Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thương mại nhìn từ một số bản án điển hình (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (341.13 KB, 13 trang )

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TÓM TẮT LUẬN VĂN .............................................................................................2
MỞ ĐẦU ....................................................................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI VÀ
ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠIError! Bookmark
not defined.
1.1. Một số vấn đề chung về HĐ thƣơng mại ....... Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Quan niệm về HĐ dân sự ......................... Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Quan niệm về HĐ thương mại – đặc điểm của HĐ thương mại ...... Error!
Bookmark not defined.
1.2. ĐKCHL của HĐ thƣơng mại .......................... Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Khái niệm ĐKCHL của HĐ thương mại Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Ý nghĩa của ĐKCHLcủa HĐ thương mại Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Nội dung quy định của pháp luật về ĐKCHL của HĐ thương mại . Error!
Bookmark not defined.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ............................................ Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2: ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI
THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNGError!
Bookmark not defined.
2.1. ĐKCHL của HĐ thƣơng mại theo quy định của pháp luật hiện hànhError!
Bookmark not defined.
2.1.1. Điều kiện về chủ thể tham gia HĐ thương mạiError! Bookmark not defined.
2.1.2. Điều kiện về ý chí của chủ thể tham gia HĐ thương mạiError! Bookmark not
defined.


2.1.3. Điều kiện về nội dung và mục đích của HĐ thương mạiError! Bookmark not


defined.
2.1.4. Điều kiện về hình thức của HĐ thương mạiError! Bookmark not defined.
2.2. Hậu quả pháp lý của việc không tuân thủ các quy định về ĐKCHL của HĐ
thƣơng mại ............................................................... Error! Bookmark not defined.
2.3. Thực tiễn áp dụng pháp luật về ĐKCHL của HĐ thƣơng mại từ các vụ án
điển hình ................................................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ............................................ Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC
HIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG THƢƠNG
MẠI................................................................................ Error! Bookmark not defined.
3.1. Yêu cầu khách quan của việc hoàn thiện pháp luật về ĐKCHL của HĐ trong
hoạt động thƣơng mại ............................................. Error! Bookmark not defined.
3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về ĐKCHL của HĐ thƣơng mại .....Error!
Bookmark not defined.
3.2.1. Hoàn thiện quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 Error! Bookmark not
defined.
3.2.2. Hoàn thiện các Luật thương mại năm 2005Error! Bookmark not defined.
3.3. Nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về ĐKCHL của HĐ thương mạiError!
Bookmark not defined.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ............................................ Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ................................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................... Error! Bookmark not defined.

TÓM TẮT LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Việc tìm hiểu những điểm mới của BLDS 2015 về ĐKCHL của GDDS, từ đó áp
dụng cho HĐTM; làm rõ mối quan hệ giữa các quy định của BLDS, LTM cũng như việc
áp dụng pháp luật về vấn đề này tại các Tòa án về ĐKCHL của HĐTM để hiểu và áp dụng



một cách thống nhất trong hoạt động thương mại là việc làm có ý nghĩa thiết thưc. Chính vì
vậy, tác giả lựa chọn đề tài: “Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thương mại - Nhìn từ một
số bản án điển hình” làm luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến đề tài, có thể kể đến một số nghiên cứu sau đây: Luận án tiến sĩ:
“Hiệu lực của hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam” của tác giả Lê Minh
Hùng, Trường Đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh, 2010. Luận văn thạc sĩ: “Điều kiện
có hiệu lực của HĐDS theo quy định của pháp luật hiện hành” của tác giả Trần Thị
Nhường, 2010… Như vậy, chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu trực tiếp về vấn đề
ĐKCHL của HĐTM, nhất là sau khi BLDS năm 2015 được ban hành cũng như đánh giá
việc thực hiện pháp luật qua một số bản án điển hình.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài nhằm làm rõ những vấn đề lý luận về ĐKCHL của HĐTM, phân tích các
quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về vấn đề này cũng như đánh giá được việc
áp dụng pháp luật qua một số bản án, trên cơ sở đó, luận văn đề xuất các phương hướng
hoàn thiện pháp luật và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về điều
kiện có hiệu lực của HĐTM.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu một số quan điểm về HĐ, HĐTM; pháp luật Việt Nam hiện
hành và pháp luật của một số quốc gia về ĐKCHL của HĐTM; thực tiễn áp dụng pháp
luật qua một số bản án.


5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như: phương pháp
tổng hợp, phân tích, thống kê để đánh giá thực trạng thực thi pháp luật; phương pháp so
sánh để làm rõ những điểm mới của pháp luật hiện hành so với pháp luật các thời kì trước
và thấy rõ những điểm tương đồng, khác biệt của pháp luật Việt Nam so với pháp luật
một số quốc gia.

CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI
VÀ ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI
1.1. Những vấn đề chung về hợp đồng thƣơng mại
1.1.1. Quan niệm về hợp đồng dân sự
BLDS năm 2015 định nghĩa: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác
lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự”. Quy định về hợp đồng trong
BLDS 2015 đồng thời quy định các nguyên tắc chung cho các loại HĐ, không phân biệt
HĐDS, kinh tế, thương mại, lao động.
1.1.2. Quan niệm về hợp đồng thương mại – đặc điểm của hợp đồng thương mại
HĐ trong hoạt động thương mại được coi là loại HĐ đặc thù của HĐDS theo
nghĩa rộng, là HĐ được ký kết giữa các bên tham gia trong hoạt động thương mại. Từ đó
có thể định nghĩa:”HĐ trong hoạt động thương mại là sự thỏa thuận giữa các thương
nhân với nhau hoặc giữa thương nhân với một bên không phải là thương nhân trong việc
xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương
mại”.
Mối quan hệ giữa quy định về HĐ trong BLDS và các quy định về HĐ trong hoạt động
thương mại được xác định là mối quan hệ giữa luật chung và luật chuyên ngành.


1.2. ĐKCHL của HĐ thƣơng mại
1.2.1. Khái niệm ĐKCHL của HĐ thương mại
BLDS cũng khơng có quy định ĐKCHL của HĐ mà chỉ có quy định về hiệu lực
của GDDS. Có thể định nghĩa về ĐKCHL của HĐDS như sau: “ĐKCHL của HĐDS là
những điều kiện do pháp luật quy định mà một hợp đồng muốn phát sinh hiệu lực pháp lý
phải thỏa mãn các điều kiện đó“ .
Tương tự, pháp luật hiện hành cũng không định nghĩa thế nào là ĐKCHL của
HĐTM. Xuất phát từ những phân tích về mối quan hệ giữa quan hệ dân sự và quan hệ
thương mại, có thể đưa ra khái niệm ĐKCHLcủa HĐTM như sau :“ĐKCHL của HĐTM
là những điều kiện do pháp luật quy định mà một hợp đồng muốn phát sinh hiệu lực pháp

lý phải thỏa mãn các điều kiện đó.“
1.2.2. Ý nghĩa pháp lý của ĐKCHL của HĐ thương mại
Thứ nhất,tạo khung pháp lý cho các chủ thể tham gia HĐ;
Thứ hai, là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp xảy ra;
Thứ ba, góp phần ổn định quan hệ dân sự nói riêng và quan hệ xã hội nói chung.
1.2.3.Nội dung quy định của pháp luật về ĐKCHL của HĐ thương mại
Pháp luật cần quy định hai nội dung: Đưa ra các ĐKCHL của HĐTM và hậu quả
pháp lý khi khơng tn thủ các điều kiện đó.
Thứ nhất, pháp luật đưa ra các ĐKCHL của HĐTM là những điều kiện mà HĐ phải
đáp ứng để phát sinh hiệu lực pháp lý.
Thứ hai, pháp luật cũng phải đưa ra hậu quả pháp lý của việc HĐ không tuân thủ
các điều kiện này. Theo logic, khi HĐ không tuân thủ ĐKCHL thì khơng có hiệu lực.


CHƢƠNG 2
ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI THEO
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
2.1. ĐKCHLcủa HĐ thƣơng mại theo quy định của pháp luật hiện hành
ĐKCHL của HĐTM trước hết được quy định tại Điều 117 BLDS năm 2015 về
ĐKCHL của GDDS.
2.1.1. Điều kiện về chủ thể tham gia HĐ thương mại
BLDS quy định: “a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân
sự phù hợp với GDDS được xác lập”;
a. Đối với cá nhân
- Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có tồn quyền trong việc xác lập, thực
hiện các GDDS vì lợi ích của mình hoặc vì lợi ích của chủ thể khác.
- Người có năng lực hành vi dân sự một phần từ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi được “tự
mình xác lập, thực hiện GDDS, trừ GDDS liên quan đến bất động sản, động sản phải
đăng ký và GDDS khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật
đồng ý”.

- Người từ đủ 6 tuổi đến dưới 15 tuổi khi xác lập giao dịch phải được người đại
diện theo pháp luật đồng ý, trừ các giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày
phù hợp với lứa tuổi. Người bị Toà án ra quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi
dân sự thì GDDS của người đó “phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực
hiện” (khoản 2 Điều 22 BLDS năm 2015).
- Đối với người dưới 6 tuổi, người bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân
sự: không được xác lập thực hiện GDDS, mọi GDDS của họ phải do người đại diện theo
pháp luật xác lập.
b. Đối với pháp nhân


Khi tham gia GDDS, pháp nhân phải thông qua hành vi của người đại diện của
pháp nhân.Người đại diện cho pháp nhân chỉ được phép GDDS trong phạm vi mà mình
được đại diện giao dịch.
c. Những chủ thể khác khơng có tư cách pháp nhân
Hộ gia đình, tổ hợp tác hoặc tổ chức khác khơng có tư cách pháp nhân, khi tham
gia vào các GDDS, các thành viên của các tổ chức này là chủ thể tham gia xác lập, thực
hiện GDDS hoặc có thể uỷ quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện GDDS.
Áp dụng điều kiện về chủ thể GDDS đối với HĐ trong HĐTM cho thấy một số
vấn đề sau:
Thứ nhất, điều kiện đối với chủ thể tham gia HĐ trong HĐTM được áp dụng theo
các nguyên tắc đã phân tích trên.
Thứ hai, phần lớn trong các HĐTM đều có chủ thể là các thương nhân.
2.1.2. Điều kiện về ý chí của chủ thể tham gia HĐ thương mại
Điểm b khoản 1 Điều 117 BLDS quy định “Chủ thể tham gia GDDS hoàn toàn tự
nguyện”.
Với điều kiện này, trên thực tế áp dụng cho HĐTM khơng có các quy định bổ sung
hoặc riêng biệt.
2.1.3. Điều kiện về nội dung và mục đích của HĐ thương mại
“Mục đích và nội dung của GDDS khơng vi phạm điều cấm của luật, không trái

đạo đức xã hội” (khoản 1 Điều 117 BLDS 2015).
Mục đích của GDDS được ghi nhận trong BLDS đó là lợi ích hợp pháp mà các
bên mong muốn đạt được khi tham gia giao dịch.
Nội dung của GDDS, hiểu theo nghĩa rộng, là tất cả các điều kiện có liên quan đến
giao dịch, như điều kiện về chủ thể, về đối tượng, số lượng giao dịch, về giao dịch có
điều kiện hoặc các nguyên tắc của giao dịch.
Điều 123 BLDS năm 2015 định nghĩa:“Điều cấm của luật là những quy định của
luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định”.


“Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được
cộng đồng thừa nhận và tôn trọng”.
Áp dụng điều kiện nội dung và mục đích của HĐ trong HĐTM cho thấy một số
vấn đề sau: Thứ nhất, về cơ bản, điều kiện về nội dung HĐTM khơng có điểm đặc thù so
với HĐDS nói chung; Thứ hai, mục đích của HĐTM là sinh lợi.
2.1.4. Điều kiện về hình thức của HĐ thương mại
“Hình thức của GDDS là điều kiện có hiệu lực của GDDS trong trường hợp pháp
luật có quy định”.
BLDS quy định hình thức của HĐ gồm:
- HĐ bằng lời nói (HĐ miệng);
- HĐ bằng văn bản. HĐ bằng văn bản được chia thành hai loại: HĐbằng văn bản thông
thường; HĐ bằng văn bản có chứng nhận, chứng thực, đăng kí hoặc xin phép.
- HĐ thể hiện bằng hành vi.
Bên cạnh đó, BLDS năm 2015 quy định GDDS thông qua phương tiện điện tử
dưới hình thức thơng điệp dữ liệu chỉ được coi là giao dịch bằng văn bản khi tuân thủ
theo “quy định của pháp luật về giao dịch điện tử”.
Áp dụng điều kiện hình thức của HĐ trong HĐTM cho thấy, pháp luật thương mại
xác định hình thức là ĐKCHLcủa HĐ đối với nhiều loại HĐTM. Chẳng hạn: HĐ uỷ thác
mua bán hàng hố...
Tóm lại, bốn ĐKCHL của GDDS đã phân tích ở trên là những điều kiện cơ bản,

trong đó điều kiện về chủ thể, ý chí tự nguyện, mục đích và nội dung của GDDS là bắt
buộc đối với mọi GDDS khi xác lập cịn điều kiện về hình thức chỉ đặt ra đối với một số
loại giao dịch mà pháp luật quy định.
2.2. Hậu quả pháp lý của việc không tuân thủ các quy định về ĐKCHL của
HĐ thƣơng mại
Thứ nhất, HĐ vô hiệu do không tuân thủ điều kiện về chủ thể
- HĐ vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người
bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện


- HĐ vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của
mình (Điều 128)
Thứ hai,HĐ vơ hiệu do vi phạm ý chí tự nguyện của chủ thể
- HĐ vô hiệu do giả tạo;
- HĐ vô hiệu do nhầm lẫn;
- HĐ vô hiệu do bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép.
Thứ ba,HĐ vô hiệu do mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái
đạo đức xã hội.
Thứ tư, HĐ vô hiệu do khơng tn thủ quy định về hình thức
Điều 129 BLDS quy định ngoại lệ: Một GDDS tuân thủ không đúng hình thức
theo quy định của pháp luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba
nghĩa vụ trong giao dịch hoặc GDDS xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định về
công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa
vụ trong giao dịch thì theo u cầu của một hoặc các bên, Tồ án ra quyết định công nhận
hiệu lực của giao dịch đó.
Ngồi ra, HĐ vơ hiệu do có đối tượng khơng thể thực hiện được theo quy định tại
Điều 408 BLDS 2015.
Khi áp dụng các quy định của BLDS về HĐ vô hiệu vào HĐTM cần chú ý: pháp
luật dân sự cũng không quy định cụ thể trường hợp HĐTM vô hiệu do được ký kết bởi
người đại diện không đúng thẩm quyền. Trong trường hợp này có thể áp dụng các quy

định về đại diện và phạm vi đại diện để xác định hiệu lực của HĐ.
2.3. Thực tiễn áp dụng pháp luật về ĐKCHL của HĐ thƣơng mại từ một số
vụ án điển hình
Nhằm làm rõ hơn việc áp dụng pháp luật về ĐKCHL của HĐTM, tác giả dẫn
chiếu hai bản án: Bản án số 1891/2010/KDTM- GĐT ngày 19/3/2010 của Tòa kinh tế
Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh liên quan đến xử lý HĐ vi phạm hình thức bắt
buộc và Bản án số 115/2010/ KDTMST ngày 21/1/2010 của Tòa án nhân dân Thành phố


Hồ Chí Minh liên quan đến vấn đề cơng nhận HĐ trong trường hợp doanh nghiệp ký kết
HĐ không trong phạm vi đăng ký kinh doanh.
Từ bản án thứ nhất cho thấy:BLDS năm 2005 có hai quy định liên quan đến vấn
đề xử lý HĐ vi phạm hình thức bắt buộc đó là Điều 134 và khoản 2 Điều 401. Theo đó
Điều 134 là quy định áp dụng chung cho GDDS và khoản 2 Điều 401 chuyên áp dụng
cho hợp đồng: “Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức,
trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Từ các quy định này đã tồn tại các cách hiểu
khác nhau. Theo các hiểu thứ nhất, HĐ vi phạm quy định về hình thức khơng vơ hiệu trừ
trường hợp có quy định cụ thể quy định HĐ vô hiệu. Theo cách hiểu thứ hai, Điều 134
BLDS là trường hợp pháp luật có quy định khác nên khi HĐ vi phạm về hình thức thì
phải áp dụng Điều 134 BLDS. Trong vụ việc này, Tòa án dường như theo cách hiểu thứ
nhất. Theo đó, Tịa án công nhận hiệu lực của HĐ và viện dẫn khoản 2 Điều 401.
Từ bản án thứ hai cho thấy: trường hợp giao dịch được xác lập đối với hoạt động
không nằm trong nội dung đăng ký kinh doanh ở thời điểm giao dịch được xác lập Tịa án
đã khơng tun vô hiệu đối với HĐ trên cơ sở các quy định của BLDS về ĐKCHL của
HĐ. Tòa án đã theo hướng công nhận HĐ bằng cách “để cho các bên tiếp tục thực hiện
hợp đồng hai bên đã cam kết, có như vậy mới đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của
bên tư vấn cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư”.
CHƢƠNG 3
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA

HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI
3.1. Yêu cầu khách quan của việc hoàn thiện pháp luật về ĐKCHL của HĐ
trong hoạt động thƣơng mại
Thứ nhất, yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế
Thứ hai, yêu cầu thống nhất sự điều chỉnh pháp luật đối với quan hệ HĐ.
Thứ ba, yêu cầu khắc phục những bất cập của pháp luật hiện hành


- Khái niệm “tự nguyện” được đưa ra khá mơ hồ, chung chung, gây khó khăn và
tuỳ tiện trong quá trình áp dụng pháp luật.
- Trường hợp một giao dịch được một người bị mắc bệnh tâm thần xác lập trước
khi bị Toà án tuyên bố bị mất năng lực hành vi dân sự thì giao dịch đó có hiệu lực hay
không là một câu hỏi gây khá nhiều tranh cãi.
- Việc pháp luật dân sự chỉ quy định hình thức của HĐ của ĐKCHL của hợp đồng
trong trường hợp có quy định của pháp luật là chưa đầy đủ và chưa phù hợp với nguyên
tắc tự do thỏa thuận của các bên.
- Quy định của Điều 129 BLDS về các trường hợp GDDS vô hiệu do không tuân
thủ quy định về hình thức cịn chưa rõ và chưa thực sự hợp lý trong một số trường hợp.
3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về ĐKCHL của HĐ thƣơng mại
3.2.1. Hoàn thiện quy định của Bộ luật dân sự năm 2015
Thứ nhất, về sự tự nguyện của các chủ thể
Điểm b khoản 1 Điều 117 BLDS 2015 cần bổ sung: “Chủ thể tham gia giao dịch
hoàn toàn tự do tự nguyện”. Cách quy định như vậy tăng cơ hội cho Toà án, tuỳ thuộc
vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, xem xét ĐKCHL của GDDS hoặc của một hay một số
điều khoản của HĐ.
Thứ hai, về điều kiện về mục đích và nội dung của GDDS
Điểm c khoản 1 Điều 117 nên được sửa đổi thành: “Mục đích hoặc nội dung của
GDDS không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội”.
Thứ ba, về GDDS vô hiệu do nhầm lẫn
Điều 126 BLDS nên bổ sung khái niệm về sự nhầm lẫn như sau: “Nhầm lẫn là

một giả thiết sai lầm liên quan đến sự việc hay hệ thống pháp luật khác nhau tại thời
điểm giao kết hợp đồng”.
Thứ tư, về xác định hiệu lực của GDDS được giao kết trước khi chủ thể giao kết bị
tuyên bố mất hay hạn chế năng lực hành vi dân sự


Nên sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 22: “Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc
mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo u cầu
của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành
vi dân sự trên cơ sở chứng cứ do đương sự cung cấp hoặc kết luận giám định của tổ chức
giám định pháp y tâm thần theo yêu cầu của đương sự. Thời điểm mất năng lực hành vi
dân sự được xác định theo quyết định của Toà án nhân dân”.
Khoản 1 Điều 23 BLDS 2015 nên bổ sung quy định: “Thời điểm hạn chế năng lực
hành vi dân sự được xác định theo quyết định của Tồ án nhân dân”.
Thứ năm, về vấn đề hình thức là ĐKCHL của HĐ
Pháp luật cần ghi nhận: “Hình thức hợp đồng là điều kiện của hợp đồng trong
trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định hợp đồng phải được lập
bằng một hình thức xác định”.
Thứ sáu, về GDDS vô hiệu tại Điều 129 BLDS
Để thống nhất trong áp dụng, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần hướng dẫn cụ
thể về “văn bản không đúng quy định của luật”, “về cách xác định 2/3 nghĩa vụ đã được
các bên thực hiện”, bổ sung vào khoản 2 Điều 129 trường hợp giao dịch có hình thức
phải đăng kí mà các bên khơng thực hiện.
3.2.2. Hồn thiện các Luật thương mại năm 2005
Thứ nhất, về hình thức của HĐ, LTM nên quy định ngược lại theo cách loại trừ:
HĐ trong HĐTM phải được giao kết bằng văn bản trừ một số HĐ đơn giản, thông dụng.
Thứ hai, cần thống nhất cách gọi HĐ trong LTM là HĐ trong HĐTM.
3.3. Nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về ĐKCHL của HĐ thƣơng mại
Thứ nhất, nâng cao nhận thức pháp luật của các chủ thể tham gia quan hệ HĐ
trong HĐTM

Thứ hai, đẩy mạnh thực hiện công tác hỗ trợ doanh nghiệp.
Thứ ba, nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết yêu cầu, tranh chấp tại Toà án.


KẾT LUẬN
1. ĐKCHL của HĐTM là những điều kiện do pháp luật quy định mà một HĐ
muốn phát sinh hiệu lực pháp lý phải thỏa mãn các điều kiện đó. Các điều kiện này được
quy định trước hết ở BLDS 2015 về ĐKCHL của GDDS, bên cạnh đó một số điểm đặc
thù của HĐTM được quy định tại LTM 2005.
2. Hai nhóm giải pháp chính được tác giả đưa ra là hoàn thiện một số một số quy
định của BLDS về ĐKCHL của HĐ và nâng cao ý thức thực hiện pháp luật của các chủ
thể trong quan hệ HĐ; cũng như hiệu quả áp dụng pháp luật của Tòa án về HĐ nói chung,
ĐKCHL của HĐTM nói riêng.



×