Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

một vài kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 giải toán có lời văn đạt hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.8 KB, 16 trang )

MỘT VÀI KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH LỚP 1
GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN ĐẠT HIỆU QUẢ
I. Đặt vấn đề.
1. Tầm quan trọng của mơn Tốn
Mơn Tốn có vị trí quan trọng trong các môn học khác ở Tiểu học. Những
kiến thức, kĩ năng của mơn Tốn có nhiều ứng dụng trong đời sống của con
người. Nó cùng với mơn học khác góp phần giáo dục học sinh phát triển trở
thành con người tồn diện, phát huy trí thơng minh, óc sáng tạo và suy nghĩ độc
lập, linh hoạt trong qúa trình chiếm lĩnh kiến thức. Mơn Tốn ở Tiểu học cịn bồi
dưỡng cho các em có tính trung thực, cẩn thận, tinh thần hăng say lao động, học
tập góp phần xây dựng và hình thành các phẩm chất cần thiết và quan trọng của
con người lao động mới.
Trong giai đoạn cách mạng hiện nay nhiệm vụ trung tâm của giáo dục là
đào tạo thế hệ trẻ thành con người mới. Đó là con người có ý thức làm chủ, ý
thức trách nhiệm cơng dân, có tri thức, sức khoẻ và lao động giỏi. Sống có văn
hố và tình nghĩa, giàu lịng u nước và tinh thần quốc tế chân chính.
* Tầm quan trọng của việc giải tốn có lời văn ở lớp 1
Một trong những mục tiêu cơ bản của q trình dạy học mơn tốn ở Tiểu
học là nhằm cung cấp cho học sinh những cơ sở ban đầu về toán, bao gồm: Các


yếu tố số học, đại cương và đo đại lượng, các yếu tố hình học và giải tốn có lời
văn.
2. Lý do chọn đề tài:
Tốn học là một mơn khoa học, góp phần quan trọng trong việc hình
thành và phát triển tư duy cho học sinh. Những kiến thức của mơn Tốn sẽ giúp
cho các em có cơ sở để học các môn khoa học khác và là công cụ cần thiết của
người lao động thời đại mới.
Giải Tốn có lời văn là 1 trong 4 mạch kiến thức trong chương trình tốn
lớp 1 ở Tiểu học ( số và phép tính, đại lượng và đo đại lượng, yếu tố hình học và
giải tốn có lời văn). Giải Tốn có lời văn nhằm giúp học sinh: nhận biết thế nào


là một bài tốn có lời văn; biết giải và trình bày bài giải các bài tốn đơn bằng
một phép tính cộng hoặc trừ. Thơng qua việc giải tốn có lời văn, các em được
phát triển trí tuệ, được rèn luyện kĩ năng tổng hợp: đọc, viết, diễn đạt, trình bày,
tính tốn. Tốn có lời văn là chiếc cầu nối giữa Toán học và thực tế đời sống,
giữa Toán học với các môn học khác. Vậy làm thế nào để giúp các em học sinh
lớp 1 giải một bài tốn có lời văn và viết được nhiều câu lời giải phù hợp với
u cầu bài tốn nhằm phát huy trí lực của các em là điều hết sức cần thiết mà
chúng ta cần quan tâm.
Chính những nguyên nhân trên, để giúp học sinh giải một bài tốn có lời văn
một cách vững vàng, qua quá trình dạy học và nghiên cứu, tôi đã mạnh dạn chọn


đề tài: “Một vài kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 giải Tốn có lời văn đạt
hiệu quả”.
II. Thực trạng:
1.Thuận lợi:
Các em hầu hết đều biết đọc nên việc tiếp cận với tốn có lời văn dễ dàng
hơn.
Các em có đầy đủ sách toán.
Được sự quan tâm của nhà trường.
2. Khó khăn:
Trong q trình giảng dạy ở Tiểu học, đặc biệt là lớp 1, giáo viên nào
cũng phàn nàn khi dạy đến phần giải Tốn có lời văn. Học sinh rất lúng túng khi
nêu câu lời giải, thậm chí nêu sai câu lời giải, viết sai phép tính, viết sai đáp số.
Những tiết đầu tiên của giải Tốn có lời văn mỗi lớp chỉ có khoảng 20℅ số học
sinh nêu đúng câu lời giải, viết đúng phép tính và đáp số. Số còn lại rất mơ hồ,
các em chỉ nêu theo qn tính hoặc nêu miệng thì được nhưng khi viết các em
lại rất lúng túng, làm sai, một số em làm đúng nhưng khi cô hỏi lại không biết
trả lời. Chứng tỏ các em chưa nắm được một cách chắc chắn cách giải bài tốn
có lời văn. Giáo viên phải mất rất nhiều công sức khi dạy đến phần này. Từ đó

đã làm nảy ra trong chúng tơi suy nghĩ và tìm hiểu nguyên nhân vì sao học sinh


chưa biết cách đặt câu hỏi phù hợp, không hiểu nội bài tốn có lời văn, khơng
làm được bài, trình bày bài chưa đẹp...
III. Nội dung nghiên cứu:

 Các giải pháp thực hiện:
1. Nắm vững phương pháp dạy học toán theo hướng đổi mới.
2. Tìm hiểu nội dung, chương trình Tốn lớp 1
3. Hướng dẫn giải bài tốn có lời văn

 Các biện pháp tổ chức thực hiện:
Để dạy “ Giải tốn có lời văn cho học sinh lớp Một” đạt hiệu quả cao,
trước hết giáo viên cần nắm vững phương pháp dạy học mơn tốn theo hướng
đổi mới, khái quát và cụ thể nội dung kiến thức cần cung cấp cho học sinh. Dạy
giải tốn có lời văn cho học sinh lớp Một đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong
dạy toán ở tiểu học. Bởi vậy trong giảng dạy, chúng ta có thể sử dụng một số
biện pháp sau:
1. Nắm vững phương pháp dạy học toán theo hướng đổi mới.
Một trong những phương pháp dạy học toán ở tiểu học hiện nay đó là việc
sử dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy tối đa khả năng làm
việc một cách chủ động, tích cực của học sinh dưới sự tổ chức, điều khiển của
giáoviên .
- Phương pháp dạy học tích cực trong dạy học tốn ở tiểu học:


Phương pháp dạy học tích cực là hệ thống các phương pháp tác động liên tục
của giáo viên nhằm kích thích tư duy của, học sinh tổ chức hoạt động nhận thức
của học sinh theo quy trình. Phương pháp này tạo điều kiện cho giáo viên và

học sinh đều tham gia tích cực vào q trình dạy và học, học sinh được tiếp cận
kiến thức bằng hoạt động làm bài tập, học sinh được làm việc cá nhân hoặc theo
nhóm, trao đổi, hợp tác với bạn, với giáo viên.
- Trong phương pháp dạy học tích cực:
Giáo viên giữ vai trị chủ đạo, tổ chức các tình huống học tập, hướng dẫn
học sinh giải quyết vấn đề, khẳng định kiến thức mới trong vốn tri thức của học
sinh. Vì vậy giáo viên nói ít, giảng ít nhưng lại thường xun làm việc với từng
học sinh hoặc từng nhóm học sinh. Địi hỏi giáo viên phải biết cách tổ chức các
hoạt động của học sinh, đồng thời phải có một tri thức vượt ngồi lĩnh vực hạn
chế của bộ mơn mình dạy để có thể làm chủ nội dung và nghệ thuật dạy. Cách
dạy như thế sẽ giúp học sinh phát triển năng lực, sở trường cá nhân.
Học sinh là chủ thể nhận thức, phải chủ động, độc lập suy nghĩ, làm việc
tích cực và biết tự học, tự chiếm lĩnh tri thức từ nhiều nguồn khác nhau dưới sự
theo dõi, hướng dẫn của giáo viên. Cách học này giúp cho học sinh tự giác, chủ
động không rập khuôn, biết tự đánh giá kết quả học tập của mình và của bạn,
đặc biệt là tạo được niềm vui và niềm tin trong học tập.


Như vậy học sinh trở thành trung tâm của quá trình dạy học nghĩa là học
sinh phải hoạt động nhiều, hoạt động để đạt dược các yêu cầu của bài học. Giáo
viên trở thành người cộng tác thực sự trong cùng một cơng việc, một nhiệm vụ
theo cách thức, hình thức khác nhau.
Trên thực tế, do thói quen hoặc trình độ còn hạn chế nên nhiều giáo viên
chỉ sử dụng các phương pháp truyền thống áp đặt kiến thức một chiều tới học
sinh và coi đó là phương pháp tối ưu trong quá trình dạy học nội dung này. Cách
dạy đó dẫn tới tình trạng học sinh lĩnh hội kiến thức giải tốn một cách gị bó,
máy móc, chưa phù hợp với xu thế đổi mới mà mục tiêu giáo dục hiện nay đề ra.
Để nâng cao chất lượng dạy học giải tốn có lời văn nói chung và đặc biệt
là đối với lớp 1 nói riêng thì việc đổi mới phương pháp dạy học là thiết thực và
cần thiết. Để đổi mới nội dung và phương pháp dạy học ở Tiểu học, chương

trình mơn tốn Tiểu học trong những năm gần đây đó xây dựng nhằm giải quyết
những bức xúc của giáo viên Tiểu học làm cho chương trình dạy học phù hợp
với mục tiêu đào tạo trong giai đoạn cơng nghiệp hố - hiện đại hố đất nước
đầu thế kỷ XXI.
Thực tế ở trường Tiểu học Đoàn Trị đã từng bước áp dụng các phương
pháp dạy học mới nhằm phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh. Đây là
một việc làm thiết thực, phù hợp với xu thế đổi mới phương pháp dạy học trong
giai đoạn hiện nay.


Muốn sử dụng các phương pháp mới một cách có hiệu quả thì bắt buộc
phải có phương tiện dạy học hay công cụ, đồ dùng dạy học một cách phù hợp để
nâng cao chất lượng dạy học.
Ngoài việc quan tâm đến vai trò của giáo viên và học sinh phương pháp
dạy học tích cực cịn quan tâm đến cả yếu tố môi trường ( bao gồm cơ sở vật
chất, tâm tư, tình cảm, tính cách,...). Bởi mơi trường ảnh hưởng đến phương
pháp học của học sinh và phương pháp sư phạm của giáo viên và giữa chúng có
sự tương tác hỗ trợ.
Tóm lại: Những giải pháp đổi về hình thức dạy học, phương tiện dạy học
về kiểm tra, đánh giá nêu trên sẽ có tác dụng tích cực nhằm nâng cao chất lượng
dạy học ở Tiểu học nói chung và việc giải tốn có lời văn ở lớp 1 nói riêng.
2.Tìm hiểu nội dung, chương trình Tốn lớp 1:
2.1 Mục tiêu của dạy giải tốn có lời văn
Thơng qua việc giải toán giúp học sinh nắm được các biểu tượng, các khái
niệm ban đầu về cách giải toán để từ đó hình thành các kỹ năng trong giải tốn.
Sử dụng các đồ dùng học tập, tranh minh hoạ trong sách giáo khoa để
hình thành đề tốn, sau đó các em phân tích, tổng hợp tốn và có cách giải hay
nhất và trình bày giải khoa học.



Thơng qua hoạt động tính tốn để từ đó rèn luyện kỹ năng cần thiết cho
đời sống, đồng thời các em biết vận dụng các kiến thức đó để giải quyết các tình
huống mà các em vẫn gặp hàng ngày.
2.2. Nội dung và cách thức thực hiện việc giảng dạy giải tốn có lời văn:
Giải tốn là một hoạt động gồm những thao tác: xác lập được mối liên hệ
giữa các dữ liệu, giữa cái đó cho và cái phải tìm trong điều kiện của bài tốn,
chọn phép tính thích hợp trả lời đúng câu hỏi của bài toán.
2.3. Điều kiện thực hiện cho việc giải tốn có lời văn
Điều chủ yếu của việc dạy học giải toán là giúp học sinh tự tìm hiểu được
mối quan hệ giữa cái đó cho và cái phải tìm trong điều kiện bài tốn mà thiết lập
các phép tính số học tương ứng, phù hợp. Để tiến hành được điều đó, việc dạy
tốn diễn ra theo 4 mức độ.
- Mức độ thứ nhất: Hoạt động chuẩn bị cho việc giải toán.
- Mức độ thứ hai: Hoạt động làm quen với việc giải toán.
- Mức độ ba: Hoạt động hình thành kĩ năng giải tốn.
- Mức độ bốn: Hoạt động giải bài tốn có lời văn.
3. Hướng dẫn giải bài tốn có lời văn:
Muốn giải bài tốn có lời văn đạt hiệu quả, học sinh cần nắm một số quy
trình sau:
Bước 1: Đọc kĩ và tìm hiểu đề tốn


Muốn học sinh hiểu và giải được bài tốn có lời văn thì điều quan trọng
là giáo viên phải giúp các em đọc được và hiểu được nội dung bài tốn. Xác
định đề tốn đã cho biết gì? Đề tốn hỏi gì?
- Đề bài của bài tốn có lời văn bao giờ cũng có 2 phần: Các số là điều đã
biết và câu hỏi là điều cần tìm.
- Chúng ta cần hướng cho học sinh chú ý đến các từ khóa: “ thêm, và, tất
cả, cả hai ...” hoặc “bay đi, bán đi, bớt, cịn lại, ...”
VD: Ở bài tốn phần tìm hiểu bài của tiết dạy minh họa GV cho tất cả HS

phải đọc được đề. Đưa ra các câu hỏi gợi ý để các em hiểu rõ nội dung bài.
Bán đi có nghĩa là bớt đi hay thêm vào?
Bài tốn hỏi gì?
Bước 2: Viết số vào phần tóm tắt
Trong giai đoạn đầu giáo viên nên hướng dẫn học sinh tóm tắt đề tốn
bằng cách đàm thoại “Bài tốn cho biết gì? Bài tốn hỏi gì?” và dựa vào câu trả
lời của học sinh để viết số vào phần tóm tắt. Sau đó, giáo viên cho học sinh dựa
vào tóm tắt để nêu bài tốn.
Nếu học sinh đọc khó khăn trong việc nêu đề tốn thì giáo viên nên cho
học sinh xem tranh và trả lời theo câu hỏi gợi ý.
VD: Bài 1 trang 148 giáo viên có thể hỏi:
- Em thấy có tất cả bao nhiêu con chim ? ( ... 8 con chim )


- Bay đi bao nhiêu con chim? ( ... 2 con chim )
Bước 3: Phân tích bài tốn
Học sinh tập trung suy nghĩ vào câu hỏi của bài toán, nghĩ xem muốn trả
lời câu hỏi đó thì phải làm thế nào. Hoặc có thể suy nghĩ từ những điều đã cho
trong bài tốn có thể biết ngay được bài tốn phải làm gì.
Bước 4: Giải bài tốn có lời văn
Sau khi giúp học sinh hiểu được bài toán, xác định được bài tốn đã cho
biết những gì? Bài tốn hỏi gì? Giáo viên hướng dẫn giải bài tốn:
- Khi giải bài tốn có lời văn, cần:
+ Viết câu lời giải.
+ Viết phép tính.
+ Viết đáp số.
a) Viết câu lời giải:
Đối với học sinh lớp 1, để viết phép tính thích hợp khơng mấy khó đối với
các em nhưng khi viết câu lời giải các em rất lúng túng. Vì vậy, giáo viên cần
hướng dẫn cho các em thật kỹ. Khi viết câu lời giải phải dựa vào câu hỏi để viết.

Qua thời gian nghiên cứu và thực nghiệm trong phạm vi 28 tiết dạy từ tiết 84
đến tiết 112, tôi rút ra 1 số mẫu câu lời giải khi hướng dẫn học sinh viết câu lời
giải như sau:
* Đối với học sinh trung bình, yếu các em có thể viết câu lời giải:


+ Dựa vào dịng cuối của phần tóm tắt để viết câu lời giải: có tất cả (cịn
lại)+ số + đơn vị tính:. Hoặc là : Số + đơn vị tính + có tất cả là: (cịn lại là:)
* Đối với học sinh khá, giỏi các em có thể viết câu lời giải:
+ Vị trí (trên, dưới, trong, ngồi...) + có tất cả là: (cịn lại là:)+ số+ đơn
vị tính.
VD: Bài 1 trang 148
HS khá giỏi viết câu lời giải.
Số con chim còn lại trên cành là: hoặc Số chim còn lại là
+ Bỏ chữ “hỏi” và chữ “ mấy + đơn vị tính” rồi thêm chữ là và dấu hai
chấm vào cuối câu.
+ Bỏ chữ “hỏi” ở đầu câu, thay chữ bao nhiêu bằng chữ “số”, thêm chữ là
và dấu hai chấm vào cuối câu : ... + số + đơn vị + là:
+ Thay chữ “bao nhiêu” bằng chữ “số” + đơn vị tính đưa ra trước và bớt
đi chữ “hỏi”: Số + đơn vị tính + ... có tất cả là: (cịn lại là:)
+ Đối với đoạn thẳng: - Bớt chữ “hỏi” thay chữ “bao nhiêu” bằng chữ
“dài”: Đoạn thẳng ... + dài là: hoặc viết chữ “độ dài” đầu câu thay cho chữ
“hỏi” bớt chữ bao nhiêu xăng-ti-mét: Độ dài ....là:
b) Viết phép tính:
Các bài tốn ở chương trình Tiểu học thường là các bài tốn đơn về thêm,
bớt bằng một phép tính cộng, trừ. Thơng thường:


- Đối với bài tốn có chữ “thêm, và, có tất cả, cả hai, ...” các em nên làm
phép tính cộng

- Đối với bài tốn có chữ “bay đi, bớt đi, cịn, cịn lại, ...” các em nên làm
phép tính trừ
* Lưu ý khi viết đơn vị các em nên ghi trong dấu ngoặc đơn
c) Viết đáp số: Khi viết đáp số các em ghi phần kết quả của phép tính
* Lưu ý học sinh về hình thức trình bày bài giải. Có thể coi trình bày bài giải là
sản phẩm tư duy của học sinh. Học sinh lớp 1 trình bày bài giải cịn rất hạn chế,
cần rèn cho học sinh nề nếp và thói quen trình bày bài giải một cách chính xác,
khoa học và sạch đẹp. Cần trình bày 1 bài giải như sau:
Bài giải:
Số gà nhà An còn là:
9 - 3 = 6 (con gà)
Đáp số: 9 con gà
Bước 5: Kiểm tra lại bài giải
Học sinh Tiểu học đặc biệt là học sinh lớp 1 thường có thói quen khi làm
xong khơng xem lại bài làm. Khi làm bài xong, giáo viên cho học sinh đọc lại
đề tốn, kiểm tra lại: câu lời giải, phép tính, đáp số.
IV. Kết luận:
Giải bài tốn có lời văn cần thực hiện theo 5 bước:


+ Bước 1: Đọc kĩ và tìm hiểu đề tốn.
+ Bước 2: Viết số vào phần tóm tắt (đối với bài tốn có phần tóm tắt))
+ Bước 3: Phân tích đề tốn để tìm cách giải
+ Bước 4: Giải bài toán
+ Bước 5: Kiểm tra lại bài giải.
Trong 5 bước này, học sinh chỉ cần làm bước 2 và bước 4 vào vở, còn các
bước khác học sinh nghĩ trong đầu.
Giúp học sinh lớp 1 giải tốn có lời văn là giúp các em hoàn thiện bài giải
đủ 3 bước: viết câu lời giải, viết phép tính, viết đáp số. Đây là vấn đề đang được
các thầy cô trực tiếp dạy lớp 1 quan tâm. Vấn đề đặt ra là giúp học sinh lớp 1

viết câu lời giải sao cho sát với yêu cầu mà câu hỏi của bài toán đưa ra.
Trên đây là phần tìm hiểu nghiên cứu của tổ, trong khi triển khai chun
đề có gì chưa phù hợp mong thầy cơ góp ý thêm để chun đề được hoàn thiện.
Đại Tân Ngày 8 tháng 4 năm 2019

Nguyễn Thị Chương


Tiết dạy minh họa:
Bài dạy :

GIẢI TỐN CĨ LỜI VĂN ( TT )

I- MỤC TIÊU :
-HS hiểu bài tốn có một phép trừ : bài tốn cho biết gì ? hỏi gì ? Biết
trình bày bài giải gồm : câu lời giải, phép tính, đáp số .
II- CHUẨN BỊ :Sử dụng tranh trong SGK
III- CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Ổn định

Hoạt động của học sinh
Hát

HĐ1 – Khởi động : Trò chơi

HS thực hiện

HĐ2 - Bài mới :
1/ Giới thiệu cách giải tốn:

-Tìm hiểu bài.

-HS tự đọc đề toán và tự trả lời.


-HS nêu : Bài tốn cho biết gì? Bài

Bài tốn cho biết có 9 con gà, bán 3

tốn hỏi gì?

con

-GV ghi tóm tắt.

Hỏi cịn lại mấy con gà.

+H :Viết bài giải bài tốn có lời văn
gồm mấy bước ?

-Gồm 3 bước :
Bài giải :
câu lời giải :

Số gà còn lại là :

phép tính :

9–3=6


( con )
HĐ3 : Thực hành:

đáp số .

Bài 1 :

con

Đáp số : 6

-HS đọc đề bài - tự phân tích đề bài
Ghi tóm tắt và giải bài toán
+1 hs lên bảng làm - lớp làm vào
PBT
+Lớp nhận xét và sửa sai
Bài 2:
Bài, 3: Thực hiện cặp đôi.
HĐ4 - Củng cố : Nêu lại cách giải

Bài giải :
Số quả bóng cịn lại là :
8 – 3 = 5 ( quả )


bài tốn có lời văn.
HĐ5 - Nhận xét, dặn dị : về nhà

Đáp số : 5 quả
Tương tự bài 1


làm tiếp BT chưa làm xong.
-Trình bày bài giải bài tốn có lời văn
gồm 3 bước : câu lời giải, phép tính,
đáp số .



×