Bài tập Hóa.
Nếu ai rảnh rỗi thì vô làm mấy cái này cho bớt sầu nè.Ở đây Kai chia từng dạng cho dễ
làm.
I. Dạng bài tập hoàn thành phản ứng:
Câu 1: a) So sánh cấu hình electron nguyên tử Flo,Clo,Brom,Iot?
b) So sánh tính chất hoá học của các halogen?
c) Vì sao trong hợp chất Flo luôn có số oxi hoá âm còn các halogen khác ngoài số oxi hoá
âm còn có số oxi hoá dương?
Câu 2: a)Tại sao Clo là chất oxi hoá rất mạnh? Viết 2 phương trình phản ứng chứng minh.
b) Viết phương trình minh hoạ cho khả năng số oxi hoá giảm từ F2→ I2
c) Viết 5 phương trình điều chế khí HCl từ Cl2.
Câu 3: Hoàn thành sơ đồ chuyển hoá sau ( ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có):
a) KMnO4 → Cl2 →KClO3→KCl →KOH → Fe(OH)3 →Fe2O3→FeCl3 →AgCl
→Cl2→ NaClO
b) KCl → Cl2→ KClO → KCl → KNO3
c) MnO2 → Cl2 → HCl → FeCl2 → FeCl3
d) Cu → CuCl2 → NaCl →NaOH →Na2CO3→ NaCl
e) KI → I2 → HI → HCl → KCl → Cl2 → H2SO4
Câu 4: Viết các phương trình chuyển hoá sau đây, ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có:
a) NaCl →HCl →Cl2 →NaClO→NaCl →Cl2 → KClO3 → KClO4 → HClO4→ Cl2O7
b) HCl → Cl2 → FeCl3 → NaCl → HCl → CuCl2 →AgCl→Ag
c) KMnO4 → Cl2 → HCl → FeCl2 → AgCl → Cl2 → Br2 → I2 → ZnI2 → Zn(NO3)2
→Zn(OH)2 → Na2ZnO2 → Zn(OH)2 → ZnCl2
Câu 5: Hãy cho biết các chất A,B,C biết chúng tham gia các phản ứng theo sơ đồ sau: ( biết
A là chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn)
A + H2 → B
A + H2O → B + C
A + H2O + SO2 → B + ……..
C → B + ………
Câu 6: Xác định A,B,C,D,E,F,G,H và hoàn thành dãy biến hóa sau:
B + Fe C + H2↑
C + Cl2 D
D + E F↓ + NaCl
Câu 7: Hoàn thành các sơ đồ phản ứng sau đây:
a) KClO3 → A + B
A + MnO2 + H2SO4 → C + D + MnCl2 + F
A → G + C
G + F → E +……
C + E → ? +?+ H2O
b) NaCl + ? → A↑ + B
A + MnO2 → C ↑ + D + E
C + NaBr → F + G
A + K2Cr2O7 → CrCl3 + KCl + C ↑ + H2O
Câu 8: a) Viết các phương trình phản ứng thực hiện dãy biến hoá sau:
Cl2 → A → B → C → A → Cl2
b) Bổ túc và cân bằng các phương trình phản ứng sau:
MnO2 + HCl →
Cl2 + FeSO4 +…… →
KMnO4 + NaCl +……..→ MnSO4 + Cl2 + ………….
KBrO3 + KBr + H2SO4 → Br2 + …..
KClO3 + HCl → Cl2 + …….
Câu 9: Xác định các chất theo sơ đồ chuyển hoá sau:
Biết X là NaCl . Viết các phản ứng.
II. Dạng bài tập nhận biết các chất:
Câu 10: Có 4 lọ mất nhãn đựng các chất sau: NaF, NaI, NaBr, NaCl . Chỉ dùng một hoá
chất nhận biết các lọ mất nhãn trên.
Câu 11: Có 3 bình không nhãn, mỗi bình đựng các chất : NaCl, NaBr, NaI. Chỉ dùng hai
thuốc thử ( không dùng AgNO3) để nhận biết các lọ trên. Viết ptpứ.
Câu 12: Nhận biết các khí sau bằng phương pháp hoá học: Cl2 , O2, HCl và SO2.
Câu 13: Chỉ dùng một thuốc thử hãy nhận biết các dung dịch: BaCl2, Zn(NO3)2, Na2CO3
và AgNO3.
Câu 14: Hãy nhận biết các chất sau đây trong dung dịch hỗn hợp: KBr, MgBr2, K2CO3, I2
Câu 15: Chỉ dùng thêm một hoá chất hãy phân biệt các lọ mất nhãn sau: MgCl2, KBr, KI,
AgNO3, NH4HCO3
Câu 16: Chỉ dùng nước cùng các thiết bị cần thiết ( lò nung, bình điện phân….). Hãy trình
bày cách nhận biết từng chất rắn sau đây: NaCl, AlCl3, MgCO3 , BaCO3.
Câu 17: Không dùng thêm một hoá chất nào khác hãy nhận biết 4 lọ mất nhãn đựng 4 dd
sau: HCl, H2SO4, BaCl2 và Na2CO3.
Câu 18: Hãy nhận biết các chất lỏng đựng các lọ mất nhãn sau đây:
a) HCl, NaOH, NaCl, MgCl2
b) NaCl, KI, HI, NaOH
c) BaCl2, NaOH, H2SO4, NaCl, HCl
d) KNO3, NaCl, HCl, KOH
III. Dạng bài tập tách chất:
Câu 19: NaCl có lẫn các chất NaBr, NaI, NaOH. Bằng phản ứng hoá học hãy tinh chế
NaCl.
Câu 20: Nêu cách tách các chất ra khỏi hỗn hợp muối ăn có lẫn MgCl2 và NaBr.
Câu 21: Nêu cách tách các chất ra khỏi hỗn hợp: khí Cl2 có lẫn N2 và H2.
Câu 22: Một hỗn hợp chất rắn gồm CaCO3, NaCl, CaCl2, MgCl2. Bằng phương pháp hoá
học hãy tách các chất ra khỏi hỗn hợp.
IV. Dạng bài tập giải thích dựa vào tính chất hoá học:
Câu 23: a) Để khử một lượng nhỏ khí Cl2 không may thoát ra trong phòng thí nghiệm,
người ta dùng hoá chất nào sau đây: dd NaOH, dd Ca(NO3)2, dd NH3, dd NaCl.
b) Khí điều chế axit clohiđric HCl theo phương pháp cho muối clorua tác dụng với H2SO4
đậm đặc, phương pháp này có áp dụng cho điều chế HBr và HI hay không?
Câu 24: a) Axit HCl có thể tham gia phản ứng oxi hoá khử và đóng vai trò chất oxi hoá
hoặc chất khử. Với mỗi trường hợp đó hãy nêu hai ví dụ minh hoạ.
b) Viết công thức phân tử của các hiđroxit tạo bởi các nguyên tố Cl, H và O . Hãy cho biết
độ bền , tính chất oxi hoá,tính axit của chúng. Giải thích?
Câu 25: a) Brom có lẫn một ít tạp chất là Clo. Làm thế nào để thu được Brom tinh khiết.
Viết phương trình phản ứng.
b) Muối NaCl có lẫn tạp chất là NaI. Hãy:
+ Chứng minh trong muối NaCl có lẫn NaI?
+ Làm thế nào để có NaCl tinh khiết?
Câu 26: Để điều chế KClO3 với giá thành hạ, người ta thường làm như sau:
Cho khí Cl2 qua nước vôi đun nóng, lấy dd thu được trộn với KCl và làm lạnh. Sau đó Kali
clorat kết tinh. Hãy giải thích và viết phương trình phản ứng.
Câu 27: Vì sao không thể điều chế F2 từ Florua bằng phản ứng của Florua với chất oxi hoá
và phải dùng phương pháp điện phân?
Câu 28: Thổi khí Cl2 vào dung dịch Na2CO3 thấy có khí X thoát ra. Thu khí X này vào
bình đựng dd Ca(OH)2 lấy dư thì thấy dd trở nên đục, giải thích?
Câu 29: Cho các hoá chất sau: NaCl (r ), MnO2 ( r ), NaOH (dd), KOH(dd), H2SO4 đặc,
Ca(OH)2 rắn. Từ các chất đã cho có thể điều chế các chất sau đây không?
(1) Nước Javel (2) Kali clorat (3) Clorua vôi (4) Oxi (5) SO2
Câu 30: Cho kali penmanganat tác dụng với dd HCl đặc, thu được một chất khí màu vàng
lục. Dẫn khí thu được vào dd KOH ở nhiệt độ thường và vào trong dung dịch KOH đã
được đun nóng ở 1000C. Viết các phương trình phản ứng.
Câu 31: Cho rất từ từ dd A chứa a mol HCl vào dd B chứa b mol Na2CO3 ( a<2b) thu
được dd C và V lít khí. Nếu cho dd B vào dd A thu được dd D và V1( lít) khí. Biết các
phản ứng xảy ra hoàn toàn , các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn, lập biểu thức nêu
mối quan hệ giữa V và V1 với a và b.
V. Bài tập tính toán dựa vào tính chất:
Câu 32: Cho 10g KMnO4 có lẫn tạp chất tác dụng với dd HBr dư thì thu được 20g Br2.
Tính % khối lượng muối KMnO4.
Câu 33: Hoà tan 2 mol khí HCl vào nước . Sau đó đun axit thu được với MnO2 có dư cho
đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khí Cl2 thu được bằng cách này có đủ để tác dụng hết
với 28g Fe hay không?
Câu 34: Cho 69,6g MnO2 tác dụng với dd HCl đặc, dư. Dẫn khí thoát ra đi vào 500ml dd
NaOH 4M ở nhiệt độ thường.
a) Viết các phương trình phản ứng.
b) Xác định nồng độ mol/l của những chất có trong dd sau pứ . Biết rằng thể tích của dd
sau pứ thay đổi không đáng kể.
Câu 35: Chất A là muối canxi halogenua. Cho dd chứa 0,200g A tác dụng với lượng dư dd
AgNO3 thì thu được 0,376g kết tủa bạc halogenua. Hãy xác định công thức phân tử A.
Câu 36: Thêm 78 ml dd AgNO3 10% (d = 1,09g/ml)vào 1 dd chứa 3,88g hỗn hợp kali
bromua và natri iotđua. Lọc bỏ kết tủa. Nước lọc phản ứng vừa đủ với 13,3 ml dd axit
clohiđric 1,5M . Hãy xác định thành phần % khối lượng từng chất trong hỗn hợp muối ban
đầu và tính thể tích khí HCl ở điều kiện tiêu chuẩn cần dùng.
Câu 37: Hỗn hợp khí A gồm Clo và oxi. A phản ứng vừa hết với một hỗn hợp gồm 4,80g
Mg và 8,10g Al tạo ra 37,05g hỗn hợp các muối clorua và oxit của hai kim loại. Xác định
thành phần % theo khối lượng và theo thể tích của hỗn hợp A?
Câu 38: Để khử 2,4g một oxit kim loại MxOy ở nhiệt độ cao cần 1,008 lít khí H2(đktc).
Kim loại thu được đem hoà tan hoàn toàn trong dd HCl thu được 0,672 lít H2(đktc). Xác
định CTPT MxOy?
Câu 39: Sục khí Cl2 vào dd NaCl và NaI đến phản ứng hoàn toàn ta thu được 1,17g NaCl.
Tính số mol hỗn hợp NaBr và NaI có trong dd ban đầu.
Câu 40: Có một hỗn hợp gồm NaCl và NaBr.Cho hỗn hợp đó tác dụng với dd AgNO3 dư
thì tạo ra kết tủa có khối lượng bằng khối lượng của AgNO3 đã tham gia phản ứng. Tính
thành phần % NaCl trong hỗn hợp ban đầu?
Câu 41: Hoà tan 104,25g hỗn hợp các muối NaCl và NaI vào nước. Cho đủ khí Cl2 đi qua
rồi đun cạn. Nung chất rắn thu được cho đến khi hết hơi màu tím bay ra. Bã rắn còn lại sau
khi nung nặng 58,5g. Tính thành phần % khối lượng hỗn hợp 2 muối?
Câu 42: Cho Na tác dụng vừa đủ với một halogen thu được 11,7g natri halogenua. Cũng
với lượng halogen đó tác dụng vừa đủ với Mg tạo ra 9,5g Magie halogenua. Xác định
halogen?
Câu 43: Cho 5,4g một kim loại M tác dụng với Br2 thu được 53,4g muối. Xác định M?
Câu 44: Cho 15,8g KMnO4 tác dụng với HCl đặc, dư. Khí thu được cho tác dụng với 100g
NaOH vừa đủ. Tính khối lượng nước Javel thu được?
Câu 45: Hoà tan hoàn toàn 33g hỗn hợp X gồm Fe và Al vào 600ml dung dịch HCl 1,5M.
Hỗn hợp X có tan hết hay không?
Câu 46: Cho 39,6g hỗn hợp gồm KHSO3 và K2CO3 vào 400g dd HCl 7,3%, khi phản ứng
xong thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối hơi so với khí H2 bằng 25,33 và một dd A.
a) Bằng biện luận chứng minh axit còn dư.
b) Tính C% các chất trong dd A?
Câu 47: Hoà tan hết 5,6g hỗn hợp A gồm 2 kim loại X( có hoá trị m) và Y(có hoá trị n)
trong dd HCl (dd B) rồi sau đó cô cạn dung dịch thu được 19,8g muối khan.
a) Tính thể tích khí H2 sinh ra.
b) Nếu cho 11,2g hỗn hợp A tác dụng với 500ml dd B cho 8,4 lít H2(đktc) thì dd B có dư
axit không?
Câu 48: Cho 31,8g hỗn hợp 2 muối MgCO3 và CaCO3 vào 0,8 lít dd HCl 1M thu được dd
Z.
a) Hỏi dd Z có dư axit không? b) Lượng CO2 có thể thu được là bao nhiêu?
c) Cho vào dd (Z) một lượng dd NaHCO3 dư thì thể tích khí CO2 thu được là 22,4 lít
(đktc).Tính khối lượng muối trong hỗn hợp X?
Câu 49: Hoà tan 13,2g hỗn hợp A gồm hai kim loại có cùng hoá trị vào 400ml dd HCl
1,5M. Cô cạn dd sau phản ứng thu được 32,7g hỗn hợp muối khan.
a) Chứng minh hỗn hợp không tan hết. b) Tính thể tích H2 sinh ra?
Câu 50: Cho 5,6g kim loại M vào 100g dd HCl, phản ứng xong cô cạn dd trong điều kiện
không có không khí thu được 10,925g chất rắn khan. Thêm tiếp 50g dd HCl trên vào chất
rắn khan trên. Phản ứng xong cô cạn dd trong điều kiện không có không khí thu được
12,70g chất rắn.
Xác định nồng độ phần trăm của dd HCl đã dùng và tìm kim loại M. Biết rằng phản ứng
xảy ra hoàn toàn.
Câu 51: Cho 18,6g hỗn hợp Zn và Fe vào 500ml dd HCl x (mol/l). Khi phản ứng hoàn
toàn, cô cạn dd thu được 34,575g chất rắn. Lập lại thí nghiệm trên với 800ml HCl rồi cô
cạn thu được 39,9g chất rắn.
a) C/m axit còn dư. b) Tính x?
Câu 52: Một muối tạo bởi kim loại M hoá trị II và phi kim hoá trị I. Hoà tan m(g) muối này
vào nước và chia làm 2 phần bằng nhau.
- Phần I: cho tác dụng với dd AgNO3 dư thì được 5,74g kết tủa trắng.
- Phần II: nhúng một thanh sắt vào dd muối, sau thời gian phản ứng kết thúc khối lượng
thanh sắt tăng lên 0,16g.
a) Tìm công thức muối. b) Xác định trị số của m?
Câu 53: Cho 3,6g một kim loại R có hoá trị không đổi, tác dụng với 400ml dd HCl 1 M thu
được 3360ml H2(đktc) và dd X.
a) Xác định tên nguyên tố R?
b) Tính nồng độ mol/l các chất trong dd X ( giả sử thể tích dung dịch không đổi).
c) Tìm thể tích dd NaOH 20% ( d=1,1g/ml) cần để phản ứng hết 200ml dd X?
Câu 54: Cho 31,84g hỗn hợp NaX và NaY ( X,Y là hai halogen ở hai chu kì liên tiếp) vào
dd AgNO3 dư thu 57,34g kết tủa.
a) Tìm công thức của NaX và NaY.
b) Tính khối lượng mỗi muối.
Câu 55: X,Y là hai nguyên tố halogen thuộc hai chu kì liên tiếp trong BTH. Hỗn hợp A có
chứa 2 muối của X,Y với Natri.
a) Để kết tủa hoàn toàn 2,2g hỗn hợp A phải dùng 150ml dd AgNO3 0,2M. Tính lượng kết
tủa thu được?
b) Xác định hai nguyên tố X,Y?
Câu 56: Hoà tan 4g hỗn hợp gồm Fe và một kim loại hoá trị II vào dd HCl thì thu được
2,24 lít khí H2(đktc). Nếu chỉ dùng kim loại hoá trị II cho vào dd HCl thì không dùng hết
500ml dd HCl 1M. Tìm tên kim loại?
Câu 57: Tìm công thức FexOy biết 4g oxit này phản ứng hết với 52,14ml dd HCl 10%
( khối lượng 1,05g/cm3)
Câu 58: Cho 2,16g hỗn hợp của hai kim loại A,B ở nhóm IA tác dụng hoàn toàn với nước
thu được 50ml dd X và 896cm3 khí H2.
a) Xác định A,B biết chúng ở hai chu kì liên tiếp.
b) Tính thể tích dd HCl 20%( d=1,1g/ml) cần để trung hoà hết 10ml dd X.
Câu 59: Có V1 lít dd HCl chứa 9,125g HCl( dung dịch A) và V2 lít dd HCl chứa 5,475g
HCl (dd B). Trộn dd A với dd B để được 2 lít dd C. Khi pha trộn thể tích dd không đổi.
a) Tính CM của dd C.
b) Suy ra nồng độ mol/lít của dd B. Biết rằng nồng độ của 2 dung dịch A và dd B có hiệu
số là 0,4 mol/l.
Câu 60: Đun nóng 31,60g kali pemanganat thu được 29,68g hỗn hợp rắn. Tính thể tích tối
đa O2 có thể thu được. Khi cho hỗn hợp rắn đó tác dụng với dd HCl 36,5% ( d= 1,18g/ml)
khi đun nóng. Tính thể tích của dd HCl đã dùng?
Câu 61: Khi cho 20g hỗn hợp các kim loại kẽm và đồng tác dụng với dd HCl dư thu được
5,6 lít H2 ở đktc.
a) Xác định thành phần % khối lượng của hỗn hợp kim loại.
b) Cần phải lấy bao nhiêu ml dd HCl 2,5 M để tác dụng vừa đủ với 20g hỗn hợp trên?
Câu 62: Cho halogen X2 tác dụng với bột Fe ta thu được muối A. Cho 0,2708g muối A tác
dụng với dd AgNO3 dư cho 0,7175g kết tủa. Xác định công thức phân tử muối A?
Câu 63: Nguyên tố R là phi kim nhóm A trong BTH. Tỉ lệ giữa phần trăm nguyên tố R
trong oxit cao nhất và phần trăm R trong hợp chất khí với hidro bằng 0,5955.
Cho 4,05g một kim loại M chưa rõ hoá trị tác dụng hết với đơn chất R thì thu được 40,05g
muối. Xác định công thức muối M?