Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Cong van so 261SGDDTGDTrH ngay 1032008 cua So GDDT Tien Giang Ung dung CNTT trong day hoc o truong trung hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.83 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

UBND TỈNH TIỀN GIANG <b>CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM</b>
<b>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO</b>


 <b>Độc lập – Tự do – Hạnh phúc</b><sub></sub>
Số: 261/SGD&ĐT-GDTrH


Về việc ứng dụng công nghệ
thông tin trong dạy - học ở trường
trung học.


<i>Mỹ Tho, ngày 10 tháng 03 năm 2008</i>


Kính gửi:


- Trưởng Phịng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố, thị xã;
- Hiệu trưởng các trường Trung học phổ thông;


- Giám đốc các Trung tâm KTTH-HN.


Căn cứ Công văn số 12966/BGD&ĐT-CNTT ngày 10/12/2007 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc đẩy mạnh triển khai một số hoạt động về công nghệ
thông tin (CNTT); trên cơ sở các ý kiến thống nhất trong Hội thảo chuyên đề
“Định hướng ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy – học” được tổ
chức ngày 19/01/2008, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thống nhất một số
nguyên tắc, thuật ngữ và kế hoạch triển khai nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT
trong dạy – học ở bậc trung học như sau:


<b>1. Các nguyên tắc cơ bản trong việc ứng dụng CNTT trong dạy – học:</b>
<b>1.1. Nguyên tắc chung:</b>


- Việc ứng dụng CNTT trong dạy – học phải luôn hướng vào mục tiêu đào


tạo và phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh.


- Việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy phải góp phần đổi mới phương pháp
dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, phát triển tư duy độc lập của học
sinh.


- Việc đưa CNTT vào giảng dạy phải phù hợp với cơ sở vật chất, đặc điểm và
điều kiện của từng đơn vị, đặc biệt chú ý đến việc trang bị phương tiện kỹ thuật
đồng bộ với việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ và kỹ năng ứng dụng CNTT của
đội ngũ giáo viên.


- Giữa thiết bị thật và thí nghiệm ảo phải có sự phù hợp nhất định, đặc biệt về
yêu cầu sư phạm. Những thiết bị, dụng cụ thí nghiệm căn bản chỉ được hỗ trợ
bằng CNTT chứ không thể thay thế hoàn toàn bằng CNTT.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

tiêu, nội dung, phương pháp dạy học của môn học, khả năng của phần mềm và
các giải pháp CNTT; mục đích áp dụng CNTT; mức độ phù hợp giữa CNTT và
thiết bị…


<b>1.2. Những loại TBDH nên tập trung xây dựng và ứng dụng CNTT:</b>
- Các mơ hình kỹ thuật, các q trình vật chất, tâm lý diễn ra trong hiện thực
mà con người không thể tri giác tự nhiên được hoặc tri giác khơng thể chính xác,
đầy đủ được sẽ rất thích hợp với cơng nghệ mơ phỏng.


- Một số học liệu có thể kết hợp với thiết bị công nghệ hoặc được thay thế
bằng tài liệu số hóa như: các bản đồ địa lý, lịch sử, các sa bàn, mơ hình, mẫu vật
có kích thước, khối lượng lớn, những mơ hình dễ gãy vỡ khi di chuyển hoặc lắp
ráp phức tạp mất nhiều thời gian, các q trình vật lý, hóa học, các quan hệ và
chuyển động phức tạp trong không gian… có thể chuyển thành bản đồ số hóa,
đồ họa mơ phỏng trong các phần mềm.



- Một số tranh, ảnh minh họa (trừ tranh nghệ thuật) bằng giấy in hay vải có
thể chuyển thành file đồ họa hoặc ảnh số, tạo thành bộ sưu tập trong CD-ROM
hoặc dữ liệu số.


- Những vấn đề học tập trừu tượng trong văn học, nghệ thuật, chính trị… cần
được hỗ trợ bằng các nguồn khác nhau. Các nguồn này được cung cấp, khai thác
rất hiệu quả bằng CNTT và phần mềm. Tuy nhiên các trình diễn ảo hoặc các tài
liệu số hóa chỉ có thể minh họa chứ không thể thay thế việc trực tiếp dạy và
luyện tập các kỹ năng nghệ thuật,...


<b>1.3. Những loại TBDH không nên lạm dụng ứng dụng CNTT:</b>


- Hầu hết các dụng cụ và thiết bị thí nghiệm, thực nghiệm khoa học khơng
nên chuyển sang phần mềm. Nói chung, thí nghiệm và thực nghiệm đòi hỏi học
sinh phải thực hiện được thật sự bằng tay và kỹ năng quan sát, ghi chép, phân
tích… Khơng nên lạm dụng các trình diễn thí nghiệm ảo. Đó chỉ là trình diễn
chứ khơng phải là thí nghiệm. Khi đó học sinh sẽ bị hạn chế ở hành động quan
sát và cũng chỉ là quan sát các sự vật ảo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Rất nhiều kỹ năng học tập mà các mơn học địi hỏi được thể hiện trong thiết
bị (đặc biệt trong dụng cụ thực nghiệm, tài liệu thực hành) nhằm nâng cao tính
tích cực học tập của học sinh từ những hành vi vật chất cảm tính. Điều này
CNTT khơng thể thay thế được và cũng không nên lạm dụng.


- Những yêu cầu rèn luyện kỹ năng (khoa học, công nghệ, nghệ thuật và kỹ
năng xã hội) cần được tôn trọng và không được thay thế bằng phần mềm hay
công nghệ mô phỏng. Thí dụ: kỹ năng nối hai đọan dây trong mạch điện, kỹ
năng trồng và ghi chép sự tăng trưởng của cây… được thực hiện một cách vật
chất thì tác động tâm lý và văn hóa khác hẳn khi nó được thực hiện trong môi


trường ảo. Học sinh cần được trải nghiệm những hành động thật sự.


<b>2. Thống nhất một số thuật ngữ:</b>
<b>2.1. Giáo án điện tử: </b>


Giáo án điện tử là bài soạn trên máy tính (giáo án “nền”) có kèm theo một
bài giảng điện tử.


<b>2.2. Giáo án nền:</b>


Giáo án nền (soạn trên máy tính): bao gồm tồn bộ các thành tố của quá trình
dạy – học (mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, tổ chức dạy – học,
kiểm tra đánh giá), đồng thời phải đảm bảo đầy đủ yêu cầu của bộ môn.


<b>2.3. Bài giảng điện tử:</b>


Bài giảng điện tử chủ yếu chỉ gồm những nội dung dạy – học được giáo
viên chọn lọc từ “giáo án nền” để trình bày trên lớp bằng máy tính – nhờ các
phần mềm chuyên dụng với những hiệu ứng minh họa.


Bài giảng điện tử là bài giảng có dùng máy tính hỗ trợ, được thực hiện
nhờ các phần mềm chun dụng và có thể trình chiếu để thay thế cho bài giảng
viết tay.


Bài giảng điện tử là một bộ phận của giáo án điện tử, không bao gồm tồn
bộ các thành tố của q trình dạy – học.


<b>3. Tiêu chí đánh giá:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

trong việc thanh tra, đánh giá hoạt động sư phạm nhà giáo. Trong quá trình triển


khai thực hiện Sở GD&ĐT lưu ý các vấn đề sau:


- Đối với các tiết dạy thông thường (không sử dụng CNTT), hoặc các tiết
dạy mà CNTT chỉ được sử dụng để trình chiếu minh họa các “thiết bị dạy học
điện tử” thì đánh giá, xếp loại tiết dạy vẫn áp dụng theo Thông tư 10227/THPT
ngày 11/9/2001 của Bộ GD&ĐT.


- “Giáo án điện tử” được thẩm định để thành lập “Ngân hàng giáo án điện
tử” bao gồm: “giáo án nền” kèm theo một “bài giảng điện tử”, các giáo án được
đưa vào ngân hàng phải đạt loại tốt.


<b>3.2. Tiêu chí </b>đánh<b> giá, xếp loại giờ dạy sử dụng “Bài giảng điện tử”:</b>
<b>3.2.1.</b> Tiêu chí:


<b>Các mặt</b> <b>Các yêu cầu</b> <b>Điểm</b>


<b>Nội</b>
<b>dụng</b>


1 Chính xác khoa học 2,0


2 Bảm đảm tính hệ thống, đủ nội dung, rõ trọng tâm 2,0
3 Liên hệ thực tế (nếu có); có tính giáo dục 2,0
<b>Phương</b>


<b>pháp</b>


4 Sử dụng phương pháp phù hợp với đặc trưng bộ môn, với


nội dung của kiểu bài lên lớp 2,0


5 Kết hợp tốt các phương pháp trong các hoạt động dạy và


học. 2,0


<b>Phương</b>
<b>tiện</b>


6 Sử dụng và kết hợp tốt các phương tiện, thiết bị dạy học


phù hợp với nội dung của kiểu bài lên lớp. <b>3,0</b>
7 Trình bày bảng hợp lý, chữ viết, hình vẽ, lời nói rõ ràng,


chuẩn mực; giáo án hợp lý 2,0


<b>Tổ chức</b>


8 Thực hiện linh hoạt các khâu lên lớp, phân phối thời gian


hợp lý ở các phần, các khâu. <b>1,0</b>
9 Tổ chức và điều khiển học sinh học tập tích cực, chủ


động phù hợp với nội dung của kiểu bài, với các đối
tượng; học sinh hứng thú học.


2,0
<b>Kết quả</b> 10 Đa số học sinh hiểu bài; nắm vững trọng tâm, biết vận


dụng kiến thức. 2,0


<b>3.2.2. Cách xếp loại:</b>



<i><b>- Loại Tốt:</b></i> đạt từ 17 đến 20 điểm. (các yêu cầu 1, 4, 6, 9 đạt điểm tối đa)


<i><b>- Loại Khá:</b></i> đạt từ 13 đến 16,5 điểm. (các yêu cầu 1, 4, 9 đạt điểm tối đa)


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<i><b>- Chưa đạt yêu cầu:</b></i> đạt tổng số điểm 9,5 điểm trở xuống.
<b>3.3. Tiêu chí đánh giá, xếp lọai “giáo án điện tử”:</b>


<b>3.3.1.</b> Tiêu chí:


<b>Các mặt</b> <b>Yêu cầu</b> <b>Điểm</b>


<b>Nội dung</b>
(Kiến thức,
kỹ năng,


thái độ)


1 Đáp ứng đầy đủ mục tiêu bài học. 2,0
2 Đảm bảo tính khoa học, chính xác 2,0


3 Khắc họa được trọng tâm 2,0


4 Liên hệ thực tế (nếu có), có tính giáo dục 2,0
<b>Tư liệu </b>


<b>minh họa</b>
(Văn bản, phim,


ảnh, hoạt hình,


mơ phỏng, âm


thanh...)


5 Chính xác, trình bày khoa học, có tính thẩm mỹ 2,0


6 Làm nổi bật nội dung 2,0


7 Đúng lúc, đúng liều lượng 2,0


<b>Hiệu quả</b>


8 Giúp giáo viên tổ chức tốt hoạt động của người học. 2,0


9 Tạo hứng thú học tập 2,0


10 Phát huy tính chủ động, tích cực của người học. 2,0
<b>Cách xếp loại:</b>


-<i><b>Loại Tốt:</b></i> đạt từ 17 đến 20 điểm. (các yêu cầu 1, 2, 5, 10 đạt điểm tối đa)
-<i><b>Loại Khá:</b></i> đạt từ 13 đến 16,5 điểm.(các yêu cầu 1, 2, 5 đạt điểm tối đa)
-<i><b>Đạt yêu cầu:</b></i> đạt từ 10 đến 12,5 điểm.(các yêu cầu 1, 2 đạt điểm tối đa)
-<i><b>Chưa đạt yêu cầu:</b></i> đạt tổng số điểm 9,5 điểm trở xuống.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>4.2.</b> Các trường cần xây dựng kế hoạch để khai thác có hiệu quả các thiết bị
đã được trang bị. Đối với các trường THPT trọng điểm: số tiết dạy bằng giáo án
điện tử phấn đấu đạt tối thiểu từ 50-70%, các trường THPT còn lại: đạt từ
30-50%. Khuyến khích các trường THCS soạn giảng bằng giáo án điện tử. Giáo
viên có thể tham khảo các tài liệu, bài giảng điện tử của đồng nghiệp trong công
tác soạn giảng, tuy nhiên không đồng nhất việc ứng dụng CNTT với đổi mới


phương pháp giảng dạy, tuyệt đối không để xảy ra hình thức “chiếu chép” trong
ứng dụng CNTT vào dạy – học.


<b>4.3.</b> Trên cơ sở Hội thảo “Định hướng ứng dụng CNTT trong đổi mới
phương pháp dạy – học ở trường trung học” lần thứ nhất, Sở GD&ĐT sẽ tổ chức
các Hội thảo chuyên đề theo từng môn học. Nội dung Hội thảo sẽ tập trung đánh
giá thực trạng ứng dụng CNTT trong từng mơn học qua đó xây dựng các giải
pháp cụ thể để việc ứng dụng CNTT theo bộ môn đạt hiệu quả tốt nhất.


Nhận được Công văn này, đề nghị các Phòng GD&ĐT, các Trường
THPT, các Trung tâm KTTH-HN, các Trung tâm GDTX triển khai đến tất cả
các giáo viên bộ môn, và xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện có hiệu quả
việc ứng dụng CNTT trong quản lý và giảng dạy, trong đó cần xác định các
nhiệm vụ cụ thể để chuẩn bị cho năm học 2008-2009 là <b>“Năm học Công nghệ</b>
<b>thông tin”</b> theo định hướng của Bộ GD&ĐT. Trong quá trình triển khai thực
hiện có vấn đề gì phát sinh, vướng mắc đề nghị kịp thời báo cáo về Sở GĐ&ĐT
(thơng qua Phịng Trung học phổ thơng) để Sở GD&ĐT nghiên cứu giải quyết./.


<i><b>Nơi nhận:</b></i> <b>GIÁM ĐỐC</b>


- Như trên;
- Ban Giám đốc;
- Phòng THPT;
- Thanh tra Sở;
- Lưu VT.
(T: 65 b)


</div>

<!--links-->

×