Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

THUYẾT MINH DỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA MÁY DI ĐỘNG CDMA 2000-1X BĂNG TẦN 450 MHz

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.68 KB, 22 trang )

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

THUYẾT MINH DỰ THẢO
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
MÁY DI ĐỘNG CDMA 2000-1X BĂNG TẦN 450 MHz

Hà Nội – 2010


BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

THUYẾT MINH DỰ THẢO
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
MÁY DI ĐỘNG CDMA 2000-1X BĂNG TẦN 450 MHz

Hà Nội – 2010


Mục lục
1. TÊN DỰ THẢO QUY CHUẨN........................................................................4
2. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH ĐỐI TƯỢNG QUY CHUẨN HĨA....................4
2.1. Tình hình trong nước...............................................................................4
2.2. Tình hình ngồi nước...............................................................................5
3. KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG, QUẢN LÝ THIẾT BỊ.....................5
3.1. Tình hình sử dụng trong nước.................................................................5
3.2. Tình hình sử dụng ngồi nước.................................................................5
3.3. Tình hình quản lý thiết bị......................................................................10
4. LÝ DO, MỤC ĐÍCH XÂY DỰNG QUY CHUẨN......................................11
5. SỞ CỨ XÂY DỰNG QUY CHUẨN.............................................................11
5.1. Yêu cầu cụ thể đối với quy chuẩn quốc gia về thiết bị vô tuyến.........11
5.2. Quy hoạch băng tần 450 MHz...............................................................11


5.3. Lựa chọn tài liệu.....................................................................................12
5.3.1. Tiêu chuẩn của Hiệp hội Công nghiệp viễn thông Mỹ
(TIA).......................................................................................................12
5.3.2. Tiêu chuẩn của Viện Tiêu chuẩn viễn thông Châu Âu
(ETSI).....................................................................................................13
5.3.3. Tiêu chuẩn của Liên minh viễn thông quốc tế (ITU)...............13
5.3.4. Đối chiếu tiêu chuẩn của ETSI và các tiêu chuẩn của TIA
.................................................................................................................14
5.3.5. Nhận xét........................................................................................15
5.4. Phân tích sở cứ........................................................................................17
6. HÌNH THỨC XÂY DỰNG DỰ THẢO QUY CHUẨN..............................17
7. NỘI DUNG CHÍNH CỦA DỰ THẢO QUY CHUẨN................................18
8. KẾT LUẬN........................................................................................................
Tài liệu tham khảo.............................................................................................21

2


Lời nói đầu
QCVN XXX:YYYY/BTTTT được xây dựng trên cơ sở chấp
thuận tiêu chuẩn ETSI EN 301 526 V1.1.1 (2006-07) của Viện
Tiêu chuẩn Viễn thông Châu Âu (ETSI) và tham khảo các tiêu
chuẩn ANSI/TIA-98-F-1 (2006) và TIA-866 (2002) của Hiệp
hội Công nghiệp Viễn thông Mỹ (TIA).
QCVN XXX:YYYY/BTTTT do Cục Quản lý chất lượng Cơng
nghệ thơng tin và truyền thơng rà sốt và hồn chỉnh, Vụ Khoa
học và Cơng nghệ trình duyệt và được ban hành kèm theo Thông
tư số
/YYYY/TT-BTTTT ngày
tháng

năm
của
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

3


THUYẾT MINH DỰ THẢO
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ MÁY DI ĐỘNG CDMA 2000-1x BĂNG TẦN 450 MHz
1. TÊN DỰ THẢO QUY CHUẨN
Máy di động CDMA 2000-1x băng tần 450 MHz
2. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH ĐỐI TƯỢNG QUY CHUẨN HĨA
2.1. Tình hình trong nước
Hiện tại, Bộ Thơng tin và Truyền thông đã ban hành một số tiêu chuẩn, quy
chuẩn liên quan đến công nghệ CDMA2000, bao gồm:
1) Tiêu chuẩn ngành “Máy di động CDMA - Yêu cầu kỹ thuật”, số hiệu
TCN 68-222:2004;
2) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về máy di động CDMA 2000-1x băng tần
800 MHz, số hiệu QCVN 13:2010/BTTTT;
3) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị trạm gốc thông tin di động
CDMA 2000-1x, số hiệu QCVN 14:2010/BTTTT.
Các tiêu chuẩn TCN 68-222:2004 và quy chuẩn QCVN 13:2010/BTTTT quy
định các định nghĩa, các phương pháp đo và các đặc tính kỹ thuật tối thiểu đối
với máy di động sử dụng công nghệ đa truy nhập phân chia theo mã (CDMA)
hoạt động trong băng tần 800 MHz và không áp dụng cho các máy di động
CDMA 2000-1x hoạt động trong băng tần 450 MHz.
Vì vậy cho đến nay, Bộ Thông tin và Truyền thông vẫn chưa ban hành quy
chuẩn về máy di động sử dụng công nghệ CDMA 2000-1x hoạt động ở băng tần
450 MHz.

Năm 2006, thông qua đề tài “Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn trạm di động
CDMA 450 (CDMA 450 Mobile Stations) sử dụng công nghệ trải phổ CDMA
1X hoạt động trong băng tần 450 MHz”, mã số 81-06-KHKT-TC, Bộ Thông tin
và Truyền thông đã giao cho Viện Khoa học kỹ thuật Bưu điện nghiên cứu và
xây dựng dự thảo quy chuẩn đối với thiết bị này. Nội dung cơ bản của dự thảo
quy chuẩn trên đã được hội đồng nghiệm thu đề tài cấp Bộ thông qua.
Tuy nhiên về hình thức trình bầy của dự thảo quy chuẩn này chưa tuân thủ quy
định về cách trình bầy dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Bộ Thông tin và
Truyền thông, tên dự thảo quy chuẩn chưa phù hợp và thống nhất với bộ quy
chuẩn về máy di động CDMA 2000-1x (như quy chuẩn số hiệu QCVN
13:2010/BTTTT đã nêu trên).

4


Vì vậy dự thảo quy chuẩn này cần được ra soát, hiệu chỉnh cho phù hợp với quy
định của Bộ Thơng tin và Truyền thơng trước khi ban hành.
2.2. Tình hình ngồi nước
Các tổ chức quốc tế như ITU, ETSI, 3GPP, 3GPP2… và các tổ chức tiêu chuẩn
của một số quốc gia đã và đang nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật cho
thiết bị vô tuyến băng tần dân dụng.
Các khuyến nghị của Tổ chức ITU không đưa ra các yêu cầu cụ thể cho từng
loại thiết bị mà chỉ đưa ra các yêu cầu chung cho từng dải tần.
Tổ chức 3GPP2 chấp thuận các tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến công nghệ
CDMA do TIA (Mỹ) đề xuất làm tiêu chuẩn của 3GPP2. Các tiêu chuẩn kỹ thuật
liên quan đến thiết bị vô tuyến CDMA (trạm gốc và máy di động) của TIA đưa
ra các chỉ tiêu rất chi tiết và đã được các hãng sản xuất thiết bị sử dụng để đo
kiểm hợp chuẩn cũng như đo kiểm chất lượng thiết bị trước khi đưa vào sử
dụng.
Tiêu chuẩn của ETSI là tiêu chuẩn hài hòa Châu Âu, đảm bảo tính tương thích

điện từ trường và sử dụng hiệu quả phổ tần số (ERM), tránh nhiễu có hại đến
các hệ thống vô tuyến khác cũng như đảm bảo tính phối hợp khi hoạt động của
các hệ thống, thiết bị vô tuyến (quy định trong mục 3.2 của hướng dẫn R&TTE
của Hội đồng Châu Âu). Các tiêu chuẩn của ETSI đều có tham chiếu đến các
khuyến nghị, quy định và tiêu chuẩn của các tổ chức khác. Đặc biệt, đối với
công nghệ cdma2000, các tiêu chuẩn của ETSI tham chiếu đến các tiêu chuẩn
của Hiệp hội Công nghiệp Viễn thông Mỹ (TIA). Tiêu chuẩn của ETSI thường
rất ngắn gọn được sử dụng làm tiêu chuẩn để quản lý và hợp chuẩn thiết bị.
3. KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG, QUẢN LÝ THIẾT BỊ
3.1. Tình hình sử dụng trong nước
Cơng ty Thông tin Viễn thông Điện lực (EVNTelecom) đã xây dựng mạng di
động và triển khai thương mại dịch vụ thông tin di động và di động hạn chế sử
dụng công nghệ CDMA 2000-1x hoạt động tại băng tần 450 MHz vào đầu năm
2006.
EVNTelecom đã và đang sử dụng rất nhiều loại máy di động sử dụng công nghệ
CDMA 2000-1x hoạt động trong băng tần 450 MHz. Chủng loại thiết bị khá đa
dạng và được nhập vào thị trường nước ta từ nhiều hãng sản xuất trên thế giới và
khu vực: Pantech & Curitel, Ubiquam (Hàn Quốc, chiếm thị phần chủ yếu);
Synertek; Huawei (Trung Quốc); …. Các máy đầu cuối này đều tuân thủ tiêu
chuẩn CDMA 2000-1x (hoặc 1x EV-DO) của 3GPP2 (tương ứng với các tiêu
chuẩn của EIA). Các máy đầu cuối CDMA 2000-1x 450MHz hiện đang sử dụng
ở Việt Nam đều tuân thủ các tiêu chuẩn của 3GPP2 (tương ứng với các tiêu
chuẩn của Hiệp hội Viễn thông Mỹ - EIA).

5


Bảng 1: Một số kiểu Máy di động CDMA 2000-1x 450MHz hiện đang được
sử dụng trên thị trường Việt Nam (trong mạng EVNTelecom)


Hisence D816

HUAWEI C210e

Huawei
Do Hisence (Trung Do
Quốc)
sản
xuất.
Quốc) sản xuất.

LG LHD-200
(Trung Do LG (Hàn Quốc)
sản xuất.

Tuân thủ tiêu chuẩn Tuân thủ tiêu chuẩn
CDMA 2000-1x trong
CDMA 2000-1x
băng 450 MHz.
trong băng 450
MHz.

Tuân thủ tiêu chuẩn
CDMA 2000-1x
trong băng 450
MHz.

Ubiquam U-700
Do Ubiquam (Hàn
Quốc) sản xuất.

Tuân thủ tiêu chuẩn
CDMA 2000-1x
trong băng 450
MHz.

3.2. Tình hình sử dụng ngồi nước:
Hiện này có rất nhiều nhà sản xuất thiết bị sẵn sàng hỗ trợ cho công nghệ
CDMA 2000-1x hoạt động trong băng tần 450 Mhz. Tính đến thời điểm hiện
nay, trên thế giới có khoảng trên 70 nhà khai thác đã triển khai thương mại dịch
vụ di động sử dụng băng tần 450 Mhz.
Để thúc đẩy cho việc sử dụng cộng nghệ CDMA 2000-1x trong băng tần 450
MHz và hỗ trợ cho các tiêu chuẩn công nghiệp để phát triển rộng khắp công
nghệ này, các nhà cung cấp thiết bị và các nhà khai thác đã cùng nhau thành lập
Hiệp hội Quốc tế IA 450 (International 450 Association), tiền thân là tổ chức
NMD (Nordic Mobile Telephone) do các nhà cung cấp thiết bị và các nhà khai
thác thành lập năm 1981. IA 450 có vai trị cung cấp các hướng dẫn và chỉ đạo
đối với các nhà khai thác quan tâm triển khai công nghệ IS2000 trong băng 450
MHz thông qua việc trao đổi thường xuyên kinh nghiệm thực tế giữa các thành
viên. Hiện nay, IA 450 có 35 thành viên đầy đủ trong đó có 17 nhà khai thác và
18 nhà cung cấp thiết bị. Các nhà khai thác được cấp phép băng 450 này chủ yếu
tập trung ở Bắc, Trung và Tây Âu, Châu Á và Châu Phi (Xem thêm danh sách
các thành viên của IA 450 và các thông tin liên quan ở website
www.450world.org). Trong đó, các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng mạng nổi tiếng
gồm có: Huawei Technologies (Trung Quốc), ZTE Corporation (Trung Quốc),
Hyundai Syscom (Hàn Quốc), Nortel Networks (Canada); các nhà cung cấp đầu
cuối lớn: Hyundai Curitel (Hàn Quốc); Synertek (Hàn Quốc), Ubiquam (Hàn
Quốc), Huawei (Trung Quốc), AnyDATA, Axesstel, Compal, Giga Telecom,
GTRAN Wireless, Hantel, RWT, Topex, Ubiquam, ZTE.
Bảng 2: Danh sách các thành viên đầy đủ của Hiệp hội quốc tế IA450
6



Tên cơng ty

Kiểu thành viên

Tình trạng thành viên

Airvana Inc.

Nhà sản xuất

Thành viên đầy đủ

Axesstel

Nhà sản xuất

Thành viên đầy đủ

Cellvine Ltd.

Nhà sản xuất

Thành viên đầy đủ

EMS Wireless

Nhà sản xuất


Thành viên đầy đủ

Great Bear

Nhà khai thác

Thành viên đầy đủ

Huawei Technologies

Nhà sản xuất

Thành viên đầy đủ

Iberiatel

Nhà khai thác

Thành viên đầy đủ

Interdnestrcom

Nhà khai thác

Thành viên đầy đủ

Lucent Technologies

Nhà sản xuất


Thành viên đầy đủ

Multiregional
Telecom CJSC

Nhà sản xuất

Thành viên đầy đủ

Nigerian
Telecommunications

Nhà khai thác

Thành viên đầy đủ

Nordisk Mobiltelefon

Nhà khai thác

Thành viên đầy đủ

Nortel Networks

Nhà sản xuất

Thành viên đầy đủ

Pantech & Curitel


Nhà sản xuất

Thành viên đầy đủ

PeopleTel

Nhà khai thác

Thành viên đầy đủ

PTCL

Nhà khai thác

Thành viên đầy đủ

PTK Centertel

Nhà khai thác

Thành viên đầy đủ

Qualcomm

Nhà sản xuất

Thành viên đầy đủ

RTC/Mobikom


Nhà khai thác

Thành viên đầy đủ

Russian CDMA
Association

Nhà khai thác

Thành viên đầy đủ

Sampoerna
Telekomunikasi Indonesia

Nhà khai thác

Thành viên đầy đủ

Sky Link CJSC

Nhà khai thác

Thành viên đầy đủ

Telecom Namibia

Nhà khai thác

Thành viên đầy đủ


Telefonica O2 Czech
Republic

Nhà khai thác

Thành viên đầy đủ

Telekom Baltija

Nhà khai thác

Thành viên đầy đủ

Telemobil

Nhà khai thác

Thành viên đầy đủ

Transit

7


Tên cơng ty

Kiểu thành viên

Tình trạng thành viên


Telular

Nhà sản xuất

Thành viên đầy đủ

Ubiquam

Nhà sản xuất

Thành viên đầy đủ

UTStarcom

Nhà sản xuất

Thành viên đầy đủ

Woongjin Platinum Media
Co.

Nhà sản xuất

Thành viên đầy đủ

Zakang

Nhà sản xuất

Thành viên đầy đủ


ZTE Corporation

Nhà sản xuất

Thành viên đầy đủ

Danh sách các nhà khai thác đã được cấp phép sử dụng băng 450 MHz để triển
khai công nghệ CDMA2000 1x (Nguồn: Hiệp hội IA450).
Bảng 3: Hiện trạng triển khai CDMA 450 ở các quốc gia
ở Châu Á Thái Bình Dương và Trung Á
Quốc gia

Nhà khai thác

Tình trạng

Nhà cung cấp

Cambodia

Cambodia Shinawatra

Commercial

Huawei

China (Tibet)

China Telecom


Commercial

Huawei

Indonesia

STI

Commercial

Huawei

Kazakhstan

JSC ALTEL

Trial

Ericsson

Kyrgyzstan

WinLine

Commercial

ZTE

Laos


Lao Telecom

Commercial

Huawei

Pakistan

Several Operators

Commercial

Huawei/Lucent

Azerbaijan

Aztrank LLC & Catel

Commercial

N/A

Saudi Arabia

Saudi Telecom

Commercial

Huawei


Tajikistan

Tajikistan Telecom

Commercial

ZTE

Thailand

TOT

Commercial

Huawei

Turkmenistan

MCT

Deploying

Huawei

Uzbekistan

JSC Uzbektelecom

Commercial


Huawei/Lucent

Vietnam

EVNTelecom

Pre-commercial

Huawei/Lucent/ZTE

Bảng 4: Hiện trạng triển khai CDMA 450 ở các quốc gia Châu Âu
Quốc gia

Nhà khai thác

Tình trạng

Nhà cung cấp

Azerbaijan

Aztrank

Commercial

Huawei

8



Quốc gia

Nhà khai thác

Tình trạng

Nhà cung cấp

Belarus

Belcel

Commercial

Huawei

Bulgaria

BTC

Trial

ZTE

Czech Rep

Eurotel

Commercial


Nortel

Georgia

Iberiatel

Commercial

Huawei

Latvia

Telecom Baltija

Commercial

Nortel

Moldova

Moldtelecom

Pre-commercial

Sweden

Nordisk Mobiltelefon

Pre-commercial


N/A

Norway

Nordisk Mobiltelefon

Deploying

ZTE

Poland

Centerel

Trials

Lucent/Huawei

Portugal

Radiomovel

Commercial

Huawei

Romania

Telemobile/Zapp


Commercial

Lucent

Commercial/Precommercial

Huawei/Lucent/

Skylink (64 carriers)
Kuzbass Cellular
Communications (KCC)
Russia

Volga Telecom
RTC

Nortel/ZTE

SSB
UralSvyazInform
Uzbekistan

Telecom Inc.

Commercial

Lucent/ Huawei

Krygyzstan


WinLine

Commercial

Huawei/ ZTE

Germany

Dolphin
Telecommunications

Pre-commercial/
PAMR system

N/A

Bảng 5: Hiện trạng triển khai CDMA 450 ở các quốc gia Châu Phi
Quốc gia

Nhà khai thác

Tình trạng

Nhà cung cấp

Angola

Angola Telecom


Trial

Huawei

Cameroon

Camtel

Commercial

Huawei

Ethiopia

Ethiopian
Telecommunications
Corporation

Commercial

Huawei

Togo

Togo Telecom

Pre-Commercial

Huawei


Mali

Sotelma

Trial

ZTE

9


Quốc gia

Nhà khai thác

Tình trạng

Nhà cung cấp

Madagasgar

Telma

Commercial

N/A

Kenya

Telecom Kenya


Commercial

N/A

Tanzania

Benson Online

Commercial

N/A

Sudan

Mobitel Sudan

Commercial

N/A

Mozambique

TDM

Commercial

Huawei/ZTE

Namibia


Telecom Namibia

Trial

Huawei

Uganda

Uganda telecom

Commercial

Huawei

Nigeria

Investigating

Bảng 6: Hiện trạng triển khai CDMA 450 ở các nước ở Châu Mỹ
Quốc gia

Nhà khai thác

Tình trạng

Nhà cung cấp

Argentina


Cotecal

Trial/Demo

Huawei/ZTE

Argentina

CoTeCal

Pre-commercial

Huawei

Brazil

Anatel

Trial

Lucent

Brazil

Unicel

Trial

ZTE


Peru

Valtron

Pre-commercial

ZTE

Venezuela

CVG Telecom

Trial

N/A

Honduras

Investigating

Mexico, Ecuador

Band Authorized

Peru

Telefónica de Perú

Trial


Huawei

Nhận xét: các nhà khai thác đã triển khai thương mại công nghệ CDMA 20001x và 1x EV-DO chủ yếu tập trung ở Bắc Âu, Châu Phi, Châu Mỹ và các nước
thuộc vùng Đông Nam Á, Trung Á. Ở khu vực Đông Nam Á, các nước đã triển
khai thương mại công nghệ CDMA 450 bao gồm: Việt Nam (EVNTelecom),
Thái Lan, Campuchia, Lào và Indonesia, tuy nhiên các nước này vẫn chưa có
tiêu chuẩn hay quy chuẩn riêng đối với máy di động CDMA 450. Ở Việt Nam,
hiện tại vẫn phải sử dụng các quy định tạm thời của Vụ KHCN, Bộ Thông tin và
Truyền thông để làm cơ sở chứng nhận hợp quy.
3.3. Tình hình quản lý thiết bị
Theo Thông tư số 07/2009/TT-BTTTT ngày 24/03/2009 cuả Bộ trưởng Bộ
Thông tin và Truyền thông ban hành Danh mục sản phẩm chuyên ngành của
Công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải chứng nhận và công bố hợp
10


quy thì các thiết bị thu – phát có băng tần từ 9 kHz đến 400 GHz có cơng suất
phát từ 60 mW trở lên là loại thiết bị bắt buộc phải hợp quy.
Hiện nay, Việt Nam chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn về Máy di động CDMA 450,
vì vậy việc chứng nhận hợp quy cho loại thiết bị này gặp nhiều khó khăn.
4. LÝ DO, MỤC ĐÍCH XÂY DỰNG QUY CHUẨN
Với yêu cầu chặt chẽ về quản lý, tổ chức mạng thông tin quốc gia và nâng cao
hơn nữa hiệu quả chất lượng dịch vụ của mạng viễn thông Việt Nam, đòi hỏi
việc nhập các thiết bị, đo kiểm các đặc tính kỹ thuật trước khi đưa vào khai thác
dịch vụ phải được giám sát chặt chẽ thông qua hệ thống quy chuẩn ban hành.
Nhằm tổ chức và quản lý hiệu quả mạng viễn thông Việt Nam, cụ thể là quản lý
nguồn tài nguyên vô tuyến, cần thiết phải xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về Máy di động CDMA 450 để phục vụ cho công tác chứng nhận hợp quy thiết
bị.
5. SỞ CỨ XÂY DỰNG QUY CHUẨN

5.1. Yêu cầu cụ thể đối với quy chuẩn quốc gia về thiết bị vô tuyến
Quy chuẩn về thiết bị vô tuyến với mục tiêu quản lý và hợp quy thiết bị bao gồm
các yêu cầu kỹ thuật thiết yếu sau đây:
 Yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người sử dụng và
cho nhân viên của các nhà khai thác.
 Yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo khả năng tương thích điện từ trường.
 Yêu cầu kỹ thuật nhằm bảo vệ mạng lưới đối với các ảnh hưởng có hại.
 Yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo sử dụng có hiệu quả phổ tần số vô tuyến
điện.
 Yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo khả năng cùng hoạt động với mạng.
 Yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo tính tương thích về mặt sử dụng trong các
trường hợp dịch vụ phổ cập (thoại cố định, thoại di động).
 Yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo một số mục tiêu quản lý đặc biệt.
5.2. Quy hoạch băng tần 450 MHz
Bộ Thông tin và Truyền thông đã phê duyệt quy hoạch băng tần cho các hệ
thống thông tin vô tuyến cố định và lưu động mặt đất của Việt Nam trong dải tần
406,1 MHz – 470,0 MHz như sau:

11


5.3. Lựa chọn tài liệu
Nhóm biên soạn đã rà sốt kỹ lưỡng và tổng hợp các tài liệu liên quan đến các
chỉ tiêu kỹ thuật của thiết bị Máy di động CDMA hoạt động trong băng tần 450
MHz trên thế giới và các nước trong khu vực như:
5.3.1. Tiêu chuẩn của Hiệp hội Công nghiệp viễn thông Mỹ (TIA)
Hiệu hội Công nghiệp viễn thông Mỹ đã ban hành các tiêu chuẩn sau đây:
 ANSI/TIA/IS-98-F-1 (2006): "Recommended Minimum Performance
Standards for cdma2000 Spread Spectrum Mobile Stations - Addendum".
 ANSI/TIA/IS-866 (2002): "Recommended Minimum Performance

Standards for cdma2000 High Rate Packet Data Access Terminal".
Phân tích tiêu chuẩn:
Các tiêu chuẩn của TIA đã được 3GPP2 chấp thuận sử dụng làm tiêu chuẩn của
3GPP2. Hai bộ tiêu chuẩn trên là hai bộ tiêu chuẩn mới nhất của TIA đối với
máy di động CDMA2000 1x (IS-2000) và 1x EV-DO (HRPD IS- 856).
Hai bộ tiêu chuẩn này bao gồm tất cả các chỉ tiêu tối thiểu đối với máy di động
CDMA đảm bảo sự hoạt động liên mạng cũng như trong nội bộ mạng trong
nhiều dải tần số khác nhau (bao gồm cả băng 450 MHz) với hệ số trải phổ 1x và
3x. Trong đó ANSI/TIA/IS-98-F-1 (2006) đưa ra các chỉ tiêu cho phép máy di
động CDMA hoạt động tương thích với giao diện vơ tuyến IS-2000;
12


ANSI/TIA/IS-866 (2002) đưa ra các chỉ tiêu cho phép máy di động hoạt động
tương thích với giao diện vơ tuyến IS-856 (hay còn gọi là hệ thống HRPD hoặc
1x EV-DO).
Các tiêu chuẩn này dựa trên mặt nạ phổ tần do Hiệp hội Thông tin Liên bang
(FCC) Mỹ quy định.
Hai bộ tiêu chuẩn này được sử dụng để đo kiểm chất lượng và hợp chuẩn thiết
bị.
5.3.2. Tiêu chuẩn của viện Tiêu chuẩn viễn thông Châu Âu (ETSI)
Viện Tiêu chuẩn viễn thông Châu Âu đã ban hành các tiêu chuẩn sau:
ETSI EN 301 526 V1.1.1 (2006-07): Electromagnetic compatibility and Radio
spectrum Matters (ERM); Harmonized EN for CDMA spread spectrum mobile
stations operating in the 450 MHz cellular band (CDMA 450) and 410, 450 and
870 MHz PAMR bands (CDMA-PAMR) covering essential requyrements of
article 3.2 of the R&TTE Directive.
Phân tích tiêu chuẩn:
Đây là bộ tiêu chuẩn hài hòa Châu Âu phiên bản mới nhất của ETSI cho máy
đầu cuối di động hoạt động trong băng 450 MHz. Máy di động có thể hoạt động

trong hệ thống 1x, như được định nghĩa trong ANSI/TIA-98-F-1 hoặc trong hệ
thống HRPD như được định nghĩa trong ANSI/TIA/IS-866.
Tiêu chuẩn này là tiêu chuẩn tương thích điện từ trường và sử dụng hiệu quả phổ
tần vô tuyến bao hàm mục 3.2 của Hướng dẫn R&TTE: “…các thiết bị vô tuyến
phải được sử dụng một cách có hiệu quả phổ tần và tài nguyên được cấp phát
cho hệ thống thông tin vô tuyến mặt đất để tránh nhiễu có hại". Do vậy, tiêu
chuẩn này rất gần với mục tiêu quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt
Nam.
Tiêu chuẩn này được sử dụng để hợp chuẩn thiết bị máy di động CDMA 20001x hoạt động trong băng 450 MHz. Các thủ tục đo trong tiêu chuẩn dùng để
kiểm tra đánh giá các yêu cầu kỹ thuật thiết yếu. Các thủ tục đo được tham chiếu
từ tài liệu ANSI/TIA-98-F-1 (2006) (đối với máy di động hoạt động trong hệ
thống 1x) và TIA-866 (2002) (đối với máy di động hoạt động trong hệ thống
HRPD hay còn gọi là 1x EV-DO).
5.3.3. Tiêu chuẩn của Liên minh viễn thông quốc tế (ITU)
Các khuyến nghị của Tổ chức ITU không đưa ra các yêu cầu cụ thể cho từng
loại thiết bị mà chỉ đưa ra các yêu cầu chung cho từng dải tần. Trong thể lệ
thông tin vô tuyến 1 ban hành 1998, ITU chỉ đưa ra một số quy định về độ rộng
băng và phân loại phát xạ (phục lục S1), sai số tần số máy phát (phụ lục S2),
mức công suất phát xạ giả cực đại cho phép (phụ lục S3) cho các băng tần quy
định.
13


5.3.4. Đối chiếu tiêu chuẩn của ETSI và các tiêu chuẩn của TIA
Bảng dưới đây đối chiếu các chỉ tiêu trong tiêu chuẩn ETISI EN 301 526 V1.1.1
với các các chỉ tiêu ANSI/TIA/IS-98-F-1 và ANSI/TIA/IS-866 của TIA:
STT

1.
2.


1.

Chỉ tiêu thiết yếu

Mục tham
chiếu trong
tiêu chuẩn
ETSI EN 301
526 V1.1.1

Mục tham chiếu
trong tiêu chuẩn
ANSI/TIA/IS-98F-1 hoặc/và
ANSI/TIA/IS-866

4.2.2

4.5.1/3.1.2.4.1

Công suất đầu ra RF lớn
nhất

4.2.3

4.4.5/3.1.2.3.4

Phát xạ giả bức xạ không
mong muốn


4.2.4

4.5.2/3.1.2.4.2
4.4.6/3.2.2.3.5

Các yêu cầu kỹ thuật
tương ứng

Mặt nạ phổ phát xạ
(Chú thích 1)

Phát xạ dẫn khơng mong
Phát xạ tạp dẫn muốn khi phát.
trong chế độ tích
cực
Độ chính xác của
cơng suất đầu ra lớn
nhất

2.

Phát xạ tạp bức xạ

3.

Ngăn ngừa nhiễu có
Cơng suất đầu ra điều
hại thông qua điều
khiển được nhỏ nhất
khiển công suất


4.2.5

Các chức năng giám Chức năng giám sát và điều
sát và điều khiển
khiển

4.2.6

4.

9.

12.

Giám sát Kênh tìm gọi và
Kênh điều khiển chung
đường xuống (xem Chú
thích 2)

4.2.7

3.7.1

Giám sát Kênh lưu lượng
đường xuống (xem Chú
thích 2)

4.2.8


3.7.2

Giám sát Kênh điều khiển
(xem Chú thích 3)

4.2.9

4.1.1.1

Các thủ tục giám sát ở
trạng thái tốc độ thay đổi
(xem Chú thích 3)

4.2.10

4.2.1.3

4.2.11

3.5.1/3.1.1.3.1

4.2.12

3.5.2/3.1.1.3.2

Độ suy giảm khả năng thu
khi có tín hiệu xuyên điều
chế

4.2.13


3.5.3/3.1.1.3.3

Phát xạ tạp dẫn Phát xạ giả dẫn khi không

4.2.14

3.6.1.2/3.1.2.4.1

Ảnh hưởng của Độ nhạy thu và khoảng
nhiễu đối với chất động của phần thu
lượng bộ thu
Độ suy giảm độ nhạy đối
với nhiễu đơn sắc

14


STT

Chỉ tiêu thiết yếu

trong chế độ rỗi

Các yêu cầu kỹ thuật
tương ứng

Mục tham
chiếu trong
tiêu chuẩn

ETSI EN 301
526 V1.1.1

Mục tham chiếu
trong tiêu chuẩn
ANSI/TIA/IS-98F-1 hoặc/và
ANSI/TIA/IS-866

phát

CHÚ THÍCH 1:

Dung sai tần số cũng được bao hàm trong mặt nạ phổ phát xạ.

CHÚ THÍCH 2:

Các yêu cầu kỹ thuật này chỉ áp dụng đối với hoạt động trong các hệ thống trải phổ
trực tiếp 1x được định nghĩa trong TIA/EIA/IS-2000.2-C.

CHÚ THÍCH 3:

Các yêu cầu kỹ thuật này chỉ áp dụng đối với hoạt động trong các hệ thống dữ liệu
gói tốc độ cao 1x (HRPD) được định nghĩa trong TIA/EIA/IS-856-1.

Các chỉ tiêu thiết yếu trong cột thứ 2 của bảng trên là những chỉ tiêu tối thiểu
được ETSI sử dụng để đảm bảo tương thích điện từ trường và sử dụng hiệu quả
phổ tần (ERM) cho các máy di động CDMA 2000-1x/1x EV-DO.
Bộ chỉ tiêu của ETSI là những chỉ tiêu tối thiểu bao gồm:
- Chỉ tiêu bức xạ của phần phát: mục 4.2.2  4.2.5 là những chỉ tiêu đảm bảo
máy di động không gây nhiễu đối với các thiết bị khác.

- Các chỉ tiêu liên quan đến giám sát và điều khiển: mục 4.2.6  4.2.10 được
sử dụng để đảm bảo ngăn không cho MS phát tín hiệu khi khơng có mạng
hợp lệ (khi không đăng ký trong mạng).
- Các chỉ tiêu phần thu: mục 4.2.11  4.2.14 là những chỉ tiêu đảm bảo khả
năng chống nhiễu của phần thu của máy di động.
Như vậy, bộ các chi tiêu trong tiêu chuẩn của ETSI EN 301 526 V1.1.1 là tối
thiểu không thể giảm bớt phù hợp với yêu cầu quản lý của Bộ về việc sử dụng
hiệu quả phổ tần và chống nhiễu có hại.
Những chỉ tiêu này là tập con của bộ chỉ tiêu đầy đủ trong tiêu chuẩn của TIA
(IS 98-F-1 và IS 866). Các tiêu chuẩn của TIA ngoài những chỉ tiêu này cịn có
các chỉ tiêu về chất lượng máy đầu cuối CDMA (như các chỉ tiêu về điều khiển
công suất, chuyển giao, giải điều chế, độ nhạy máy thu…).
5.3.5. Nhận xét:
Qua tìm hiểu, thu thập và nghiên cứu tài liệu của tổ chức trên, dựa trên kết quả
đối chiếu tài liệu trong mục 3.3.4, chúng tơi có một số nhận định sau:
a) Tiêu chuẩn của ANSI/TIA:
Bộ tiêu chuẩn do ANSI/TIA đưa ra (đã được 3GPP2 chấp thuận nguyên vẹn sử
dụng như tiêu chuẩn của tổ chức này) bao gồm các chỉ tiêu tối thiểu đối với máy
di động hoạt động trong hệ thống 1x và HRPD (còn gọi là 1x EV-DO) có thể
được sử dụng để hợp chuẩn thiết bị và đo kiểm chất lượng thiết bị trước khi đưa
vào sử dụng.
15


Một số chỉ tiêu trong bộ tiêu chuẩn này có thể được sử dụng để đảm bảo máy di
động có thể hoạt động tương thích với giao diện vơ tuyến IS-2000 (trong hệ
thống CDMA 2000-1x) hoặc IS-856 (trong hệ thống HRPD còn gọi là 1x EVDO) cũng như tránh gây nhiễu có hại đến các hệ thống vơ tuyến khác.
Bộ tiêu chuẩn này được trình bày rất chi tiết bao gồm hệ thống các chỉ tiêu tối
thiểu và các thủ tục đo tương ứng.
Trong tiêu chuẩn này, ngoài những chỉ tiêu liên quan đến phổ tần và sử dụng

hiệu quả tài ngun vơ tuyến cịn có những chỉ tiêu liên quan đến việc đánh giá
chất lượng của máy đầu cuối khi hoạt động trong nội bộ mạng CDMA 2000
(như điều khiển công suất, chuyển giao, giải điều chế, độ nhạy máy thu…). Do
vậy, việc sử dụng nguyên vẹn bộ tiêu chuẩn này để làm cơ sở cho việc hợp quy
thiết bị theo như mục tiêu quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông là không
cần thiết.
b) Tiêu chuẩn của ETSI:
Bộ tiêu chuẩn do ETSI ban hành là tiêu chuẩn hài hịa Châu Âu, dựa trên tiêu
chí đảm bảo tương thích điện từ trường và sử dụng hiệu quả phổ tần (ERM) (bao
hàm mục 3.2 thuộc hướng dẫn R&TTE của Hội đồng Châu Âu), đưa ra các chỉ
tiêu và yêu cầu tối thiểu đối với máy di động. Do vậy, mục tiêu của bộ tiêu
chuẩn của ETSI cũng rất gần với mục tiêu quản lý của Bộ Thông tin và Truyền
thông Việt Nam.
Một đặc điểm dáng lưu ý của bộ tiêu chuẩn này là các chỉ tiêu được tham chiếu
từ bộ tiêu chuẩn của ANSI/TIA (xem mục 3.3.4). Do vậy, nội dung cũng như các
yêu cầu kỹ thuật tương ứng của từng chỉ tiêu do ETSI đưa ra là hoàn toàn trùng
khớp với các chỉ tiêu do ANSI/TIA (trừ chỉ tiêu Công suất RF lớn nhất – ETSI
yêu cầu cao hơn so với quy định của ANSI/TIA và tiêu chuẩn của EISI có thêm
chỉ tiêu Chức năng giám sát và điều khiển). Số lượng chỉ tiêu yêu cầu hợp chuẩn
do ETSI yêu cầu ít hơn so với ANSI/TIA và chủ yếu liên quan đến mặt nạ phát
xạ phổ để tránh gây nhiễu có hại cũng như tránh được ảnh hưởng gây nhiễu từ
các hệ thống khác.
Về mặt bố cục, tài liệu của ETSI đưa ra danh sách các tham số cần hợp chuẩn và
yêu cầu kỹ thuật tương ứng nhưng không đưa ra các bài đo cần thực hiện. Các
bài đo này được tham chiếu từ tài liệu tương ứng của ANSI/TIA (tham chiếu từ
tài liệu ANSI/TIA-98-F-1 (đối với máy di động hoạt động trong hệ thống 1x) và
TIA-866 (đối với máy di động hoạt động trong hệ thống HRPD hay cịn gọi là
1x EV-DO)).
Ngồi ra, khi tìm hiểu các thiết bị đang sử dụng trên thực tế ở Việt Nam, chúng
tôi nhận thấy các thiết bị này đều tuân thủ theo các tiêu chuẩn của ANSI/TIA

và tiêu chuẩn liên quan của ETSI.
Do đó nhóm thực hiện đề tài đề xuất chọn bộ tiêu chuẩn ETSI EN 301 526
V1.1.1 (2006-07) làm tài liệu tham chiếu chính để xác định và xây dựng các chỉ
16


tiêu cần hợp chuẩn và dựa trên các tiêu chuẩn ANSI/TIA/IS-98-F-1 (2006) và
ANSI/TIA/IS-866 (2002) của TIA để xây dựng các bài đo cho các chỉ tiêu này
đối với máy di động chuẩn máy di động sử dụng công nghệ CDMA 20001x/HRPD hoạt động trong băng tần 450 MHz.
5.4. Phân tích sở cứ
Như vậy, sau khi nghiên cứu, rà soát các tiêu chuẩn liên quan của các tổ chức
tiêu chuẩn hóa quốc tế cũng như tình hình sử dụng tiêu chuẩn trên thế giới,
nhóm chủ trì đề xuất sử dụng các bộ tiêu chuẩn của ETSI và ANSI/TIA làm cơ
sở để biên soạn bộ quy chuẩn quốc gia về máy di động CDMA 450.
Việc lựa chọn các tiêu chuẩn như đã phân tích trên để xây dựng quy chuẩn về
máy di động CDMA 2000-1x hoạt động trong băng tần 450 Mhz theo nhóm thực
hiện đề tài là phù hợp và có sở cứ vì:
- Tài liệu ANSI/TIA là bộ tài liệu đầy đủ, được 3GPP2 lựa chọn làm tiêu
chuẩn của tổ chức này và cũng đã được sử dụng làm tiêu chuẩn quốc tế. Tất
cả các hãng cung cấp thiết bị máy di động CDMA đều phải tuân thủ các
tiêu chuẩn này. Việc sử dụng các tài liệu có nguồn gốc từ các tiêu chuẩn
của TIA là hoàn toàn hợp lý. Tiêu chuẩn ETSI EN 301 526 V1.1.1 (200607) được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn ANSI/TIA-98-F-1 (2006) và
TIA-866 (2002) của TIA. Do vậy, việc lựa chọn tiêu chuẩn ETSI EN 301
526 V1.1.1 (2006-07) làm tài liệu tham chiếu chính là phù hợp.
- Ngồi ra, như đã phân tích trong mục 3.3.4, các chỉ tiêu trong tiêu chuẩn
ETSI EN 301 526 V1.1.1 là bộ các chỉ tiêu tối thiểu để đảm bảo sử dụng
hiệu quả phổ tần và chống nhiễu có hại phù hợp với yêu cầu quản lý của Bộ
Thông tin và Truyền thông. Tiêu chuẩn của ETSI khuyến nghị các tham số
thiết yếu và phép đo phục vụ cho công tác chứng nhận hợp chuẩn nhằm
tránh gây nhiễu đến các hệ thống vô tuyến khác trong mạng. Do đó đáp ứng

mọi yêu cầu cả về các chỉ tiêu kỹ thuật và thuận lợi trong công tác quản lý
của cơ quan quản lý nhà nước. Phạm vi áp dụng bao gồm máy di động hoạt
động trong hệ thống CDMA 2000-1x và 1x Ev-DO, do đó có thể sử dụng
ngay cho công việc hợp quy máy di động hiện đang được nhập vào Việt
Nam.
- Như đã phân tích trên đây, các bài đo chỉ tiêu hợp chuẩn trong tiêu chuẩn
ETSI EN 301 526 V1.1.1 được tham chiếu đến hai tiêu chuẩn của TIA:
ANSI/TIA-98-F-1 (2006) và TIA-866 (2002). Do vậy, việc sử dụng 2 tiêu
chuẩn này làm tài liệu xây dựng các bài đo cho các chỉ tiêu tương ứng trong
tiêu chuẩn ETSI là hồn tồn phù hợp.
6. HÌNH THỨC XÂY DỰNG DỰ THẢO QUY CHUẨN
Như vậy, sau khi tổng hợp các tài liệu liên quan, nhóm thực hiện đề tài đề xuất
sử dụng tiêu chuẩn của ETSI EN 301 526 V1.1.1 làm tài liệu tham chiếu chính
17


để xây dựng quy chuẩn với sự tham khảo các bài đo tương ứng trong tiêu chuẩn
ANSI/TIA-98-F-1 (2006) và TIA-866 (2002) của TIA.
Do vậy quy chuẩn này được xây dựng trên cơ sở chấp thuận tiêu chuẩn ETSI
EN 301 526 V1.1.1 và bổ sung các bài đo từ các tài liệu tham chiếu của tiêu
chuẩn này (các tiêu chuẩn ANSI/TIA-98-F-1 (2006) và TIA-866 (2002) của
TIA) để thực hiện đề tài 63-10-KHKT-TC “Nghiên cứu hoàn chỉnh một số quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị vô tuyến”.
Bố cục và cách thể hiện của quy chuẩn này đã được hiệu chỉnh phù hợp với quy
định về khuôn mẫu quy chuẩn của Bộ Thông tin và Truyền thông và tạo điều
kiện thuận lợi cho công tác đo kiểm và chứng nhận hợp quy thiết bị.
7. NỘI DUNG CHÍNH CỦA DỰ THẢO QUY CHUẨN
Nội dung quy chuẩn gồm 5 phần chính và các phụ lục như sau:
Phần 1:


Quy định chung:
- Phạm vi áp dụng quy định phù hợp cho loại thiết bị cần chứng nhận
hợp quy.
- Đối tượng áp dụng.
- Các tài liệu tham chiếu chính: Bao gồm các bộ tài liệu chính sử
dụng để biên soạn quy chuẩn này.
- Các định nghĩa, ký hiệu và chữ viết tắt được sử dụng trong q
trình đo hợp quy hoặc có thể gặp trên các thiết bị vô tuyến, cũng như
tài liệu thuyết minh kỹ thuật của thiết bị.

Phần 2:

Quy định kỹ thuật: Phần này đưa ra danh sách các chỉ tiêu thiết yếu
cần hợp quy. Mỗi yêu cầu kỹ thuật đều được bố cục như nhau, bao
gồm: định nghĩa, các yêu cầu tối thiểu, và tham chiếu tới thủ tục đo
tương ứng trong Phần 3.

Phần 3:

Phương pháp đo: Phần này đưa ra phương pháp đo đối với tất cả các
chỉ tiêu đã nêu trong Phần 2.

Phần 4:

Quy định về quản lý

Phần 5:

Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân


Phần 6:

Tổ chức thực hiện

Phụ lục:

Phụ lục A - Các chế độ đo
Phụ lục B - Các sơ đồ đo
Phụ lục D - Các điều kiện môi trường
Phụ lục E - Mô tả hệ thống

18


Cách xây dựng này phù hợp với bố cục của một quy chuẩn và thuận lợi trong
việc sử dụng để phục vụ chứng nhận hợp quy. Các chỉ tiêu yêu cầu hợp quy
trong quy chuẩn này bao gồm:
Tiêu chuẩn tham chiếu ETSI EN 301 526 V1.1.1

Thủ tục đo tương
ứng trong tiêu
chuẩn ANSI/TIA
-98-F-1 và
TIA/EIA/IS-866 (in
đậm)

STT

Tham
chiếu


Tên chỉ tiêu

Tham
chiếu thủ
tục đo
tương ứng

1

4.2.2

Phát xạ dẫn không mong muốn khi
phát

3.3.1

2

4.2.3

Công suất đầu ra RF lớn nhất

3.3.2

3

4.2.4

Phát xạ bức xạ không mong muốn


3.3.3

4

4.2.5

Công suất đầu ra điều khiển được
nhỏ nhất

3.3.4

5

4.2.6

Chức năng giám sát và điều khiển

3.3.5

6

4.2.7

Giám sát kênh tìm gọi hoặc kênh
điều khiển chung đường xuống

3.3.6

3.7.1.2


7

4.2.8

Giám sát kênh lưu lượng đường
xuống

3.3.7

3.7.2.2

8

4.2.9

Giám sát kênh điều khiển

3.3.8

4.1.1.1.2

9

4.2.10

Các thủ tục giám sát ở trạng thái
tốc độ thay đổi

3.3.9


4.2.1.3.2

10

4.2.11

Độ nhạy thu và khoảng động của
phần thu

3.3.10

11

4.2.12

Độ suy giảm độ nhạy đối với nhiễu
đơn sắc

3.3.11

12

4.2.13

Độ suy giảm khả năng thu khi có
tín hiệu xun điều chế

3.3.12


13

4.2.14 Phát xạ tạp dẫn khi không phát

3.3.13

4.5.1.2
(3.1.2.4.1.2)
4.4.5.2
(3.1.2.3.4.2)
4.5.1.2
4.4.6.2
(3.1.2.3.5.2)

3.5.1.2
(3.1.1.3.1.2)
3.5.2.2
(3.1.1.3.2.2)
3.5.3.2
(3.1.1.3.3.2)
3.6.1.2
(3.1.2.4.1.2)

Một điều đánh lưu ý là chỉ tiêu Công suất đầu ra RF lớn nhất có sự khác nhau
giữa tiêu chuẩn của ETSI và của ANSI/TIA như được mô tả trong bảng sau:
Bảng 7: So sánh công suất đầu ra RF lớn nhất do ETSI và TIA quy định
19


Loại công suất máy di

động quy định trong
ANSI/TIA-98-F-1

Đo phát xạ

I

e.i.r.p.

II

e.i.r.p.

III

e.i.r.p.

Giới hạn dưới

Giới hạn trên

30 dBm (1,25 W)

38 dBm (6,3 W)

35,15 dBm

42,15 dBm

27 dBm (0,5 W)


34 dBm (2,5 W)

30,15 dBm

37,15 dBm

23 dBm (0,2 W)

27 dBm (1,0 W)

25,15 dBm

32,15 dBm

CHÚ THÍCH: Giá trị công suất in đậm là do ANSI/TIA quy định.

Như vậy, ETSI có yêu cầu cao hơn TIA về chỉ tiêu Công suất đầu ra RF lớn
nhất (các mức công suất do ETSI cho phép đối với các Loại máy di động đều
nhỏ hơn TIA quy định). Một thực tế là TIA tuân thủ theo mặt nạ phổ của FCC
quy định, trong khi ETSI tuân thủ theo mặt nạ phổ do Châu Âu quy định. Theo
nhận định của nhóm chủ trì, ETSI có quy định khắt khe hơn về cơng suất đầu ra
RF lớn nhất nhằm giảm tối đa ảnh hưởng gây nhiễu có hại đến các hệ thống vơ
tuyến khác, đặc biệt là hệ thống vô tuyến GSM. Ở các nước Châu Âu cũng có sự
phát triển đối với công nghệ thông tin di động tương đối giống với Việt Nam:
công nghệ CDMA được triển khai sau khi đã phát triển rộng khắp công nghệ
GSM. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn về thiết bị vô tuyến trong băng tần dân dụng
của nước ta từ trước tới nay đa số cũng tuân theo quy định về mặt nạ phổ tần của
Châu Âu. Ngoài ra, ở Việt Nam, hệ thống CDMA 450 cũng gây nhiễu đến các
hệ thống điều hành taxi đặc biệt là ở những thành phố lớn như Hà Nội và Tp Hồ

Chí Minh. Do đó, nhóm chủ trì khuyến nghị lựa chọn chỉ tiêu Công suất đầu ra
RF lớn nhất theo quy định của Châu Âu nhằm giảm tối đa ảnh hưởng gây nhiễu
đối với các hệ thống vô tuyến hiện có. Tuy vậy, việc lựa chọn chỉ tiêu này tuân
thủ theo tiêu chuẩn của ETSI hay TIA cũng cần phải tham khảo ý kiến từ các
bên liên quan, đặc biệt là ý kiến của các đơn vị khai thác đang sử dụng công
nghệ CDMA 450.
8. KẾT LUẬN
- Việc xây dựng “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về máy di động CDMA 20001x băng tần 450MHz” là rất cần thiết để phục vụ cho công tác quản lý thiết bị
và một số cơng tác khác có liên quan.
- Giá trị giới hạn của các tham số quy định trong dự thảo quy chuẩn được xây
dựng dựa trên các giá trị giới hạn quy định trong các tiêu chuẩn kỹ thuật gốc của
các tổ chức chuẩn hóa quốc tế và phù hợp với hệ thống thiết bị đang hoạt động
tại Việt Nam.
Tài liệu tham khảo
20


ANSI/TIA/IS-98-F-1 (2006): "Recommended Minimum Performance
Standards for cdma2000 Spread Spectrum Mobile Stations - Addendum".
ANSI/TIA/IS-866 (2002): "Recommended Minimum Performance Standards
for cdma2000 High Rate Packet Data Access Terminal".
ETSI EN 301 526 V1.1.1 (2006-07): Electromagnetic compatibility and Radio
spectrum Matters (ERM); Harmonized EN for CDMA spread spectrum mobile
stations operating in the 450 MHz cellular band (CDMA 450) and 410, 450 and
870 MHz PAMR bands (CDMA-PAMR) covering essential requyrements of
article 3.2 of the R&TTE Directive.

21




×