Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bài soạn Kế hoạch thực hiện chủ đề:"Tiếp tục đổi..

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.82 KB, 5 trang )

PHÒNG GD - ĐT VĨNH HƯNG
TRƯỜNG THCS THÁI BÌNH TRUNG
Số: 15 /2010 KH-THCS
CÔNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
Thái Bình Trung, ngày 25 tháng 10 năm 2010
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ “ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ - NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC” NĂM HỌC 2010-2011
-----------------------
Năm học 2010-2011 là năm học được Bộ Giáo dục xác định chủ đề: “Năm
học tiếp tục đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục”. Xác định đây
là chủ đề quan trọng bởi không chỉ riêng việc tổ chức thực hiện một vài công việc
nào đó mà đỏi hỏi từ nhận thức đến hành động đều phải thay đổi một cách toàn diện
mới có thể thực hiện được.
Căn cứ Điều lệ trường phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số:
07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Các
văn bản của ngành quy định nghiệp vụ quản lý, kiểm định chất lượng giáo dục...
Nhà trường xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện chủ đề năm học như sau:
I- Đặc điểm, tình hình trường THCS Thái Bình Trung :
Trường lớp được đầu tư xây dựng bước đầu đã đáp ứng yêu cầu dạy và học, thư
viện, thiết bị được đầu tư phục vụ kịp thời việc đổi mới phương pháp dạy học. Quy
mô trường lớp ngày càng phát triển, đội ngũ cán bộ quản lý giáo viên nhiệt tình, có
trách nhiệm, được đào tạo đạt chuẩn và được bồi dưỡng thường xuyên, chất lượng
học sinh ngày càng được củng cố và có chuyển biến tích cực. Công tác xã hội hoá
giáo dục đã đem lại những kết quả quan trọng trong việc xây dựng nhà trường và
giáo dục học sinh.
Tuy nhiên, nhà trường vẫn còn những yếu kém cơ bản: Chất lượng giáo dục đại
trà còn thấp, học sinh yếu kém còn nhiều, tỷ lệ học sinh bỏ học cao...đã được đưa
vào kế hoạch phụ đạo, giúp đỡ nhưng chưa có hiệu quả; cơ sở vật chất nhà trường
còn thiếu và lạc hậu, chưa đáp ứng được các yêu cầu dạy học theo tình hình mới;


đội ngũ giáo viên trẻ, tuổi nghề dưới 5 năm chiếm tỷ lệ cao (trên 50%) nên kinh
nghiệm giảng dạy còn non yếu.
Công tác quản lý giáo dục mặc dù có nhiều tiến bộ so với những trường khác
nhưng thực chất quản lý còn thiếu hiệu quả, thiên về quản lý hơn là lãnh đạo, thiếu
định hướng phát triễn bền vững, chưa chú trọng sự lãnh đạo và phát triển văn hoá
nhà trường để tạo cho nhà trường có màu sắc văn hoá riêng...
Từ đặc điểm tình hình trên, việc thực hiện chủ đề năm học “Tiếp tục đổi mới
công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục” có những thời cơ và thách thức cụ
thể; việc tận dụng những thời cơ và vượt qua những thách thức là điều kiện cơ bản
để hoàn thành nhiệm vụ năm học, tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển trong
những năm sau góp phần thực hiện chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2010-
2012 và tầm nhìn 2015.
Kế hoạch thực hiện chủ đề “Tiếp tục đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục”- Trường THCS Thái Bình Trung – Năm học 2010-2011.
1

II- Mục tiêu và yêu cầu của việc thực hiện chủ đề năm học :
1- Mục tiêu:
Tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác quản lý nhà trường, quản lý
học sinh đáp ứng yêu cầu cấp bách của giáo dục THCS Thái Bình Trung; nâng cao
được mặt bằng chất lượng giáo dục, đặc biệt là chất lượng đại trà ngang tầm trường
đã đạt chuẩn quốc gia.
2- Yêu cầu:
- Mọi cán bộ giáo viên, nhân viên của nhà trường cần nhận thức sâu sắc về yêu
cầu cấp thiết của việc đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng là vấn đề uy
tín, là danh dự và là thước đo lương tâm và trình độ của từng người, của nhà trường.
- Từ nhận thức đi đến hành động phải cụ thể, rõ ràng bằng kế hoạch và công việc
của từng cá nhân trong mọi hoạt động quản lý, dạy học và tham gia các công tác
khác. Riêng trong năm học 2010-2011 mỗi CBGV-NV của trường đều phải xây
dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch của từng cá nhân mang tính “đổi mới quản lý –
nâng cao chất lượng” phù hợp với tình hình, đặc điểm của công việc mình làm, đáp

ứng yêu cầu cuối cùng là “nâng cao chất lượng”.
- Đổi mới quản lý phải vượt qua những thách thức mới , dựa trên bản chất của nó là
“quản lý lấy nhà trường làm cơ sở” .
III- Những nhiệm vụ trọng tâm đề thực hiện “tiếp tục đổi mới công tác
quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục”.
1- Công tác tuyên truyền, nhận thức về yêu cầu cấp bách của chủ đề năm học:
- Đổi mới quản lý ở các trường phổ thông trong giai đoạn hiện nay được xem là
một trong những giải pháp có tính cấp bách để nâng cao chất lượng giáo dục và
đào tạo học sinh theo hướng hội nhập với trình độ giáo dục với các nước trong khu
vực và trên thế giới.
- Nhận thức đầy đủ xu hướng chung về đổi mới quản lý giáo dục và đổi mới
quản lý nhà trường của một số nước phát triển để học tập vận dụng vào điều kiện cụ
thể của nhà trường.
- Hai vấn đề nằm trong chủ đề năm học mới “tiếp tục đổi mới công tác quản lý,
nâng cao chất lượng giáo dục” mang tính biện chứng; tổ chức như thế nào là việc
làm khó bởi còn nhiều cơ chế chính sách, thủ tục hành chính, nhận thức của
CBGV... Tuy nhiên xác định “tiếp tục đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng
giáo dục” là chủ đề rất cần thiết cho mọi nhà trường, đáp ứng được tình hình hiện
nay. Đó là vấn đề “sống còn” của nhà trường; từ đó mọi người đều có trách nhiệm
tham gia trong quá trình “tiếp tục đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục”.
2-Từng bước thực hiện đổi mới công tác lãnh đạo và quản lý nhà trường:
- Thực hiện đổi mới từ nhận thức và quan điểm quản lý giáo dục: Xu hướng
chung về quản lý giáo dục và quản lý nhà trường hiện nay là:
+ Đổi mới về tư duy quản lý giáo dục: Chuyển từ tư tưởng quản lý mệnh lệnh,
hành chính sang quản lý chủ yếu bằng pháp luật.
Kế hoạch thực hiện chủ đề “Tiếp tục đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục”- Trường THCS Thái Bình Trung – Năm học 2010-2011.
2
+ Đổi mới phương thức quản lý giáo dục: Chuyển từ một chiều từ trên xuống
sang tương tác, lấy cơ sở làm trung tâm.
+ Đổi mới cơ chế quản lý giáo dục: Chuyển từ tập trung, quan liêu bao cấp

sang phân cấp, dân chủ, tự chủ và tự chịu trách nhiệm.
- Tập trung các biện pháp để khắc phục những thách thức do đổi mới công tác
quản lý nhà trường đặt ra:
+ Coi trọng việc bồi dưỡng năng lực cho Cán bộ quản lý về lãnh đạo và quản
lý nhà trường trong môi trường có nhiều thay đổi, biết gắn tầm nhìn với hành động,
phát huy giá trị nhà trường...
+ Bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo có năng lực làm việc tập thể, có khả năng đóng
góp ý kiến và tham gia vào công tác quản lý.
+ Xây dựng cơ chế phối hợp mới, giảm bớt tính chỉ đạo một chiều, tăng
cường khuyến khích, hỗ trợ, động viên, tạo điều kiện cho mọi người phát huy vai trò
chủ động trong quản lý, điều hành mọi hoạt động.
3- Triển khai thực hiện nghiệp vụ quản lý giáo dục một cách thống nhất
trong toàn trường, đúng yêu cầu của cấp trên: (Nhà trường sẽ có hướng dẫn riêng
để định lượng cụ thể cho từng hoạt động)
- Thực hiện quản lý bằng kế hoạch – coi trọng việc kiểm tra thực hiện kế
hoạch, chống xây dựng kế hoạch hình thức, đối phó với công tác kiểm tra:
+ Mọi hoạt động đều có kế hoạch thực hiện, mặc dù hình thức kế hoạch của
một số hoạt động không giống nhau.
+ Kế hoạch phải được người quản lý kiểm tra, phê duyệt.
+ Quản lý phải kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, không kiểm tra tức là không
thực hiện nhiệm vụ quản lý.
- Thực hiện toàn diện các nhiệm vụ của Tổ chuyên môn theo quy định của Điều
lệ trường trung học:
+ Xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch chung của tổ đảm bảo các hoạt động
toàn diện theo quy định: Bao gồm kế hoạch hoạt động chung theo tuần, tháng, học
kỳ và cả năm học; Kế hoạch cụ thể để dạy chuyên đề, dạy tự chọn, bồi dưỡng HS
giỏi, phụ đạo học sinh yếu, kém; kế hoạch và theo dõi việc sử dụng đồ dùng, thiết bị
dạy học...
+ Quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên (Kế hoạch cá nhân, phiếu báo giảng)
theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình và kế hoạch năm học của trường.

+ Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ.(Phải thể hiện trong kế hoạch
hàng tuần, hàng tháng và cả năm học – về chuyên môn, về nghiệp vụ sư phạm, đúc
rút kinh nghiệm từ thực tiển... qua nhiều hình thức khác nhau: Học tập trung, bồi
dưỡng, sinh hoạt chuyên đề, dự giờ rút kinh nghiệm, hội thảo...)
+ Đánh giá xếp loại các thành viên của tổ; đề xuất khen thưởng và kỷ luật
(Để khách quan, công bằng, tổ trưởng phải có sổ theo dõi hoạt động của các thành
viên, đánh giá dựa trên minh chứng, có danh sách lưu trử hàng năm).
+ Chủ động tổ chức sinh hoạt chuyên môn (đảm bảo một tháng hai lần),
không phụ thuộc vào kế hoạch của trường.
Kế hoạch thực hiện chủ đề “Tiếp tục đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục”- Trường THCS Thái Bình Trung – Năm học 2010-2011.
3
- Coi trọng công tác quản lý học sinh của giáo viên bộ môn và giáo viên chủ
nhiệm:
Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn phải nắm rõ tình hình, những diễn biến
của học sinh, lớp mình phụ trách, có trách nhiệm quản lý học sinh; thương yêu, gần
gủi, động viên giúp đỡ các em học sinh học tập; nắm chắc đối tượng học sinh mình
dạy, cùng với giáo viên chủ nhiệm xây dựng nề nếp, kỹ cương lớp học, giáo dục học
sinh cá biệt...
- Đổi mới hoạt động của các tổ chức đoàn thể trong trường học, tuyên truyền
giáo dục mọi thành viên chung sức thực hiện chủ đề năm học; chú trọng hoạt
động tự quản của các Chi Đội, Liên Đội, của các tổ và các lớp học; thực hiện luân
phiên làm cán bộ lớp, tổ trưởng và nhóm trưởng các nhóm học tập để tăng cường
việc rèn luyện kỷ năng sống cho học sinh, góp phần đổi mới việc quản lý học sinh.
4- Quyết tâm tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, từng bước
nâng cao chất lượng giáo dục ngang tầm trường đã đạt chuẩn quốc gia:
- Tham mưu với địa phương có Nghị quyết chuyên đề về công tác giáo dục –
cụ thể chuyên đề về “nâng cao chất lượng, chống học sinh bỏ học” để mọi cấp và cả
hệ thống chính trị chung sức thực hiện nhiệm vụ.
- Phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán bồi dưỡng học sinh giỏi, có kế hoạch bồi
dưỡng lâu dài hơn, rút kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện nội dung, chương trình dạy

học các tiết học tự chọn nâng cao và lớp chọn, giữ vững và phát huy kết quả đạt
được của những năm trước về kết quả “mũi nhọn”, phấn đấu chất lượng giải cao
hơn.
- Xác định nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2010-2011 và các năm tiếp theo
là nâng cao chất lượng đại trà, hạn chế tối đa số học sinh yếu kém về học lực và
hạnh kiểm; do vậy mọi thành viên của nhà trường đều xem đây là nhiệm vụ quan
trọng nhất được thực hiện bằng cả sự năng động sáng tạo của tập thể sư phạm sao
cho chất lượng đại trà có được sự chuyển biến mạnh mẽ.
- Công tác quản lý cần xem xét lại để bố trí các tiết tự chọn bám sát phù hợp
hơn theo đối tựng học sinh, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch phụ đạo
học sinh yếu kém, tìm nguồn kinh phí để khen thưởng các CBGV làm tốt nhiệm vụ
này, công khai các chuẩn mực thi đua trong đó có nội dung phụ đạo học sinh yếu
kém.
- Mỗi giáo viên bộ môn cần làm tốt các khâu trong quá trình dạy học, luôn lôi
cuốn và tạo được hứng thú học tập cho học sinh, thu hút cho được học sinh ham say
môn học, làm sao cho học sinh luôn thích thú, hăng hái đến trường, xây dựng môi
trường học tập thân thiện... với phương châm “mỗi ngày đến trường là một ngày
vui”.
- Thường xuyên giữ mối liên hệ với gia đình, với các đoàn thể để giáo dục học
sinh cá biệt, bỏ học, trốn tiết; Học tập kinh nghiệm và cách làm của một số trường
bạn để duy trì và đẩy mạnh kỷ cương, nề nếp học đường.
5- Đầu tư CSVC-KT và các điều kiện thực hiện chủ đề năm học:
“Tiếp tục đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục” cần có những điều
kiện cơ bản:
Kế hoạch thực hiện chủ đề “Tiếp tục đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục”- Trường THCS Thái Bình Trung – Năm học 2010-2011.
4
- Tham mưu với cấp trên để có được cơ chế quản lý giáo dục thống nhất theo
hướng phân cấp, dân chủ, tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc quản lý tài chính,
tài sản, quản lý cán bộ giáo viên và nhân viên, chính sách sử dụng lao động, khen
thưởng kỷ luật...

- Làm tốt công tác bồi dưỡng CBQL và giáo viên về cả nhận thức tư tưởng,
chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý và năng lực hoạt động tập thể.
- Tiếp tục đầu tư sách, thiết bị, phương tiện dạy học hiện đại, các phòng chức
năng...tạo điều kiện tốt nhất để CBGV thực hiện đổi mới phương pháp dạy học,
nâng cao chất lượng.
- Dành kinh phí thích đáng để đầu tư về nguồn lực con người, thực hiện chế
độ chính sách kịp thời, đúng quy định; có chế độ khen thưởng đúng mức.
IV- Những kiến nghị :
- Đề nghị cấp trên có sự đổi mới về cơ chế quản lý giáo dục thống nhất: Thực
hiện phân cấp triệt để như quy định khi đó mới phát huy dân chủ và tự chủ, tự chịu
trách nhiệm.
- Có sự đầu tư nhất định về nguồn lực cho các trường tiên phong trong mọi hoạt
động mới có thể duy trì, nuôi dưỡng phong trào; bởi mọi sự cố gắng kéo dài đều quá
sức.
- Kiến nghị Đảng Uỷ Thị trấn sớm có Nghị quyết chuyên đề về “nâng cao chất
lượng, chống học sinh bỏ học” và tổ chức cho cả hệ thống chính trị có chương trình
hành động thực hiện Nghị quyết, góp phần phối hợp cùng Nhà trường thực hiện tốt
chủ đề năm học.
Rút kinh nghiệm thực hiện chủ đề năm học trước về, chúng ta có cơ sở thuận
lợi và tổ chức thực hiện khoa học, có hiệu quả. Năm học 2010-2011 – năm học thực
hiện chủ đề “Tiếp tục đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng” với quy mô rộng lớn
hơn, khó khăn và thách thức không ít. Nhà trường yêu cầu mọi CBGV, các Tổ tiếp
tục nghiên cứu, triển khai có hiệu quả kế hoạch này. Những khó khăn, vướng mắc đề
nghị trực tiếp với lãnh đạo nhà trường để giải quyết.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện chủ đề “Tiếp tục đổi mới công tác quản lý, nâng
cao chất lượng giáo dục” năm học 2010-2011 của Trường THCS Thái Bình Trung.
HIỆU TRƯỞNG
Kế hoạch thực hiện chủ đề “Tiếp tục đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục”- Trường THCS Thái Bình Trung – Năm học 2010-2011.
5

×