III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1-Thực trạng của vấn đề :
- Trong môn mĩ thuật các em thường phụ thuộc giáo viên khi thực hành bài vẽ,
các em thường làm theo giáo viên, lấy bài giáo viên minh họa để làm mẫu, các bài
hầu như giống nhau, khơng thấy cái riêng khơng thấy có tính sáng tạo.
- Giáo viên dạy tiểu học thường xem nhẹ môn mĩ thuật vì nghĩ đó là mơn học
phụ, nên hướng dẫn qua loa, hoặc ghi tên bài rồi giao học sinh vẽ nếu chưa xong thì
để tiết sau làm tiếp và nhận xét bài.
- Đặc biệt nhiều giáo viên quan niệm hoạt động nhóm trong tiết học mĩ thuật

khơng mang lại hiệu quả đến các em, vì học sinh cịn nhỏ chưa biết thảo luận, hợp
tác, chưa biết phân công các cơng việc, có nhiều em có tính rụt rè, nhút nhát...ngồi
ra hoạt động nhóm chiếm nhiều thời gian, gây mất trật tự trong lớp học...Trường lại
chưa có phịng chức năng nên việc học tập của học sinh còn nhiều khó khăn.Cịn
một số học sinh khơng có năng khiếu cho rằng mơn này học khó.
* Tình hình thực tế trước khi thực hiện:
- Khảo sát đầu năm:
KHỐI TSHS

HS BIẾT THAM GIA HOẠT

HS CHƯA BIẾT THAM GIA

ĐỘNG NHÓM

HOẠT ĐỘNG NHÓM

SL

%

SL

%

2

167

72


43,1

95

56,9

3

150

63

42

87

58

4

153

73

47,7

80

52,3


5

155

96

61,9

59

38,1

Cộng

625

304

48,6

321

51,4

2. Những biện pháp tiến hành:
Thực tế tổ chức hoạt động nhóm trong tiết mĩ thuật một cách hợp lý, sinh
động sẻ là chìa khóa thành cơng trong tiết dạy vì theo nghiên cứu cho thấy dựa vào
thiên hướng trí tuệ thì trí tuệ thường liên kết các cá nhân là chủ đạo, khả năng giao
tiếp và quan hệ giữa người này với người khác, người học dễ kết bạn, thích các trị

chơi hợp tác, thích làm việc theo nhóm.
a. u cầu cần thiết đối với giáo viên:
9/18


Một số biện pháp giúp hoạt động nhóm có hiệu quả trong dạy học Mĩ thuật
- Học sinh không phải tất cả đều có cùng năng lực hay phong cách học tập
giống nhau. Vì vậy cần tìm hiểu từng học sinh để phân nhóm phù hợp.
- Khi tổ chức nhóm nên phát hiện tìm ra nhóm trưởng phù hợp, năng động (
giáo viên có thể bồi dưỡng thêm một số kỷ năng cơ bản của trưởng nhóm).
- Giáo viên nên linh hoạt trong cách phân nhóm, có thể nhóm 2, nhóm 4 phù
hợp với điều kiện của lớp và quy trình học.
- Giáo viên có thể hổ trợ nhóm kịp thời với những câu hỏi mang tính chất gợi
mở để học sinh chủ động liên kết trong nhóm với nhau và hổ trợ nhau.
- Khi giáo viên để học sinh làm việc theo nhóm, nên chú ý khả năng hợp tác,
thảo luận ,tranh luận và tìm ra phương thức chung.
- Cải thiện kỷ năng hợp tác và tương tác giữa thầy và trò.
- Giáo viên phải linh hoạt xâu chuổi các hoạt động sao cho thấy rõ được kết
quả của các quy trình giảng dạy.
b ) Tổ chức hoạt động nhóm cho một quy trình:
Ví dụ:
Chủ đề : TRƯỜNG EM ( lớp 5)
Thực hiện quy trình vẽ cùng nhau và sáng tạo câu chuyện
Thời lượng: 4 tiết
* Trong bài học này học sinh cần đạt được:
- Khai thác được các hình ảnh, hoạt động đặc trưng trong nhà trường để tạo hình
sản phẩm hai chiều, ba chiều.
- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm
bạn
Tiết 1: Tìm hiểu nội dung và vẽ cùng nhau.

Ở tiết học này học sinh làm việc đơn lẻ, tạo ngân hàng hình ảnh về mái trường
và các hoạt động của nhà trường).
Tiết 2: Xây dựng câu chuyện.
Mục tiêu hoạt động nhóm của tiết này là hợp tác giữa các thành viên trong
nhóm, trong lớp.
Kết quả đạt được là biết làm việc tập trung vào nhiệm vụ được giao, biết hợp
tác và tôn trọng ý kiến của người khác.
- GV nói về chủ đề: Ngơi Trường em u.
- Giáo viên tạo nhóm cho phù hợp với điều kiện của lớp
10/18


Một số biện pháp giúp hoạt động nhóm có hiệu quả trong dạy học Mĩ thuật
- Gợi mở cho các nhóm hình thành nội dung của nhóm mình.
- GV cho học sinh lên chọn hình ảnh mang về.
- Các nhóm trình bày ý tưởng.
- HS chọn hình ảnh
- Giáo viên tạo nhóm cho phù hợp với điều kiện của lớp.
- Từ ngân hàng hình ảnh của các em, GV gợi ý, hướng dẫn HS cách chọn và
tạo thành tác phẩm về đề tài Nhà trường.
* Câu hỏi gợi ý:
- Nhóm em sẽ xây dựng câu truyện gì? Ở đâu? Các nhận vật trong truyện đang
làm gì? Ngồi những hình ảnh ấy ngơi trường có những hình ảnh gì nữa?
- Ở tiết này học sinh làm việc theo nhóm 4 hay 5, mỗi nhóm sáng tác một câu
chuyện về trường em dựa vào ngân hàng hình ảnh của tiết 1, từ hình tượng độc lập.
Nhóm sẽ thảo luận về câu chuyện của nhóm sau đó nhóm trưởng phân cơng cụ thể
cho từng thành viên trong nhóm, tìm hình, vẽ thêm hình, vẽ màu....( nhóm trưởng
sẽ dựa vào năng lực, sở thích của mỗi bạn phân cho phù hợp).
- Học sinh làm việc theo nhóm trên giấy A2.
- Học sinh chia sẻ khi làm việc theo nhóm.

- Giáo viên bao quát hướng dẫn chung.
Tiết 3: Chia sẻ nội dung câu chuyện.
Mục tiêu hoạt động nhóm của tiết này là: Hợp tác làm việc nhóm-“ trường em”.
Kết quả đạt được là biết cách hợp tác và tôn trọng ý kiến khác trong làm việc
nhóm.
Giáo viên gợi ý từng nhóm chọn một câu chuyện cụ thể nhóm mình muốn kể để
thể hiện.
- HS quan sát, thống nhất cách thực hành
- Học sinh ghi nhớ, thảo luận, nhóm trưởng phân vai tập chia sẻ, kể chuyện.
- Nhóm sẽ thảo luận và tìm lời thoại cho câu chuyện cho phù hợp về nhà trường.
- Nhóm trưởng hội ý phân vai cho từng thành viên và diễn tập và hổ trợ nhau
cho câu chuyện sinh động.
- Giáo viên thường xuyên giúp đỡ HS trong hoạt động này

11/18


Một số biện pháp giúp hoạt động nhóm có hiệu quả trong dạy học Mĩ thuật
Tiết 4: Nhập vai biểu diễn.
Mục tiêu hoạt động nhóm của tiết này: Mạnh dạn trình diễn trước đám đơng.
Kết quả đạt được là: Tự tin biểu diễn trước đám đông.
- Hết thời gian tập trong nhóm: Mời nhóm trưởng lên bốc thăm thứ tự biểu diễn
- GV giao việc, các nhóm lên biểu diễn theo thứ tự đã bốc thăm.
- Các nhóm biểu diễn, các nhóm cịn lại chú ý theo dõi và chia sẻ câu chuyện mà
các bạn diễn.
- Học sinh tự nhận xét, đánh giá lẫn nhau.
- Cuối tiết nhóm trưởng tập hợp nhóm và điều hành các thành viên trong nhóm
xem những gì làm được hoặc chưa được để rút ra bài học cho những tiết học sau.
- Giáo viên quan sát động viên khích lệ sự sáng tạo của HS.
*Một số hình ảnh hoạt động nhóm của học sinh trong các giờ học mĩ thuật:


(Các nhóm nghe hướng dẫn của giáo viên)
12/18


Một số biện pháp giúp hoạt động nhóm có hiệu quả trong dạy học Mĩ thuật

( Học sinh làm việc theo nhóm)

( Học sinh giới thiệu sản phẩm của nhóm)
13/18


Một số biện pháp giúp hoạt động nhóm có hiệu quả trong dạy học Mĩ thuật
3. Kết quả đạt được:
Sau khi thực hiện giải pháp tôi thấy chất lượng học tập trong năm hoc của các
em đã được nâng cao rõ rệt hơn so với những năm trước. Sau khi trải nghiệm
phương pháp mới và vận dụng hình thức tổ chức hoạt động nhóm trong tiết mĩ
thuật tơi thấy chất lượng học tập trong năm hoc của các em đã được nâng cao rõ rệt
hơn so với những năm trước. Học sinh đã được vẽ cùng nhau, các nhóm tư duy
cùng nhau suy nghĩ cùng thảo luận gây hứng thú học tập tạo sản phẩm của nhóm
phong phú, đa dạng về hình ảnh màu sắc, sản phẩm có quy mơ hơn.
* Khảo sát sau khi thực hiện:
KHỐI

TSHS

HS BIẾT THAM GIA
HOẠT ĐỘNG NHĨM


HS CỊN CHẬM KHI
THAM GIA HĐ NHĨM

SL

%

SL

%

2

167

128

76,6

39

23,4

3

150

118

78,7


32

21,3

4

153

126

82,4

27

17,6

5

155

139

89,7

16

10,3

Cộng


625

511

81,8

114

18,2

- Qua theo dõi cuối năm học nhận thấy các em biết và tham gia nhóm tự tin,
nhiệt tình, thân thiện hơn với nhau. Một số học sinh giỏi, năng khiếu đã phát huy
được vai trị chỉ đạo nhóm nhanh nhẹn, có sự sáng tạo trong các hoạt động ngoại
khóa. 100% Các em thêm hứng thú và thích học mơn mĩ thuật.
4. Bài học kinh nghiệm
Từ những kết quả đạt được rất khả quan và thông qua thực tế giảng dạy áp
dụng phương pháp mới giúp học sinh hoạt động theo nhóm tốt hơn ở môn Mĩ thuật
tôi tự khẳng định và rút ra một số kinh nghiệm như sau:
- Trong mỗi tiết học giáo viên thường xuyên đưa ra những câu hỏi gợi mở
nhằm trong nhóm hợp tác làm việc tự tin hơn.
- Giáo viên phải luôn chú ý đến việc khuyến khích học sinh trao đổi ý kiến,
thảo luận và giúp đỡ nhau trong suốt các bước của quy trình mĩ thuật. Giáo viên có
thể sắp xếp các nhóm học sinh theo độ khó khác nhau.
14/18


Một số biện pháp giúp hoạt động nhóm có hiệu quả trong dạy học Mĩ thuật
- Ở môn Mĩ thuật giáo viên cần thiết kế bài dạy như một kế hoạch tổ chức các
hoạt động, để học sinh chủ động, tích cực tham gia và phát huy hết khả năng và

năng lực của mình ở mỗi bài vẽ.
- Trong mỗi tiết học, giáo viên cần lựa chọn và phối hợp các phương pháp dạy
học để luôn luôn tạo được không khí học tập vui vẻ, nhẹ nhàng, hấp dẫn, lơi cuốn
học sinh, tránh giờ học tẻ nhạt, khô cứng.
- Đối với một số chủ đề, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh hoạt động vẽ
theo tổ, theo nhóm để các thành viên trong nhóm có dịp thể hiện năng lực cá nhân
trước bạn bè, thầy cơ giáo.
- Có thể đưa các trò chơi hổ trợ cho nội dung bài học khi thấy cần thiết, phù
hợp.
- Tạo mọi điều kiện để tất cả học sinh đều được chủ động, tích cực tham gia và
tham gia có hiệu quả ở hoạt động nhóm, quan tâm nhiều hơn đến các học sinh nhút
nhát, chưa tích cực hoạt động.
- Trong q trình thực hiện các tiết dạy, giáo viên cần lưu ý học sinh hiểu biết
cái đẹp, cảm nhận cái đẹp làm trọng tâm, không nên đi sâu rèn luyện kĩ năng vẽ.
- Khơng áp đặt địi hỏi q cao đối với học sinh. Nên lấy động viên, khích lệ là
chính, cố gắng tìm những ưu điểm dù nhỏ nhất ở từng học sinh để kịp thời động
viên, khen ngợi.
- Muốn giảng dạy tốt môn học trước hết giáo viên phải hiểu được mục đích,
u cầu của mơn học, từ đó tìm ra cho mình một định hướng giảng dạy đúng đắn.
- Phải hiểu được đặc điểm tâm lý của trẻ, hiểu biết được mức độ cảm nhận của
học sinh về thế giới xung quanh thông qua các bài học.
- Luôn tôn trọng gần gũi học sinh.
- Phải có tính kiên trì trong công tác giảng dạy, khéo léo động viên kịp thời
đối với các em. Đặc biệt không nên chê các em trước mặt các bạn trong lớp.
- Việc quan trọng yêu cầu của mỗi tiết học là giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ
đồ dùng trực quan, trực quan phải đẹp, hấp dẫn để học sinh quan sát.
- Sử dụng linh hoạt trong phối hợp các phương pháp dạy học.
- Thường xuyên trao đổi để tìm ra phương pháp dạy học thích hợp.
- Ứng dụng thơng tin phần mềm cơng nghệ thông tin vào môn Mĩ thuật như
qua đĩa, băng hình, ... có như vậy chất lượng học tập mới đạt kết quả cao

15/18


Một số biện pháp giúp hoạt động nhóm có hiệu quả trong dạy học Mĩ thuật

C. KẾT LUẬN
1: Ý nghĩa của đề tài:
Thế giới của tâm hồn trẻ rất hồn nhiên và trong sáng, biết vui khi làm việc
thiện, biết xúc động trước cảnh đẹp của thiên nhiên và tất cả những tình cảm ấy
được các em thể hiện bằng ngơn ngữ hội họa để nói lên tình cảm thật của mình về
những gì xảy ra trong cuộc sống hằng ngày mà các em trong thấy.
Vì vậy một tiết dạy mĩ thuật thành công không chỉ dựa vào phương pháp dạy
mà cịn phụ thuộc vào hình thức tổ chức tiết học, cụ thể là hoạt động theo nhóm.
Khi hoạt động theo nhóm là khi mà người giáo viên hướng học sinh trở thành
những người chủ động giải quyết vấn đề trong quá trình học tập, tạo điều kiện cho
học sinh sáng tạo, tiến tạo, hình ảnh hóa và giao tiếp thơng qua mĩ thuật một cách
tự nhiên.
Chính vì lẽ đó khi giảng dạy mỹ thuật giáo viên phải biết được đặc tính riêng
của từng lứa tuổi, hiểu được những ham mê của các em để làm sao tổ chức nhóm
thích hợp, chọn thời điểm thích hợp, tạo lồng ghép vào nội dung từng tiết học sẻ có
hiệu quả như mong muốn. Học sinh được học tập, giao tiếp, trao đổi, tranh luận với
nhau, chia sẻ và tự phản ánh, đưa ra những ý kiến cá nhân góp ý cùng tập thể sẻ tạo
cho các em kỹ năng sống tốt hơn trong cuộc sống hằng ngày.
Thật bổ ích nếu như trong cuộc sống của mỗi người đều ln gắn bó với nghệ
thuật và thực sự hạnh phúc khi nhận thấy trong mỗi học sinh đã có một tâm hồn
nghệ sĩ.
2: Phạm vi áp dụng của đề tài:
Trên đây, tơi đã trình bày “Một số kinh nghiệm giúp hoạt động nhóm có hiệu
quả trong dạy học mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch” . Với giải pháp này,
tôi đã triển khai và áp dụng dạy với tất cả đối tượng học sinh, thực chất nó mang lại

kết quả rất cao. Bởi từ phương pháp này giáo viên sẽ giúp các em tự tin và nhiệt
tình hơn khi tham gia hoạt động nhóm, giúp các em nắm được nắm được cái hay,
mới lạ trong việc tiếp thu bài được tốt hơn, giúp cho các em ngày càng yêu quý
môn học hơn. Tôi mạnh dạn thực hiện giảng dạy trong những năm học tới. Vì thời
gian có hạn nên tơi mới tìm ra được một số giải pháp trên, nhưng tôi sẽ cố gắng
hơn nữa để tìm ra một số giải pháp tối ưu hơn, để đóng góp cho nền giáo dục Mĩ
thuật của toàn ngành.. Giúp học sinh phát triển toàn diện về “Đức - Trí - Thể - Mĩ”.
16/18


Một số biện pháp giúp hoạt động nhóm có hiệu quả trong dạy học Mĩ thuật
- Đề tài được áp dụng trong môn mĩ thuật, khối 2, 3, 4, 5.
- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh và giáo viên ở đơn vị trường tiểu học.
3. Những kiến nghị, đề xuất:
- Để học sinh học tốt, vẽ đẹp thì nhà nước và nghành giáo dục cần tạo mọi điều
kiện tốt hơn như: Trang bị cơ sở vật chất để tiện cho việc dạy và học. Thực hiện tốt
mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội cùng nhau tham gia giáo dục.
- Cần tăng cường tuyên truyền, khuyến khích cho học sinh và phụ huynh để học
sinh học tốt môn học, tránh học lệch.
- Phát động nhiều những cuộc thi vẽ tranh cho học sinh.
- Tổ chức những buổi tọa đàm, tuyên truyền…để nâng cao tay nghề và rút ra
những kinh nghiệm để giúp giảng dạy đạt kết quả cao.
Trên đây là những kinh nghiệm mà bản thân tôi đã áp dụng trong quá trình
nâng cao chất lượng dạy học theo phương pháp Đan Mạch ở bậc tiểu học, chắc hẳn
cịn nhiều thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của Hội đồng khoa học Giáo dục các
cấp để bản thân tơi có thêm nhiều kinh nghiệm áp dụng trong quá trình giảng dạy
đạt hiệu quả cao hơn và tôi cũng hy vọng với kết quả đạt được ở trên sẽ góp phần
nhỏ bé nâng dần chất lượng dạy và học của nhà trường ngày một tốt hơn.
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm “ Một số biện pháp giúp hoạt

động nhóm có hiệu quả trong dạy học Mĩ thuật” là do tôi nghiên cứu, viết và
thực hiện đối với học sinh của trường tôi. Nếu sai tơi xin hồn tồn chịu trách
nhiệm.
Ba Vì, ngày 20 tháng 4 năm 2019

17/18


Một số biện pháp giúp hoạt động nhóm có hiệu quả trong dạy học Mĩ thuật

MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu
2. Phạm vi nghiên cứu
3. Phương pháp nghiên cứu
III. Mục đích nghiên cứu
IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở khoa học liên quan đến đề tài
1. Cơ sở pháp lý
2. Cơ sở lý luận
3. Cơ sở thực tiễn
II. Thực trạng của việc dạy và học môn Mĩ thuật ở Trường Tiểu học
1.Thuận lợi
2. Khó khăn
III. Các bước tiến hành
1. thực trạng của vấn đề
2. Biện pháp tiến hành

3. Kết quả đạt được
4. Bài học kinh nghiệm
C : KẾT LUẬN
1. Ý nghĩa của đề tài
2. Phạm vi áp dụng của đề tài
3. Những kiến nghị, đề xuất
Lời cam đoan
MỤC LỤC

18/18

Trang
1
1
3
3
3
3
4
4
6
6
6
6
6
7
7
8
9
9

9
14
14
16
16
16
17
17
18



×