Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại cục thuế hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.47 KB, 11 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế Việt Nam đã và đang từng bước hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế
giới. Trong quá trình hội nhập đó thì việc thu hút vốn ĐTNN có vai trị hết sức quan
trọng giúp Việt Nam thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng nguồn vốn cho
đầu tư, thúc đẩy q trình chuyển giao cơng nghệ, đồng thời thơng qua đó giúp Việt Nam
giải quyết một phần vấn đề việc làm cho người lao động…Từ năm 2005 đến nay (tức sau
khi Luật đầu tư số 59/2005/QH11 có hiệu lực) dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi
khơng ngừng chảy vào Việt Nam, hàng loạt các doanh nghiệp ĐTNN được thành lập và
đi vào hoạt động, tuy nhiên tình trạng trốn thuế, gian lận thương mại; chuyển giá, liên tục
báo lỗ nhiều năm mặc dù vẫn tiếp tục mở rộng thị trường kinh doanh, doanh số
bán…ngày càng gia tăng. Một vấn đế hết sức bức thiết đối với ngành thuế Việt Nam hiện
nay đó là làm sao để tăng cường hiệu quả của công tác quản lý thuế TNDN đối với các
doanh nghiệp ĐTNN nói chung và tại địa bàn Hà Nội nói riêng.
Bản thân là một cơng chức hiện đang công tác tại Cục thuế TP Hà Nội, với mong
muốn nghiên cứu tìm hiểu để đưa ra các giải pháp nhằm đáp ứng yêu cầu bức thiết đặt ra
trong thực tiễn về quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp ĐTNN hạn chế thất thoát
cho NSNN. Vì vậy, tơi lựa chọn đề tài nghiên cứu luận văn của mình là “Giải pháp tăng
cường cơng tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp có vốn
ĐTNN tại Cục thuế Hà Nội”.
2. Mục đích nghiên cứu
Luận văn với ba mục đích nghiên cứu chính gồm có:
Thứ nhất, xây dựng được cơ sở lý luận về thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh
nghiệp có vốn ĐTNN, một số nội dung cơ bản trong quản lý thuế TNDN đối với các
doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi, phân tích các nhân tố chủ quan và nhân
tố khách quan ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp có
vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi.
Thứ hai, phân tích thực trạng về công tác quản lý thuế TNDN đối với các doanh
nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi tại Cục thuế TP Hà Nội. Thơng qua đó để đánh giá
những điểm đạt được, những hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong công tác quản lý thuế
TNDN đối với các doanh nghiệp ĐTNN tại Cục thuế TP Hà Nội.




Thứ ba, đưa ra được một số giải pháp mới đồng thời hồn thiện các giải pháp đã
có để tăng cường quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp ĐTNN tại Cục thuế TP
Hà Nội.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
a. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản lý thuế TNDN đối với các doanh
nghiệp ĐTNN tại Cục thuế Thành phố Hà Nội.
b. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Giới hạn về nội dung nghiên cứu: đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về vấn đề quản
lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi ( hay cịn gọi
doanh nghiệp FDI ) hoạt động trên địa bàn Hà Nội.
- Giới hạn về khách thể nghiên cứu: công tác quản lý thuế của Cục thuế Hà Nội có
trụ sở tại: Số 187 Giảng Võ, Phường Cát Linh, Quận Đống Đa, TP Hà Nội.
- Giới hạn về thời gian nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu giai đoạn từ năm
2011 đến năm 2015.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn tiến hành nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết về doanh nghiệp ĐTNN,
thuế TNDN của các doanh nghiệp ĐTNN và công tác quản lý thuế TNDN đối với các
doanh nghiệp FDI. Qua đó đánh giá thực trạng cơng tác quản lý thuế TNDN đồng thời
đưa ra các giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp
FDI tại Cục thuế Hà Nội.
 Nguồn dữ liệu:
- Dữ liệu thứ cấp:
+ Dữ liệu của Cục thuế Hà Nội: các báo cáo, thống kê về công tác thu NSNN nói
chung và thuế TNDN đối với các doanh nghiệp ĐTNN nói riêng, các báo cáo liên quan
đến cơng tác thu NSNN của Cục thuế Hà Nội giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015, các
ấn phẩm, tạp chí nội bộ và một số các báo cáo chuyên đề, tham luận, tài liệu nội bộ khác.
+ Dữ liệu bên ngoài Cục thuế Hà Nội: các trang website, tạp chí thuế… các sách

báo về thuế, quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp ĐTNN, các báo cáo, cơng
trình nghiên cứu của tổ chức, các chun gia có liên quan đến cơng tác quản lý thuế, các
báo tổng kết của ngành thuế…
 Phương pháp nghiên cứu: luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính.


Thơng qua cơ sở dữ liệu tiến hành phân tích, tổng hợp, so sánh để khái quát hóa các vấn
đề về thuế TNDN và quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp ĐTNN.
5. Kết cấu của đề tài
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì đề tài có
kết cấu ba chương:
Chương 1: Lý luận chung về công tác quản lý thuế TNDN đối với các doanh
nghiệp có vốn ĐTNN;
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp
có vốn ĐTNN tại Cục thuế Hà Nội;
Chương 3: Giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế TNDN đối với các
doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại Cục thuế Hà Nội.

1.CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP
DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ
NƢỚC NGỒI
Nội dung Chương 1 được trình bày bao gồm ba vấn đề lớn:
- Khái quát chung về các doanh nghiệp có vốn ĐTNN;
- Những vấn đề cơ bản về thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ĐTNN
Điểm căn bản nhất của Chương 1, đó là nội dung cơng tác quản lý thuế thu nhập
doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nói chung và đối với doanh nghiệp ĐTNN nói riêng
đều tuân thủ các nguyên tắc, qui định chung trong Luật quản lý thuế. Tuy nhiên, quản lý
thuế TNDN đối với doanh nghiệp ĐTNN có những đặc thù riêng khơng giống như các

thành phần kinh tế khác. Về cơ bản, nội dung quản lý gồm sáu công tác cơ bản sau:
1. Quản lý đăng ký thuế;
2. Quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế;
3. Kiểm tra, thanh tra thuế;
4. Quản lý nợ và cưỡng chế thuế;


5. Tuyên truyền và hỗ trợ NNT.
6. Xử lý miễn thuế, giảm thuế.
Đây chính là khung lý thuyết mà em sẽ vận dụng để phân tích thực trạng cơng tác
quản lý thuế TNDN tại Chương 2. Đồng thời, chương 1 cũng trình bày nêu bật được các
nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của công tác quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp
ĐTNN. Bao gồm:
1. Nhân tố khách quan
Thứ nhất, mơi trường pháp lý
Thứ hai, trình độ và ý thức chấp hành của các doanh nghiệp ĐTNN
Thứ ba, sự phối hợp giữa các cơ quan hữu quan với cơ quan thuế
Thứ tư, chất lượng công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát của các cơ quan quản lý
nhà nước.
2. Nhân tố chủ quan
Thứ nhất, tổ chức công tác quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp FDI.
Thứ hai, chất lượng nguồn nhân lực
Thứ ba, điều kiện cơ sở vật chất và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin.

CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH
NGHIỆP ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC
NGOÀI TẠI CỤC THUẾ HÀ NỘI
Chương 2 gồm 3 vấn đề lớn:
- Tổng quan về Cục Thuế Hà Nội và các doanh nghiệp ĐTNN trên địa bàn Hà

Nội;
- Thực trạng công tác quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp ĐTNN tại Cục
thuế Hà Nội;
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp ĐTNN
tại Cục Thuế Hà Nội.
Cục thuế Hà Nội là tổ chức trực thuộc Tổng cục thuế, được thành lập vào ngày


21/08/1990 theo Quyết định số 314/QĐ-BTC của Bộ tài chính, có tư cách pháp nhân, có
con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước theo quy định của pháp luật đồng
thời Cục thuế Hà Nội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của Luật
Quản lý thuế, các luật thuế, các quy định pháp luật có liên quan khác. Đến ngày
28/07/2008, Cục thuế Hà Tây, huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc cũ được sát nhập vào Cục
thuế Hà Nội và từ đó cho đến nay Cục Thuế TP Hà Nội hoạt động tại trụ sở chính: Số
187 Giảng Võ, Quận Đống Đa, Hà Nội. Tính đến 31/12/2015; tổng số cán bộ cơng chức
làm việc tại Văn phòng Cục Thuế là 707 cán bộ và công tác tại 30 chi cục Thuế ở các
quận, huyện, thị xã trực thuộc Cục Thuế Hà Nội là 2.921 cán bộ.
Đứng đầu là Cục trưởng và 6 Phó Cục trưởng. Phía dưới là 14 phịng chức năng
tham mưu giúp việc cho Cục trưởng, trong đó Phịng thanh tra thuế được chia thành 5
phòng là phòng thanh tra thuế số 1, 2, 3, 4 và phòng thanh tra giá chuyển nhượng; Phòng
kiểm tra thuế được chia thành 6 phòng là phòng kiểm tra thuế đánh số từ 1 đến 6, trong
đó Phịng Kiểm tra thuế số 1 được phân cơng quản lý và theo dõi trực tiếp các doanh
nghiệp có vốn ĐTNN.
Nội dung chính của Chương 2, đó là việc phân tích thực trạng cơng tác quản lý
thuế TNDN đối với doanh nghiệp ĐTNN tại Cục thuế Hà Nội. Em sử dụng khung phân
tích thực trạng qua 7 cơng tác cơ bản của nội dung quản lý thuế:
1. Công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế
- Tổ chức hoạt động tun truyền chính sách thuế thơng qua các hình thức như
cung cấp văn bản cho NNT, cung cấp ấn phẩm, tờ rơi; tuyên truyền qua các kênh truyền
hình, phát thanh, tuyên truyền qua báo, tạp chí, các buổi họp báo và các hình thức tuyên

truyền khác.
- Hỗ trợ NNT thông qua điện thoại, trực tiếp, văn bản, các buổi đối thoại.
- Phối hợp với các cơ quan ban ngành có liên quan tổ chức các buổi hội thảo
chuyên đề về thuế.


2. Công tác quản lý đăng ký thuế:
Về công tác cấp mã số thuế và thay đổi thông tin đăng ký thuế
Năm 2015, Cục thuế TP Hà Nội nhận 9.612 giao dịch thay đổi thông tin đăng ký
thuế từ các phòng ĐKKD - Sở KHĐT, đã thực hiện và xử lý được 8.962 giao dịch. Số
lượng xử lý thành công 8.424 giao dịch ( cấp mới 1.466 mã số doanh nghiệp, chấp nhận
6.958 giao dịch thay đổi nội dung đăng ký thuế ). Trong đó, khối doanh nghiệp FDI
chiếm 21,03% tổng số giao dịch được xử lý.
Về công tác quản lý đối tượng nộp thuế
Tính đến ngày 31/12/2015, tổng doanh nghiệp FDI trên địa bàn Hà Nội đang được
Cục Thuế theo dõi quản lý là 3.171 doanh nghiệp. Trong đó các doanh nghiệp FDI là các
tổ chức kinh tế sản xuất kinh doanh dịch vụ, hàng hóa chiếm tới 76,73% tổng số doanh
nghiệp FDI do Cục thuế Hà Nội quản lý. Nhìn chung cơng tác quản lý đăng ký thuế đối
với các doanh nghiệp FDI nói riêng và doanh nghiệp do Cục Thuế quản lý nói chung đã thực
hiện đúng quy định của ngành thuế, đúng đối tượng cần quản lý và đưa số đối tượng chịu
sự quản lý, phải thực hiện nghĩa vụ kê khai, nộp thuế TNDN vào hệ thống dữ liệu quản
lý thuế tồn ngành.
3. Cơng tác quản lý khai thuế và kế toán thuế
Hiện nay, Cục thuế Hà Nội đang áp dụng quản lý kê khai thuế qua hai hình thức là
hình thức kê khai thuế trực tiếp và hình thức kê khai thuế điện tử:
Nhờ những tiện ích từ nộp thuế điện tử và nhờ vào các hoạt động tuyên truyền hỗ
trợ NNT của Cục thuế Hà Nội đến thời điểm 31/12/2015, Cục thuế Hà Nội đã có 98,6%
doanh nghiệp đang hoạt động thực hiện kê khai thuế qua mạng và tỷ lệ kê khai thuế thành
cơng qua mạng đạt 97,2% trong đó có tới 99,1% các doanh nghiệp ĐTNN đang hoạt
động thực hiện kê khai thuế qua mạng với tỷ lệ kê khai thành công đạt 98,7%.

4. Công tác quản lý nộp thuế
Cục thuế Hà Nội đã triển khai thành công dự án “hiện đại hóa quy trình quản lý thu,
nộp thuế” tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ĐTNN trong quá trình nộp thuế TNDN.
Tổng thu từ thuế TNDN của các doanh nghiệp ĐTNN có xu hướng tăng dần qua các năm.
Tính đến thời điểm 31/12/2015, số thuế TNDN thực thu đạt 7.774 tỷ đồng tăng 887 tỷ đồng
tương đương với 12,88% so với năm 2014 và chiếm hơn 44,42% tổng số thuế thu được từ
các doanh nghiệp ĐTNN trên toàn địa bàn Hà Nội.
5. Công tác thanh tra, kiểm tra thuế:


Thứ nhất, Công tác kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan thuế
Số hồ sơ các doanh nghiệp ĐTNN phải kiểm tra không ngừng tăng cùng với sự gia
tăng về số lượng các doanh nghiệp ĐTNN thành lập mới và được đưa vào đối tượng quản
lý của cơ quan thuế. Đến thời điểm 31/12/2015, Cục thuế Hà Nội có 2.927 hồ sơ phải
kiểm tra trong đó: phát hiện 137 hồ sơ có vi phạm tăng 13,22% so với năm 2014 trong đó
số tiền thuế TNDN điều chỉnh là 3.576 triệu đồng và số tiền giảm lỗ là 1.133 triệu đồng.
Thứ hai, công tác thanh, kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp:
Năm 2015, số bộ hồ sơ phải kiểm tra là 211 tăng gần 4% so với năm 2014. Qua
kiểm tra, đến năm 2015 đã phát hiện 123 doanh nghiệp vi phạm tăng gần 7% tổng số
doanh nghiệp vi phạm bị phát hiện của năm 2014. Nhờ đó, đã có 41,7 tỷ đồng tiền thuế
TNDN điều chỉnh và giảm lỗ 175 tỷ đồng .
Nhìn chung các doanh nghiệp ĐTNN chấp hành tốt các quy định về công tác kê
khai thuế và nộp thuế TNDN. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn cịn một số các doanh
nghiệp có hành vi trốn thuế, gian lận thuế gây thất thu cho NSNN. Hiện nay, một vấn
đề nổi trội của các doanh nghiệp FDI là có nhiều các doanh nghiệp báo lỗ để không
phải nộp thuế TNDN mà ngun nhân chính là do chuyển giá.
6. Cơng tác quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế
Qua bảng số liệu trên ta thấy trong năm 2015 số tiền nợ thuế thu được của các
doanh nghiệp ĐTNN là 572 tỷ đồng, trong đó kết quả thu nợ thuế TNDN là 246 tỷ
đồng chiếm 7,9% tổng số tiền nợ thuế TNDN của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà

Nội. Cũng trong năm 2015, Cục thuế Hà Nội đã tiến hành cưỡng chế nợ thuế đối với
các doanh nghiệp nợ đọng thuế kéo dài với 922 nghìn lượt thơng báo 07 đã được gửi
cho các đối tượng nộp thuế trong đó có 164 nghìn lượt gửi cho các doanh nghiệp
ĐTNN, gửi một nghìn lượt xác minh thơng tin tài khoản của các doanh nghiệp ĐTNN
chiếm 5,9% tổng số lượt xác minh của Cục thuế, ban hành 300 quyết định cưỡng chế
và lệnh thu ngân hàng đối với các doanh nghiệp ĐTNN chiếm 4,1% tổng số quyết
định của toàn cục và đã có 39 doanh nghiệp ĐTNN bị cưỡng chế hóa đơn.
7.Cơng tác nội ngành:
Thứ nhất, công tác kiểm tra nội bộ:
Tổng số đơn thư khiếu nại mà Cục thuế Hà Nội nhận được từ năm 2011 đến năm


2015 có xu hướng tăng lên qua các năm trong đó số đơn thư tố cáo của doanh nghiệp ĐTNN
cũng có xu hướng tăng lên song số lượng khơng nhiều chỉ chiếm dưới 2,5% tổng số đơn thư
tố cáo mà Cục nhận được trong các năm qua.
Thứ hai, Ứng dụng công nghệ thông tin
Ứng dụng phần mềm hỗ trợ kê khai thuế 3.3.1, ứng dụng công nghệ thông tin vào
công tác thu thuế, ứng dụng phần mềm quản lý thuế tập trung TMS, hệ thống quản lý thu
nợ thuế. Ngoài ra, Cục thuế Hà Nội đã và đang áp dụng nhiều phần mềm hỗ trợ công tác
quản lý thuế khác như phần mềm hỗ trợ thanh tra thuế, phần mềm quản lý thơng tin NNT
Từ phân tích thực trạng các mặt công tác trong nội dung quản lý thuế TNDN như
đã trình bày ở trên, Chương 2 đi sâu vào đánh giá thực trạng làm nổi bật kết quả đạt
được, đồng thời chỉ ra một số hạn chế, nguyên nhân của hạn chế theo từng công tác cụ
thể:
Thứ nhất, công tác tuyên truyền và hỗ trợ NNT: đa dạng về hình thức tuyên
truyền, song các phương thức tuyên truyền truyền thống vẫn cịn sử dụng.
Thứ hai, cơng tác kê khai, kế toán thuế: xử lý tờ khai thuế và kế tốn thuế vẫn cịn
tình trạng bị dồn tích dẫn đến việc xử lý bị chậm trễ.
Thứ ba, công tác quản lý nộp thuế: triển khai thành công dự án “hiện đại hóa qui trình
quản lý thu, nộp thuế” tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nộp thuế điện tử.

Thứ tư, công tác kiểm tra, thanh tra thuế: số lượng cũng như chất lượng của công
tác thanh, kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế còn chưa đạt hiệu quả cao, thiếu tính xử lý đối
với các trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật về thuế.
Thứ năm, công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: quản lý nợ thuế vẫn chưa đạt
hiệu quả cao, số liệu theo dõi nợ cịn chưa chính xác, dẫn đến tình trạng nợ sai , nợ ảo.
Thứ sáu, cơng tác kiểm tra nội bộ: giải quyết và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo
cịn tình trạng kéo dài do tính chất phức tạp và chất lượng cuộc KTNB chưa đạt yêu cầu.
Thứ bảy, ứng dụng phần mềm hỗ trợ tiên tiến, hiện đại trong quản lý thuế.
Phân tích nguyên nhân của hạn chế đã nêu trên, luận văn chỉ ra hai nhóm nguyên
nhân: khách quan và chủ quan. Cụ thể:
1. Nguyên nhân khách quan
Một là, hệ thống pháp luật liên quan đến cơng tác quản lý thuế nói chung và thuế
TNDN đối với các doanh nghiệp ĐTNN còn nhiều bất cập, chưa hoàn thiện.


Hai là, hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến cơng tác hạch tốn kế tốn
của các doanh nghiệp cịn hạn chế.
Ba là, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ
quan hữu quan và hợp tác quốc tế.
2. Nguyên nhân chủ quan
Một là, tổ chức bộ máy thực hiện.
Hai là, nguồn nhân lực phục vụ cho công tác quản lý thuế TNDN đối với các
doanh nghiệp ĐTNN còn hạn chế về số lượng, trình độ chun mơn; kinh nghiệm cũng
như kỹ năng giao tiếp với người nước ngoài.
Ba là, trình độ cơng nghệ và cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu của công
tác quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp ĐTNN.
Đây chính là những căn cứ thực trạng công tác quản lý thuế TNDN đối với doanh
nghiệp ĐTNN giúp học viên xây dựng hệ thống giải pháp ở Chương 3

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU
NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CĨ VỐN
ĐẦU TƢ NƢỚC NGỒI TẠI CỤC THUẾ HÀ NỘI
Chương 3 gồm vấn đề lớn:
- Định hướng quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp ĐTNN;
- Giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp ĐTNN;
- Một số kiến nghị với Nhà nước và Bộ chủ quản.
Các giải pháp gồm:
1. Tăng cường công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế;
2. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế;
3. Chú trọng công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế;
4. Hồn thiện cơng tác khai thuế và kế tốn thuế;
5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực;
6. Một số giải pháp khác:


Trong số 6 nhóm giải pháp nêu trên, giải pháp theo học viên là quan trọng nhất,
đó là giải pháp tăng cường công tác thanh kiểm tra thuế.
Để thực hiện được giải pháp này, luận văn đề xuất một số giải pháp sau:
Thứ nhất, cần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về thuế của các doanh nghiệp
ĐTNN.
Thứ hai, nâng cao cơng tác phân tích chun sâu hồ sơ doanh nghiệp, từ đó phát
hiện nội dung thanh tra có dấu hiệu rủi ro cao và dự báo các khả năng vi phạm trốn thuế
của các doanh nghiệp.
Thứ ba, tăng cường thanh tra, kiểm tra theo phương thức điện tử.
Thứ tư, cần thực hiện tốt công tác chuẩn bị trước khi tiến hành thanh tra, kiểm tra.
Thứ năm, hệ thống hóa các văn bản chính sách thuế liên quan đến các doanh
nghiệp ĐTNN và các vấn đề cần quan tâm trong q trình kiểm tra
Thứ sáu, cần kiện tồn bộ máy tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra đối với các
doanh nghiệp ĐTNN.

Thứ bảy, tăng cường áp dụng các biện pháp chống chuyển giá của các doanh
nghiệp ĐTNN.
Để phòng chống tình trạng các doanh nghiệp ĐTNN sử dụng các thủ đoạn chuyển
giá để hạn chế số thuế TNDN phải nộp,luận văn có đề xuất một số các giải pháp sau: Xây
dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, ứng dụng các phần mềm hỗ trợ phục vụ công tác phân tích rủi
ro và làm căn cứ xác định giá thị trường đối với các giao dịch liên kết; Xây dựng một bảng
tổng hợp tỷ suất lợi nhuận bình quân cho từng ngành vào các năm khác nhau; Cần tăng
cường phối hợp giữa phòng thanh tra chống chuyển giá và các cơ quan cấp phép đầu tư, cơ
quan hải quan, cơ quan chức năng, hệ thống ngân hàng và các cơ quan thuế quốc tế…để có
thể xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thống nhất về các doanh nghiệp ĐTNN, về giá chuyển
nhượng của hàng hóa, dịch vụ giữa các doanh nghiệp ĐTNN, cơng ty mẹ và các tập đồn
đa quốc gia…


KẾT LUẬN
Trên cơ sở những lý luận và thực trạng, luận văn đã phân tích chỉ ra nguyên nhân
và đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế nói chung và cơng tác quản lý
thuế TNDN đối với các doanh nghiệp ĐTNN nói riêng, góp phần kiểm soát nguồn thu
thuế TNDN, kiểm soát hoạt động chuyển giá chống thất thu NSNN trên địa bàn Hà Nội.
Đồng thời qua đó tạo ra một mơi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng giữa các loại
hình doanh nghiệp.
Tuy nhiên, cơng tác quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp ĐTNN là một
hoạt động phức tạp, đặc biệt trong bối cảnh các doanh nghiệp ĐTNN tại khu vực Hà Nội
đang hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau và các thủ đoạn nhằm trốn thuế, gian lận
thuế của các doanh nghiệp này ngày càng tinh vi hơn. Trong khi luận văn bị hạn chế về
kinh nghiệm của tác giả và thời gian nghiên cứu nên luận văn không tranh khỏi những
thiếu sót nhất định. Kính mong Hội động khoa học, các cấp quản lý và các bạn đọc quan
tâm về vấn đề này đóng góp ý kiến để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn.




×