Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Nghiên cứu thiết kế hệ thống xử lý chất thải giết mổ gia súc tại xã phú lâm, huyện tiên du, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 103 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản Luận văn này do tơi tự nghiên cứu, tính tốn và thiết kế, được
hoàn thành dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Phạm Thị Ngọc Lan với đề tài “Nghiên
cứu thiết kế hệ thống xử lý chất thải giết mổ gia súc tại xã Phú Lâm huyện Tiên Du
tỉnh Bắc Ninh”.
Đây là đề tài nghiên cứu của tôi, không trùng lặp với các đề tài luận văn nào trước đây,
các kết quả trong Luận văn tốt nghiệp này là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một
nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được
thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Nếu xảy ra vấn đề gì với nội dung luận văn này, tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm
theo quy định./.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Người viết cam đoan

Chu Văn Tùng

i


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hồn thành đề tài luận văn Thạc sĩ đảm bảo chất lượng và tiến độ, bên cạnh
sự nỗ lực cố gắng của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cơ, sự góp
ý của các chuyên gia trong ngành, cũng như sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn
bè đồng nghiệp trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô khoa Môi trường, Trường Đại học Thủy Lợi đã
dạy và hướng dẫn tôi trong suốt q trình nghiên cứu, học tập để tơi hồn thành khóa


học này. Đặc biệt, tơi xin gửi lời cảm ơn đến cô giáo PGS.TS. Phạm Thị Ngọc Lan
người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo để tơi hồn thành luận văn này.
Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Lãnh đạo và cán bộ UBND huyện
Tiên Du, UBND xã Phú Lâm, các đơn vị, tổ chức có liên quan đã tạo điều kiện cho tơi
được tìm hiểu, khảo sát và thu thập số liệu trong quá trình thực hiện luận văn.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thành bài luận văn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những
thiếu sót, tơi rất mong nhận được những góp ý q báu của các thầy cô, chuyên gia
trong ngành và các học viên để bản luận văn này hoàn chỉnh hơn.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Học viên thực hiện

Chu Văn Tùng

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ................................................................................. vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ .................................................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...........................................................................viii

MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài............................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 2
3.1. Đối tượng nghiên cứu: ...................................................................................... 2
3.2. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................... 2
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ........................................................... 3
5. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................ 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 4
1.1. Tổng quan về ngành giết mổ ............................................................................. 4
1.1.1. Trên thế giới:............................................................................................... 4
1.1.2. Trong nước và trên địa bàn tỉnh .................................................................. 8
1.2. Tổng quan về chất thải giết mổ ....................................................................... 10
1.2.1. Nguồn gốc, thành phần chất thải giết mổ................................................... 10
a) Nước thải ........................................................................................................ 10
b) Khí thải và tiếng ồn ......................................................................................... 12
c) Chất thải rắn ................................................................................................... 14
1.2.2. Tác hại của chất thải từ lò giết mổ khi không được xử lý ........................... 16
a) Nước thải: ....................................................................................................... 16
b) Khí thải ........................................................................................................... 17
c) Chất thải rắn:.................................................................................................. 17
1.2.3. Hiện trạng quản lý chất thải giết mổ.......................................................... 18
a) Vi phạm chưa được xử lý ................................................................................ 18
b) Khó thực hiện giết mổ động vật tập trung ....................................................... 19
1.3. Tổng quan các nghiên cứu về xử lý chất thải giết mổ ...................................... 19
1.3.1. Phương pháp cơ học .................................................................................. 20
1.3.2. Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học và hóa lý ............................... 22
1.3.3. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học .............................................. 25

iii



CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU KHU VỰC NGHIÊN CỨU, PHÂN TÍCH CÁC
PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ CHẤT THẢI GIẾT MỔ VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ
LÝ............................................................................................................................. 29
2.1. Giới thiệu khu vực nghiên cứu........................................................................ 29
2.1.1. Các điều kiện tự nhiên .............................................................................. 29
2.1.2. Hiện trạng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật ............................................... 32
2.1.3. Điều kiện phát triển kinh tế xã hội ............................................................ 33
2.1.4. Hiện trạng môi trường vùng nghiên cứu.................................................... 38
2.2. Phân tích các phương án xử lý chất thải giết mổ và lựa chọn công nghệ xử lý 42
2.2.1. Cơ sở đề xuất và lựa chọn phương án ....................................................... 42
2.2.2. Đề xuất một số phương án công nghệ xử lý nước thải cho dự án giết mổ tại
xã Phú Lâm huyện Tiên Du ................................................................................. 42
2.2.2.1. Phương án công nghệ 1 ......................................................................... 43
2.2.2.2. Phương án công nghệ 2 ......................................................................... 46
2.2.2.3. Phương án cơng nghệ 3 ......................................................................... 48
2.2.2.3. Phân tích, lựa chọn phương án cơng nghệ xử lý ..................................... 50
CHƯƠNG III: TÍNH TỐN CÁC CƠNG TRÌNH ĐƠN VỊ TRONG PHƯƠNG ÁN
CHỌN ....................................................................................................................... 53
3.1. Tính tốn lượng nước thải của cơ sở giết mổ....................................................... 53
3.2. Tính tốn thiết kế các cơng trình đơn vị .............................................................. 54
3.2.1. Song chắn rác ........................................................................................... 54
3.2.2. Bể thu gom kết hợp bẫy dầu mỡ ................................................................ 57
3.2.3 Bể tự hoại (Bể phốt 3 ngăn) ....................................................................... 60
3.2.4. Tính tốn bể lắng ...................................................................................... 62
3.2.5 Tính tốn bể kỵ khí vách ngăn dịng hướng lên (Annaerobic Baffled Reactor
– ABR) ................................................................................................................ 66
3.2.6: Tính tốn bể lọc kỵ khí dịng hướng lên (Anaerobic Filter – AF) .............. 70
3.2.7: Tính tốn bãi lọc trồng cây dịng chảy ngang ........................................... 74

3.2.8. Tính bể khử trùng ...................................................................................... 76
3.2.9. Bể chứa bùn .............................................................................................. 78
3.3. Đánh giá tính khả thi và hiệu quả dự án .............................................................. 78
3.3.1. Tính tổng mức đầu tư ................................................................................ 78
3.3.2. Chi phí khấu hao ....................................................................................... 80
3.3.3. Chi phí vận hành ....................................................................................... 80
3.3.4. Tính chi phí xử lý 1m3 nước thải ............................................................... 81
3.5. Tính khả thi và hiệu quả dự án ..................................................................... 81
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................... 84
1. Kết luận .............................................................................................................. 84
2. Kiến nghị............................................................................................................ 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 85
iv


PHỤ LỤC .................................................................................................................. 87
TÍNH TỐN MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT PA SO SÁNH ................ 87
1. Thông số tính tốn ............................................................................................... 87
2. Sơ đồ cơng nghệ xử lý.......................................................................................... 88
3. Kết quả tính tốn các cơng trình đơn vị .................................................................. 88
4. Tính suất vốn đầu tư và kinh phí vận hành dự án (PA so sánh) ................................ 92
4.1. Chi phí khấu hao .......................................................................................... 94
4.2. Chi phí vận hành .......................................................................................... 94
4.2.1. Chi phí điện năng ...................................................................................... 94
4.2.2. Chi phí hóa chất ........................................................................................ 94
4.2.3. Chi phí nhân cơng ..................................................................................... 94
4.3. Tính chi phí xử lý 1m3 nước thải .................................................................. 95

v



DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1. 1. Chất thải tại khu vực giết mổ .................................................................... 13
Hình 1. 2. Lịng, mỡ xả thải tại khu giết mổ .............................................................. 14
Hình 1. 3. Rác thải ( bao nilon, lông, da) tại khu vực giết mổ .....................................15
Hình 3. 1. Hệ số loại bỏ COD trong bể lắng theo thời gian lưu nước ......................... 63
Hình 3. 2. Đường cong đơn giản hóa tỷ lệ hiệu quả của việc loại bỏ BOD5 với việc
loại bỏ COD. ............................................................................................................. 64
Hình 3. 3. Giảm thể tích bùn trong q trình vận hành. ............................................. 65
Hình 3. 4. Bể kị khí vách ngăn dịng hướng lên ......................................................... 67
Hình 3. 5. Hệ số BOD5 được loại bỏ liên quan đến tải lượng hữu cơ trong bể ABR .. 67
Hình 3. 6. Loại bỏ BOD5 trong bể ABR có liên quan đến nước thải.......................... 68
Hình 3. 7. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên tỷ lệ loại bỏ BOD5........................................ 68
Hình 3. 8. Ảnh hưởng của số lượng ngăn lên hiệu quả loại bỏ BOD5 ........................ 69
Hình 3. 9. Loại bỏ BOD5 liên quan đến HRT trong bể ABR. .................................... 69
Hình 3. 10. Xỉ lị gạch được sử dụng làm vật liệu lọc trong bể AF............................. 71
Hình 3. 11. Loại bỏ COD trong bể AF có liên quan đến nước thải............................. 72
Hình 3. 12. Loại bỏ COD liên quan đến diện tích bề mặt VLL trong bể AF .............. 72
Hình 3. 13. Loại bỏ COD liên qua tới HRT trong AF ................................................ 73
Hình 3. 14. Bể lọc kị khí dịng hướng lên .................................................................. 74
Hình 3. 15. Bãi lọc trồng cây dòng chảy ngang ..........................................................75

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1. 1. Phát sinh nước thải và thành phần của nước thải...................................... 11
Sơ đồ 1. 2. Các nguồn phát sinh ra CTR .................................................................... 15
Sơ đồ 1. 3. Tác hại của nước thải từ các khu vực giết mổ GSGC ............................... 16
Sơ đồ 1. 4. Tác hại của khí thải từ các khu vực giết mổ GSGC .................................. 17
Sơ đồ 1. 5. Sơ đồ các phương pháp sinh học xử lý nước thải ..................................... 25
Sơ đồ 2. 1. Sơ đồ vị trí khu vực lập dự án .................................................................. 30
Sơ đồ 2. 2. Công nghệ xử lý (PA1) ............................................................................ 43

Sơ đồ 2. 3. Công nghệ xử lý (PA2) ............................................................................ 46
Sơ đồ 2.4. Công nghệ xử lý (PA3)............................................................................. 48

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. 1. Sản lượng thịt giết mổ trên thế giới ............................................................. 5
Bảng 1. 2. Tổng hợp số hộ giết mổ động vật tại hộ kinh doanh .................................... 9
Bảng 1. 3. Tổng hợp số hộ giết mổ động vật tại hộ chăn nuôi/ngày............................ 10
Bảng 1. 4. Thành phần và tính chất đặc trưng của nước thải giết mổ .......................... 11
Bảng 3.1. Lưu lượng nước thải tính tốn của cơ sở .................................................... 53
Bảng 3.2. Thành phần và tính chất một số thơng số chính của nước thải .................... 54
Bảng 3.3. Thông số kỹ thuật xây dựng song chắn rác................................................. 57
Bảng 3.4. Các thông số thiết kế hố thu gom ............................................................... 59
Bảng 3.5. Thông số đầu vào bể tự hoại ...................................................................... 60
Bảng 3.6. Thông số thiết kế bể tự hoại ....................................................................... 62
Bảng 3.7. Thông số chất lượng lước đầu vào bể lắng ................................................. 62
Bảng 3.8. Thông số thiết kế bể lắng ........................................................................... 66
Bảng 3.9. Thông số thiết kế bể ABR .......................................................................... 70
Bảng 3. 10. Liều lượng Chlorine khử trùng ................................................................ 76
Bảng 3. 11. Các thông sô thiết kế cho bể tiếp xúc Chlorine ........................................ 76
Bảng 3.12. Các thông sô thiết kế bể khử trùng ........................................................... 78
Bảng 3. 13. Thông số thiết kế bể chứa bùn................................................................. 78
Bảng 3. 14. Khái toán tổng mức đầu tư xây dựng PA chọn ........................................ 79
Bảng 3. 15. So sánh 1 số chỉ tiêu kinh tế với dự án có chỉ tiêu KTKT tương tự .......... 81
Bảng 3. 16. Tính hiệu quả kinh tế khi tái sử dụng nước thải qua xử lý ....................... 82

vii



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
AS
ATVSTP

Nội dung
Bể phản ứng sinh học bùn hoạt tính
An tồn vệ sinh thực phẩm

BOD

Biochemical Oxygen Demand: nhu cầu oxy sinh hóa

COD

Chemical Oxygen Demand: nhu cầu oxy hóa học

CSGM

Cơ sở giết mổ

CW

Bãi lọc trồng cây dòng chảy ngầm

DO

Dissolved Oxygen: nồng độ oxy hòa tan


F/M_Food

Microganism ratio: tỉ lệ thức ăn cho vi sinh vật

GSGC

Gia súc gia cầm

GTSX

Giá trị sản xuất

KTKT

Kinh tế kỹ thuật

KTXH

Kinh tế xã hội

MLSS

Mixed liquoz Suspended Solid: chất rắn lơ lửng trong bùn
lỏng

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

RBC

SS

Rotating Biological Contactors
Suspended Solid: chất rắn lơ lửng

SBR

Hoạt động bề mặt

SWW

Nước thải giết mổ

TCVN

Tiêu Chuẩn Việt Nam

TCXD

Tiêu chuẩn Xây Dựng

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

UASB

Upflow Anaerobic Slude Blanket

XLNT


Xử lý nước thải

VSV

Vi sinh vật
viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, ngành chăn ni Việt Nam có những bước phát triển
nhanh. Nhiều địa phương thực hiện chuyển đổi cơ cấu nhanh từ chăn nuôi nhỏ lẻ phân
tán sang chăn nuôi gia trại, trang trại công nghiệp từng bước gắn với giết mổ, chế biến
tập trung công nghệ cao, nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm. Đặc biệt là đã có sự
hình thành, đầu tư của các doanh nghiệp lớn, đó là nền tảng bền vững cho nền chăn
ni Việt Nam trong tương lai.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, tổng đàn trâu bò trên địa bàn là 37.000 con, đàn
lợn 420.000 con, đàn gia cầm 4,7 triệu con, tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng là 93
nghìn tấn, giá trị sản xuất chăn nuôi đạt 3.409 tỷ đồng, so sánh trong tồn ngành sản
xuất nơng nghiệp thì lĩnh vực chăn nuôi chiếm 42%.[3]
Về quy mô sản xuất, đến nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 300 trang trại (trong đó có
42 trang trại chăn ni tập trung) 13 doanh nghiệp chăn ni cịn lại là chăn ni nhỏ
lẻ quy mơ hộ gia đình. Về thực trạng giết mổ Bắc Ninh hiện nay, tồn tỉnh chỉ có 2
doanh nghiệp giết mổ gia súc, gia cầm tập trung đó là Công ty TNHH Chế biến Thực
phẩm Dabaco (xã Lạc Vệ - huyện Tiên Du) có cơng suất thiết kế giết mổ 2.000 gia
cầm/giờ, và Công ty TNHH thực phẩm an tồn Vikofood (xã Phương Liễu - huyện
Quế Võ) cơng suất giết mổ khoảng 30 con lợn/ngày, còn lại 121 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ
được kiểm soát (Chất lượng sản phẩm sau giết mổ và có hệ thống xử lý chất thải đạt
chuẩn). Qua số liệu thu thập toàn tỉnh có 597 cơ sở, điểm giết mổ nhỏ lẻ chưa có dây

chuyền giết mổ và hệ thống xử lý mơi trường đạt chuẩn hoặc được kiểm sốt. Từ đó
dẫn đến nhiều sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, chất lượng chưa được kiểm
soát vẫn được đưa ra thị trường để đi tiêu thụ, bên cạnh đó chất thải chưa được xử lý
triệt để vẫn được thải ra và gây ơ nhiễm mơi trường xung quanh. [3]
Từ đó UBND tỉnh Bắc Ninh đã có chỉ đạo giảm dần các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ để
chuyển vào các cơ sở giết mổ tập trung quy mơ lớn có hệ thống xử lý môi trường đạt
chuẩn. Theo quy hoạch ngành giết mổ tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030 tổng sản lượng vật
1


nuôi cần giết mổ tại các cơ sở giết mổ tập trung đạt trên 80%, ngay tại thời điểm này
việc xin chủ trương đầu tư các dự án giết mổ tập trung trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đều
phải tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, đối với cấp Bộ là thông tư số
09/2016/TT-BNNPTNT quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y, đối
với cấp tỉnh là Quyết định số 14/2017/QĐ-UBND ngày 09/6/2017 V/v ban hành quy
định về quản lý hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong đó
bắt buộc các cơ sở phải có khu xử lý chất thải đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường
hiện hành.
Xuất phát từ các quy định của UBND tỉnh Bắc Ninh, và nhu cầu đầu tư xây dựng các
cơ sở giết mổ tập trung đáp ứng các điều kiện về mơi trường tại các địa phương thì
việc xây dựng đề tài “Nghiên cứu thiết kế hệ thống xử lý chất thải giết mổ gia súc tại
xã Phú Lâm huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh” là cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
(1) Đánh giá được thực trạng ngành giết mổ của tỉnh, của huyện và thực trạng môi
trường vùng nghiên cứu làm căn cứ để xây hệ thống xử lý chất thải giết mổ.
(2) Nghiên cứu thiết kế được hệ thống xử lý chất thải giết mổ gia súc đáp ứng các yêu
cầu kỹ thuật theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp trước khi thải
ra môi trường (QCVN 40:2011/BTNMT).
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng tập trung nghiên cứu trong phạm vi luận văn là nước thải và các chất có
trong nước thải phát sinh từ các cơng đoạn của q trình giết mổ.
Chất thải rắn phát sinh trong quá trình giết mổ như phân, lông da…sẽ được thu gom để
ủ phân compost.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Xã Phú Lâm, huyện Tiên Du nói riêng và tỉnh Bắc Ninh nói chung.

2


4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp kế thừa: Kế thừa các số liệu nghiên cứu, tổng hợp từ các nghiên cứu
trước đã được thẩm định. Số liệu liên quan của các dự án có tính chất kinh tế, kỹ thuật
tương tự đã được triển khai trên địa bàn.
- Phân tích, tổng hợp số liệu: Thu thập số liệu, nguồn tài liệu liên quan đến xử lý chất
thải. Xử lý, đánh giá các thiết kế, vận hành và phương pháp xử lý chất thải sẽ được
triển khai trên thực tế.
- Khảo sát, điều tra thực địa: Khảo sát thực trạng khu vực dự kiến xây dựng khu giết
mổ gia súc, khu vực chịu tác động trực tiếp và gián tiếp. Thu thập số liệu liên quan đến
số lượng gia súc cần giết mổ hiện nay và định hướng đến năm 2030.
- Phương pháp chuyên gia: Luận văn đã sử dụng các thơng tin, ý kiến đóng góp của
các chuyên gia trong lĩnh vực xử lý chất thải rắn, nước thải và bảo vệ môi trường,
những nhà lập chính sách, cán bộ làm cơng tác quản lý tại địa phương.
5. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng ngành giết mổ của tỉnh, của huyện làm căn cứ để xây dựng hệ
thống xử lý chất thải.
- Đánh giá thực trạng môi trường vùng nghiên cứu.
- Xác định các thành phần của chất thải trong quá trình giết mổ làm căn cứ để lựa chọn
công nghệ xử lý nước thải phù hợp.
- Thiết kế hệ thống xử lý chất thải giết mổ gia súc đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo

quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp trước khi thải ra môi trường
(QCVN 40:2011/BTNMT).

3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về ngành giết mổ
1.1.1. Trên thế giới:
- Quy trình giết mổ chung:
Tắm heo

Nước thải

Gây tê, chọc huyết

Nước thải

Hố trụng nước nóng

Nước thải

Khu cạo lơng

Nước thải, CTR

Trụng nước lạnh

Nước thải


Khu cạo sửa, đốt lông

Nước thải, CTR

Khu cắt đuôi lấy
hậu môn, cắt đầu

Nước thải, CTR

Khu mổ heo, tách lòng

Cưa mảnh

Nước thải, CTR

Làm lòng

Nước thải, CTR
Kiểm dịch thú y, xuất
hàng hoặc lưu trữ
4


Trên thế giới hiện nay, đối với các nước phát triển các sản phẩm thịt động vật trước
khi được đưa ra thị trường đều được kiểm soát nghiêm ngặt qua các khâu, từ khi tiếp
nhận vật nuôi cần giết mổ đến q trình giết mổ và cuối cùng là đóng gói, bảo quản.
Quy trình giết mổ này được áp dụng ở hầu hết các nước Châu Âu, Mỹ, Australia, Nhật
Bản, Thái Lan…Cụ thể như sau: Quy trình giết mổ diễn ra nghiêm ngặt với nhiều
bước, đặc biệt chú trọng tới việc giảm nguy cơ chấn thương, đau đớn cho con vật. Tại
đây, việc giết mổ động vật để làm thực phẩm, sợi và các sản phẩm khác được tiến

hành theo tiêu chuẩn, gồm quá trình sản xuất, vận chuyển thịt và các sản phẩm từ thịt
hợp vệ sinh. Ngoài đảm bảo an tồn thực phẩm, mục đích chính của tiêu chuẩn này là
giảm nguy cơ chấn thương, đau đớn cho con vật. Tại lị mổ, vào hơm trước hoặc trong
ngày giết mổ, các gia súc như trâu, bò, cừu, dê và lợn được cho ăn, uống nước, nghỉ
ngơi. Người ta sẽ tách những con bị ốm hoặc bị thương khỏi nhóm để chữa trị hoặc
hưởng cái chết nhân đạo.
Sau quá trình giết mổ, thanh tra an tồn thực phẩm tiếp tục kiểm tra xem thịt của nó có
phù hợp với nhu cầu tiêu thụ của con người hay không. Nếu khơng phù hợp, số thịt
này có thể được chế biến làm thức ăn động vật, chế phẩm y tế hoặc bị đem đi tiêu hủy.
Trong vòng hai tiếng sau khi con vật bị sốc điện, quá trình mổ thịt phải hoàn tất và các
nhân viên phải đưa chúng vào tủ đông lạnh hoặc vận chuyển đến nơi tiêu thụ bằng
phương tiện chuyên dụng phù hợp.
Song song với quá trình kiểm sốt chất lượng sản phẩm từ các cơng đoạn giết mổ, chất
thải phát sinh từ đây cũng được thu gom ngay và đưa vào hệ thống xử lý chất thải
chung của khu để tránh lây lan mầm bệnh, dịch bệnh cho sản phẩm và môi trường
xung quanh.
Bảng 1. 1. Sản lượng thịt giết mổ trên thế giới
Sản lượng thịt giết mổ (1.000 tấn)
Năm
Thế giới
Trong đó:
Trung Quốc
Các nước Châu Âu
Mỹ

2015
323.697

2016
327.105


2017
330.387

Tăng trưởng (%)
0,68

86.640
47.010
43.252

86.108
47.932
44.606

85.812
47.883
45.842

-0,32
0,62
1,96

5


Sản lượng thịt giết mổ (1.000 tấn)
Năm
Brazil
Nga

Ấn Độ
Mexico
Argentina
Còn lại

2015
26.733
9.130
7.033
6.371
5.418
92.110

2016
26.529
9.432
7.153
6.573
5.327
93.445

2017
27.079
9.812
7.348
6.801
5.582
94.228

Tăng trưởng (%)

0,43
2,43
1,47
2,2
1
0,76

Nguồn: Số liệu tổ chức FAO năm 2018.
Nhìn chung trong 3 năm trở lại đây sản lượng thịt giết mổ tồn thế giới có sự tăng
trưởng nhưng trậm, tốc độ tăng trưởng bình quân cả giai đoạn khoảng 0,68%/năm. Sản
lượng thịt giết mổ đạt trên 330 triệu tấn.
Bước sang thế kỷ mới, số lượng đàn gia súc gia cầm đã tăng lên đáng kể và đồng thời
số lượng gia súc chết cũng tăng theo. Nông dân vẫn nuôi và giết mổ gia súc gia cầm
của họ nhưng các cửa hàng thực phẩm ở các khu vực thành thị bắt đầu tạo ra lượng mỡ
và xương tuy với số lượng nhỏ nhưng tăng đều, cung cấp cho các cơ sở chế biến phụ
phẩm giết mổ. Tất cả những yếu tố trên cho thấy sự cần thiết phải có những cải tiến
đối với các hệ thống giết mổ và chế biến phụ phẩm. Thế nhưng điều này đã không thể
thực hiện được cho tới khi nồi nấu phụ phẩm dạng khô được giới thiệu ở Đức trong
những năm 1920. Kể từ đây ngành chế biến phụ phẩm mới bắt đầu sản xuất ra các sản
phẩm protein và mỡ chất lượng cao.
Năm 1956, hầu hết các nhà máy giết mổ kết hợp với chế biến chế biến phụ phẩm đều ở
tình trạng cần phải được cải tiến. Thế nhưng trong suốt 50 năm qua, những thay đổi
lớn chủ yếu là những thay đổi liên quan đến cơng nghệ trong nhà máy, quản lí nhà
xưởng, chất lượng sản phẩm cuối cùng và an toàn cho nhân viên nhà máy. Trước thế
chiến II, các cơ sở chế biến phụ phẩm giết mổ độc lập ở vùng nông thôn lệ thuộc nhiều
vào nguồn gia súc loại thải (gia súc bệnh, sắp chết, tàn tật, chết), coi đây là nguồn
nguyên liệu chính. Người ta đã từng tuyên bố rằng mỗi Hạt ở bang Iowa có ít nhất một
nhà máy chế biến phụ phẩm giết mổ. Ngay từ năm 1900, những cơ sở chế biến phụ
phẩm giết mổ ở khu vực thành phố đã thiết lập hệ thống thu gom nguyên liệu từ các
cửa hàng thực phẩm và nhà máy giết mổ qui mô nhỏ. Trước năm 1920, các cơ sở đóng

6


gói thực phẩm lớn kiểm sốt lượng phụ phẩm của họ và gần như toàn bộ phần nguyên
liệu ở khu vực thành phố. Năm 1920, cuộc khảo sát của Ủy ban thương mại liên bang
(đã dẫn đến sự ra đời của Nghị định và sự ban hành của Luật tập kết và giết mổ súc
sản năm 1921 (Packers and Stockyard Act) ngày nay được cho là mang tính lịch sử)
dường như đã phá vỡ hệ thống độc quyền thời đó và tạo đà cho sự phát triển về số
lượng các nhà máy chế biến phụ phẩm hoạt động trong lĩnh vực này. Vào thời điểm
đó người ta đã ước tính có khoảng 823 nhà máy giết mổ và chế biến phụ phẩm giết mổ
trên toàn nước Mỹ. Năm 1927, Tạp chí “The National Provisioner” ước tính có 913
nhà máy chế biến phụ phẩm giết mổ, trong đó các bang Philadelphia và Baltiumore có
15 nhà máy mỗi bang và bang Cincinnati có 14 nhà máy. Bang Iowa có số nhà máy
hoạt động nhiều nhất với tổng số 123 nhà máy. Việc loại bỏ gia súc loại thải khỏi các
cơ sở chăn ni theo cách hợp vệ sinh đã góp phần đáng kể làm giảm sự phát tán bệnh
gia súc. Đóng góp của các nhà chế biến phụ phẩm giết mổ xưa và nay trong tồn bộ nỗ
lực nhằm duy trì mơi trường trong sạch vẫn đang còn gây ngạc nhiên cho chúng ta.
Cho tới khi phương thức sản xuất thịt bò đóng hộp vào cuối những năm 1960 và đầu
những năm 1970 được phát minh, các nhà chế biến phụ phẩm độc lập đã thu gom
nguyên liệu thô từ năm nguồn chính: mỡ và xương từ các cửa hàng bán lẻ, gia súc loại
thải, mỡ, xương và nội tạng từ các cơ sở giết mổ thuê, phụ phẩm của các cơ sở giết mổ
và đóng gói nhỏ lẻ, và dầu mỡ thải loại từ các nhà hàng. Tất cả các nguồn nguyên liệu
thô kể trên, trừ dầu mỡ thải loại từ nhà hàng, bắt đầu giảm về số lượng từ những năm
1960. Cùng với sự hình thành của các cơ sở chăn ni qui mơ lớn với phương thức
quản lí và chăm sóc tốt hơn cũng như sự ra đời của các kỹ thuật tiêu hủy gia súc thải
loại thì nguồn nguyên liệu gia súc chết của các nhà máy chế biến phụ phẩm giết mổ ở
khu vực nông thôn ngày càng trở nên khan hiếm mặc dù số lượng gia súc ni tăng
lên. Sự ra đời của hình thức sản xuất thịt bị đóng hộp, là phương thức cắt nhỏ thân thịt
thành các miếng lớn nhỏ khác nhau, tại các nhà máy giết mổ và đóng gói qui mơ lớn
có cả bộ phận chế biến phụ phẩm trong nhà máy còn ảnh hưởng lớn hơn đến các nhà

máy chế biến phụ phẩm nhỏ lẻ ở nông thôn. Sự sụt giảm tổng lượng thịt có chất
lượng tại các siêu thị khơng chỉ có tác động lớn đến sự giảm sút về số lượng thịt mà
còn ảnh hưởng đến cả lượng nguyên liệu thô dùng để sản xuất các loại mỡ chất lượng
cao. Các cơ sở chế biến và đóng gói nhỏ lẻ không thể cạnh tranh được với các cơ sở
7


giết mổ lớn đóng gói 4000 bị hay 12000 lợn mỗi ngày. Cùng với sự giảm đi về số
lượng các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ thì phụ nữ ở khu vực nơng thơn trong những năm 1980
cũng thích mua thịt ở siêu thịt hơn là vỗ béo rồi giết mổ và dự trữ trong tủ lạnh. Trong
suốt những năm 1980 và 1990, chúng ta đã chứng kiến sự chuyển biến lớn, từ chỗ các
nhà chế biến độc lập chế biến phần lớn nguồn nguyên liệu thô sang giai đoạn các nhà
giết mổ và đóng gói thực phẩm lớn và các nhà chế biến gia cầm tổng hợp trở thành các
nhà chế biến phụ phẩm chính.
Tất cả các yếu tố trên đã góp phần củng cố ngành chế biến phụ phẩm của các cơ sở chế
biến phụ phẩm độc lập trong khi tổng lượng ngun liệu thơ có thể dùng để chế biến
tăng từ khoảng 30 tỷ pound năm 1977 lên 40,5 tỷ năm 1995 và khoảng 54 tỷ năm
2006. Sau khi đã trừ đi lượng phụ phẩm thô dùng trong thức ăn cho sinh vật cảnh, các
nhà chế biến phụ phẩm đã sản xuất ra trên 11,2 tỷ pound protein có nguồn gốc từ động
vật và 10,9 tỷ pound mỡ đã qua chế biến mỗi năm.
1.1.2. Trong nước và trên địa bàn tỉnh
Trong cả nước, theo báo cáo của Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn tính đến hết
năm 2015 có 53/63 tỉnh thành phố thực hiện việc thống kê, kiểm tra và đánh giá phân
loại điều kiện vệ sinh thú y cơ sở giết mổ (CSGM), với 851 CSGM đã được kiểm tra,
đánh giá. Hiện tại số CSGM nhỏ lẻ cịn 28.285 cơ sở trong đó phía Bắc là 11.485 cơ sở
nhưng chỉ có 929 cơ sở được cơ quan thú y kiểm soát (chiếm 8,05%). Từ đó Chính
phủ chỉ đạo các địa phương phải dần chuyển toàn bộ các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ trong
dân ra ngoài khu tập trung để đảm bảo sản phẩm giết mổ được kiểm soát ATVSTP. [3]
Thực trạng đáng báo động hiện nay là các lò giết mổ thực hiện ngay trong khu dân cư,
hoặc ra các khu hẻo lánh nhằm tránh sự kiểm soát của cơ quan thú y. Mà tại đó điều

kiện xây dựng CSGM khơng đảm bảo về quy mơ diện tích, các điều kiện hạ tầng hỗ
trợ, cá biệt có nhiều điểm giết mổ được thực hiện ngay trên nền, sàn nhà, lề đường,
góc chợ hoặc bên cạnh khu vệ sinh. Các điểm giết mổ này hầu như khơng có nơi dành
riêng cho từng cơng đoạn giết mổ, nguồn nước sạch cung cấp cho các lò mổ không đạt
yêu cầu, hơn nữa là các phương tiện thiết bị để giết mổ gia súc gia cầm không đảm bảo
điều kiện vệ sinh. Cuối của công đoạn giết mổ là các loại chất thải như phân, nước,
phụ phẩm ở các điểm giết mổ này không được xử lý hoặc xử lý không đạt tiêu chuẩn
8


được thải bừa bãi ra đường, ruộng, kênh mương và hệ thống thốt nước cơng cộng gây
ơ nhiễm mơi trường nghiêm trọng.
Đối với tỉnh Bắc Ninh, ngoài các cơ sở giết mổ tập trung như đã trình bày ở trên, hiện
tại giết mổ gia súc, gia cầm quy mô hộ có 1.027 hộ tham gia (trong đó: giết mổ trâu
bị: 34, giết mổ lợn: 752, giết mổ gia cầm: 241) [3] hầu hết các hộ giết mổ gia súc, gia
cầm hoạt động chưa được sự kiểm soát của cơ quan thú y. Cụ thể:
Giết mổ động vật tại hộ kinh doanh: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 334 hộ giết mổ
động vật tại hộ kinh doanh. Trong đó, có 34 hộ giết mổ trâu, bò; 59 hộ giết mổ lợn và
241 hộ giết mổ gia cầm. Số lượng gia súc, gia cầm giết mổ ước tính bình qn một
ngày đêm tại các hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh khoảng 39 con trâu bò, 245 con lợn
và 4.892 con gia cầm. Trung bình mỗi hộ giết mổ hơn 1 con trâu bò/ngày đêm; dưới
10 con lợn/ngày đêm (do nhiều hộ giết mổ theo phiên chợ) và khoảng 20 con gia
cầm/ngày đêm. [3]
Bảng 1. 2. Tổng hợp số hộ giết mổ động vật tại hộ kinh doanh
Số hộ (hộ)
TT

Địa điểm
Tổng


1
2
3
4
5
6
7
8

TP. Bắc Ninh
H.Gia Bình
H.Lương Tài
H. Quế Võ
H. Thuận Thành
TX. Từ Sơn
H.Tiên Du
H.n Phong
Tổng

71
32
13
23
39
47
62
47
334

Trâu,

bị

Cơng suất GM (con/ngày)

Lợn

Gia
cầm

Trâu,
bị

6
10
2
14
8
3
4
12
59

65
18
11
4
30
34
48
31

241

0
4

4
5
1
10
10
4
34

5
1
10
15
4
39

Lợn

Gia cầm

21
18
6
45
37
20

18
80
245

1544
177
260
190
556
593
439
1133
4.892

Nguồn: Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh
Giết mổ động vật tại hộ chăn ni: Theo số liệu điều tra, tồn tỉnh có 693 hộ giết mổ
lợn tại hộ chăn nuôi, mỗi hộ giết mổ từ 2 con/ngày, thậm chí có hộ bình quân 2 ngày
giết mổ 1 con hoặc giết mổ theo phiên chợ.

9


Bảng 1. 3. Tổng hợp số hộ giết mổ động vật tại hộ chăn nuôi/ngày
Lợn
TT

Địa điểm

Số hộ (hộ)


Công suất GM (con/ngày)

1

Tp. Bắc Ninh

35

92

2

H.Gia Bình

80

100

3

H.Lương Tài

62

74

4

H. Quế Võ


82

241

5

H. Thuận Thành

115

305

6

Tx. Từ Sơn

121

200

7

H.Tiên Du

93

139

8


H.Yên Phong

105
693

280
1.431

Tổng

Nguồn: Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh
1.2. Tổng quan về chất thải giết mổ
1.2.1. Nguồn gốc, thành phần chất thải giết mổ
a) Nước thải

10


 Nguồn gốc
Chú thích:

Có thể đi
Con đường đi

Chứa các chất
Mỡ

Giết mổ

Lơng, da


Làm lơng

Phân, nước
tiểu

Nước
thải

Nước
Rửa thịt

Hóa chất sử
dụng trong
giết mổ
Máu GSGC

Sử dụng
khác

……………….

 Thành phần và tính chất của nướcNguồn
thải giết
mổnhận
tiếp
Sơng, hồ, kênh,
Vì là cơ sở giết mổ được đầu tư xây dựng mới
do đó khơng có điều kiện lấy mẫu cụ
rạch….

thể để đi phân tích, vì vậy số liệu về thành phần và tính chất của nước thải được lựa
chọn căn cứ vàoSơ
số đồ
liệu1.đã
cứu thải
và công
bố, cụphần
thể ở của
trong luận văn nguồn
1. được
Phát nghiên
sinh nước
và thành
số liệu được thu thập thứ cấp từ Việnnước
Mơi thải
trường tài ngun. Để đảm bảo tính khách
quan và sát thực tế nguồn số liệu này cũng được tham chiếu so sánh với các số liệu đã
được kiểm chứng thực tế xây dựng của các Công ty hoạt động về thiết kế cơng trình
xử lý nước thải giết mổ gia súc, gia cầm như: Công ty TNHH TM-DV mơi trường Kim
Hồng Hiệp, Cơng ty mơi trường Ngọc Lân.
Bảng 1. 4. Thành phần và tính chất đặc trưng của nước thải giết mổ
Các thông số

Đơn vị

pH
BOD5

Giá trị
7,5


mg/l
11

2000


Các thông số

Đơn vị

Giá trị

COD

mg/l

2800

TSS

mg/l

900

Tổng Nitơ

mg/l

250


Tổng photpho

mg/l

50

Dầu mỡ

mg/l

200

Tổng Coliform

MPN/100ml

8*105

Nguồn số liệu thứ cấp: Viện Môi trường tài nguyên, năm 2013 [15]
b) Khí thải và tiếng ồn
 Nguồn gốc
Tại những nơi giết mổ thủ công tự phát, chất thải rắn và nước thải khơng được xử lý
dẫn đến lượng khơng khí tại các nơi giết mổ bị ô nhiễm nghiêm trọng. Hầu hết những
hoạt động của tất cả nơi giết mổ đều gây mùi khó chịu, vấn đề ơ nhiễm khơng khí tại
những nơi giết mổ chủ yếu phát ra từ các nguồn sau:
Nguồn gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí dễ phát hiện nhất tại cơ sở giết mổ là mùi
phân từ chuồng trại và từ dây chuyền giết mổ, với lượng thải lớn như vậy nếu không
được thu gom xử lý hàng ngày thì đây là nguồn có khả năng gây ô nhiễm cao, là môi
trường dễ sinh ra ruồi, muỗi, lây lan dịch bệnh, ảnh hưởng lớn đến mơi trường khơng

khí, nước, đất và sức khỏe con người. Từ khu nhốt gia súc, gia cầm mùi hôi đặc trưng
từ biểu bì động vật, phân, và nước tiểu thường xun khuyếch tán vào mơi trường
khơng khí. Từ khu giết mổ mùi hơi bốc lên khi xối nước nóng , chất thải rắn đọng lại
trên bệ mổ do làm vệ sinh không tốt.

12


Hình 1. 1. Chất thải tại khu vực giết mổ
Từ khu làm lịng mùi hơi chủ yếu từ thức ăn gia súc bị lên men, lây lan các vi khuẩn
gây bệnh. Mùi hôi từ nước thải được thải trực tiếp xuống cống, rãnh không được xử lý.
Từ các chảo nhúng, nhiên liệu để đun nước ở những nơi giết mổ khác nhau (củi, trấu,
than đá…) dẫn đến nồng đô các chất ô nhiễm khác nhau.
 Thành phần
Các chất gây ô nhiễm mơi trường khơng khí thường gặp tại lị giết mổ gia súc, gia cầm
là SO2, NO3, CO, CO2, NH3, CH4. Các chất này và mùi hôi bốc ra nhanh chóng
khuyếch tán vào mơi trường làm ảnh hưởng đến mơi trường tại nơi sản xuất và xung
quanh nơi sản xuất.
Ngoài các chất gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí vừa kể còn phải kể đến tiếng ồn.
Tiếng ồn phát sinh từ các hoạt động vận chuyển động vật sống, vận chuyển thành
phẩm, tiếng động vật kêu từ khi bị nhốt, lùa, tiếng ồn này tuy không lớn nhưng kêu
thường xuyên làm ảnh hưởng đến những người dân xung quanh. Các loại khí SO2,
NOx, CO và bụi khói phát sinh từ hoạt động của các loại xe có động cơ vận chuyển
heo bò ra vào khu vực giết mổ. Tuy nhiên, khoảng thời gian hoạt động cao điểm nhất
của của lò mổ trong ngày chủ yếu từ khuya đến rạng sáng ngày hơm sau, thời gian cịn

13


lại trong ngày rất ít hoạt động. Vì vậy, mức độ ơ nhiễm từ các phương tiện giao thơng

có thể xem là khơng có tác động đáng kể.
c) Chất thải rắn
 Nguồn phát sinh:

Hình 1. 2. Lịng, mỡ xả thải tại khu giết mổ
Chất thải rắn sinh ra từ hoạt động của lò giết mổ chủ yếu là lượng phân sinh ra từ
chuồng trại và từ dây chuyền giết mổ, ngồi ra cũng cịn một ít chất thải khác như da,
lơng, thịt, mỡ...và một phần lịng khơng sử dụng được, từ dây chuyền giết mổ. Thành
phần các chất thải rắn này chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, và có xu hướng
nhanh chóng bị axit hóa và lên men, chất thải này là mầm mống dễ sinh ra ruồi muỗi,
lan truyền dịch bệnh.

14


Giai đoạn
làm lơng, da

Giai đoạn làm lịng

Phân của GSGC

CHẤT THẢI RẮN

Bao nilon…..

Các hoạt động khác

Sơ đồ 1. 2. Các nguồn phát sinh ra CTR


Hình 1. 3. Rác thải ( bao nilon, lông, da) tại khu vực giết mổ
Rác thải sinh hoạt tại lò mổ chủ yếu là các mảnh thức ăn thừa, bao bì, nylon, giấy
loại… từ hoạt động của con người. Thành phần rác thải này cũng chủ yếu là các chất
hữu cơ dễ phân hủy sinh học.
 Thành phần
Như đã trình bày ở trên, thành phần chất thải rắn chính tại các lị mổ là phân sinh ra từ
chuồng trại và từ dây chuyền giết mổ, ngoài ra cũng cịn một ít chất thải khác như da,
lơng, thịt, mỡ...và một phần lịng khơng sử dụng được, trong đó lượng phân chiếm
khoảng 90%. Ngồi ra cịn có lượng chất thải rắn sinh hoạt của công nhân lao động và
cán bộ quản lý tại các lò mổ.

15


1.2.2. Tác hại của chất thải từ lò giết mổ khi không được xử lý
a) Nước thải:
Con người
Môi trường
nước

Nước thải

Môi trường
đất
Mơi trường
khơng khí

Động- thực vật thủy
sinh
Ảnh hưởng mạch

nước ngầm
Vi khuẩn phát sinh
mầm bệnh
Sinh vật phù du
Giảm khả năng của
dòng chảy

Tại cơ sở giết mổ gia súc cần khối lượng lớn nước để sử dụng, trong đó khâu làm lịng
là khâu phát thải
ra một
lớncủa
nước
thảithải
bị ôtừnhiễm
gồm
cácgiết
chất hữu cơ không
Sơ đồ
1. 3. lượng
Tác hại
nước
các khu
vực
mổ GSGC
tan và các chất tạo nên nhũ tương, ngồi
ra nước thải sau q trình giết mổ bị ơ nhiễm
Nước thải do hoạt động giết mổ chứa chất hữu cơ và Nitrogen cũng như những mầm
do mỡ, chất thải, máu động vật và một số chất tẩy rửa. Trong nước thải còn chứa nhiều
bệnh là và
vi các

khuẩn
Shigella,
kýcác
sinhhợp
trùng,
nang bào.
DưPhotpho
lượng thuốc
Protein
chấtSamonella,
dinh dưỡng
bao gồm
chấtamip,
của Cacbon,
Nito,
với
trừ sâu,
cáckhá
độccao.
chất…
từ thải
trong
thức
củahàm
chúng
tồn SS,
đọngBOD5,
lại. Tất
cả những
hàm

lượng
Nước
giết
mổăn
chứa
lượng
COD
và chấtchúng
béo
theonên
nước
tronghủy
qsinh
trìnhhọc
giết
mổmùi
đi ra
mơilàm
trường,
ảnh nguồn
hưởngnước.
đến những
cao
dễ thải
bị phân
gây
hơingồi
thối và
ơ nhiễm
Nếu

ngườithải
trựcđược
tiếp tham
gia tại
giếtchỗ
mổngay
và kểkhu
cả người
dânmổ
sống
vực
xung
nước
xả tràn
vực giết
sẽkhu
thấm
vào
đất,quanh.
với thời gian
phơi nhiễm dài mang theo các hóa chất được sử dụng trong quá trình giết mổ sẽ có khả
năng ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm.
Khi xả vào sơng hồ sẽ làm suy giảm nồng độ oxy hịa tan trong nước do vi sinh vật sử
dụng oxy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ. Nồng độ oxy hịa tan dưới 50% bão
hịa có khả năng gây ảnh hưởng tới sự phát triển của các sinh vật sống dưới sơng, hồ.
Oxy hịa tan giảm khơng chỉ gây chết các lồi thủy sinh mà cịn làm giảm khả năng tự
làm sạch của nguồn nước, dẫn đến giảm chất lượng nước cấp cho sinh hoạt và công
nghiệp. Các chất rắn lơ lửng làm cho nước đục hoặc có màu, nó hạn chế độ sâu tầng
16



nước được ánh sáng chiếu xuống, gây ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của tảo, rong
rêu,… Chất rắn lơ lửng cũng là tác nhân gây ảnh hưởng đến môi trường sống của các
loài thủy sinh, đồng thời gây tác hại về mặt cảnh quan (tăng độ đục nguồn nước) và
gây bồi lắng lịng sơng, cản trở sự lưu thơng nước…
Nồng độ các chất nitơ, photpho cao gây ra hiện tượng phát triển bùng nổ các loài tảo,
đến mức độ giới hạn tảo sẽ bị chết và phân hủy gây nên hiện tượng thiếu oxy. Nếu
nồng độ oxy giảm tới 0 gây ra hiện tượng thủy vực chết, ảnh hưởng tới chất lượng
nước của thủy vực. Ngoài ra, các loài tảo nổi trên mặt nước tạo thành lớp màng khiến
cho bên dưới khơng có ánh sáng, q trình quang hợp của các thực vật tầng dưới bị
ngưng trệ... Tất cả các hiện tượng trên gây tác động xấu tới chất lượng nước, ảnh
hưởng tới hệ thủy sinh và cấp nước. Khi xả nước vào hệ thống thoát nước của các khu
dân cư đơ thị sẽ gây mùi khó chịu và gây khó khăn cho cơng tác xử lí nước thải. Một
vấn đề nữa xảy ra trong quá trình giết mổ này là nếu gia súc gia cầm bị mắc bệnh như
dịch tả, lở mồng long móng, tai xanh…. Thì việc xả thải nước thải sẽ làm phân tán
dịch bệnh, gây lây lan cho các động vật gần đó và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
b) Khí thải
Tại các khu vực giết mổ các khí thải sinh ra từ cơng đoạn giết mổ gây ơ nhiễm mơi
trường khơng khí ví dụ: NH3 gây ra mùi khai khó chịu, H2S có mùi trứng thối, SO2,
CO, NOx…Gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe của người trực tiếp giết mổ và
người dân sống khu vực xung quanh. Các chất khí này là nguyên nhân phát sinh các
mầm bệnh lây truyền qua đường hô hấp, cơ hội cho các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập
và bùng phát, nếu không xử lý triệt để sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cán bộ nhân viên
trong cơ sở và người dân sống xung quanh.
NH3
Con
người

H2S


CH4

SO2, CO,
NOx…..

MT khơng
khí

Khí thải

Vi khuẩn
gây bệnh

Nước thải
17
Chất thải
rắn

Hệ sinh
thái


×