Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Một số giải pháp phát triển bền vững chăn nuôi gà đồi ở huyện yên thế tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 125 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Một số giải pháp phát triển bền vững
chăn nuôi gà đồi ở huyện Yên Thế
tỉnh Bắc Giang

CHU VĂN LY
Ngành: Quản lý kinh tế

Giảng viên hướng dẫn:

TS. Phan Thị Thái

Viện:

Kinh tế và Quản lý

HÀ NỘI, 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Một số giải pháp phát triển bền vững
chăn nuôi gà đồi ở huyện Yên Thế
tỉnh Bắc Giang

CHU VĂN LY
Ngành: Quản lý kinh tế



Giảng viên hướng dẫn:

TS. Phan Thị Thái

Viện:

Kinh tế và Quản lý

HÀ NỘI, 2020

Chữ ký của GVHD


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN XÁC NHẬN CHỈNH SỬA LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên tác giả luận văn : CHU VĂN LY
Đề tài luận văn: “Một số giải pháp phát triển bền vững chăn nuôi gà đồi
ở huyện Yên Thế, tình Bắc Giang”
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số SV: CA180024
Tác giả, Người hướng dẫn khoa học và Hội đồng chấm luận văn
xác nhận tác giả đã sửa chữa, bổ sung luận văn theo biên bản họp Hội đồng
ngày 17/6/2020 với các nội dung sau:
- Viết ngắn gọn lại mục 2.1(giới thiệu về huyện Yên Thế)
- Bổ sung thêm một số kinh nghiệm chăn nuôi tại một số nơi khác
- Chỉnh sửa lỗi chính tả, lỗi trình bày để đáp ứng các yêu cầu theo quy
định

Ngày 13 tháng 7 năm 2020
Giáo viên hướng dẫn

Tác giả luận văn

TS. Phan Thị Thái

Chu Văn Ly
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn thạc sĩ kinh tế của mình, ngồi sự nỗ lực cố gắng
của bản thân, tơi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân và tập thể.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ, chỉ bảo tận
tình của các thầy, cơ giáo Viện Quản lý Kinh tế - Trường Đại học Bách Khoa Hà
Nội; đặc biệt là sự quan tâm, chỉ dẫn tận tình của cơ giáo TS. Phan Thị TháiTrường Đại học Mỏ địa chất đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt q trình thực
hiện luận văn.
Tơi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các phòng, ban, UBND các xã,
của huyện Yên Thế, đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu và thu
thập tài liệu phục vụ cho luận văn.
Qua đây tôi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn đối với gia đình và bạn bè đã giúp
đỡ, động viên tôi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Tơi xin gửi lời chúc sức khoẻ và chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày

tháng
Tác giả


Chu Văn Ly

năm 2020


MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................................... i
DANH MỤC HÌNH ẢNH .................................................................................... iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................. v
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu: ....................................................................... 2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 2
5. Phương pháp nghiên cứu: .............................................................................. 3
6. Đóng góp của đề tài: ...................................................................................... 3
7. Bố cục của luận văn ....................................................................................... 3
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG CHĂN NUÔI GÀ ...................................................................................... 5
1.1.Tổng quan về phát triển bền vững ............................................................... 5
1.1.1.

Khái niệm phát triển bền vững ....................................................... 5

1.1.2.

Vai trò của phát triển bền vững ...................................................... 5

1.1.3.

Nội dung của phát triển bền vững .................................................. 5


1.2. Cơ sở lý luận về phát triển bền vững chăn nuôi gà đồi .............................. 9
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm kinh tế-kỹ thuật của chăn nuôi gà đồi ............... 9
1.2.2. Vị trí, vai trị của chăn ni gà đồi .................................................... 12
1.2.3. Các mối quan hệ trong phát triển bền vững chăn nuôi gà đồi ........... 13
1.2.4. Nội dung phát triển bền vững chăn nuôi gà đồi ................................ 14
1.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững chăn nuôi gà đồi ............. 16
1.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững chăn nuôi gà đồi ..... 19
1.3. Kinh nghiệm phát triển bền vững chăn nuôi gà đồi ở một số địa phương
và bài học cho Huyện Yên Thế, Tỉnh Bắc Giang ............................................ 22
1.3.1. Kinh nghiệm ...................................................................................... 22
1.3.2. Bài học cho huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang .................................... 23
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHĂN NUÔI GÀ
ĐỒI HUYỆN YÊN THỂ, TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2014-2019 .......... 26
2.1. Giới thiệu về huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang ......................................... 26
2.1.1. Vị trí địa lý......................................................................................... 26

i


2.1.2. Điều kiện tự nhiên ..............................................................................27
2.1.3. Điều kiện kinh tế-xã hội .....................................................................28
2.2. Phân tích thực trạng phát triển bền vững chăn nuôi gà đồi huyện Yên Thế,
tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2014-2019 ................................................................33
2.2.1. Đánh giá thực trạng chăn nuôi gà đồi trên địa bàn huyện Yên Thế tỉnh
Bắc Giang, giai đoạn 2014-2019 ..................................................................33
2.2.2 Đánh giá thực trạng hoạt động phát triển bền vững chăn nuôi gà đồi
trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2014-2019 .............54
2.2.3. Phân tích tính bền vững trong phát triển chăn ni gà đồi trên địa bàn
huyện Yên Thế giai đoạn 2014-2019 theo các yếu tố ảnh hưởng ................75

2.2.4. Đánh giá chung về tính bền vững trong chăn ni gà đồi trên địa bàn
huyện Yên Thế giai đoạn 2014-2019 ...........................................................80
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHĂN NUÔI GÀ
ĐỒI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN THẾ, TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM
2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 ....................................................................84
3.1. Quan điểm và định hướng phát triển .........................................................84
3.2. Một số giải pháp phát triển bền vững chăn nuôi gà đồi trên địa bàn huyện
Yên Thế tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 ...................85
3.2.2. Giải pháp 2: Đẩy mạnh tập huấn chuyển giao và ứng dụng KHKT ..87
2.3.4 Giải pháp 4: Liên kết trong tiêu thụ sản phẩm ....................................89
3.3. Kiến nghị ...................................................................................................91
KẾT LUẬN ...........................................................................................................98
PHỤ LỤC............................................................................................................102

ii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1.Tình hình dân số và lao động của huyện Yên Thế giai đoạn 2014 - 2019
.............................................................................................................................. 29
Bảng 2.2.Giá trị sản xuất của huyện Yên Thế giai đoạn 2014 – 2019................. 31
Bảng 2.3.Số lượng chăn nuôi gà đồi của huyện Yên Thế từ năm 2014 – 2019 .. 36
Bảng 2.4.Quy mô chăn nuôi gà đồi của huyện Yên Thế từ năm 2014 – 2019 .... 38
Bảng 2.5.Số lượng giống gà chủ yếu của huyện Yên Thế năm 2014 – 2019 ...... 40
Bảng 2. 6.Giá trị doanh thu của ngành chăn nuôi huyện Yên Thế giai đoạn 2014
– 2019 ................................................................................................................... 42
Bảng 2.7.Một số thông tin của các hộ chăn nuôi gà đồi được điều tra ................ 44
Bảng 2.8.Chi phí chăn ni gà đồi trong một năm của các nhóm hộ .................. 47
Bảng 2.9.Thu nhập bình qn trong một năm của các hộ được điều tra ............. 48
Bảng 2.10.Kết quả, hiệu quả chăn nuôi gà đồi của các hộ điều tra ..................... 48

Bảng 2. 11.Tình hình triển khai hoạt động thú y trong chăn nuôi gà đồi ở huyện
Yên Thế ................................................................................................................ 50
Bảng 2. 12.Diện tích đất chăn ni gà đồi của huyện Yên Thế giai đoạn 2014 –
2019 ...................................................................................................................... 56
Bảng 2. 13.Tình hình quy hoạch của các hộ điều tra ........................................... 57
Bảng 2. 14.Tỷ lệ hộ điều tra theo nguồn mua giống gà thường xuyên ................ 60
Bảng 2. 15.Tình hình tập huấn chuyển giao khoa học kĩ thuật cho người chăn
nuôi gà ở huyện Yên Thế ..................................................................................... 62
Bảng 2.16.Tỷ lệ số hộ điều tra theo loại cơ sở hạ tầng đã đầu tư ........................ 64
Bảng 2.17.Tình hình triểu khai tiêm phòng vacxin cho gà đồi ở các xã điều tra 66
Bảng 2.18.Tỷ lệ hộ theo phương án phòng dịch bệnh cho gà đồi........................ 67
Bảng 2. 19.Tỷ lệ hộ điều tra theo nguồn cung cấp dịch vụ thú y trong chăn ni
gà đồi .................................................................................................................... 67
Bảng 2. 20.Tình hình các thương nhân tiêu thụ gà đồi Yên Thế ......................... 70
Bảng 2.21.Tuyên truyền bản tin trên trang thông tin điện tử về thương hiệu “Gà
đồi Yên Thế” ........................................................................................................ 72
Bảng 2.22.Tình hình liên kết trong q trình chăn ni gà đồi ở huyện Yên Thế
.............................................................................................................................. 77
Bảng 2. 23.Tỷ lệ hộ điều tra theo mối liên kết với các tổ chức trong chăn nuôi gà
đồi ......................................................................................................................... 78

iii


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1.Bản đồ hành chính huyện n Thế ....................................................... 26
Hình 2.2.Sơ đồ tiêu thụ gà đồi Yên Thế .............................................................. 69

iv



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa của từ

BVTV

Bảo vệ thực vật

CN – TTCN – XD

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng

HĐND – UBND

Hội đồng nhân dân – Uỷ ban nhân dân

HTX

Hợp tác xã

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KH&CN

Khoa học và công nghệ


HQKT

Hiệu quả kinh tế

KN-KN

Khuyến nông – khuyến ngư

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

TMDV

Thương mại dịch vụ

PTNT

Phát triển nông thôn

v



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nơng nghiệp nơng thơn có vai trị, vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh
tế Việt Nam. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến sự phát triển của
nông nghiệp- nông thôn. Cùng với sự phát triển chung của nông nghiệp cả nước,
nông nghiệp huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang đã và đang phát triển theo hướng sản

xuất hàng hóa, hình thành một số vùng nơng sản hàng hóa tập trung. Trong đó
Yên Thế đã tập trung đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gà đồi gắn với xây dựng chỉ
dẫn địa lý, nhãn hiệu “gà đồi Yên Thế”. Do đó, từ năm 2014 đến nay, Yên Thế
đã duy trì chăn ni trên 14 triệu con gà thương phẩm/năm, là huyện có quy mơ
tổng đàn gà lớn nhất cả nước; với doanh thu hoàng năm đạt từ 1,2- 1,4 nghìn tỷ
đồng. Chăn ni gà đồi là hình thức chăn ni mang tính đặc thù ở n Thế, đã
và đang là nguồn sinh kế của nhiều hộ nông dân. Tuy nhiên, trong bối cảnh ngành
chăn ni nói chung, chăn ni gà nói riêng, người chăn ni gà ở n Thế cũng
như ở nhiều địa phương khác đã và đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, rủi ro,
thách thức, chịu ảnh hưởng tiêu cực và khơng nhỏ của tình hình biến động về
kinh tế- xã hội; thời tiết khí hậu nắng nóng khơ hạn vào mùa hè, rét đậm rét hại
vào mùa đông; dịch bệnh bùng phát; việc tiêu thụ sản phẩm vẫn theo phương
thức tự phát, mạnh ai nấy làm, tính liên kết yếu nên hiệu quả thấp. Đặc biệt là
chăn nuôi nhỏ lẻ, chuyển dịch cơ cấu và đổi mới phương thức chăn nuôi chậm;
việc nhập khẩu thịt gia súc, gia cầm, nhập lậu gà và trứng tràn lan nên vấn đề an
toàn vệ sinh thực phẩm trong chăn ni chưa được kiểm sốt chặt chẽ, trở ngại
cho phịng chống dịch bệnh và vệ sinh an tồn thực phẩm, đặc biệt là trong quá
trình hội nhập, thị trường nông sản đa dạng tạo ra nhiều sự cạnh tranh và khó tiêu
thụ... Việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng, chỉ rõ những yếu tố tác
động, ảnh hưởng, đồng thời đề xuất được các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế
chăn nuôi gà đồi bền vững ở Yên Thế là rất cần thiết và hết sức cấp bách. Chính
vì vậy, tơi lựa chọn và thực hiện đề tài: “Một số giải pháp phát triển bền vững
chăn nuôi gà đồi ở huyện Yên Thế, tình Bắc Giang” để làm luận văn Thạc sĩ
chuyên ngành Quản lý kinh tế của mình.

1


2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu:
Đến nay, đã có nhiều cơng trình, nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu

ngành kinh tế nông nghiệp với những mức độ khác nhau như Luận văn thạc sĩ
kinh tế của tác giả Nguyễn Văn Luận (2010); chuyên ngành kinh tế nông nghiệpTrường Đại học Nông nghiệp Hà Nội; nội dung: “Phát triển chăn nuôi gà đồi của
hộ nông dân huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang”. Tác giả Bùi Văn Phúc (2009) với
đề tài luận văn thạc sĩ: “Nghiên cứu phát triển chăn ni gà theo hướng an tồn
sinh học ở tỉnh Hưng Yên”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường đại học Nông nghiệp
Hà Nội. Tác giả Trịnh Thị Thanh Vân (2013);Luận văn thạc sĩ kinh tế “Nghiên
cứu chuỗi giá trị gà đồi tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang”, trường Đại học
Nông nghiệp Hà Nội (nay là: Học viện Nông nghiệp Việt Nam)...
Các cơng trình nghiên cứu đều đề cập đến vấn đề phát triển nông nghiệp
nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng sản
xuất hàng hóa hoặc theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa... Trong đó, đối
với chăn ni gà đã phân tích đánh giá được thực trạng và giải pháp chăn nuôi gà
qui mô nông hộ, và chuỗi giá trị trong chăn ni gà đồi. Tuy nhiên có rất ít có
cơng trình nào nghiên cứu sâu và hệ thống về phát triển bền vững chăn ni gà
đồi nói chung và chưa có đề tài nào nghiên cứu phát triển bền vững chăn nuôi gà
đồi trên địa bàn huyện huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang, là địa phương có nhiều
tiềm năng và lợi thế để phát triển chăn nuôi gà đồi bền vững.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững chăn nuôi gà đồi
ở huyện Yên Thế, tình Bắc Giang
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
• Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển bền vững chăn ni gà đồi
• Phân tích thực trạng xác định những tồn tại hạn chế trong phát triển
chăn nuôi gà đồi ở huyện n Thế, tình Bắc Giang
• Đề xuất giải pháp phát triển bền vững chăn nuôi gà đồi ở huyện Yên
Thế, tình Bắc Giang

2



4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu: Chăn nuôi gà đồi ở huyện Yên Thế, tình Bắc
Giang
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
a. Phạm vi nghiên cứu về không gian: Đề tài được thực hiện trên địa bàn
huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang
b. Phạm vị nghiên cứu về thời gian: Đề tài sử dụng số liệu phân tích thực
trạng chăn ni gà đồi tại huyện n Thế, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2014-2019
và đề xuất giải pháp phát triển bền vững chăn nuôi gà đồi cho địa phương giai
đoạn đến năm 2025 tầm nhìn 2030
5. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, trong đề tài sử dụng một số
phương pháp nghiên cứu sau đây:
• Phương pháp nghiên cứu tại bàn (Desk Research) để hệ thống hóa
cơ sở lý luận về phát triển bền vững chăn ni gà đồi
• Phương pháp phân tích so sánh để xác định những tồn tại hạn chế về
phát triển bền vững chăn nuôi gà đồi trên địa bàn huyện Yên Thế,
tỉnh Bắc Giang
• Phương pháp phân tích nhân-quả để chỉ ra nguyên nhân của những
tồn tại hạn chế trong phát triển bền vững chăn nuôi gà đồi trên địa
bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang
• Phương pháp tổng hợp để đề xuất một số giải pháp phát triển bền
vững chăn nuôi gà đồi trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang
6. Đóng góp của đề tài:
a. Về mặt lý luận: Thông qua hệ thống cơ sở lý thuyết đề tài sẽ góp phần làm sâu
sắc thêm cơ sở lý luận về phát triển bền vững chăn nuôi gà
b. Về mặt thực tiễn: Các kết quả nghiên cứu của đề tài có thể dùng làm tài liệu
tham khảo cho huyện Yên Thế và các địa phương liên quan trong việc phát triển
bền vững chăn nuôi gà đồi

7. Bố cục của luận văn
Trước tên của 03 chương, ngoài phần mở đầu, mục lục và tài liệu tham
khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau:
• Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững chăn
nuôi gà

3


• Chương 2: Thực trạng phát triển bền vững chăn nuôi gà đồi huyện
Yên Thế, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2014-2019
• Chương 3: Một số giải pháp phát triển bền vững chăn nuôi gà đồi
trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, tầm
nhìn đến năm 2030

4


CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
CHĂN NUÔI GÀ
1.1. Tổng quan về phát triển bền vững
1.1.1. Khái niệm phát triển bền vững
Theo Tổ chức ngân hàng phát triển châu Á (ADB): "Phát triển bền vững là
một loại hình phát triển mới, lồng ghép quá trình sản xuất với bảo tồn tài nguyên
và nâng cao chất lượng môi trường. Phát triển bền vững cần phải đáp ứng các
nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không phương hại đến khả năng của chúng ta đáp
ứng các nhu cầu của thế hệ trong tương lai".
Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát

triển về mọi mặt trong xã hội hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển
trong tương lai xa. Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia
trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa
lý, văn hóa... riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó.
1.1.2. Vai trò của phát triển bền vững
Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào
năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo
tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất
đơn giản: "Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh
tế mà cịn phải tơn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến
môi trường sinh thái học". Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào
năm 1987 nhờ Báo cáo Brundtland (còn gọi là Báo cáo Our Common Future) của
Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland).
Báo cáo này ghi rõ: Phát triển bền vững là “sự phát triển có thể đáp ứng được
những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp
ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai...” Nói cách khác, phát triển bền vững phải
bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được
bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà
cầm quyền, các tổ chức xã hội... phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung
hịa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội - môi trường.
1.1.3. Nội dung của phát triển bền vững
Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế
giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa…
riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó. Hiện nay, vẫn còn

5


nhiều tranh luận dưới những góc độ khác nhau về khái niệm “Phát triển bền
vững“. Theo quan điểm của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đưa ra

năm 1980 thì: “Phát triển bền vững phải cân nhắc đến hiện trạng khai thác các
nguồn tài nguyên tái tạo và không tái tạo, đến các điều kiện thuận lợi cũng như
khó khăn trong việc tổ chức các kế hoạch hành động ngắn hạn và dài hạn đan xen
nhau”. Định nghĩa này chú trọng đến việc sử dụng các nguồn tài nguyên chứ
chưa đưa ra một bức tranh toàn diện về phát triển bền vững. Một định nghĩa khác
được các nhà khoa học trên thế giới đề cập một cách tổng quát hơn, trong đó chú
trọng đến trách nhiệm của mỗi một chúng ta: “Phát triển bền vững là các hoạt
động phát triển của con người nhằm phát triển và duy trì trách nhiệm của cộng
đồng đối với lịch sử hình thành và hoàn thiện các sự sống trên Trái đất”. Tuy
nhiên, khái niệm do Uỷ ban Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển
(UNCED) đưa ra năm 1987 được sử dụng rộng rãi hơn cả. Theo UNCED, “Phát
triển bền vững thoả mãn những nhu cầu của hiện tại nhưng không làm giảm khả
năng thoả mãn nhu cầu của các thế hệ mai sau”. Như vậy, nếu một hoạt động có
tính bền vững, xét về mặt lý thuyết nó có thể được thực hiện mãi mãi.
Hội nghị về Môi trường toàn cầu RIO 92 và RIO 92+5, quan niệm về phát
triển bền vững được các nhà khoa học bổ sung. Theo đó, “Phát triển bền vững
được hình thành trong sự hoà nhập, đan xen và thoả hiệp của 3 hệ thống tương
tác là hệ kinh tế, hệ xã hội và hệ môi trường”.
Theo quan điểm này, phát triển bền vững là sự tương tác qua lại và phụ
thuộc lẫn nhau của ba hệ thống nói trên. Như thế, phát triển bền vững khơng cho
phép con người vì sự ưu tiên phát triển của hệ này mà gây ra sự suy thối, tàn
phá đối với hệ khác.
Thơng điệp ở đây thật đơn giản: Phát triển bền vững khơng chỉ nhằm mục
đích tăng trưởng kinh tế. Hiện nay, phát triển phải dựa trên tính bền vững cả về
mơi trường-sinh thái, văn hố-xã hội và kinh tế. Phát triển bền vững mang tính ba
chiều, giống chiếc kiềng 3 chân. Nếu một chân bị gãy, cả hệ thống sẽ bị sụp đổ
dài hạn. Cần phải nhận thức được rằng, ba chiều này phụ thuộc nhau về rất nhiều
mặt, có thể hỗ trợ lẫn nhau hoặc cạnh tranh với nhau.
a. Phát triển bền vững về kinh tế
Phát triển kinh tế bền vững đòi hỏi mức độ tăng tăng trưởng kinh tế cao,

tuy nhiên phải đảm bảo cấu trúc tăng trưởng GDP và cơ cấu ngành kinh tế hợp
lý. Đây là yếu tố phản ánh khá rõ nét chất lượng tăng trưởng kinh tế. Cấu trúc
tăng trưởng phản ánh xu thế hiệu quả và bền vững của các yếu tố bên trong cấu
thành tăng trưởng GDP, đó là cấu trúc tăng trưởng theo đầu vào, cấu trúc tăng

6


trưởng theo đầu ra và cấu trúc tăng trưởng theo ngành. Kết quả của cấu trúc tăng
trưởng theo ngành phản ánh qua cơ cấu ngành, lĩnh vực, vùng kinh tế. Tăng
trưởng kinh tế phải đảm bảo việc phát triển ngành, lĩnh vực, vùng có lợi thế so
sánh và phải phù hợp với xu thế phát triển tất yếu trên thế giới. Tăng trưởng GDP
và tỷ lệ nợ công là những chỉ tiêu quan trọng hàng đầu để đánh giá nền kinh tế có
phát triển bền vững hay khơng, vì vậy đứng trên góc độ vĩ mơ, để nền kinh tế có
thể phát triển bền vững thì cần phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển từ thành
phần kinh tế làm ăn kém hiệu quả sang thành phần kinh tế làm ăn hiệu quả hơn.
Để kinh tế phát triển bền vững thì cần phải thay đổi cấu trúc của nền kinh tế theo
hướng tăng tỷ trọng đầu tư phát triển của khu vực kinh tế sản xuất kinh doanh có
hiệu quả đồng thời giảm tỷ trọng vốn đầu tư của những khu vực kinh tế làm ăn
kém hiệu quả, có tốc độ tăng trưởng GDP thấp. Để nền kinh tế phát triển với tốc
độ nhanh và bền vững, có thể sử dụng các công cụ kinh tế để tác động vào các
nhân tố sau đây:
- Tăng kim nghạch xuất nhập khẩu và hướng đến thặng dư cán cân thương
mại. Khi cán cân thương mại giữa xuất khẩu và nhập khẩu cân bằng hoặc có
thặng dư sẽ là cơ sở rất tốt để thu về nguồn ngoại tệ cho đất nước, ổn định tỷ giá
hối đoái, là cơ sở để Ngân hàng Nhà nước điều hành tốt hơn chính sách tiền tệ,
như vậy sẽ làm ổn định kinh tế vĩ mơ góp phần giúp cho nền kinh tế Việt Nam
phát triển bền vững.
– Phân bổ vốn đầu tư hợp lý vào các ngành trong nền kinh tế, tập trung
vào những ngành, lĩnh vực có lợi thế so sánh nhằm tạo ra tốc độ tăng GDP cao và

bền vững nhất.
– Tăng hiệu quả đầu tư trong nền kinh tế, nó được thể hiện ở hệ số ICOR
càng thấp càng tốt.
– Giảm thâm hụt ngân sách nhà nước, tiến tới thặng dư ngân sách.
– Giảm dần nợ cơng, kể cả nợ của Chính phủ và nợ của các doanh nghiệp
Nhà nước đối với nước ngoài được Nhà nước bảo lãnh. Thực hiện tốt điều này sẽ
giúp nền kinh tế phát triển bền vững, tránh được suy thối kinh tế thậm chí mất
khả năng thanh toán của Việt Nam trong tương lai. Đảm bảo tỷ lệ lạm phát vừa
phải để có thể ổn định kinh tế vĩ mơ từ đó giúp nền kinh tế tăng trưởng bền vững.
Có cấu trúc nguồn thu ngân sách nhà nước phù hợp để đảm bảo nguồn thu
từ thuế tăng trưởng bền vững đồng thời vẫn đảm bảo việc tạo nguồn thu lâu dài,
hiệu quả và ổn định cho ngân sách. Phát triển kinh tế bền vững cũng đồng nghĩa
với phát triển nền kinh tế bền vững. Nền kinh tế của bất kỳ một quốc gia nào
cũng được tạo nên bởi các yếu tố cấu thành nên nền kinh tế, các yếu tố này bao

7


gồm kiến trúc thượng tầng về kinh tế và hạ tầng kinh tế. Kiến trúc thượng tầng về
kinh tế gắn liền với những định hướng, mục tiêu phát triển về kinh tế của một
quốc gia và gắn liền với cấu trúc của nền kinh tế. Kiến trúc hạ tầng kinh tế sẽ gắn
liền với các chủ thể hoạt động trong nền kinh tế đó, tức là các thành phần kinh tế,
khu vực kinh tế và các loại hình doanh nghiệp khác nhau. Mối quan hệ trong quá
trình sản xuất kinh doanh và cung cấp các sản phẩm dịch vụ của các khu vực
kinh tế, các doanh nghiệp trong nền kinh tế sẽ tạo ra những huyết mạch trong nền
kinh tế, huyết mạch này có lưu thơng tốt hay khơng phụ thuộc rất lớn vào kiến
trúc thượng tầng.
Phát triển kinh tế bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn những nhu cầu
về kinh tế của thế hệ hiện tại mà không làm ảnh hưởng xấu đến khả năng đáp
ứng những nhu cầu về kinh tế của thế hệ tương lai, có nghĩa là phải tránh cho nền

kinh tế bị suy thoái, vỡ nợ, mất khả năng thanh toán trong tương lai. Tạo nên sự
thịnh vượng cho cộng đồng dân cư và đạt hiệu quả cho mọi hoạt động kinh tế.
Điều cốt lõi là sức sống và sự phát triển của doanh nghiệp và các hoạt động của
doanh nghiệp phải được duy trì một cách lâu dài.
b. Phát triển bền vững về xã hội
Tính bền vững về xã hội, cơng bằng xã hội và phát triển con người, lấy chỉ
số HDI làm thước đo cao nhất cho sự phát triển xã hội. Tức là tính bền vững thể
hiện ở sự đảm bảo về sức khỏe, dinh dưỡng, học vấn, giảm nghèo đói, đảm bảo
cơng bằng xã hội và tạo cơ hội bình đẳng cho mọi thành viên trong xã hội. Theo
đó, công bằng xã hội là một trong những mục tiêu trọng yếu của phát triển bền
vững. Khoảng cách chênh lệch giàu nghèo quá lớn sẽ không giúp cải thiện vấn đề
mơi trường tại nơi đói nghèo, vì những người nghèo hầu như vẫn khơng được
hưởng lợi gì từ sự tăng trưởng kinh tế, cho nên thái độ của họ đối xử với mơi
trường cũng vẫn như trước đây. Thậm chí bất bình đẳng kinh tế có nguy cơ dẫn
đến xung đột xã hội hay chiến tranh, mà hậu quả là môi trường bị phá hủy
nghiêm trọng.
Sự bền vững xã hội: Tơn trọng nhân quyền và sự bình đẳng cho tất cả mọi
người. Địi hỏi phân chia lợi ích cơng bằng, chú trọng cơng tác xố đói giảm
nghèo. Thừa nhận và tơn trọng các nền văn hố khác nhau, tránh mọi hình thức
bóc lột.
c. Phát triển bền vững về mơi trường
Tính bền vững về môi trường, khai thác và sử dụng hợp lí các nguồn tài
nguyên thiên nhiên, bảo vệ và không ngừng cải thiện chất lượng môi trường sống
theo hướng tích cực. Đảm bảo cho con người sống trong mơi trường trong lành

8


và an tồn, đảm bảo mối quan hệ hài hịa thật sự giữa con người, xã hội và tự
nhiên. Sự khai thác, sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn

được sự đa dạng sinh thái… nhằm thỏa mãn nhu cầu sống của thế hệ hiện tại,
nhưng khơng cản trở các thế hệ mai sau có cơ hội thỏa mãn nhu cầu của họ về tài
nguyên và mơi trường và những địi hỏi như vậy chỉ có thể thực hiện được khi
những mục tiêu kinh tế và công bằng xã hội được đảm bảo.
1.2. Cơ sở lý luận về phát triển bền vững chăn nuôi gà đồi
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm kinh tế-kỹ thuật của chăn nuôi gà đồi
1.2.1.1. Khái niệm chăn nuôi gà đồi
Chăn nuôi gà đồi được chăn thả ở môi trường tự nhiên trên diện tích lớn,
chăn ni bán cơng nghiệp, theo qui trình kỹ thuật và chăm sóc thú y chặt chẽ,
đảm bảo vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm lại cho năng suất, sản lượng, chất
lượng và giá bán cao, được người tiêu dùng ưa chuộng, đáp ứng được mục tiêu,
nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho người chăn ni cũng như xu thế
sản xuất hàng hóa.
1.2.1.2. Đặc điểm sinh học của gà đồi
Gà là một loài chim đã được con người thuần hóa cách đây hàng ngàn
năm. Việc áp dụng các thành tựu của khoa học kỹ thuật vào q trình chăn ni
gà đồi cùng với việc đầu tư đồng bộ về trang thiết bị cho sản xuất và mang tính
chun mơn hóa cao trong sản xuất nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong chăn
nuôi.
1.2.1.3. Yêu cầu về điều kiện sinh thái của chăn nuôi gà đồi
Chăn nuôi gà đồi khác với chăn nuôi gà nhốt chuồng ở chỗ: chăn nuôi gà
đồi được chăn thả ở mơi trường tự nhiên trên diện tích lớn, được che chắn bởi tán
cây, được chăn thả theo qui trình kỹ thuật và chăm sóc thú y đầy đủ chặt chẽ.
Cịn gà nhốt chuồng, ni cơng nghiệp cũng được chăn thả và chăm sóc
thú y theo qui trình kỹ thuật nhưng là được chăn nuôi trong một không gian trật
hẹp, khơng được vận động tự nhiên nên tuy có năng suất và trong lượng có cao
hơn chăn thả đồi, thả vườn nhưng chất lượng thịt thấp hơn, người tiêu dùng
không thích và giá thấp hơn gà thả đồi, thả vườn.
Đối với nuôi truyền thống chăn thả tự nhiên, gà tự kiếm ăn, khơng u cầu
qui trình căn thả và chăm sóc thú y chặt chẽ, tuy chất lượng thịt cao, thơm ngon

cho giá bán cao hơn 2 loại kia, nhưng năng suất sản lượng thấp, tỷ lệ chết và hao
hụt cao không đáp ứng được yêu cầu của phát triển và sản xuất hàng hóa.
Về mặt kỹ thuật chăn ni 3 phương thức này khác nhau.

9


Về kết quả và hiệu quả cũng khác nhau, chăn nuôi công nghiệp, nuôi nhốt
cho năng suất, sản lượng cao nhưng ít được người tiêu dùng ưa thích, giá bán
thấp; chăn nuôi truyền thống chất lượng gà cao, được giá nhưng năng suất và sản
lượng thấp, không đáp ứng được nhu cầu thị trường. Chăn nuôi gà đồi (thả đồi,
thả vườn) là chăn ni bán cơng nghiệp, theo qui trình kỹ thuật và chăm sóc thú
y chặt chẽ, đảm bảo vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm lại cho năng suất, sản
lượng, chất lượng và giá bán cao, được người tiêu dùng ưa chuộng, đáp ứng được
mục tiêu, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho người chăn ni cũng như
xu thế sản xuất hàng hóa.
Tuy nhiên chăn ni gà đồi địi hỏi sự đầu tư hơn nữa các yếu tố như vốn,
lao động, khoa học kĩ thuật và thực hiện nghiêm túc qui trình chăn ni, chăm
sóc thú y. Mặt khác, chăn ni gà đồi hàng hóa cũng địi hỏi sự tham gia của các
cấp chính quyền, các tổ chức kinh tế và sự cố gắng trong sản xuất của hộ chăn
nuôi.
1.2.1.4. Kỹ thuật chăn ni gà đồi
a. Lựa chọn địa điểm và mơ hình chăn ni
Có đủ diện tích đất để xây dựng khu chuồng nuôi và khu vực phụ trợ
gồm nhà ở, kho chứa, nơi vệ sinh trước khi vào chăn nuôi. Hai khu vực này
cách xa tối thiểu 15m. Trong khu chuồng ni nếu làm nhiều chuồng thì cự ly
mỗi chuồng cách nhau tối thiểu 15m, nơi chứa phân và xử lý xác chết đặt ở
trong khu chăn nuôi và cách chuồng nuôi tối thiểu 20 – 30m.
Xung quanh khu vực chăn ni phải có tường rào kín ngăn cách với
bên ngồi đảm bảo các gia súc khác và người lạ không vào được trong trại.

Không xây dựng trại ở gần đường giao thơng và nơi có đơng người sinh hoạt
như trường học, khu dân cư, cơng sở và nơi có nhiều mầm bệnh khó kiểm
sốt như chợ, khu chế biến sản phẩm chăn nuôi, nơi giết mổ gia súc gia cầm.
b. Chọn giống
Gà giống lựa chọn nuôi các giống như gà Mía, hoặc các gà lai như gà
Mía × Lương phượng, gà Lạc thủy × Lương phượng, gà Ri × Lương
phượng.....
Gà giống 01 ngày tuổi khi nhập ni phải có hồ sơ nguồn gốc đầy đủ
từ nơi bán (hóa đơn, giấy kiểm dịch thú y). Con giống phải đảm bảo đạt tiêu
chuẩn giống (đặc điểm màu lông, màu da chân, trạng thái sức khỏe và khơng
có dị tật)

10


Con giống nhập về nếu trong khu chăn ni có gà đang ni thì phải
ni cách ly tại chuồng ít nhất 2 tuần theo dõi, đảm bảo an toàn mới đưa vào
chuồng ni chính.
c. Kỹ thuật chăn ni
Nên vận chuyển gà con vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tránh những
ngày mưa bão hay áp thấp nhiệt đới. Đưa gà vào chuồng úm, cho gà uống nước
pha Electrotyle hoặc Vitamine C, chỉ cho gà ăn tấm nấu hoặc tấm, bắp nhuyễn
ngâm sau khi gà nở ít nhất là 12 giờ, tiếp tục cho ăn uống như thế đến 2 ngày.
Sang ngày thứ 3 thì pha với lượng tăng dần thức ăn công nghiệp hoặc tự trộn phụ
phế phẩm.
Trộn thuốc cầu trùng vào trong thức ăn cho gà từ ngày thứ 7 trở đi, dùng
Rigecoccin 1 gr/10 kg thức ăn (hoặc dùng Sulfamid trộn tỷ lệ 5%). Thay giấy lót
đáy chuồng và dọn phân mỗi ngày sạch sẽ.
Rửa máng ăn, máng uống sạch sẽ, quan sát tình trạng ăn uống đi đứng của
gà, nếu thấy con nào buồn bã, ủ rủ cần cách ly ngay để theo dõi.

Dùng bóng đèn trịn 75W úm cho 1m2 chuồng có che chắn để giữ nhiệt,
tùy theo thời tiết mà tăng giảm lượng nhiệt bằng cách nâng hoặc hạ độ cao của
bóng đèn.
Quan sát thấy nếu gà nằm tụ quanh bóng đèn là gà bị lạnh, tản xa bóng
đèn là nóng, nằm tụ ở góc chuồng là bị gió lùa và gà đi lại ăn uống tự do là nhiệt
độ thích hợp.Thắp sáng suốt đêm cho gà trong giai đoạn úm để phòng chuột, mèo
và để gà ăn nhiều thức ăn hơn.
Thường xuyên quan sát biểu hiện của đàn gà để kịp xử lý những bất
thường xảy ra. Khi thời tiết thay đổi nên cho gà uống nước pha Electrolyte hoặc
Vitamine C.
Do tập tính của gà đồi thường uống nước cùng lúc với ăn, nên đặt máng
ăn và máng uống cạnh nhau để gà được uống nước đầy đủ mà không uống nước
dơ bẩn trong vườn.
Nếu là gà ni thịt thì khơng cần cắt mỏ. Đối với gà đẻ để giảm hiện
tượng cắn mổ nhau thì nên cắt mỏ (chỉ cắt phần sừng của mỏ) vào tuần 6-7.
Chú ý: Không nuôi nhiều cỡ gà trong 1 chuồng, trước khi nuôi đợt mới
cần phải sát trùng tồn bộ chuồng trại, dụng cụ.
d. Phịng trừ dịch bệnh
Phải thực hiện triệt để mặc bảo hộ lao động khi vào khu chăn ni (có
quần áo mặc riêng, đi ủng, đội mũ).

11


Hố sát trùng trước cửa chuồng thường xun có vơi bột hoặc các chất
sát trùng phù hợp
Đình kỳ phun sát trùng xung quanh khu chăn nuôi (1 tuần/lần hoặc
muộn hơn) tùy theo tình hình dịch tễ
Thực hiện sát trùng chuồng nuôi, dụng cụ, thiết bị trước khi chăn nuôi,
trong khi chăn nuôi và sau khi bán sản phẩm hoặc di chuyển đàn gà sang các

nơi khác.
Tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin cho gà (marek, newcatson,
gumboro, viêm phế quản truyền nhiễm, cúm gia cầm, đậu gà) theo lịch hướng
dẫn.
Mở sổ ghi chép lịch tiêm phòng, và sử dụng thuốc kháng sinh
1.2.2. Vị trí, vai trị của chăn ni gà đồi
Bất kỳ một quốc gia nào hay một chủ thể kinh tế nào khi tiến hành hoạt
động SXKD đều mong muốn với nguồn lực có hạn có thể tạo ra được lượng sản
phẩm nhiều nhất, với giá trị và chất lượng cao nhất để từ đó thu được lợi nhuận
lớn nhất. Nâng cao hiệu quả kinh tế là cơ hội để tăng được lợi nhuận, từ đó làm
cơ sở để nhà sản xuất tích lũy vốn và tiếp tục đầu tư tái sản xuất mở rộng, cải
thiện thu nhập cho chính mình và người lao động.
Trong chăn ni gà đồi, thơng thường là người ta nói tới Hiệu quả kinh tế
về việc sử dụng các nguồn lực đầu vào như đất đai, lao động, vốn…tuy có nhiều
quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế nhưng đều thống nhất là người chăn
ni muốn thu được lợi nhuận, có lãi thì phải bỏ ra những chi phí nhất định như
nhân lực, vốn,... so sánh kết quả đạt được chênh lệch càng lớn thì hiệu quả càng
cao. Tuy nhiên để phát triển chăn ni gà đồi bền vững thì chúng ta cần lưu ý
như sau:
Chăn ni gà đồi bền vững sẽ kích thích người chăn nuôi mở rộng sản
xuất, dẫn tới tăng thêm nguồn thực phẩm chất lượng tốt cho thị trường đồng thời
sẽ mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm, giúp phát triển công nghiệp chế
biến hàng nông sản phát triển.
Chăn ni gà đồi bền vững góp phần sử dụng hiệu quả các yếu tố đầu vào
cho sản xuất như vốn, lao động, đất đai.
Chăn nuôi gà đồi bền vững hay gà thả vườn, nếu được thực hiện tốt sẽ
giảm thiểu được dịch bệnh, ơ nhiễm mơi trường, góp phần bảo vệ và làm giàu
môi trường sinh thái và cảnh quan, giúp khai thác tối đa tiềm năng phát triển của
địa phương.


12


Chăn nuôi gà đồi bền vững giúp tạo việc làm và làm tăng thu nhập cho
nhiều dân cư nông thôn, giúp xố đói giảm nghèo, như vậy sẽ hạn chế việc di dân
tự phát từ nông thôn ra thành thị, đảm bảo ổn định chính trị xã hội.
Chăn ni gà đồi bền vững tạo điều kiện nâng cao mức sống của người
dân nông thôn, đây là điều kiện phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế ở
nơng thơn tạo biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, xã hội ở nơng thơn. Góp phần
xây dựng nơng thơn mới, thực hiện q trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa nông
nghiệp nông thôn, là điều kiện tiền đề để phát triển kinh tế - xã hội - chính trị, tạo
sức mạnh tổng hợp để phát triển đất nước trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế.
Tóm lại, Chăn ni gà đồi bền vững trong ngành chăn ni nói chung, có
ý nghĩa rất quan trọng trong xu thế phát triển. Nó giúp cho nghành chăn ni
phát triển ổn định bền vững, tiết kiệm được các nguồn lực, giảm thiểu ô nhiễm
môi trường…là hướng đi tất yếu của ngành chăn nuôi ở Việt Nam, được nhiều
địa phương và hộ chăn nuôi gà hiện nay đang lựa chọn.
1.2.3. Các mối quan hệ trong phát triển bền vững chăn nuôi gà đồi
Nghề chăn nuôi gà từ lâu đã được gắn liền với cuộc sống của bà con nơng
dân và cũng khơng ít bà con cũng thốt nghèo nhờ nó, nhưng để hiệu quả và
thành cơng hơn, địi hỏi phải có những giải pháp mới phù hợp với điều kiện kinh
tế xã hội hiện nay. Trải qua q trình chuyển từ chăn ni truyền thống sang
chăn nuôi công nghiệp, và giờ là chăn nuôi gà thả đồi. Mỗi loại hình chăn ni
đều có thuận lợi và hạn chế nhất định. Để nghiên cứu giải pháp phát triển bền
vững chăn nuôi gà đồi cần nghiên cứu những giải pháp như sau:
1.2.3.1. Quy hoạch phát triển chăn ni gà đồi
Trong sản xuất nơng nghiệp nói chung và chăn ni gà đồi nói riêng, cơng
tác quy hoạch có vai trị quan trọng thúc đẩy sản xuất phát triển. Quy hoạch hợp
lý, kịp thời sẽ tạo ổn định về quỹ đất, tâm lý yên tâm của người dân. Qua đó, thúc
đẩy phát triển lâu dài và bền vững trong chăn nuôi gà đồi. Ngược lại nếu công tác

quy hoạch khơng được tính tốn cẩn thận, khơng sát, thiếu đồng bộ có thể dẫn
đến tình trạng đầu tư khơng hiệu quả, kém bền vững. Quy hoạch sản xuất bao
gồm: Quy hoạch đất đai, quy hoạch vùng sản xuất, quy hoạch sử dụng công
nghệ, quy hoạch theo chủng loại giống…
Để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ chăn nuôi gà đồi trong thời gian tới
được bền vững hơn đòi hỏi phải có kế hoạch quy hoạch cụ thể các vùng trồng
trọt, vùng chăn nuôi và thực hiện tốt các quy trình; phát triển các giống con có
chất lượng cao, chống chịu kháng bệnh tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái của
địa phương để tăng năng suất và hiệu quả kinh tế; mở rộng diện tích ni để tạo

13


sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao, số lượng lớn đáp ứng nhu cầu tiêu thụ hiện
nay của người dân và nhu cầu xuất khẩu; tăng cường sản xuất bằng việc áp dụng
kỹ thuật tiên tiến đồng bộ để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nông
sản hàng hóa.
1.2.3.2 . Đầu tư cơ sở hạ tầng chăn ni gà đồi
Cơ sở hạ tầng là yếu tố có tác động trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh
doanh, cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, đảm bảo chất lượng thì việc sản xuất
kinh doanh thuận lợi. Nghiên cứu tình hình đầu tư cơ sở hạ tầng cho chăn ni gà
đồi chính là việc đi tìm hiểu việc quy hoạch đầu tư, cơ sở hạ tầng, trang bị cho
vùng chăn nuôi như đường, điện, địa điểm xử lý chất thải chăn nuôi, số lượng và
chất lượng chuồng trại, đầu tư rào quây khu chăn nuôi, dịch vụ về phục vụ chăn
nuôi, khoa học kỹ thuật...
Trong chăn nuôi, ngồi tác động của yếu tố thời tiết, khí hậu, dịch bệnh là
nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại cho sản xuất. Như vậy đòi hỏi sự quan tâm
của người chăn nuôi cũng như cơ quan quản lý nhà nước, nhất là thú y ở địa
phương. Nghiên cứu tình hình thú y và quản lý dịch bệnh trong chăn nuôi gà đồi
chính là hoạt động tìm hiểu thời gian tiêm phòng định kỳ, thời gian kiểm tra định

kỳ, số lượt gà được tiêm phòng, số lượng thuốc thú y được sử dụng để tiêm
phịng, hình thức chăm sóc gà bị bệnh, hình thức tiêm phịng được thực hiện như
thế nào, sự hỗ trợ của Nhà nước trong quản lý dịch bệnh và thú y...
1.2.3.3. Xây dựng, quản lý và phát triển thương hiệu
Việc xây dựng thương hiệu khẳng định được nguồn gốc, xuất xứ, đặc
điểm ngoại hình và chất lượng sản phẩm gà đồi, đây là cơ hội thuận lợi, phát huy
lợi thế cạnh tranh để làm tăng giá trị kinh tế cho người chăn ni. Nghiên cứu
tình hình xây dựng thương hiệu trong chăn ni gà đồi chính là việc tìm hiểu tình
hình quảng cáo, tuyên truyền, giới thiệu tới người tiêu dùng sản phẩm gà đồi, thể
hiện qua số lượng thị trường tiêu thụ, số lượng thương lái từ các địa phương khác
đến mua và tiêu thụ gà của địa phương. Bên cạnh đó xây dựng thương hiệu cũng
được khẳng định qua chất lượng sản phẩm.
1.2.4. Nội dung phát triển bền vững chăn nuôi gà đồi
a) Chủ trương, chính sách cho phát triển bền vững chăn ni gà đồi
Căn cứ Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020;
Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Đề án giống cây nông lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến

14


năm 2020; Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010 Nghị định chính sách
khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nơng nhiệp, nông thôn; Căn cứ Quyết
định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính
sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 - 2020; Nghị
định 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư
vào nông nghiệp, nông thôn.
Căn cứ Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng
Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất

nơng nghiệp tốt trong nơng nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; Căn cứ Quyết định
số 1504/QĐ-BNN-KHCN ngày 15/5/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc
ban hành quy trình thực hành chăn ni an tồn;
Căn cứ Pháp lệnh Thú y số 18/2004/PL-UBTVQH 11, ngày 29/4/2004 có
hiệu lực từ ngày 01/10/2004 của Ủy Ban thường vụ Quốc hội 11;
Căn cứ Kế hoạch số 681/KH-UBND ngày 24/3/2015 của UBND tỉnh Bắc
Giang về triển khai thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng đàn gà đồi Yên Thế;
Căn cứ Quyết định số 504/QĐ-UBND ngày 31/3/2015 của UBND tỉnh
Bắc Giang về việc phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng giống gia cầm trên địa
bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2015 - 2020;
Căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Yên Thế giai
đoạn 2008 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020;
Căn cứ Đề án số 01/ĐA-UBND ngày 25/12/2010 của UBND huyện Yên
Thế về việc “Hỗ trợ sản xuất gà đồi theo hướng hàng hóa” và Đề án số 03/ĐAUBND ngày 24/1/2016 “Đề án Phát triển chăn ni Gà đồi n Thế hàng hóa
bền vững giai đoạn 2016 - 2020”.
Phát triển bền vững chăn nuôi gà đồi đã được tỉnh Bắc Giang và huyện
Yên Thế đặc biệt quan tâm thơng qua nhiều chính sách như: Hỗ trợ xây dựng
nhãn hiệu sản phẩm, tạo thuận lợi cho chủ cơ sở chăn nuôi trang trại, quy mô lớn
được ưu tiên giao đất, thuê đất với khung giá thấp và thời gian lâu dài. Đồng thời,
xây dựng hạ tầng cho các cơ sở chăn nuôi giống, giết mổ, bảo quản, chế biến
công nghiệp sản phẩm chăn nuôi nằm trong khu vực đã được quy hoạch… thu
hút doanh nghiệp đầu tư khoa học công nghệ, xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất
đến tiêu thụ sản phẩm... Đó sẽ cơ hội để thúc đẩy tái cơ cấu ngành chăn nuôi gà ở
huyện Yên Thế theo hướng tăng trưởng bền vững, đáp ứng được nhu cầu hội
nhập kinh tế quốc tế.

15



×