Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CNTT VAO DAY HOC MON TOAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.97 KB, 9 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC
TOÁN
NGƯT. TRẦN DƯ SINH ‘
Sở Giáo dục & Đào tạo Thừa Thiên Huế
I. Mở đầu:
Trong thời đại ngày nay, công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông
phát triển như vũ bão, các phương tiện hiện đại, môi trường đa phương
tiện (multimedia) hỗ trợ dạy và học ngày càng trở thành phổ biến, mạng
Internet là một phương tiện nối kết toàn cầu trong nhiều lĩnh vực trong đó
có giáo dục, đã làm thay đổi mạnh về tư duy giáo dục và đào tạo, làm thúc
đẩy nhanh việc đổi mới phương pháp dạy và học trong nhà trường, giúp
cho giáo viên thực hiện các phương pháp dạy học tích cực “lấy học sinh
làm trung tâm” có hiệu quả hơn, nhiều hình thức dạy học mới xuất hiện mà
trước đây chưa có. CNTT cũng góp phần đổi mới các hình thức kiểm tra
đánh giá kết quả học tập của học sinh một cách toàn diện, tích cực và có
hiệu quả hơn. Với sự bùng nổ thông tin, ngày càng có nhiều phần mềm
phục vụ việc dạy và học, rõ ràng không thể không đổi mới phương pháp
dạy học (PPDH), không thể dạy học theo lối cũ được. Việc ứng dụng CNTT
vào dạy và học đã được các nhà giáo dục nghiên cứu và đã nâng thành lí
luận kết hợp với các thành tựu mới của các nghiên cứu về giáo dục, điều
này đã được đúc kết trong Hội thảo quốc tế lần thứ 17 của hiệp hội các nhà
nghiên cứu và giảng dạy Toán ICMI trên toàn thế giới về “Ứng dụng CNTT
vào dạy và học Toán”, diễn ra từ ngày 03/12 đến 08/12/2006 tại Hà Nội.
Các tập đoàn máy tính và phần mềm lớn như Intel, IBM, Microsoft,... cũng
đã đầu tư rất lớn cho việc nghiên cứu đưa CNTT vào giáo dục và đã hỗ trợ
cho Bộ GD & ĐT, nhiều dự án đang được triển khai ở nhiều trường phổ
thông một cách có hiệu quả, mở ra một hướng mới cho việc đổi mới giáo
dục ở nước ta. Một số nước như Ấn Độ, Thái Lan,... nhà nước đang đầu tư
để cung cấp đến từng học sinh loại máy tính xách tay (laptop) giá rẻ để đổi
mới thực sự cách dạy và cách học trong nhà trường.


Các nhà giáo dục nổi tiếng trên thế giới đã tổng kết một số vấn đề như
sau:
Công nghệ thông tin góp phần đổi mới Phương pháp dạy học.
1. Đổi mới PPDH theo quan niệm CNTT và truyền thông:
Thế giới bước vào kỉ nguyên mới nhờ tiến bộ nhanh chóng của việc ứng
dụng CNTT vào tất cả các lĩnh vực. Trong GD-ĐT, CNTT đã góp phần hiện
đại hóa phương tiện, thiết bị dạy học (TBDH), góp phần đổi mới PPDH.
* Dạy và học theo quan điểm CNTT: Theo quan điểm thông tin, học là
quá trình thu nhận thông tin có định hướng, có sự tái tạo và phát triển
thông tin; dạy là phát thông tin và giúp người học thực hiện quá trình trên
một cách có hiệu quả.
- Thông tin được hiểu càng có giá trị nếu nó gây ra được sự bất ngờ
càng lớn. Trong khoa học người ta đã lượng hóa thông tin theo quan điểm
này. Người học như một máy thu có nhiều cửa vào, phải biết tiếp nhận
thông tin qua nhiều cửa, phải biết tách thông tin hữu ích ra khỏi nhiễu, phải
biết biến đổi, lưu trữ, ghi nhớ thông tin trong nhiều bộ nhớ khác nhau, mỗi
cửa này tiếp nhận một loại thông tin được mã hóa riêng biệt. Ta cần tận
dụng tất cả các phương tiện để đưa thông tin vào các cửa này, cần sử
dụng các trang thiết bị hiện đại nhằm chuyển đổi, mã hóa, chế biến thông
tin để việc truyền tin đạt hiệu quả nhất.
- Nếu nội dung bài học chỉ được truyền tới người học dưới dạng văn bản
thì người học sẽ kém hứng thú. Nếu chỉ truyền tin theo một chiều, không có
sự hỏi đáp thì thông tin thu được của người học sẽ có phiến diện, không
đầy đủ hoặc bị biến dạng, có khi dẫn đến việc hiểu sai nội dung.
- Theo quan điểm CNTT, để đổi mới PPDH, người ta tìm những “Phương
pháp làm tăng giá trị lượng tin, trao đổi thông tin nhanh hơn, nhiều hơn và
hiệu quả hơn”.
- Nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật, quá trình dạy học đã sử dụng
phương tiện dạy học sau đây:
(a) Phim đèn chiếu để giảng bài với đèn chiếu Overhead.

(b) Phần mềm hỗ trợ giảng bài, minh họa trên lớp với LCD-projector
(máy chiếu tinh thể lỏng) hay còn gọi là video-projector.
(c) Phần mềm dạy học (PMDH) giúp HS học trên lớp và ở nhà.
(d) Công nghệ kiểm tra, đánh giá bằng trắc nghiệm trên máy tính.
(e) Sử dụng mạng Internet để dạy học.
(f) E-learning.
* Dạy học với phương tiện hiện đại trên sẽ có các ưu thế sau:
- GV chuẩn bị bài một lần thì có thể sử dụng được nhiều lần.
- Các PMDH có thể thực hiện các thí nghiệm ảo, sẽ thay thế GV giảng
dạy thực hành, tính năng động cho người học, cho phép HS học theo khả
năng.
- Các phương tiện hiện đại sẽ tạo ra khả năng để GV trình bày bài giảng
sinh động hơn, dễ dàng cập nhật và thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng
của khoa học hiện đại.
- Các phương tiện sẽ hỗ trợ, chuẩn hóa các bài giảng mẫu, đặc biệt đối
với những phần khó giảng, những khái niệm phức tạp.
- HS học không bị thụ động, có nhiều thời gian nghe giảng để đào sâu
suy nghĩ... và điều quan trọng hơn là nhiều HS được dự và nghe giảng bài
của nhiều GV giỏi.
- Sử dụng PMDH làm phương tiện hỗ trợ dạy học một cách hợp lí sẽ cho
hiệu quả cao, bởi lẽ khi sử dụng PMDH bài giảng sẽ sinh động hơn, sự
tương tác hai chiều được thiết lập. HS được giải phóng khỏi những công
việc thủ công vụn vặt, tốn thời gian, dễ nhầm lẫn, nên có điều kiện đi sâu
vào bản chất bài học.
- Hai công nghệ hiện đại và ứng dụng có hiệu quả nhất cho giáo dục -
đào tạo là công nghệ đa phương tiện Multimedia và công nghệ mạng
Networking, đặc biệt là mạng Internet. Hai công nghệ này đã giúp cho con
người thực hiện được khẩu hiệu học mọi nơi, học ở mọi lúc, học suốt đời
và dạy cho mọi người với mọi trình độ khác nhau.
- Sử dụng CNTT để dạy học, PPDH cũng thay đổi. GV là người hướng

dẫn HS học tập chứ không đơn thuần chỉ là người rót thông tin vào đầu
HS. GV cũng phải học tập thường xuyên để nâng cao trình độ về CNTT, sử
dụng có hiệu quả CNTT trong dạy và học. HS có thể lấy thông tin từ nhiều
nguồn khác nhau như sách, Internet, CD-ROM,... Lúc này HS phải biết
đánh giá và lựa chọn thông tin, không còn chỉ đơn thuần nhận thông tin một
cách thụ động vì nguồn thông tin vô cùng phong phú.
* CNTT với vai trò phương tiện, Thiết bị dạy học (TBDH)
CNTT với vai trò phương tiện, TBDH cần đảm bảo các yêu cầu:
- Sử dụng CNTT như công cụ dạy học cần được đặt trong toàn bộ hệ
thống các PPDH nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống đó.
- Mỗi phương pháp đều có chỗ mạnh và chỗ yếu, ta cần phát huy chỗ
mạnh hạn chế chỗ yếu của mỗi phương pháp.
- Phát huy vai trò của người thầy trong quá trình sử dụng CNTT như
TBDH. Không thủ tiêu vai trò người thầy mà trái lại còn phát huy hiệu quả
hoạt động của thầy giáo trong dạy học có sử dụng CNTT. Ta chủ trương
sử dụng CNTT như TBDH của người thầy giáo, công cụ này dù hiệu lực
đến mấy cũng không được thủ tiêu vai trò của người thầy. Ta vẫn cần tìm
cách phát huy tác dụng của GV nhưng theo các hướng không hoàn toàn
giống như trong dạy học thông thường. GV cần lập kế hoạch cho những
hoạt động của mình trước, trong và sau khi HS học tập trên máy vi tính.
Chẳng hạn khi sử dụng CNTT thay GV trong một số khoảng thời gian, do
được giải phóng khỏi việc dạy học đồng loạt cho cả lớp, GV có thể đi sâu
giúp những HS cá biệt (giỏi hoặc yếu) trong khoảng thời gian dài hơn nhiều
so với DH không sử dụng CNTT.
- Sử dụng CNTT như TBDH không phải chỉ nhằm thí điểm DH với CNTT
mà còn góp phần DH về CNTT.
- Hiệu quả của việc sử dụng CNTT ngay trong quá trình DH có tác dụng
gây động cơ học tập những nội dung tin học. Vả lại chính bản thân những
ứng dụng của tin học và công cụ của tin học cũng là một trong những nội
dung tin học cần truyền thụ.

- Để phát huy tác dụng tích cực của việc sử dụng CNTT như là một ứng
dụng của tin học ở những lúc thích hợp, GV có thể bình luận về hiệu quả
của máy vi tính, về vai trò của con người thể hiện trong việc lập trình.
- Sử dụng CNTT như một TBDH không phải chỉ để thực hiện DH với
trang thiết bị của CNTT mà còn góp phần thúc đẩy việc đổi mới PPDH ngay
cả trong điều kiện không có máy. Nếu ta lập được một chương trình trong
máy tính làm chức năng thầy giáo thực hiện một cách có hiệu quả một số
khâu của quá trình DH một nội dung nào đó thì cũng có thể đề xuất được
một phương án tốt để cải tiến PPDH. Vì vậy có thể làm song song hai việc:
Đồng thời với việc thí điểm làm phần mềm để máy vi tính làm chức năng
GV dạy một số tiết, ta sẽ đề xuất những phương án cải tiến DH các tiết đó
trong điều kiện không có máy vi tính. Cách làm này vừa phù hợp với điều
kiện hoàn cảnh nước ta hiện nay, vừa đón trước được xu thế phát triển của
khoa học thế giới. Kết quả mong đợi không phải chỉ ở một số chương trình
DH bằng máy vi tính mà còn ở sự phát triển của khoa học giáo dục nói
chung và điều đó sẽ ảnh hưởng tích cực đến việc cải tiến PPDH kể cả
trong điều kiện không có máy.
2. E-learning
* Học tập (Learning) là gì? Là việc xử lí những thông tin mà người học
thu được, nó tạo nên sự thay đổi hoặc làm tăng kiến thức và khả năng,
năng lực của người học.
* E-learning là việc thực hiện các chương trình giáo dục, học tập, đào
tạo, bồi dưỡng thông qua các phương tiện điện tử.
E-Learning liên quan đến việc sử dụng máy tính hoặc các thiết bị điện tử
trong một phương diện nào đó nhằm cung cấp tài liệu cho việc giáo dục,
học tập, đào tạo, bồi dưỡng.
* Những đặc điểm cơ bản của E-learning so với các hình thức tổ chức
dạy học khác:
- Công nghệ là thứ yếu sang đa phương tiện là trọng tâm.
- Giáo dục chỉ một lần sang giáo dục suốt đời.

- Chương trình cố định sang chương trình mở (mềm dẻo hơn).
- Tập trung vào tổ chức, vào người dạy sang tập trung vào người học.
- Tự thân vận động hoặc giáo dục đồng loạt sang hợp tác.
- Giới hạn trong phạm vi khu vực (địa phương) sang mạng lưới toàn
cầu.
* E-learning có lợi thế hơn so với các hình thức tổ chức dạy học truyền
thống:
- Giảm chi phí.
- Học tùy theo khả năng, tốc độ của bản thân.
- Khả năng thay đổi nhanh.
- Cung cấp, phản hồi nhanh, nhất quán.
- Học bất cứ đâu, bất kể thời gian nào.
- Cập nhật nhanh chóng.
- Dễ dàng quản lí những nhóm HS quá đông.
- Không sách mà là các cơ sở dữ liệu có khả năng tìm kiếm.
- Không lớp học mà là đào tạo tương tác trong một môi trường ảo.
- Không hội thảo mà là trò chuyện qua mạng.
- Không kiểm tra mà là đánh giá tự động.
- Xã hội yêu cầu mỗi thành viên đều có kĩ năng dùng máy tính và mạng
để trao đổi, tương tự như kĩ năng đọc, viết.
II. Một số giải pháp ứng dụng CNTT vào đổi mới phương pháp dạy –
học đã thực hiện ở Thừa Thiên Huế:
Vận dụng các thành quả về lí luận dạy học có ứng dụng CNTT để đổi
mới PPDH nói trên, chúng tôi đã thực hiện một số giải pháp sau đây:
1. Giai đoạn đầu việc ứng dụng CNTT vào đổi mới phương pháp
dạy và học vào những năm 2000, 2001, chỉ chú trọng vào việc sử dụng
chương trình như PowerPoint để tạo các hiệu ứng trong bài giảng, nhiều
tiết dạy rõ ràng có hiệu quả hơn cách dạy bình thường, tuy nhiên nhiều GV
đã hơi lạm dụng khiến một số tiết dạy nặng nhiều về trình diễn, HS thụ
động, ít tham gia vào quá trình học tập. Nhận thức được điều này, chúng

tôi suy nghĩ rằng làm thế nào để việc ứng dụng CNTT vào đổi mới phương
pháp có hiệu quả, kết quả hơn hẳn cách dạy và học cũ, đó là điều cần phải
trao đổi, bàn bạc, rút kinh nghiệm. Đã qua rồi thời kỳ chỉ nặng về trình diễn,
chỉ dùng các chương trình như PowerPoint để tạo các hiệu ứng bắt mắt
trong các tiết dạy gọi là có ứng dụng CNTT, cần phải kết hợp nhiều hình
thức để phát huy thế mạnh của công nghệ vào dạy học.
2. Tập huấn của GV sử dụng các phần mềm hỗ trợ dạy - học Toán:
Ở Thừa Thiên Huế, Sở GD & ĐT đã biên soạn giáo trình và tập huấn rất
sớm cho đội ngũ GV cốt cán ở các trường trung học sử dụng các phần
mềm toán như Geometer’s Sketchpad (GSP) từ năm 2001, GeospacW
(dạy hình học không gian) từ năm 2005, Cabri 3D (phần mềm đồ họa dạy
hình học không gian) từ năm 2007. Chính nhờ Sở GD&ĐT tổ chức tập
huấn sớm các phần mềm toán học này, GV đã nhận thức được tính thiết
thực, hiệu quả của việc sử dụng phần mềm vào dạy và học, nên hiện nay
nhiều GV toán bậc trung học đã tự giác nghiên cứu để sử dụng thành thạo
các phần mềm và vận dụng rất tốt vào các bài dạy, có GV từ chỗ mới biết
sử dụng vi tính, nhưng nay do đam mê đã sử dụng và phát triển thêm
nhiều ý tưởng hay đối với phần mềm GSP vận dụng vào hình học không
gian. Rõ ràng, sử dụng các phần mềm nói trên kết hợp với các chương
trình như PowerPoint vận dụng vào dạy và học Toán có hiệu quả hơn
nhiều so với cách dạy truyền thống trước đây, nhờ các hiệu ứng động sẽ
làm rút ngắn quá trình nhận thức của học sinh, những vấn đề trước đây là
quá trừu tượng như bài toán quỹ tích, các hình không gian, vẽ đồ thị hàm
số, ... sẽ được trực quan hóa qua các phần mềm dạy và học Toán. Đến
nay nhiều GV đã sử dụng thành thạo các phần mềm dạy học toán để vận
dụng đúng nơi, đúng thời điểm vào trong bài dạy. Càng ngày việc ứng
dụng CNTT vào dạy và học càng đi vào chiều sâu, năm sau càng nâng cao

×