Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Giải pháp phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh sơn la (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.51 KB, 7 trang )

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Sơn La là tỉnh có nhiều tiềm năng du lịch, nhất là du lịch sinh thái và du lịch văn hóa,
những năm gần đây lượng du khách đến Sơn La ngày càng đông, tuy nhiên so với các tỉnh
trong khu vực vẫn ở mức thấp, chưa tương xứng với tiểm năng. Đã có một số Đề tài
nghiên cứu về du lịch ở Sơn La nhưng đề cập chuyên sâu về một lĩnh vực, một nội dung
hoặc một địa điểm cụ thể mà chưa đề cập bức tranh tổng thể về du lịch Sơn La. Theo Quy
hoạch tổng thể phát triển Kinh tế xã hội tỉnh Sơn La đến 2020 đã được Thủ tướng Chính
Phủ phê duyệt năm 2013 thì Sơn La phấn đấu trở thành Trung tâm của tiểu vùng Tây Bắc
vào năm 2020 và du lịch chính là ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu phát triển kinh tế
chung của tỉnh để đạt mục tiêu này. Vì vậy nghiên cứu đề tài “Phát triển du lịch trên địa
bàn tỉnh Sơn La” là rất cần thiết.
2. Mục tiêu, đối tƣợng phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài Nghiên cứu phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Sơn La, tập trung các nội dung
về “khách đến” địa bàn. Không nghiên cứu “khách đi” du lịch địa bàn khác.
Sử dụng các thông tin, số liệu từ năm 2010 đến 2014 và 6 tháng đầu năm 2015 để
phân tích, đánh giá, đưa ra những giải pháp thời gian tới.
Đề tài sử dụng phương pháp thu thập và phân tích, xử lý thơng tin dữ liệu
3. Kết cấu Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kết cấu luận văn được chia làm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch
Chương 3: Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Sơn La
Chương 4: Một số giải pháp phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Sơn La.


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN MỘT SỐ CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI
Trong chương I tác giả giới thiệu và đánh giá một số cơng trình nghiên cứu liên
quan đến đề tài bao gồm: Một số cơng trình nghiên cứu trên thế giới; Một số cơng trình


nghiên cứu của Việt Nam và định hướng nghiên cứu của đề tài

CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM
VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
Tại Chương 2, tác giả đề cập tới một số khái niệm liên quan đến du lịch như:. Khái
niệm về du lịch, khách du lịch, sản phẩm du lịch và những đặc tính của sản phẩm du lịch,
tài nguyên du lịch; khái niệm về phát triển du lịch.
Để đánh giá sự phát triển du lịch có rất nhiều Bộ tiêu chí: Bộ tiêu chuẩn du lịch bền
vững tồn cầu cho điểm đến; Bộ tiêu chuẩn Nhãn hiệu du lịch bền vững Bơng sen xanh của
Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch (2012); Bộ tiêu chuẩn Nhãn du lịch xanh của Tổng Cục
Du lịch (2013); Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới...
Trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài, tác giả lựa chọn phương pháp đánh giá các
tiêu chí phát triển du lịch dựa vào: Bộ tiêu chuẩn Nhãn hiệu du lịch bền vững Bông sen
xanh của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch (2012)và Bộ tiêu chuẩn Nhãn du lịch xanh của
Tổng Cục Du lịch (2013) với các tiêu chí đánh giá về hệ thống cơ sở lưu trú, nhà hàng
phục vụ khách du lịch, cửa hàng mua sắm phục vụ khách du lịch, điểm dừng chân phục vụ
khách du lịch, điểm tham quan du lịch....
Luận văn cũng đề cập tới vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội; Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bao gồm:. Những yếu tố bên
ngoài như: Tình hình kinh tế và chính trị trên thế giới và khu vực; Tình hình và xu
hướng phát triển kinh tế của đất nước; Tình hình chính trị hịa bình, ổn định của đất nước;
Quan điểm, đường lối chính sách phát triển du lịch của nhà nước; Yếu tố tác động đến


cầu du lịch; Nguồn tài nguyên du lịch; Cơ sở vật chất kỹ thuật và thiết bị hạ tầng... và
những yếu tố bên trong như: Quản lý ngành ; cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt
động du lịch; nguồn nhân lực; nhà kinh doanh và cung ứng dịch vụ du lịch; hoạt động
truyền thông, tư vấn trong lĩnh vực du lịch...
Để có sự phân tích phát triển du lịch Sơn La trong sự đa dạng, phong phú của nền

du lịch trên thế giới, trong nước, tác giả đề cập tới kinh nghiệm phát triển du lịch tại một
số nước và ở Việt Nam như: Malaysia, Chu Hải – Trung Quốc, Bản Lác – Mai Châu, Hịa
Bình, Sa Pa, Lào Cai, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho phát triển du lịch của
Sơn La

CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH SƠN LA
Trong chương này tác giả muốn đưa đến một cái nhìn tổng thể về thực trạng phát
triển du lịch trên địa bàn tỉnh Sơn La, bắt đầu từ việc đánh giá đặc điểm tự nhiên, tình
hình kinh tế, xã hội có ảnh hưởng đến phát triển du lịch của tỉnh Sơn La. Trong đó, tập
trung đánh giá sâu về nguồn tài nguyên du lịch Sơn La đó là tài nguyên du lịch tự nhiên
và tài nguyên du lịch nhân văn.
Với đặc điểm địa hình, khí hậu đặc trưng miền núi cao, hệ sinh thái đa dạng, có
nhiều cảnh quan đẹp có thể phát triển thành các điểm thăm quan du lịch hấp dẫn. Hệ
thống sơng suối khá nhiều, trong đó nổi bật là sơng Đà và sơng Mã. Đặc biệt vùng lịng
hồ Sơn La là hồ nước lớn nhất ở nước ta với chiều dài hồ tới 150km, diện tích khoảng
16.000ha. ...Tạo cho Sơn La tiềm năng du lịch tự nhiên rất lớn, vùng Mộc Châu có thể
được ví như “Hạ Long trên núi” hay Đà Lạt thứ 2
Về Tài nguyên du lịch nhân văn, Sơn La là vùng đất sinh sống lâu đời của 12 dân
tộc anh em, với các giá trị văn hóa dân tộc đặc sắc, có lịch sử truyền thống đấu tranh
chống giặc ngoại xâm. Các tài nguyên du lịch nhân văn và lịch sử là các yếu tố quan
trọng để phát triển du lịch Sơn La.

Đánh giá thực trạng phát triển du lịch của Sơn La trong những năm qua, tác
giả tập trung đánh giá thực trạng về:


* Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch bao gồm:
- Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch (Hệ thống giao thông; hệ thống cung cấp
điện; cấp, thốt nước; hệ thống bưu chính viễn thơng)

- Phương tiện vận chuyển khách du lịch: Sơn La chỉ có phương tiện đường bộ,
khơng có đường khơng, đường sắt, đường thủy rất hạn chế. Trên địa bàn có một số
doanh nghiệp chuyên kinh doanh dịch vụ vận tải du lịch chủ yếu phục vụ khách đi các địa
điểm khác trong nước; Khách đến chủ yếu qua các công ty lữ hành, các hãng xe khách và
các phương tiện khác ngoài địa bàn.
* Về các dịch vụ du lịch:
- Hệ thống cơ sở lưu trú: Luận văn đánh giá về số lượng và chất lượng các cơ sở lưu
trú trên địa bàn, hệ thống nhà hàng, cửa hàng mua sắm đạt chuẩn, cơ sở ăn uống đạt
chuẩn phục vụ du lịch trên đại bàn. Đánh giá thực tế để đề xuất phương hướng phát triển
thời gian tới.
- Về hệ thống sản phẩm du lịch trên địa bàn: gồm 3 tuor với 6 nhóm sản phẩm: Du
lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, vui chơi giải trí và cuối tuần ở các vùng cảnh quan;
Nhóm sản phẩm tham quan danh lam thắng cảnh; Nhóm sản phẩm du lịch văn hóa; Nhóm
sản phẩm du lịch sinh thái; Nhóm sản phẩm du lịch cộng đồng; Nhóm sản phẩm du lịch tâm
linh)

- Hệ thống tuyến du lịch trên địa bàn bao gồm:
+ Tuyến du lịch đường bộ: Tuyến du lịch dọc quốc lộ 6;Tuyến du lịch quốc lộ 37;
Tuyến du lịch quốc lộ 279; Hệ thống đường giao thông từ tỉnh lộ 103 đến chân núi hang Chi Đảy, Yên
Sơn, Yên Châu;Tuyến du lịch quốc lộ 4G;Tuyến du lịch theo đường tỉnh lộ 109.
+ Tuyến du lịch đường thủy:Tuyến Hịa Bình - Vạn n (Phù Yên).... huyện
Quỳnh Nhai - thị xã Mường Lay (tỉnh Điện Biên); Tuyến du lịch Mường La - Quỳnh
Nhai; Tuyến du lịch Quỳnh Nhai - Thị xã Mường Lay (Điện Biên); Tuyến du lịch cảng
bản Két (thị trấn Ít Ong); cảng bản Áng (xã Chiềng Lao)
+ Các tuyến du lịch phụ trợ và các tuyến du lịch chuyên đề
* Đánh giá về số lượng và cơ cấu các loại khách du lịch; Nguồn nhân lực phục vụ
du lịch


* Kết quả hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch; Công tác triển khai các dự án du

lịch; cơ chế, chính sách thu hút đầu tư phát triển du lịch
* Công tác quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh có: Ban chỉ đạo phát triển du lịch
tỉnh Sơn La; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan quản lý nhà nước về Du lịch;
Ban quản lý Khu du lịch Mộc Châu – Trực thuộc UBND tỉnh là cơ quan tham mưu và
quản lý trực tiếp các nội dung về Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
Để có đánh giá khách quan từ cảm nhận của du khách đến Sơn La, tác giả thực hiện
khảo sát phân tích: 196 phiếu điều tra của khách du lịch đánh giá về dịch vụ du lịch và
chất lượng điểm đến.
Từ những đánh giá cụ thể nêu trên tác giả rút ra nhận xét đánh giá chung về mặt tích
cực cũng như hạn chế trong phát triển du lịch Sơn La
* Những mặt tích cực
- Nền tảng cơ sở hạ tầng tương đối phát triển:
- Vị trí địa lý thuận lợi trong liên kết phát triển du lịch:
- Sự quan tâm của các cơ quan Trung ương và sự nhìn nhận đúng đắn của các cấp
lãnh đạo tỉnh trong xu thế phát triển trước mắt cũng như lâu dài.
- Tài nguyên du lịch Sơn La ngày càng được khẳng định giá trị.
*Hạn chế và nguyên nhân
- Hạn chế về đội ngũ lao động (quản lý, nghiệp vụ):
- Hạn chế về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch,
- Ảnh hưởng của tính mùa vụ trong hoạt động du lịch:
- Tính liên kết của Sơn La với các địa phương, đặc biệt với Hà Nội trong hoạt động
du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển:
- Hạn chế trong quản lý, thực hiện quy hoạch du lịch:


CHƢƠNG 4
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA
Trong chương này tác giá đề cập đến Định hướng phát triển du lịch Sơn La đến năm
2020, tầm nhìn đến 2030 và các giải pháp phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.
Khái quát về các quan điểm phát triển, mục tiêu phát triển với mục tiêu chung và các

chỉ tiêu cụ thể trong phát triển du lịch trên địa bàn. Từ đó đưa ra 02 nhóm giải pháp cơ bản
phát triển du lịch tỉnh Sơn La đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đó là nhóm giải pháp
trực tiếp và nhóm giải pháp hỗ trợ. Trong đó:
* Nhóm giải pháp trực tiếp bao gồm:
- Giải pháp đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật: Tập trung đầu tư phát triển hệ thống giao
thông và các hạ tầng khác như: điện, thông tin, truyền thông, cấp thoát nước và xử lý chất
thải rắn du lịch
- Giải pháp về phát triển dịch vụ du lịch
+ Nâng cao chất lượng cơ sở lưu trú, tăng số lượng với nhiều loại hình lưu trú phù
hợp với thị hiếu du khách:
+ Cơ sở ăn uống: Tập trung khai thác ẩm thực Tây Bắc và các đặc sản tự nhiên của
Sơn La.
+ Phát triển các tiện nghi phục vụ du lịch khác: Nghiên cứu xây dựng “Khơng gian
văn hóa dân tộc Sơn La” với nét văn hóa đặc trưng riêng tại khu vực Mộc Châu và thành
phố Sơn La gắn với du lịch, ..
- Giải pháp đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch
Tập trung phát triển một số sản phẩm cơ bản sau: nhóm sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng,
chăm sóc sức khỏe, vui chơi giải trí và cuối tuần ở các vùng cảnh quan; Nhóm sản phẩm
tham quan danh lam thắng cảnh; Nhóm sản phẩm du lịch văn hóa; Nhóm sản phẩm du lịch
sinh thái; Nhóm sản phẩm du lịch cộng đồng; Nhóm sản phẩm du lịch thể thao mạo hiểm,
khám phá; Nhóm sản phẩm du lịch tâm linh

- Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực và nâng cao hiệu quả quản lý: Trong đó,
chú trọng phát huy vai trị của Trường Cao đẳng Sơn La, Trường Trung cấp văn hóa nghệ
thuật và du lịch tỉnh


- Giải pháp quảng bá, tuyên truyền
- Giải pháp về cơ chế, chính sách
Hồn thiện và áp dụng hệ thống các cơ chế chính sách đặc thù trong các lĩnh vực về

thuế, về đầu tư, về đào tạo nhân lực, thị trường,...nhằm tạo mơi trường thuận lợi, khuyến
khích mọi thành phần kinh tế có thể tham gia đầu tư phát triển du lịch Sơn La.
* Nhóm giải pháp hỗ trợ bao gồm:
- Giải pháp hợp tác phát triển
- Giải pháp về ứng dụng khoa học, công nghệ
- Giải pháp về bảo vệ mơi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu

KẾT LUẬN



×