Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Nghiên cứu tạo chế phẩm sinh học dùng trong môi trường ao nuôi giúp giảm ô nhiễm môi trường phòng bệnh xuất huyết trên cá rô phi do streptococcus agalactiae

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 85 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Nghiên cứu tạo chế phẩm sinh học dùng
trong môi trường ao ni giúp giảm ơ nhiễm
mơi trường, phịng bệnh xuất huyết
trên cá rô phi do streptococcus agalactiae

NGUYỄN THỊ MẾN
Ngành: Công nghệ sinh học

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Đức Lưu
PGS. TS. Trần Liên Hà
Viện:

Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm

HÀ NỘI, 2020


LỜI CẢM ƠN
Sau hai năm học tập và nghiên cứu, nay tơi đã hồn thành luận văn tốt
nghiệp Thạc sỹ kĩ thuật chuyên nghành công nghệ sinh học. Để đạt được thành
quả như ngày hôm nay, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giáo viên hướng
dẫn của tôi TS. Nguyễn Đức Lưu; PGS. TS. Trần Liên Hà những người thầy ln
tận tâm đối với học trị của mình. Người đã hết lịng hướng dẫn chỉ bảo và động
viên tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Tơi xin chân thành cảm ơn:
Tồn thể q Thầy, cơ Viện Công nghệ Sinh học – Đại học Bách Khoa Hà
Nội đã truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt thời gian tôi theo học tại
trường.


Lãnh đạo công ty TNHH Dược Hanvet và tập thể phân xưởng Probiotic đã
tạo điều kiện cho tôi làm nghiên cứu và thực hiện đề tài một cách tốt nhất.
Những người thân yêu trong gia đình đã ln bên cạnh, ủng hộ tơi và là
nguồn động viên lớn lao nhất và hy sinh nhiều nhất để tơi có được ngày hơm nay.
Xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 25 tháng 06 năm 2020
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Mến


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi. Các số liệụ, kết
quả nêu trên trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất
kỳ cơng trình nào. Các tài liệu tham khảo trích dẫn đều có nguồn gốc xác thực.
Hà Nội, ngày 25 tháng 06 năm 2020
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Mến


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 3
1.1. Tình hình chăn ni cá rơ phi trên thế giới và Việt Nam ............................... 3
1.1.1 Thực trạng chăn nuôi cá rô phi trên thế giới .............................................. 3
1.1.2 Thực trạng chăn nuôi cá rô phi tại Việt Nam............................................. 6
1.2. Các chất NH3, NO2- sinh ra trong môi trƣờng ao nuôi ................................... 9
1.2.1. Ammonia (NH3) ........................................................................................ 9
1.2.2. Nitrite (NO2-)........................................................................................... 10

1.3. Tình hình dịch bệnh trên cá rơ phi. ............................................................. 10
1.3.1. Tình hình dịch bệnh trên cá rơ phi............................................................ 10
1.3.2. Tình hình dịch bệnh xuất huyết trên cá rơ phi do Streptococcus agalactiae
gây ra tại Việt Nam ........................................................................................... 13
1.3.3. Thực trạng việc sử dụng các phƣơng pháp phòng và điều trị bệnh xuất
huyết trên cá rô phi do Streptoccus agalactiae gây ra ......................................... 16
1.4. Vai trò của chế phẩm sinh học với nuôi trồng thủy sản ............................... 17
1.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới .................................................................... 17
1.4.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam ................................................................... 18
1.5. Vi khuẩn Bacillus ....................................................................................... 19
1.5.1. Đặc điểm sinh học của chủng Bacillus ..................................................... 19
1.5.2. Một số loài Bacillus phổ biến trong tự nhiên ............................................ 20
1.5.3. Cơ sở khoa học của việc chọn chủng Bacillus dùng cho nuôi trồng thủy sản... 22
1.5.4. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng các chế phẩm có thành phần Bacillus
trong ni trồng thủy sản ................................................................................... 23
Chƣơng 2 VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................... 25
2.1. Vật liệu nghiên cứu ..................................................................................... 25
2.1.1. Nguồn vi sinh vật ..................................................................................... 25
2.1.2. Dụng cụ ................................................................................................... 25
2.1.3. Hóa chất .................................................................................................. 26
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................ 27
2.2.1. Phƣơng pháp lấy mẫu .............................................................................. 27
2.2.2. Phƣơng pháp phân lập vi khuẩn Bacillus ................................................. 28
i


2.2.3. Tuyển chọn chủng giống ......................................................................... 29
2.2.4. Định danh chủng giống ........................................................................... 30
2.3. Khảo sát các yếu tố ảnh hƣởng đến sinh trƣờng của B. subtilis SHV27 ...... 33
2.3.1. Ảnh hƣởng của nhiệt độ đến sinh trƣởng của B. subtilis SHV27 ............. 33

2.3.2. Ảnh hƣởng của pH đến sinh trƣởng của B. subtilis SHV27 ..................... 33
2.3.3. Ảnh hƣởng của môi trƣờng dinh dƣỡng khác nhau đến sinh trƣởng của B.
subtilis SHV27 .................................................................................................. 33
2.3.4. Ảnh hƣởng của lƣu lƣợng khí vào đến sinh trƣởng của B. subtilis SHV2734
2.3. Khảo sát sinh trƣởng của B. licheniformis SHV43 và B. pumilus SHV52 .. 34
2.4. Tạo chế phẩm ............................................................................................. 34
2.4.1. Thu sinh khối .......................................................................................... 34
2.4.2. Chọn chất mang và tạo chế phẩm ............................................................ 34
2.4.3. Khảo sát độ ổn định của chế phẩm .......................................................... 35
2.5. Đánh giá hiệu quả sản phẩm ....................................................................... 36
2.5.1. Ảnh hƣởng của các nồng độ chế phẩm khác nhau đến nồng độ NO 2-, NH4+
và tăng trọng của cá .......................................................................................... 36
2.5.2. Ảnh hƣởng của các nồng độ chế phẩm khác nhau đến khả năng ức chế
Streptococcus agalactiae HV-Strep O2. ............................................................. 36
2.6. Phƣơng pháp phân tích ............................................................................... 37
2.6.1. Đánh giá cảm quan .................................................................................. 37
2.6.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu ...................................................................... 37
Chƣơng 3 NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................................. 38
3.1. Phân lập chủng giống ................................................................................. 38
3.2. Tuyển chọn các chủng vi khuẩn có hoạt tính sinh học mạnh ....................... 41
3.2.1. Tuyển chọn khả năng sinh enzyme ngoại bào .......................................... 45
3.2.2. Tuyển chọn khả năng sinh chất kháng khuẩn kháng S.agalactiae ............. 46
3.2.3. Tuyển chọn khả năng khử chất độc hại NO2-, NH4+ ................................. 46
3.3. Định danh .................................................................................................. 46
3.3.1 Định danh bằng các phản ứng sinh hóa..................................................... 46
3.3.2. Phân loại các chủng Bacillus đã tuyển chọn bằng giải trình tự gen ......... 50
3.3.3. Tính đối kháng của chủng giống .............................................................. 52
3.4. Khảo sát các yếu tố ảnh hƣởng đến sinh trƣởng của vi sinh vật .................. 53
ii



3.4.1. Ảnh hƣởng của nhiệt độ đến sự phát triển của vi sinh vật ......................... 53
3.4.2. Ảnh hƣởng của pH đầu vào môi trƣờng nuôi cấy đến sinh trƣởng của vi
sinh vật .............................................................................................................. 54
3.4.3. Ảnh hƣởng của môi trƣờng nuôi cấy đến sinh trƣởng của vi sinh vật ....... 55
3.4.4. Ảnh hƣởng của lƣu lƣợng khí vào đến sinh trƣởng của vi sinh vật ........... 56
3.5. Khảo sát lên men chủng B. paralicheniformis SHV43 và B.pumilus SHV5257
3.6. Tạo chế phẩm ............................................................................................ 58
3.6.1. Thu sinh khối ........................................................................................... 58
3.6.2. Lựa chọn chất mang ................................................................................. 58
3.6.3. Khảo sát độ ổn định của chế phẩm ........................................................... 60
3.7 Đánh giá hiệu quả sản phẩm ........................................................................ 61
3.7.1 Ảnh hƣởng của các nồng độ chế phẩm đến nồng độ NO2-, NH4+ và tăng
trọng của cá ....................................................................................................... 61
3.7.2 Ảnh hƣởng của nồng độ chế phẩm khác nhau đến khả năng ức chế
S.agalactiae gây bệnh xuất huyết trên cá rô phi .................................................. 63
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 65
KIẾN NGHỊ ...................................................................................................... 67
PHỤ LỤC.......................................................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 72

iii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Một số sản phẩm Probiotic dùng trong thủy sản trên thị trƣờng Việt
Nam ................................................................................................................. 24
Bảng 2.1 Các thiết bị dùng trong q trình thí nghiệm ...................................... 25
Bảng 3.1 Phân lập chủng giống ........................................................................ 38
Bảng 3.2 Khảo sát hoạt tính sinh học của chủng giống ...................................... 41

Bảng 3.4 Định danh bằng kít API 50CH các chủng Bacillus đã chọn .............. 48
Bảng 3.5 Mối tƣơng quan di truyền của các dịng vi khuẩn tuyển chọn có trong
ngân hàng gen (NCBI) ...................................................................................... 50
Bảng 3.6 Ảnh hƣởng của nhiệt độ nuôi cấy chủng B.subtilis SHV27 ................ 53
Bảng 3.7 Ảnh hƣởng pH môi trƣờng đầu vào chủng B.subtilis SHV27 ............. 54
Bảng 3.8 Ảnh hƣởng môi trƣờng nuôi cấy chủng B. subtilis SHV27 ................. 55
Bảng 3.9 Ảnh hƣởng lƣu lƣợng khí vào khi lên men chủng B.subtilis SHV27.. 56
Bảng 3.10 Khảo sát lên men chủng B. paralicheniformis SHV43 và B.pumilus
SHV52 .............................................................................................................. 57
Bảng 3.11 Ảnh hƣởng của các nồng độ nguyên liệu khác nhau đến khả năng ức
chế S.agalactiae................................................................................................. 58
Bảng 3.12 Thành phần công thức chế phẩm ...................................................... 60
Bảng 3.13 Kết quả khảo sát độ ổn định của chế phẩm ....................................... 60
Bảng 3.14 Ảnh hƣởng của các nồng độ chế phẩm khác nhau đến nồng độ NO2trong nƣớc......................................................................................................... 61
Bảng 3. 15 Ảnh hƣởng của các nồng độ chế phẩm khác nhau đến sự nồng độ
NH4+ trong nƣớc ............................................................................................... 62
Bảng 3.16 Ảnh hƣởng của các nồng độ chế phẩm khác nhau đến sinh trƣởng của
cá ...................................................................................................................... 63
Bảng 3.17 Ảnh hƣởng của các nồng độ chế phẩm khác nhau đến khả năng ức chế
S.agalactiae ....................................................................................................... 63
Bảng 3.18 Hóa nghiệm thành phần dinh dƣỡng mơi trƣờng MT1 ..................... 71

iv


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Sản lƣợng cá rơ phi của các nƣớc trên thế giới năm 2017 ..................... 3
Hình 1.2 Sản lƣợng cá rô phi đông lạnh của Trung Quốc trên thị trƣờng Mỹ ...... 4
Hình 1.3 Sản lƣợng cá rơ phi trên tồn thế giới ................................................... 5
Hình 1.4 Sản lƣợng cá rơ phi dự kiến đến 2029 .................................................. 6

Hình 1.5 Khu hồ nuôi cá rô phi bằng công nghệ lồng Nauy của Marvin group tại
Hịa Bình ............................................................................................................ 8
Hình 1.6 Sản lƣợng thủy sản xuất khẩu trong 10 tháng đầu năm 2019 ................. 8
Hình 1.7 Sơ đồ vịng tuần hồn của Nitơ .......................................................... 10
Hình 1.8 Dung huyết β của khuẩn lạc Streptococcus agalactiae, blood agar 18h ở
36°C ................................................................................................................ 15
Hình 1.9 Dấu hiệu bệnh lý của cá nhiễm bệnh xuất huyết do S.aglactiae ........... 15
Hinh 1.10 Trực khuẩn Bacillus .......................................................................... 19
Hình 2.1 Hệ thống lên men 5 lít ......................................................................... 26
Hình 2.2 Hệ thống bể ni cá thí nghiệm ........................................................... 26
Hình 2.3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm tổng qt ........................................................ 27
Hình 3.1 Hình thái của các chủng đã chọn (ở độ phóng đại 1000 lần đối với tế
bào và bào tử) .................................................................................................... 47
Hình 3.2 Cây phân loại của các chủng SHV27................................................... 51
Hình 3.3 Cây phân loại của các chủng SHV43................................................... 51
Hình 3.4 Cây phân loại của các chủng SHV52................................................... 52
Hình 3.5 Tính đối kháng của chủng giống ......................................................... 52
Hình 3.6 Quy trình tổng quát tạo chế phẩm ...................................................... 59
Hình 3.7 Khuẩn lạc Streptococcus agalactiae trên môi trƣờng BA bổ sung kháng
sinh.................................................................................................................... 64
Hình 3.8 Trình tự nucleotid chủng B. subtilis SHV27 ........................................ 68
Hình 3.9 Trình tự nucleotid chủng B. licheniformis SHV43 .............................. 69
Hình 3.10 Trình tự nucleotid chủng B. pumilus SHV52 .................................... 70

v


BẢNG VIẾT TẮT

Viết tắt


Giải nghĩa

NCNTTS 1

Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản 1

LD50

Liều gây chết 50% động vật thí nghiệm

CFU

Colony forming unit

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TQ

Trung Quốc

NA

Nutrient agar

NB

Nutrient broth


TE

Tellurium  Trypsin-EDTA

Ha

Héc ta

EDTA

Ethylenediaminetetraacetic acid

TAE

Tris-acetate Ethylenediaminetetraacetic acid

CTAB

Cetyltrimethylammonium Bromide

SDS

Sodium dodecyl sulfate

VK

Vi khuẩn

CMC


Carboxymethyl cellulose

PCI

phenol: chloroform: isoamyl alcohol

SP

Sản phẩm

KT

Kiểm tra

HQ

Hiệu quả

vi


ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm gần đây, nghề nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam đã khơng
ngừng phát triển và ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong ngành Thủy sản nói
riêng và kinh tế nƣớc ta nói chung. Theo trung tâm giống Khuyến nơng Quốc gia,
năm 2015, diện tích ni cá rơ phi cả nƣớc là 21.000 ha; sản lƣợng đạt 150 nghìn
tấn; xuất khẩu đi hơn 60 nƣớc; kim ngạch xuất khẩu trên 36 triệu đô. Năm 2017,
Xuất khẩu sang 68 nƣớc chủ yếu là EU và Mỹ, tăng 32% so năm 2016 và sẽ tăng

mạnh trong thời gian tới. Với mục tiêu sản lƣợng cá rơ phi đạt 400.0000 tấn năm
2030, ngồi việc tăng diện tích ni trồng thì việc áp dụng các khoa học kĩ thuật,
các giải pháp quản lý dịch bệnh trên đối tƣợng vật nuôi là yếu tố quan trọng [1]
Khi ngành nuôi trồng thủy sản theo hƣớng công nghiệp phát triển, mật độ
nuôi ngày càng cao, sử dụng đến thức ăn cơng nghiệp thì phát sinh tình trạng ô
nhiễm nguồn nƣớc ở các ao nuôi, việc cải tạo đảm bảo nguồn nƣớc trong sạch
ngày càng trở nên phức tạp và đau đầu cho các nhà quản lý và chăn nuôi. Nguồn
nƣớc bị ô nhiễm dẫn tới các bệnh dịch xảy ra nhiều hơn, trầm trọng hơn. Để giảm
bớt thiệt hại, ngƣời chăn nuôi phải sử dụng đến các hóa chất và thuốc kháng sinh.
Tình trạng lạm dụng hóa chất và thuốc kháng sinh trong chăn nuôi thủy sản, dẫn
tới hiện tƣợng các chủng vi khuẩn gây bệnh ngày càng đề kháng thuốc, hàm lƣợng
hóa chất và chất kháng sinh tồn dƣ trong thƣơng phẩm ảnh hƣởng lớn tới vấn đề
xuất khẩu tơm, cá ra nƣớc ngồi khi mà các nƣớc đặc biệt là các thị trƣờng xuất
khẩu thủy hải sản lớn của Việt Nam nhƣ Nhật Bản, Mỹ và EU ngày càng tăng
cƣờng việc kiểm tra kiểm soát mặt hàng thủy sản xuất khẩu từ Việt Nam.
Ở Việt Nam mỗi năm nuôi khoảng 695.000.000 cá rô phi và xu hƣớng
ngày càng mở rộng về diện tích ni và tập trung vào nuôi công nghiệp. Đối với
chăn nuôi cá rơ phi thƣơng phẩm, ngồi việc ơ nhiễm nguồn nƣớc ao nuôi, bệnh
xuất huyết do vi khuẩn Streptococcocus sp trên cá rô phi bùng phát mạnh từ năm
2009 đến nay tại các tỉnh nuôi cá rô phi trong cả nƣớc. Diễn biến dịch bệnh ngày
càng phức tạp, việc trị bệnh ngày càng khó khăn, hiện nay tại Việt Nam đã có
vắc xin phịng bệnh xuất huyết trên cá rơ phi tuy nhiên chƣa đƣợc ứng dụng
nhiều. Các biện pháp phòng và trị bệnh hiện nay chủ yếu dựa vào các loại kháng
sinh, trong khi đó hiệu quả phịng trị bằng kháng sinh không cao, giá thành chi
1


phí lại đắt. Việc sử dụng kháng sinh một cách tràn lan và khơng có kiểm sốt
cũng mang lại nhiều nguy cơ cho ngành chăn nuôi nhƣ việc các chủng gây bệnh
đều kháng lại kháng sinh, hàm lƣợng kháng sinh tồn dƣ trong thịt cá ảnh hƣởng

tới việc xuất khẩu, v.v...
Để khắc phục tình trạng này việc cần thiết chuyển sang sử dụng biện pháp
sinh học đang là một xu hƣớng chăn nuôi bền vững. Chế phẩm sinh học chứa các
vi sinh vật hữu ích có tác dụng xử lý chất thải gây ơ nhiễm trong q trình ni,
giúp cân bằng hệ vi sinh vật có lợi trong ao ni, hạn chế các vi sinh vật gây bệnh.
Vì vậy việc đề xuất đề tài “Nghiên cứu tạo chế phẩm vi sinh dùng trong
môi trƣờng ao nuôi giúp xử lý ô nhiễm, phịng bệnh xuất huyết trên cá rơ phi do
Streptococcus agalactiae” là một yêu cầu cấp thiết.
2. Mục đích nghiên cứu
Phân lập và tuyển chọn đƣợc các chủng giống sinh enzyme amylase,
protease, cellulase, xylanase tốt, khả năng khử các khi độc NO2-, NH4+ để xử lý ô
nhiễm môi trƣờng ao ni đồng thời có khả năng sinh chất kháng khuẩn, ức chế
vi khuẩn Streptococcus agalactiae.
Từ đó lên men thu sinh khối, tạo chế phẩm vi sinh xử lý môi trƣờng ao
ni và phịng bệnh xuất huyết trên cá rơ phi do Streptococcus agalactiae gây ra.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng: Các chủng vi khuẩn Bacillus nhƣ Bacillus subtilis; Bacilus
licheniformis; Baccillus pumilus...
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu trong phịng thí nghiệm tại phịng nghiên
cứu và sản xuất chế phẩm Probiotic – công ty TNHH Dƣợc Hanvet
4. Nội dung nghiên cứu
Phân lập và tuyển chọn chủng giống
Lên men thu sinh khối và tạo chế phẩm
Đánh giá hiệu quả của chế phẩm trong việc xử lý mơi trƣờng, hỗ trợ
phịng bệnh xuất huyết trên cá rô phi do Streptococcus agalactiae.

2


Chƣơng 1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tình hình chăn ni cá rô phi trên thế giới và Việt Nam
1.1.1 Thực trạng chăn nuôi cá rô phi trên thế giới
Cá rô phi có nguồn gốc từ châu Phi. Trên thế giới có khoảng 80 lồi,
thuộc 3 nhóm gồm 3 giống là: Tilapia, Sarotherodon và Oreochromis [2], thuộc
họ Cichlidae, bộ phụ Percoidae thuộc bộ cá vƣợc Perciformes [3].
Hiện nay, cá rô phi đƣợc nuôi ở trên 140 nƣớc trên thế giới với tổng sản
lƣợng đạt 6.517.700 tấn/năm (2017). Tuy nhiên, sản lƣợng tập trung chủ yếu ở 1
số nƣớc trong đó Trung Quốc, Ai Cập, Indonesia, Thái Lan, Đài Loan, Philippin
đang là những nƣớc có sản lƣợng nhiều nhất trên thế giới.
Trung Quốc chỉ mới phát triển ni lồi cá này từ những năm 80 của thế
kỉ trƣớc. Tuy nhiên, chỉ sau hơn một thập kỉ, với sản lƣợng nuôi năm 2017 đạt
1,8 triệu tấn/năm chiếm 27,65% tổng sản lƣợng cá rô phi trên toàn thế giới.
Trung Quốc đã trở thành quốc gia nuôi cá rô phi nhiều nhất thế giới.
Indonesia là quốc gia đứng thứ 2 với tổng sản lƣợng đạt 1,2 triệu tấn/năm.
Tiếp theo Indonesia, Ai Cập là quốc gia có sản lƣợng lớn thứ 3 thế giới với 1
triệu tấn/năm. Ngoài ra Philippines, Thái Lan, Bangladesh, Brazil, Việt Nam,
Myanmar, Mexico, Ecuador, Costa Rica, Honduras, Uganda, Ghana, Kenya và
Nigeria là những nƣớc góp phần nâng cao sản lƣợng cá rơ phi trên tồn thế giới.
Trong đó, Việt Nam là nƣớc đứng thứ 6 nuôi nhiều cá rô phi trên thế giới với
tổng sản lƣợng trên 300.000 tấn/năm [4] [5].

Hình 1.1 Sản lượng cá rô phi của các nước trên thế giới năm 2017 [5]
3


Trên thế giới, cá rô phi đƣợc công nhận là nguồn cung cấp protein dinh
dƣỡng và rẻ tiền, đóng vai trị quan trọng trong việc giảm thiểu tình trạng thiếu
dinh dƣỡng giữa các khu vực nghèo. Nó cũng là một món u thích của nhiều gia
đình và là một trong năm loài cá hàng đầu đƣợc sử dụng ở Hoa Kỳ. Trung Quốc
là nƣớc đứng đầu về sản xuất cá rô phi, đồng thời cũng là nƣớc tiêu thụ và xuất

khẩu lồi cá này nhiều nhất trên thế giới.

Hình 1.2 Sản lượng cá rô phi đông lạnh của Trung Quốc trên thị trường Mỹ [5]
Tại Mỹ, tổng sản lƣợng nhập khẩu là 215.585 tấn tƣơng ứng với 962 triệu
đô (2015). Trung Quốc cung cấp 75% sản lƣợng, 25% còn lại đƣợc cung cấp bởi
các nƣớc nhƣ Indonesia, Hondruas, Đài Loan – Trung Quốc, Comlombia,
Ecuador…Trong đó, Việt nam cũng tham gia xuất khẩu 2% sản lƣợng mặt hàng
này vào Mỹ.
Tại Châu Phi, sản lƣợng cá rô phi nuôi trồng chủ yếu là ở Ai Cập chiếm
80% tổng sản lƣợng toàn châu lục với xu hƣớng liên tục tăng. Năm 2017, tổng
sản lƣợng đạt 940.000 tấn, tƣơng ứng 12 triệu đô. Tuy nhiên do nhu cầu sử dụng
mặt hàng này lớn mà Trung Quốc vẫn là nƣớc cung cấp đến 98% sản lƣợng cá rô
phi đông lạnh cho thị trƣờng này. Thái Lan cũng tham gia xuất khẩu cung cấp
1% sản lƣợng rô phi tại Châu Mỹ.

4


Châu Âu là châu lục ít nhập khẩu mặt hàng này nhất do các hàng rào về
giá cả và chất lƣợng [5].

Hình 1.3 Sản lượng cá rơ phi trên tồn thế giới [6]
Mặc dù trên thế giới, giá cá có biến động và có xu hƣớng giảm từ khoảng
7 USD/kg (2007) xuống còn khoảng 4,5 USD/kg (năm 2018), tuy nhiên do sản
lƣợng liên tục tăng nên giá trị mà nó đem lại từ 1990 đến 2018 vẫn liên tục tăng.
Tổng giá trị đem lại năm 2018 là trên 12 tỷ đô và dự kiến 2028 sẽ là trên 25 tỷ
đô. Do đó ngành cơng nghiệp chăn ni cá rơ phi vẫn đóng vai trị khơng nhỏ
trong nghành ni trồng thủy sản [6].
Để nâng cao năng suất, việc ứng dụng các công nghệ nuôi cá rô phi ngày
càng phát triển và đa dạng. Từ nuôi thâm canh, bán thâm canh đến ni lồng bè

trên sơng hồ hay mơ hình sơng trong ao. Hệ thống nuôi thâm canh trong ao đƣợc
áp dụng rộng rãi ở các nƣớc nhƣ Đài Loan, Trung Quốc và Thái Lan. Hệ thống
nuôi này cho năng suất từ 10-50 tấn/ha/năm. Trong khi ni mơ hình lồng bè lại
khá phổ biến ở Indonesia, Philippin, Malaysia, năng suất trong lồng ni đạt
khoảng 40-60kg/m3, tùy thuộc vào kích thƣớc lồng và mật độ nuôi [7].

5


Hình 1.4 Sản lượng cá rơ phi dự kiến đến 2029 [5]
Dự kiến sản lƣợng cá rơ phi trên tồn thế giới vẫn tiếp tục gia tăng. Ƣớc
tính đến năm 2028, sản lƣợng cá rơ phi trên tồn thế giới sẽ đạt 9.000.000 tấn,
tăng khoảng 28,5% so với năm 2019. Ngành công nghiệp cá rô phi ngày càng
khẳng định vai trị to lớn trong ngành ni trồng thủy sản trên thế giới [5].
1.1.2 Thực trạng chăn nuôi cá rô phi tại Việt Nam
Năm 1973, lồi cá rơ phi vằn (Oreochromis niloticus) đƣợc du nhập vào
Việt Nam từ Đài Loan và nuôi tập trung chủ yếu ở miền Nam. Sau năm 1975,
loài cá này đƣợc chuyển ra ngoài Bắc và đƣợc các tỉnh phía Bắc rất ƣa chuộng do
cá lớn nhanh, kích thƣớc lớn, đẻ thƣa và ít đẻ. Tuy nhiên, do trình độ quản lý, kĩ
thuật con giống cịn hạn chế làm lai tạp rô phi đen và rô phi vằn, làm đặc tính di
truyền của giống cá rơ phi vằn này bị thối hóa và giảm sản lƣợng đáng kể. Để
khơi phục tình trạng này, trong những năm 1994 -1997, Viện Nghiên cứu nuôi
trồng Thủy sản 1 (NCNTTS 1) đã nhập và thuần hóa 3 dịng cá rơ phi O.niloticus
từ Philippin và Thái Lan. Trong đó GIFT là dịng có sức sinh trƣởng tốt nhất, nó
đƣợc ni ở khắp nơi trên cả nƣớc đặc biệt là các tỉnh vùng đồng bằng sông
Hồng [8].
Từ những năm 90 trở lại đây, nghề nuôi cá rô phi ở Việt Nam đã phát triển
mạnh mẽ. Cá rơ phi là lồi cá dễ ni, ít dịch bệnh, thức ăn khơng địi hỏi chất
lƣợng cao, giá thành sản xuất thấp nên các quốc gia đang phát triển nhƣ Việt
6



Nam đặc biệt chú trọng phát triển ni lồi cá này. Thêm vào đó, thịt lồi cá này
có chất lƣợng thơm ngon, ít xƣơng dăm nên đƣợc ngƣời tiêu dùng ƣa chuộng.
Các nỗ lực nhằm phát triển nghề nuôi cá rô phi ở nƣớc ta trong thời gian qua đã
đạt đƣợc nhiều thành tựu khả quan nhƣ nghiên cứu cải thiện di truyền, quy trình
sản xuất giống và ni thƣơng phẩm.
Diện tích ni cá rơ phi của cả nƣớc ta là 22.340 ha chiếm 3% tổng diện
tích ni trồng thủy sản, trong đó ni nƣớc lợ, mặn là 2.068 ha, nuôi nƣớc ngọt
là 20.272 ha. Tổng sản lƣợng cá rô phi ƣớc tính đạt 54.486,8 tấn chiếm 9,08%
tổng sản lƣợng cá nuôi. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là
hai vùng nuôi cá rô phi chủ yếu ở Việt Nam, lần lƣợt chiếm 17,6% và 58,4%
tổng sản lƣợng cá rô phi của cả nƣớc. Ở Việt Nam, cá rơ phi đƣợc ni dƣới
nhiều hình thức khác nhau, trong năm 2005, sản lƣợng cá rô phi nuôi ở ao và
đầm đã đạt 37.931,8 tấn, nuôi trong lồng bè đạt 10.182 tấn. Tổng cục thủy sản đã
đƣa ra mục tiêu nuôi cá rô phi đến năm 2015 đạt sản lƣợng 200.000 tấn/năm,
trong đó sẽ giành 40% cho xuất khẩu, phần còn lại để tiêu thụ nội địa [6].
Năm 2018, sản xuất trên 1,2 tỉ cá rô phi bột, trên 500 triệu con giống, đáp
ứng khoảng 75% nhu cầu nuôi trồng. Diện tích ni cá rơ phi thƣơng phẩm đạt
khoảng 30.000 ha và trên 1,2 triệu m3 lồng nuôi, phát triển mạnh tại các tỉnh phía
Bắc nhƣ: Hải Dƣơng, Bắc Giang, Bắc Ninh, Phú Thọ, Hịa Bình, Hà Nội và một
số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Tại diễn đàn Tổng cục Thủy sản định hƣớng phát triển cá rô phi ở Việt
Nam thành ngành hàng sản phẩm chủ lực sản xuất gắn với thị trƣờng tiêu thụ,
có sức cạnh tranh cao. Hình thành các vùng nguyên liệu lớn ở các hồ chứa,
vùng nuôi tập trung (nuôi lồng ở sông và hồ chứa, thâm canh ở đồng bằng) gắn
với chế biến, tiêu thụ sản phẩm phát triển chuỗi giá trị hiệu quả, bền vững
ngành hàng đến năm 2030, vùng nuôi đạt 40.000 ha, 1,8 triệu m 3 lồng, sản
lƣợng đạt 400.000 tấn [9].


7


Hình 1.5 Khu hồ ni cá rơ phi bằng cơng nghệ lồng Nauy của Marvin group tại
Hịa Bình [10]
Kế hoạch sản xuất đến năm 2020, đạt chỉ tiêu nuôi thâm canh 20.000 ha,
năng suất 20-25 tấn/ha, sản lƣợng 400.000 - 500.000 tấn; nuôi bán thâm canh
10.000 ha, năng suất 10-15 tấn, sản lƣợng khoảng 100.000 - 150.000 tấn. Đặc
biệt, giá trị xuất khẩu cá rô phi ƣớc đạt 150 triệu USD, tạo việc làm cho 2 vạn lao
động trên cả nƣớc [9].
Nghìn tấn

Hình 1.6 Sản lượng thủy sản xuất khẩu trong 10 tháng đầu năm 2019 [6]

8


Năm 2019, với sản lƣợng 150.000 tấn, cá rô phi đang là mặt hàng xuất khẩu
đứng thứ 4 trong ngành thủy sản của cả nƣớc sau tôm, cá tra và nhuyễn thể. Với
đặc điểm dễ nuôi, cho năng suất cao, giàu dinh dƣỡng, tiềm năng phát triển mặt
hàng này còn rất lớn khi liên tục đƣợc các cấp ngành đại phƣơng, tổng cục thủy
sản quan tâm và chú trọng đầu tƣ phát triển.
1.2. Các chất NH3, NO2- sinh ra trong mơi trƣờng ao ni
1.2.1. Ammonia (NH3)
Ammonia có trong mơi trƣờng nƣớc ao nuôi tôm cá, đƣợc sinh ra từ các
quá trình vi khuẩn phân giải các hợp chất hữu cơ dƣ thừa, phân động vật thủy sản
và thức ăn dƣ thừa. Lƣợng chất thải do động vật thủy sản tiết ra môi trƣờng phụ
thuộc khá nhiều vào hàm lƣợng protien trong thức ăn của chúng.
Khi phân giải các hợp chất hữu cơ từ dạng ammonia, ammonium thành
nitrit, nitrate do các vi khuẩn hiếu khí, cần cung cấp oxi từ mơi trƣờng gọi là q

trình nitrate hóa. Trong điều kiện kị khí, q trình N2 đƣợc sản xuất từ nitrite gọi
là sự khử nitơ.
Sự cân bằng giữa NH3 và NH4+ phụ thuộc vào nhiệt độ và pH.
NH3

+ H2O = NH4+ + OH-

NH3 rất độc đối với cá. Có rất nhiều nghiêm cứu về sự ảnh hƣởng của
NH3 đến động vật thủy sản. Nồng độ NH 3 đến LD50 trong vòng 96 giờ đối với
một số loài cá nƣớc ngọt khác nhau là khác nhau cá heo Mỹ (Channel catfish):
1,5 – 3,1mg/lít; cá hƣơng nhiều màu nƣớc ngọt (Guppy fry): 1,2mg/lít; cá
vƣợc miệng rộng (Largemouth bass): 0,72-1,20 mg/lít; cá vƣợc sọc (Striped
bass): 1,10 mg/lít; cá hồi cầu vồng (Rainbow trount): 0,32 mg/lít; cá gai nƣớc
ngọt (Stickleback): 0,72 – 0,84 mg/lít; cá hồi dữ (Cutthroat trount): 0,43 –
0,66 mg/lít [11].
Tính độc của NH4+ thấp hơn NH3 khoảng 300 – 400 lần, nồng độ NH3
trong amoni tổng số phụ thuộc vào nhiệt độ và chỉ số pH của nƣớc.

9


1.2.2. Nitrite (NO2-)

Hình 1.7 Sơ đồ vịng tuần hồn của Nitơ [12]
Dƣới tác dụng của vi khuẩn nitrite hóa, NH3 chuyển thành NO2- và NO3là q trình nitrate hóa, q trình này xảy ra nhờ các vi khuẩn tự dƣỡng hiếu khí
Nitrosomonas, Nitrobacteria...
Cá hấp thu NO2- trong nƣớc qua đƣờng hô hấp xảy ra phản ứng:
Hb + NO2- = Met – Hb.
Trong phản ứng trên Fe2+ trong thành phần hồng cầu bị oxi hóa thành Fe3+
làm mất khả năng vận chuyển oxy. Máu của động vật thủy sản chứa Met – Hb

với lƣợng lớn sẽ chuyển thành màu nâu, nhiễm độc NO2- còn gọi là bệnh máu
nâu. Mức độ độc của NO2- đối với động vật thủy sản tùy thuộc vào độ mặn, pH,
kích cỡ vật ni, dinh dƣỡng, dịch bệnh và hàm lƣợng oxy hịa tan.
1.3. Tình hình dịch bệnh trên cá rơ phi.
1.3.1. Tình hình dịch bệnh trên cá rô phi
Cá rô phi đã đƣợc phát triển nuôi ở nhiều quốc gia với các hình thức ni
khác nhau, trong đó khá phổ biến loại hình ni cá rơ phi thâm canh với mật độ
cao, sản lƣợng lớn, làm tăng nguy cơ bùng phát bệnh dịch do chất lƣợng nƣớc
suy giảm. Shoemaker, năm 2008, đã ghi nhận cá rô phi thƣờng bị nhiễm một số
10


tác nhân gây bệnh nhƣ vi khuẩn, nấm hoặc kí sinh trùng. Đã có một số lồi vi
khuẩn đƣợc xác nhận đã từng gây bệnh cho cá rô phi nuôi nhƣ: Streptococcus
agalactiae,

S.inae,

Flavobacterium

columnare,

Aeromonas

hydrophila,

Edwardsiella tarda và một số ký sinh trùng thƣờng gây hại cho cá rô phi ở giai
đoạn cá con: trùng quả dƣa Ichthyophitirius multifillis, trùng bánh xe Tricodhina
spp và sán lá đơn chủ 18 móc Gyrodactylus niloticus [13].
Ngƣời ta đã phát hiện ra mƣời loài vi khuẩn gây bệnh trên cá rô phi gồm:

Arthrobacter sp; Enterococcus sp; Staphylococcus sp; Micrococcus sp;
Streptococcus sp; Aeromonas sp; Pseudomonas sp; Edwardsiella sp; Flexibacter
sp và Flavibacterium sp. Trong đó, nhiễm khuẩn Streptococcus agalactiae đang
là mối đe dọa lớn cho nghề chăn nuôi cá rô phi vì tỷ lệ nhiễm bệnh và tử vong
sau khi nhiễm bệnh là rất cao [14].
Liên cầu khuẩn gram (+) Streptococcus spp đã đƣợc xác nhận là tác nhân
gây cảm nhiễm hệ thống và gây viêm não ở cá rô phi và cá hồi nuôi tại Israel vào
năm 1986, sau đó bệnh này nhanh chóng lan rộng ra các quốc gia khác và gây ra
tổn thất lớn về kinh tế cho nghề nuôi cá rô phi ở các quốc gia này [15].
Các nghiên cứu đầu tiên về bệnh viêm não ở cá rô phi đã xác định tác
nhân gây ra bệnh này là loài cầu khuẩn Streptococcus shiloi và Streptococcus
difficile, sau đó 2 lồi vi khuẩn này đƣợc đổi tên thành S.iniae và S.agalactiae.
Trong thực tế, có nhiều tác nhân có thể gây chết cá rơ phi ni, trong đó liên cầu
khuẩn Streptococcus spp là tác nhân gây bệnh thƣờng gặp, đặc biệt hay xuất hiện
trong các trang trại nuôi cá rô phi thâm canh với mật độ cao, quản lý kém. Khi cá
rô phi bị cảm nhiễm cầu khuẩn Streptococcus spp, thƣờng bộc lộ các dấu hiệu
chính nhƣ: cá bệnh có dấu hiệu vận động khơng định hƣớng, mất thăng bằng, bơi
vòng, bơi xoắn, mắt bị lồi rất to và giác mạc bị đục, đôi khi kèm xuất huyết. Khi
giải phẫu bên trong nhận thấy xoang cơ thể của cá bệnh chứa nhiều dịch, gan, lá
lách và thận bị sƣng to. Năm 2000, tại một số hồ chứa của Malaysia đã ghi nhận
đƣợc hiện tƣợng cá rô phi nuôi lồng bị chết, kết quả thu mẫu đã phân lập đƣợc vi
khuẩn từ các nội quan nhƣ mắt, não, thận của cá bệnh. Trong đó, vi khuẩn
Streptococcus agalactiae chiếm 70 % tổng số các chủng vi khuẩn phân lập đƣợc
từ những mẫu cá bệnh [16].
Bệnh dịch Streptococcosis ở cá rô phi nuôi tại Thái Lan đã đƣợc quan sát
thấy trong lồng ni trên sơng Mekong tại thành phố Mukudahan, phía đông Bắc
11


Thái Lan vào tháng 5 năm 2001. Tỷ lệ cá chết do dịch bệnh vào khoảng 40 –

60% sau hai tuần xuất hiện bệnh lý. Dấu hiệu điển hình của cá bị bệnh là chƣớng
bụng, trong xoang bụng chứa dịch và hậu môn bị sƣng [17].
Trong năm 2002 và 2003, tại thành phố Lubuk Linggan, miền Nam
Sumatra, Indonesia cá rô phi nuôi lồng cũng đã xuất hiện hiện tƣợng cá bị chết
với dấu hiệu bệnh lý hai mắt đục, lồi và đổi màu. Vi khuẩn phân lập từ não và
các cơ quan khác của cá rô phi bị bệnh từ Thái Lan và Indonesia đã đƣợc xác
định là S.agalactiae và S.iniae [16]. Trong những năm qua, đã có nhiều đợt dịch
bệnh do nhiễm vi khuẩn Streptococcus agalactiae đã đƣợc ghi nhận ở các trang
trại nuôi cá rô phi ở khu vực châu Á [18] [19].
Từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2009 bệnh xuất huyết trên cá rô phi đã bùng
phát tại bốn tỉnh Guangdong, Guangxi, Hainan và Fujian, nơi nuôi cá rô phi chủ
yếu, chiếm tới 90% sản lƣợng nuôi đối tƣợng này tại Trung Quốc, gây ra thiệt hại
nặng nề cho ngƣời nông dân nuôi đối tƣợng này tại địa phƣơng [20].
Trong khi đó, Wongtavatchai và Maisak (2008) đã thông báo rằng, tại
Thái Lan, khi cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) bị bệnh xuất huyết, các
chủng vi khuẩn phân lập và định danh đƣợc chủ yếu là loài Streptococcus
agalactiae (112 chủng), tuy nhiên thỉnh thoảng cũng có gặp lồi Streptococcus
iniae phân lập từ cá rơ phi vằn (8 chủng) [20].
Nghiên cứu về dịch tễ học của bệnh xuất huyết trong 8 năm ở cá rô phi đã
thể hiện rằng, tần suất gặp loài Streptococcus agalactiae cảm nhiễm ở cá bị bệnh
chiếm 82%, trong khi đó lồi Streptococcus iniae chỉ có 18%, trong tổng số 500
chủng phân lập từ 13 nƣớc thuộc châu Á và châu Mỹ La Tinh (Sheehan và ctv,
2009). Trên cá rô phi đỏ (Oreochromis sp), các kết quả đã nghiên cứu đều kết
luận rằng, tác nhân chính gây bệnh Streptococcosis ở lồi cá này là Streptococcus
agalactiae [21] [22] [23].
Nghiên cứu về sự phân bố của tác nhân gây bệnh Streptococcosis trên cá
rô phi đã chứng tỏ rằng, vi khuẩn Streptococcus iniae và Streptococcus
agalactiae có thể tồn tại ngồi mơi trƣờng quanh năm. Vi khuẩn này có thể phân
lập đƣợc từ đất, từ các chất hữu cơ lắng tụ hoặc từ chất nhầy của những con cá
bệnh. Ngồi ra, vi khuẩn Streptococcus spp có thể đƣợc thải ra môi trƣờng từ


12


những con cá bị bệnh hoặc đã khỏi bệnh. Do vi khuẩn này thích hợp với điều
kiện nhiệt độ cao nên mùa đơng ít khi phân lập đƣợc các lồi vi khuẩn này [24].
Cá rơ phi ni có thể bị cảm nhiễm nhiều loại tác nhân khác nhau, nhƣng
mỗi loại tác nhân lại thƣờng bùng phát ở các giai đoạn phát triển khác nhau trong
chu kỳ sản xuất giống và ni thƣơng phẩm của cá rơ phi. Trong đó bệnh
Streptococcosis thƣờng xuất hiện khi cá nuôi đạt khối lƣợng ≥ 100g đến 1kg, do
vậy với tỷ lệ chết tích lũy của bệnh này có thể gây ra tới 70%, tác hại của bệnh
này lên cá nuôi là rất lớn [25].
1.3.2. Tình hình dịch bệnh xuất huyết trên cá rơ phi do Streptococcus
agalactiae gây ra tại Việt Nam
Cá rô phi là lồi có sức đề kháng cao hơn so với các lồi cá khác, tuy
nhiên với mơ hình ni thâm canh, mật độ cao, đầu tƣ thức ăn lớn, nên cũng dễ
làm phát sinh dịch bệnh.
Xuất huyết là một bệnh thƣờng gặp trong hệ thống nuôi cá thâm canh và
gây thiệt hại lớn về kinh tế cho ngƣời nuôi. Trong những năm gần đây, nuôi cá rô
phi nuôi thâm canh ở Hải Phòng thƣờng xuất hiện bệnh xuất huyết do vi khuẩn
Streptococcus agalactiae gây ra. Qua nghiên cứu cho thấy, ở Hải Phịng bệnh
xuất huyết trên cá rơ phi ni thƣờng bùng phát vào mùa hè hoặc hè thu khi nhiệt
độ nƣớc ≥ 300C. Năm 2009-2010, đã xảy ra dịch bệnh gây chết hàng loạt cá rô
phi nuôi thƣơng phẩm (tới 90-100% trong ao), tại một số tỉnh phía Bắc Việt Nam
nhƣ Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dƣơng, Bắc Ninh, Quảng Ninh và Hà Giang. Đây
đƣợc coi là đợt dịch lớn nhất kể từ trƣớc đến nay đối với nghề nuôi cá rô phi ở
nƣớc ta và những nghiên cứu bƣớc đầu đã xác định rằng, đây là bệnh xuất huyết
do liên cầu khuẩn Gram (+), Streptococcus spp gây ra [26].
Đồng Thanh Hà và cộng sự, năm 2010, đã công bố những nghiên cứu sâu
hơn về bệnh này ở cá rô phi nuôi ở Việt Nam nhƣ những quan sát ở mức siêu hiển

vi đối với vi khuẩn Streptococcus spp và dựa trên các đặc điểm sinh vật, hóa học
để xác định rằng liên cầu khuẩn gây bệnh ở cá rô phi chính là lồi S. agalactiae.
Ngồi ra, một số đặc điểm sinh hóa của chủng vi khuẩn này cũng đã đƣợc cơng bố:
lồi S.agalactiae phân lập từ cá rơ phi ni ở Việt Nam có khả năng phát triển ở độ
mặn 30 – 35‰, ở nhiệt độ 370C và ở pH = 12 có thể ức chế và tiêu diệt vi khuẩn
này. Những nghiên cứu này đã cảnh báo khả năng vi khuẩn này có thể lây lan và
gây tác hại cho các lồi cá ni nƣớc mặn và cả con ngƣời [27].
13


Dấu hiệu của bệnh xuất huyết ở cá rô phi ni ở phía Bắc Việt Nam cũng đã
đƣợc một số tác giả mô tả khá rõ ràng: dấu hiệu đầu tiên là cá yếu bơi lờ đờ, kém ăn
hoặc bỏ ăn, hậu môn, gốc vây chuyển màu đỏ, mắt, mang, cơ quan nội tạng và cơ
xuất huyết, thận, gan, lá lách mềm nhũn. Đặc biệt, cá bệnh thƣờng bơi vòng hoặc
bơi xoắn, khơng định hƣớng, mắt đục với trịng mắt lồi ra ngoài [26] [27].
Một số đặc điểm dịch tễ của cá rô phi cũng đã đƣợc đề cập đến trong các
công bố gần đây: Bệnh xuất huyết ở cá rô phi thƣờng xảy ra vào mùa hè, đặc biệt
khi nhiệt độ nƣớc cao, mùa đông và mùa xuân, mật độ vi khuẩn thƣờng thấp và
không đủ ngƣỡng gây bệnh [26].
Tại hai tỉnh An Giang và Vĩnh Long, bệnh thƣờng xuất hiện trong các ao
nuôi thâm canh, chủng vi khuẩn Streptococcus spp có tần suất từ 95 – 100% vào
mùa khô (tháng 1) và vào giai đoạn giao mùa (tháng 5, tháng 11) [26]. Khi diện
tích ni cá rơ phi thâm canh đƣợc mở rộng, ngƣời nuôi cá rô phi đã phải đối mặt
với nhiều loại dịch bệnh khác nhau, dịch bệnh có thể bùng phát gây chết cá hàng
loạt, ảnh hƣởng không nhỏ tới năng suất, sản lƣợng và hiệu quả kinh tế của nghề
này. Qua nghiên cứu, đã chỉ ra rằng các bệnh thƣờng gặp ở cá rô phi ni thƣơng
phẩm ở Hải Phịng gồm: Các bệnh do vi khuẩn, nấm, hoặc ký sinh trùng, trong đó
bệnh streptococcosis do liên cầu khuẩn gram (+) Streptococcus agalactiae, đã gây
thiệt hại lớn cho nghề nuôi cá rô phi và nghề ni cá nƣớc ngọt ở địa phƣơng [28].
Theo khóa phân loại của Bergey, vi khuẩn Streptococcus agalactiae đƣợc

phân loại nhƣ sau:
Giới: Bacteria
Ngành: Frimicutes
Lớp: Bacilli
Bộ: Lactobacillales
Họ: Streptococcaceae
Chi: Streptoccocus
Loài: Sreptoccocus agalactiae
Là liên cầu khuẩn, gram dƣơng, có dung huyết β [29].

14


Hình 1.8 Dung huyết β của khuẩn lạc Streptococcus agalactiae, blood agar 18h
ở 36°C [29]
Các triệu chứng mắt lồi, xuất huyết, trƣớng bụng, cá bơi lờ đờ cũng đƣợc
mô tả ở nhiều loài cá bị nhiễm Streptococcus sp trong các nghiên cứu trƣớc đó
[30] [31] [32].

Cá bơi lờ đờ

Bụng trƣớng to và xuất huyết

Mắt bị lồi, đục

Nội tạng xuất huyết

Hình 1.9 Dấu hiệu bệnh lý của cá nhiễm bệnh xuất huyết do S.aglactiae

15



1.3.3. Thực trạng việc sử dụng các phương pháp phòng và điều trị bệnh
xuất huyết trên cá rô phi do Streptoccus agalactiae gây ra
Ngày nay, trong chăn nuôi cá rô phi thƣơng phẩm, ngồi việc kiểm sốt
chất lƣợng nƣớc ni, thì việc đối phó với bệnh xuất huyết do vi khuẩn
Streptococcus spp gây ra cũng vô cùng cấp bách. Để kiểm soát dịch bệnh,
phƣơng pháp truyền thống thƣờng dùng là hóa chất, kháng sinh, giảm cho ăn...
Tuy nhiên, các hóa chất diệt khuẩn nhƣ Chlorin ngoài việc làm tăng
mật độ Vibrio sau khi sử dụng, các dẫn xuất của nó nhƣ Chloroform,
Bromodichloromethane, Dibromodichloromethane và Bromoform còn là
những chất gây đột biến gen và ung thƣ [33].
Giảm cho ăn: Trong thời gian dịch bệnh bùng phát ở giai đoạn cấp tính
nên giảm một phần thức ăn hoặc giảm hoàn toàn thức ăn có thể giúp kiểm sốt và
giảm tỷ lệ tử vong. Một trong những giả thuyết giải thích cho việc này là vi
khuẩn có mặt trong nƣớc và xâm nhập thuận lợi vào cơ thể theo đƣờng thức ăn.
Giảm mật độ ni: Khi tỷ lệ tử vong tăng thì việc giảm mật độ nuôi sẽ giúp
giảm bớt đi sự căng thẳng và sự chuyển tải của mầm bệnh trong đàn cá. Ln giữ
mức oxy hồ tan ở mức tối ƣu bằng cách sử dụng quạt nƣớc thƣờng xuyên.
Giảm nhiệt độ của nƣớc: Khi nhiệt độ nƣớc cao dễ tạo căng thẳng cho cá
và là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Vì vậy, việc hạ thấp nhiệt độ
nƣớc có thể đƣợc thực hiện trong hệ thống ni nƣớc tuần hồn nơi mà nhiệt độ
nƣớc đƣợc kiểm sốt. Đối với những ao ni có kích thƣớc nhỏ có thể dùng lƣới
che nắng để giảm bớt nhiệt độ nƣớc. Sử dụng máy quạt nƣớc vào ban đêm cũng
là cách làm giảm nhiệt độ nƣớc và tăng lƣợng oxy.
Điều trị bằng kháng sinh: Kháng sinh chỉ có thể điều trị bệnh ở giai đoạn
sớm của bệnh (mới bị bệnh). Tuy nhiên trong hầu hết các trƣờng hợp cho cá ăn
kháng sinh không hiệu quả bởi cá bị nhiễm bệnh sẽ chán ăn, giảm ăn. Hơn nữa
những ngƣời nuôi cá cho biết thuốc kháng sinh chỉ có thể làm giảm tỷ lệ tử vong
trong thời gian sử dụng và khi thuốc kháng sinh đã hết thì tỷ lệ chết lại tăng trở

lại. Tuy nhiên việc sử dụng kháng sinh cần đƣợc chú ý vì sử dụng kháng sinh
liên tục với liều lƣợng cao dần sẽ gây ra hiện tƣợng kháng thuốc của vi khuẩn và
ảnh hƣởng đến dƣ lƣợng kháng sinh tồn dƣ trong thịt cá.

16


×