MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO - THỰC HIỆN CÓ NỀ NẾP, CÁCH DẠY
HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG NHÓM, NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TOÀN DIỆN Ở BẬC THCS TRÊN ĐỊA BÀN CÓ
HỌC SINH PHẦN LỚN LÀ NÔNG THÔN
A – Đặt vấn đề:
Trong hơn bốn mươi năm qua, trước sự phát triển như vũ bảo của khoa học, giáo dục
nước nhà đã có nhiều cố gắng trong việc tự hoàn thiện mình bằng những giải pháp
như tiến hành cải cách giáo dục (GD), đổi mới chương trình GD phổ thông nhằm
dủ sức đáp ứng nhiệm vụ nhân dân giao phó: trồng người đáp ứng giai đoạn cách
mạng mới.
Trong thời gian qua, dẫu có nhiều nổ lực như thế, nhung nhìn chung giáo dục của ta
vẫn chưa ngang tầm với nhiệm vụ cách mạng mới: đào tạo con người toàn diện phục
vụ sự nghiệp CNH – HĐH của đất nước. Hay nói cách khác GD-ĐT phải bằng mọi
cách đáp ứng mục tiêu mà Đảng ta đề ra: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi
dưỡng nhân tài cho đất nước.
Tuy vậy, chất lượng GD hiện nay nói chung là thấp, chưa đáp ứng được mục tiêu mà
Đảng ta đã chỉ ra. Nguyên nhân dẫn đến chất lượng không được như mong muốn như
thế có nhiều. Song vấn đề mấu chốt hiện nay vẫn là Phương pháp dạy học.
Chính vì lẽ đó, cho nên NQ TW 4 (khoá VII) đã xác định “Khuyến khích tự học”,
phải “Áp dụng những phương pháp hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực
tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề” và điều đó lại được NQ TW 2 (khoá
VIII) tiếp tục khẳng định “Phải đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục
lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học.
Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá
trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học
sinh”.
Từ sự lãnh đạo - định hướng đổi mới giáo dục PT của Đảng (NQ TW 4 và NQ TW 2)
đã được Quốc Hội pháp chế hóa trong luật giáo dục “Phương pháp giáo dục phổ
thông phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với
đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện
kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm
vui hứng thú học tập cho học sinh”.
Qua sự chỉ đạo ấy, rõ ràng cho ta thấy được việc đổi mới phương pháp tự học là
khâu đột phá của quá trình dạy học đạt mục tiêu: đào tạo con người toàn diện phục
vụ sự nghiệp CNH – HĐH của đất nước. Mặt khác, cho thấy việc đổi mới phương
pháp dạy học không còn là vấn đề chung chung mà đã có định hướng rõ ràng; cụ thể
phải tăng cường phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, năng lực tự học, tự
nghiên cứu, cùng nhau trao đổi thảo luận để làm sáng tỏ vấn đề đặt ra. Rèn luyện
kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đem lại nguồn vui, hứng thú học tập
cho học sinh và đồng thời phải khắc phục kiểu dạy áp đặt, lấy giáo viên làm trung
tâm; Hạn chế tối đa lối dạy học: thầy đọc – trò ghi, truyền đạt một chiều; chống
lại thói quen học tập thu động
Như vậy, đổi mới giáo dục phổ thông, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đáp
ứng mục tiêu đào tạo là phải bắt đầu từ đổi mới phương pháp dạy học và sự đổi
mới ấy không còn là mơ hồ, trừu tượng mà phải theo một định hướng nhất định: Các
thầy cô giáo nói chung và ở trường THCS nói riêng có nhiệm vụ giúp học hướng tới
việc học tập chủ động, tự nghiên cứu và qua trao đổi-thảo luận để tìm ra kiến
thức mới.
Vậy phương pháp dạy học nào có thể gọi là tối ưu để khi phối hợp cùng với các
phương pháp truyền thống khác đã có từ trước, đáp ứng được các yêu cầu trên và góp
phần mang lại hiệu quả cao nhất cho tiết học, theo hướng đôit mới?
Câu trả lời mang tính thuyết phục nhất hiện nay vẫn là cách dạy: tổ chức hoạt động
nhóm. Bởi vì bản thân nó, vốn có khả năng đáp ứng các tiêu chí xây dựng thành công
con người năng động, sáng tạo. Từ thực nghiệm đổi mới PPDH, đã chứng tỏ qua hoạt
động sẽ làm cho mỗi thành viên bộc lộ được suy nghĩ, hiểu biết, thái độ của mình, qua
đó được tập thể uốn nắn, điều chỉnh, phát triễn tình bạn, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh
thần tương trợ, ý thức cộng đồng Hoạt động trong tập thể quen dần với sự phân
công hợp tác trong lao động xã hội, hiệu quả học tạp sẽ tăng lên nhất là phải giải
quyết vấn đề gay cấn, lúc xuất hiện nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành
một nhiệm vụ học tập xác định. Như vậy tổ chức hoạt động nhóm trong thời gian qua,
hiện nay và tương lai vẫn là PPDH mang lại hiệu quả cao đã được các nước tiên tiến
trên thế giới đánh giá cao và được áp dụng một cách phổ biến, thành thạo trong
trường học. Đối với họ, hiện nay tổ chức hoạt động nhóm đã trở thành một nhu
cầu từ cả phía người dạy-người học.
Còn nước ta phương pháp tổ chức hoạt động nhóm trước đây tuy đã có áp dụng nhưng
còn rất mờ nhạt. Đặc biệt, từ khi thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông
theo NQ 40/QH-10, thì PPDH hoạt động nhóm không những khuyến khích, vận động
áp dụng, mà còn coi đây là một tiêu chí đánh giá mực độ hoàn thành nhiệm vụ của
người giáo viên khi lên lớp.
Thế nhưng thực tế trong ba năm học qua (02-03, 03-04, 04-05) ở trường THCS
Huỳnh Thúc Kháng chúng tôi, việc áp dụng PPDH hoạt động nhóm còn lắm điều
đáng bàn và trung thực khách quan mà nói thì việc sử dụng PPDH được khẳng định
định là tiên tiến nhất như trên vẫn còn mang hình thức đối phó, chưa mang lại hiệu
quả như mong muốn. Chính vì lẽ đó, cho nên bản thân tôi thời gian qua (khi thực hiện
thay sách) đã có nhiều băn khoăn, trăn trở làm thế nào để có cách chỉ đạo thực
hiện có nề nếp việc dạy học theo phương pháp hoạt động nhóm, nhằm góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện theo NQ 40 cỉa Quốc hội. Và trong suốt quá
trình ấy bản thân đã có một số việc làm tại đơn vị xin được bày tỏ dưới đây với mục
đích trao đỗi, ngõ hầu có được sự góp ý bổ sung của quý lãnh đạo, đồng nghiệp để
kinh nghiệm thêm phong phú, nhằm góp phần tốt trong việc chỉ đạo chuyên môn,
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
B- Giải quyết vấn đề:
1- Nghiên cứu hồ sơ, sổ sách của CBGV và HS để thu thập thông tin cần thiết:
Như chúng ta đã biết, cốt lõi của việc đổi mới PPDH ở trường THCS là giúp HS
hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Khi nghiên
cứu về nhóm PPDH tích cực thì tổ chức hoạt động nhóm không những nó hoàn toàn
có khả năng đó mà còn vượt trội hơn các phương pháp khác và bản thân nó còn tiềm
ẩn một sức mạnh cực kỳ to lớn – có nhiều khả năng phát huy được tính tích cực, tự
giác, chủ động, sáng tạo của người học. Cho nên việc vận dụng phương pháp tổ
chức hoạt động nhóm trong tiết học không còn là vấn đề nên hay không nên, mà
chúng ta phải làm sao để mọi giáo viên thực hiện một cách tự giác và học sinh
chủ động hưởng ứng, đồng thời bàn cách vận dụng nó như thế nào cho có hiệu
quả và tìm ra được nguyên nhân vì sao phần lớn GV-HS lại không “hít” phương
pháp ấy.
Những hồ sơ, sổ sách mà chúng tôi tiếp cận, nghiên cứu gồm:
+ Sổ soạn bài của GV: (ở năm học 02-03, 03-04, 04-05) của 20 giáo viên.
+ Hồ sơ kiểm tra chuyên đề và toàn diện (02-03, 03-04, 04-05 và tháng 9 >10/05)
của CBGV (40 hồ sơ)
+ Vở ghi bài của học sinh (40 em lớp 6, 7, 8 và 9 - đủ các đối tượng)
+ Sổ gọi tên và ghi điểm (nt)
+ Hồ sơ 5 tổ chuyên môn (3 năm học: 02-03, 03-04, 4-05)
Ở đây tôi xin nói thêm việc nghiên cứu hồ sơ sổ sách này là nhằm mục đích thu thập
tất cả những thông tin có liên quan đến việc đổi mới chương trình giáo dục PT, phục
vụ cho việc sơ kết công tác thay sách ở trường, đồng thời xuyên qua đó rút ra những
thông tin phục vụ cho đề tài này. Chính vì thế cho nên trong khuôn khổ của bài viết
này, tôi chỉ nêu tóm tắt một số ưu điểm, tồn tại lớn có liên quan trực tiếp đến đối
tượng mà mình quan tâm và muốn làm chuyển biến nó.
Qua nghiên cứu đối chiếu thông tin ở các hồ sơ sổ sách tôi thấy nổi lên:
Ưu điểm:
- Đa số GV có đầu tư trong công tác soạn giáo giảng theo hướng tích cực, chủ động
sáng tạo của HS; thể hiện ở việc vận dụng PP mới - sử dụng ĐDDH. Đảm bảo quy
trình sư phạm.
100% HS có đầy đủ SGK, phần lớn ham học và làm theo sự hướng dẫn của GV.
Tồn tại:
- GV sử dụng ĐDDH chưa nhiều, chưa thường xuyên, chưa trở thành nề nếp.
- Việc tổ chức hoạt động nhóm thường diễn ra ở những tiết có người dự, còn những
tiết khác thì rất ít, thậm chí theo cách truyền thụ một chiều. Nội dung chuẩn bị trước
đó cho hoạt động nhóm thiếu chu đáo, lại không đồng đều thường tập trung phần lớn
ở nhóm trưởng.
- Mặc dù ở tổ chuyên môn có triển khai đầy đủ KH công tác, sự chỉ đạo của trường
nhưng nhìn chung chưa có biện pháp cụ thể đỡ từng cá nhân thực hiện hay tháo gỡ
những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện một số công tác lớn. Trầm trọng hơn là
việc sơ, tổng kết đáng giá việc thực hiện tổ chức hoạt động nhóm còn chung chung,
thiếu mạnh dạn chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến. Do đó, chưa có bài học
kinh nghiệm hữu hiệu.
* Qua trao đổi, thăm dò CBGV: nổi lên một nguyên nhân khiến người dạy chưa “hít”
với phương pháp dạy học này (hoạt động nhóm), bởi vì nó đòi hỏi công phu và tốn
thời gian – kinh phí (tối thiểu 3 nghìn – 4 nghìn đồng/tiết) nhiều hơn khi khi không áp
dụng nó; mặt khác ngay sau tiết học, người học có cảm nhận tức thời về tính hiệu
quả không cao hơn so với các phương pháp truyền thống mà họ đã sử dụng
trước đây. Họ chưa thấy được tác dụng tích cực, tính bền vững lâu dài của nó
trong hoạt động nhận thức của con người. Hơn nữa đây là việc đổi mới quan niệm,
một thói quen trong dạy học cho nên sẽ gặp những khó khăn cả về nhận thức và
hành động Bởi lẽ, đây là phương pháp mới, HS-GV không quen, còn bỡ ngỡ với
cách học như thế và dẫn tới không ham thích. Đó là chưa nói tới những học sinh yếu,
lười học lợi dụng sự sơ hở, quản lý của giáo viên làm mất trật tự, ồn ào, làm cho
người dạy bực mình, chán nản. Thực tế có những tiết học khi đến phần hoạt động
nhóm HS rất ồn, thậm chí có cả quậy phá. Và điều này cũng dễ hiểu, vì các em HS
yếu ít có khả năng và không ham thích tham gia giải quyết những nhiệm vụ nhóm
phân công. Hơn nữa khi cái “mới” ra đời thường thường ít được chấp nhận, ít được
ủng hộ. Và để khắc phục những hạn chế này, là cán bộ quản lý chúng ta phải tác động
bằng nhiều biện pháp, trong đó biện pháp không thể thiếu đó là phải tiến hành đồng
bộ, kiên trì, thường xuyên trên cả chỉ đạo thực hiện về nội dung, quy trình trên tất cả
đối tượng. Bởi vì, nếu để mỗi đơn vị (tổ chuyên môn), mỗi cá nhân GV làm theo cách
riêng của mình thì không bao giờ có nền nếp và như thế sẽ không bao giờ có hiệu quả
cao.
* Nhận thức của GV về tổ chức hoạt động nhóm chưa sâu, họ chưa thực sự giác ngộ
về nó, đặc biệt chưa nắm được cơ sở lý luận mang tính khoa học làm nền tảng khi áp
dụng, dẫn tới độ tin tưởng chưa cao. Làm cho họ thiếu quyết tâm, thiếu kiên trì chịu
khó trong việc làm.
2- Mở hội thảo bàn về cách tổ chức hoạt động nhóm có hiệu quả (tháng 11/05), nhằm
đạt mục đích:
- Trên tinh thần phát huy dân chủ, thẳng thắn xác định cho được thực trạng của việc
dạy- học theo cách tổ chức hoạt động nhóm ở từng môn, từng lớp, từng đối tượng HS,
cụ thể phải tìm được các câu trả lời sau:
. Vì sao tỷ lệ việc tổ chức hoạt động nhóm trong tổng các tiết học không cao?
. Khi tiến hành các hoạt động nhóm thường gặp những thuận lợi, khó khăn gì?
. Làm thế nào để hoạt động nhóm thực sự có hiệu quả?
- Thông qua diễn đàn này, quán triệt và làm sáng tỏ lại một lần nữa nhận thức về định
hướng đổi mới PPDH và tổ chức hoạt động nhóm trong tất cả CBGV, như:
+ Định hướng đổi mới PPDH dựa vào:
Một là: kết luận của QN TW 4 khoá VII) “khuyến khích tự học”, phải “áp dụng nhữn
PP giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự
giải quyết vấn đề”
Hai là: kết luận của NQ TW 4 (Khoá VIII) “Phải đổi mới PP giáo dục, khắc phục lối
truyền thụ một chiều tự nghiên cứu cho học sinh”.
Ba là: Điều 24.2 của Luật Giáo dục “phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy
tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS, phù hợp với đặc điểm của từng lớp
học, môn học; bồi dưỡng PP tự học, tự rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn,
tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS”
+ Đặc điểm của PPDH hoạt động nhóm và một số điểm cần lưu ý:
. Nó đòi hỏi sự cố gắng trí tuệ và nghị lực cao của mỗi HS trong quá trình tự giành lấy
kiến thức mới.
. Trong học tập, không phải mọi tri thức, kỹ năng thái độ đều được hình thành bằng
những hoạt động thuần tuý cá nhân. Lớp học là môi trường giao tiếp thầy – trò, trò-
thầy, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trong con đường đi tới những tri
thức mới.
. Trong phương pháp dạy học hoạt động nhóm vẫn có giao tiếp thầy-trò, nhưng nổi
lên mối quan hệ giao tiếp trò-trò. Thông qua hoạt động nhóm tìm tòi nghiên cứu, thảo
luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến của mỗi cá nhân được bộc lộ, được điều chỉnh,
khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học được nâng mình lên một trình độ mới, bài
học vận dụng được vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mỗi cá nhân và cả lớp.
. Hoạt động trong tập thể nhóm sẽ làm cho từng thành viên được bộc lộ những suy
nghĩ hiểu biết của mình, qua đó được tập thể uốn nắn, điều chỉnh phát triển tình bạn, ý
thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tương trợ, ý thức cộng đồng.
. Từ xưa bên cạnh câu “Không thầy đố mày làm nên”, cha ông ta đã có câu “Học thầy
không tầy học bạn”
. Thoạt nhìn, tưởng như học tập theo cách hoạt động nhóm mâu thuẫn với học tập cá
thể, hạn chế mức độ tích cực của mỗi cá nhân; nhưng thực ra trong hoạt động nhóm,
mục tiêu hoạt động là chung của toàn nhóm, nhưng mỗi cá nhân đều phải nổ lực
không thể ỷ lại vào người khác, toàn nhóm phải phối hợp với nhau để cùng đạt mục
tiêu chung. Kết quả làm việc của từng nhóm được trình bày thảo luận trước lớp sẽ tạo
được không khí thi đua giữa các nhóm, đóng góp tích cực vào kết quả chung của bài
học. Mô hình hợp tác trong XH đưa vào đời sống học đường có tác dụng chuẩn bị cho
học sinh thích ứng với đời sống XH, trong đó mỗi người sống và làm việc theo sự
phân công hợp tác với tập thể cộng đồng. Trong xu hướng toàn cầu hoá, xuất hiện nhu
cầu hợp tác xuyên quốc gia, liên quốc gia thì năng lực hợp tác thực sự trở thành mục
tiêu đào tạo của giáo dục nhà trường.
. Việc tổ chức hoạt động nhóm phải chú ý đến trang thiết bị, ĐDDH nhất là bàn ghế
học sinh. Cụ thể ở đơn vị Huỳnh Thúc Kháng: bàn ghế HS là loại 2 chỗ ngồi đóng
liền (không xoay được) nên việc phân công nhóm có thể là: 2-4-8 (hợp lý nhất là
nhóm 4).
3- Chỉ đạo 5 tổ chuyên môn xây dựng - dạy minh hoạ chuyên đề “Tổ chức có hiệu quả
hoạt động nhóm” đối với 4 môn ở lớp 9: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh và địa lý theo
hướng sau (lần I cấp trường: vào tháng 12/2004 và rút kinh nghiệm, bổ sung hoàn
chỉnh, để thực hiện lần II ở quy mô toàn Thị xã: vào ngày 7/4/2005; có mời Phòng
GD Thị xã dự):
3.1 Cấu trúc của chuyên đề:
3.1.1- Về cơ sở pháp lý:
3.1.2- Đặt vấn đề: (nêu cho được thực trạng của đối tượng và yêu cầu vè nó)
3.1.3- Giải quyết vấn đề: (mỗi bộ môn đều có ví dụ minh hoạ cụ thể trong mỗi bước).
Thống nhất theo quy trình gợi ý sau:
Bước 1: Làm việc chung cả lớp:
- Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ cho các nhóm.
- Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm.
Bước 2: Làm việc theo nhóm
- Phân công trong nhóm, từng cá nhân làm việc độc lập (chú ý: yêu cầu các em suy
nghĩ độc lập)
- Trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm.
- Cử đại diện (hoặc phân công trước) chịu trách nhiệm trình bày kết quả làm việc của
nhóm.
Bước 3: Thảo luận tổng kết trước toàn lớp (chú ý: kiểm tra hoạt động của nhóm)
- Các nhóm lần trước báo cáo kết quả.
- Thảo luận chung.
- Giáo viên tổng kết, đặt vấn đề tiếp theo.
* Những vấn đề GV cần lưu ý:
+ Từ nhóm 4 em trở lên, phải cử 1 nhóm trưởng (HS học khá-giỏi, có uy tín) và 1 thư
ký (HS viết rõ ràng nhanh nhẹn).
+ Trong thời gian đầu, GV hướng dẫn cụ thể cho các nhóm hoạt động (tập huấn cho
nhóm trưởng và thư ký). Có nhận xét, điều chỉnh bổ sung cách làm của từng nhóm và
rút kinh nghiệm chung. Chú ý động viên khích lệ.
+ Khi tiến hành hoạt động nhóm, GV phải điều chỉnh tư thế ngồi cho các em để đảm
bảo sự phát triển về thể chất khắc phục cách ngồi quay quẹo người về sau mà chân
vẫn giữ như cũ.
+ Phải thường xuyên chú ý HS yếu kém và biện pháp giúp đỡ để các em cùng tham
gia giải quyết nhiệm vụ của nhóm.
+ Chọn những vấn đề, bài tập thích hợp (không quá khó, cũng không quá dễ).
+ Đánh giá, cho điểm, động viên và tuyên dương kịp thời cá nhân, tập thể (chú ý HS
yếu).
4- Mạnh dạn tham mưu với Phòng giáo dục Thị xã cho đăng cai tổ chức sinh hoạt
chuyên môn toàn bậc với chuyên đề: “Tổ chức có hiệu quả hoạt động nhóm”, vào
ngày 07/4/2005; nhằm tranh thủ sự góp ý của trường bạn, mặt khác để tự khẳng định
mình; cụ thể:
. Năm tổ chuyên môn (Toán, Hoá-sinh, Tiếng Anh, Ngữ văn và Sử -địa) theo định
hướng của toàn trường như đã nói ở trên; mỗi tổ xây dựng- báo cáo chuyên đề vè dạy
minh hoạ 1 tiết. Sau đó họp tổ, rút kinh nghiệm chung ở cấp toàn Thị xã.
Qua buổi sinh hoạt chuyên môn với chuyên đề tren, mặc dù có nhiều ý kiến tham gia
phân tích và bổ sung thêm của lãnh đạo, GV các trường trong Thị đối với việc xây
dựng – áp dụng chuyên đề trên vào từng môn học, song nhìn chung vẫn thống nhất
đánh giá cao giá trị về cả 2 mặt lý luận và thực tiễn của nó.
5- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch và quy trình sinh hoạt chuyên môn tổ:
Thực tế đã khẳng định, sự thành công của mỗi công việc đều bắt nguồn từ khâu làm
việc có kế hoạch (KH). Do vậy, ngay từ đầu năm hoc chúng tôi đã có sự chỉ đạo việc
xây dựng KH với những mục tiêu, nội dung, chỉ tiêu, biện pháp cụ thể: Yêu cầu nội
dung ngắn gọn bám sát nhiệm vụ năm học của Bộ, nhưng phải đảm bảo tính cân đối
toàn diện; có mục tiêu rõ ràng và biện pháp khả thi; có phân công nhiệm vụ cụ thể; có
thời gian khởi đầu và kết thú. Bên cạnh việc chỉ đạo xây dựng KH theo tinh thần đổi
mới chương trình GD phổ thông, áp dụng- tăng cường phương pháp dạy học tích cực,
sử dụng ĐDDH; BGH còn xây dựng và chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn hằng tuần bằng
một Quy trình cụ thể, gồm 3 phần:
Phần 2: B/c 1 chuyên dề hay thao giảng- thực tập 1 tiết có gắn với một chuyên đề cụ
thể.
Phần 2: Họp, thảo luận rút kinh nghiệm nội dung phần 1, kể cả nội dung chuyên môn
theo sự phân công cho các thành viên ở buổi sinh hoạt chuyên môn liền trước. Nhất
thiết, tổ trưởng phải dành 2/3 thời lượng sinh hoạt cho việc đánh giá, rút kinh nghiệm
tình hình thực hiện nhiệm vụ (chẳng hạn như xác định trước tổ mục tiêu, nội dung
trọng tâm cần truyền đạt, tổ chức hoạt động nhóm, đổi mới PP giảng dạy, ĐDDH đối
với tiết dạy cụ thể, để tập thể tổ tham gia- thống nhất và cả tổ cùng thực hiện). Ngoài
ra mỗi tổ còn có trách nhiệm nghiên cứu trước bài dạy từ 2-3 tuần để chắt lọc những
vấn đề mà mình băn khoăn, lúng túng, khi thiết kế bài dạy cả biện pháp khắc phục
hoặc làm sáng tỏ ý đồ của người viết sách. Sau khi trao đổi, bàn bạc có thể còn nhiều
ý kiến khác nhau, trách nhiệm của tổ trưởng là phải phân tích đi đến thống nhất chung
và đó cũng là kết luận cuối cùng, buộc mỗi thành viên phải thực hiện. Nhờ việc chỉ
đạo mang tính nền nếp- tập trung và phát huy tinh thần tập thể, tinh thần tự nghiên
cứu - học tập, đào sâu suy nghĩ đó, cho nên trong thời gian qua các nội dung: Thực
hiện quy chế chuyên môn, nền nếp soạn giảng, tổ chức hoạt động nhóm, đổi mới
PPDH, sử dụng và tự làm ĐDDH, cải tiến công tác kiểm tra- đánh giá xếp loại học
sinh được diễn ra một cách đồng bộ, thống nhất đạt được yêu cầu, đúng sự chỉ đạo
của ngành. Khắc phục được hiện tượng tuỳ tiện, thiếu đầu tư, làm qua loa đại khái, vô
tổ chức trong chuyên môn, hay sinh hoạt chuyên môn mà thực chất không bàn về
chuyên môn. Sự chỉ đạo nề nếp, cụ thể trên đã thực sự có tác dụng trong việc giữ
vững kỷ cương, nâng cao chất lượng GD toàn diện và điều minh chứng hùng hồn nhất
là được Phòng giáo dục Thị xã đánh giá cao- xếp loại Tốt qua 2 đợt thanh tra toàn
diện vào ngày 3-4/3/2005 và 24/12/05.
Phần 3: dựa vào KH chung và tình hình thực tế của tổ chuyên môn, của trường vạch
ra những vấn đề cần tập trung giải quyết trong thời gian đến (có sự phân công cụ thể).
6- Phát huy tốt ĐDDH hiện có và đẩy mạnh phong trào tự làm ĐDDH để phục vụ tiết
dạy:
- Vào cuối năm học (tháng 5), cùng với việc kiểm kê tài sản cuối năm hiệu trưởng chỉ
đạo cán bộ thiết bị cùng với đại diện 5 tổ chuyên môn, tu sửa- sắp xếp lại tất cả
ĐDDH hiện có, đồng thời xác định lại những tiết không có ĐDDH. Trên cơ sở đó lập
kế hoạch đăng ký mua bổ sung dần (để sau 3-4 năm co bản đảm bảo) theo danh mục
của Bộ (những đồ dùng cấp thiết không thể tự làm được) và giao cho tập thể tổ, cá
nhân tự sưu tầm, tự làm những ĐDDH đơn giản để phục vụ cho bộ môn của mình.
Cũng cần nói thêm trong 3 năm học qua trường đã đẩy mạnh công tác xã hội hoá GD
trên tất cả các mặt nhất là tài chính, mặt khác lập kế hoạch tự cân đối các nguồn, ưu
tiên tất cả cho việc mua sắm sách, thiết bị dạy học; hỗ trợ cho công tác tự làm ĐDDH.
Chính việc chỉ đạo kiên quyết, đúng hướng này đã mang lại cho trường một kết quả
khích lệ, đó là một thư viện đạt chuẩn theo QĐ 01/BGD-ĐT và 1 phòng ĐDDH tương
đối đảm bảo công tác dạy học.
Cùng với việc làm trên, nhà trường còn tổ chức cho tất cả GV học tập áp dụng SKKN
“làm bảng phụ bằng bao ni lông trong, có lót nền bằng giấy roky trắng hoặc mặt sau
tờ lịch tập cũ” của cô giáo (Nguyễn Thị Thu Hương- GV toán) ở trường. Việc áp
dụng SKKN này thì chỉ tốn khoảng 200à300đ và rất ít tốn thời gian (chỉ cần 4 đến 5
mảnh giấy Roky trắng quy cách lớn - nhỏ hợp lý và 3kg bao ni lông trong - đủ loại
kích cở thì đủ áp dụng cho việc làm bảng phụ 1 năm học/1GV). Việc làm này rõ ràng
giảm được rất nhiều sự tốn kém về tiền bạc của nhà trường, cá nhân GV.
7- Cải tiến và đẩy mạnh công tác kiểm tra nội bộ: ngoài việc đảm bảo đúng các văn
bản chỉ đạo của Bộ về công tác thanh kiểm tra nội bộ trường học, nhà trường còn tăng
cường công tác kiểm tra HS để đánh giá việc giảng dạy của GV. Đặc biệt việc tự học
tập nâng cao trình độ; việc tự làm và sử dụng ĐDDH thông qua hồ sơ sổ sách của thư
viện, thiết bị. Coi trọng khâu tổng kết, rút kinh nghiệm sau kiểm tra. Chính việc làm
này đã góp phần tích cực trong việc xây dựng đội ngũ và tạo nên một nền nếp, một ý
thức tự giác coi trọng việc đảm bảo quy chế chuyên môn nâng cao nghiệp vụ tay
nghề.
C- Kết thúc vấn đề:
I- Kết quả đạt được:
1. Trên 70% các tiết lên lớp, ở tất cả các môn học việc tổ chức hoạt động nhóm được
chủ động diễn ra theo KH của người dạy. Đặc biệt, cách dạy học này (tổ chức hoạt
động nhóm) của GV đều đảm bảo quy trình chỉ đạo của Hiệu trưởng. Khi trình bày ở
bài soạn về vấn đề này có những lúc GV chẻ nhỏ thêm, nhưng nhìn chung qua thực tế
dự giờ và hồ sơ kiểm tra của BGH, tổ chuyên môn ở năm học 2005-2006 đều có
chung đánh giá- kết luận về tổ chức hoạt động nhóm của GV như sau:
+ Khi tiến hành đảm bảo đúng 3 bước: làm việc chung cả lớp, làm việc theo nhóm và
thảo luận tổng kết trước tập thể lớp.
+ Các thao tác của thầy, trò thành thạo, đặc biệt đa số ham thích thể hiện ở việc thảo
luận sôi nổi, mạnh dạn trình bày ý kiến của mình; biết tranh luận - chủ động chiếm
lĩnh kiến thức mới, dưới sự tổ chức của GV. Hiện tượng lười biếng, không tham gia
cùng nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tạp, hay quậy phá đã được giảm thiểu nhiều.
Cả thầy lẫn trò đều có sự chuẩn bị tốt cho tiết học, nhất là phần hoạt động nhóm.
2. Từ cơ chế chỉ đạo ấy, buộc mọi GV phải chấp hành và dần dần đã tập cho họ có
một thói quen hay và đến nay việc tổ chức hoạt động nhóm trở thành một nhu cầu
không thể thiếu đối với họ; không còn vấn đề mang tính bắt buộc hay đối phó. Như
vây, đến thời điểm này (cuối năm học 2005-2006) có thể khẳng định hầu hết GV ở
trường đã “hít” PPDH hoạt động nhóm.
3. Đa số tiết học, ít- nhiều GV đều có tổ chức hoạt động nhóm và đạt hiệu quả cao,
góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện. Để minh chứng cho điều này tôi xin nêu
lên kết quả dự giờ- khảo sát chất lượng vào ngày 4/3/2005 và ngày 24/12/2005 của
phòng Giáo dục Tam Kỳ qua thanh tra toàn diện:
+ Tổng số tiết dự giờ của Đoàn:
Thời gian TS tiết dự Xếp loại Tốt Xếp loại Khá Xếp loại TB, Yếu
4/3/2005 28 21 07 0
24/12/2005 27 22 05 0
Qua thanh tra, phòng giáo dục Thị xã không những đánh giá cao chất lượng GD của
nhà trường, mà còn khẳng định đa số GV đã sử dụng PPDH mới (tổ chức hoạt động
nhóm) theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS.
4. Xây dựng và tổ chức báo cáo chuyên đề (tổ chức có hiệu quả hoạt động nhóm), dạy
minh hoạ (5 tiết: Toán, Ngữ văn, Hoá, Tiếng Anh, Địa) cho tất cả các trường trong
Thị xã về dự. Kết thúc Hội thảo được Phòng giáo dục Tam Kỳ và tập thể CBGV các
trường đánh giá cao.
* Các báo cáo chuyên đề (tổ chức có hiệu quả hoạt động nhóm) của 5 tổ chuyên môn
đều có gửi chong Phòng GC và tất cả các trường THCS trong Thị xã tham khảo.
II- Bài học kinh nghiệm:
- Nhận thức là một vấn đề mang tính quyết định đối với sự thành công của mỗi công
việc. Bởi vì không có nhận thức đúng, thì không thể có quyết tâm cao, không có hành
động đúng thì tất nhiên sẽ không mang lại kết quả, chứ đừng nói gì đến hiệu quả. Do
vậy, bất cứ một việc gì nếu người thực hiện chưa nắm bắt được một cách đầy đủ về
mục đích, ý nghĩa, tác dụng… và cơ sở khoa học của nó thì trách nhiệm của người
lãnh đạo (CBQL) phải tìm mọi cách làm cho họ có một nhận thức đúng đắn, đầy đủ.
Nói một cách khác người HT phải trang bị cho họ về mặt lý luận, nhận thức… Trên
cở sở đó, họ mới thấy được đâu là việc phải làm và đâu là việc nên tránh; làm cho họ
có được niềm tin. Đồng thời trên tinh thần phát huy dân chủ của CBGV, người thủ
trưởng phải xây dựng cho được một “cơ chế” để buộc mọi thành viên phải tuân theo.
Và chính việc làm nầy dần dần tạo cho hộ một nền nếp, thói quen tốt.
- Phải thường xuyên kiểm tra, nhất là kiểm tra đột xuất và có sự đối chiếu giữa hồ sơ
với thực tế để đánh giá, xếp loại. Qua kiểm tra phải có sơ-tổng kết và nhất thiết phải
có kiến nghị bằng văn bản; mặt khác không được xem nhẹ việc phúc tra.
- Đối với bất kỳ một công việc gì muốn thành công, người đứng đầu đơn vị phải
nghiên cứu, khảo sát, tìm ra nguyên nhân cơ bản và tác động bằng nhiều biện pháp
tích cực, khả thi đồng thời phải có quyết tâm cao. Kinh nghiệm thực tế cho thấy ở
chúng ta phải tác động cùng một lúc bằng nhiều biện pháp. Tuy nhiêm, không phải
dàn trãi mà phải xác định cho được đâu là biện pháp đột phá, để có sự đầu tư tập
trung- hợp lý. (Muốn nâng cao chất lượng GD toàn diện, nhất thiết GV phải đổi mới
PPDH).
I- Kiến nghị:
- Cần giảm bớt định mức lao động GV THCS từ 20 tiết/người/tuần xuống còn 18
tiết/người/tuần, vì áp dụng PPDH tích cực đòi hỏi người GV phải có thêm thời gian
hơn để nghiên cứu, soạn bài, làm ĐDDH…
- Đáp ứng đủ, kịp thời các trang thiết bị phục vụ dạy học mà cơ sở không có khả năng
tự làm hoặc mua sắm.
Trên đây là một số việc ở cơ sở trong thời gian qua và thực tế đã mang lại một số hiệu
quả nhất định. Qua bài viết này rất mong quý lãnh đạo và đồng nghiệp góp ý để bả
nthân có thêm những kinh nghiệm quý báu về công tác quản lý chỉ đạo của Hiệu
trưởng ở trường THCS vùng ven đô, nhằm góp phần thắng lợi trong việc thực hiện
đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo QN 40 của Quốc hội khoá 10./.
Người thực hiện: Phạm Quang Thanh