Tải bản đầy đủ (.pdf) (179 trang)

Nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ và văn hóa xã hội trong tên nữ giới người anh (trong sự liên hệ với tên nữ giới người việt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 179 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
NĂM 2019

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NGƠN NGỮ VÀ VĂN HĨA-XÃ HỘI
TRONG TÊN NỮ GIỚI NGƯỜI ANH (TRONG SỰ LIÊN HỆ VỚI TÊN
NỮ GIỚI NGƯỜI VIỆT)
Mã số: MHN-2019-03

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: TS. LÊ THỊ MINH THẢO

Hà Nội, 2020


DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
STT

Họ và tên

Đơn vị cơng tác

Nhiệm vụ
trong đề
tài

Chủ nhiệm Phịng QLKH&ĐN,
1. TS. Lê Thị Minh Thảo

đề tài



Trường Đại học Mở Hà
Nội

Thành viên Khoa Sau đại học 2. TS. Lê Phương Thảo

Trường Đại học Mở Hà
Nội

3. ThS. Lại Minh Thư

4. ThS. Trần Trung Kiên

Thành viên Khoa Ngoại ngữ - Đại
học Lao động Xã hội
Thành viên Khoa ngoại ngữ - Trường
Cao đẳng Sơn La
Thành viên Phòng QLKH&ĐN,

5. ThS. Đặng Thị Thùy

Trường Đại học Mở Hà
Nội
Thành viên Phịng QLKH&ĐN,

6. Nguyễn Thị Hồi An

Trường Đại học Mở Hà
Nội



DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
Tên Bảng
Trang
4 Bảng 2.1. Mơ hình tổ hợp định danh nữ giới người Anh
34
5 Bảng 2.2: Bảng tổng hợp phân bổ số lượng tên cá nhân nữ
36
giới người Anh theo hình thức cấu tạo
6 Bảng 2.3: Bảng tổng hợp phân bổ số lượng tên đệm nữ giới
39
người Anh theo hình thức cấu tạo
7 Bảng 2.4: Bảng tổng hợp phân bổ số lượng tên họ nữ giới
43
người Anh theo hình thức cấu tạo
8 Bảng 2.5: Bảng tổng hợp phân bổ số lượng tên nữ giới
54
người Anh theo thành tố cấu tạo
9 Bảng 2.6. Mơ hình tên người Việt của Trần Ngọc Thêm
54
10 Bảng 2.7. Mơ hình cấu trúc chính danh nữ giới người Việt
55
11 Bảng 2.11: Bảng tổng hợp phân bổ số lượng tên cá nhân nữ
58
giới người Việt theo mơ hình cấu tạo
12 Bảng 2.12: Bảng tổng hợp phân bổ số lượng tên đệm nữ
60
giới người Việt theo mơ hình cấu tạo
13 Bảng 2.13: Bảng tổng hợp phân bổ số lượng tên nữ giới

72
người Việt theo thành tố cấu tạo
14 Bảng 2.14 Tên cá nhân nữ giới liên quan đến các con vật
80
đẹp và đáng yêu
15 Bảng 2.15 Tên cá nhân nữ giới liên quan đến các loài cây,
81
hoa
16 Bảng 2.16 Tên cá nhân nữ giới liên quan đến hiện tượng tự
81
nhiên
17 Bảng 2.17 Tên cá nhân nữ giới liên quan đến màu sắc
81
18 Bảng 2.18 Tên cá nhân nữ giới liên quan đến vật có giá trị
82
19 Bảng 2.19 Tên cá nhân nữ giới liên quan đến Kinh thánh
84
20 Bảng 2.20 Tên cá nhân nữ giới liên quan đến nhân vật trong
85
tác phẩm nghệ thuật
21 Bảng 2.21 Tên cá nhân nữ giới liên quan đến tên họ có sẵn
86
22 Bảng 2.22 Tên cá nhân nữ giới liên quan đến tước hiệu
86
23 Bảng 2.23 Tên cá nhân nữ giới liên quan đến con số
87
24 Bảng 2.24 Tên họ liên quan đến tên gọi nghề nghiệp
91
25 Bảng 2.25 Tên họ liên quan đến tên địa danh
92

26 Bảng 2.26 Tên họ liên quan đến đặc điểm địa danh
93


27
28
29

Bảng 2.27 Tên họ được hình thành từ tên cá nhân của cha
thêm “s”
Bảng 2.28 Tên họ được hình thành từ tên cá nhân của cha
thêm “son”
Bảng 2.29 Tên họ được hình thành từ tên cá nhân của cha

94
94
95


DANH MỤC SƠ ĐỒ
STT
1

Tên sơ đồ
Hình 2.1. Sơ đồ cấu tạo tổ hợp định danh nữ giới
người Anh và người Việt

Trang
33



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TT

Chữ viết tắt

Giải thích

1

R

Căn tố

2

S

Hậu tố

3

P

Tiền tố

4

T


Thành tố

5

Tr.

Trang

6

Nxb

Nhà xuất bản

7

A

Tên cá nhân

8

A1

Tên cá nhân đơn

9

A2


Tên cá nhân phức

10

B

Tên đệm

11

B1

Tên đệm zero

12

B2

Tên đệm đơn

13

B3

Tên đệm phức

14

C


Tên họ

15

C1

Tên họ đơn

16

C2

Tên họ phức


PHẦN MỞ ĐẦU
1. 1. Tính cấp thiết của đề tài
Tên người là một hiện tượng xã hội phức tạp. Việc con người lựa chọn hình
thức tên gọi này hay hay tên gọi khác, suy cho cùng đều chịu sự quy định của
các yếu tố ngơn ngữ, văn hóa, xã hội. Chính vì thế cách đặt tên của người Anh
hay người Việt đều có sự xuất hiện ngày càng nhiều của những hiện tượng
không tuân theo quy tắc đặt tên truyền thống. Tất cả những hiện tượng đó có
thể sẽ khơng thể giải thích được nếu chúng ta chỉ đứng trên bình diện ngơn ngữ
để nghiên cứu tên riêng.
Để có thể giải thích được những hiện tượng nói trên, chúng tơi xuất phát từ
bình diện ngơn ngữ học xã hội để nghiên cứu tên người. Vì rằng, theo tác giả
Nguyễn Văn Khang: “Ngôn ngữ học xã hội ra đời như là sự bù đắp những gì
cịn thiếu hụt của ngơn ngữ học truyền thống” và “nhờ có ngơn ngữ học xã hội,
mà đã liên kết được các nhân tố xã hội để nghiên cứu ngơn ngữ, giúp cho việc
sử lí hàng loạt các vấn đề ngơn ngữ trong sử dụng góp phần vào việc định

hướng sử dụng ngơn ngữ” [35]. Nói một cách khác, ngôn ngữ học - xã hội
“nghiên cứu tất cả các hiện tượng ngơn ngữ mang tính xã hội” [35].
Theo nguồn tư liệu mà chúng tôi tiếp cận được, hiện vẫn cịn thiếu vắng những
cơng trình nghiên cứu về tên nữ giới người Anh, đặc biệt là công trình đối chiếu
liên ngành, liên văn hóa.
Từ những lí do nêu trên, để giúp người học và nghiên cứu về ngơn ngữ và
văn hóa Anh, Việt hiểu được những đặc điểm về ngơn ngữ và văn hố, xã hội
hàm chứa trong tên nữ giới người Anh, chúng tôi chọn vấn đề Nghiên cứu đặc
điểm ngơn ngữ và văn hóa-xã hội trong tên nữ giới người Anh (trong sự
liên hệ với tên nữ giới người Việt) làm đề tài nghiên cứu khoa học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Thơng qua việc khảo sát và đối chiếu tên riêng (chính danh) nữ giới người
Anh và người Việt, mục đích của đề tài là góp phần hệ thống những lí luận về
tên riêng nói chung, tên nữ giới nói riêng và làm rõ những điểm tương đồng và

1


dị biệt về đặc điểm ngơn ngữ và văn hóa - xã hội được phản ánh qua tên nữ giới
ở hai ngơn ngữ.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích như trên, đề tài đặt ra những nhiệm vụ chủ yếu như sau:
- Miêu tả và phân tích các đặc điểm cấu tạo và ý nghĩa trong tên riêng nữ
giới người Anh có sự đối chiếu với tên nữ giới người Việt để tìm ra điểm tương
đồng và khác biệt đặc điểm ngôn ngữ trong tên riêng nữ giới người Anh và
người Việt.
- Miêu tả và phân tích các đặc điểm văn hóa-xã hội trong tên riêng nữ giới
người Anh và người Việt để tìm ra những tương đồng và dị biệt về văn hóa – xã
hội phản ánh qua tên riêng nữ giới ở hai quốc gia nêu trên.

2. 3. Đối tượng và phạm vi và ngữ liệu nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tên chính danh của nữ giới người Anh
và người Việt, trong đó bao gồm cả phần tên họ, tên đệm và tên cá nhân.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ giới hạn ở việc phân tích tên (chính
danh) của nữ giới người Anh tại Anh (England) mà không phải tên nữ giới người
Anh trên toàn Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland. Đối với tên nữ giới
người Việt, đề tài cũng chỉ giới hạn phân tích tên của nữ giới người Kinh tại
Việt Nam.
3.3. Ngữ liệu nghiên cứu
Để miêu tả và phân tích được đặc điểm ngơn ngữ và văn hóa xã hội trong
tên nữ giới người Anh và người Việt, chúng tôi đã thu thập được danh sách
6.000 tên nữ giới do Vụ Bình đẳng giới, Bộ Lao động Thương bình và Xã hội
cung cấp. Đối với nguồn ngữ liệu tiếng Anh, chúng tơi phân tích dựa trên danh
sách 6.000 tên nữ giới được tổng hợp qua đề tài “Khảo sát đặc điểm Cấu trúcNgữ nghĩa của tên người Anh” của tác giả Nguyễn Việt Khoa.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài và thực hiện các nhiệm vụ
đã đặt ra, chúng tôi áp dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
2


- Phương pháp điều tra để tổng hợp nguồn ngữ liệu tên nữ giới người Anh
và người Việt;
- Phương pháp miêu tả để miêu tả các đặc điểm về cấu tạo, nghĩa của từng
thành phần định danh (tên họ, tên đệm, tên cá nhân) trong tổ hợp định danh nữ
giới người Anh và người Việt;
- Phương pháp so sánh đối chiếu để tìm ra điểm tương đồng và khác biệt
về đặc điểm ngơn ngữ và văn hóa - xã hội được phản ánh qua tên nữ giới người
Anh và người Việt;

- Phương pháp nghiên cứu liên ngành được tận dụng để thấy được mối liên
hệ giữa đặc trưng ngôn ngữ với các thuộc tính văn hóa - xã hội được phản ánh.
Ngoài ra, để thực hiện đề tài một cách khoa học và chính xác đề tài cịn áp
dụng thủ pháp thống kê định lượng, kết hợp với phân tích định tính, mơ hình
hóa, lập bảng biểu để đưa ra kết quả phân tích nghiên cứu.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Đề tài dự kiến sẽ có những đóng góp cả về lý luận và thực tiễn như sau:
Về lý luận, các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần làm sáng tỏ
những đặc trưng của nhân danh học nữ giới cả về mặt ngơn ngữ lẫn văn hố xã hội.
Về thực tiễn, các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ có đóng góp nhất định
cho cơng tác nghiên cứu ngơn ngữ, cơng tác dạy và học ngơn ngữ và văn hố
Anh, Việt của giảng viên, sinh viên, nghiên cứu viên của các viện nghiên cứu,
các trường đại học và những người yêu thích ngơn ngữ văn hố Anh, Việt.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và trích dẫn, nội dung
chính của đề tài được cấu trúc thành ba chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí thuyết
Chương 2: Đối chiếu đặc điểm cấu tạo và ý nghĩa trong tên nữ giới người
Anh và người Việt

Chương 3: Đối chiếu đặc điểm văn hóa - xã hội được phản ánh qua tên
nữ giới người Anh và người Việt

3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT
Ở chương này, đề tài tập trung vào việc tổng quan tình hình nghiên cứu
tên người Anh, tên người Việt nói chung và tên nữ giới người Anh, tên nữ giới

người Việt nói riêng. Chúng tơi cũng điểm luận một số vấn đề lí thuyết quan
trọng về tên riêng, tên người, tên nữ giới và một số vấn đề liên quan đến so
sánh đối chiếu tên nữ giới để làm tiền đề cho toàn bộ đề tài.
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu tên người Anh
Ở Anh, chuyên ngành khoa học nghiên cứu về tên người (nhân danh học)
mới chính thức ra đời vào cuối thế kỷ XIX, là một nhánh thuộc ngành khoa học
nghiên cứu về tên riêng (danh xưng học). Tuy nhiên, nhân danh học Anh đã
phát triển một cách nhanh chóng và rộng rãi trên nhiều phương diện như lịch
sử học, xã hội học, triết học, văn hóa học và ngơn ngữ học.
1.1.1.1. Lược sử nghiên cứu tên người Anh
Sự ra đời của Tạp chí Nomina – Tạp chí về danh xưng học vào năm 1977
đã đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của ngành nhân danh học ở Anh. Tạp chí là
nơi cơng bố các cơng trình nghiên cứu tiêu biểu được chọn lọc từ các hội thảo
khoa học thường niên và hội thảo quốc tế về địa danh học và nhân danh học
của Anh với các tác giả nổi tiếng như: Carole Hough, Cecily Clark, Patrick
Hanks, Peter McClure, P.H. Reaney, R.M. Wison,… [203]. Mục lục tổng thể
của 39 số đã phát hành từ năm 1977 đến nay cho thấy, các cơng trình được cơng
bố trên tạp chí đã khai thác chủ đề về tên người trên nhiều bình diện, đặc biệt
thiên về tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa của tên họ người Anh (surname/family
name/last name) – một thành phần định danh quan trọng trong cấu trúc tên
người Anh (Tên cá nhân – Tên đệm – Tên họ).
Cũng thiên về tìm hiểu tên họ người Anh, có nhiều tác giả đã cơng bố các
cơng trình nổi bật và thu hút được giới nghiên cứu như Barber với cuốn British
Family Names, Ewen với cuốn A History of Surnames of British Isles hay
Reaney với Origin of English Surnames [97] [127] [180]. Đây là những cuốn
4


sách tiêu biểu cho hàng trăm cơng trình cơng bố về tên họ của người Anh. Các

cuốn sách này đề cập một cách khá chi tiết các đặc điểm về nguồn gốc và lịch
sử của tên họ người Anh. Các tên họ được liệt kê theo vần, kèm theo giải thích
về nguồn gốc và phân tích ý nghĩa của các tên họ đó.
Các cơng trình nghiên cứu về tên cá nhân người Anh (given name/first
name) có số lượng ít hơn và thường được đề cập đến trong các cơng trình nghiên
cứu chung về tên người Anh, điển hình như A Short History of English Personal
Names của McClure (2016). Trong cuốn sách này, tác giả đã giải thích về
nguồn gốc, sự hình thành, phát triển và phân bố của tên người Anh [165]. Ngồi
ra, cuốn sách cịn giới thiệu nguồn gốc phát sinh của rất nhiều tên người Anh
và đề cập khá nhiều đến thói quen đặt tên của người Anh. Cuốn Curiosities of
Puritan Nomenclature của Bardsley cũng gây nhiều chú ý [99]. Nội dung cuốn
sách này trình bày về cách đặt tên theo Kinh thánh và nguồn gốc, ý nghĩa của
các tên thánh hay dùng để đặt tên của người Anh.
Tuy nhiên, tên đệm (middle name) của người Anh lại là một mảng ít được
các nhà nghiên cứu quan tâm. Trong số hàng trăm tài liệu chúng tôi tham khảo
cũng như xét trong danh mục cơng trình cơng bố của các nhà nghiên cứu nổi
tiếng về nhân danh học Anh, gần như khơng có sự xuất hiện của các cơng trình
nghiên cứu về tên đệm người Anh. Sự thiếu quan tâm của các nhà nghiên cứu
trong mảng này cũng như việc không sử dụng tên đệm (tên 2 thành phần: tên
họ và tên cá nhân) hoặc sử dụng dưới dạng viết tắt chữ cái đầu tiên của tên đệm
cho thấy tên đệm chỉ được coi là thành phần phụ trong tên người Anh.
1.1.1.2. Các vấn đề nghiên cứu tên riêng người Anh
Qua tìm hiểu sơ lược về lịch sử nghiên cứu tên riêng người Anh, đề tài rút
ra một số vấn đề sau:
i. Khoa học về tên riêng (danh xưng học) ở Anh
- Thứ nhất, về định lượng
Theo các danh sách, tài liệu tham khảo mà đề tài thu thập được thì số
lượng các bài báo, báo cáo khoa học, sách, tài liệu về tên riêng ở Anh rất phong
phú. Trong đó, phải kể đến các tác giả Carole Hough, Cecily Clark, Patrick


5


Hanks, Peter McClure,… các tác giả đều có gần 100 cơng trình cơng bố về tên
riêng, đặc biệt là tên người Anh.
Các cơng trình nghiên cứu về tên họ người Anh có số lượng nhiều nhất,
cịn các cơng trình nghiên cứu về tên đệm rất ít hoặc gần như chưa thấy. Việc
đề cập đến tên đệm trong các cơng trình nghiên cứu về tên người nói chung
cũng rất hạn chế.
Trong các cơng trình nghiên cứu về tên người Anh (nói chung), các cơng
trình chun nghiên cứu về tên nữ giới Anh chỉ chiếm một phần nhỏ. Có thể
thấy số liệu này thể hiện rõ qua số lượng các công bố về nghiên cứu tên riêng
(nhân danh) trong tạp chí Nomina từ năm 1977 đến nay. Trong tổng số 266 bài
được liệt kê trong mục lục chỉ có 02 bài nghiên cứu về tên nữ giới [203].
- Thứ hai, về định tính
Các ấn phẩm về tên riêng người Anh đa dạng ở các thể loại như sách, bài
báo, bài đăng kỷ yếu hội thảo, từ điển, đề tài, dự án khoa học… Tiêu biểu là
Tạp chí Nomina xuất bản thường niên với các công bố về lĩnh vực danh xưng
học của các nhà khoa học nổi tiếng của Anh. Hiện nay, trong lĩnh vực nhân
danh học ở Anh, có một hoạt động khoa học nổi bật đó là việc triển khai thực
hiện dự án nghiên cứu về tên họ người Anh - Family Names of the UK: A New
Research Project in British Anthroponomastics (Tên họ người Anh: một dự án
nghiên cứu mới về nhân danh học) thu hút được những nhà nghiên cứu hàng
đầu về nhân danh học nước Anh [135]. Cơng trình nghiên cứu một cách tồn
diện về nguồn gốc, đặc điểm, ý nghĩa và sự phân bố của tên họ trên toàn Liên
hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland. Dự án có sự góp mặt của các nhà nghiên
cứu về danh xưng học nổi tiếng như Patrick Hanks, Peter McClure, Richard
Coates.
ii. Các phương diện/góc độ nghiên cứu tên người Anh
Tên người Anh vừa là đối tượng nghiên cứu đơn ngành, vừa là đối tượng

nghiên cứu liên ngành. Chẳng hạn, khi tên người chỉ là đối tượng nghiên cứu
của ngôn ngữ (đơn ngành) thì sẽ được nghiên cứu trên các lĩnh vực như từ vựng,
ngữ âm, ngữ pháp. Những công trình nổi bật trong lĩnh vực này có thể kể đến
như: The Grammar of the Names của John M. Anderson [96]. Cuốn sách chủ
6


yếu trình bày về hình thái học và cú pháp của tên, trong đó chú trọng đến tên
người. Anderson đã nhấn mạnh đến việc tìm hiểu mối quan hệ giữa cấu trúc tên
người, sự phân bố của tên, ngữ nghĩa học và ngữ dụng học của tên người. Trên
bình diện ngữ âm, cơng trình Elizabeth and John: Sound Patterns of Men’s and
Women Names hay Hough với cơng trình Toward an Explanation of Phonetic
Differentiation in Masculine and Feminine Personal Names của nhóm tác giả
Culter, McQueen và Robinson đã nghiên cứu chuyên sâu về ngữ âm trong tên
nam giới và nữ giới Anh. Các tác giả đã tìm ra những quy luật về ngữ âm học
và sự khác biệt về ngữ âm trong tên nam và tên nữ giới người Anh [120] [144].
Khi tên người Anh là đối tượng của nghiên cứu đa ngành, ngơn ngữ học
có thể kết hợp với sử học để nghiên cứu, tìm hiểu về nguồn gốc của tên họ
người Anh, các cơng trình tiêu biểu như: English Surnames Their Sources and
Significations của Bardsley (1875), A History of British Surnames của
McKinley (1990), Patterns of Migration in the Late Middle Ages: The Evidence
of English Place-name Surnames của McClure (1979),… The Origin of English
Surnames của Reaney (1980),…[98][167][160]. Ngôn ngữ học có thể kết hợp
với xã hội học để nghiên cứu về tên riêng và các vấn đề xã hội liên quan mà
đặc biệt là việc đổi tên của nữ giới sau khi kết hơn, các cơng trình tiêu biểu
như: The Distinction of Gender? Women’s Names in the Thirteenth Century
của Postles (1996), A Name of One’s Own: Identity, Choice and Performance
in Marital Relationship của Wilson (2009) hay The Making of Selfhood:
Naming Decisions on Marriage của Thwaites (2013)… [179] [191] [187].
Ngôn ngữ học có thể kết hợp với tơn giáo để nghiên cứu các tên riêng có nguồn

gốc từ Kinh thánh, các cơng trình tiêu biểu như Curiosities of Puritan
Nomenclature của Bardsley (1880), Names of Women of the Bible của Ieron
(1998),... [99][150]. Từ góc độ so sánh đối chiếu, luận án tiến sĩ ngành ngôn
ngữ nghiên cứu tại trường Đại học Sussex Anh A Cross-cultural Approach to
Personal Naming: Given Names in the Systems of Vietnamese and English,
Nguyễn Việt Khoa đã phân tích và so sánh các đặc điểm liên văn hóa giữa tên
cá nhân người Anh và người Việt [170]. Đây là một cơng trình nghiên cứu cơng
phu, có tính mới và giá trị khoa học cao. Luận án cũng là công trình đầu tiên
7


về so sánh giữa tên người Anh và người Việt. Tuy nhiên, luận án mới chỉ giới
hạn so sánh ở tên cá nhân (given name) mà khơng phải tồn bộ cấu trúc tên
người Anh và người Việt (tên họ - tên đệm – tên cá nhân).
Về cấu tạo tên người, đây là một chủ đề không hẳn đã thu hút được nhiều
sự quan tâm của các nhà nghiên cứu như vấn đề ý nghĩa và nguồn gốc của tên.
Có một số ít nhà nghiên cứu về vấn đề này điển hình như John M. Anderson
(2007) với The Grammar of Names, trong cuốn sách này, tác giả chủ yếu đề
cập đến cấu tạo đơn âm tiết (uncompounded name / monothematic) và đa âm
tiết (compounded name / dithematic) của tên người [96, tr. 88]. Còn Nguyễn
Việt Khoa (2002) cho rằng, tên người Anh là những tổ hợp định danh được cấu
tạo bởi các danh tố (danh tố tên cá nhân, danh tố họ và danh tố đệm). Danh tố
gồm hai loại là danh tố đơn âm tiết và đa âm tiết. Trong đó, danh tố đa âm tiết
được chia thành hai loại là danh tố đa âm tiết một thành phần và danh tố đa âm
tiết đa thành tố. Tác giả cũng đã tìm ra 12 kiểu cấu trúc với nhóm tên đơn âm
tiết và 12 kiểu cấu trúc ở nhóm tên đa âm tiết [40, tr. 45-74].
Về ý nghĩa tên người Anh, Nguyễn Việt Khoa (2002) đã phân loại ý
nghĩa các danh tố trong tổ hợp định danh tên người Anh. Cụ thể như sau: danh
tố tên họ có 5 kiểu phân loại (tên họ đặt theo tên cha, tên họ hình thành từ địa
danh và tên họ chỉ nghề nghiệp, tên họ chỉ đặc điểm cá nhân và tên họ có nguồn

gốc từ tiếng Anh cổ); danh tố tên cá nhân được phân loại dựa trên các thành tố
từ vựng (49 thành tố) và dựa trên đặc điểm nguồn gốc (9 đặc điểm nguồn gốc);
danh tố tên đệm có 4 kiểu phân loại (tên đệm là tên cá nhân thứ hai, tên đệm là
tên họ thời con gái của mẹ, tên đệm là tên đệm của cha và tên đệm là tên của
những người mà người đặt yêu quý) [40, tr.92-136].
1.1.1.3. Tình hình nghiên cứu tên nữ giới ở Anh
Tuy các cơng trình nghiên cứu về tên người Anh nói chung có số lượng
rất lớn và đa dạng, song các cơng trình nghiên cứu về tên riêng nữ giới thì cịn
hạn chế. Trong danh mục 38 số tạp chí Nomina kể từ năm 1977 đến nay, chỉ có
02 trong tổng số 266 cơng trình cơng bố về tên nữ giới người Anh như: The
Name-type Maid(en)well của Hough, C. (2010) hay Naming Welsh Women của
Margan, G. [145] [158].
8


Trước đó phải kể đến Carter, với tư cách là một nhà văn, nhà thơ, bà đã
cho ra đời cuốn sách Lexicon of Ladies Names: With Their Floral Emblems
(1865) [106]. Cuốn sách này chủ yếu phân tích ý nghĩa của 162 tên nữ giới
trong mối quan hệ với tên của 141 loài hoa và những ý nghĩa biểu trưng cho
sắc thái, tình cảm phản ánh qua cái tên đó. Cuốn sách cung cấp thêm thông tin
về ngôn ngữ của hoa, từ vựng hoa và có cả những bài thơ xen lẫn trong nội
dung cuốn sách. Tuy nhiên, cơng trình này mới chỉ nghiên cứu tên nữ trên bình
diện ngữ nghĩa, đặc biệt là ý nghĩa liên quan đến các loài hoa mà chưa phải là
nghiên cứu có tính tổng qt về tên riêng nữ giới người Anh.
Cũng về chủ đề nghiên cứu tên nữ giới người Anh, Elisabeth Okasha trong
Women's Names in Old English (2011) đã nghiên cứu tên riêng nữ giới trong
tiếng Anh cổ [173]. Đây là một nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề tên riêng nữ
giới thông qua ngữ liệu là tên nữ trong các tài liệu tiếng Anh cổ và cũng là cơng
trình nghiên cứu đầu tiên đưa ra quan điểm hoàn toàn khác so với những quan
điểm đã được công nhận trước đây rằng giới tính của mỗi cá thể được xác định

một cách chính xác bởi giới ngữ pháp (grammatical gender) trong tên người
đó. Bà phủ nhận chức năng ngữ pháp về giới trong tên người ở tiếng Anh cổ.
Bà cho rằng rất khó phân biệt giới trong tên người ở tiếng Anh cổ. Trong khi
đó, các nhà nghiên cứu về nhân danh học đương đại cho rằng việc phân biệt
giới tính nam và nữ qua tên người không mấy phức tạp. Tuy nhiên, cơng trình
nghiên cứu này chỉ giới hạn nghiên cứu tên nữ giới người Anh trong tiếng Anh
cổ nên cũng chưa nói được đầy đủ về tên riêng nữ giới người Anh.
Một bình diện nổi bật trong nghiên cứu tên nữ giới người Anh đó là bình
diện ngơn ngữ học xã hội với rất nhiều cơng trình nghiên cứu về tên nữ giới và
tình trạng hơn nhân. Gốc rễ của vấn đề nằm ở phong tục đổi tên nữ sau khi kết
hôn ở Anh cũng như nhiều quốc gia châu Âu khác trên thế giới. Có thể kể đến
một số cơng trình như The Distinction of Gender? Women’s Names in the
Thirteenth Century của Postles (1996), A Name of One’s Own: Identity, Choice
and Performance in Marital Relationship của Wilson (2009) hay The Making
of Selfhood: Naming Decisions on Marriage của Thwaites (2013) [179] [191]
[187]. Các cơng trình đều xoay quanh vấn đề đổi tên của phụ nữ sau khi thay
9


đổi tình trạng hơn nhân như đổi tên sau kết hôn, đổi tên sau li hôn, đổi tên sau
khi chồng mất,… Đây là các nghiên cứu liên ngành ngôn ngữ học, triết học, xã
hội học, tâm lý học…Các nghiên cứu đã nhấn mạnh đến quyền bình đẳng của
phụ nữ đặc biệt là quyền được giữ lại tên sau kết hơn.
Có thể khẳng định tên người Anh nói chung và tên nữ giới người Anh
nói riêng là một vấn đề thú vị được các nhà nghiên cứu quan tâm. Tuy đã có rất
nhiều cơng trình nghiên cứu về tên người Anh nói chung nhưng những cơng
trình nghiên cứu về tên nữ giới người Anh nói riêng từ góc độ đối chiếu còn rất
hạn chế. Đặc biệt, hiện nay vẫn còn đang thiếu vắng những nghiên cứu về tên
nữ giới người Anh mang tính so sánh đối chiếu với các cộng đồng văn hóa
khác.

1.1.2. Tình hình nghiên cứu tên người Việt
1.1.2.1. Lược sử nghiên cứu tên người Việt
Ở Việt Nam, tên người (nhân danh) là chủ đề được quan tâm khá sớm từ
những năm 30 của thế kỷ XX với những công trình khảo cứu, biên soạn, tổng
hợp về tên người trên bình diện dân tộc học hay xã hội học. Theo Phạm Tất
Thắng, “những năm 60-70 của thế kỉ XX đến nay, tình hình nghiên cứu tên
riêng chỉ người trong Việt ngữ học xuất phát từ nhiều mục đích khác nhau đã
phát triển rầm rộ…” [66].
Các cơng trình nghiên cứu chung về tên người Việt trong đó có đề cập
đến tên nữ giới tương đối phong phú, chẳng hạn, trong bài viết Tên người Việt
Nam (1954), Nguyễn Bạt Tụy đã liệt kê được 308 họ và khảo cứu về cách đặt
tên đệm và tên chính của người Việt Nam [83]. Năm 1961, Trịnh Huy Tiến viết
bài Các loại danh nhân Việt Nam đã đề cập đến 15 loại danh hiệu và tên chính
nhưng chưa nói đến tên họ và tên đệm [80]. Nói chung, những nghiên cứu ở
giai đoạn này mới chỉ là sự liệt kê danh sách tên hay là những ý kiến về một
vài lĩnh vực liên quan đến tên người, ví dụ: sự hình thành của tên họ hay cách
đặt tên của người Việt mà chưa có những nghiên cứu chuyên sâu.
Về vấn đề chính tả, các tác giả đã đưa ra hệ thống giải pháp viết hoa tên
riêng cho hợp lí và tiện dùng. Tuy nhiên, vấn đề chính tả và cách viết hoa tên
riêng đến giờ vẫn còn tiếp tục được luận bàn. Nổi bật ở giai đoạn này là các tác
10


giả Lê Anh Hiền (1972), Nguyễn Huy Minh (1973), Lê Xuân Thại (1973) [23]
[47]. Cũng trong giai đoạn này, ngoài vấn đề về chính tả, một số tác giả bắt đầu
đi sâu vào nghiên cứu nghĩa của tên riêng chỉ người, cũng như khai thác những
khía cạnh khác liên quan đến tên người Việt như lịch sử, văn hóa, xã hội, chẳng
hạn, năm 1975, Nguyễn Kim Thản đã viết bài Vài nét về tên người Việt, và năm
1976 Trần Ngọc Thêm có bài Về lịch sử, hiện tại và tương lai của tên riêng
người Việt [57] [68]. Các nghiên cứu này đã nêu lên nguồn gốc của một số tên

họ, đặc điểm của lớp tên đệm, tên chính cũng như nêu lên chức năng của tên
người và nguyên tắc đặt tên chính của người Việt. Đáng chú ý tác giả Lê Trung
Hoa đã cho ra đời tác phẩm Họ và tên người Việt Nam năm 1992 [27]. Tác
phẩm được đánh giá là một cơng trình nghiên cứu chun sâu và có tính hệ
thống nhất từ trước tới nay về vấn đề tên gọi của người Việt trên bình diện dân
tộc – ngơn ngữ học.
Nói đến nhân danh học Việt Nam, phải kể đến Phạm Tất Thắng, một
trong những nhà nghiên cứu có rất nhiều cơng trình đã cơng bố về tên người
(khoảng 50 cơng trình), tiêu biểu là luận án Đặc điểm của lớp tên riêng chỉ
người (chính danh) trong tiếng Việt [59]. Trong cơng trình này, tác giả đã khảo
sát và miêu tả một cách có hệ thống tên chính thức (chính danh) của người Việt.
Gần đây, ơng có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về tên riêng, ví dụ: Không
gian tên riêng tiếng Việt [65]. Mới gần đây ông công bố bài Tình hình nghiên
cứu tên riêng chỉ người trong Việt ngữ học trên tạp chí ngơn ngữ năm 2015 và
Tên riêng là một loại đơn vị từ vựng năm 2016 trong kỉ yếu hội thảo quốc tế về
ngôn ngữ học [66] [67].
Về đại thể, vấn đề nghiên cứu tên người Việt xuất phát từ các bình diện
chủ yếu như: sử học, dân tộc học, xã hội học, văn hố học và ngơn ngữ học.
Về lịch sử, tên người Việt cũng có nhiều ý kiến chưa thống nhất. Nguyễn
Kim Thản, Hồ Hữu Tường cho rằng tên họ người Việt có gốc tích từ Trung
Quốc, trong khi đó Diệp Đình Hoa lại phỏng đốn rằng tên họ của người Việt
có nguồn gốc bản địa, thuần Việt và được ghi lại trong tên làng xã [57][85][24].
Trần Ngọc Thêm lại đưa ra giả thuyết tiền thân của tên người Việt xuất phát từ
tên các vật tổ truyền thống của các bộ lạc [68, tr.15]. Một phạm trù khác thuộc
11


tên người là tên đệm, vấn đề nguồn gốc của tên đệm cũng gây nhiều tranh cãi.
Nguyễn Kim Thản cho rằng “Tên đệm ra đời muộn hơn họ”, còn Trần Ngọc
Thêm lại nhận định “Tên đệm xuất hiện cùng lúc với họ” [57, tr.69][68, tr.16].

Tuy nhiên, các ý kiến đưa ra về nguồn gốc của tên người Việt còn ở dạng giả
thuyết hoặc võ đốn cần có những minh chứng lịch sử thuyết phục để đưa ra
quan điểm thống nhất. Nổi bật nhất trong các cơng trình khảo cứu về tên người
trên bình diện lịch sử phải kể đến Từ điển nhân vật lịch sử của Nguyễn Q.
Thắng và Nguyễn Bá Thế (tái bản lần thứ 4 năm 1997), đây là một cơng trình
đồ sộ, địi hỏi nhiều cơng sức được soạn thảo công phu với 1769 tên nhân vật
trong lịch sử từ thời vua Hùng dựng nước đến năm 1988 kèm theo những thông
tin cá nhân và thông tin lịch sử kèm theo. Tuy nhiên, trong 1769 tên các nhân
vật chỉ có 66 tên là tên của nhân vật nữ.
Từ góc độ liên ngành ngơn ngữ - văn hóa học, Dương Kỳ Đức đã mở
đầu hướng nghiên cứu về mạng danh với định nghĩa: “Mạng danh là nhân danh
do mỗi thành viên (chủ tài khoản) của một mạng xã hội ảo tự đặt cho mình bằng
tổ hợp tùy thích các chữ cái, chữ số, từ, ngữ để sử dụng trong giao tiếp phi trực
diện (ảo) trên mạng” [15, tr.20]. Ông cũng tiến hành phân loại mạng danh, xác
định vị trí của mạng danh trong hệ thống nhân danh và luận chứng về cơ sở
ngơn ngữ - văn hóa học của mạng danh tiếng Việt.
Trên bình diện ngơn ngữ học, các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều đến
các vấn đề: chức năng, chính tả, cấu tạo và ý nghĩa của tên người Việt. Các tác
giả tiêu biểu trên bình diện này gồm: Lê Anh Hiền (1972), Trần Ngọc Thêm
(1976), Nguyễn Văn Thạc (1979), Nguyễn Huy Minh (1993), Dương Kỳ Đức
(1998), Lê Trung Hoa (2002), Phạm Tất Thắng (1996, 2003, 2004, 2011),
Nguyễn Việt Khoa (2010), Nguyễn Văn Khang (2016) [59] [23] [47] [68] [14]
[27][59][62][63][64][170][39].
Về chức năng của tên người, Trần Ngọc Thêm (1976) cho rằng tên người
có 5 chức năng cơ bản như: chức năng phân biệt, chức năng biệt giới, chức
năng thẩm mĩ, chức năng bảo vệ và cuối cùng là chức năng xã hội [68, tr.1213].

12



Về phương diện chính tả, các nghiên cứu tập trung vào thảo luận về cách
viết hoa tên người. Phần lớn các nhà nghiên cứu đều thống nhất viết hoa tất cả
các âm tiết trong tên người và giữa các âm tiết không dùng dấu gạch nối, như
trong Bản dự thảo về quy tắc viết hoa do Viện Ngôn ngữ học đề xuất năm 1972
[93].
Về phương diện cấu tạo, theo Phạm Tất Thắng (1996), tên chính danh
của người Việt (Kinh) là một đơn vị định danh có dạng một tổ hợp gọi là tổ hợp
định danh tên người. Một tổ hợp định danh tên người đầy đủ gồm 3 danh tố là
họ, đệm và tên cá nhân. Mỗi danh tố là một đơn vị có cấu trúc – chức năng
riêng. Chúng là những kí hiệu định danh có giá trị định danh riêng biệt. Mỗi
danh tố có thể được tạo thành từ các thành tố. Một tổ hợp định danh tên người
trong tiếng Việt có bao nhiêu âm tiết (tiếng) thì có bấy nhiêu thành tố. Nếu dựa
vào độ dài (số lượng âm tiết/tiếng) của tổ hợp định danh tên người thì trong
tiếng Việt có 5 kiểu tên (2 thành tố, 3 thành tố, 4 thành tố, 5 thành tố và 6 thành
tố). Nếu dựa vào đặc trưng cấu tạo thì tên người trong tiếng Việt có 13 khn
cấu trúc [59, tr.44].
Qua tìm hiểu sơ lược về lịch sử nghiên cứu tên riêng người Việt, chúng
tôi rút ra một số vấn đề sau:
i. Khoa học về tên riêng (danh xưng học) ở Việt Nam
- Thứ nhất, về định lượng:
Theo các danh sách, tài liệu tham khảo mà chúng tôi thu thập được, số
lượng các bài báo, bài viết, báo cáo khoa học, sách chuyên về tên riêng của các
tác giả Việt Nam cịn hạn chế (khơng q 300 cơng trình). Trong đó, phải kể
đến tác giả Phạm Tất Thắng có hơn 50 cơng trình cơng bố về tên riêng, đặc biệt
là tên người (nhân danh học). So với nội dung nghiên cứu về danh xưng học
rộng lớn và còn nhiều khoảng trống thì số lượng cơng trình như vậy cịn q ít.
- Thứ hai, về định tính:
Các ấn phẩm về tên riêng của các tác giả Việt Nam phần lớn chỉ mang
tính chất miêu tả cụ thể và cịn tản mạn, thể hiện qua tiêu đề của các bài viết
như: “bàn thêm”, “nhận xét”, “vài nhận xét”, “một số ý kiến”, “thử tìm hiểu”,

“vài nét”, “về”,…Những cơng trình mang tính học thuật, chuyên sâu còn hạn
13


chế. Sách chuyên khảo, giáo trình, đề tài nghiên cứu về tên riêng (danh xưng
học) hoặc tên người (nhân danh học) bằng tiếng Việt gần như chưa có, ngoại
trừ cuốn: Họ và tên người Việt Nam (1992) và Nhân danh học Việt Nam (2013)
của Lê Trung Hoa hay đề tài nghiên cứu khoa học cấp Viện Từ Hán Việt với
tên chính người Việt (2016) của Nguyễn Văn Khang [27][29][39].
ii. Các phương diện/góc độ nghiên cứu tên riêng
Tên riêng, do bản chất của mình là một sự vật đa diện. Nó có thể là đối
tượng nghiên cứu đơn ngành của danh xưng học hay của ngôn ngữ học hoặc
của sử học. Nó cũng có thể là đối tượng nghiên cứu liên ngành, chẳng hạn,
ngôn ngữ học với sử học, ngôn ngữ học với dân tộc học/nhân học, ngôn ngữ
học với xã hội học hoặc với văn hóa học. Mỗi cơng trình nghiên cứu danh xưng
học dù ít hay nhiều vẫn thường phải sử dụng đến các cứ liệu của các ngành
khác như địa lí học, khảo cổ học,…Hoặc nếu nghiên cứu tên riêng từ phương
diện ngơn ngữ học thì cũng phải xem xét chẳng những về góc độ từ vựng học,
mà cả về ngữ âm học, ngữ pháp học, văn tự học,…
iii. Các vấn đề của tên riêng
Tên riêng có thể được nghiên cứu theo các vấn đề chủ yếu sau: bản chất
(định nghĩa, nhận diện), phân loại, cấu tạo/cấu trúc, chính tả, ngữ pháp,…Ở
Việt Nam, do danh xưng học và nhân danh học chưa tồn tại như những ngành
khoa học độc lập nên những vấn đề này chủ yếu được giới ngôn ngữ học quan
tâm. Tuy vậy, những vấn đề như bản chất, định nghĩa, nhận diện cũng chỉ được
một số rất ít nhà nghiên cứu quan tâm (Nguyễn Tài Cẩn [1975], Đỗ Hữu Châu
[1993], Phạm Tất Thắng [2004],…) [2][5][63].
Vấn đề phân loại tên riêng cũng chỉ được một số ít nhà nghiên cứu ngơn
ngữ học bàn tới (Hồng Tuệ [1996], Phạm Tất Thắng [2003], Dương Kỳ Đức
[2017],…). Chẳng hạn, theo Hồng Tuệ, có 5 loại tên riêng (1/tên người, 2/ tên

nơi chốn, 3/ tên thời kì, thời điểm, sự kiện lịch sử, 4/ tên tổ chức, 5/ tên cơng
trình); theo Phạm Tất Thắng có 11 loại (1/ tên người, 2/ tên động vật, 3/ tên
thực vật, 4/ tên gọi các hiện tượng tự nhiên, 5/ tên gọi các công trình kiến trúc,
6/ tên gọi các phương tiện giao thơng, 7/ têm gọi các đơn vị hành chính, 8/ tên
các cơ quan tổ chức, 9/ tên các sản phẩm, hàng hóa, 10/ tên gọi sách báo, 11/
14


tên gọi các văn bản hành chính); Cịn Dương Kỳ Đức lại tìm ra 30 kiểu loại tên
riêng [82][62, tr.47][16, tr.23].
Còn các vấn đề khác về tên riêng như: cấu tạo/ cấu trúc, chính tả thì được
bàn đến rộng rãi, chủ yếu trong giới ngôn ngữ học.
Qua nghiên cứu những vấn đề trên, các nhà khoa học thường rút ra được
rất nhiều điều hữu ích về mặt tâm lí – xã hội và văn hóa của cộng đồng người
Kinh và các dân tộc thiểu số anh em. Chẳng hạn, qua ý nghĩa của tên người,
tên đất cụ thể nào đó, cũng như lí do đặt ra các tên riêng đó, người ta có thể
nhận biết được nhiều điều về giá trị văn hóa, về lịch sử.
iv. Việc nghiên cứu tên người (nhân danh) ở Việt Nam
Trong điều kiện hiện nay, việc nghiên cứu tên người (nhân danh) ở Việt
Nam có một số đặc điểm như sau:
- Một là, chủ yếu nghiên cứu tên riêng (nhân danh) của người Việt/Kinh
nói chung. Hiện nay có 01 cơng trình về tên riêng các dân tộc khác, chẳng hạn
như Các dân tộc Việt Nam - Cách dùng họ và đặt tên của Nguyễn Khôi năm
2006 [41].
- Hai là, các cơng trình chưa có sự đi sâu nghiên cứu theo giới (nam, nữ).
Hiện có 2 cơng trình về tầng lớp, giai cấp, chẳng hạn Hồng tộc Nguyễn của
Thái Văn Kiểm (1963) hay Đặc trưng văn hóa xã hội – ngơn ngữ học của tên
riêng chỉ người trong tiếng Việt của Vũ Thị Kim Thoa (2005) [43] [79].
- Ba là, các cơng trình chủ yếu nghiên cứu tên riêng trong phạm vi tiếng
Việt, ít cơng trình so sánh – đối chiếu đa ngữ. Có một vài luận văn thạc sĩ như

Đặc điểm tên người Hán hiện nay (Đối chiếu với tên người Việt) của Mông
Lâm (2010) hay Đặc điểm cấu trúc – ngữ nghĩa của tên chính danh người Nhật
(có đối chiếu với tên người Việt) của Vương Đình Hịa (2005),… [44][30].
Đáng kể nhất trong các cơng trình so sánh đối chiếu đa ngữ là luận án tiến sĩ
của Nguyễn Việt Khoa (2010) tại Anh Một bước tiếp cận liên văn hóa tới vấn
đề nhân danh: tên cá nhân trong hệ thống tên riêng người Việt và người Anh
[170]. Tuy nhiên, cơng trình này chỉ giới hạn nghiên cứu một phần trong tổ hợp
định danh tên người Anh và người Việt, đó là phần tên cá nhân mà không đối
chiếu phần tên họ và tên đệm .
15


1.1.2.2. Tình hình nghiên cứu tên nữ giới ở Việt Nam
Mặc dù, tình hình nghiên cứu về tên người ở Việt Nam ngày càng phát
triển nhưng những cơng trình chun nghiên cứu về tên nữ giới người Việt còn
rất hạn chế. Có thể kể đến Dương Xuân Đống, một trong số ít người đã có những
cơng trình cơng bố về tên nữ giới. Trong bài Từ Thị trong họ tên người phụ nữ
Việt Nam tác giả đã luận giải về ý nghĩa của từ “Thị” và đưa ra các quan điểm
về nguồn gốc của từ “Thị” trong tên nữ giới người Việt cũng như xu thế sử dụng
từ “Thị” làm tên đệm trong việc đặt tên cho nữ giới [11, tr.23-24]. Xét cho cùng,
đây vẫn chỉ là bài nghiên cứu từ một góc độ rất nhỏ nhưng mang tính đặc trưng
về tên nữ giới trong nhân danh Việt.
Như vậy có thể thấy, tình hình nghiên cứu tên người Anh (nhân danh học
Anh) và tên người Việt (nhân danh học Việt) trong hơn nửa thế kỉ qua đã đạt
được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, những thành tựu đó phần lớn xuất
phát chủ yếu từ bình diện dân tộc học hay xã hội học. Những cơng trình nghiên
cứu về tên người trên bình diện ngơn ngữ học vẫn cịn khá khiêm tốn.
Một điểm chung trong tình hình nghiên cứu nhân danh ở cả Anh và Việt
Nam là những cơng trình chuyên nghiên cứu về tên nữ giới còn hạn chế, đặc
biệt gần như chưa thấy những cơng trình nghiên cứu so sánh đối chiếu tên nữ

giới giữa các ngôn ngữ, giữa các cộng đồng văn hóa - xã hội với nhau. Xuất
phát từ thực tiễn trên, chúng tôi đã lựa chọn nghiên cứu “Đối chiếu tên riêng
nữ giới người Anh và người Việt”.
1.2. Cơ sở lí thuyết
Trong cả tiếng Anh và tiếng Việt, tên riêng thuộc hệ thống từ vựng nhưng
bản thân nó có thể tự hình thành một kiểu loại riêng biệt bao gồm tên người và
tên các sự vật hiện tượng khác. Để có cơ sở lí luận nghiên cứu tên nữ giới (một
bộ phận của tên người), đề tài căn cứ trên một số lí luận liên quan đến tên riêng
nữ giới, vấn đề giới trong ngôn ngữ và vấn đề nghiên cứu đối chiếu tên riêng.

16


1.2.1. Một số vấn đề lí thuyết về tên riêng
1.2.1.1. Danh xưng học
Trong hệ thống tên riêng, tên người (nhân danh) là một mảng quan trọng
so với các nhóm tên khác, trong đó bộ mơn chun nghiên cứu về tên riêng là
danh xưng học (onomastics).
Có nhiều quan điểm khác nhau về danh xưng học. Blackburn cho rằng
danh xưng học là một nhánh của ngữ nghĩa học, nghiên cứu về từ ngun của
danh từ riêng [101]. Trong khi đó, Colman thì miêu tả danh xưng học như một
ngành khoa học nghiên cứu về tên và cách đặt tên. Ông cho rằng danh xưng học
chia thành nhân danh học (anthroponomastics) nghiên cứu về tên người và địa
danh học (toponomastics) nghiên cứu về tên đất nhưng danh xưng học thiên về
nghiên cứu tên người nhiều hơn [115]. Trên quan điểm ngôn ngữ học, Matthews,
Crystal và Bussmann đã đưa ra những định nghĩa đáng chú ý. Matthews đã định
nghĩa danh xưng học là ngành khoa học nghiên cứu về cả tên người và tên địa
danh [159]. Crystal thì đưa ra định nghĩa rằng danh xưng học là một nhánh của
ngữ nghĩa học nghiên cứu về từ nguyên trong danh từ riêng bao gồm danh từ
riêng chỉ người và danh từ riêng chỉ địa danh [118]. Bussmann thì đưa ra định

nghĩa cụ thể hơn về danh xưng học. Ông đưa ra nhận định rằng danh xưng học
là một ngành khoa học nghiên cứu về nguồn gốc, ý nghĩa và sự phân vùng địa
lý của tên riêng. Ơng chia danh xưng học thành các nhóm nhỏ hơn đó là nhân
danh học, thủy danh học và địa danh học [105].
Dù có rất nhiều quan điểm khác nhau về danh xưng học, chúng tôi cho
rằng danh xưng học là một ngành khoa học nhân văn, nghiên cứu về tên và cách
đặt tên người, tên nơi chốn và các sự vật, hiện tượng khác.
1.2.1.2. Vấn đề tên riêng
i. Các khái niệm về tên riêng
Cho đến nay, các nhà khoa học ở Việt Nam và trên thế giới đã đưa nhiều
quan điểm khác nhau về tên riêng (proper name).
Crystal hay Chalker và Weiner cho rằng “tên riêng (proper name) là tên
của từng cá thể riêng biệt, đó là tên người, tên địa điểm, sự vật, sự kiện, xuất
bản phẩm,… [118, tr.208][107, tr.96] hay nói cách khác, tên riêng là các danh
17


từ riêng chỉ các thực thể tồn tại duy nhất, ví dụ: London, Hà Nội, sơng Thames,
sơng Hồng,.
Theo Huddleston, tên riêng là một phân lớp của danh từ về mặt ngữ pháp
và tên riêng là tên được cá thể hoá cho cá nhân, địa điểm hay tổ chức..., việc cá
thể hố này được thực hiện thơng qua việc đặt tên [149, tr.27].
Trên quan điểm ngữ dụng, ngữ nghĩa, cú pháp, Van và Mark đã đưa ra
định nghĩa về tên riêng như sau:
Về ngữ dụng học, tên riêng là một danh từ biểu thị cho những thực thể
tồn tại duy nhất ở cấp độ qui ước hình thành ngơn ngữ, khiến cho thực thể
đó nổi bật về mặt tâm lí trong phạm vi phạm trù được đưa ra ở mức độ cơ
bản. Về ngữ nghĩa học, ý nghĩa của tên riêng (nếu có) thì rất khó có thể xác
định được. Về cú pháp học, một sự phản ánh quan trọng của đặc điểm ngữ
nghĩa – cú pháp của tên riêng là khả năng xuất hiện của tên riêng trong một

cấu trúc đóng [188, tr.116].
Trong tiếng Việt, các nhà ngơn ngữ học cũng đưa ra các định nghĩa và
quan điểm khác nhau về tên riêng.
Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Tên riêng là tên đặt cho từng cá thể sự vật. Tên
riêng hoàn tồn khơng phải khơng có nghĩa biểu niệm”. Ơng cũng chỉ ra: “Chức
năng cơ bản của tên riêng là chỉ cá thể sự vật đúng với phạm trù cá thể được
gọi tên bằng tên riêng đó (...) Quan trọng hơn là tên riêng được dùng trong chức
năng xưng hô. Tuy là phạm trù ngôn ngữ học phổ quát, nhưng tên riêng mang
đậm bản sắc dân tộc cả về qui tắc đặt tên và qui tắc dùng” [5].
Theo quan niệm của Dương Kỳ Đức, tên riêng là “tên gọi cho một sự
vật, hiện tượng duy nhất, độc nhất để phân biệt, cá thể hóa sự vật, hiện tượng
đó với sự vật, hiện tượng gần gũi trong một tập hợp nào đó” [16, tr.17]. Theo
ơng, tính chất duy nhất, độc nhất, cá thể hóa này được hiểu khơng phải theo
nghĩa tuyệt đối mà theo nghĩa tương đối, trong quan hệ với các sự vật, hiện
tượng gần gũi trong một tập hợp nào đó. Chẳng hạn, trong tập hợp “các xe máy
tay ga của Yamaha” thì Acruzo là một tên riêng, để phân biệt với các xe Nozza,
Grande, Janus, Sirius,…, mặc dù có hàng nghìn chiếc xe máy tay ga Acruzo
đời 2016 giống nhau như đúc. Tương tự trong tập hợp “các ngày tết trong chu
18


kì một năm”, thì Tết cơm mới là một tên riêng, để phân biệt, cá thể hóa với các
tên gọi tết khác, như Tết hàn thực, Tết đoan ngọ, Tết trung thu,…Cũng vậy,
trong tập hợp một “thập lục hoa giáp” (chu kì 60 năm) thì Đinh Dậu là một tên
riêng của năm, trong quan hệ với các năm khác như Nhâm, Bính, Quý,…[16,
tr.18]
Như vậy, tên riêng được định nghĩa từ nhiều góc độ khác nhau. Do đó,
việc đưa ra một khái niệm chính xác nhất về tên riêng là rất khó vì mỗi tác giả
đều có những lí luận riêng khi đưa ra quan điểm của mình. Tuy nhiên, quan
điểm của chúng tôi là tên riêng là một loại đơn vị từ vựng dùng để gọi tên một

cá thể đơn nhất, để phân biệt giữa cá thể này với cá thể khác.
Trong việc xác định kiểu loại của tên riêng, các nhà ngơn ngữ học Anh
và Việt Nam đều có những quan điểm khác nhau như sau:
Đại điện là Huddleston và nhiều tác giả khác thì cho rằng “trên quan
điểm cú pháp học, tên riêng phải là một danh từ mà danh từ đó có thể có chức
năng của một cụm danh từ” [149, tr.96]. Ở Việt Nam, Mai Ngọc Chừ cho rằng
“danh từ được phân chia bước đầu thành hai lớp nhỏ là danh từ riêng và danh
từ chung” [6]. Nói như vậy có nghĩa là tên riêng (danh từ riêng) thuộc từ loại
danh từ.
Còn theo Nguyễn Tài Cẩn, “tên riêng đáng được tách ra thành một hệ
thống còn danh từ chung có thể với động từ và tính từ làm thành một hệ thống
khác tên riêng [3]. Nguyễn Văn Khang đưa ra quan điểm rất rõ ràng trong đề
tài nghiên cứu khoa học cấp Viện về Từ Hán Việt với tên chính người Việt “có
nên xếp tên riêng vào từ loại danh từ hay không và tên riêng có nên coi là danh
từ riêng trong mối quan hệ với danh từ chung hay không? Câu trả lời là không”
[39, tr. 40]. Trong một công bố mới gần đây của Phạm Tất Thắng về tên người,
ông cho rằng “Tên riêng được coi là một đơn vị từ vựng đặc biệt có giá trị tương
đương với từ, được gọi là Ngữ định danh tên riêng” [67]. Theo Phạm Tất
Thắng, “…các tên riêng không thỏa mãn các đặc trưng chủ yếu của từ loại danh
từ. Vì thế, chúng cần được tách khỏi danh từ làm thành một lớp riêng, có cấu
trúc - chức năng đặc biệt, khác hẳn với danh từ chung và các lớp từ loại khác
trong hệ thống ngôn ngữ” [64].
19


×