Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.34 KB, 2 trang )
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
_____________
TS HỒ VĂN LIÊN
Tài liệu
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Dành cho lớp nghiệp vụ sư phạm
(Lưu hành nội bộ)
1.Những vấn đề chung của lí luận giáo dục
2.Công tác chủ nhiệm lớp
3.Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
TP.HCM/2008
1
Phần 1.Những vấn đề chung của lí luận giáo dục
1.Quá trình giáo dục (QTGD)
1.1.Khái niệm và cấu trúc của QTGD
-Khi thực hiện QTGD, nhà giáo dục (GV) phát huy vai trò chủ đạo; là người tổ chức,
điều khiển quá trình hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh (HS).
-Học sinh vừa là đối tượng tác động sư phạm của nhà giáo dục; vừa là chủ thể tự giáo
dục.
-Thông qua các hoạt động tiếp thu giáo dục và tự giáo dục, trải qua sự thể nghiệm và rèn
luyện tích cực, mỗi học sinh sẽ tiếp thu được các giá trị xã hội, hình thành các phẩm
chất của nhân cách, đáp ứng được các yêu cầu của xã hội về đạo đức, thể chất, thẩm
mỹ, lao động...
-QTGD là quá trình tác động qua lại giữa vai trò chủ đạo của nhà giáo dục và hoạt động
tự giáo dục của học sinh. Hai quá trình này thống nhất biện chứng với nhau. Vai trò chủ
đạo của nhà giáo dục được thể hiện ở sự giúp cho quá trình tự giáo dục, tự rèn luyện của
học sinh có được sự định hướng đúng đắn về chính trị –xã hội và đáp ứng những yêu
cầu của khoa học; hoạt động tự giáo dục của học sinh là đáp ứng tích cực sự hướng dẫn,
lãnh đạo sư phạm của giáo viên. Nếu thiếu một trong hai quá trình này, QTGD sẽ không
còn đúng nghĩa.
-QTGD mang tính toàn vẹn, là một quá trình vận động và phát triển liên tục, được thực