Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

a a mở đầu 1 lý do chọn đề tài mục tiêu của chương trình ngữ văn lớp 6 nói riêng chương trình ngữ văn thcs nói chung là góp phần đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu cnh –

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.62 KB, 33 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>A. MỞ ĐẦU</b>


<b>1. Lý do chọn đề tài:</b>


Mục tiêu của chương trình Ngữ văn lớp 6 nói riêng, chương trình Ngữ văn
THCS nói chung là góp phần đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu CNH –
HĐH đất nước nhằm mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh mà Đảng ta đã đề ra. Hướng tới việc tạo ra những công dân có vốn
kiến thức hiện đại có những kĩ năng đáp ứng yêu cầu cao, có đủ phẩm chất đạo
đức tốt, có phẩm chất tốt, có lối sống lành mạnh và văn hóa. Để thực hiện mục
tiêu đó. Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn theo chương trình, SGK
THCS mới là một yêu cầu bức thiết chứ không chờ đợi đến khi nào có đầy đủ
điều kiện mới vận dụng một cách đầy đủ.


Ngoài ra để việc giảng dạy ở trường THCS đạt hiệu quả cao. Chúng tôi
luôn xem việc nghiên cứu chương trình nội dung SGK lớp 6 là một việc làm
thiết thực.


Thứ nhất: chúng tôi có điều kiện tiếp cận trực tiếp qua chuyến thực tập và
từ đó biết được những khó khăn, biết được những cái hợp lí của chương trình
SGK để có những bước chuẩn bị trước khi ra trường trức tiếp giảng dạy.


Thứ hai: chúng tôi có điều kiện tiếp cận thực tế qua chuyến thực tập và
biết được những khó khăn mà giáo viên phổ thông đang đối mặt, để từ đó chúng
tôi có kế hoạch bồi dưỡng ngay từ khi ngồi trên trường Sư phạm.


Với những vấn đề trên, chúng tôi chọn đề tài này nhằm nắm bắt kịp thời
những đổi mới của chương trình trong SGK từ đó tạo điều kiện tốt nhất cho các
em phát huy hết khả năng của mình trong học tập.


<b>2. Mục đích nghiên cứu:</b>



- Nghiên cứu nội dung chương trình SGK Ngữ văn 6 và PPDH môn Ngữ
văn 6 ở trường THCS.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

chương trình SGK Ngữ văn 6 để làm cơ sở cho việc giảng dạy sau này, giúp
chúng tôi có thêm một số kinh nghiệm trong việc tìm hiểu chương trình cũng
như việc đổi mới PPDH ở trường THCS.


<b>3. Đối tượng nghiên cứu:</b>
<i><b>3.1. Đối tượng nghiên cứu:</b></i>


- Chúng tôi nghiên cứu nội dung chương trình SGK ngữ văn 6.


- Chúng tôi tìm hiểu tiến trình đổi mới PPDH môn Ngữ văn 6 ở trường
THCS.


<i><b>3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:</b></i>


Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài này là khảo sát tìm hiểu chương trình
SGK lớp 6 và PPDH chương trình ngữ văn trường THCS. Qua đó, chúng tôi
hiểu và vận dụng vào việc dạy học ở trường THCS và đề ra được vài giải pháp
có tính thiết thực, có thể vận dụng vào việc rèn luyện và bồi dưỡng cho bản thân.


<b>4. Phạm vi nghiên cứu:</b>


Đề tài này chúng tôi chỉ chú ý đến nghiên cứu nội dung chương trình SGK
Ngữ văn lớp 6 ở trường THCS, các trường hợp khác không nằm trong phạm vi
nghiên cứu của đề tài này.


<b>5. phương pháp nghiên cứu:</b>



- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: nghiên cứu những tài liệu về chương
trình SGK môn Ngữ văn ở trường THCS và những tài liệu khác có liên quan…
nhằm để triển khai nghiên cứu thực tiễn cũng như để phân tích lý giải kết quả
thu được.


- Phương pháp thực hành ứng dụng; chúng tôi soạn giảng một số tiết Văn
học, Tiếng Việt, Tập làm văn lớp 6 theo phương pháp hiện nay.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Phương pháp quan sát: dự giờ dạy học Ngữ văn của GV ở trường THCS
An Hiệp và dạy một số tiết theo yêu cầu của đề tài này.


<b>6. Kế hoạch nghiên cứu: </b>


Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này trong thời gian từ 18/02/2008
đến 4/04/2008.


<b>B. NỘI DUNG CHÍNH</b>



<b>CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH SÁCH </b>
<b>GIÁO KHOA NGỮ VĂN LỚP 6</b>


<b>1. Phần văn học:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i><b>1.1.1. Thời lượng</b></i>


- Học kì I: 20 tiết, mỗi tuần học 1 tiết ( trừ tuần 2, 14, 18, dạy cụm truyện
ngụ ngôn, ôn tập truyện dân gian, chương trình Ngữ văn địa phương ).


- Học kì II: 28 tiết, mỗi tuần 2 tiết, trừ các tuần 20, 22, 27, 30, 31, 43 mỗi
tuần chỉ có một tiết.



<i><b>1.2.1. Nội dung</b></i>


<i>1.1.2.1. Tác phẩm tự sự</i><b>:</b>


TPTS là loại tác phẩm chính được dạy trong chương trình lớp 6,được sắp
xếp theo các cụm từ bài dựa vào thể loại và xắp xếp theo lịch sử văn học.


a.<i>Truyện dân gian:</i>


- Truyền thuyết: gồm 5 truyện, dạy trong 5 tiết ở trong các tuần 1, 2, 3, 4 (
Con rồng cháu tiên, Bánh Chưng bánh Dày, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thuỷ Tinh,
Sự tích Hồ Gươm).


- Cổ tích: gồm 5 truyện, dạy trong 5 tiết ở các tuần 5, 6, 7, 8, 9 ( Sọ Dừa
Thạch Sanh, Em bé thông minh,Cây bút thần, Ông lão đánh cá và con cá vàng).


- Ngụ ngôn: gồm 4 truyện dạy trong 3 tiết ở trong các tuần 10, 11 ( Ếch
ngồi đáy giếng, Thấy bói xem voi, Đeo nhạc cho mèo, Chân, tay, mắt, miệng).


- Truyện cười: gồm 2 truyện dạy trong 1 tiết tuần 12 (Treo biển ,Lợn cưới
áo mới).


-Ôn tập truyện dân gian: gồm 2 tiết ở tuần 13.


<i> b.Truyện trung đại:</i>


Gồm 3 truyện dạy trong 3 tiết ở các tuần 14, 15, 16 (Con hổ có nghĩa,
Mẹ hiền dạy con, Thầy th́c giỏi cớt ở tấm lịng).



<i> c.Truyện kí hiện đại:</i>


- Trụn: gờm 4 trụn dạy trong 10 tiết ở các tuần 18, 19, 20, 21 (Bài học
đường đời đầu tiên, Bức tranh của em gái tôi, Vựơt thác, Buổi học cuối cùng).


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

-Kí: gồm 4 văn bản dạy trong 8 tiết ở các tuần 24, 25, 26, 27(Cơ Tơ, Cây
tre, Lịng u nước, Lao xao).


<i><b>1.1.2.2. Văn bản nhật dụng: Gồm 3 văn bản, dạy trong 6 tiết ở các tuần </b></i>
29, 30, 31(Cấu Long Biên-chứng nhân lịch sử, Bức thư thủ lĩnh của người da đỏ,
Động Phong Nha).


<i><b>1.2.3 Chương trình ngữ văn địa phương : gồm 4 tiết dạy trong các tuần </b></i>
17 (học kì I) và 33 (học kì II) chung với Tập làm văn.


Ngoài ra chương trình cịn giành mợt sớ tiết để ôn tập, cho kiểm tra tổng
hợp cuối năm (tuần 32).


<b>1.3. NHẬN XÉT:</b>


So với chương trình chỉnh lí năm 1995 chương trình Ngữ văn 6 mới có
những ưu nhược điểm sau:


- Chương trình chỉnh lí năm 1995 cấu trúc nội dung theo lịch sử văn học,
bao gồm các cụm văn học dân gian, văn học hiện đại, văn học nước ngoài. Học
kì I học cả 3 cụm trên còn học kì II chỉ học 2 cụm: văn học hiện đại và văn học
nước ngoài, văn học dân gian cũng được sắp xếp theo cụm thể loại thần thoại,
truyền thuyết, cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười được chuyển sang đầu lớp 7,
văn học nước ngoài chọn cả văn học dân gian, văn học hiện đại. Văn học hiện
đại và văn học nước ngoài điều chọn cả tác phẩm tự sự và tác phẩm trữ tình. Ưu


điểm của chương trình chỉnh lí là giúp học sinh nắm hệ thống tác phẩm theo lịch
sử văn học, giàu tính chất văn chương. Nhược điểm của nó là còn nặng tính chất
lí thuyết (1 tiết khái quát về văn học dân gian, 1 tiết ôn tập theo cụm thể loại
VHDG). Chương trình xây dựng độc lập nên không hổ trợ cho việc dạy Tập làm
văn (văn tả cảnh, phát biểu cảm nghĩ) các văn bản thơ, truyện cũng không được
dùng làm ngữ liệu cho việc dạy các kiến thức Tiếng Việt nên hai phân môn
không có sự tác động tương hổ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

lực cho vệc rèn luyện kĩ năng phân tích và tạo lập văn bản tự sự, văn bản nhật
dụng trong chương trình Tập làm văn 6. Đồng thời, các văn bản và chú thích là
những ngữ liệu rất tốt cho việc dạy các tri thức Việt ngữ trong chương trình dạy
Tiếng việt. Tuy nhiên do yêu cầu cấu trúc theo loại thể nên chưong trình Ngữ
Văn 6 chỉ có 2 tác phẩm thơ có yếu tố tự sự nên hơi giảm chất văn, có thể làm
giảm thú học văn của một số học sinh yêu thích tác phẩm trữ tình hơn tự sự.
Theo ý kiến riêng của chúng tôi, để đáp ứng yêu cầu trên của học sinh, nên chọn
thêm một số bài học thêm thuộc thể loại trữ tình có đề tài gần gủi với hệ thống
thể loại đã chọn( Ví dụ:Chọn bài thơ “truyện cổ nước mình” dùng để đọc thêm
sau các truyện dân gian..).


<b>2. PHÂN MƠN TIẾNG VIỆT</b>
<i><b>2.1. Nợi dung chương trình</b></i>


<i>2.1.1.Thời lượng </i>


* Chương trình hiện hành:


Tổng số tiết 67 tiết/năm, phân riêng cho từng phân môn Từ ngữ và ngữ
pháp.


Kì I: 34 tiết. Từ ngữ 17 tiết, Ngữ pháp 17 tiết.


Kì II: 32 tiết. Từ ngữ 16 tiết, Ngữ pháp 16 tiết.
* Chương trình đổi mới:


Tổng số tiết 35 tiết/năm, phân chung trong phân môn Tiếng Việt, không
tách riêng thành Từ ngữ và Ngữ pháp.


Học kì 1: 18 tiêt.
Học kì 2: 17 tiết.


Nhìn chung so với chương trình hiện hành, số giờ học Tiếng Việt trong
chương trình SGK đổi mới rút xuống ít hơn.


<i><b>2.1.2. Nội dung:</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

+ Từ và cấu tạo từ(từ đơn,từ phức, từ láy, nghĩa của từ láy, từ ghép Hán -
Việt).


+ Nghĩa của từ, từ đống âm, đồng nghĩa, trái nghĩa, yếu tố Hán – Việt…),
mở rộng vốn từ Hán – Việt.


+ So sánh, nhân hóa, điệp ngữ.


+ Các vấn đề khác (từ Hán Việt, chữa lỗi dùng từ).
- Ngữ pháp gồm:


+ Phân loại câu theo mục đích nói.
+ Câu đơn hai thành phần.


+ Câu đặc biệt.
+ Câu tỉnh lược.



+ Từ loại ( danh từ, động từ, tính từ ).
+ Danh từ bổ ngữ. Cụm danh từ.
+ Động từ và bổ ngữ cụm động từ.
+ Tính từ và bổ ngữ cụm tính từ.
+ Phần hơ đáp, phần phụ chú.
+ Ơn tập.


* Chương trình đổi mới:
- Cụm bài về từ.


+ Từ và cấu tạo từ ( từ đơn, từ phức ).


+ Các lớp từ ( từ thuần Việt và từ vay mượn.


+ Từ loại ( Danh từ và cụm danh từ, Số từ, Lượng từ, Chỉ từ, Động từ và
cụm động từ ).


+ Các vấn đề khác ( từ Hán – Việt, chữa lỗi dúng từ ).
- Cụm bài về câu:


+ Thành phần chính của câu (thành phần chính và thành phần phụ của câu,
chủ ngữ và vị ngữ).


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

+ Chữa lỗi về vị ngữ và chủ ngữ (câu thiếu chủ ngữ, vị ngữ, câu thể hiện
sai mối quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ với vị ngữ).


- Dấu câu ( dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu chấm phẩy ).
- Cụm bài về tu từ :



+ So sánh.
+ Hoán dụ.
+ Ẩn dụ.
+ Nhân hoá.


- Theo nội dung trên đối vời chương trình hiện hành và chương trình đổi
mới có sự chênh lệch rất nhiều vì trong chương trình đã giảm số tiết so vói
chương trĩnh hiện hành. Nhưng mục tiêu chung là làm cho HS tiếp nhận được
một cách dễ dàng phù hợp với yêu cầu của HS.


- Kiến thức Tiếng Việt thường được trình bày theo hướng quy nạp. Từ ví
dụ cụ thể được Hs rút ra kết luận và từ đó HS sẽ luyện tập bằng hệ thống câu hỏi
bài tập, và thường đặt ra các ví dụ cụ thể : chữa lỗi từ để HS tiếp nhận được một
cách nhanh chóng, dể hiểu.


- Ở chương trình SGK lần này, do tính tích hợp nên có sự thay đổi trong
cách biên soạn. Cuụ thể sự thay đổi đó là :


+ Bám sát văn bản chung để khai thác và rèn luyện, học tập. Một mặt
cung cấp tri thức Tiếng Việt, mặt khác làm sáng tỏ hơn cho việc đọc hiểu văn
bản của giờ văn.


+ Mức độ kiến thức và cách trình bày hết sức rõ ràng, tinh giản, nhẹ
nhàng, dễ hiểu.


+ Tăng cường luyện tập, thực hành bằng hệ thống bài tập – câu hỏi.
<b>3. PHÂN MƠN TẬP LÀM VĂN</b>


<i><b>3.1. Nợi dung chương trình</b></i>



<i>3.1.1. Thời lượng :</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

- Văn bản trần thuật.


+ Các nội dung chính : Tìm hiểu chung về văn trần thuật.


+ Các hình thức luyện tập : Trần thuật miệng, Trần thuật viết, dựng đoạn...
- Văn miểu tả.


+ Tìm hiểu chung về văn bản miêu tả.


+ Các hình thức luyện tập. Tìm hiểu đề, tập quan sát, tìm ý, Tập làm dàn
bài, dựng đoạn, viết bài...


- Văn bản cảm nghĩ.


+ Tìm hiểu chung về văn bản cảm nghĩ.


+ Các hình thức luyện tập : Tập nói về phát biểu cảm nghĩ, bài viết về
phát biểu cảm nghĩ.


- Văn viết thức.
+ tìm hiểu chung.


+ Các hình thức luyện tập : Tập làm dàn ý, tập viết bài văn viết thư.
* Chương trình đổi mới.


SGK Ngữ văn 6 lần này chỉ tập trung chủ yếu vào hai kiểu bài : Tự sự và
miêu tả.



<i>3.1.2.1. Về kiểu văn bản tự sự</i>


- Khái niệm văn bản tự sự.


- Các nội dung chính : tìm hiểu chung ; sự việc và nhân vật trong bài tữ
sự ; Lời văn, đoạn văn tự sự ; Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự ; Thứ tự kể...


- Các hình thức luyện tập : luyện nói ( kể chuyện ) ; Luyện viết ( kể lạ
chuyện cổ đã học ; kể chuyện đời thường ; Kể chuyện sáng tạo ; Thi kể chuyện...


<i>3.1.2.2. Về kiểu văn bản miêu tả.</i>


- Khái niệm văn bản miêu tả.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

- Các hình thức luyện tập, luyện nói, luyện viết ( viet61 bai2 ta3 canh3 ;
viết bài tả người ; viết bài miêu tả sáng tạo ; viết bài văn kết hợp kể chuyện và
miêu tả ) . Tập làm thơ 4 chữ và 5 chữ có sữ dụng các yếu tố kễ và miêu tả.


<i>3.1.2.3. Văn bản điều hành</i>


Tập viết đơn ( khi nào phải viết đơn, các loại đơn, các loại đơn, cách viết
đơn, lỗi về đơn từ và cách khắc phục ).


<i><b>3.2. Nhận xét</b></i>


So sánh nội dung chương trình Tập làm văn lớp 6 hiện hành và Tập làm
văn 6 đổi mới ta thấy được một số điểm giống và khác nhau như sau :


- Giống nhau :



+ Một số văn bản được kế thừa một số văn bản đã học trong chương trình
( miêu tả, tự sự...). Kế thừa cả phương pháp và kĩ năng làm cho GV không lúng
túng trong tiết dạy.


+ Chương trình chú trọng kĩ năng thực hành, luyện tập.
- Điểm khác :


+ Văn bản phát biểu cảm nghĩ là kiểu bài khó chưa đưa vào chương trình
Tập làm văn đổi mới.


+ Quy trình dạy các kiểu bài ở chương trình hiện hành cơ bản giống nhau
tạo ra một cảm giác đơn điệu, nhằm chuẩn trong quá trình thực hành luyện tập.
Chương trình đổi mới đã khắc phục nhược điểm này trong từng tiết học của từng
kiểu bài, chú ý rèn luyện đa dạng các kĩ năng hơn.


- Chương trình đổi mới đưa thêm nội dung tập làm thơ 4 chữ, 5 chũ cho
HS với mục tiêu làm cho Hs nắm chắc hơn đặc điểm của thể loại thơ 4 chũ, 5
chữ trong các văn bản các em đã học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

yếu là văn bản ngắn và gần gũi với yêu cầu tập làm văn của các em. Các câu hỏi
gợi mở cho HS tìm hiểu văn bản, tiến đến thực hành nói và viết. Cách ra đề
trong Tập làm văn trong cuốn sách này cũng có phần đổi mới, tính khái quát cao
hơn, kiểu loại cũng đa dạng hơn.


<i><b>3.2. Nhận xét.</b></i>


Trong SGK lớp 6, phần văn bản tự sự được soạn súc tích hơn. Tuy không
đặt riêng kiẻu bài trần thuật mà nội dung rèn luyện kĩ năng kể lại những kiểu văn
bản tự sự đã sử dụng các hình thức luyện tập tóm tắc và kể lại. Các văn bản tự sự
và miêu tả được bố trí nhiều giờ hơn, gần như cả một học kì cho một kiểu văn


bản, do vậy mà cơ hội học và luyện tập được kĩ càng hơn. Việc đưa bài văn tự sự
( kể chuyện ) trước khi học ở lớp 7 này chuyển xuống học ở lớp 6. Thoạt nhìn có
cảm giác khó cho lớp 6 trước đây cũng đã học kiểu bài trần thuật. Do vậy, không
quá sức đối với HS.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>CHƯƠNG 2 : ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN NGỮ</b>
<b>VĂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ.</b>


<b>1. Phương pháp dạy học</b>
<b>1.1.Định hướng cơ bản :</b>


Đề cao vai trị chủ đợng tích cực của học sinh trong hoạt động nhận thức
và ứng dụng các kiến thức kĩ năng văn học. Giáo viên khơng cịn là người chỉ
biết truyền thụ kiến thức, kĩ năng văn học cho học cho học sinh mà có cả vai trị
tở chức, hướng dẫn cho học sinh tìm tịi, khám phá để hiểu, cảm vận dụng các
kiến thức kĩ năng văn học đúng hướng, đúng cách tránh suy diễn, phỏng đoán
hay nhắc lại. Học sinh sẽ được hiểu, cảm cái hay cái đẹp của tác phẩm văn học,
bọc lộ sự hiểu, cảm ấy bằng ngôn ngữ và tình cảm của lứa tuổi mình ; các kỹ
năng đọc, phân tích, bình giá, diễn đạt bằng ngôn ngữ nói, viết sẽ được hình
thành chắc chắn và bền vững.


<i><b>1.2. Cơ sở của việc đổi mới PPDH văn.</b></i>


-Căn cứ vào mục tiêu của chương trình môn văn THCS.
-Căn cứ vào đặc trưng của môn văn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<i><b>1.3. Những biểu hiện tích cực của đổi mới PPDH văn ở THCS.</b></i>


Trong tiếp nhận và cảm thụ kiến thức văn học : tình trạng chung của việc
dạy học văn ở THCS hiện nay là : Học sinh tiếp nhận và cảm thụ kiến thức văn


học phải qua một khâu trung gian là giáo viên. Theo tinh thần đởi mới, vai trị
trung gian của giáo viên cần giảm đến tối thiểu. Mối quan hệ giữa tác phẩm văn
học(TPVH), giáo viên(GV), học sinh (HS)cần thay đổi theo mô hình sau :


TPVH ... HS (chủ động trực tiếp)


Giáo Viên (tổ chức, hướng dẫn)


Với vai trị tở chức hướng dẫn, giáo viên phải huy đợng linh hoạt tài
năng nghệ thuật sư phạm để các hoạt động học tập văn học của học sinh được
tích cực ở mức tối đa, đạt hiệu quả cao nhất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

Sự vận dụng một số PPDH văn ở THCS :


- Phương pháp dọc diễn cảm được chú trọng khai thác trong các giai đoạn
tiếp xúc ban đầu với tác phẩm nhằm tạo ấn tượng và hứng thú tích cực. Nó
không chỉ là hoạt đông thuần túy đọc mẫu của GV mà còn là sự đọc có vận động
của tư duy, tình cảm HS để các em có thể nhập vai, tái tạo lại hình tượng văn
học, nắm được cốt truyện và chủ đề tư tưởng của tác phẩm.


- Phương pháp thuyết giảng, bình giảng vẫn giữ một vị trí quan trọng
trong đổi mới phương pháp dạy học văn ở trường THCS. Phương pháp này có
thể khắc phục được khả năng tư duy khái quát, tổng hợp của HS THCS với mặt
dày tri thức, chiều sâu cảm xúc, GV có thể cung cấp cho HS những tri thức, kĩ
năng mà bản thân HS không thể tự khám phá, tìm hiểu được. Phương pháp này
cũng đảm bảo cho việctruyền thụ những thông tin văn học cần thiết trong một
thời lượng cho phép của một giờ lên lớp, nhất là đối tượng HS yếu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

động tích cực của trí lực HS. Điều khó khăn đối với GV là khi vận dụng phương
pháp nêu vấn đề, giờ học có thể bị trầm lắng xuống và ồn ào, khó chủ động về


thời gian. Vì vậy, GV phải có sự chuẩn bị công phu, nắm được các diễn biến tình
cảm qua sự bộc lộ của HS, vận dụng linh hoạt các biện pháp sư phạm để vận
dụng, điều hành các hoạt động dạy và học văn.


<i><b>1.1.4. Những yêu cầu đặt ra đối với GV văn ở trường THCS theo tinh </b></i>
<i><b>thần đổi mới PPDH.</b></i>


- GV phải nắm chắc nội dung bài giảng và những vấn đề có liên quan đến
tác giả, tác phẩm. GV khi lên lớp phải thực sự hiểu, rung động với tác phẩm mà
mình sẽ dạy chứ không phải là hiểu biết, cảm nhận, cập nhật từ các tài liệu và
sách hướng dẫn mà GV đã học. Tầm kiến thức của GV phải cao hơn những gì
mà SGK có, những vấn đề đặt ra trong bài học lại không thoát ly những yêu cầu
cơ bản của bài học.


- GV phải có những kĩ năng sư phạm để có thể vận dụng linh hoạt các
phương pháp biện pháp dạy học để hướng dẫn HS trong quá trình học tập có
hiệu quả.


Theo định hướng đổi mới PPDH, quy trình giờ văn khơng gị bó cứng
nhắc mà dnh2 cho GV môt khoảng trống sáng tạo trong việc vận dụng các
PPDH. Tương ứng với các nội dung văn học được khai thác trong giờ học, GV
phải định ra được một hệ thống các thao tác sư phạm để dẫn dắt HS chiếm lĩnh
tác phẩm một cách có hứng thú.


- GV phải biết nghe thông tin từ phía HS để điều chỉnh cách dạy và uốn
nắn quá trình tiếp nhận, cảm thụ đi đúng hướng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

1.2. Thực trạng dạy học Ngữ văn ở trường THCS hiện nay.
1.2.1. Về phía GV :



Việc dạy và học môn ngữ văn hiện nay ở trường THCS hiện nay còn một
số tồn tại không chỉ ở phương diện lý luận PPDH mà còn ở phía chủ quan của
GV văn như :


1.2.1.1. Kiểu dạy học truyền thụ kiến thức một chiều ( GV giảng, HS nghe
ghi, tái hiện ) vẫn cịn khá phở biến mục tiêu, nợi dung, đới tượng học văn đã
thay đổi. Thông thường GV chỉ cốt nắm được các mục tiêu của bài học rồi
truyền đạt lại cho HS sao cho hấp dẫn để các em cị thể ghi nhớ, tái hiện và đờng
cảm. Những nội dung này chưa thật sự là kết quả của sự hiểu, cảm của chình Gv
mà có khi là sự vay mượn, mô tả từ các tài liệu tham khảo, các sách hướng dẫn
giảng dạy có sẵn. Không ít GV cho rằng dạy văn tốt là phải nói hay, hùng biện
tốt để nhồi nhét kiến thức vào đầu óc của HS. Do chưa nhận xét được đầy đủ
nhiệm vụ kép của giờ văn làvừa cho HS thấy được cái hay, cái đẹp của tác phẩm
vừa giúp HS có cơ hội được rèn luyện nâng cao kĩ năng, năng lực văn học, vừa
giáo dục tư tưởng tình cảm cho HS nên các GV còn chưa mạnh dạn đổi mới cách
dạy học. Thực ra với PPDH truyền thụ kiến thức có sẵn. Giáo viên có thể chủ
động trong việc cung cấp kiến thức, và cũng có những thành công ở những tác
phẩm mà giáo viên thực sự hiểu, cảm, hứng thú hoặc đã có kinh nghiệm giảng
dạy lâu năm. Hạn chế cơ bản của phương pháp dạy học này là sự áp đặt cách
hiểu, cách cảm của giáo viên tới học sinh là bỏ qua khả năng tích cực, sáng tạo
trong nhận thức và cảm thụ văn học của mỗi cá nhân học sinh. Hậu quả là học
sinh khó có được sự đồng cảm sâu sắc với tác phẩm văn học.


<i><b>1.2.2. Về phía học sinh:</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

- Học sinh chưa có thói quen chủ động tìm hiểu khám phá bài học, nếu
không được giao nhiệm vụ, hoặc nếu được giao nhiệm vụ thì rất lúng túng trong
cách tìm hiểu và giải quyết nhiệm vụ.


- Năng lực cảm thụ văn học, khả năng tư duy văn học của học sinh chưa


được huy động, vận dụng ở mức tối đa để tìm hiểu, khám phá tác phẩm. Các em
không có khả năng độc lập suy nghĩ nên gặp khó khăn khi phải trả lời các câu
hỏi. Suy luận, hay cảm thụ văn học. Trước những vấn đề văn học cần phải bộc lộ
quan điểm, các em thường dựa vào cách hiểu, cách cảm, cách đánh giá của
người khác. (Các sách học tốt, sách tham khảo, bài giảng của giáo viên).


- Học sinh chưa có nhu cầu tự thân bộc lộ sự hiểu biết, cảm nhận văn học
qua ngôn ngữ nói, viết. Bài viết của các em chủ yếu chỉ lạ sự bắt chước khn
mẫu, sáo mịn và cảm thụ văn học chưa thực là những kiến thức có được bằng sự
cảm thụ bằng tâm hồn trong trẻo của học sinh trung học cơ sở. Trên phương diện
này cũng thấy rõ được sự hạn chế của học sinh trung học cơ sở trong khả năng
ứng dụng thực hành kiến thức, kỹ năng văn học (không loại trừ cả học sinh giỏi,
học sinh trường chuyên lớp chon).


Với những hiểu biết như vậy, rõ ràng học sinh chưa thể đảm nhiệm được
vai trò chủ động tích cực trong quá trình học tập văn học theo yêu cầu của đổi
mới việc dạy học ở trường trung học cơ sở.


1.3. Giải pháp đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học cơ sở.
Đổi mới phương pháp dạy học là nhằm làm cho học sinh không những tự
tìm ra con đường phân tích, đánh giá, thưởng thức tác phẩm văn học mà còn tự
rút ra cho mình những bài học sâu sắc về tư thưởng, tình cảm, lối sống cũng như
các kỹ năng văn học. Do vậy trong giờ văn, giáo viên phải thể hiện mọi năng lực
ngôn ngữ, năng lực văn hóa tổng hợp,... để học sinh học tốt. Theo tinh thần đổi
mới phương pháp dạy học, có thể có các giải pháp sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

Với vai trò và nhiệm vụ hướng dẫn tổ chức hoạt động học tập của học
sinh, giáo viên phải là người có phẩm chất chuyên môn và tay nghề sư phạm.


- Vấn đề phẩm chất chuyên môn của giáo viên: muốn đổi mới phương


pháp dạy học: phải dựa vào sự hiểu và nắm vững nội dung bài giảng. Hiện nay,
nhiều giáo viên bộ môn văn vẫn thay thế việc tự tìm hiểu để nắm vững nội dung
bài giảng bằng việc dựa vào các tài liệu hướng dẫn, sách tham khảo. Đó là một
biểu hiện thụ động thiếu tính tích cực cần phải thay đổi. Nếu tự mình không hiểu
tác phẩm sâu sắc thì không thể thực hiện có hiều quả một giờ dạy. Không có con
đường nào khác là giáo viên phải tự học tập nhiên cứu nhất là các tri thức có liên
quan đến nội dung văn học mà mình giảng dạy để nâng cao chất lượng giờ dạy.


- Vấn đề tay nghề sư phạm: cần được nhìn nhận theo cách khác. Khi
phương pháp dạy học văn theo kiểu trùn thụ thơng tin mợt chiều khơng cịn vị
trí độc tôn. Để học sinh có thể học tập văn một cách tích cực, giáo viên phải giúp
học sinh biết tự tìm hiểu, phân tích, tiếp nhận tác phẩm văn học đúng nguyên tắc
và sau nữa là hướng dẫn các em ứng dụng được các kiến thức văn học trong các
tình huống thực hành. Giáo viên cần dựa vào các quy luật và nguyên tắc của quá
trình thâm nhập, chiếm lĩnh tác phẩm để phân loại những hoạt động cơ bản của
giờ dạy và vận dụng các phương pháp dạy học phù hợp, linh hoạt có hiệu quả
nhằm tạo cho học sinh một thói quen học tập tích cực, chủ động, tự giác.


<i><b>1.3.2. Phát huy thế mạnh tổng hợp của việc kết hợp sử dụng các hình</b></i>
<i><b>thức dạy học khác nhau.</b></i>


- Hình thức tổ chức dạy học cho cả lớp là hình thức tổ chức dạy học phổ
biến phù hợp phù hợp với kiểu dạy học văn và cơ sở vật chất của trờng trung học
cơ sở hiện nay. Với hình thức này giáo viên dễ dàng điều hành lớp học, không
tốn thời gian, phát huy được thế mạnh của mọi học sinh trong lớp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

học tập. Học sinh học theo nhóm sẽ hoạt động tích cực hơn nên vận dụng những
hình thức này vào các tình huống văn học có khả năng gây tranh luận, giáo viên
cần tạo dựng kỹ càng trong việc giao nhiệm vụ cụ thể, điều hành các hoạt động
hợp lý.



- Cùng với hai hình thức trên cũng cần chú trọng tới các hình thức dạy học
để bổ trợ kiến thức văn học của chương trình chính kháo như: học các chuyên đề
bổ trợ kiến thức cho những mảng kiến thức còn mờ nhạt trong chương trình
chính khóa như: văn học sử, lý luận văn học, các vấn đề văn học lớn xuyên suốt
từng chương, từng giai đoạn; hướng dẫn và uốn nắn cách đọc và việc học thêm
các tri thức văn học ngoài chương trình chính khóa; tổ chức hoạt động ngoại
khóa để tham quan tìm hiểu các vấn đề liên quan đến tác giả, nâng cao vốn sống,
rèn luyện các kỹ năng, năng lực năm học.


<b>2. Tiến trình giảng dạy theo phương pháp dạy học mới.</b>


<i><b>2.1. Quy trình thực hiện giờ văn theo định hướng đổi mới phương pháp</b></i>
<i><b>dạy học.</b></i>


Trước đây quy định thực giờ văn bị gò bó theo năm bước lên lớp và đề
cao việc dạy học của giáo viên. Với quan điểm đổi mới, trong giờ văn ngoài việc
đảm bảo tính khoa học về nội dung nghệ thuật, về các biện pháp sư phạm, cũng
cần khẳng định tính sáng tạo vì không thể có sự đồng nhất về nội dung phương
pháp cho tất cả các giờ văn của mọi giáo viên. Điều cơ bản là mỗi giờ dạy học
văn phải thực sự huy động được mỗi tiềm lực của học sinh, phải tạo được sự
cộng hưởng cảm xúc của tác giả, tác phẩm với giáo viên và học sinh. Một giờ
văn có thể thiếu hoặc thừa giờ, có thể phá cách nhưng đạt được những yêu cầu
cơ bản trên còn hơn là đầy đủ các bước lên lớp mà không đọng lại ấn tượng gì
cho học sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

Giáo viên xác định những nội dung kỹ năng cơ bản cảu bài giảng, nắm
được trình độ của học sinh để dự kiến các phương pháp dạy họcnhằm tổ chức
hoạt động học tập của học sinh theo hướng tích cực để thực hiện tốt nhất mục
tiêu bài học.



<i><b>* Hoạt động trên lớp:</b></i>


<i>Hoạt động 1</i>: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc tác phẩm, giải nghĩa văn
bản.


+ Tùy theo độ dài ngắn của từng loại tác phẩm mà học sinh đọc từng phần
hay cả bài, hoặc giáo viên chọn đọc mẫu. Yêu cầu của bước này là qua âm vang
ngôn ngữ đọc giúp học sinh có thể hiểu và cảm nhận được âm hưởng chung bao
trùm tác phẩm, giúp em “nhập vai” vào thế giới hình tượng và mạch cảm xúc
của tác phẩm.


+ Vốn kiến thức ngôn từ của học sinh trung học cơ sở còn hạn chế nên cần
giải nghĩa văn bản, kỹ nhất là những từ Hán – Việt, từ cổ, thuật ngữ khó để giúp
các em dễ dàng chấp nhận tác phẩm.


<i>Hoạt động2</i>: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác phẩm.
- Tìm hiểu tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.


- Tìm hiểu các giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm bằng cách tổ
chức dẫn dắt nêu các vấn đề và hướng dẫn giải quyết nêu vấn đề. Ở đây hệ thớng
câu hỏi đóng vai trị hết sức quan trọng, vấn đề cần quan tâm là hỏi như thế nào?
Hỏi lúc nào? Cũng như vận dụng các phương pháp dạy học văn khác như thế
nào cho đúng lúc, đúng chỗ để tạo nên hiệu quả cho giờ dạy, yêu cầu chung của
bước này là giáo viên tổ chức dẫn dắt học sinh chủ động, tích cực học tập, tạo
điều kiện cho các em được nghĩ, được nói nhiều hơn, tránh sự tích cực giả tạo
hay thụ động như tình trạng dạy học văn hiện nay.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

chỉ nghe và ghi chép. Theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên
có thể hướng dẫn học sinh tự đúc kết, khái quát bằng hệ thống câu hỏi gợi mở,


dẫn dắt nhưng không thể bỏ qua phần tổng kết của chính giáo viên về chủ đề, tư
tưởng, giá trị nghệ thuật, ý nghĩa giáo dục của tác phẩm.


<i><b>2.2. Vấn đề đánh giá đối với bộ môn văn:</b></i>


Đây là một vấn đề hết sức khó bởi nội dung tri thức văn là trừu tượng,
thiên về cảm xúc, sự cảm thụ văn học ở mỗi cá nhân lại rất khác biệt, mang tính
chủ quan khó định tính, định lượng như các môn học khác, giáo viên nêu quan
điểm đánh giá như là biện pháp kích thích hứng thú cảm thụ và tiếp nhận văn
học, kiểm tra năng lực văn học cũng như giúp học sinh tìm ra nguyên nhân sai
sót, hướng khắc phục, có thể đánh giá theo các hình thức sau:


- Đánh giá việc chuẩn bị bài soạn, phiếu học tập để định hướng bài dạy.
- Đánh giá qua các hoạt động học tập trên liên hệ của học sinh để phát
hiện và uốn nắn cách hiểu, cách cảm thụ tác phẩm ngay trong giờ học.


- Đánh giá kết quả học tập bằng nhiều hình thức kiểm tra khác nhau.
* Quy trình giảng dạy giờ văn


GV giảng dạy văn cần chú ý một số điểm sau:


- Mục tiêu bài học: tương tự như mục tiêu bài học trong SGK cũ, hứng tới
việc thực hiện mục tiêu của chương trình cả 3 mặt: kiến thức kĩ năng, thái độ.


- Những điểm cần lưu ý: trang bị thêm cho GV những kiến thức cơ bản về
xuất xứ, tác giả, tác phẩm, văn học sử, lý luận văn học để có sự vững chắc khi
hướng dẫn HS tìm hiểu bài nhằm thực hiện mục tiêu bài học. Không tổ chức
theo các bước như SGV cũ mà gợi ý tổ chức hteo các hoạt động. Mỗi hoạt động
bao gồm nhiều thao tác nhỏ, hoạt động của GV và HS nhằm hướng tới việc thực
hiện mục tiêu bài học. Ngoài mục (1) Giới thiệu bài, tiến trình lên lớp bao gồm


các hoạt động cơ bản sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

+ Hoạt động 2: Gv hướng dẫn HS tìm hiểu, trả lời. Thảo luận các câu hỏi
trong phần “ đọc – hiểu văn bản”.


+ Hoạt động 3: hướng dẫn HS thực hiện phần “ghi nhớ”.
+ Hoạt động 4: hướng dẫn HS thực hiện phần “ luyện tập”.
3. Phương pháp soạn giáo án


3.1. Giáo án trong dạy học ngữ văn


- Giáo án là khâu quan trọng quyết định cơ bản phần thành công của quá
trình dạy học.


- Không thể có một giáo án chung. Chỉ có thể nêu những định hướng lớn,
những nội dung cơ bản mà tất cả GV khi soạn giáo án cần lưu ý.


- Mỗi loại bài học cần một giáo án tương ứng: giờ Văn học, Tiếng Việt,
tập làm văn (lý thuyết và thực hành).


- SGV không soạn thay giáo án mà mà chỉ là những gợi ý cần thiêt để GV
tham khảo, mở rộng thêm kiến thức và lựa chọn cách tổ chức, học tập cho phù
hợp.


3.2. Một số điểm cần lưu ý
- Phải đảm bảo yêu cầu chung.


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

<b>4. Thiết kế giáo án cho một tiết dạy</b>
<b>4.1. Thiết kế giáo àn cho môn Văn học</b>



<b>GIÁO ÁN</b>



<i><b>Văn bản: </b></i>

<b>LƯỢM</b>


<b>A. Mục tiêu cần đạt:</b>


- Giúp học sinh cảm nhận vẻ đẹp hồn nhiên vui tươi, trong sáng của hình
ảnh Lượm, ý nghĩa cao cả trong sáng của hình ảnh Lượm hi sinh của nhân vật.


- Nắm được thể thơ bốn chữ, nghệ thuật.
<b>B. Chuẩn bị:</b>


- Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, năm chấm, bảng phụ.
- Học sinh: Đọc và soạn bài trước ở nhà.


<b>C. Các bước lên lớp:</b>


<i>1. Ổn định lớp</i>:


<i>2. Kiểm tra bài cũ:</i>


? Tình cảm của người chiến sĩ đối với Bác như thế nào?


? Tình thương yêu của Bác đối với bộ đội và dân công như thế nào?
Câu hỏi trắc nghiệm:


? Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ được miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ
của ai?


A. Anh bộ đội.
B. Anh du kích.


C. Anh đội viên.


D. Anh giải phóng quân.


? Trong đêm, anh đội viên thức dậy mấy lần?
A. Hai.


B. Ba.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

<i>*Giới thiệu bài</i>: Trong cuộc kháng chiến chống Pháp biết bao nhiêu người
đã hy sinh để đổi lấy sự độc lập cho Tổ quốc, bất cứ người già hay trẻ cũng tham
gia chiến đấu. Ngay cả những đứa trẻ ngây thơ hồn nhiên, tham gia những công
việc hết sức nhẹ nhàng nhưng có vai trị hết sức quan trọng trong việc thắng lợi
của c̣c chiến. Để biết được và hiểu rõ những công việc ấy chúng ta sẽ đi tìm
hiểu bài Lượm của Tố Hữu.


* Tiến trình tổ chức các hoạt động:


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

Hoạt động<b> 1 : Đọc và tìm hiểu chung văn bản.</b>
GV: Gọi HS đọc chú thích SGK Trang 75 và văn
bản.


HS: Lưu ý về cách ngắt nhịp, giọng điệu thích
hợp với thể thơ ở từng đoạn.


GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm và
nội dung của bài văn.


? Em hãy cho biết vài nét về tác giả Tố Hữu.
HS:



? Bài Lượm được viết trong thời kỳ nào?
HS:


GV: Gọi Hs đọc tác phẩm và chia bố cục văn bản.
? Bài thơ kể và tả Lượm bằng lời của nhân vật
nào.


HS: lời tác giả.


? Dựa vào trình tự lời kể ấy; em hãy phân đọan
cho bài thơ.


HS:


<b>I. Đọc hiểu chú thích.</b>
<b> 1. Tác giả</b>


Tố Hữu tên khai sinh là
Nguyễn Kim Thành, sinh
năm 1920 quê ở Thừa Thiên
– Huế là nhà cách mạng và
nhà thơ lớn Việt Nam.


<i><b> 2. Tác phẩm.</b></i>


Lượm được sáng tác năm
1949, trong thời kì kháng
chiến chống Pháp.



3. Bố cục.


Phần 1: Đoạn 1.
Từ đầu ... đi xa dần.




Sự gặp gỡ của hai chú cháu
Phần 2: Đoạn 2.


“Cháu đi đường cháu ...
... Hồn bay giữa đồng”




</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

<i><b>4. Củng cố bài:</b></i>


(?) Bài thơ kể về Lượm bằng lời của ai?
A. Lượm.


B. Tác giả.


C. Chú bé liên lạc.
D. Hai chú cháu.
(?) Hình ảnh Lượm được tập trung miêu tả ở những điểm nào?
A. Trang phục.


B. Dáng điệu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

<i><b>5. Dặn dò:</b></i>



- GV nhận xét thái độ học tập và tiếp thu bài của học sinh.
- Dặn HS về nhà học bài và làm bài luyện tập.


- Soạn bài “Cô Tô” SGK trang 88.


<b>4.2. Thiết kế giáo án cho phân môn Tiếng Việt</b>


<b>GIÁO ÁN</b>



Bài:

<b>NHÂN HÓA</b>


<b>I. Mục tiêu cần đạt.</b>


- Củng cố và nâng cao kiến thức về phép nhân hóa ở bậc Tiểu học.
- Học sinh nắm được khái niệm nhân hóa, các kiểu nhân hóa.


- Nắm được tác dụng chính của nhân hóa.


- Học sinh biết dùng các kiểu nhân hóa trong bài viết của mình.
<b>II. Chuẩn bị:</b>


- GV: SGK, giáo án, bảng phụ.
- HS: SGK, bài soạn.


<b>III. Tiến trình lên lớp:</b>
<i><b>1. Ổn định lớp: </b></i>
<i><b>2. kiểm tra bài cũ:</b></i>


? Thế nào là phép so sánh? có mấy kiểu so sánh?
? Em hãy chỉ ra kiểu so sánh trong các ví dụ?


a. Quê hương là chùm khế ngọt


Cho em trèo hái mỡi ngày.
b. Thà rằng ăn bát cơm rau


Cịn hơn cá thịt nói nhau nặng lời.
c. Qua đình ngã nón trông đình


Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu.
Đáp án: a: So sánh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

c: So sánh ngang bằng.
<i><b>3. Bài mới:</b></i>


<i>a. Giới thiệu bài mới:</i>


- Trong những văn bản mà chúng ta phân tích, nhất là ở HKII sử dụng nhiều biện
pháp nghệ thuật đặc sắc, nhất là các phép tu từ so sánh và nhân hóa, ... Chúng ta đã
tìm hiểu về phép so sánh. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu phép “Nhân hóa”.


b. Tiến trình tổ chức các hoạt đợng.


Hoạt đợng thầy và trị Nợi dung


Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm nhân hóa
GV gọi một học sinh đọc mục 1.


? Các sự vật được nhắc đến trong khở thơ này?
HS: Ơng trời, cây mía, kía.



GV: Nhận xét.


? Những hành động gì được gắn bó vào sự vật
này?


HS: mặc áo, ra trận, múa gươm, hành quân
GV: nhận xét, giảng.


? Đây là hành động để chỉ hành động của ai?
HS: Đây là hành động của người.


GV: Nhận xét.


GV giảng: Những từ ngữ này chỉ hoạt động của
người, hay gắn cho sự vật nhằm làm cho đoạn văn
diễn tả sinh động, hấp dẫn.


? Cách diễn đạt có tác dụng gì?
HS: Hay hơn, sinh động hơn.


GV: Cách viết như vậy gọi là nhân hóa.


? Em nào cho thầy biết văn bản nào mà em đã học
có sử dụng nhân hóa?


<b>I Nhân hóa là gì?</b>
Ví dụ


Ơng trời



mặc áo giáp đen
Ra trận


Muôn nghìn cây mía.
Múa gươm


Kiến hành quân
Đầy đường


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

HS: Dế mèn.


GV: Cách gọi hoặc tả con vật, cây cối đồ vật bằng
những vốn từ được dùng để gọi hoặc tả, người ta
gọi đó là nhân hóa.


GV: gọi 1 HS đọc mục 2 SGK trang 57.
? So sánh cách diễn đạt cách 1 và cách 2?
HS: thảo luận nhóm 4 (3’)


GV: gọi đại diện nhóm trả lời.
GVgiảng.


? Qua phân tích cho biết nhân hóa là gì? có tác
dụng gì?


HS: trả lời.


GV: gọi 1 HS đọc ghi nhớ 1 SGK trang 57.





Hoạt động 2: Tìm hiểu kiểu nhân hóa
GV gọi 1 HS đọc muc 1, 2.


? Hãy tìm những từ ngữ nhân hóa trong câu trên?
Những sự vật hiện tượng trên được nhân hóa bằng
cách nào?


GV cho học sinh thảo luận nhóm.


? Trong ví dụ a các sự vật nào được nhân hóa.
HS: Miệng <sub></sub> lão


Tay, chân <sub></sub> cậu
Mắt <sub></sub> cô


Tai <sub></sub> Bác




Dùng biện pháp nhân hóa.


Ghi nhớ: SGK/57.
<b>II. Các kiểu nhân hóa.</b>
VD:


a. Từ đó, lão miệng, bác
Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu
Tay lại thân mật sống với
nhau, mỗi người một việc


không ai ti ai cả


(Chân, Tay, Tai, Mắt,
Miệng).




</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

Những từ ngữ dùng để nhân hóa này được nhân
hóa bằng cách nào?


HS: Những từ ngữ này dùng để chỉ người mà đã
gắn cho sự vật.


HS: Những từ ngữ này dùng để chỉ người mà giờ
đã gắn cho mọi sự vật.


? Từ ngữ nào được nhân hóa trong văn bản b?
HS: Tre, gậy tre, chông tre.


? Hình ảnh tre được biểu thị nhân hóa bằng những
từ ngữ nào?


HS: Giữ làng, giữ nước, ...
Chống lại


Xung phong


GV: Từ ngữ này vốn để chỉ người nay gắn vào tre
để biểu thị sự sinh động gần gũi với con người.



Trong ví dụ c từ ngữ nào được nhân hóa?
HS: Trâu ơi!


? Cách gọi “ơi” dùng để gọi ai?
HS: dùng để gọi người.


GV nhận xét.


GV: gọi người dùng để gọi vật. Đây là kiểu nhân
hóa: trò chuyện xưng hô với vật như đối với
người.


GV liên hệ mở rộng.


? Vậy qua phân tích, có mấy kiểu nhân hóa?


sự vật.


b. Gậy tre, chông tre chống
lại sắt thép quân thù. Tre
xung phong vào xe tăng đại
bác. Tre giữ làng, giữ nước,
giữ mái nhà tranh, giữ đồng
lúa chín.


(thép mười).




Dùng từ ngữ chỉ hoạt động,


tính chất của người để chỉ
hoạt động, tính chất của vật.
c. Trâu ơi! ta bảo trâu này.
Trâu ra ngoài ruộng, trâu
cày với ta.




</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

HS: 3 kiểu.


GV gọi 1 HS đọc ghi nhớ 2 SGK trang 58
<b>Hoạt động 3: Luyện tập</b>


GV cho học sinh thảo luận nhóm 4 (3’)
GV phân công:


- Nhóm 1, 2, 3 câu 1,2.
- Nhóm 4, 5 câu 3.
- Nhóm 6, 7, 8 câu 4,5.


GV gọi đại diện nhóm lên bảng, HS khác nhận
xét.


Ghi nhớ 2 SGK trang 58.
<b>III. Luyện tập:</b>


1. Các loại nhân hóa và tác
dụng của nhân hóa.


... đông vui ... mẹ ... con ...


anh ... em tíu tít, ... bận rộn.




Làm cho quang cảnh bến
cảng sống động hơn, người
đọc dễ hình dung cảnh nhộn
nhịp bận rộn của phương
tiện trên sông.


Đoạn 1 Đoạn 2
..đông vui.. ... rất nhiều


tàu xe ...
tàu mẹ, tàu


con, xe anh,
xe em tíu tít
nhận hàng
về và chở
hàng ra.


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

Bài tập 5: GV hướng dẫn về nhà làm.


Bận rộn liên tục




Đoạn 1: Gợi hình và tạo ra
sinh động của bến cảng.





Đoạn 2: Không gợi cảm,
gợi hình, chủ yếu là miêu tả,
tường thuật.


3. Cách viết 1: Sử dụng
nhân hóa, mang tính biểu
cảm.


Cách viết 2: bình thường <sub></sub>
thuyết minh.


4.


a. Dùng từ vốn chỉ hoạt
động tính chất của người để
chỉ vật.


b Dùng từ ngữ chỉ hoạt
động của người để chỉ vật.


<b>4. Củng cố:</b>


? Nhân hóa là gì? Các kiểu nhân hóa?
? Chọn câu đúng nhất


Núi cao bởi có đất bồi



</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

a. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật.


b. Dùng từ chỉ hoạt động tính chất của người dùng để chỉ vật.
<b>5. Dặn dò:</b>


</div>

<!--links-->

×