Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Đo lường khả năng phục hồi của nền kinh tế thực trạng tại việt nam và giải pháp (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (401.24 KB, 11 trang )

i

TÓM TẮT
1. Dẫn nhập
Thế kỷ XXI là thời kỳ quan hệ quốc tế phát triển mạnh mẽ, bất kỳ quốc gia
nào, dù lớn hay nhỏ, dù thuộc hình thái kinh tế xã hội nào cũng không thể tránh
khỏi tác động của mối quan hệ kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế mang đến nhiều cơ
hội cũng như thách thức cho nền kinh tế, một trong những thách thức đặt ra cho nền
kinh tế vĩ mơ đó là nền kinh tế dễ bị tổn thương trước những biến động quốc tế. Câu
hỏi đặt ra ở đây là, liệu tất cả các quốc gia đều có phản ứng như nhau khi đối mặt
với các cú sốc kinh tế như nhau, tất cả các quốc gia đều bị ảnh hưởng như nhau
trước những cú sốc kinh tế như nhau hay không?
Thực tế đã chứng minh, các quốc gia không phản ứng giống nhau khi đối
mặt với các cú sốc kinh tế giống nhau cũng như các quốc gia bị ảnh hưởng khác
nhau trước những cú sốc kinh tế giống nhau.Thuật ngữ “khả năng phục hồi của nền
kinh tế” ra đời giải thích sự khác biệt về phản ứng của của các nền kinh tế trước một
cú sốc giống nhau, làm thế nào để một quốc gia có thể nhanh chóng thốt khỏi ảnh
hưởng của các cú sốc.Chính vì vậy mà nghiên cứu về khả năng phục hồi của nền
kinh tế có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nhiều quốc gia trên thế giới.
Xét về bối cảnh kinh tế tại Việt Nam, nền kinh tế của chúng ta đang từng
bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới . Việt Nam đã gia nhập Cộng đồng Kinh tế
ASEAN và đang trong quá trình đàm phám ký kết hiệp định Đối tác kinh tế chiến
lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Điều này sẽ đặt Việt Nam vào vị thế phải sẵn
sàng đối mặt với nhiều cú sốc lớn, nhỏ bất ngờ. Chính vì vậy mà chúng ta cần
nghiên cứu về đo lường khả năng phục hồi nền kinh tế, từ đó phân tích khả năng
phục hồi nền kinh tế nói chung và tại Việt Nam nói riêng để đưa ra được những
khuyến nghị làm gia tăng khả năng phục hồi của nền kinh tế.
Thực tế tại Việt Nam chưa có nhiều bài nghiên cứu về khả năng phục hồi
của nền kinh tế sau khi trải qua các cú sốc. Tuy nhiên, trên thế giới đã có nhiều tác
giả nghiên cứu và đưa ra những lý luận nền móng cho vấn đề này:
Bài nghiên cứu “The Rising Resilience of Emerging Market and Developing




ii

Economies” của Abdul Abiad, John Bluedorn, Jaime Guajardo, and Petia Topalova
(2012) đã nghiên cứu sự phục hồi của các nền kinh tế đang hội nhập và phát triển,
theo đó khả năng phục hồi được định nghĩa là khả năng duy trì giai đoạn phát triển
dài và mạnh mẽ hơn, cũng như khả năng rút ngắn giai đoạn suy thoái của nền kinh
tế. Nghiên cứu chỉ ra rằng tốc độ phục hồi của các quốc gia đang trong quá trình hồi
phục và phát triển là tốt hơn rất nhiều so với các nước đã phát triển trong hai thập
kỷ vừa qua cũng như qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong giai đoạn 20032007. Đồng thời chỉ ra rằng rằng những cú sốc nội sinh và ngoại sinh có mối quan
hệ chặt chẽ với việc kết thúc đẩy chu kỳ phát triển của một nền kinh tế đang hội
nhập và phát triển. các chính sách tốt cũng có quan hệ mật thiết với khả năng phục
hồi và sự cải thiện chính sách có tác động đến sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ hơn so
với các cú sốc nội sinh và ngoại sinh.
Nghiên cứu của Jack Boorman, José Fajgenbaum, Hervé Ferhani, Manu
Bhaskharan, Drew Arnold, Harpaul Alberto Kohli (2013) có tên “The Centennial
Resilience Index: Measuring Countries’ Resilience to Shock”. Các tác giả chỉ ra
rằng: chỉ số khả năng phục hồi cho thấy rõ sự yếu kém nổi lên ở nhiều nền kinh tế
đã là một dấu hiệu rõ ràng trước khi cuộc khủng hoảng toàn cầu và trước khi cuộc
khủng hoảng ở châu Âu xảy ra. Cuối cùng tác giả đưa ra kết luận: khả năng phục
hồi của một đất nước với những cú sốc kinh tế và tài chính phụ thuộc vào nhiều yếu
tố. Các yếu tố bao gồm khả năng của các chính phủ, và khả năng quản trị nói chung;
sức mạnh của các tổ chức trong quốc gia, đặc biệt là các tổ chức hoạch định chính
sách kinh tế và tài chính trong nước; tính đúng đắn của mảng ngân hàng trong quốc
gia và lĩnh vực tài chính nói chung; cấu trúc của nền kinh tế bao gồm tính phụ thuộc
vào xuất khẩu, sự đa dạng của nền kinh tế, sự cởi mở đến thị trường tài chính toàn
cầu và các yếu tố khác nữa như khả năng hoạch định chính sách.
Từ những nội dung trên, bài viết sẽ thực hiện đo lường khả năng phục hồi
nền kinh tế, so sánh kết quả của nhóm 10 quốc gia cùng đặc điểm kinh tế/ vị trí địa

lý trong giai đoạn 2000 - 2013; phân tích khả năng phục hồi nền kinh tế Việt Nam
trong giai đoạn 2000 – 2013; Những nhân tố tác động đến khả năng phục hồi của


iii

nền kinh tế; Chỉ số khả năng phục hồi của nền kinh tế tác động như thế nào đến
GDP bình quân đầu người?; Những chính sách nào được khuyến nghị để Việt Nam
chuẩn bị tốt khi phải đối mặt với các cú sốc?
Bài viết được chia làm 5 mục.Tiếp nối phần dẫn nhập là cơ sở lý luận về khả
năng phục hồi của nền kinh tế.Phần ba trình bày đặc điểm nền kinh tế Việt Nam
trong giai đoạn 2000 – 2013. Phần 4 đưa ra phương pháp đo lường khả năng phục
hồi và kết quả đo lường chỉ số khả năng phục hồi nền kinh tế, từ đó phân tích chỉ số
khả năng phục hồi của nhóm 10 quốc gia và liên hệ phân tích thực trạng khả năng
phục hồi của Việt Nam. Từ đó kiểm định các nhân tố tác động đến khả năng phục
hồi và kiểm định giả thuyết của Lino Briguglio (2004) về tác động của chỉ số khả
năng phục hồi và chỉ số dễ tổn thương đến GDP bình qn đầu người. Phần 5 tóm
tắt kết quả đạt được, đưa ra khuyến nghị và chỉ ra những điểm hạn chế, phương
hướng nghiên cứu tiếp theo của bài luận văn.
2. Cơ sở lý luận về khả năng phục hồi của nền kinh tế
Có nhiều nghiên cứu đưa ra những cách hiểu khác nhau về khả năng phục
hồi của nền kinh tế từ đó đưa ra những cách giải thích khác nhau, những phương
pháp nghiên cứu khác nhau cho cùng một vấn đề. Tuy nhiên có thể tóm gọn lại, khả
năng phục hồi của nền kinh tế gồm ba đặc trưng cơ bản: khả năng phục hồi nhanh
từ các cú sốc, khả năng chống lại ảnh hưởng của các cú sốc và khả năng tránh được
các cú sốc. Tuy nhiên, với hai đặc trưng đầu tiên, có thể hiểu chung là khả năng
chống chọi hoặc thích ứng các cú sốc của nền kinh tế. Còn đối với đặc trưng thứ ba
có thể hiểu là khả năng tránh được cú sốc hồn tồn – có thể gọi là một khái niệm
khác là “mức độ dễ tổn thương” (vulnerability) để giải thích.Mức độ dễ tổn thương
của nền kinh tế được coi là “mức độ nhạy cảm của nền kinh tế khi phải đối mặt với

các cú sốc đến từ bên ngồi, nảy sinh từ tính chất nội tại của nền kinh tế”.Điều này
chỉ ra rằng, mức độ dễ tổn thương của nền kinh tế là một đặc tính cố hữu và thường
trực của nền kinh tế, không phụ thuộc vào chính sách cũng như quản lý.
Để phân tích khả năng phục hồi của nền kinh tế, có nhiều phương phápkhác
nhau như phương pháp nghiên cứu trường hợp: chủ yếu dựa vào các thống kê mô tả


iv

đơn giản của các dữ liệu để phân tích các kịch bản của nền kinh tế; phương pháp
xây dựng mô hình kinh tế lượng: xây dựng dựng mơ hình chuỗi thời gian, mơ hình
giả thiết ngược, mơ hình nhân quả, mơ hình xác suất để đánh giá, xác định các nhân
tố ảnh hưởng tới khả năng phục hồi của nền kinh tế; phương pháp xây dựng các chỉ
số đơn hoặc chỉ số tổng hợp, so sánh và đo lường sức đề kháng cũng như khả năng
phục hồi của nền kinh tế và một số phương pháp khác.Kiểm định các nhân tố tác
động đến khả năng phục hồi của nền kinh tế.
Xem xét giả thuyết của Lino Briguglio (2004) đã đặt ra “hiệu suất của một
nền kinh tế phụ thuộc vào khả năng phục hồi và mức độ dễ bị tổn thương của chính
nền kinh tế đó”.
3. Thực trạng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000 – 2013
Trong thời kỳ 2000 – 2013, nền kinh tế Việt Nam có thể chia làm 3 giai đoạn
với đặc điểm và diễn biến kinh tế khác nhau. Giai đoạn 2000 – 2006, được đánh dấu
bằng sự phục hồi kinh tế sau cuộc Khủng hoảng Tài chính Châu Á, là kết quả từ
một loạt các cải cách chính sách góp phần thúc đẩy hội nhập quốc tế, thu hút một
lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài, tăng cường hoạt động thương mại cũng như mở
rộng khu vực kinh tế tư nhân. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn này tương
đối ổn định và có chiều hướng tăng từ năm này sang năm khác. Giai đoạn 2007 –
2008 Việt Nam gia nhập WTO.Năm 2007 được coi là bước phát triển đánh dấu sự
hội nhập sâu rộng của Việt Nam vào nền kinh tế khu vực. Tuy nhiên, năm 2008 đã
diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế tồn cầu, kinh tế Việt Nam có dấu hiệu sụt giảm,

các biến động về giá, đặc biệt là giá dầu và thực phẩm đã có tác động đến rổ giá cả
hàng hóa trong nước là nguyên nhân dẫn đến lạm phát tăng cao, kinh tế vĩ mô mất
ổn định. Giai đoạn 2009 - 2013 chứng kiến tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế
toàn cầu tác động mạnh đến sự ổn định kinh tế vĩ mô, hiệu quả vi mơ. Tình hình
kinh tế sụt giảm nghiêm trọng trong năm 2009 và từ năm 2010 – 2013, là giai đoạn
kinh tế Việt Nam từng bước hạn chế tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh
tế thế giới 2008, dần ổn định kinh tế vĩ mô.


v

4. Đo lường và phân tích chỉ số khả năng phục hồi giai đoạn 2000 - 2013
Đo lường khả năng phục hồi nền kinh tế thông qua phương pháp xây dựng
chỉ số. Từ nhiều nguồn tài liệu từ trước đến nay, có nhiều nhân tố được xem là ảnh
hưởng đến khả năng phục hồi của nền kinh tế và có thể rút ra bốn nhân tố chính ảnh
hưởng đến khả năng phục hồi của nền kinh tế:
Sự ổn định kinh tế vĩ mô được đánh giá thông qua các biến số: Thâm hụt
ngân sách so với GDP; Tổng của tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm; Nợ nước ngoài so
với GDP
Hiệu quả thị trường vi mô: thị trường vốn, thị trường lao động và thị trường
hàng hóa trong nền kinh tế là những biểu hiện tiêu biểu của một thị trường vi mô
hiệu quả và được đánh giá qua các biến số: Điều tiết thị trường tín dụng; Điều tiết
thị trường lao động; Điều tiết về doanh nghiệp.
Quản trị công tốt: được đánh giá qua các biến số: Độc lập tư pháp; Tính cơng
bằng của Tịa án; Bảo vệ các quyền sở hữu; Sự can thiệp quân sự vào các quy định
của pháp luật; Hệ thống chính trị và toàn vẹn của hệ thống pháp luật
Sự phát triển xã hội thể hiện thông qua chỉ số giáo dục và chỉ số sức khỏe
Chỉ số khả năng phục hồi được xác định bằng cách tổng hợp 4 chỉ số phụ
trên. Mỗi chỉ số phụ bao gồm các nhân tố ảnh hưởng, mỗi nhân tố này sẽ là một
biến số và được chuẩn hóa theo cơng thức:

XSij = (Xij – minj)/(maxj – minj)
Trong đó:
-

XSij là giá trị đã được chuẩn hóa của quan sát thứ i của biến j,

-

Xij là giá trị thực tế của cùng quan sát, minj và maxj lần lượt là giá trị nhỏ
nhất và giá trị lớn nhất của biến j.
Các quan sát đã biến đổi theo công thức trên theo từng biến sẽ nhận các giá

trị trong khoảng từ 0 đến 1.
Để tổng hợp các nhân tố thành chỉ số hay chỉ số phụ, và các chỉ số phụ thành
chỉ số tổng hợp chúng ta lựa chọn phương pháp trung bình cộng giản đơn. Vì mỗi
chỉ số/chỉ số phụ đều có tương đối ít nhân tố và mỗi biến số xây dựng nên chỉ số lại


vi

có ý nghĩa khác nhau đối với mỗi nước nên sử dụng phương pháp trung bình cộng
giản đơn để tổng hợp.
Theo như định nghĩa đã nêu ở trên về mức độ dễ bị tổn thương của nền kinh
tế, tác giả xây dựng chỉ số mức độ dễ tổn thương thông qua các biến số sau: độ mở
của nền kinh tế, độ tập trung xuất khẩu và sự phụ thuộc chiến lược nhập khẩu.
Bảng 3.1. Chỉ số khả năng phục hồi (trung bình giai đoạn từ 2000 – 2013)
Tên nước

Ổn định vĩ Hiệu quả


Quản trị

Sự phát

Chỉ số khả

triển xã

năng phục

hội

hồi

Xếp
hạng



vi mô

công

China

0.50231

0.34944

0.65582


0.29877

0.45837

5

India

0.45057

0.36301

0.37694

0.59973

0.45342

6

Indonesia

0.31949

0.36350

0.67294

0.23915


0.39877

9

Japan

0.45978

0.62435

0.73371

0.89407

0.69287

2

Malaysia

0.48261

0.69441

0.69246

0.54880

0.61212


3

Pakistan

0.24999

0.43598

0.25287

0.18297

0.28531

10

Philippine

0.40473

0.51320

0.30388

0.43474

0.42582

7


Singapore

0.82669

0.91203

0.74117

0.80224

0.82053

1

Thailand

0.55827

0.68960

0.46256

0.36095

0.52856

4

Viet nam


0.41117

0.44609

0.36590

0.38771

0.40272

8

Nguồn: tính tốn của tác giả
Có thể thấy rằng các nước có chỉ số khả năng phục hồi cao đều là các nước
phát triển (Singapore, Japan, Malaysia..). Các nước đang phát triển cũng như các
nước nhỏ đều có chỉ số khả năng phục hồi tương đối thấp (Việt Nam, Pakistan).
Ở đây, tác giả muốn lưu ý rằng, chỉ số khả năng phục hồi cũng như các chỉ
số phụ của nó chỉ phản ánh khả năng chống lại hoặc hấp thụ các cú sốc bất lợi của
nền kinh tế, chứ không phải là thước đo đánh giá mức độ phát triển kinh tế.
Ngoài ra, tác giả cũng xây dựng chỉ số dễ tổn thương để đưa ra cái nhìn khái
quát về mức độ dễ bị tác động bởi các cú sốc từ bên ngồicủa các nước so với trung
bình của 10 nền kinh tế. Kết quả xây dựng chỉ số và xếp hạng của các nước được
trình bày ở bảng sau:


vii

Bảng 3.2. Chỉ số mức độ dễ tổn thương (Trung bình giai đoạn 2000-2013)
Sự phụ

Tên nước

Độ mở nền

Tập trung

thuộc chiến

Chỉ số dễ

kinh tế

xuất khẩu

lược nhập

tổn thương

Xếp hạng

khẩu
China

0.17430

0.13881

0.34071

0.22499


8

India

0.13889

0.16354

0.24517

0.18803

9

Indonesia

0.23641

0.22693

0.28495

0.25333

7

Japan

0.20753


0.14352

0.17528

0.18239

10

Malaysia

0.36913

0.29000

0.49886

0.38599

2

Pakistan

0.34784

0.18332

0.36630

0.29915


6

Philippine

0.28362

0.24632

0.43041

0.32982

4

Singapore

0.48698

0.53631

0.71152

0.61086

1

Thailand

0.27178


0.23134

0.40208

0.31291

5

Viet nam

0.25740

0.25479

0.44114

0.33541

3

Nguồn: tính tốn của tác giả
Ngược lại với chỉ số khả năng phục hồi ở trên, các nước phát triển hầu hết là
có chỉ số dễ tổn thương rất thấp, hoặc cùng lắm ở mức tương đối thấp.Tuy nhiên
cũng có trường hợp ngoại lệ như đối với Singapore khi cả 2 chỉ số đều khá cao.
Nguyên nhân là do Singapore là quốc gia với quy mô (dân số) nhỏ, đất nước nghèo
tài nguyên nên tỷ trọng nhập khẩu nguyên vật liệu cũng như lương thực, thực phẩm
lớn. Vì vậy, việc chỉ số dễ tổn thương của Singapore thuộc dạng cao (rất cao) là một
điều tương đối dễ hiểu.
Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng phục hồi và mức độ dễ tổn thương.



viii

Bảng 3.3.Kết quả hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số khả năng
phục hồi và chỉ số dễ tổn thương
Hệ số
GGD
CAB
NPL
NIM

-0.0013315
0.0055688
-0.0050723
-0.0296737

RE
Hệ số chặn

0.287319
0.5624087

CAB
RE
Hệ số chặn

0.0064391
0.4210528
0.2768459


SE
z
RI – Chỉ số khả năng phục hồi
0.0001857
-7.17
0.0018078
3.08
0.0010328
-4.91
0.0062983
-4.71
0.0568558
5.05
0.02930519
19.19
VI – Chỉ số dễ tổn thương
0.0031504
0.0900183
0.0225431

2.04
4.64
12.28

P>|z|
0.000
0.003
0.000
0.000


R-squared

0.8184

0.000
0.000
0.043
0.000
0.000

0.4851

Kết quả hồi quy của mơ hình tương đối tốt, các biến số đều có ý nghĩa thống
kê 1% và 5%.Với mơ hình thứ nhất, hệ số của cán cân vãng lai và tổng dự trữ mang
hệ số dương cho thấy khi mỗi biến số này tăng thêm 1% sẽ giúp cho chỉ số khả
năng phục hồi tăng lần lượt 0.0055688 điểm và 0.287319 điểm. Hệ số của tổng nợ
chính phủ, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên và tỷ lệ nợ xấu trên tổng nợ ngân hàng đều
mang dấu âm cho thấy khi mỗi biến số này tăng thêm 1% thì chỉ số khả năng phục
hồi sẽ giảm lần lượt 0.0013315 điểm, 0.0050723 điểm và 0.0296737 điểm.
Với mơ hình thứ hai, hệ số cán cân vãng lai và tổng dự trữ đều mang dấu
dương cho thấy khi mỗi biến số này tăng thêm 15 thì chỉ số mức độ dễ tổn thương
tăng lên lần lượt 0.0064391 điểm và 0.4210528 điểm.
Tiếp theo, tác giả kiểm định giả thuyết của Lino Briguglio (2004) đặt ra
“hiệu suất của một nền kinh tế phụ thuộc vào khả năng phục hồi và mức độ dễ bị
tổn thương của chính nền kinh tế đó” với biến phụ thuộc hay biến được giải thích là
logarit tự nhiên của GDP bình quân đầu người, hai biến độc lập/biến giải thích là
chỉ số khả năng phục hồi và chỉ số dễ bị tổn thương của 10 nền kinh tế trong giai
đoạn 2000 – 2013 đã tính tốn ở trên. Dưới đây là kết quả hồi quy:



ix

Bảng 3.4. Kết quả hồi quy GDP bình quân đầu người theo chỉ số khả năng
phục hồi và chỉ số dễ tổn thương của nền kinh tế
Hệ số

SE

t

p>|t|

RI

2.300472

0.3963535

5.8

0.000

VI

-1.483682

0.7380303

-2.01


0.046

Hệ số chặn

7.408665

0.34029

21.77

0.000

R-squared

0.6614

Nguồn: tính tốn của tác giả
Kết quả hồi quy cho thấy giả thuyết trên là đúng, với biến số chỉ số khả năng
phục hồi mang dấu dương và chỉ số dễ tổn thương mang dấu âm.Biến số chỉ số khả
năng phục hồi có mức ý nghĩa thống kê 1%, biến số chỉ số dễ tổn thương có mức ý
nghĩa 5% là chấp nhận được. Có thể nói rằng, với các yếu tố khác khơng đổi thì
việc tăng chỉ số phục hồi lên 0.1 đơn vị sẽ giúp cho GDP bình quân đầu người tăng
0.7%, ngược lại, tăng chỉ số dễ tổn thương của nền kinh tế lên 0.1 đơn vị sẽ khiến
cho GDP bình quân đầu người giảm xuống 0.15%. Từ đây, ta có thể thấy GDP bình
qn đầu người liên quan tích cực đến khả năng phục hồi kinh tế và liên quan tiêu
cực đến mức độ dễ tổn thương của nền kinh tế.Hơn nữa, GDP bình quân đầu người
được tìm thấy là nhạy cảm hơn với biến chỉ số khả năng phục hồi hơn là biến chỉ số
dễ bị tổn thương.
5. Khuyến nghị và kết luận

Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, trong phạm vi của đề tài,
luận văn đã thực hiện được các nội dung sau:
Một là, hệ thống hoá những vấn đề lý luận chung về khả năng phục hồi nền kinh
tế, cách thức đo lường và các nhân tố tác động đến khả năng phục hồi nền kinh tế.
Hai là sử dụng phương pháp xây dựng chỉ số để đo lường khả năng phục hồi
nền kinh tế, đo lường khả năng phục hồi của nhóm 10 quốc gia trong đó có Việt
Nam. Phân tích được thực trạng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2000 –
2013.Kiểm định được các nhân tố ngoại sinh tác động đến khả năng phục hồi và
mức độ dễ tổn thương của nền kinh tế.Kiểm định giả thuyết của Lino Briguglio
(2004) đặt ra “hiệu suất của một nền kinh tế phụ thuộc vào khả năng phục hồi và
mức độ dễ bị tổn thương của chính nền kinh tế đó” là phù hợp.


x

Cuối cùng, trên cơ sở phân tích thực trạng khả năng phục hồi nền kinh tế
Việt Nam, đối chiếu với những cơ sở lý luận để đưa ra những khuyến nghị nhằm
nâng cao khả năng phục hồi nền kinh tế.
Từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm tại mục 3, có thể đưa ra những khuyến
nghị để góp phần nâng cao khả năng phục hồi của nền kinh tế
Thứ nhất, tăng cường sự ổn định kinh tế vĩ mô bằng cách giảm tỷ lệ thâm hụt
ngân sách, tránh tình trạng thâm hụt kéo dài với một tỷ lệ cao; kiềm chế lạm phát ở
mức mục tiêu, giảm tỷ lệ thất nghiệp về mức thất nghiệp tự nhiên; hạn chế tỷ lệ nợ
nước ngoài đồng thời tăng cường dự trữ quốc gia.
Thứ hai, tăng tính hiệu quả của thị trường vi mơ bằng cách giảm sự can
thiệp/điều tiết quá sâu của chính phủ vào thị trường, chỉ thực sự can thiệp khi cần
thiết, đưa ra các chính sách hỗ trợ thị trường thay vì can thiệp trực tiếp vào thị
trường.
Thứ ba, đẩy mạnh hiệu quả quản trị công thông qua tăng cường hoàn thiện
thể chế pháp luật và dân chủ, đặc biệt chú trọng tới quyền sở hữu tài sản; đồng thời

xây dựng những định hướng dài hạn cần thiết.
Thứ tư, nâng cao chất lượng đời sống, phát triển xã hội, đặc biệt trong các
lĩnh vực cơ bản như y tế, giáo dục,…


11



×