Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng cấu trúc vải dệt kim đến độ giãn của vải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.2 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

BÙI THỊ THÙY DƯƠNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CẤU TRÚC VẢI DỆT KIM
ĐẾN ĐỘ GIÃN CỦA VẢI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
CHUYÊN NGÀNH : CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT MAY

Hà Nội – Năm 2013


BÙI THỊ THÙY DƯƠNG

CHUN NGÀNH : CƠNG NGHỆ DỆT MAY

KHĨA 2010B


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

BÙI THỊ THÙY DƯƠNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CẤU TRÚC VẢI DỆT KIM
ĐẾN ĐỘ GIÃN CỦA VẢI


CHUYÊN NGÀNH : CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT MAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.CHU DIỆU HƯƠNG

Hà Nội – Năm 2013


Luận văn cao học

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng cấu trúc của vải dệt kim đến độ co giãn của vải
Tác giả Luận văn: Bùi Thị Thùy Dương
Người hướng dẫn: Chu Diệu Hương
Nội dung tóm tắt:
a/ Lý do chọn đề tài:
Ở Việt Nam, các sản phẩm dệt kim đóng góp tỷ trọng đáng kể trong tổng sản
lượng hàng dệt may cả nước, đáp ứng nhu cầu nội địa cũng như nhu cầu xuất khẩu
ngày càng cao. Sản phẩm dệt kim trong lĩnh vực may mặc chủ yếu là các mặt hàng cắt
may từ vải dệt kim đan ngang, việc làm chủ công nghệ sản xuất mặt hàng nhằm tạo ra
sản phẩm chất lượng cao và ít bị biến dạng, đặc biệt là cơng nghệ dệt cịn gặp nhiều
khó khăn.
Vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc vải dệt kim
đến độ co giãn của vải” được tiến hành nhằm khảo sát ảnh hưởng của cấu trúc vải dệt
kim đan ngang với mong muốn đóng góp cơ sở lý thuyết, giúp làm chủ tốt hơn q
trình thiết kế cơng nghệ dệt vải đan ngang trong nước, góp phần tạo sản phẩm dệt kim
đan ngang chất lượng cao.

b/ Mục đích nghiên cứu của Luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
* Mục đích nghiên cứu:
Các sản phẩm dệt kim chủ yếu từ các loại vải dệt kim đan ngang phổ biến nhất
là các vải dệt từ kiểu dệt Single,Rib, Interlock cơ bản hoặc dẫn xuất. Vì vậy vải dêt
kim có cấu trúc khác nhau thì độ co giãn cũng khác nhau
* Đối tượng nghiên cứu:
Quá trình thí nghiêm vải tiến hành tại nhà máy Dệt kim Đơng xn, mẫu vải thí
nghiệm trải qua đầy đủ quy trình cơng nghệ được xử lý giống nhau trên ba loai vải có
mật độ dọc, mật độ ngang tương đối giống nhau:
- Single
- Rib
- Interlock
* Phạm vi nghiên cứu:
Học viên: Bùi Thị Thùy Dương

1

Lớp: 10BVLDM


Luận văn cao học

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

- Nghiên cứu ảnh hưởng của thông số vải đến độ giãn của vải dệt kim
- Nghiên cứu ảnh hưởng của thông số công nghệ và cấu trúc vải dệt kim
c/ Nội dung chính và đóng góp mới của tác giả:
So sánh các loại vải single, rib, interlock có cấu trúc khác nhau nên độ giãn của
các vải khác
d/ Phương pháp nghiên cứu:

Tiến hành nghiên cứu trên 3 loại kiểu dệt thông dụng nhất của vải dệt kim trên
thị trường: Vải Single, vải Rib 1x1 và vải Interlock. Trên mỗi một loại vải tiến hành
thay đổi về kiểu dệt, sợi, chiều dài vòng sợi để khảo sát độ giãn của vải dệt kim.
Nghiên cứu độ giãn của vật liệu trên máy kéo giãn.
e/ Kết luận:
Luận văn tiến hành nghiên cứu trên ba loại vải dệt kim cơ bản là SINGLE, RIB,
INTERLOCK với mật độ dọc (P d ), mật độ ngang (P n ) tương đối giống nhau và thay
đổi về cấu trúc để thực hiện làm nghiên cứu. Mặc dù kết quả đạt được chưa nhiều
nhưng cũng từ kết quả đạt được như thế thì em cũng thấy nguyên liệu, cấu trúc, mật độ
này nhưng độ giãn theo mỗi cấu trúc cũng thay đổi. Nếu có điều kiện nghiên cứu tiếp
theo thì em sẽ thay đổi cấu trúc trên một loại nguyên liệu dệt trên cùng một loại máy,
cùng loại mật độ để cho kết quả đánh giá chính xác hơn.

Học viên: Bùi Thị Thùy Dương

2

Lớp: 10BVLDM


Luận văn cao học

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN

5

LỜI CAM ĐOAN


6

DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ

7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

9

LỜI MỞ ĐẦU

10

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN

12

1.1. Giới thiệu sơ lược về cấu trúc vải dệt kim cơ bản

12

1.1.1. Các phần tử cơ bản của vải dệt kim

12

1.1.2. Phân loại các kiểu dệt kim

13


1.2. Cấu trúc vải dệt kim đan ngang

14

1.2.1. Cấu trúc vải dệt kim đan ngang một mặt phải (vải single).

14

1.2.1.1. Kiểu dệt đủ vòng sợi.

14

1.2.2. Cấu trúc vải dệt kim đan ngang hai mặt phải (Vải Rip)

16

1.2.3. Cấu trúc vải Interlock

19

1.2.5. Nguyên nhân sự co giãn của vải dệt kim đan ngang

21

1.2.6. Ứng dụng vải dệt kim và vai trò của độ giãn

24

2.6.1. Vải dệt kim ứng dụng trong may mặc


24

1.2.6.2. Vải dệt kim ứng dụng trong y dược

26

1.2.6.3. Vải dệt kim trong các ứng dụng khác

26

1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu sự độ co giãn của vải đan ngang

27

1.3.1. Các yếu tố công nghệ ảnh hưởng tới độ co giãn của vải dệt kim đan ngang

27

1.3.1.1. Sự ảnh hưởng của modun vòng sợi

28

1.3.1.2. Sự ảnh hưởng của hệ số tương quan mật độ

28

1.3.1.3. Sự ảnh hưởng của hệ số d/l

32


1.4. KẾT LUẬN PHẦN TỔNG QUAN

36

CHƯƠNG II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

37

2.1. Nội dung và đối tượng nghiên cứu

37

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

37

2.1.2 Nội dung nghiên cứu

59

Học viên: Bùi Thị Thùy Dương

3

Lớp: 10BVLDM


Luận văn cao học


Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

2.2. Phương pháp nghiên cứu

59

2.2.1. Kiểm tra các thông số công nghệ của các mẫu vải thí nghiệm

59

2.2.1.1. Xác định mật độ vải dệt kim theo tiêu chuẩn TCVN 5794 – 1994.

59

2.2.1.2. Xác định khối lượng riêng của vải

60

2.2.1.3. Xác định chiều dài vòng sợi trong vải dệt kim

60

2.2.2. Phương pháp xác định độ giãn đứt của vải

61

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

64


3.1 Đối với vải single:

64

3.2. Bàn luận ảnh hưởng của cấu trúc vảI single đến độ giãn

65

3.3 Đối với vải rib

66

3.4. Bàn luận ảnh hưởng của cấu trúc vảI RIB đến độ giãn

67

3.5 Đối với vải Interlock

68

3.6. Bàn luận ảnh hưởng của cấu trúc vảI RIB đến độ giãn

69

KẾT LUẬN

70

TÀI LIỆU THAM KHẢO


71

Học viên: Bùi Thị Thùy Dương

4

Lớp: 10BVLDM


Luận văn cao học

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

LỜI CẢM ƠN

Sau gần hai năm học tập và làm việc nghiêm túc, tới nay Luận văn của em đã
đạt được những kết quả nhất định.
Em xin được trân trọng cảm ơn TS. Chu Diệu Hương đã nhiệt tình động viên,
khích lệ, hướng dẫn em rất nhiều về chuyên môn cũng như phương pháp nghiên cứu
khoa học.
Em cũng xin trân trọng cảm ơn tập thể thầy cô giáo Việt Dệt may Da giầy &
Thời trang - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã giúp đỡ em trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu.
Đồng thời em cũng xin được trân trọng cảm ơn Viện Đào tạo Sau đại học;
Phịng Thí nghiệm Vật liệu Dệt - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và Xí nghiệp Dệt
kim - Cơng ty TNHH MTV Dệt kim Đông xuân (524 Minh Khai - Hai Bà Trưng - Hà
Nội) đã giúp đỡ em thực hiện Luận văn này.
Trong quá trình thực hiện Luận văn, em đã luôn cố gắng học hỏi trau dồi kiến
thức. Tuy nhiên, do thời lượng có hạn và bản thân cịn nhiều hạn chế trong quá trình
nghiên cứu, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cơ giáo và bạn bè đồng

nghiệp.

Học viên: Bùi Thị Thùy Dương

5

Lớp: 10BVLDM


Luận văn cao học

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan toàn bộ kết quả nghiên cứu được trình bày trong Luận
văn do tác giả cùng đồng nghiệp nghiên cứu, do tác giả tự trình bày, không sao chép từ
các tài liệu khác. Tác giả xin chịu trách nhiệm hồn tồn về những nội dung, hình ảnh
cũng như các kết quả nghiên cứu trong Luận văn.

Hà Nội, ngày 21 tháng 3 năm 2013
Người thực hiện

Bùi Thị Thùy Dương

Học viên: Bùi Thị Thùy Dương

6

Lớp: 10BVLDM



Luận văn cao học

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1: Dệt vịng
Hình 1.2: Vịng dệt phải
Hình 1.3: Vịng dệt trái
Hình 1.4: Hàng vịng
Hình 1.5: Cột vịng
Hình 1.6a: Dệt tiếp nối bằng vịng kép
Hình 1.6b: Dệt tiếp nối bằng vịng khơng dệt
Hình 1.7: Dệt tiếp nối bằng các cung hồi
Hình 1.8: Kiểu dệt vịng sợi kéo dài trên nền vải NMMP
Hình 1.9: Kiểu dệt cài sợi phụ
Hình 1.10: Kiểu dệt vải nhung đơn giản
Hình 1.11: Kiểu dệt vịng sợi dịch chuyển
Hình 1.12: Kiểu dệt tạo lỗ thủng lớn
Hình 1.13: kiểu dệt tiếp nối 2 mặt phải
Hình 1.14: Kiểu dệt tạo hoa nổi trên nền vải hai mặt
Hình 1.15: Kiểu dệt vịng chập trên 1 mặt vải
Hình 1.16: Kiểu dệt vịng chập trên cả 2 mặt vải
Hình 1.17: Kiểu dệt Faneknit
Hình 1.18: Kiểu dệt vịng kép trên nền vải 2 mặt phải
Hình 1.19: Kiểu dệt vòng chập trên 1 mặt vải kết hợp với dịch chuyển giường kim
trong quá trình dệt
Hình 1.20: Kiểu dệt rút bớt kim kết hợp với dịch chuyển nhiều bước kim sau quá trình
dệt
Hình 1.21: Cấu trúc vải Interlock

Hình 1.22: Kiểu dệt hoa trái phải
Hình 1.23: Đồ thị kéo giãn vải dệt kim
Hình 1.24: Mơ hình biến dạng dọc của vịng sợi
Hình 1.25: Mơ hình biến dạng ngang của vịng sợi
Học viên: Bùi Thị Thùy Dương

7

Lớp: 10BVLDM


Luận văn cao học

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Hình 1.26: Mơ hình biến dạng của vịng sợi khi tác dụng lực đều theo cả hai phương
dọc và ngang
Hình 1.27: Ứng dụng vải dệt kim trong sản phẩm đồ thể thao, mặc ngồi
Hình 1.28: Ứng dụng vải dệt kim trong sản phẩm mặc lót
Hình 1.29: Sản phẩm dệt kim định hình
Hình 1.30: Vải dệt kim làm thiết bị cấy ghép nhân tạo
Hình 1.31: GIáo sư Himiton và mạch máu nhân tạo
Hình 1.32: Bít tất dệt kim hỗ trợ điều trị bệnh
Hình 1.33: Mối quan hệ giữa độ giãn và hệ số P n x P d
Hình 1.34: Mối quan hệ giữa độ giãn và hệ số P n / P d
Hình 1.35: Mơ hình độ chứa đầy của vải
Hình 1.36: Mối quan hệ giữa độ giãn d/l
Hình 1.37: Mối quan hệ giữa độ giãn d’/l’
Hình 2.1: Tủ thần hóa mẫu M250-RH của hãng MESDAN
Hình 2.2: Cân điện tử

Hình 2.3: Máy kéo đứt đa năng TENSILON của Nhật Bản

Học viên: Bùi Thị Thùy Dương

8

Lớp: 10BVLDM


Luận văn cao học

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Thông số các mẫu vải trong nghiên cứu của Kentaro Kawasaki và
Takayukiono [12]
Bảng 1.2: Giá trị hệ số tương quan mật độ ở trạng thái cân bằng của một số kiểu dệt
đan ngang [5]
Bảng 1.3: Ảnh hưởng của chiều dài vịng sợi tới ổn định kích thước của vải dệt kim từ
Cotton/Lycra và Silk/Modal trong quá trình giặt là làm khô [10]
Bẳng 1.4: Ảnh hưởng của chiều dài vòng sợi tới độ ổn định mật độ vải dệt kim từ
Silk/Modal và Cotton/Lycra trong q trình làm khơ [10]
Bảng 2.1: Thông số vải
Bảng 2.2: Vải Single
Bảng 2.3: Vải Interlock
Bảng 2.4: Vải Rib

Học viên: Bùi Thị Thùy Dương

9


Lớp: 10BVLDM


Luận văn cao học

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

LỜI MỞ ĐẦU
Ở Việt Nam, các sản phẩm dệt kim đóng góp tỷ trọng đáng kể trong tổng sản
lượng hàng dệt may cả nước, đáp ứng nhu cầu nội địa cũng như nhu cầu xuất khẩu
ngày càng cao. Sản phẩm dệt kim trong lĩnh vực may mặc chủ yếu là các mặt hàng cắt
may từ vải dệt kim đan ngang, việc làm chủ công nghệ sản xuất mặt hàng nhằm tạo ra
sản phẩm chất lượng cao và ít bị biến dạng, đặc biệt là cơng nghệ dệt cịn gặp nhiều
khó khăn.
Đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc vải dệt kim đến độ co giãn của vải”
được tiến hành nhằm khảo sát ảnh hưởng của cấu trúc vải dệt kim đan ngang với mong
muốn đóng góp cơ sở lý thuyết, giúp làm chủ tốt hơn q trình thiết kế cơng nghệ dệt
vải đan ngang trong nước, góp phần tạo sản phẩm dệt kim đan ngang chất lượng cao.
Những nội dung chính trong Luận văn bao gồm:
Chương I: Tổng quan
Chương này sẽ giới thiệu sơ lược về cấu trúc vải dệt kim , độ co giãn của vải
dệt kim cũng như tổng quan tình hình nghiên cứu về sự co giãn của vải dệt kim đan
ngang.
Chương II: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là vải Single, Interlock và Rib có mật độ dọc
và mật độ ngang tương đối giống nhau, khác nhau về cấu trúc vải.
phương pháp nghiên cứu được dùng trong Luận văn bao gồm:
-


Xác định mật độ vải dệt kim theo tiêu chuẩn TCVN 5794 - 1994

-

Xác định khối lượng riêng của vải

-

Xác định chiều dài vòng sợi trong vải dệt kim

-

Xác định độ giãn đứt của vải

Học viên: Bùi Thị Thùy Dương

10

Lớp: 10BVLDM


Luận văn cao học

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Chương III: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Trong chương này, các kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm của ln
văn sẽ được trình bày và được giải thích dựa trên cơ sở khoa học, đồng thời bàn luận
và so sánh với kết quả các cơng trình nghiên cứu mà phần nội dung và phương pháp
nghiên cứu đã đưa ra.


Học viên: Bùi Thị Thùy Dương

11

Lớp: 10BVLDM


Luận văn cao học

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu sơ lược về cấu trúc vải dệt kim cơ bản
1.1.1. Các phần tử cơ bản của vải dệt kim
Vải dệt kim được tạo ra bằng sự liên
kết các vòng sợi với nhau theo một quy luật
nhất định.
Đơn vị cấu trúc nhỏ nhất của vải dệt
kim là vịng sợi. Vịng sợi trong vải có dạng
đường cong khơng gian và được chia ra làm
ba phần (h.1.1) : cung kim 1 , hai trụ vịng 2
Hình 1.1: Dệt vịng
và các
cung platin hay còn được gọi là các chán vòng 3. Vịng sợi có thể có dạng vịng kín
(hai chân vịng được thắt kín hoặc vắt chéo qua nhau) hoặc vịng hở (hai chân vịng
khơng được thắt kín và cũng khơng vắt chéo qua nhau) . Vịng sợi (vịng dệt) cịn có
thể có dạng vịng dệt phải (h.1. 2) hoặc vòng dệt trái (h.1. 3). Ở vòng dệt phải các trụ
vịng che khuất cung kim của vịng sợi trước.


Hình 1.2: Vịng dệt phải

Hình 1.3: Vịng dệt trái

Các vịng sợi kề tiếp nhau theo hàng ngang được gọi là hàng vòng (h.1.4) và
theo hàng dọc được gọi là cột vòng (h.1.5).

Học viên: Bùi Thị Thùy Dương

12

Lớp: 10BVLDM


Luận văn cao học

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Hình 1.4: Hàng vịng

Hình 1.5: Cột vịng

1.1.2. Phân loại các kiểu dệt kim
a. Kiểu dệt đủ vịng sợi .
Trong q trình dệt, tất cả các kim trên máy đều tham gia tạo vòng sợi ở tất cả
các hàng vòng. Tất cả các kiểu dệt trơn của sáu nhóm chính đều thuộc nhóm kiểu dệt
này.
b. Kiểu dệt thiếu vịng sợi
Trong q trình dệt, một số kim trên máy khơng tạo vịng sợi có thể tạm thời
hoặc vĩnh viễn, làm cho một số hoặc tất cả các hàng vòng bị thiếu các vòng sợi.

c. Kiểu dệt vòng chập
Các vòng chập được tạo ra trong quá trình dệt.
d. Kiểu dệt cài sợi phụ
Các sợi phụ được đưa bổ sung vào cấu trúc cơ bản (cấu trúc nền) khơng nhằm
mục đích tạo vải. Có nghĩa là, các sợi phụ hồn tồn khơng tạo ra các vịng sợi độc lập
mà chúng được liên kết với cấu trúc nền bằng cách cài vào các phần của vòng sợi nền
hoặc bằng các vòng kép
e. Kiểu dệt làm thay đổi hình dạng của các vịng sợi cơ bản.
Trong vải xuất hiện các phần tử cấu trúc khác với các phần tử cấu trúc cơ bản
(vòng dệt, vòng chập và vòng không dệt). Trong thực tế tồn tại các loại vải có cấu trúc
khá phức tạp, được tạo ra bằng sự phối hợp các kiểu dệt khác nhau. Đối với các trường
hợp này, kiểu dệt được xếp vào nhóm nhỏ theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới.

Học viên: Bùi Thị Thùy Dương

13

Lớp: 10BVLDM


Luận văn cao học

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

1.2. Cấu trúc vải dệt kim đan ngang
1.2.1. Cấu trúc vải dệt kim đan ngang một mặt phải (vải single).
1.2.1.1. Kiểu dệt đủ vịng sợi.
Thuộc nhóm kiểu dệt này trước hết là kiểu dệt trơn một mặt phải. Vải được tạo
thành từ một loại phần tử cấu trúc duy nhất, đó là vịng dệt. Vải có nhiều tính chất q
như: các tính chất cơ học tốt khối lợng g/m2 nhỏ, quá trình dệt đơn giản. Tính quăn

mép là nhược điểm lớn của vải. Hằng số tương quan mật độ C có giá trị khoảng 0,8, độ
co ngang xuống máy khoảng 3%, độ bền dọc lớn hơn độ bền ngang (do khi kéo vải
theo hướng cột vòng tải trọng được phân ra cho hai sợi cịn khi kéo vải theo hướng
hàng vịng thì chỉ có một sợi chịu tải) và ngược lại, độ giãn ngang của vải lớn hơn độ
giãn dọc.
a) Dệt tiếp nơí bằng vịng kép
Đường biên dọc của các sọc vải thơ, cứng, lẫn màu là nhược điểm chính của phương pháp này.

Hình 1.6a: Dệt tiếp nơí bằng vịng kép

b) Dệt tiếp nối bằng vịng khơng dệt
Bản chất của phương pháp này là hốn đổi vị trí của hai vịng sợi biên cùng
hàng của các sọc màu cạnh nhau cho nhau. Nhược điểm của phương pháp là tạo ra sự
thay đổi về hiệu ứng màu sắc và mật độ vải trên đường biên của các sọc vải.
Hình 1.6b: Dệt tiếp nối bằng vịng khơng dệt
c) Dệt tiếp nơí bằng phương pháp đặt sợi cài răng lược
Do các sợi màu cạnh nhau được đặt cài răng lược vào nhau nên đường biên của
các sọc màu sẽ có dạng hình chữ chi. Nhược điểm của phương pháp là tạo ra sự thay
đổi về hiệu ứng màu sắc trên đường biên của các sọc vải.
Học viên: Bùi Thị Thùy Dương

14

Lớp: 10BVLDM


Luận văn cao học

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


d) Dệt tiếp nối bằng các cung hồi

Các cung hồi được tạo ra do sự đổi hướng đặt sợi cho các kim mỗi khi chuyển
từ một hàng vòng sang dệt hàng vòng tiếp theo.

Hình 1.7: Dệt tiếp nối bằng
các
1.2.1.2. Kiểu dệt thiếu

vịng sợi

Thuộc nhóm kiểu dệt này trước hết là kiểu dệt rút kim. Do một số kim bị rút bớt
khỏi máy (khơng tham gia tạo vịng trong q trình dệt).
Thuộc nhóm kiểu dệt thiếu vịng sợi cịn có kiểu dệt vịng không dệt. Khác với
kiểu dệt rút kim, các kim ở đây chi tạm dừng tạo vòng qua một số hàng vịng.

Hình 1.8: Kiểu dệt vịng sợi kéo dài trên nền vải NMMP

Học viên: Bùi Thị Thùy Dương

15

Lớp: 10BVLDM


Luận văn cao học

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

1.2.1.3 . Kiểu dệt vòng chập

Các kiểu dệt vòng chập 1: 1 và 2:2 thường được sử dụng để tạo ra hiệu ứng nổi
vân chéo trên mặt vải.
1.2.1.4. Kiểu dệt cài sợi phụ
Các sợi phụ được đưa bổ sung vào cấu trúc cơ bản (cấu trúc nền) tuy khơng có tác
dụng tạo vải, nhưng có thể cải thiện hoặc làm thay đổi đáng kể các tính chất của vải.

Hình 1.9: Kiểu dệt cài sợi phụ

Hình 1.10: Kiểu dệt vải nhung đơn giản

1.2.1.5. Kiểu dệt làm thay đổi hình dạng của các vịng
Quan trọng nhất trong nhóm này là kiểu dệt vịng sợi dịch chuyển (h.1.13).

Hình1.11:Kiểu dệt vịng sợi dịch chuyển

Hình1.12: Kiểu dệt tạo lỗ thủng lớn

1.2.2. Cấu trúc vải dệt kim đan ngang hai mặt phải (Vải Rip)
1.2.2.1. Kiểu dệt đủ vòng sợi
Thuộc nhóm kiểu dệt này trước hết là kiểu dệt trơn hai mặt phải. Ở vải hai mặt
phải dệt trơn, các cột vòng phải và trái được tạo ra xen kẽ nhau theo tỷ lệ 1:l. Vải hai
mặt phải không bị quăn mép, có độ giãn ngang lớn hơn (gần gấp đôi) so với vải một
mặt phải. Khối lượng g/m2 Và độ dày của vải hai mặt phải cũng lớn hơn đáng kể so
với vải một mặt phải

Học viên: Bùi Thị Thùy Dương

16

Lớp: 10BVLDM



Luận văn cao học

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Hình 1.13: Kiểu dệt tiếp nối hai mặt phải
1.2.2.2. Kiểu dệt thiếu vịng sợi
Đây là nhóm có khá nhiều các kiểu dệt, tạo ra các hiệu ứng khác nhau trên mặt
vải. Vải Rib 2:2 được tạo ra khi dệt thiếu các cột vòng phải và trái thứ ba (kim dệt ở
các vị trí này được rút bớt trong q trình dệt). Loại vải này có độ co lớn, độ giãn và
độ đàn hồi cao. Hiện tượng quăn, cuộn ống theo chiều dọc (về cả hai phía mặt vải)
biểu hiện khá rõ rệt. Ngồi các phương pháp khác, kiểu dệt này cịn có thể được ký
hiệu dưới dạng các phân số viết liền nhau.
Các tử số ở đây là số lượng các cột vòng phải và các mẫu số là số lượng các cột vòng
trái nằm xen kẽ nhau trong một Rappo cấu trúc vải.

Hình 1.14: Kiểu dệt tạo hoa nổi trên nền vải hai mặt
1.2.2.3. Kiểu dệt vòng chập
Ở một số kiểu dệt vịng chập thơng dụng như kiểu dệt vịng chập trên một mặt
vải (h.1.15) hay kiểu dệt vòng chập trên cả hai mặt vải (h.1.16).

Hình 1.15: Kiểu dệt vịng chập

Hình 1.16: Kiểu dệt vòng chập

trên một mặt vải

Học viên: Bùi Thị Thùy Dương


trên cả hai mặt vải

17

Lớp: 10BVLDM


Luận văn cao học

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

1.2.2.4. Kiểu dệt cài sợi phụ
Kiểu dệt vòng kép trơn trên nền vải hai mặt phải có thể được thực hiện trên chỉ
một mặt vả hoặc trên cả hai mặt vải. Ở kiểu dệt vòng kép trên một mặt vải, sợi phụ được dệt như là vải một mặt phải.

Hình 1.18: Kiểu dệt vịng kép
Hình 1.17: Kiểu dệt Faneknit

trên nền vải 2 mặt phải

1.2.2.5. Kiểu dệt làm thay đổi hình dạng của các vòng sợi cơ bản
Sự dịch chuyển của một trong hai giường kim trong quá trình dệt sẽ kéo theo sự
dịch chuyển đồng loạt của tất cả các vòng sợi trái hoặc phải.

Hình 1.19: Kiểu dệt vịng chập trên một mặt vải kết hợp với
dịch chuyển giường kim trong quá trình dệt
Sự dịch chuyển đi nhiều bước kim về một hướng của giường kim có thể tạo ra
hiệu ứng biến dạng dẻo trên mặt vải (ở kiểu dệt trên h.1.20)

Học viên: Bùi Thị Thùy Dương


18

Lớp: 10BVLDM


Luận văn cao học

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Hình 1.20: Kiểu dệt rút bớt kim kết hợp với dịch chuyển nhiều
bước kim của giường kim sau trong quá trình dệt
Kiểu dệt vải hai mặt trái cũng có thể được thực hiện bằng Phương pháp chuyển
dịch vòng sợi.
1.2.3. Cấu trúc vải Interlock
Vải Interlock được cấu thành từ hai vải hai mặt phải thành phần. Chúng được
liên kết với nhau bằng cách cài xuyên qua lẫn nhau.
Vải Interlock có nhiều ưu điểm như khơng quăn mép, cả hai mặt vải bóng mịn,
khối lượng g/m2 nhỏ, kiểu dệt khá đa dạng, độ tự tuột vòng và độ giãn ngang thấp...

Học viên: Bùi Thị Thùy Dương

19

Lớp: 10BVLDM


Luận văn cao học

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Hình 1.21: Cấu trúc vải Interlock

Học viên: Bùi Thị Thùy Dương

20

Lớp: 10BVLDM


Luận văn cao học

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

1.2.4. Cấu trúc vải dệt kim đan ngang hai mặt trái
Vải dệt ra xốp và có cả hai mặt vải khơng trơn nhẵn. Thuộc nhóm kiểu dệt đủ
vịng sợi cịn có kiểu dệt tạo sọc ngang. Ở kiểu dệt này các hàng vòng phải và trái được dệt xen kẽ nhau. Một số loại vùng vải cơ bản thường được sử dụng để tạo hiệu
ứng hoa trên nền vải hai mặt trái gồm có:
+) Vùng mặt phải của vải một mặt
phải dệt trơn.
+) Vùng mảt trái của vải một mặt
phải dệt trơn.
+) Vùng vải hai mặt trái dệt trơn.
+) Vùng vải hai mặt phải dệt trơn.
+) Vùng vải hai mặt trái có các
vịng sợi trái và phải được dệt xen kẽ nhau

Hình 1.22: Kiểu dệt hoa trái - phải

1.2.5. Nguyên nhân sự co giãn của vải dệt kim đan ngang

Sự co giãn của vải đan ngang có thể tổng kết ở 2 điểm chính là kết quả sự tác
động tổng hợp của hai nhóm yếu tố [1]:
- Nhóm yếu tố liên quan tới cấu trúc vật liệu, bao gồm cấu trúc xơ, cấu trúc sợi, cấu trúc
vải.
- Nhóm yếu tố tác động lên cấu trúc vật liệu trong q trình gia cơng & sử dụng sản
phẩm.
Quan sát đồ thị kéo kéo giãn của vải dệt kim [2]

Học viên: Bùi Thị Thùy Dương

21

Lớp: 10BVLDM


Luận văn cao học

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Hình 1.23: Đồ thị kéo giãn vải dệt kim
Đoạn 1: Biến dạng tăng nhanh trong khi ứng suất còn nhỏ và thay đổi chưa
đáng kể. Các vòng sợi trong giai đoạn này bị biến dạng và bắt đầu diễn ra sự trượt của
các điểm liên kết dọc theo các cung sợi.
Đoạn 2: Đoạn này được đặc trưng bằng sự thay đổi đột ngột về độ dốc của
đường cong biến dạng. Sự biến dạng của các sợi diễn ra khá mãnh liệt trong giai đoạn
này đồng thời các điểm liên kết tiếp tục trượt cho đến khi các sợi cạnh nhau bắt đầu
tiếp xúc và tỳ ép vào nhau.
Đoạn 3: Sự trượt chuyển của các điểm liên kết cũng như sự biến dạng của sợi
thực tế đã đạt đến mức tối đa. Trong gian đoạn này chủ yếu diễn ra sự biến dạng dài
của sợi, mẫu thử sẽ bắt đầu bị đứt vào cuối giai đoạn 3 và bị phá hủy hoàn toàn trong

giai đoạn 4.
Đường cong biến dạng kéo có đặc trưng phi tuyến rõ rệt. Các loại vải có cấu trúc
phức tạp có thể có đặc trưng biến dạng phức tạp hơn. Ví dụ, đối với loại vải dệt cài sợi
ngang, trong quá trình thử độ bền kéo theo hướng hàng vòng, chỉ sau khi hệ thống sợi
ngang bị phá hủy các giai đoạn đặc trưng khác của đường cong biến dạng mới có cơ
hội được tiếp tục. Q trình thử nghiệm các tính chất biến dạng kéo hai chiều của vải
có phần phức tạp hơn. Để xác định các đặc trưng biến dạng, các phương pháp thử sau
đây thường được sử dụng:

Hình 1.24: Mơ hình biến dạng dọc của
vịng sợi

Học viên: Bùi Thị Thùy Dương

22

Lớp: 10BVLDM


×