Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sinh kế của dân cư ven biển huyện tuy an tỉnh phú yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 83 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

TRẦN HỒI NAM

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐẾN SINH KẾ CỦA DÂN CƯ VEN BIỂN HUYỆN TUY AN,
TỈNH PHÚ YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Hà Nội, 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

TRẦN HỒI NAM

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐẾN SINH KẾ CỦA DÂN CƯ VEN BIỂN HUYỆN TUY AN,
TỈNH PHÚ YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: 8900201.01QTD

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Song Tùng

Hà Nội, 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu do cá nhân tơi
thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Song Tùng, khơng sao
chép các cơng trình nghiên cứu của người khác. Số liệu và kết quả của luận văn
chưa từng được cơng bố ở bất kì một cơng trình khoa học nào khác.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã
được cho phép, được trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng quy cách.
Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận
văn.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2020

Học viên

Trần Hoài Nam

i


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến TS.
Nguyễn Song Tùng, người đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tơi trong suốt q trình
thực hiện luận văn. Đặc biệt, tơi xin được cảm ơn TS đã tạo điều kiện cho tôi
được kế thừa các tư liệu, số liệu của đề tài “Sinh kế bền vững thích ứng với biến
đổi khí hậu của dân cư nông thôn vùng ven biển Nam Trung Bộ: Tiếp cận từ
sinh thái nhân văn" do TS. Nguyễn Song Tùng làm chủ nhiệm và Quỹ Phát triển

Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) tài trợ.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộ Khoa Các khoa học
liên ngành - Đại học Quốc gia Hà Nội đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức, tạo
điều kiện và hướng dẫn hồn thành chương trình học tập và thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ và người dân
huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên - những người đã cung cấp thơng tin giúp tơi hồn
thiện luận văn này.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới gia đình, bạn bè và những người
ln động viên, khích lệ tơi trong q trình thực hiện luận văn.
Do thời gian và trình độ cịn nhiều hạn chế nên luận văn sẽ khơng tránh
khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của Q thầy cơ và các
bạn để luận văn được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2020

Học viên

Trần Hoài Nam

ii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii

MỤC LỤC .......................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... v
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................... vii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu ................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................... 2
3. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................. 3
5. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................... 3
6. Cấu trúc luận văn ........................................................................................... 4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN ............... 5
1.1. Tổng quan nghiên cứu................................................................................. 5
1.1.1. Nghiên cứu trên thế giới ....................................................................... 5
1.1.2. Nghiên cứu tại Việt Nam ...................................................................... 7
1.2. Cơ sở lý luận ............................................................................................. 11
1.2.1. Các khái niệm được sử dụng trong luận văn ...................................... 11
1.2.2. Lý thuyết khung sinh kế bền vững...................................................... 15
CHƯƠNG 2. ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU, CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 19
2.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu .................................................................. 19
2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ........................................................... 19
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .................................................................... 24
2.2. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ............................................... 28
2.2.1. Cách tiếp cận ....................................................................................... 28
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 29
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 31
3.1. Biểu hiện, xu thế và diễn biến của biến đổi khí hậu trên địa bàn khu vực
nghiên cứu ........................................................................................................ 31
3.1.1. Biểu hiện biến đổi khí hậu tỉnh Phú Yên ............................................ 31

3.1.2. Xu thế biến đổi các yếu tố khí hậu tỉnh Phú Yên ............................... 37
3.1.3. Biểu hiện và diễn biến của biến đổi khí hậu trên địa bàn huyện Tuy
An .................................................................................................................. 44
iii


3.2. Hiện trạng, quy hoạch và dự báo phát triển các sinh kế chính của dân cư
ven biển huyện Tuy An .................................................................................... 46
3.3. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sinh kế của dân cư ven biển huyện
Tuy An ............................................................................................................. 49
3.4. Năng lực thích ứng của dân cư ven biển huyện Tuy An trước ảnh hưởng
của biến đổi khí hậu ......................................................................................... 55
3.4.1. Năng lực thích ứng của dân cư ven biển huyện Tuy An .................... 55
3.4.2. Một số đánh giá trong hoạt động thích ứng về sinh kế của dân cư ven
biển huyện Tuy An........................................................................................ 63
3.5. Đề xuất các giải pháp thích ứng về sinh kế trước ảnh hưởng của biến đổi
khí hậu đến dân cư ven biển huyện Tuy An .................................................... 66
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................... 69
1. Kết luận ........................................................................................................ 69
2. Khuyến nghị ................................................................................................. 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 71

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH

:


Biến đổi khí hậu

DFID

:

Department for International Development
(UK) - Cục Phát triển Quốc tế (Vương quốc
Anh)

ĐDSH

:

Đa dạng sinh học

HST

:

Hệ sinh thái

HTX

:

Hợp tác xã

IPCC


:

Intergovernmental Panel on Climate Change
- Ủy ban liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu

KHHĐ

:

Kế hoạch hành động

KTTV

:

Khí tượng thủy văn

KT-XH

:

Kinh tế - Xã hội

NN&PTNT

:

Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn

NTTS


:

Nuôi trồng thủy sản

SXNN

:

Sản xuất nông nghiệp

TN&MT

:

Tài nguyên và môi trường

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Diện tích đất liền 5 xã ven biển huyện Tuy An .................................. 19
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất và sản lượng một số cây trồng chính ................. 25
Bảng 2.3. Số lượng vật nuôi trên địa bàn huyện Tuy An ................................... 27
Bảng 3.1. Dự báo mực nước dâng ứng với các kịch bản biến đổi khí hậu ......... 43
Bảng 3.2. Nước dâng do bão các khu vực biển Việt Nam .................................. 43
Bảng 3.3. Thống kê các cơn bão, áp thấp nhiệt đới, lũ và triều cường qua các
năm tại huyện Tuy An ......................................................................................... 45
Bảng 3.4. Tỷ lệ lao động tham gia các loại hình sinh kế ở huyện Tuy An ......... 46
Bảng 3.5. Cây trồng cho sản lượng lớn trên địa bàn huyện năm 2018 ............... 47

Bảng 3.6. Sản lượng khai thác thủy sản trên địa bàn huyện năm 2018 .............. 48

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Phân tích khung sinh kế của DFID (2001).......................................... 16
Hình 2.1. Vị trí huyện Tuy An, tỉnh Phú n ..................................................... 20
Hình 2.2. Bản đồ hành chính huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên ............................... 21
Hình 3.1. Xu thế nhiệt độ trung bình năm trạm Tuy Hịa & Sơn Hịa (1976 2007) .................................................................................................................... 31
Hình 3.2. Biến động nhiệt độ tối cao trung bình năm từ 1977 - 2001 ................ 32
Hình 3.3. Biến động nhiệt độ tối thấp trung bình năm từ 1977 - 2002 ............... 33
Hình 3.4. Xu thế bốc hơi nhiều năm trạm Tuy Hòa, Sơn Hòa (1977 - 2007) .... 33
Hình 3.5. Xu thế bốc hơi tháng 1 - tháng 3 tại trạm Tuy Hòa (1976 - 2007) ..... 34
Hình 3.6. Xu thế bốc hơi tháng 4 - tháng 8 tại trạm Tuy Hòa (1976 - 2006) ..... 34
Hình 3.7. Xu thế bốc hơi tháng 9 - tháng 12 trạm Tuy Hịa (1976 - 2007) ........ 34
Hình 3.8. Độ ẩm tương đối thấp nhất trạm Tuy Hòa (1977 - 2007) ................... 35
Hình 3.9. Xu thế lượng mưa trung bình năm các trạm ở Phú Yên ..................... 35
Hình 3.10. Xu thế lượng mưa tháng 6, tháng 7 trạm Tuy Hịa (1977 - 2002) .... 36
Hình 3.11. Xu thế số ngày có mưa trong năm tăng (1977 - 2007) ..................... 36
Hình 3.12. Biến trình nhiệt độ trung bình năm tại Tuy Hịa giai đoạn 1979 2010 ..................................................................................................................... 37
Hình 3.13. Phân bố nhiệt độ năm 2009 và chênh lệch nhiệt độ so với 1999 tại
Phú Yên (oC) ....................................................................................................... 38
Hình 3.14. Biến trình lượng mưa năm ở Tuy Hịa giai đoạn 1979 - 2010 (mm) 39
Hình 3.15. Biến trình lượng mưa năm ở Sơn Hịa (1979 - 2010) ....................... 39
Hình 3.16. Biến trình lượng mưa năm ở Hà Bằng giai đoạn 1979 - 2010 (mm) 39
Hình 3.17. Biến trình lượng mưa năm ở Củng sơn giai đoạn 1979 - 2010 (mm)
............................................................................................................................. 40
Hình 3.18. Phân bố lượng mưa tại Phú Yên năm 2009 và chênh lệch so với 1999
............................................................................................................................. 40

Hình 3.19. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
huyện Tuy An năm 2018 ..................................................................................... 47

vii


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu
Biến đổi khí hậu (BĐKH) mà trước hết là nóng lên toàn cầu và nước biển
dâng là một thách thức lớn đối với nhân loại trong thế kỷ XXI. Thiên tai và các
hiện tượng khí hậu cực đoan đang ngày càng gia tăng ở nhiều nơi trên thế giới,
đang là mối lo ngại của các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Tại Việt Nam, trong 50 năm qua nhiệt độ trung bình tăng khoảng 0,7oC,
mực nước biển dâng cao khoảng 20 cm. Thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực
đoan đã tác động đến nước ta ngày càng khốc liệt. Theo dự báo, đến năm 2100
nhiệt độ trung bình ở Việt Nam sẽ tăng lên 3oC và mực nước biển dâng cao 1m.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, ven biển là khu vực dễ bị tổn thương hơn
các khu vực nằm sâu trong lục địa bởi bên cạnh các tác động về nhiệt độ và
lượng mưa, vùng ven biển còn chịu ảnh hưởng của mực nước biển và độ cao
sóng gây ra sự xói mịn, suy thối đất… Biến đổi khí hậu tác động trực tiếp đến
sinh kế ven biển đặc biệt là các hoạt động kinh tế khai thác thủy hải sản và du
lịch thông qua việc giảm số lượng ngày ra khơi đánh bắt hải sản, hư hỏng cơ sở
vật chất… dẫn tới suy giảm nguồn thu nhập cá nhân và ảnh hưởng đến nền kinh
tế địa phương (Zsamboky và nnk, 2011).
Nguồn vốn sinh kế của cộng đồng dân cư nông thôn ven biển phụ thuộc
chủ yếu vào điều kiện tự nhiên nên khi có sự bất thường của điều kiện thời tiết
và thiên tai sẽ làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của tính dễ bị tổn thương
(Momtaz & Shameem, 2015). Ngồi ra, cộng đồng nông thôn ven biển chịu rủi
ro, tổn thương cao hơn các cộng đồng khác ở vùng đô thị hay sâu trong nội địa
bởi họ không chỉ bị ảnh hưởng bởi nguồn lực tự nhiên giảm sút mà còn bởi sự

thiếu hụt các nguồn lực xã hội, nguồn lực tài chính, nhất là đối với các cộng
đồng, hộ gia đình chỉ có duy nhất một loại hình sinh kế, quy mơ sinh kế nhỏ và
nhóm yếu thế (Huq và nnk, 2015).
Huyện Tuy An nằm ở vùng đồng bằng ven biển của tỉnh Phú Yên, thường
xuyên bị tác động mạnh bởi thiên tai như bão, lũ, hạn hán và lốc xoáy... trong
1


bối cảnh tình hình thời tiết khí hậu và thủy văn trong những năm qua diễn ra rất
phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro như biến động gió, bão và áp thấp nhiệt đới, nắng
nóng gay gắt, nước biển dâng,... - đây là một mối lo ngại ngày càng gia tăng và
cần có các biện pháp phù hợp nhằm hạn chế và ngăn ngừa hậu quả do tác động
tiêu cực gây ra. Tại huyện Tuy An, trồng trọt và nuôi trồng, đánh bắt thủy hải
sản là những sinh kế chính thu hút nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm
và góp phần xóa đói giảm nghèo... Tuy nhiên, các hoạt động sinh kế tiêu biểu
này đang phải đối mặt với các nguy cơ thu hẹp diện tích sản xuất nông nghiệp,
làm giảm năng suất và sản lượng, gia tăng dịch bệnh,... do biến đổi khí hậu.
Trong bối cảnh các nguồn lực sinh kế của người dân nơng thơn có hạn, hoạt
động thích ứng với biến đổi khí hậu trong sinh kế của người dân huyện Tuy An
còn nhiều hạn chế và gặp khơng ít khó khăn, đặt ra nhiều thách thức đối với
cơng tác nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu trong sinh kế của
người dân trên địa bàn huyện.
Từ các vấn đề nêu trên, việc thực hiện luận văn “Nghiên cứu ảnh hưởng
của biến đổi khí hậu đến sinh kế của dân cư ven biển huyện Tuy An, tỉnh Phú
Yên” nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH đến sinh kế của dân cư ven biển
huyện Tuy An, từ đó đề xuất những giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu
nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống, đảm bảo sinh kế bền vững của dân cư ven
biển huyện Tuy An.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát:

Phân tích làm rõ được thực trạng ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sinh
kế của dân cư ven biển huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên nhằm thích ứng với biến
đổi khí hậu, cải thiện chất lượng cuộc sống, đảm bảo sinh kế bền vững của
người dân.
Mục tiêu cụ thể:
- Làm rõ được một số vấn đề lý luận về ảnh hưởng của BĐKH đến sinh kế
của dân cư ven biển;
2


- Phân tích được ảnh hưởng của BĐKH đến sinh kế của dân cư ven biển
huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên;
- Đề xuất được các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, nhằm cải
thiện chất lượng cuộc sống, đảm bảo sinh kế bền vững của dân cư ven biển
huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
3. Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận;
- Địa bàn nghiên cứu, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu;
- Ảnh hưởng của BĐKH đến sinh kế của dân cư ven biển huyện Tuy An,
tỉnh Phú Yên;
- Đề xuất các giải pháp nhằm thích ứng với ảnh hưởng của BĐKH đến sinh
kế của dân cư ven biển huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Sinh kế của dân cư ven biển huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên trước những ảnh
hưởng của BĐKH.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, trong đó luận văn sẽ tập
trung nghiên cứu sâu ở các xã ven biển.
- Về thời gian: nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH đến sinh kế của dân cư

ven biển huyện Tuy An giai đoạn 10 năm từ 2010 - 2019 và các giải pháp thích
ứng cho các năm tiếp theo.
5. Giả thuyết nghiên cứu
BĐKH đã và đang gây những tác động tiêu cực đến sinh kế của dân cư ven
biển huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Vì vậy, cần phải có những giải pháp thích
ứng với BĐKH, cải thiện chất lượng cuộc sống, đảm bảo sinh kế bền vững của
dân cư ven biển huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.

3


6. Cấu trúc luận văn
Luận văn được thực hiện theo cấu trúc sau:
Mở đầu
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận
Chương 2: Địa bàn nghiên cứu, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Kết luận và khuyến nghị

4


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan nghiên cứu
1.1.1. Nghiên cứu trên thế giới
1.1.1.1. Các nghiên cứu về sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu
Phần lớn các cơng trình nghiên cứu về sinh kế, đều dựa theo khung nghiên
cứu của cơng trình: Sustainable rural livelihoods: Practical concepts for the
21st century (Sinh kế nông thôn bền vững: Các khái niệm thực tế trong thế kỷ
21) (Chambers R. & Conway G., 1992). Từ cách nhìn nhận về mặt lý thuyết của

các tác giả trên, các nghiên cứu cụ thể đã ứng dụng hợp lý, linh hoạt vào giải
quyết mục tiêu được đặt ra. Một số cơng trình điển hình:
Cơng trình nghiên cứu: Livelihood resilience in the face of climate change
(Khả năng phục hồi sinh kế trước tác động của biến đổi khí hậu) (Tanner T. et
al., 2014); đã tổng quan và phân tích khá hệ thống về sinh kế, biến đổi khí hậu
và khả năng phục hồi của sinh kế trước các tác động của biến đổi khí hậu. Đồng
thời, chỉ ra rằng: Biến đổi khí hậu tác động tồn diện đến hệ thống sinh kế, làm
tăng rủi ro và tính dễ bị tổn thương của các cộng đồng. Vì vậy, để ứng phó hiệu
quả cần thiết phải có các biện pháp sinh kế hợp lý với từng lãnh thổ, từng cộng
đồng khác nhau, nhất là các giải pháp tập trung vào nhu cầu của con người và
trao quyền cho các nhóm yếu thế; qua đó sẽ đem lại nhiều lợi ích phát triển bền
vững trong ngắn hạn và dài hạn.
Đồng quan điểm với các tác giả trên, IISD từ kết quả nghiên cứu của cơng
trình: Livelihoods and climate change - Combining disaster risk reduction,
natural resource management and climate change adaptation in a new
approach to the reduction of vulnerability and poverty (Sinh kế và biến đổi khí
hậu - Lồng ghép giảm thiểu rủi ro khí hậu, quản lý tài nguyên thiên nhiên và
thích ứng với biến đổi khí hậu từ một cách tiếp cận mới để giảm thiểu khả năng
dễ bị tổn thương và giảm nghèo) khẳng định: mục tiêu trọng tâm của các chiến
lược thích ứng với biến đổi khí hậu là giảm thiểu tính dễ bị tổn thương do biến
đổi khí hậu và duy trì, củng cố sinh kế của con người, đặc biệt là người nghèo và
5


nhóm yếu thế thơng qua cải thiện các nguồn lực tự nhiên bởi nguồn lực này là
phương tiện sản xuất sẵn có hình thành nên sinh kế cho từng cá nhân và cộng
đồng. Do đó, duy trì, cải thiện nguồn lực tự nhiên sẽ là cơ sở để đảm bảo được
mức độ bền vững và an ninh sinh kế.
1.1.1.2. Các nghiên cứu về sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu của các cộng
đồng ven biển

Nhiều kết quả nghiên cứu, chỉ ra rằng: nguồn vốn sinh kế của cộng đồng
dân cư nông thôn ven biển phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện tự nhiên nên khi có
sự bất thường của điều kiện thời tiết và thiên tai sẽ làm gia tăng mức độ nghiêm
trọng của tính dễ bị tổn thương. Ngồi ra, cộng đồng nơng thơn ven biển chịu rủi
ro, tổn thương cao hơn các cộng đồng khác ở vùng đô thị hay sâu trong nội địa
bởi họ không chỉ bị ảnh hưởng bởi nguồn lực tự nhiên giảm sút mà còn bởi sự
thiết hụt các nguồn lực xã hội, nguồn lực tài chính, nhất là đối với các cộng
đồng, hộ gia đình chỉ có duy nhất một loại hình sinh kế, quy mơ sinh kế nhỏ và
nhóm yếu thế (người nghèo, phụ nữ,…) (Momtaz S. & Shameem M., 2015; Huq
N. et al., 2015; Alam M. et al., 2013; Yusuf H.M. et al., 2015). Vì vậy, sinh kế
bền vững vùng ven biển khơng chỉ là một giải pháp thích ứng với hiện tượng
nước biển dâng và thời tiết cực đoan, mà còn là một giải pháp giải quyết nhiều
sức ép khác về gia tăng dân số, di cư nông thôn - đô thị hay gia tăng nhu cầu tiêu
dùng…(Smith T.F. et al., 2013).
Cơng trình nghiên cứu: Households’ perception and livelihood
vulnerability to climate change in a coastal area of Akwa Ibom state, Nigeria
(Quan niệm của hộ gia đình và tính dễ bị tổn thương của sinh kế đối với biến đổi
khí hậu ở cộng đồng ven biển tỉnh Akwa Ibom, Nigeria) (Amos E. et al., 2014)
tiếp cận nghiên cứu từ góc độ hộ gia đình cho rằng: biến đổi khí hậu đã làm gia
tăng tính dễ bị tổn thương của dân cư nông thôn ven biển.
Kết quả nghiên cứu của cơng trình: Impacts of climate change on
disadvantaged UK coastal communities (Tác động của biến đổi khí hậu đến

6


cộng đồng ven biển ở Anh) của Zsamboky M. Et al., 2011 được thực hiện tại các
cộng đồng ven biển nước Anh cũng có kết quả tương tự.
Tương tự tại các quốc gia kém phát triển hơn, nghiên cứu Small-scale
innovations in coastal communities: Shell-handicraft as a way to empower

women and decrease poverty (Các sáng kiến quy mô nhỏ tại các cộng đồng ven
biển: Sản xuất hàng thủ công từ động vật có vỏ cứng như một cách thức trao
quyền cho phụ nữ và giảm nghèo) của Frocklin S. và cộng sự (2018) tại
Tanzania cho thấy hiệu quả của những dự án đổi mới về sinh kế của các cộng
đồng dân cư nơng thơn ven biển trong bối cảnh xóa đói giảm nghèo và thích ứng
với các sự biến đổi của môi trường.
1.1.2. Nghiên cứu tại Việt Nam
1.1.2.1. Các nghiên cứu về sinh kế bền vững và sinh kế thích ứng với biến đổi
khí hậu
Ở Việt Nam đã có rất nhiều các cơng trình nghiên cứu được thực hiện bởi
các tổ chức và các nhà khoa học nhằm cải thiện và nâng cao giá trị của các loại
hình, mơ hình sinh kế cho các cộng đồng dân cư theo các hướng tiếp cận khác
nhau.
Trong đó, Viện Kinh tế Sinh thái là tổ chức tiên phong nghiên cứu về các
mơ hình sinh kế bền vững dựa vào cộng đồng lấy hệ sinh thái làm trung tâm, mà
điển hình là mơ hình làng kinh tế sinh thái hay nói cách khác các mơ hình sinh
kế được đề xuất dựa trên cách tiếp cận sinh thái nhân văn tức từ các kết quả
nghiên cứu khoa học về mối quan hệ tương hỗ giữa hệ thống tự nhiên và tri thức
bản địa, nguồn lực của người dân. Chính vì vậy, nhiều mơ hình sinh kế được
hiện hữu lâu dài, góp phần ổn định đời sống dân cư. Điển hình như: Từ năm
1993, các mơ hình làng kinh tế sinh thái đã được xây dựng ở nhiều nơi như:
vùng đất cát hoang hóa ở thơn Vĩnh Hòa, xã Triệu Vân, huyện Triệu Phong,
Quảng Trị; làng kinh tế sinh thái Phú Điền, Nam Sách, Hải Dương; Làng sinh
thái vùng đồi Ba Trại của người Mường ở Hòa Bình … Năm 2006, dưới sự hỗ
trợ về tài chính của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), Viện Kinh tế
7


sinh thái đã có chuỗi các nghiên cứu: Mơ hình canh tác bền vững trên vùng đất
cát; Canh tác bền vững ở vùng đất trũng và Mơ hình kỹ thuật canh tác bền vững

trên đất dốc. Cả 3 nghiên cứu trên đều đề cập đến các yếu tố là các phương thức
sử dụng đất; các mơ hình sử dụng đất theo phương thức nông, lâm, ngư kết hợp;
Các phương thức canh tác phù hợp với từng loại đất; và các bài học kinh nghiệm
khi xây dựng các mơ hình nơng nghiệp sinh thái.
Các tổ chức quốc tế, như: SIDA, IUCN, Quỹ trẻ em Canada, Toyota Việt
Nam... đã tiến hành tài trợ xây dựng và phát triển mơ hình ở các khu vực có hệ
sinh thái dễ bị tổn thương ở Việt Nam, gồm: (i) khu vực hệ sinh thái vùng cát
ven biển; (ii) khu vực các hệ sinh thái vùng gò đồi và vùng núi cao; iii) khu vực
các hệ sinh thái đất ngập nước. Tuy nhiên, các mơ hình cịn có nhiều hạn chế,
như: chưa lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu, chủ động thích ứng, mặc dù đã
xem xét đến những rủi ro thiên nhiên như lũ lụt, hạn hán; đặc biệt, các vấn đề xã
hội chưa thể hiện rõ, cần nghiên cứu bổ sung.
Các cơng trình nghiên cứu về mơ hình sinh kế thích ứng với BĐKH ở một
số địa phương như: Phú Thọ, Hưng Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Bắc Kạn,…
do các cơ quan nhà nước (Bộ TN&MT, 2016 và các cơ quan khác như Bộ
NN&PTNT, Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Viện Kinh tế nơng nghiệp,...),
và các tổ chức phi chính phủ quốc tế và trong nước (CARE, 2014; World
Vision, 2015; WWF; MCD; SRD, CRD, Viện Dragon,...) tài trợ. Một số mơ
hình tốt có thể kể ra như: Hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) nhằm giảm nhẹ
và thích ứng với BĐKH tại miền Trung Việt Nam; Giải pháp thay đổi cơ cấu
giống lúa và cải tiến kỹ thuật sử dụng phân bón tại một số tỉnh đồng bằng sơng
Hồng, Mơ hình lúa vụ Đơng Xn và Hè Thu thích ứng với BĐKH tại huyện Ba
Tơ, tỉnh Quảng Ngãi; Các mơ hình sinh kế thích ứng với hạn tại huyện Chợ
Mới, tỉnh Bắc Kạn; Mơ hình hỗ trợ nơng dân sản xuất nơng nghiệp khép kín
khơng rác thải tại huyện Tân Sơn và Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ (2007) … Nhìn
chung các mơ hình này, về cơ bản đã được xây dựng theo khung sinh kế bền
vững của DFID và chú ý tới khả năng thích ứng với BĐKH cũng như giảm tác
8



động đến ĐDSH và môi trường. Cho dù nhiều mô hình chưa phải là các mơ hình
sinh kế mà là các điển hình tốt về sinh kế trong các lĩnh vực khác nhau (trồng
trọt, chăn nuôi, thuỷ sản,...) nhưng đã góp phần phát triển sản xuất và nâng cao
đời sống của người dân trong bối cảnh BĐKH hiện nay. Ngoài ra, Bộ
NN&PTNT đã xây dựng Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH trong đó ưu
tiên các giải pháp, mơ hình sinh kế bền vững cho các vùng nơng thơn dễ bị tổn
thương bởi BĐKH, đa dạng sinh kế cho nữ giới, trong phát triển kinh tế nông
nghiệp phải “Nâng cao năng lực ứng phó với BĐKH (gồm cả thích ứng và giảm
thiểu) nhằm phát triển nền nông nghiệp và nông thôn xanh, bền vững, nâng cao
giá trị gia tăng, cải thiện sinh kế, bảo vệ dân cư trước những tác động tiêu cực
của BĐKH trong giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn 2050”.
Bên cạnh các nghiên cứu sinh kế sinh thái nói chung cho các vùng lãnh
thổ khác nhau, trong những năm gần đây, đã có những cơng trình nghiên cứu về
sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu được thực hiện. Kết quả nghiên cứu từ
các công trình này, đã giúp cho các nhà quản lý, người dân có cái nhìn tồn diện
về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến các nguồn vốn hình thành sinh kế cũng
như các mơ hình, giải pháp ứng phó hợp lý nhất với bối cảnh, nguồn lực sẵn có
của địa phương và người dân (Trung tâm Phát triển nông thôn, 2014; Trần Thọ
Đạt, Vũ Thị Hồi Thu, 2012; Cục Khí tượng thuỷ văn và Biến đổi khí hậu,
2015). Ngồi ra, một số cơng trình trên cơ sở nghiên cứu tổng quan tác động và
các biện pháp thích ứng đã đề xuất các chỉ tiêu đánh giá mơ hình sinh kế thích
ứng với biến đổi khí hậu và tiêu chí thích ứng với biến đổi khí hậu để lựa chọn
loại hình sinh kế phù hợp với lãnh thổ và nguồn lực của mỗi cá nhân, hộ gia
đình (Cục Khí tượng thuỷ văn và Biến đổi khí hậu, 2015).
1.1.2.2. Các nghiên cứu về sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu của các cộng
đồng ven biển
Cơng trình nghiên cứu: Vietnamese coastal residents’ awareness and
attitude to climate change: A case study in Thinh Loc community, Loc Ha
district, Ha Tinh province (Nhận thức và thái độ của người dân ven biển Việt
9



Nam đối với biến đổi khí hậu: Nghiên cứu trường hợp xã Thịnh Lộc, huyện Lộc
Hà, tỉnh Hà Tĩnh) (Nguyễn Thị Hương Trà và cộng sự, 2016) cho thấy: người
dân ven biển chưa hiểu nhiều về cụm từ “biến đổi khí hậu” nhưng lại rất có ý
thức về những rủi ro của biến đổi khí hậu đến sinh kế. Dựa vào kinh nghiệm và
tri thức bản địa, họ đã dự đốn với mức độ chính xác khá cao các biểu hiện tiêu
cực do biến đổi khí hậu. Đồng thời, người dân cũng cho rằng việc giáo dục về
biến đổi khí hậu là điều rất cần thiết.
Nghiên cứu: Vulnerability and adaptation of coastal livelihoods to the
impacts of climate change: A case study in coastal districts of Nam Dinh,
Vietnam (Tính dễ bị tổn thương và khả năng thích ứng của sinh kế ven biển
trước các tác động của biến đổi khí hậu: Nghiên cứu trường hợp của các vùng
ven biển Nam Định, Việt Nam) (Trần Thọ Đạt và cộng sự, 2014) khẳng định:
Vùng ven biển là một trong những nơi dễ bị tổn thương nhất do tác động của
biến đổi khí hậu. Do đó, tính dễ bị tổn thương và khả năng thích ứng của những
cộng đồng dân cư ven biển với biến đổi khí hậu là một trong những thách thức
quan trọng nhất. Người dân đã tự nỗ lực kết hợp với sự trợ giúp của các tổ chức
trong và ngoài nước điều chỉnh các hoạt động sinh kế phù hợp nhằm thích ứng
với biến đổi khí hậu, đặc biệt là tiếp cận với các tài sản sinh kế. Thực tế, biến
đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến khả năng tồn tại của sinh kế trừ khi các biện pháp
thích ứng có hiệu quả được thực hiện để bảo vệ và cải thiện sinh kế. Nghiên cứu
cũng khuyến nghị để giúp các hộ gia đình thích nghi tốt hơn với những tác động
của biến đổi khí hậu, Chính phủ cần hỗ trợ các hộ gia đình cải thiện tài sản sinh
kế của họ, tăng cường các thể chế và chính sách thích ứng với biến đổi khí hậu ở
các cấp quốc gia và địa phương.
Hoàng Thị Ngọc Hà và Trương Quang Học có nghiên cứu “Nghiên cứu
và triển khai phát triển sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu tại thành phố Hải
Phòng” cho thấy, chú trọng vào sinh kế thích ứng với các hiện tượng thời tiết,
thiên tai cực đoan là điều quan trọng. Cũng theo Trương Quang Học và nnk (Bộ

TN&MT, 2016) thì sinh kế thích ứng với biến đối khí hậu là hệ thống sinh kế có
10


khả năng chống chịu với tác động của biến đổi khí hậu, có khả năng phục hồi
sau tác động, nhất là đối với các hiện tượng thời tiết bất thường, cực đoan, đảm
bảo và duy trì năng suất. Đồng thời, sinh kế này cũng có thể đóng góp cho giảm
phát thải khí nhà kính.
Đánh giá chung:
Việt Nam đã có những cơng trình nghiên cứu về tác động của biến đổi khí
hậu đến sinh kế của người dân theo các hướng tiếp cận nghiên cứu hệ sinh thái,
liên ngành với nhiều mơ hình được kiến tạo, đặc biệt là các địa phương ven biển
đồng bằng sông Hồng và miền Trung. Tuy nhiên, tại các địa bàn ven biển Nam
Trung Bộ như tỉnh Phú Yên - nơi chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu
trong thời gian qua khơng có nhiều cơng trình nghiên cứu đề cập cụ thể đến vấn
đề sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu. Do đó, để có giải pháp sinh
kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu cho cộng đồng dân cư ven biển - đối
tượng yếu thế hơn so với các khu vực khác sẽ được luận văn thực hiện qua
nghiên cứu tại huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Các khái niệm được sử dụng trong luận văn
Biến đổi khí hậu:
Biến đổi khí hậu mà trước hết là sự nóng lên tồn cầu và nước biển dâng
là thách thức của toàn nhân loại trong thế kỷ XXI. Thiên tai và các hiện tượng
khí hậu cực đoan khác đang gia tăng ở hầu hết các nơi trên thế giới, nhiệt độ và
mực nước biển trung bình tồn cầu tiếp tục tăng nhanh chưa từng có và đang là
mối lo ngại của các quốc gia trên thế giới. Trong Chương trình Mục tiêu quốc
gia ứng phó với Biến đổi khí hậu của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường xuất bản
tháng 7/2008 đưa ra định nghĩa về BĐKH như sau: BĐKH là sự biến đổi trạng
thái của khí hậu so với trung bình và/ hoặc dao động của khí hậu duy trì trong

một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. BĐKH có thể là
do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt

11


động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác
sử dụng đất.
Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC) định nghĩa về Biến đổi khí hậu
như sau: Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể
được nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và sự biến động của các thuộc tính
của nó, được duy trì trong một thời gian đủ dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc
dài hơn.
Về cơ bản, các định nghĩa đưa ra đều có một số điểm đồng nhất về thời
gian và không gian diễn biến, tác nhân của BĐKH. Nghiên cứu này dựa trên
định nghĩa do Bộ Tài Nguyên và Mơi trường đưa ra trong Chương trình mục
tiêu quốc gia về Ứng phó với BĐKH.
Biểu hiện của BĐKH:
Theo kịch bản Biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, BĐKH
với các biểu hiện chính là sự gia tăng nhiệt độ trung bình, nhịp điệu và độ bất
thường của khí hậu thời tiết và tính khốc liệt chủ yếu do các hoạt động kinh tế xã hội của con người gây phát thải quá mức vào khí quyển các khi gây hiệu ứng
nhà kính. Biểu hiện thứ nhất là hiện tượng băng tan làm nước biển dâng (xâm
nhập mặn). Mực nước biển toàn cầu đã tăng trong thế kỷ 20 với tốc độ ngày
càng cao. Hai nguyên nhân chính làm tăng mực nước biển là sự giãn nở nhiệt
của đại dương và sự tan băng. Số liệu quan trắc mực nước biển trong thời kỳ
1961 - 2003 cho thấy tốc độ tăng của mực nước biển trung bình tồn cầu khoảng
1,8 ± 0,5mm/năm, trong đó đóng góp do giãn nở nhiệt khoảng 0,42 ±
0,12mm/năm và tan băng khoảng 0,70 ± 0,50mm/năm. Thứ hai là lượng mưa
thay đổi. Trong 100 năm qua, lượng mưa có xu hướng tăng ở khu vực vĩ độ cao
hơn 30oC. Tuy nhiên, lượng mưa lại có xu hướng giảm ở khu vực nhiệt đới từ

giữa những năm 1970. Hiện tượng mưa lớn có dấu hiệu tăng ở nhiều khu vực
trên thế giới .Thứ ba là các hiện tượng thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán…) gia tăng
về tần xuất, cường độ, và độ bất thường và tính khốc liệt.

12


Ảnh hưởng của BĐKH:
Biến đổi khí hậu có ảnh hưởng tới tất cả các vùng trên thế giới với mức
độ khác nhau, tới tất cả các tài nguyên, môi trường và hoạt động kinh tế, xã hội
của con người. Phạm vi ảnh hưởng của BĐKH là toàn diện, ảnh hưởng tới mọi
người, mọi lĩnh vực, mọi khu vực ở hiện tại và tiếp tục trong tương lai. Đặc biệt,
BĐKH có ảnh hưởng nghiêm trọng hơn ở các vùng có vĩ độ cao, mức độ ảnh
hưởng lớn hơn ở các nước nhiệt đới, nhất là các nước đang phát triển công
nghiệp nhanh ở Châu Á. Những người nghèo là đối tượng chịu ảnh hưởng trước
hết và nặng nề nhất.
Tình trạng dễ bị tổn thương:
Là một loạt các điều kiện tác động bất lợi ảnh hưởng đến khả năng của
một cá nhân, hộ gia đình hoặc một cộng đồng trong việc phịng ngừa và ứng phó
với một hiểm họa và những ảnh hưởng của biển đổi khí hậu dẫn đến những tổn
thất và thiệt hại mà họ có thể gặp phải.
Thích ứng với BĐKH:
Trong Chương trình Mục tiêu quốc gia ứng phó với Biến đổi khí hậu của
Bộ Tài Ngun và Mơi Trường xuất bản tháng 7/2008 đưa ra định nghĩa về
BĐKH như sau:
Thích ứng với BĐKH là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người
đối với hoàn cảnh hoặc mơi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị
tổn thương do dao động và biến đổi khí hậu hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận
dụng các cơ hội do nó mang lại.
Để có thể giảm tình trạng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu, chúng ta

phải tập trung xây dựng năng lực thích ứng, đặc biệt là đối với những người dễ
bị tổn thương nhất; và trong một số trường hợp, phải tập trung làm giảm sự hứng
chịu hay tính nhạy cảm đối với tác động khí hậu. Chúng ta phải đảm bảo rằng
những sáng kiến phát triển khơng vơ tình làm tăng tình trạng dễ bị tổn thương.
Chúng ta gọi quy trình này là sự thích ứng.
13


Năng lực thích ứng:
Theo IPCC 2007, năng lực thích ứng (adaptive capacity) đề cập đến tiềm
năng, khả năng của một hệ thống thích ứng với các tác nhân, tác động của biến
đổi khí hậu. Năng lực thích ứng ảnh hưởng lớn đến tính dễ bị tổn thương của
cộng đồng và khu vực đối với các tác động và hiểm họa biến đổi khí hậu (Bohle
và cộng sự, 1994; Downing và cộng sự, 1999; Kelly và Adger, 1999; Mileti,
1999; Kates, 2000).
Còn theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), năng lực thích ứng bao
gồm việc tạo ra thơng tin và các điều kiện cần thiết như quy định thể chế, quản
lý và tài chính để hỗ trợ cho các hành động thích ứng. Năng lực thích ứng của
mỗi quốc gia, vùng miền, là sự nỗ lực và tổng hợp của tất cả các ngành, lĩnh
vực. Năng lực thích ứng phụ thuộc vào các yếu tố: con người, cơ sở hạ tầng, tài
chính, yếu tố xã hội, tự nhiên với các dạng thích ứng khác nhau có thể phân biệt
như thích ứng theo dự đốn, thích ứng tự phát, thích ứng theo kế hoạch, thích
ứng cá nhân và cộng đồng.
Dân cư:
Theo Từ điển Tiếng Việt, dân cư là toàn bộ những người đang cư trú trên
một địa bàn lãnh thổ nhất định một cách tự nhiên qua lịch sử và phát triển
không ngừng, có thể có những mối quan hệ nhất định với nhau, như quan hệ họ
hàng, quan hệ bạn bè, quan hệ làm ăn.
Dân cư là khâu trung tâm của quá trình tái sản xuất xã hội và trong hệ
thống tự nhiên - dân cư - kinh tế. Dân cư chính là thành phần năng động nhất

gắn bó giữa tự nhiên với kinh tế. Toàn bộ những giá trị vật chất, tinh thần cần
thiết cho xã hội đều do lao động của con người tạo ra, do đó dân cư là chủ thể
của nền sản xuất xã hội.
Mặt khác, dân cư vừa là người sản xuất ra các giá trị vật chất và tinh thần,
vừa là người tiêu thụ những sản phẩm do lao động của mình làm ra, vì thế dân
cư vừa có tư cách là người sản xuất, vừa có tư cách là người tiêu thụ. Nhờ việc

14


tiêu thụ các giá trị vật chất và tinh thần, con người đảm bảo được sự tái sản xuất
ra chính mình bên cạnh quá trình tái sản xuất của cải vật chất cho xã hội.
Sinh kế:
Khái niệm sinh kế thường được hiểu và sử dụng theo nhiều cách và ở
những cấp độ khác nhau. Người đầu tiên sử dụng khái niệm này là Robert
Champers với nghĩa như sau: “sinh kế gồm năng lực, tài sản, cách tiếp cận (sự
dự trữ, tài nguyên, quyền sở hữu, quyền sử dụng) và các hoạt động cần thiết cho
cuộc sống”. Tổ chức CRD (Trung tâm phát triển nông thôn miền Trung Việt
Nam) khi triển khai các chương trình hoạt động phát triển cộng đồng giải thích
rằng sinh kế là “tập hợp tất cả các nguồn lực và khả năng mà con người có
được, kết hợp với những quyết định mà họ thực thi nhằm để kiểm sống cũng như
để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ”. Trong khung phân tích sinh
kế bền vững của DFID thì “sinh kế bao gồm các khả năng, các tài sản (bao gồm
cả các nguồn lực vật chất và xã hội) và các hoạt động cần thiết để kiếm sống”.
Ở Việt Nam khái niệm sinh kế được giải thích trong Từ điển Tiếng Việt
với nghĩa “sinh kế là việc làm để kiếm ăn, để mưu sống”. Trong giới nghiên cứu
khái niệm sinh kế mới chỉ xuất hiện trong thời gian gần đây trên cơ sở tiếp thu
những khái niệm của các tác giả nước ngoài. Trên thực tế khái niệm “sinh kế”,
hay “hoạt động mưu sinh”, “phương cách kiếm sống”, “hoạt động kinh tế”, “tập
quán mưu sinh” được các nhà nghiên cứu sử dụng trong các nghiên cứu của

mình khi nghiên cứu về hoạt động kinh tế của các tộc người gắn với chuyên
ngành dân tộc học kinh tế hay nhân học kinh tế.
1.2.2. Lý thuyết khung sinh kế bền vững
Sinh kế của cộng đồng dân cư được gọi là bền vững khi có khả năng ứng
phó và phục hồi khi bị tác động, hay có thể thúc đẩy các khả năng và tài sản ở cả
thời điểm hiện tại và trong tương lai trong khi khơng làm xói mịn nền tảng của
các nguồn lực tự nhiên.
Khung sinh kế bền vững được DFID xây dựng với các nhân tố: khung bối
cảnh dễ bị tổn thương, tài sản sinh kế, cấu trúc chuyển đổi và quá trình thực
15


hiện, các chiến lược sinh kế và kết quả. Bối cảnh dễ bị tổn thương gồm các xu
hướng, các cú sốc hay là thời vụ. Tài sản sinh kế gồm 5 loại vốn: tự nhiên, nhân
lực, tài chính, vật chất và xã hội. Mối quan hệ giữa các nhân tố trong khung sinh
kế khá là phức tạp. Về mối quan hệ giữa bối cảnh dễ bị tổn thương và tài sản
sinh kế, tài sản sinh kế có thể bị phá hủy hoặc được tạo ra từ kết quả của bối
cảnh dễ bị tổn thương. Về mối quan hệ giữa tài sản sinh kế và cấu trúc chuyển
đổi & quá trình thực hiện, thể chế và chính sách thuộc cấu trúc chuyển đổi &
q trình thực hiện có ảnh hưởng sâu sắc tới khả năng tiếp cận các tài sản sinh
kế. Các ảnh hưởng này bao gồm việc tạo ra tài sản, quyết định khả năng tiếp cận
và ảnh hưởng tới mức độ tích lũy tài sản. Ví dụ cho việc tạo ra tài sản có thể là
các chính sách của chính phủ đầu tư vào cơ sở hạ tầng cơ bản (vốn vật chất)
hoặc thế hệ công nghệ mới (vốn con người) hoặc thể chế hiện tại của địa phương
củng cố vốn xã hội. Việc quyết định khả năng tiếp cận có thể là quyền hoặc thể
chế tiếp cận các nguồn tài nguyên. Như vậy tài sản sinh kế đóng vai trò trung
tâm của khung sinh kế bền với 5 loại vốn: tự nhiên, nhân lực, tài chính, vật chất
và xã hội (Xem hình 1.1).

Hình 1.1. Phân tích khung sinh kế của DFID (2001)

Thành phần cơ bản của khung phân tích sinh kế gồm các nguồn vốn (tài
sản), tiến trình thay đổi cấu trúc, ngữ cảnh thay đổi bên ngoài, chiến lược sinh
kế và kết quả của chiến lược sinh kế đó.
16


×